Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Đặc điểm hình sự của tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng và giải pháp phòng ngừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (965.35 KB, 103 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT







NGÔ THỊ THU THỦY





Đặc điểm hình sự của tội phạm trong lĩnh
vực hoàn thuế giá trị gia tăng và giải pháp
phòng ngừa



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ











HÀ NỘI, 2003


1
MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xã hội hiện đại, thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước.
Thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh về thuế
và hoạt động thu thuế như: Luật Thuế doanh thu, Luật Thuế xuất khẩu – nhập
khẩu, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và gần đây nhất là Luật Thuế giá trị gia tăng.
Luật Thuế giá trị gia tăng đã được Quốc hội thông qua ngày 10/5/1997 và có
hiệu lực từ ngày 1/1/1999, sau hơn bốn năm thực hiện, đã phát huy được những
mặt tích cực như: góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà nước, thúc đẩy sản xuất
kinh doanh phát triển, tăng cường năng lực quản lý sản xuất kinh doanh nói
chung và quản lý thuế nói riêng trong khuôn khổ pháp luật
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong
các quy phạm pháp luật, nhất là trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị giá tăng, một số
cá nhân, doanh nghiệp đã lợi dụng chiếm đoạt hàng ngàn tỉ đồng từ ngân sách
Nhà nước, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân.
Trước sự xuất hiện và ngày càng nguy hiểm, phức tạp của tội phạm trong
lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng, đã có một số công trình nghiên cứu phân tích,
đưa ra các giải pháp khác nhau để phòng ngừa và đấu tranh với các tội phạm
này. Song, những công trình đó chưa nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện mà
chỉ bó hẹp trong phạm vi một số khía cạnh. Ví dụ: nghiên cứu của ngành Thuế
chỉ phân tích và đưa ra kiến nghị về việc in ấn, phát hành, quản lý và sử dụng
hoá đơn như: bài viết ”Giải pháp hoàn thiện chế độ quản lý sử dụng hoá đơn”

của tác giả Nguyễn Hoàng Nguyên đăng trên Tạp chí Thuế Nhà nước số tháng
8/2003, bài viết “Đi tìm giải pháp cho việc quản lý hoá đơn bán hàng” của tác
giả Nguyễn Xuân Sơn đăng trên tạp chí Tài chính số tháng 9/2002 Nghiên cứu
của ngành Công an chủ yếu hướng vào các biện pháp đấu tranh mang tính
nghiệp vụ đặc thù của ngành như Luận văn Thạc sỹ Luật học “Phát hiện, điều
tra tội phạm lừa đảo trong việc thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng của lực

2
lượng cảnh sát kinh tế” của tác giả Phan Quang Phương, Học viện Cảnh sát
nhân dân (năm 2002)
Xuất phát từ lý do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài :”Đặc điểm
hình sự của tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng và giải pháp
phòng ngừa”. Với đề tài này, chúng tôi mong muốn góp phần cùng các ngành
chức năng tìm ra những giải pháp phòng ngừa, đấu tranh chống loại tội phạm
này một cách có hiệu quả, góp phần chống thất thoát ngân sách Nhà nước, đảm
bảo công bằng xã hội.
2. Mục đích của đề tài
2.1. Nghiên cứu, phân tích làm rõ những đặc điểm hình sự của các tội phạm
trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng.
2.2. Đưa ra một số giải pháp phòng ngừa những tội phạm này có hiệu quả cao
nhất.
3. Nhiệm vụ của đề tài
3.1. Làm rõ cơ sở lý luận về thuế giá trị gia tăng, hoàn thuế giá trị gia tăng và
đặc điểm hình sự của các tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng.
3.2. Phân tích làm rõ những sơ hở, thiếu sót trong các qui phạm pháp luật về
hoàn thuế giá trị gia tăng mà tội phạm có thể lợi dụng để hoạt động.
3.3. Phân tích làm rõ những nguyên nhân, phương thức, thủ đoạn, trách nhiệm
hình sự và những vấn đề khác có liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội trong
lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng.
3.4. Dự báo tình hình tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng.

3.5. Đưa ra các giải pháp phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị
gia tăng, kiến nghị với các ngành chức năng để có những điều chỉnh hợp lý, đáp
ứng yêu cầu ngày càng cao của thời kỳ đổi mới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu:

3
- Các văn bản pháp luật, dưới luật, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Chính phủ
và các ngành có liên quan đến điều chỉnh hoạt động hoàn thuế giá trị gia tăng và
công tác phòng ngừa loại tội phạm này.
- Nghiên cứu hồ sơ một số vụ án điển hình trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia
tăng mà Toà án đã xét xử.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: tập trung nghiên cứu những vấn đề nổi lên và có liên
quan trực tiếp đến tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng ở lĩnh vực
xuất khẩu hàng hoá từ khi áp dụng Luật Thuế giá trị gia tăng trên phạm vi cả
nước (từ năm 1999 đến nay).
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh trong giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội và sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp tiến cận hệ thống, toạ đàm, trao đổi
kinh nghiệm, điều tra, khảo sát điểm ở một số địa phương, một số đơn vị thuộc
Bộ Công an, Bộ Tài chính. Ngoài ra, phương pháp phân tích, tổng hợp cũng
được sử dụng để giải quyết những vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài Phần Mở đầu và Phần Kết luận, Luận văn có ba chương, mười bốn
tiết, được trình bày trong phạm vi chín mươi lăm trang.
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về thuế giá trị gia tăng, hoàn thuế giá trị
gia tăng và tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng
Chương 2: Tình hình tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng
Chương 3: Các giải pháp phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế

giá trị gia tăng






4
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG,
HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC
HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG


