Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong công cuộc cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 122 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




VŨ THỊ BÍCH DIỆP

NGUYÊN TẮC “THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM NHÂN
DÂN XÉT XỬ ĐỘC LẬP VÀ CHỈ TUÂN THEO PHÁP
LUẬT” TRONG CÔNG CUỘC CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Luật hình sự
Mã số : 60 38 40
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC



Người hướng dẫn khoa học: T.S Nguyễn Ngọc Chí


HÀ NỘI - 2007
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


KHOA LUẬT





VŨ THỊ BÍCH DIỆP

NGUYÊN TẮC “THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM
NHÂN DÂN XÉT XỬ ĐỘC LẬP VÀ CHỈ TUÂN
THEO PHÁP LUẬT” TRONG CÔNG CUỘC CẢI
CÁCH TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC





HÀ NỘI - 2007


Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10



1
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 3
Chương 1: 10
MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ , VAI TRÕ, QUYỀN HẠN,
TRÁCH NHIỆM CỦA THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM NHÂN DÂN 10
1.1. VỊ TRÍ, VAI TRÕ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA THẨM

PHÁN 10
1.2. VỊ TRÍ, VAI TRÕ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI
THẨM NHÂN DÂN. 16
1.3. THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ XÉT XỬ CÓ HỘI THẨM NHÂN DÂN (BỒI
THẨM VIÊN) THAM GIA - NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG HOẠT
ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ CỦA NHIỀU NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI. 23
Chương 2: 26
NGUYÊN TẮC “THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM NHÂN DÂN XÉT XỬ
ĐỘC LẬP VÀ CHỈ TUÂN THEO PHÁP LUẬT” VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH
TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 26
2.1. KHÁI NIỆM NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT TỐ TỤNG
HÌNH SỰ. 26
2.2. NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ Ý NGHĨA CỦA NGUYÊN TẮC “THẨM
PHÁN VÀ HỘI THẨM NHÂN DÂN XÉT XỬ ĐỘC LẬP VÀ CHỈ TUÂN
THEO PHÁP LUẬT”. 28
2.2.1. Nội dung cơ bản của nguyên tắc ’’Thẩm phán và Hội thẩm nhân
dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật’’. 28
2.2.2. Ý nghĩa của nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử
độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. 34
2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO
THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC “THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM NHÂN
DÂN XÉT XỬ ĐỘC LẬP VÀ CHỈ TUÂN THEO PHÁP LUẬT” 41
2.4. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
VỚI NGUYÊN TẮC “THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM NHÂN DÂN XÉT
XỬ ĐỘC LẬP VÀ CHỈ TUÂN THEO PHÁP LUẬT”. 63
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 69
Chương 3: 70
ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC “THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM NHÂN DÂN
XÉT XỬ ĐỘC LẬP VÀ CHỈ TUÂN THEO PHÁP LUẬT” TRONG CÔNG
CUỘC CẢI CÁCH TƢ PHÁP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG

VÀ GIẢI PHÁP 70

Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10



2
3.1. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC “THẨM PHÁN VÀ HỘI
THẨM NHÂN DÂN XÉT XỬ ĐỘC LẬP VÀ CHỈ TUÂN THEO PHÁP
LUẬT” TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở NƢỚC TA HIỆN
NAY. 70
3.1.1. Về sự tác động từ bên ngoài đến các phán quyết của Hội đồng xét
xử. 70
3.1.2. Tính độc lập của Hội thẩm nhân dân. 74
3.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN NGUYÊN
TẮC “THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM NHÂN DÂN XÉT XỬ ĐỘC LẬP
VÀ CHỈ TUÂN THEO PHÁP LUẬT” TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG
HÌNH SỰ Ở NƢỚC TA HIỆN NAY. 76
3.3. HƢỚNG HOÀN THIỆN TRONG CÔNG CUỘC CẢI CÁCH TƢ
PHÁP. 94
3.3.1. Hoàn thiện cách thức tổ chức và quản lý Toà án. 94
3.3.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật. 98
3.3.3. Nâng cao năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức cho Thẩm phán
và Hội thẩm nhân dân. 105
3.3.4. Nâng cao nhận thức của các Chính trị gia và nhân dân về tầm quan
trọng của nền tƣ pháp độc lập. 110
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 111
KẾT LUẬN 112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115


















Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Có thể nói, hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam thời gian qua nhìn
chung đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể, góp phần đẩy lùi tình trạng phạm
tội trong xã hội, tuy nhiên còn bộc lộ nhiều yếu kém, còn bỏ lọt tội phạm, làm
oan ngƣời vô tội, xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Những điều đó đã tạo nên dƣ luận xã hội không tốt khiến nhân dân thiếu lòng
tin vào các cơ quan tƣ pháp và nền công lý xã hội chủ nghĩa. Và một trong
những nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên là do nguyên tắc “Thẩm phán và

Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” ở nƣớc ta chƣa
đƣợc thừa nhận và quan tâm đúng mức.
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến
lƣợc cải cách tƣ pháp ở Việt Nam đến năm 2020 đã khẳng định “cần xác định
Toà án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm” và “trọng tâm là
xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân”. Và nguyên
tắc “Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp
luật” đã nhận đƣợc sự quan tâm của Bộ Chính trị khi nội dung của nguyên tắc
này đƣợc thể chế hoá trong Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ
Chính trị “Về chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam
đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020”. Nghị quyết khẳng định “Trọng
tâm là hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân, bảo
đảm Toà án xét xử độc lập, đúng pháp luật, kịp thời và nghiêm minh; phân
định thẩm quyền xét xử của Toà án sơ thẩm và Toà án phúc thẩm phù hợp với
nguyên tắc hai cấp xét xử. Hoàn thiện cơ chế quản lý Toà án nhân dân địa
phƣơng theo hƣớng đảm bảo tính độc lập giữa các cấp Tòa án trong hoạt động

Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10



2
xét xử”. Chính sự quan tâm đặc biệt của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng đối
với tầm quan trọng của độc lập tƣ pháp cùng với những thiếu sót, khuyết điểm
trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự một vài năm trở lại đây là lý do để
tôi chọn đề tài: Nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập
và chỉ tuân theo pháp luật” trong công cuộc cải cách tƣ pháp ở Việt Nam hiện
nay cho luận văn thạc sỹ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu.
Đây không phải là lần đầu tiên nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm

nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” đƣợc đƣa ra phân tích và
nghiên cứu nhƣng có lẽ là lần đầu tiên nguyên tắc này đƣợc nghiên cứu một
cách đồng bộ, toàn diện, đặc biệt trong giai đoạn cải cách tƣ pháp ở nƣớc ta
hiện nay. Do nội dung của nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét
xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” có phạm vi biểu hiện hẹp nên các nhà
nghiên cứu trƣớc đây thƣờng chỉ nhắc tới nguyên tắc này theo khía cạnh là
một trong những nhiệm vụ và trách nhiệm của Thẩm phán và Hội thẩm nhân
dân mà chƣa tìm hiểu sâu cơ chế nào để các thành viên của Hội đồng xét xử
có thể thực hiện tốt nguyên tắc độc lập xét xử của Toà án. Bên cạnh đó, nhiều
công trình nghiên cứu khi đề cập đến tính độc lập xét xử lại nhìn nhận vấn đề
dƣới góc độ so sánh sự độc lập tƣ pháp giữa các nƣớc có nền tƣ pháp phát
triển với các nƣớc đang ở trong thời kỳ quá độ. Và nguyên tắc “Thẩm phán và
Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” cũng thƣờng
đƣợc nhắc đến trong nhiều bài viết cũng nhƣ các công trình nghiên cứu khi
bàn về vị trí, vai trò của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân dƣới góc độ là
những ngƣời tiến hành tố tụng. Ví dụ nhƣ các bài viết:
"Độc lập xét xử ở các nƣớc quá độ: Một góc nhìn so sánh" của tác giả Lƣu
Tiến Dũng đƣợc đăng tải trên tạp chí Toà án nhân dân số 20, 21/2006.

Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10



3
"Khắc phục tham nhũng tƣ pháp trong khi phải đảm bảo độc lập tƣ pháp" của
tác giả J.Clifford Wallace đƣợc đăng tải trên tạp chí Toà án nhân dân số
8/2006.
"Một số vấn đề về quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán và yêu cầu hoàn thiện
pháp luật" đƣợc đăng tải trên tạp chí Toà án nhân dân số 10/2000 và bài viết
"Tiêu chuẩn Thẩm phán - Thực trạng và những yêu cầu đặt ra trong thời kỳ

mới" của tác giả Nguyễn Văn Hiện đƣợc đăng tải trên tạp chí Toà án nhân
dân số 4/2001.
"Mấy ý kiến về đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội thẩm" của tác
giả Hoàng Hùng Hải đƣợc đăng tải trên tạp chí Toà án nhân dân số 6/2005.
"Để Hội thẩm nhân dân không chỉ là hình thức" của tác giả Nguyễn Khắc Bộ
đƣợc đăng tải trên tạp chí Toà án nhân dân số 3/2004.
"Quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán theo quy định của pháp luật hiện hành"
của hai tác giả Phạm Văn Lợi và Trần Thanh Hƣơng đƣợc đăng tải trên tạp
chí Toà án nhân dân số 8/1998.
Nhƣng có lẽ chƣa ai nghiên cứu sâu về mối quan hệ giữa Thẩm phán và Hội
thẩm nhân dân cũng nhƣ mối quan hệ giữa họ và các chủ thể khác trong hoạt
động xét xử cũng nhƣ lý giải câu hỏi tại sao nguyên tắc này chƣa đƣợc áp
dụng triệt để tại Việt Nam và hƣớng hoàn thiện trong công cuộc cải cách tƣ
pháp ở Việt Nam trong thời gian tới.
3. Mục đích của đề tài.
3.1. Về mặt lý luận.
Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận liên quan đến nguyên tắc “Thẩm
phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” và vai
trò của nó trong thực tiễn xét xử tại Việt Nam.

Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10



4
Góp phần hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự nƣớc ta trong bối cảnh
cải cách tƣ pháp trên tinh thần của Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005
và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị nhằm xây
dựng tại Việt Nam hệ tố tụng hoàn chỉnh, tiến bộ và vì con ngƣời.
Là tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu.

3.2. Về mặt thực tiễn.
Thứ nhất, trong quá trình cải cách tƣ pháp, việc nghiên cứu nguyên tắc
“Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”
có vai trò to lớn giúp chúng ta nhìn nhận lại thực tiễn xét xử tại Việt Nam
trong thời gian qua và xác định một bƣớc đi đúng đắn cho nền tƣ pháp Việt
Nam với mong muốn đƣa Toà án thực sự trở thành cơ quan độc lập, là linh
hồn của Nhà nƣớc pháp quyền.
Thứ hai, nghiên cứu để tìm ra cách hạn chế bớt sự tác động của các thế
lực khác vào hoạt động xét xử với mục đích xây dựng một nền tƣ pháp mạnh,
dân chủ, khách quan, công bằng và đem lại lòng tin cho nhân dân vào pháp
luật và công lý.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu các
vấn đề sau:
Một vài nét khái quát về vị trí, vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của
Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân theo quy định của một số nƣớc thuộc hệ
thống pháp luật Common Law và hệ thống pháp luật Civil Law, theo pháp
luật Việt Nam và theo quan điểm của các luật gia.
Nội dung và ý nghĩa của nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm nhân
dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”, vị trí của nó trong hệ thống các

Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10



5
nguyên tắc của luật tố tụng hình sự Việt Nam và những yếu tố đảm bảo cho
việc xét xử độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân.
Những quy định của pháp luật thực định thể hiện nội dung của nguyên
tắc “Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp

luật” cũng nhƣ nghiên cứu thực tiễn áp dụng nguyên tắc này trong hoạt động
xét xử của một số nƣớc trên Thế Giới.
Thực trạng áp dụng nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét
xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”, các yếu tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng
nguyên tắc này tại Việt Nam và hƣớng hoàn thiện trong công cuộc cải cách tƣ
pháp trong thời gian tới.
Nói tóm lại, cơ cấu của Luận văn gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội
dung và phần kết luận. Trong đó phần nội dung gồm có ba chƣơng:
Chƣơng 1: Một vài nét khái quát về vị trí, vai trò, quyền hạn, trách
nhiệm của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân.
Chƣơng 2: Nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc
lập và chỉ tuân theo pháp luật” và những quy định trong Luật tố tụng hình sự
Việt Nam.
Chƣơng 3: Áp dụng nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét
xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” trong công cuộc cải cách tƣ pháp ở
Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp.
Cuối cùng là: Danh mục tài liệu tham khảo.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học xã hội nào, để đạt đƣợc
sự thành công thì một yếu tố mà ngƣời ta không thể không nhắc đến là
phƣơng pháp nghiên cứu. Ở nƣớc ta, phƣơng pháp luận của tất cả các tác giả

Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10



6
khi nghiên cứu về khoa học pháp lý đều bắt nguồn từ chủ nghĩa Mác - Lê nin,
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về Nhà
nƣớc và pháp luật. Là công trình nghiên cứu về pháp luật tố tụng hình sự nên

ngoài những phƣơng pháp luận truyền thống, các phƣơng pháp cụ thể đƣợc sử
dụng trong quá trình thực hiện luận văn là phƣơng pháp phân tích, tổng hợp,
so sánh, lịch sử. Bên cạnh đó, luận văn còn có sự tham khảo các bài viết, các
ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nƣớc khi bàn về nguyên tắc “Thẩm
phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.
6. Điểm mới về mặt khoa học.
Nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ
tuân theo pháp luật” không phải là vấn đề mới về mặt lý luận vì nó đã lần đầu
đƣợc nhắc đến trong các văn bản pháp luật ngay sau khi chúng ta giành đƣợc
độc lập vào năm 1945 và đƣợc tiếp tục khẳng định là một trong những nguyên
tắc hiến định trong các bản Hiến pháp tiếp theo.
Trên thực tế, chúng ta chỉ có thể tập trung nghiên cứu và nghiên cứu
tốt những vấn đề mà thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải giải quyết. Nghị quyết số
48-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24/5/2005 cũng đã khẳng định “Trọng tâm
là hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân, bảo đảm
Toà án xét xử độc lập Hoàn thiện cơ chế quản lý Toà án nhân dân địa
phƣơng theo hƣớng đảm bảo tính độc lập giữa các cấp Toà án trong hoạt động
xét xử”.
Có thể, đây là lần đầu tiên nguyên tắc này đƣợc lựa chọn làm đề tài cho
một luận văn thạc sỹ và cũng là lần đầu tiên những vấn đề liên quan đến
nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo
pháp luật” đƣợc trình bày một cách đồng bộ và có hệ thống. Bởi vậy, luận văn
không chỉ phân tích một cách kỹ lƣỡng nội dung, ý nghĩa và những yếu tố có

Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10



7
thể làm ảnh hƣởng đến tính độc lập xét xử của Tòa án mà còn trả lời cho câu

hỏi chúng ta phải làm những gì đề nguyên tắc này có thể đƣợc áp dụng triệt
để tại Việt Nam? Nhiều ngƣời cho rằng đây là một đề tài có phạm vi hẹp nên
ngƣời viết có thể sẽ gặp khó khăn khi xây dựng đề cƣơng và tìm kiếm những
tài liệu tham khảo. Nhƣng hy vọng với tâm huyết và lòng nhiệt tình của mình,
tác giả sẽ đóng góp một chút công sức nhỏ bé cho công cuộc cải cách tƣ pháp
đang đƣợc Đảng, Nhà nƣớc và những ngƣời yêu mến nghề luật quan tâm./.


















Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10



8
Chương 1:

MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ , VAI TRÒ, QUYỀN HẠN, TRÁCH
NHIỆM CỦA THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM NHÂN DÂN
1.1. VỊ TRÍ, VAI TRÒ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA THẨM PHÁN.
Thẩm phán dù ở quốc gia nào, châu lục nào và thuộc hệ thống pháp luật
nào thì cũng đều có nhiệm vụ xét xử và làm việc trong một cơ quan nhà nƣớc
có tên gọi là Toà án (đôi khi là giải quyết các công việc khác theo quy định
của pháp luật mỗi nƣớc). Tuy nhiên, trên Thế Giới tuỳ thuộc vào từng hệ
thống pháp luật mà cách thức chọn lựa Thẩm phán và nhiệm vụ, quyền hạn
của các Thẩm phán đƣợc quy định không giống nhau. Theo hệ thống pháp
luật Common Law, nguồn để bổ nhiệm Thẩm phán chính là từ các vị luật sƣ
danh tiếng và tài giỏi. Tiêu biểu cho hệ thống pháp luật này là Vƣơng quốc
Anh và Hoa Kỳ. Tại hai quốc gia này, các vị Thẩm phán đều có xuất thân từ
các luật sƣ tranh tụng hoặc luật sƣ tƣ vấn danh tiếng vì tâm lý chung đều chỉ
ra nếu không có trình độ ngang bằng hoặc xuất sắc hơn các luật sƣ thì một
Thẩm phán thật khó có thể đảm đƣơng vị trí trọng tài trong một phiên toà.
Cũng theo hệ thống pháp luật này, khi tham gia xét xử, nhiệm vụ và quyền
hạn của Thẩm phán có rất nhiều khác biệt. Đơn cử nhƣ ở Anh, trong tố tụng
nói chung và tố tụng hình sự nói riêng, Thẩm phán thể hiện vai trò thụ động
hơn các luật sƣ. Theo pháp luật Anh, về nguyên tắc, việc tiến hành các thủ tục
tố tụng là trách nhiệm của các bên (thông qua luật sƣ của mình). Vai trò chính
của các Thẩm phán trong khi xét xử là đảm bảo sự tuân thủ của các thủ tục tố
tụng, ở Anh có câu thành ngữ “Thẩm phán nào mở miệng nói thì không còn
suy nghĩ đƣợc”

[13, tr. 96]. Thậm chí vào năm 1955, tại Anh, Toà phúc thẩm
đã gửi trả một vụ việc để xét xử lại với lý do duy nhất là Thẩm phán xử sơ
thẩm vụ kiện đó đã hỏi quá nhiều, làm cho các bên không thể xuất trình đƣợc

Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10




9
chứng cứ tốt nhất

[13, tr. 96]. Câu thành ngữ trên, nếu ở các nƣớc theo hệ
thống pháp luật Châu Âu lục địa, có lẽ cần đƣợc phát biểu là “Thẩm phán nào
không mở miệng nói thì không xét xử đƣợc” và đối với nhiều luật gia trên
Thế Giới, vụ việc bị cấp phúc thẩm huỷ vào năm 1955 ở Anh là một điều lạ
lùng trong lịch sử tƣ pháp.
Vƣơng quốc Anh là quê hƣơng của mô hình đối tụng và Hoa Kỳ chính là nơi
hệ tố tụng tranh tụng đƣợc hoàn thiện, phát triển rực rỡ và phiên toà trong hệ
tố tụng tranh tụng chính là minh chứng rõ nét nhất cho sự khác biệt trong
quyền hạn của Thẩm phán tại các nƣớc theo hệ thống pháp luật Common Law
với các nƣớc theo truyền thống pháp luật Civil Law. Theo quy định của hệ
thống pháp luật Anh - Mỹ, khi xét xử Thẩm phán không đƣợc nghiên cứu hồ
sơ từ trƣớc, không có bất kỳ thông tin nào về vụ án và tại phiên toà, với vai
trò trọng tài, quyền hạn của các Thẩm phán sẽ chỉ đƣợc phát huy khi Bồi thẩm
đoàn đƣa ra phán quyết bị cáo là ngƣời có tội. Bởi theo quy định của pháp
luật, Thẩm phán có nghĩa vụ xác định tội danh cũng nhƣ mức hình phạt đƣợc
áp dụng đối với bị cáo.
Tại phiên toà hình sự theo hình thức tố tụng tranh tụng của các nƣớc thuộc hệ
thống pháp luật Anh - Mỹ, không có sự liên hệ, ràng buộc giữa Thẩm phán -
Chủ toạ phiên toà và các bị cáo trong một vụ án hình sự. Bởi lẽ, Thẩm phán
không tham gia xét hỏi bị cáo và càng không có nhiệm vụ chứng minh tội
phạm nhƣ một tầng nấc cao hơn của hoạt động điều tra. Và với vị trí, vai trò
nhƣ thế, Thẩm phán chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi và quyền hạn do
luật định, cụ thể họ phải chịu trách nhiệm về những phán quyết của mình đối
với việc xác định tội danh và mức hình phạt đƣợc áp dụng đối với các bị cáo.
Còn tại một số quốc gia theo hệ thống pháp luật Civil Law, thì ứng viên