1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ HOÀN THUẾ GIÁ
TRỊ GIA TĂNG
1.1.1. Khái niệm thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới, nhưng ở
Việt Nam mới được áp dụng từ năm 1999. Thuế giá trị gia tăng có ưu điểm hơn
hẳn so với thuế doanh thu trước đây. Nếu như thuế doanh thu tính trên doanh thu
đã có thuế thì thuế giá trị gia tăng chỉ tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng
hoá, dịch vụ. Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng đã đưa ra khái niệm về thuế giá trị
gia tăng: “Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng
hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”
Như vậy, theo định nghĩa này thì thuế giá trị gia tăng có đặc điểm:
Thuế được tính trên giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ chứ không tính
trên toàn bộ giá trị của hàng hoá, dịch vụ đó. Nhà nước kiểm soát được từng giai
đoạn làm thay đổi giá trị hàng hoá, dịch vụ, do đó có cơ chế đánh thuế phù hợp.
Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng bao gồm tất cả các loại hàng hoá, dịch
vụ được luân chuyển từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Theo chúng tôi, khái niệm này đã phản ánh đầy đủ bản chất của thuế giá
trị gia tăng. Đa số các nước trên thế giới hiện nay áp dụng Luật Thuế giá trị gia
tăng đều đưa ra khái niệm như vậy.
1.1.2. Đối tƣợng chịu thuế và đối tƣợng nộp thuế giá trị gia tăng
Đối tượng chịu thuế: Về cơ bản, đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng cũng
như đối tượng chịu thuế doanh thu trước kia, đó là hàng hoá, dịch vụ dùng cho
sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam [4,7].
Đối tượng nộp thuế: Tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất,
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam (gọi chung là

5
cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế giá
trị gia tăng (gọi chung là người nhập khẩu) [4,7]. Đó là các tổ chức kinh doanh
được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh
nghiệp Nhà nước và Luật Hợp tác xã; các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân
và các tổ chức, đơn vị sự nghiệp khác; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam; các công ty nước ngoài và tổ chức nước ngoài hoạt động
kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; cá
nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh, nhóm người kinh doanh độc lập và các
đối tượng kinh doanh khác [4,67].
Điều 4 Luật Thuế giá trị gia tăng cũng qui định những đối tượng không
chịu thuế giá trị gia tăng như: sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản
chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ sơ chế thông thường. Ví dụ:
thóc phơi, sấy khô, đỗ tương được bóc vỏ ; sản phẩm muối: muối sản xuất từ
nước biển, muối iôt ; một số hàng hoá nhập khẩu như máy bay, dàn khoan, tàu
thuỷ thuê của nước ngoài để dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh; dịch vụ
tín dụng và quĩ đầu tư; chuyển quyền sử dụng đất
1.1.3. Căn cứ tính thuế

Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất [4,11].
a- Giá tính thuế:
Do thuế giá trị gia tăng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá,
dịch vụ nên giá tính thuế là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng hoặc đối với
hàng hoá nhập khẩu là giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu
[4,11].
b- Thuế suất thuế giá trị gia tăng:
Luật Thuế giá trị gia tăng qui định có bốn mức: 0%, 5%, 10% và 20%.
Mức thuế suất 0% được áp dụng chủ yếu đối với hàng hoá xuất khẩu. Mức thuế
suất 5% được áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ như: nước sạch phục vụ sinh

6
hoạt, sản xuất; thuốc chữa bệnh; phân bón; thuốc trừ sâu Mức thuế suất 10%
được áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ như: dầu mỏ, than đá, điện thương
phẩm, vận tải, bốc xếp Mức thuế suất 20% được áp dụng đối với hàng hoá,
dịch vụ như: vàng bạc, khách sạn, du lịch, dịch vụ môi giới [4,12-16].
Việc phân loại các mức thuế suất khác nhau thể hiện chính sách điều tiết
thu và hướng dẫn tiêu dùng đối với hàng hoá, dịch vụ. Hàng hoá xuất khẩu áp
dụng thuế suất 0% để khuyển khích xuất khẩu. Hàng hoá, dịch vụ thiết yếu, phục
vụ trực tiếp cho sản xuất và tiêu dùng được áp dụng mức thuế suất thấp là 5%.
Hàng hoá, dịch vụ không thiết yếu, cần điều tiết, mức thuế suất là 20%.
Nguyên tắc áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng so với thuế suất thuế
doanh thu có những điểm khác nhau, đó là: Thứ nhất, thuế suất thuế doanh thu
phân biệt theo ngành nghề, mặt hàng và công dụng. Cùng một loại sản phẩm,
hàng hoá nhưng thuế suất qui định khâu sản xuất khác với thuế suất khâu kinh
doanh thương nghiệp; Thứ hai, thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng thống nhất
theo loại hàng hoá, dịch vụ, không phân biệt ngành nghề sản xuất, kinh doanh,
bán buôn, bán lẻ hay nhập khẩu.
Tuy nhiên, cũng cần phải thấy sự khác nhau giữa hàng hoá, dịch vụ không
chịu thuế và hàng hoá xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0% là: hàng hoá xuất

khẩu được áp dụng thuế suất 0% thì không phải nộp thuế giá trị gia tăng đầu ra
mà còn được khấu trừ hoặc hoàn trả số thuế đầu vào. Hàng hoá, dịch vụ thuộc
diện không chịu thuế giá trị gia tăng thì không phải nộp thuế đầu ra nhưng cũng
không được khấu trừ hoặc hoàn thuế đầu vào (nếu có).
Như vậy, hàng hoá xuất khẩu được ưu đãi về thuế cao hơn hàng hoá thuộc
diện không chịu thuế. Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế giá trị gia
tăng vẫn phải chịu thuế giá trị gia tăng đầu vào (nếu có).
1.1.4. Phƣơng pháp tính thuế
Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng khác hẳn với phương pháp tính thuế
doanh thu: ”Thuế giá trị gia tăng phải nộp được tính theo phương pháp khấu trừ
thuế hoặc phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.” [4,17].

7
a- Phương pháp khấu trừ thuế: phương pháp này hiện nay được đa số các nước
trên thế giới áp dụng, nghĩa là:
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp bằng thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ thuế
giá trị gia tăng đầu vào.
Thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu
thuế bán ra nhân thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ đó.
Thuế giá trị gia tăng đầu vào bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên
hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh
hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng [4,17].
b- Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng:
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp bằng giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch
vụ chịu thuế nhân thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ đó.
Giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ bằng doanh số của hàng hoá, dịch
vụ bán ra trừ giá vốn của hàng hoá, dịch vụ bán ra.
Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng chỉ áp dụng đối với các đối
tượng như: cá nhân sản xuất, kinh doanh và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh
doanh ở Việt Nam không theo Luật Đầu tư nước ngoài tài Việt Nam chưa thực

hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn, chứng từ để làm căn cứ tính thuế
theo phương pháp khấu trừ thuế và cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quí
[4,17-18].
Trước đây, Nhà nước ta ban hành Luật Thuế doanh thu, song Luật thuế
này bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sót như: thuế đánh chồng lên thuế, có nhiều kẽ
hở để trốn thuế Việc ban hành Luật Thuế giá trị gia tăng thay cho Luật Thuế
doanh thu nhằm khắc phục những hạn chế, thiếu sót của Luật Thuế doanh thu.
Nghiên cứu hai Luật Thuế trên cho thấy giữa chúng có một số điểm giống
và khác nhau cơ bản như sau:
a- Những điểm giống nhau: đều là thuế gián thu, có phạm vi điều chỉnh rộng đối
với hầu hết các hàng hoá, dịch vụ và hoạt động kinh doanh; thuế tính trên doanh

8
thu hoặc giá bán hàng hoá, dịch vụ; đối tượng nộp thuế là các cơ sở sản xuất,
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
b- Những điểm khác nhau:
Thứ nhất, thuế giá trị gia tăng tính trên giá bán hàng hoá, dịch vụ chưa có
thuế giá trị gia tăng, còn thuế doanh thu tính trên doanh thu đã có thuế doanh
thu;
Thứ hai, đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hoá, dịch vụ, còn đối
tượng chịu thuế doanh thu là doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, vì
vậy, thuế suất thuế doanh thu tăng, giảm sẽ tác động trực tiếp đến đối tượng tiêu
dùng hàng hoá, dịch vụ;
Thứ ba, thuế doanh thu cơ sở kinh doanh phải nộp tính trên doanh thu,
còn thuế giá trị gia tăng chỉ tính trên phần giá trị gia tăng;
Thứ tư, thuế doanh thu không thu khâu nhập khẩu hàng hoá, thuế giá trị
gia tăng thu ngay khâu nhập khẩu hàng hoá. Điều này thể hiện chính sách thuế
thống nhất và bình đẳng giữa hàng hoá sản xuất trong nước với hàng hoá nhập
khẩu.
Chính vì những điểm khác nhau trên mà thuế giá trị gia tăng có nhiều ưu

điểm hơn thuế doanh thu như: thuế giá trị gia tăng khắc phục được việc thu trùng
lắp của thuế doanh thu nên tạo điều kiện mở rộng sản xuất, lưu thông hàng hoá,
dịch vụ; thuế giá trị gia tăng khuyến khích xuất khẩu hàng hoá và đầu tư hơn
thuế doanh thu; thuế giá trị gia tăng thể hiện rõ hơn là loại thuế gián thu do
người tiêu dùng chịu và không ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của cơ sở kinh doanh; thuế giá trị gia tăng thúc đẩy cơ sở kinh
doanh thực hiện tốt chế độ hạch toán kinh tế; mua – bán hàng hoá có hoá đơn,
chứng từ.
1.1.5. Một số vấn đề cơ bản về hoàn thuế giá trị gia tăng
Ưu điểm lớn nhất của thuế giá trị gia tăng so với thuế doanh thu là vấn đề
hoàn thuế. Hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào được áp dụng đối với một số
trường hợp được qui định tại Điều 16 Luật Thuế giá trị gia tăng, đặc biệt đối với

9
hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu. Đây là lĩnh vực mà Nhà nước luôn luôn ưu tiên,
khuyến khích. Những trường hợp được hoàn thuế là:
“1. Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế
được xét hoàn thuế hàng quí nếu số thuế đầu vào được khấu trừ của các tháng
trong quí lớn hơn số thuế đầu ra hoặc được hoàn thuế đầu vào của tài sản cố định
theo điểm c khoản 1 Điều 10 của Luật này;
2. Quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản có số thuế
nộp thừa;
3. Quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo qui định của pháp
luật.” [4,23].
(Điểm c Khoản 1 Điều 10 Luật Thuế giá trị gia tăng qui định: “Thuế đầu vào
phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp
của tháng đó; riêng đối với tài sản cố định, nếu có số thuế đầu vào được khấu trừ
lớn thì được khấu trừ dần hoặc được hoàn thuế theo qui định của Chính phủ.”)
1.1.5.1. Đối tƣợng và trƣờng hợp đƣợc hoàn thuế giá trị gia tăng
Đối tượng và trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng được qui định cụ

thể tại Mục I Phần D Thông tư số 122/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ
Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000
của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng:
“Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ
được xét hoàn thuế trong các trường hợp sau:
a- Cơ sở kinh doanh trong 3 tháng liên tục trở lên (không phân biệt niên độ kế
toán) có luỹ kế số thuế đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế đầu ra được hoàn
thuế. Số thuế được hoàn là số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết của thời gian
xin hoàn thuế.
Ví dụ: Doanh nghiệp A kê khai thuế giá trị gia tăng có số thuế giá trị gia
tăng đầu vào, đầu ra như sau:
(Đơn vị tính: triệu đồng)

Thuế đầu
Thuế đầu ra

Luỹ kế số

10
Tháng kê khai
thuế
vào được
khấu trừ
trong tháng
phát sinh
trong tháng
Thuế phải
nộp
thuế đầu vào
chưa được

khấu trừ
Tháng 12/2000
200
100
-100
-100
Tháng 1/2001
300
350
+50
-50
Tháng 2/2001
300
200
-100
-150

Doanh nghiệp A luỹ kế 3 tháng liên tục có số thuế đầu vào lớn hơn thuế
đầu ra. Doanh nghiệp này được hoàn thuế giá trị gia tăng là 150 triệu đồng.
b- Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia
tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế
theo tháng hoặc theo chuyến hàng (nếu xác định được thuế giá trị gia tăng đầu
vào riêng của từng chuyến hàng).
Đối với hàng hoá uỷ thác xuất khẩu, gia công xuất khẩu qua một cơ sở
khác ký hợp đồng gia công xuất khẩu, gia công chuyển tiếp xuất khẩu, đối tượng
được hoàn thuế là cơ sở có hàng hoá đi uỷ thác xuất khẩu, cơ sở trực tiếp gia
công hàng hoá xuất khẩu.
Các cơ sở kinh doanh, tổ chức thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia
tăng nói trên phải là đối tượng lưu giữ sổ sách, chứng từ kế toán và có tài khoản
tiền gửi tại ngân hàng.