Thẩm phán thông thƣờng là các giáo sƣ luật hoặc thƣ ký Toà án hoặc những

Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10



10
chức danh khác đang công tác tại Toà án nhƣng đều phải có một điểm chung
là đƣợc đào tạo một cách bàn bản và có chuyên môn về luật. Và ngƣời ta gọi
pháp luật của hệ thống Châu Âu lục địa là pháp luật hàn lâm, các luật gia của
hệ thống pháp luật này là các luật gia “sách vở”. Không giống nhƣ ở các nƣớc
theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ, nơi mà các Thẩm phán đều trƣởng thành từ
việc áp dụng thực tiễn pháp luật, ở các nƣớc theo hệ thống pháp luật châu Âu
lục địa, thông thƣờng nguồn bổ nhiệm Thẩm phán đều từ các trung tâm đào
tạo về chức danh tƣ pháp của quốc gia. Đơn cử nhƣ tại Nhật Bản, nguồn bổ
nhiệm Thẩm phán thông thƣờng có 3 cách: một là bổ nhiệm Thẩm phán trong
số các Thẩm phán cấp dƣới hoặc trong số các luật sƣ, trong số các công tố
viên, giáo sƣ đại học luật hoặc thậm chí những ngƣời khác có hiểu biết rộng
về pháp luật và có kinh nghiệm. Thông thƣờng, ở nhiều quốc gia, việc bổ
nhiệm Thẩm phán đƣợc tiến hành trên cơ sở chọn lựa của Hội đồng tuyển
chọn sau khi nhận đƣợc đề cử của các cán bộ trong ngành thông qua việc tổ
chức lấy phiếu tín nhiệm. Nhƣng tại nhiều quốc gia Châu Âu và các quốc gia
đang phát triển ở Châu Á, châu Phi và khu vực Nam Mỹ, ứng cử viên Thẩm
phán phải vƣợt qua một kỳ thi đầy cạnh tranh. Ví dụ, tại Nhật Bản - một quốc
gia phát triển thuộc diện hàng đầu trong khu vực, để trở thành Thẩm phán thí
sinh phải trải qua kỳ thi pháp luật quốc gia để vào học tại Viện nghiên cứu và
đào tạo pháp luật thuộc Toà án Tối cao, kỳ thi này bao gồm có 3 bƣớc và
đƣợc đánh giá là một trong những kỳ thi khó khăn nhất ở Nhật Bản. Điều này
có thể đƣợc minh chứng qua các thông số sau đây, vào những năm 60-80 của
thế kỷ trƣớc, hàng năm, ở Nhật Bản có khoảng 25.000 thí sinh tham dự kỳ thi

quốc gia này nhƣng chỉ có khoảng 500 ngƣời thi đỗ (tỷ lệ khoảng 2%) và vào
cuối thập kỷ 90, tuy con số thí sinh tham dự ngày càng tăng nhƣng mỗi năm
số thí sinh thi đỗ cũng chỉ dừng lại ở mức khoảng hơn 700 thí sinh

[13, tr.
153]. Nhƣng điều đáng nói ở đây là nếu đã vƣợt qua đƣợc kỳ thi này, học viên

Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10



11
sẽ đƣợc Chính phủ cấp lƣơng trong thời gian 2 năm học và khi ra trƣờng họ sẽ
thực sự là những vị quan toà công minh và tài giỏi, đem lại niềm tin cho nhân
dân vào pháp luật và công lý. Và cái khó của nghề Thẩm phán ở Nhật Bản là
sau khi đƣợc đào tạo một cách bài bản và nghiêm túc ở Viện nghiên cứu và
đào tạo pháp luật, một học viên phải trả qua 10 năm làm Thẩm phán tập sự
trƣớc khi đƣợc bổ nhiệm chính thức. Nhƣ vậy, có thể thấy rất rõ mức độ khó
khăn và sự danh giá của nghề Thẩm phán ở một trong những nƣớc có nền
kinh tế phát triển vào bậc nhất trên Thế Giới và đƣơng nhiên không ai có thể
đặt ra nghi vấn xung quanh vấn đề trình độ của các “luật gia quyền lực” nhƣ
cách mà các luật sƣ ở Nhật Bản gọi Thẩm phán và các Công tố viên.
Ở một số nƣớc theo hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa - nơi áp dụng hình
thức tố tụng thẩm vấn, khi xét xử một vụ án hình sự, thông thƣờng không có
sự tách bạch giữa quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán và các Bồi thẩm
viên (Hội thẩm nhân dân) vì họ cùng xác định bị cáo có tội hay không có tội
cũng nhƣ xác định tội danh và mức hình phạt đƣợc áp dụng đối với bị cáo.
Theo hệ thống pháp luật Civil Law, Thẩm phán đóng vai trò quyết định trong
quá trình xét xử, Thẩm phán có trong tay toàn bộ tài liệu về quá trình điều tra,
là ngƣời đặt câu hỏi cho những ngƣời tham gia phiên toà. Vị trí của luật sƣ gỡ

tội rất lu mờ. Luật sƣ chỉ đƣợc phát biểu khi Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà
cho phép. Thậm chí ở một số nƣớc theo hệ thống này, Thẩm phán còn làm
nhiệm vụ điều tra, hoặc đánh giá sự cần thiết đƣa vụ án ra xét xử. Hiện nay, ở
một số nƣớc đang trong thời kỳ quá độ hoặc đang tiếp thu những hạt nhân
hợp lý của hệ tranh tụng, về quyền hạn và nhiệm vụ của Thẩm phán tuy cũng
đã có sự tách bạch so với Bồi thẩm đoàn (về việc phán quyết bị cáo có tội hay
không có tội và xác định tội danh cũng nhƣ mức hình phạt áp dụng đối với bị
cáo) nhƣng đâu đó vẫn có sự khác biệt, ví dụ có nơi Thẩm phán trƣớc khi xét
xử vẫn đƣợc nghiên cứu hồ sơ hay nhƣ ở Nhật Bản trƣớc khi mở phiên toà,

Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10



12
Thẩm phán phải đƣợc đọc bản cáo trạng và tại phiên toà Công tố viên phải
chuyển hồ sơ cho Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà nghiên cứu và xem xét.
Nhƣ vậy, điểm khác biệt lớn nhất giữa hình thức tố tụng thẩm vấn truyền
thống và hình thức tố tụng tranh tụng là tại phiên toà hình sự, trong khi tố
tụng tranh tụng coi Thẩm phán nhƣ một vị trọng tài thì tố tụng thẩm vấn cổ
điển coi Thẩm phán nhƣ một điều tra viên cấp cao với nhiệm vụ chủ yếu là
làm rõ hành vi phạm tội của bị cáo và các tình tiết có liên quan để từ đó đƣa
ra phán quyết cuối cùng. Với quy định nhƣ vậy, Thẩm phán sẽ phải chịu trách
nhiệm về toàn bộ hành vi của mình từ việc phán quyết bị cáo có tội hay không
có tội đến việc xác định tội danh và mức hình phạt đƣợc áp dụng đối với bị
cáo.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam “Thẩm phán là người được bổ
nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và
giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án”. Việt Nam là quốc
gia về cơ bản theo mô hình tố tụng thẩm vấn, tức là Hội thẩm nhân dân ngang

quyền với Thẩm phán trong việc xác định bị cáo có phạm tội hay không cũng
nhƣ xác định tội danh và mức hình phạt đƣợc áp dụng đối với bị cáo. Cũng
theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành, Hội đồng xét
xử trong đó có Thẩm phán phải thực hiện nhiệm vụ xác định đầy đủ các tình
tiết về từng sự việc và về từng tội của vụ án cũng nhƣ có nhiệm vụ chứng
minh hành vi phạm tội, ngƣời thực hiện tội phạm và những vấn đề có liên
quan đến việc quyết định hình phạt. Để thực hiện đƣợc nhiệm vụ đó, Thẩm
phán có quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án trƣớc khi mở phiên toà và đƣơng nhiên
với một quyền năng lớn đến thế, Thẩm phán phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp
luật về toàn bộ hành vi của mình bao gồm cả việc công bố những phán quyết
oan, sai và việc quyết định khung và mức hình phạt bất hợp pháp. Tuy nhiên
để trở thành Thẩm phán, pháp luật Việt Nam cũng có những tiêu chuẩn khá rõ

Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10



13
ràng nhƣ: phải có bằng đại học luật, phải có thâm niên công tác pháp luật và
đặc biệt phải tham gia một khoá học đào tạo chức danh Thẩm phán. Việc bổ
nhiệm Thẩm phán đƣợc tiến hành thông qua Hội đồng tuyển chọn (gồm có
đại diện của Ban tổ chức chính quyền, đại diện của Hội đồng nhân dân, đại
diện của Hội luật gia và đại diện của ngƣời đứng đầu ngành Toà án tuỳ theo
từng cấp) sau khi các ứng viên đã đƣợc đồng nghiệp tín nhiệm chọn lựa.
Tại Việt Nam, theo quan điểm của nhiều ngƣời trong ngành, Thẩm
phán là công chức Nhà nƣớc làm một nghề đặc biệt. Thẩm phán cũng cần sự
mẫn cán và tài năng khi cho ra đời các sản phẩm trí tuệ, đó là các bản án.
Theo quan niệm dân gian, Thẩm phán thƣờng đƣợc gọi dƣới cái tên thân mật
là quan toà (quan phụ mẫu) với hình dáng trang nghiêm và đem lại công lý
cho xã hội. Từ xa xƣa khi mà ngƣời dân còn chƣa biết đến khái niệm Thẩm

phán thì hình ảnh của những vị quan toà chính trực, công minh, hiện thân cho
lẽ phải và chân lý đã luôn khắc sâu trong tim họ. Hình ảnh một vị quan thanh
liêm đã đƣợc họ ví nhƣ trời xanh, bởi quan niệm duy tâm thƣờng cho rằng
không gì có thể che mắt đƣợc trời xanh, “lƣới trời lồng lộng, tuy thƣa mà khó
lọt”. Vì vậy, ngƣời dân dù sống trong thời đại nào cũng đều mong muốn các
vị quan toà có tấm lòng và phẩm cách trong sáng, vô tƣ để gìn giữ và bảo vệ
lẽ công bằng trong xã hội.
Nói tóm lại, hoạt động xét xử của ngƣời thẩm phán bao gồm những đặc
điểm, đặc trƣng sau:
Lao động của Thẩm phán là lao động trí não đầy khó khăn, phức tạp dƣới sự
giám sát nghiêm ngặt của xã hội, công dân.
Hoạt động của ngƣời Thẩm phán gắn với việc áp dụng các biện pháp cƣỡng
chế liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân, tổ chức;
Độc lập xét xử là nguyên tắc cơ bản đối với lao động của ngƣời thẩm phán.

Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10



14
Hoạt động của ngƣời thẩm phán theo một trình tự pháp lý chặt chẽ đƣợc quy
định trong pháp luật tố tụng [47, tr. 43].
1.2. VỊ TRÍ, VAI TRÒ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI THẨM
NHÂN DÂN.
Trong những năm xa xƣa của lịch sử, khi khái niệm Hội thẩm nhân dân
chƣa còn đƣợc biết đến thì việc xử án chỉ do một vị quan đảm nhiệm, điều
này đƣợc lý giải bởi nguyên do: nhân dân là tầng lớp dƣới nên không thể
tham gia vào bất kỳ công việc nào của đất nƣớc. Nhƣng kể từ khi Cách mạng
tƣ sản nổ ra, nhà cầm quyền đã hiểu ra rằng một nhà nƣớc chỉ có thể tồn tại và
phát triển nếu dựa vào sức dân và một động thái tích cực là họ đã cho nhân