Các trường hợp cơ sở đã lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế thì không được tính
bù trừ với số thuế đầu vào đã đề nghị hoàn thuế vào số thuế nộp thiếu của tháng
trước hoặc số thuế phát sinh của tháng tiếp sau thời gian đã lập hồ sơ hoàn thuế.
Trường hợp tháng trước thời gian xin hoàn thuế cơ sở có số thuế giá trị
gia tăng nộp thừa thì cơ sở được tính cộng thuế giá trị gia tăng nộp thừa vào số
thuế giá trị gia tăng được hoàn của thời gian xin hoàn thuế tiếp sau.
Trường hợp cơ sở kinh doanh phát sinh luỹ kế số thuế đầu vào lớn hơn số
thuế đầu ra từ ba tháng trở lên nhưng cơ sở không đề nghị hoàn thuế thì được
tính khấu trừ vào các tháng tiếp sau, nếu số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa
được khấu trừ hết thì cơ sở lập hồ sơ hoàn thuế.”
1.1.5.2. Phân loại đối tƣợng hoàn thuế

11
Do ý thức chấp hành các Luật Thuế của các đối tượng nộp thuế khác
nhau, có đối tượng làm tốt nghĩa vụ nộp thuế, có đối tượng cố tình nợ thuế, trốn
thuế, vì vậy Luật Thuế giá trị gia tăng phân loại các đối tượng được hoàn thuế
trên cơ sở ý thức chấp hành các Luật Thuế của đối tượng nộp thuế. Cách phân
loại này nhằm tạo công bằng trong đối xử, đồng thời cũng là biện pháp tích cực
trong việc kiểm tra, giám sát các đối tượng nộp thuế.
a- Đối tượng áp dụng kiểm tra, thanh tra trước khi hoàn thuế
Cơ sở kinh doanh mới thành lập có thời gian kinh doanh dưới một năm,
đề nghị hoàn thuế lần đầu;
Cơ sở kinh doanh đã có các hành vi vi phạm gian lận về thuế giá trị gia
tăng như khai man, trốn thuế, vi phạm các qui định về chế độ hoá đơn, chứng
từ ;
Cơ sở kinh doanh xuất khẩu hàng hoá là nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa
qua chế biến theo đường biên giới đất liền không thanh toán chuyển khoản qua
ngân hàng;
Các cơ sở kinh doanh chia tách, giải thể, phá sản.
b- Đối tượng áp dụng hoàn thuế trước, kiểm tra sau là các đối tượng không

thuộc đối tượng nêu trên.
c- Các trường hợp đã gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế đầy đủ, đúng qui định nhưng
đang trong giai đoạn bị điều tra, khởi tố về các hành vi gian lận về thuế giá trị
gia tăng theo quyết định của các cơ quan chức năng thì tạm thời dừng việc xem
xét giải quyết việc hoàn thuế đến khi có quyết định xử lý.
Trường hợp cơ sở kinh doanh có hành vi gian lận về thuế giá trị gia tăng,
thuộc đối tượng áp dụng kiểm tra trước khi hoàn thuế sau thời gian 12 tháng nếu
đã chấp hành tốt các qui định của Luật Thuế, chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn,
chứng từ sẽ được hoàn thuế trước, kiểm tra sau. Cơ quan thuế sẽ xem xét cụ thể
từng trường hợp này [4,152-153].
1.1.5.3. Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng
Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng gồm:

12
- Công văn đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng nêu rõ lý do hoàn thuế, số thuế đề
nghị hoàn, thời gian hoàn.
- Bảng kê khai tổng hợp số thuế phát sinh đầu ra, số thuế đầu vào được khấu trừ,
số thuế đã nộp (nếu có), số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra đề nghị hoàn lại.
- Bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra trong kỳ liên quan đến việc xác
định thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra. Bảng kê ghi rõ:
+ Số, ngày tờ khai xuất khẩu của hàng hoá xuất khẩu (trường hợp uỷ thác
xuất khẩu phải ghi số, ngày tờ khai xuất khẩu của cơ sở nhận uỷ thác);
+ Số, ngày hợp đồng xuất khẩu hoặc số, ngày hợp đồng uỷ thác xuất khẩu
đối với trường hợp uỷ thác xuất khẩu;
+ Số, ngày chứng từ thanh toán tiền hàng hoá xuất khẩu, dịch vụ xuất
khẩu và của doanh nghiệp chế xuất qua Ngân hàng, ghi rõ hình thức và đồng
tiền thanh toán;
+ Số, ngày Biên bản thanh lý Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu (Hợp đồng uỷ
thác gia công xuất khẩu) giữa bên uỷ thác xuất khẩu và bên nhận uỷ thác; số
lượng, giá trị, chủng loại hàng hoá uỷ thác xuất khẩu; số, ngày tờ khai xuất

khẩu của cơ sở nhận uỷ thác xuất khẩu (đối với trường hợp uỷ thác xuất
khẩu);
+ Xuất khẩu hàng hoá theo đường biên giới đất liền, đường biển, đường
hàng không; tên nước nhập khẩu.
Trường hợp việc kê khai thuế hàng tháng đã đầy đủ và chính xác, phù hợp
với Bảng kê khai tổng hợp, cơ sở không phải nộp Bảng kê hàng hoá, dịch vụ
mua vào, bán ra các tháng đề nghị hoàn thuế. Trường hợp có điều chỉnh thuế giá
trị gia tăng đầu vào được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng đầu ra của các tháng
trong thời gian hoàn thuế thì cơ sở phải kê khai số thuế giá trị gia tăng đầu vào
được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng đầu ra phát sinh từng tháng trong thời gian
hoàn thuế, số thuế điều chỉnh phải giải trình rõ lý do [4,153-155].
1.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC
HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

13
1.2.1. Các tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng
Để chiếm đoạt được tiền từ ngân sách nhà nước qua việc hoàn thuế giá trị
gia tăng, đối tượng phạm tội thường phải tiến hành nhiều loại hành vi khác nhau
và có thể phạm nhiều loại tội khác nhau.
Qua nghiên cứu hồ sơ một số vụ án chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng,
chúng tôi nhận thấy có những tội phạm sau:
1. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
2. Tội nhận hối lộ;
3. Tội đưa hối lộ;
4. Tội làm môi giới hối lộ;
5. Tội tham ô tài sản;
6. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Không phải tất cả các vụ án chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng đều có
tất cả các tội nói trên mà có thể có một hay nhiều tội đó.
Bộ Luật hình sự năm 1999 không có một Chương hay Mục riêng qui định về

các tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng, mà ở đây là một nhóm các
tội nằm rải rác ở các Chương, các Mục khác nhau, từ Chương XIV Các tội xâm
phạm sở hữu đến Chương XXI Các tội phạm về chức vụ.
Trong các vụ án chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng đã được khởi tố
hoặc đã được xét xử, chúng tôi nhận thấy nổi bật nhất là Tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản.
Lợi dụng quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng về khấu trừ thuế và hoàn
thuế đầu vào từ 1% đến 5% trên giá trị hàng hoá mua vào từ những người trực
tiếp sản xuất (không có hoá đơn, chứng từ) để xuất khẩu hoặc chế biến thành
hàng xuất khẩu, đặc biệt là hàng nông, lâm, thuỷ sản mà nhiều doanh nghiệp, cá
nhân đã lập hồ sơ giả để xin hoàn thuế, từ đó chiếm đoạt tiền từ ngân sách nhà
nước.
Để thực hiện thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt, đối tượng phạm tội
còn phải thực hiện nhiều hành vi khác mà những hành vi này cấu thành nên

14
những tội phạm khác nhau, đó là các tội: Tội đưa hối lộ, Tội nhận hối lộ, Tội làm
môi giới hối lộ, Tội tham ô tài sản, Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm
trọng. Các tội này xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, xâm
phạm sở hữu nhà nước. Những hành vi đó không những gây thiệt hại to lớn về
vật chất mà còn gây thiệt hại nặng nề về tinh thần, làm giảm lòng tin của nhân
dân đối với các cơ quan quản lý nhà nước.