dân tham gia ngày một nhiều hơn vào công việc chung của đất nƣớc, mà một
trong những công việc đó là hoạt động xét xử.
Tuỳ thuộc vào từng hệ thống pháp luật và các hình thức tố tụng mà các
vị đại biểu của nhân dân khi tham gia hoạt động xét xử có tên gọi khác nhau.
Ở một số nƣớc theo hệ tố tụng tranh tụng - nơi mà khi xử án các vị đại biểu
của nhân dân chỉ có quyền phán xét bị cáo có tội hay không có tội thì họ đƣợc
gọi là Bồi thẩm viên và làm việc trong một cơ quan có tên gọi là Bồi thẩm
đoàn. Ngay danh từ “bồi thẩm” đã cho chúng ta thấy, các thành viên của cơ
quan này không ngang quyền với các Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà mà đơn
giản họ chỉ là những ngƣời đồng hành cùng các Thẩm phán, họ cùng các
Thẩm phán đi trên một con đƣờng nhƣng mỗi ngƣời làm một công việc khác
nhau. Cụ thể, họ giúp các Thẩm phán xác định bị cáo có tội hay không có tội
vì thực tế đã chỉ ra không ai thích hợp hơn nhân dân trong việc đƣa ra phán
quyết một hành vi nhƣ thế nào là nguy hiểm cho xã hội và ngƣời thực hiện
hành vi đó có phải là kẻ phạm tội hay không? Các luật gia theo hệ thống pháp
luật Anh - Mỹ thƣờng coi chế định Bồi thẩm đoàn là sự ƣu việt của hệ thống
pháp luật này và các đại biểu của nhân dân cũng cảm thấy rất hài lòng về

Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10



15
những “quyền lực” mà các nhà lãnh đạo đã dành cho họ. Nhƣng khi các nƣớc
theo hệ thống pháp luật châu Âu lục địa truyền thống quyết định đƣa chế định
Bồi thẩm đoàn vào hoạt động tố tụng hình sự của nƣớc mình thì chƣa kịp định
hình, chế định này đã nhanh chóng “chết yểu”. Ngƣời ta cho rằng chế định
Bồi thẩm đoàn vốn không thích hợp với các quốc gia có “mặc cảm” với nền
dân chủ quá trớn, đặc biệt là những quốc gia còn mang đậm dấu ấn văn hoá
phƣơng Đông. Ví dụ nhƣ ngƣời Nhật thích đƣợc một Thẩm phán chuyên

nghiệp xét xử hơn là những ngƣời hàng xóm của mình [13, tr. 152] cũng
giống nhƣ ngƣời Trung Quốc hay ngƣời Việt Nam chƣa sẵn sàng khi giao vận
mệnh của mình vào tay những ngƣời mà sau khi phiên xử kết thúc họ lại trở
về với công việc đồng áng hay chăn nuôi gia súc. Đơn cử nhƣ tại Cộng hoà
Pháp - một quốc gia theo truyền thống pháp luật Châu Âu lục địa lâu đời, chế
định Bồi thẩm đoàn đã phát triển qua ba thời kỳ khác nhau. Đầu tiên là vào
thời gian sau cách mạng 1789, tức vào khoảng năm 1808, đoàn bồi thẩm ở
Pháp chỉ có quyền phát biểu ý kiến về sự việc và tính chất tội phạm, còn các
Thẩm phán chuyên nghiệp xét xử về mặt pháp luật và định mức hình phạt.
Nhƣng sự phân biệt giữa trách nhiệm của Thẩm phán chuyên nghiệp và các
bồi thẩm đã dẫn đến hệ quả tiêu cực khi Bồi thẩm nhận định bị cáo đúng là đã
phạm tội và phải chịu hình phạt nhƣng vì muốn một mức hình phạt nhẹ hơn
cho bị cáo mà lại không biết chắc chắn mức hình phạt do các Thẩm phán
chuyên nghiệp sẽ tuyên nhƣ thế nào nên họ nói rằng không đủ yếu tố để cấu
thành tội phạm trong hành vi của bị cáo và nhƣ vậy bị cáo đã đƣợc xử trắng
án. Chính vì lẽ đó, để chấm dứt tình trạng trên có thể tiếp tục xảy ra, năm
1932 với sự sửa đổi của pháp luật thì ở Pháp, đoàn bồi thẩm đƣợc quyền phát
biểu ý kiến về tình tiết vụ việc và cùng các Thẩm phán chuyên nghiệp quyết
định mức hình phạt và năm 1941, nguyên tắc xét xử tập thể tuyệt đối đƣợc
đảm bảo giữa Bồi thẩm và Thẩm phán chuyên nghiệp, có nghĩa là Thẩm phán

Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10



16
chuyên nghiệp và Bồi thẩm cùng tham gia xét xử về sự việc, các vấn đề pháp
luật cũng nhƣ mức hình phạt [41, tr. 25]. Hay nhƣ tại CHLB Nga, sau khi chế
định Bồi thẩm đoàn đƣợc thiết lập trong công cuộc cải cách tƣ pháp đã ngay
lập tức gặp phải sự phản ứng dữ dội của ngƣời dân đối với cái gọi là “tính

chuyên nghiệp” của ngƣời xét xử. Vụ án sát hại sinh viên Việt Nam Vũ Anh
Tuấn do các Toà án ở Nga xét xử trong thời gian gần đây với phán quyết vô
tội dành cho những kẻ sát nhân của đoàn bồi thẩm thật không thể không khiến
ngƣời ta nghi ngờ về khả năng và trình độ xét xử của Bồi thẩm đoàn.
Đối với các nƣớc theo truyền thống pháp luật Anh - Mỹ, vấn đề trách nhiệm
của Bồi thẩm đoàn thƣờng không đƣợc xem xét quá khắt khe vì với "xuất
thân" khá đa dạng và phong phú, không thể đòi hỏi các Bồi thẩm viên đánh
giá sự việc vƣợt quá tầm hiểu biết của họ. Các Bồi thẩm viên trong phiên toà
hình sự tại các nƣớc theo truyền thống pháp luật Common Law, về bản chất là
những vị giám khảo đánh giá sự việc theo lăng kính chủ quan của mình, vì
vậy không thể tránh khỏi những phán quyết mà họ đƣa ra chƣa chuẩn xác, bất
hợp lý và gây phản cảm. Nhƣng nói tóm lại, dù quyết định của Đoàn bồi thẩm
là đúng hay sai thì theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ, thật khó để truy cứu
trách nhiệm của các thành viên Bồi thẩm đoàn vì không giống nhƣ Thẩm
phán, pháp luật của các nƣớc thuộc hệ thống Common Law cho phép các Bồi
thẩm viên đƣợc tự do đƣa ra phán quyết dựa trên niềm tin nội tâm (nhiều khi
mang tính chủ quan) của mình. Theo tƣ duy của những luật gia tôn sùng hệ tố
tụng tranh tụng, tại phiên toà hình sự, nhiệm vụ quan trọng nhất của Luật sƣ
và Công tố viên là thuyết phục đƣợc Bồi thẩm đoàn bằng những lập luận hợp
lẽ chứ không phải nghĩ đủ cách để quy kết trách nhiệm cho các thành viên của
Bồi thẩm đoàn. Bởi vậy, rất có khả năng, trách nhiệm của Đoàn bồi thẩm sẽ
không đƣợc xem xét dù phán quyết mà họ đƣa ra không thoả đáng và không
đƣợc số đông đồng tình ủng hộ (nhƣ trƣờng hợp của đoàn bồi thẩm ở Toà

Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10



17
hình sự Nga đƣợc nhắc đến ở trên). Và đây chính là điểm mà các nhà lập pháp

ở một số nƣớc thuộc hệ thống pháp luật Civil Law lo lắng nhất khi quyết định
tiếp thu những hạt nhân hợp lý của hệ tố tụng tranh tụng cho công cuộc cải
cách tƣ pháp ở nƣớc mình.
Đối với một số nƣớc theo hệ thống pháp luật Civil Law và theo hình
thức tố tụng thẩm vấn, khi tham gia xét xử các vị đại biểu của nhân dân đƣợc
gọi là Hội thẩm nhân dân và chỉ với hai từ “hội thẩm” ngƣời ta hiểu ra rằng
họ sẽ là những ngƣời đồng hành cùng Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà trong
suốt hành trình kể từ khi khai mạc phiên toà cho đến khi Toà án đƣa ra phán
quyết cuối cùng đối với ngƣời phạm tội. Cụ thể, các Hội thẩm nhân dân cũng
tham gia thẩm vấn bị cáo, cùng xác định bị cáo có tội hay không có tội, bị cáo
phạm tội gì và mức hình phạt ra sao? Nguyên tắc xét xử tập thể tuyệt đối và
nguyên tắc khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán hiện nay đƣợc
rất nhiều quốc gia theo hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa áp dụng, luận
điểm mà họ đƣa ra là nguy cơ bỏ lọt tội phạm của hệ tố tụng tranh tụng và chế
định Bồi thẩm đoàn không đủ sức "đƣơng đầu" với những tổ chức tội phạm
lớn. Italia, Pháp hay Nhật Bản đều đã ứng dụng không thành công chế định
Bồi thẩm đoàn truyền thống của các nƣớc theo hệ tranh tụng vào hoạt động tố
tụng hình sự của nƣớc mình. Bởi vậy, theo quy định của hầu hết các quốc gia
theo đuổi hệ tố tụng thẩm vấn, bên cạnh những Thẩm phán chuyên nghiệp
vẫn tồn tại những "Thẩm phán của nhân dân". Và đƣơng nhiên khi vị trí, vai
trò của Hội thẩm nhân dân đƣợc đặt ngang hàng với các Thẩm phán thì trách
nhiệm mà họ phải gánh vác cũng không hề thua kém những vị Chủ toạ phiên
toà. Cụ thể, các Hội thẩm nhân dân cũng phải chịu trách nhiệm về toàn bộ
hành vi và quyết định của mình, từ việc đƣa ra phán quyết xác định bị cáo có
tội hay không có tội cho đến việc xác định tội danh, khung và mức hình phạt
đƣợc áp dụng đối với bị cáo.

Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10




18
Nhƣng cho dù ở bất kỳ quốc gia nào thì Bồi thẩm viên (hay Hội thẩm
nhân dân) cũng đều đƣợc bầu lên từ các cơ quan dân biểu. Họ đƣợc chính
những đại diện ƣu tú nhất của mọi tầng lớp nhân dân tín nhiệm lựa chọn để
tham gia vào một trong những hoạt động quan trọng vào bậc nhất của đất
nƣớc, đó là hoạt động xét xử.
Tuy vậy, khi tham gia xét xử, cách thức mà các Bồi thẩm viên (hay Hội
thẩm nhân dân) tham gia phiên tòa cũng là không giống nhau. Có nhiều nƣớc,
để tránh tình trạng Bồi thẩm đoàn có thể phải chịu áp lực từ nhiều phía hoặc
sẽ bị mua chuộc bởi thân nhân của bị cáo thì danh sách các thành viên Bồi
thẩm đoàn tham gia xét xử chỉ đƣợc công bố trƣớc khi mở phiên toà ít ngày
bằng cách bốc thăm và ngẫu nhiên lựa chọn. Ví dụ nhƣ tại Cộng hoà Pháp
danh sách bồi thẩm của Toà đại hình đƣợc lập ra hàng năm gồm từ 200 đến
1800 bồi thẩm tuỳ theo số dân của địa phƣơng trong quản hạt của mỗi Toà đại
hình và đƣợc công khai rút thăm từ danh sách cử tri và tuy họ có thành phần
xuất thân, địa vị xã hội, khả năng tài chính, trình độ nhận thức, nghề nghiệp,
tôn giáo, giới tính, màu da khác nhau nhƣng họ đều là đại diện của toàn thể
nhân dân Pháp. Danh sách Bồi thẩm chính thức và dự khuyết của một phiên
toà đƣợc rút thăm công khai từ danh sách Bồi thẩm và danh sách Bồi thẩm dự
khuyết hàng năm chậm nhất trƣớc ngày mở phiên toà đại hình 30 ngày. Và
theo quy định của pháp luật thì trƣớc khi mở phiên toà, các Bồi thẩm cũng
không biết đƣợc bất kỳ thông tin gì về vụ án, bồi thẩm đoàn hoàn toàn vô tƣ
nằm ngoài các hoạt động tố tụng cho đến khi Đoàn bồi thẩm xét xử đƣợc
thành lập công khai tại phiên toà. Trƣớc khi Chủ toạ phiên toà tuyên bố Đoàn
bồi thẩm chính thức đƣợc thành lập, các Bồi thẩm phải đứng dậy và bỏ mũ để
nghe Chủ toạ phiên toà đọc lời tuyên thệ sau: “Các vị hãy thề và hứa sẽ xem
xét kỹ lƣỡng những chứng cứ buộc tội, không phản bội quyền lợi của bị cáo
cũng nhƣ lợi ích của xã hội đã buộc tội bị cáo, không trao đổi với ngƣời khác


Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10



19
trƣớc khi bày tỏ ý kiến, không đƣợc thù hằn, ác tâm, sợ hãi hay cảm tính; ra
quyết định theo tội trạng và lời bào chữa của bị cáo, theo lƣơng tâm và trách
nhiệm, với sự vô tƣ và cƣơng nghị của ngƣời trung thực và tự do; giữ bí mật
nghị án ngay cả sau khi không còn giữ chức vụ Bồi thẩm. Sau đó từng Bồi
thẩm sẽ phải giơ tay lên và nói “Tôi xin thề” [41, tr. 26]. Tại một số quốc gia,
bồi thẩm viên tham gia phiên toà theo sự phân công của Chánh án căn cứ vào
trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tần suất tham gia phiên toà theo nhiệm kỳ
của mỗi vị bồi thẩm. Nhƣng cá biệt cũng có một số nƣớc, trên thực tế, việc
tham gia phiên toà của Hội thẩm nhân dân là do sự tự chọn lựa của các Thẩm
phán - Chủ toạ phiên toà và điều này khiến ngƣời ta luôn nghi ngờ về tính
khách quan và độc lập xét xử của các vị Hội thẩm.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam “Hội thẩm nhân dân là người
được bầu theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án
thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân”. Theo Pháp lệnh Thẩm phán và Hội
thẩm nhân dân năm 2002, Hội thẩm nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp
bầu theo sự giới thiệu của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và do
Hội đồng nhân dân cùng cấp miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chánh
án Toà án nhân dân cùng cấp sau khi thống nhất với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam cùng cấp. Nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân sẽ theo nhiệm kỳ của
Hội đồng nhân dân cùng cấp và nhƣ vậy theo quy định của pháp luật Việt
Nam, nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân sẽ là 5 năm kể từ ngày đƣợc Hội đồng
nhân dân bầu chọn. Và tuy không có trình độ chuyên môn xét xử nhƣng
những Hội thẩm nhân dân của chúng ta phần nhiều đều có trình độ pháp lý
tƣơng đối cao do đặc thù công tác trong những ngành có quan hệ mật thiết với
ngành Toà án nhƣ: cán bộ Công an, cán bộ Viện kiểm sát, cán bộ Toà án đã

nghỉ hƣu.v.v hoặc những ngƣời có trình độ cử nhân luật nhƣng công tác tại
nhiều cơ quan khác nhau. Bên cạnh đó, khi tham gia xét xử các vụ án hình sự,

Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10



20
theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam, quyền năng của các Hội
thẩm nhân dân không hề thua kém các vị Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà.
Trên thực tế, các vị Hội thẩm cũng đƣợc quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án trƣớc
khi xét xử; tại phiên toà họ đƣợc quyền thẩm vấn bị cáo, cùng với các Thẩm
phán chứng minh tội phạm và ngƣời thực hiện hành vi phạm tội; khi nghị án
có quyền phát biểu những ý kiến của mình về việc xác định bị cáo có tội hay
không có tội, định tội danh cũng nhƣ quyết định khung và mức hình phạt
dành cho bị cáo. Và với nguyên tắc "Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với
Thẩm phán", pháp luật Việt Nam cũng quy định "Hội thẩm phải chịu trách
nhiệm trƣớc pháp luật về những hành vi và quyết định của mình". Điều đó
đồng nghĩa, cùng với Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân cũng phải gánh vác
trách nhiệm khi công bố một phán quyết oan, sai hoặc quyết định một hình
phạt rõ ràng bất hợp pháp.
Theo quan điểm của nhiều ngƣời, Hội thẩm nhân dân đƣợc xem nhƣ
Thẩm phán của nhân dân. Bởi một lẽ đơn giản, xét xử không phải là công
việc chuyên môn của các vị Hội thẩm mà đây là công việc họ thực hiện, một
mặt để bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình với danh nghĩa một công dân
giám sát hoạt động xét xử của Toà án, mặt khác để hoàn thành sứ mệnh mà
nhân dân đã tin tƣởng giao phó cho họ trong việc đem lại sự công bằng và nền
công lý xã hội.
Theo quan niệm dân gian, Hội thẩm nhân dân chính là vị quan toà của
nhân dân, đại diện cho ý chí, quyền lợi và nguyện vọng của nhân dân, thay

mặt nhân dân tham gia vào một trong những hoạt động quan trọng vào bậc
nhất của đất nƣớc, đó là hoạt động xét xử.
1.3. THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ XÉT XỬ CÓ HỘI THẨM NHÂN DÂN (BỒI THẨM
VIÊN) THAM GIA - NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH
SỰ CỦA NHIỀU NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI.

Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10



21
Hiện nay, ở tất cả các quốc gia trên thế giới, trong hoạt động xét xử, sự
tham gia của những ngƣời - đại diện cho các tầng lớp nhân dân trong xã hội là
một điều gần nhƣ bắt buộc, là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động tố tụng hình
sự. Tuỳ thuộc vào từng hệ thống pháp luật, sự tham gia của những ngƣời - là
đại diện cho nhân dân trong hoạt động xét xử có sự khác nhau về tên gọi cũng
nhƣ mức độ, phạm vi, quyền và nghĩa vụ. Nhƣ đã phân tích ở trên, ở một số
nƣớc, khi tham gia vào hoạt động xét xử, những đại biểu của nhân dân đƣợc
gọi là các Bồi thẩm viên và họ tham gia xét xử trong một cơ quan có tên gọi
là Bồi thẩm đoàn và phạm vi xét xử của họ hoàn toàn độc lập với Thẩm phán
- Chủ toạ phiên toà (Bồi thẩm đoàn xác định bị cáo có tội hay không có tội,
còn bị cáo phạm tội gì và mức hình phạt nhƣ thế nào thuộc quyền phán quyết
của Thẩm phán). Nhƣng cũng có một số nƣớc, khi xét xử, những ngƣời do
nhân dân bầu chọn đƣợc gọi là Hội thẩm nhân dân và về bản chất tại mỗi
phiên toà xét xử, họ chính là Thẩm phán - Thẩm phán của nhân dân, điều này
đƣợc thể hiện rất rõ nét qua nguyên tắc “Khi xét xử Hội thẩm ngang quyền
với Thẩm phán”.
Sở dĩ có sự lựa chọn trên vì hầu hết các quốc gia đều không muốn
chứng kiến cách xử án độc đoán, chuyên quyền và thiếu tình ngƣời của công
đƣờng và các vị quan toà thời trung cổ. Đó là cách xử án mà lẽ phải luôn

thuộc về kẻ mạnh, minh chứng rõ nhất cho điều này là khi giải quyết một vụ
án, quan toà và các cộng sự không chỉ làm công việc xử án mà còn kiêm luôn
hoạt động điều tra và chứng minh tội phạm. Trong những thời kỳ này, nhân
dân không hề có tiếng nói trong hoạt động xét xử của Toà án, phán quyết của
các quan toà hầu nhƣ dựa trên ý chí của nhà cầm quyền để bảo vệ chế độ quân
chủ chuyên chế.
Việc tham gia vào hoạt động xét xử của các tầng lớp nhân dân trong xã
hội không chỉ là thƣớc đo phản ánh mức độ dân chủ của mỗi quốc gia hay

×