1.2.2. Đặc điểm và trách nhiệm hình sự của các tội phạm trong lĩnh
vực hoàn thuế giá trị gia tăng
1.2.2.1. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Theo qui định tại Điều 139 Bộ Luật hình sự năm 1999 thì lừa đảo chiếm
đoạt tài sản là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người
khác. Hành vi lừa đảo bao gồm hai quá trình: dùng thủ đoạn gian dối và chiếm
đoạt tài sản.

a- Khách thể của tội phạm: xâm phạm quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài
sản.
b- Mặt khách quan của tội phạm: được thể hiện ở dấu hiệu hành vi và dấu
hiệu hậu quả.
Dấu hiệu hành vi: hành vi gian dối là việc đưa ra thông tin không đúng sự
thật nhằm để người khác tin là sự thật. Hành vi gian dối trong việc chiếm đoạt
tiền hoàn thuế có những biểu hiện mang tính mới mẻ và tinh vi, đó là:
Trong lĩnh vực thuế giá trị gia tăng và sử dụng hoá đơn: lập bảng kê
khống về việc mua hàng hoá ở những địa chỉ không có thật; mua hoá đơn trắng
để tự ý ghi; yêu cầu người xuất hoá đơn lập hoá đơn theo mục đích của mình;
mua hoá đơn giả; quay vòng hoá đơn; sử dụng hoá đơn của các doanh nghiệp bỏ
trốn
Trong lĩnh vực hải quan: xuất khống hoàn toàn (lợi dụng chế độ ưu đãi
miễn kiểm tra để xuất khẩu khống, nhập khẩu lậu), xuất hàng khống một phần,
mượn hoặc thuê hàng của tư thương để xuất khẩu, quay vòng hàng xuất khẩu,

15
sửa chữa tờ khai hải quan để tăng lượng hàng xuất khẩu, ví dụ: 1.040 bộ quần áo
sửa thành 10.400 bộ quần áo, làm giả vận tải đơn đường biển để chứng tỏ hàng
đã xuống tàu, có làm thủ tục xuất khẩu hàng nhưng không làm thủ tục xuất cảnh
cho phương tiện thực tế vận chuyển hàng hoá
Trong lĩnh vực ngân hàng: thanh toán bằng tiền mặt, không thanh toán
chuyển khoản qua ngân hàng, tự nộp tiền vào tài khoản của doanh nghiệp mình
cho hàng xuất khẩu khống.
Dấu hiệu hậu quả: tiền của Nhà nước bị chiếm đoạt bất hợp pháp. Giá trị
bị chiếm đoạt có khi lên tới vài chục tỉ đồng trong một vụ án. Tiền hoàn thuế
được trả cho những doanh nghiệp, cá nhân làm ăn gian dối, gây ảnh hưởng xấu
tới những doanh nghiệp hoạt động nghiêm túc.
c- Chủ thể của tội phạm là bất kỳ ai có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và
đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế bao giờ

cũng gắn với tổ chức kinh tế nên, trước hết chủ thể là những người lãnh đạo các
doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân ), những người
công tác tại các phòng nghiệp vụ của các doanh nghiệp (phòng kế hoạch, kế
toán, vật tư ), các đối tượng là công chức, viên chức nhà nước công tác tại các
cơ quan quản lý nhà nước như cán bộ Thuế. Có trường hợp, cán bộ Thuế thoả
thuận về tỉ lệ ăn chia nếu được hoàn thuế, mặc dù biết rõ hồ sơ chưa đầy đủ,
đúng như qui định. Những người nói trên đều có thể lợi dụng danh nghĩa, vai trò,
vị trí công tác để lừa đảo hoặc tiếp tay cho các đối tượng khác thực hiện hành vi
lừa đảo. Do có hiểu biết sâu sắc về chính sách, pháp luật, có trình độ nghiệp vụ
quản lý kinh tế, có điều kiện và kinh nghiệm trong việc thiết lập các mối quan hệ
xã hội, lợi dụng vị thế công tác, những người này có thể dễ dàng thực hiện hoặc
đứng ra “bảo lãnh” cho những người khác thực hiện hành vi lừa đảo.
d- Mặt chủ quan của tội phạm: lỗi cố ý. Mục đích tư lợi.
Đặc trưng nổi bật nhất của hành vi chiếm đoạt trong tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản là người bị hại tự nguyện trao tài sản. Đây là điểm khác với hành vi
chiếm đoạt trong các tội xâm phạm sở hữu khác như trộm cắp, cướp giật người

16
phạm tội phải tự dịch chuyển tài sản. Thời điểm được coi là hoàn thành tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội nhận được tài sản do người bị hại tự
nguyện trao, cho dù chỉ là một phần. Ở vụ án lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế,
thời điểm người phạm tội ký vào giấy nhận tiền do kho bạc Nhà nước trao hoặc
thời điểm tiền được chuyển vào tài khoản của doanh nghiệp, khi đó mới hoàn
thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nếu người phạm tội chỉ nhận được quyết
định hoàn thuế mà bị cơ quan chức năng phát hiện ra hồ sơ giả thì tại thời điểm
đó chưa hoàn thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trách nhiệm hình sự của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Hình phạt chính: người phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm
hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Người thực hiện hành vi phạm tội nếu
có các tình tiết tăng nặng được qui định tại Khoản 2, 3, 4 Điều 139 Bộ Luật hình

sự bị phạt tù từ hai năm đến tù chung thân hoặc tử hình.
Hình phạt bổ sung: được qui định tại Khoản 5: “Người phạm tội còn có thể
bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc
toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định từ một năm đến năm năm.”
1.2.2.2. Nhóm các tội phạm về hối lộ
Các tội phạm về hối lộ được qui định tại các Điều 279 Tội nhận hối lộ;
Điều 289 Tội đưa hối lộ; Điều 290 Tội làm môi giới hối lộ Bộ Luật hình sự năm
1999.
Các tội phạm về hối lộ gồm ba thành phần: nhận hối lộ, đưa hối lộ và làm
môi giới hối lộ.
a- Khách thể của các tội phạm về hối lộ: đều xâm phạm hoạt động đúng đắn của
cơ quan nhà nước, xâm phạm nhiều mặt đến việc thực hiện chủ trương, chính
sách của Đảng và pháp luật Nhà nước.
b- Mặt khách quan của các tội phạm về hối lộ:
Nhận hối lộ là hành vi đã hoặc sẽ nhận tiền hoặc lợi ích vật chất khác để
làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

17
Thái độ phê phán của xã hội đối với hành vi nhận hối lộ gay gắt hơn so với đưa
hối lộ và làm môi giới hối lộ. Người cán bộ có chức năng kiểm tra, giám sát các
thủ tục cần thiết cho quá trình hoàn thuế giá trị gia tăng sẽ không thực hiện đúng
chức năng của mình, thậm chí còn tiếp tay cho tội phạm như: không có hàng
xuất khẩu mà vẫn xác nhận có hàng xuất khẩu hoặc có hàng xuất khẩu ít nhưng
lại xác nhận nhiều hơn. Hành vi nhận hối lộ của cán bộ Thuế xâm phạm hoạt
động đúng đắn của cơ quan Thuế, vi phạm chính sách và pháp luật thuế, ở chỗ:
hướng dẫn những người phạm tội mua bán hoá đơn, lập bảng kê khống , cố ý
kiểm tra hồ sơ một cách chiếu lệ nhằm tạo điều kiện cho người phạm tội được
hoàn thuế nhanh chóng nhất
Thời điểm hoàn thành tội nhận hối lộ là thời điểm người có chức vụ,

quyền hạn nhận của hối lộ cho dù người này chưa thực hiện theo yêu cầu của
người đưa hối lộ hoặc người có chức vụ, quyền hạn đã thực hiện xong yêu cầu
của người đưa hối lộ cho dù người này chưa nhận của hối lộ.
Đưa hối lộ: là hành vi đưa tiền hoặc lợi ích vật chất khác cho người có
chức vụ, quyền hạn do người này đã làm hoặc để người này sẽ làm một việc vì
lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Nếu cán bộ Hải quan, cán bộ
Thuế thực hiện đúng chức trách của mình thì người đưa hối lộ sẽ không thực
hiện được mục đích của mình, vi phạm pháp luật sẽ không xảy ra. Việc đưa hối
lộ có thể trực tiếp hoặc qua trung gian. Việc đề nghị của người đưa hối lộ đối với
người có chức vụ, quyền hạn rất đa dạng. Đa số các trường hợp, giữa người đưa
và người nhận hối lộ có sự trao đổi, thoả thuận nhưng có nhiều trường hợp
những người này chỉ ngầm hiểu với nhau. Thời điểm hoàn thành tội đưa hối lộ là
thời điểm người đưa hối lộ đưa của hối lộ cho người có chức vụ, quyền hạn cho
dù người này không nhận hoặc người có chức vụ quyền hạn đã thực hiện xong
yêu cầu của người đưa hối lộ cho dù người đưa hối lộ chưa đưa của hối lộ.
Môi giới hối lộ: trong các vụ án về chiếm đoạt tiền hoàn thuế mà Toà án
đã xét xử, chúng ta chưa gặp người môi giới hối lộ. Thực tế vẫn có thể xảy ra do
người đưa hối lộ và người nhận hối lộ không trực tiếp gặp nhau để trao đổi, thoả

18
thuận. Hành vi môi giới hối lộ có thể là chuyển tiền, trao đổi thông tin, tổ chức
thương lượng hoặc tạo ra các điều kiện khác để người đưa và người nhận hối lộ
gặp nhau. Đặc điểm của người môi giới hối lộ là luôn thực hiện theo yêu cầu của
người đưa và nhận hối lộ. Trường hợp một người chủ động tổ chức việc đưa –
nhận hối lộ thì người đó là đồng phạm với người đưa hoặc người nhận hối lộ chứ
không phải là hành vi làm môi giới hối lộ. Trường hợp một người nào đó giới
thiệu một người cho người có chức vụ, quyền hạn thì hành vi của họ chỉ trở
thành tội phạm khi chủ quan người đó biết được việc giới thiệu nhằm thực hiện
hành vi đưa hối lộ. Thời điểm hoàn thành tội làm môi giới hối lộ phụ thuộc vào
thời điểm hoàn thành tội đưa hối lộ hoặc tội nhận hối lộ.

Thời điểm hoàn thành một trong hai tội: tội đưa hối lộ hoặc tội nhận hối
lộ, thì tại thời điểm đó tội làm môi giới hối lộ mới hoàn thành.
c- Chủ thể của các tội phạm về hối lộ
Đối với hành vi nhận hối lộ: phải là người có chức vụ, quyền hạn tức là
những người được bầu cử, bổ nhiệm hoặc được tuyển dụng, có quyền hạn nhất
định trong khi thực hiện công vụ. Những quyền hạn đã tạo cho những người này
có điều kiện thực hiện hành vi nhận hối lộ.
Đối với hành vi đưa hối lộ: là bất kỳ ai có đủ năng lực trách nhiệm hình sự
và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Chủ thể thường là chủ hàng xuất khẩu (hoặc
xuất khẩu khống) hoặc là giám đốc các doanh nghiệp và những người khác được
chủ hàng yêu cầu thực hiện hành vi đưa hối lộ.
Đối với hành vi làm môi giới hối lộ là bất kỳ ai có quan hệ quen biết và có
khả năng gây ra việc móc nối giữa người đưa hối lộ và người nhận hối lộ, có đủ
năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
d- Mặt chủ quan: đều là lỗi cố ý. Mục đích tư lợi (đối với tội nhận hối lộ).
Của hối lộ được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau nhưng chủ yếu dưới
dạng tiền: tiền Việt Nam, ngoại tệ; vàng, đá quí

19
Một số ngành đặc thù như ngành Thuế, ngành Hải quan, trách nhiệm cá
nhân rất cao. Cấp trên không phải lúc nào cũng kiểm tra, giám sát được mọi hoạt
động của cấp dưới. Đây cũng là một kẽ hở để cấp dưới cố tình làm trái.
Trách nhiệm hình sự của các tội phạm về hối lộ:
Tội nhận hối lộ:
Hình phạt chính: người nhận hối lộ bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Nếu người nhận hối lộ có các tình tiết tăng nặng theo qui định tại Khoản 2, 3, 4
Điều 279 Bộ Luật hình sự thì bị phạt tù từ bảy năm đến tù chung thân hoặc tử
hình.
Hình phạt bổ sung: Khoản 5 qui định: “Người phạm tội còn bị cấm đảm
nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ một lần

đến năm lần giá trị của hối lộ, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Tội đưa hối lộ:
Hình phạt chính: người đưa hối lộ bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.
Nếu người đưa hối lộ có các tình tiết tăng nặng được qui định tại Khoản 2, 3, 4
Điều 289 Bộ Luật hình sự thì bị phạt tù từ sáu năm đến tù chung thân hoặc tử
hình.
Hình phạt bổ sung: Khoản 5 qui định: “Người phạm tội còn có thể bị phạt
tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ.”
Trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm
hình sự, Khoản 6 qui định: “Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo
trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã
dùng để đưa hối lộ.
Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước
khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một
phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.”
Tội làm môi giới hối lộ:
Hình phạt chính: người làm môi giới hối lộ bị phạt tù từ sáu tháng đến
năm năm. Người làm môi giới hối lộ nếu có các tình tiết tăng nặng được qui định

20
tại Khoản 2, 3, 4 Điều 290 Bộ Luật hình sự thì bị phạt tù từ ba năm đến hai mươi
năm.
Hình phạt bổ sung: Khoản 5 qui định: “Người phạm tội còn có thể bị phạt
tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ.”
Trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự, Khoản 6 qui định: “Người
làm môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được
miễn trách nhiệm hình sự.”
1.2.2.3. Tội tham ô tài sản
Trong các Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần mà Nhà nước có
nắm giữ cổ phần, nếu người phạm tội dùng tiền, tài sản của Nhà nước để đưa hối

lộ hoặc tiền hoàn thuế sau khi vào tài khoản của doanh nghiệp nhưng những
người phạm tội lại chia nhau, thì họ không những phạm tội đưa hối lộ mà còn
phạm tội tham ô tài sản. Những người này thường mua hoá đơn để hợp pháp hoá
các khoản chi tiêu, che dấu lượng tiền, tài sản đã lấy ra để đưa hối lộ hoặc đưa
các khoản chi tiêu vào giá thành sản phẩm, chi phí sản xuất
Điều 278 Bộ Luật hình sự năm 1999 qui định: “Người nào lợi dụng chức
vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý ”
Tài sản được lấy ra để hối lộ hoặc tiền hoàn thuế bị chiếm đoạt chủ yếu
dưới dạng tiền mặt.
a- Khách thể của tội phạm: xâm phạm quyền sở hữu nhà nước đối với tài sản.
b- Mặt khách quan của tội phạm: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao như
một phương tiện để biến tài sản của Nhà nước thành tài sản của mình. Hành vi
lợi dụng chức vụ, quyền hạn rất đa dạng như sử dụng chức vụ, quyền hạn để
thực hiện không đúng chức trách của mình, làm trái các qui định về quản lý tài
sản thuộc lĩnh vực công tác mà mình phụ trách, sử dụng quyền hạn vượt quá giới
hạn cho phép để chiếm đoạt tài sản.
Thủ đoạn phạm tội như: sửa chữa sổ sách, chứng từ, lập chứng từ giả, tiêu
huỷ hoá đơn, sổ sách Tài sản bị chiếm đoạt phải là tài sản mà người phạm tội
có trách nhiệm quản lý, có giá trị từ 500.000 đồng trở lên.

21
Tội phạm được coi là hoàn thành kể từ thời điểm người phạm tội chiếm
đoạt được tài sản: tài sản được đưa ra khỏi nơi cất giữ hoặc người phạm tội sửa
chữa xong chứng từ, sổ sách, lập xong chứng từ giả, tiêu huỷ xong hoá đơn, sổ
sách cho dù tài sản chưa được đưa ra khỏi nơi cất giữ.
c- Chủ thể của tội phạm: Người phạm tội chủ yếu là lãnh đạo doanh nghiệp nhà
nước, kế toán trưởng, nhân viên kế toán, trưởng các phòng nghiệp vụ, thủ quĩ
d- Mặt chủ quan của tội phạm: lỗi cố ý và tin rằng có thể chiếm đoạt được tài sản
chung mà không bị phát hiện hoặc sẽ trốn tránh được trách nhiệm pháp lý; mục
đích phạm tội là tư lợi.

Nếu người phạm tội lập hồ sơ khống xin hoàn thuế mà tiền vào tài khoản
của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ cổ phần, những
người này chia nhau tiền hoàn thuế thì họ không những phạm tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản mà còn phạm tội tham ô.
Hành vi tham ô tài sản trước hết gây thiệt hại cho bản thân doanh nghiệp
đó, gây ra những hậu quả hết sức nặng nề đối với đời sống kinh tế–xã hội, góp
phần quan trọng làm cho tệ tham những trở thành quốc nạn. Sự mất mát, lãng
phí về tài sản do hành vi tham ô gây nên là một trong những nguyên nhân làm
mất thu chi ngân sách nhà nước, cản trở việc thực hiện các chính sách kinh tế
của Nhà nước, không những thế nó còn làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào
hiệu lực quản lý của các cơ quan nhà nước. Công tác giáo dục quần chúng về
thái độ bảo vệ tài sản nhà nước, đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực cũng bị
những tác động xấu.
Trách nhiệm hình sự:
Hình phạt chính: người phạm tội bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Nếu
người phạm tội có các tình tiết tăng nặng được qui định tại Khoản 2, 3, 4 Điều
278 Bộ Luật hình sự thì bị phạt tù từ bảy năm đến tù chung thân hoặc tử hình.
Hình phạt bổ sung: Khoản 5 qui định: “Người phạm tội còn bị cấm đảm
nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười
triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

22
Cho dù người phạm tội chưa hoàn thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản,
song họ vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một hoặc những tội nếu có một
hoặc những hành vi sau:
- Tội đưa hối lộ nếu có hành vi đưa hối lộ;
- Tội tham ô tài sản nếu người phạm tội dùng tiền của Nhà nước để hối lộ.
Nếu người phạm tội hoàn thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà có một
trong các hành vi trên thì họ phải chịu hình phạt theo nguyên tắc phạm nhiều tội.
1.2.2.4. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

Thực tế đã chứng minh, có trường hợp, người xuất khẩu hàng hoá lợi
dụng sự thiếu trách nhiệm của cán bộ Hải quan để xuất khống. Ví dụ: đối với
loại hàng hoá phải kiểm tra toàn bộ nhưng do cán bộ Hải quan muốn nhanh
chóng kết thúc nên chỉ kiểm tra một phần, do đó không phát hiện được những lô
hàng xuất khống. Cán bộ Thuế vì bận nhiều việc nên kiểm tra hồ sơ hoàn thuế
một cách sơ sài. Hồ sơ có nhiều điểm không chính xác, thậm chí mâu thuẫn nhau
nhưng vẫn cho hoàn thuế mà không yêu cầu doanh nghiệp phải giải trình hoặc
không đề xuất kiểm tra tại doanh nghiệp. Sự thiếu trách nhiệm đó đã tạo điều
kiện cho người phạm tội chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng tiền hoàn thuế. Điều 285
Bộ Luật hình sự năm 1999 qui định về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả
nghiêm trọng, bao gồm hai quá trình:
- Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao;
- Hành vi đó trực tiếp gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng giống với tội Nhận hối
lộ ở chỗ:
a- Khách thể của tội phạm: xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức.
b- Mặt khách quan của tội phạm: không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
nhiệm vụ được giao. Hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội
phạm này. Hậu quả nghiêm trọng ở đây là thiệt hại về vật chất và tinh thần. Ở
các vụ án chiếm đoạt tiền hoàn thuế, số tiền bị chiếm đoạt bất hợp pháp ít thì vài
chục triệu đồng, nhiều thì hàng trăm tỉ đồng. Thiệt hại về tinh thần như gây mất

23
uy tín, giảm lòng tin của nhân dân đối với cơ quan Nhà nước, hiệu quả quản lý
kém Nếu không có hậu quả nghiêm trọng xảy ra thì người thực hiện hành vi
thiếu trách nhiệm chỉ bị khiển trách, xử lý kỷ luật hoặc bị xử phạt hành chính.
c- Chủ thể: là những người có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao nhiệm vụ cụ
thể do lãnh đạo phân công. Những người này được đào tạo qua trường, lớp, có
kinh nghiệm công tác. Chủ thể của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm
trọng trong vụ án chiếm đoạt tiền hoàn thuế thường là cán bộ Thuế.

Người thực hiện hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng còn
có thể là giám đốc các doanh nghiệp, kế toán trưởng hoặc trưởng các phòng
nghiệp vụ của doanh nghiệp. Họ là những người được quyền ký vào các hoá
đơn, chứng từ, giấy tờ có giá trị thanh toán. Do quá tin tưởng cấp dưới mà khi ký
những giấy tờ này, họ không kiểm tra đầy đủ, cụ thể. Trường hợp này xảy ra khi
người phạm tội dùng tiền, tài sản của Nhà nước để hối lộ, song cấp trên lại
không biết được cấp dưới của mình hối lộ cán bộ Thuế, Hải quan để chiếm đoạt
tiền hoàn thuế. Đến khi vụ việc bị các cơ quan chức năng phát hiện thì họ mới vỡ
lẽ. Nhiều người thừa nhận hành vi thiếu trách nhiệm của mình, song không ít
người đổ lỗi cho khách quan như do thiếu cơ sở vật chất, do chuyên môn, năng
lực yếu kém, do bận quá nhiều việc
Điểm khác nhau cơ bản nhất ở mặt chủ quan: tội Nhận hối lộ là lỗi cố ý có
mục đích tư lợi. Tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là lỗi vô ý (do
quá tự tin hoặc cẩu thả). Người phạm tội hoàn toàn không nhằm mục đích tư lợi.
Khi xét xử, Toà án phải tìm được những chứng cứ để chứng minh người thực
hiện hành vi phạm tội với lỗi vô ý hay cố ý. Nếu là lỗi vô ý thì bắt buộc phải có
hậu quả nghiêm trọng xảy ra, người thực hiện hành vi đó chịu trách nhiệm hình
sự về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Nếu là lỗi cố ý người
thực hiện hành vi đó chịu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ cho dù ngươì đó
chưa nhận của hối lộ. Nhiều trường hợp, đối tượng nhận hối lộ rất ngoan cố,
không chịu thừa nhận hành vi nhận hối lộ của mình, gây khó khăn cho công tác
điều tra, xét xử.

24
Trách nhiệm hình sự:
Hình phạt chính: người phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba
năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. Nếu người phạm tội gây hậu quả
rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiệm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười
hai năm (Khoản 1, 2 Điều 285 Bộ Luật hình sự).
Hình phạt bổ sung: Khoản 3 qui định: “Người phạm tội còn bị cấm đảm

nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến
năm năm.”
Một đặc điểm nữa của vụ án chiếm đoạt tiền hoàn thuế là bao giờ cũng có
đồng phạm. Một người không thể thực hiện được mà phải có nhiều người cùng
tham gia.
Đồng phạm là hình thức phạm tội do cố ý được thực hiện với sự cố ý cùng
tham gia của từ hai người trở lên. Các dấu hiệu đặc trưng chung và bắt buộc của
đồng phạm:
a- Mặt khách quan: có sự cùng tham gia của từ hai người trở lên vào việc thực
hiện tội phạm; những người đồng phạm phải cùng chung hành động. Hành vi của
mỗi người trong số họ đều nhằm thực hiện tội phạm hoặc góp phần thực hiện tội
phạm; phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của mỗi người đồng phạm và
hậu quả phạm tội chung do hành vi đó gây nên.
b- Mặt chủ quan: phải có sự cùng cố ý của tất cả những người đồng phạm để
tham gia vào việc thực hiện tội phạm do cố ý. Những người đồng phạm trong
việc thực hiện tội phạm đều biết được hoạt động phạm tội của nhau (của một
người, một số người hoặc tất cả những người đồng phạm); mỗi người đồng phạm
đều ý thức được rằng, bằng hành vi của mình cùng với những hành vi của người
khác, họ đã phạm tội hoặc góp phần thực hiện tội phạm; những người đồng
phạm đều cùng mong muốn hoặc cùng có ý thức để mặc cho hậu quả phạm tội
chung xảy ra. Đa số các trường hợp, những người đồng phạm đều mong muốn
hậu quả xảy ra nên rất tích cực thực hiện hành vi phạm tội của mình. Rất hãn

×