Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (946.12 KB, 85 trang )


Đại học Quốc gia Hà nội
Khoa luật



Nguyễn Thị Minh Nguyệt



Đấu tranh phòng, chống tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác tại
địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế


Chuyên ngành: Tư pháp hình sự
Mã số : 5.05.14



Luận văn thạc sĩ luật học



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Võ Khánh Vinh



Hà Nội - 2002



Đại học Quốc gia Hà nội
Khoa luật



Nguyễn Thị Minh Nguyệt



Đấu tranh phòng, chống tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác tại
địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế


Chuyên ngành: Tư pháp hình sự
Mã số : 5.05.14



Luận văn thạc sĩ Luật học




Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Võ Khánh Vinh










Hà Nội - 2002


2
Mục lục

Mở đầu
Trang

Chương I: Tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của
người khác theo luật hình sự việt nam
1.1- Lịch sử phát triển của các quy định về tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo Luật hình sự Việt Nam.
2.1- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của
người khác theo pháp luật hình sự hiện hành.







10



22




Chương II: Tình hình nguyên nhân và điều kiện của tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác tại địa bàn
tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.1- Tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khoẻ của người khác tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.2- Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác tại địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế.









38



46

3


Chương III: Những giải pháp tăng cường cuộc đấu tranh phòng, chống tội
phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của
người khác tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
3.1. Dự báo về tình hình tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khoẻ của người khác tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
đến năm 2005.
3.2. Những quan điểm và phương hướng cơ bản phòng chống tội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại
địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.3. Những giải pháp tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống
tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Kết luận
Danh mục tài liệu
Phần phụ lục










59





61




63
















4
Mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong các quyền cơ bản của con người, thì quyền sống, quyền tự do, quyền
được đảm bảo sức khỏe, nhân phẩm, danh dự là quan trọng nhất. Vì vậy, Nhà

nước ta luôn luôn quan tâm bảo vệ các quyền đó bằng pháp luật. Ngay từ những
ngày đầu tiên của Nhà nước công nông mới xuất hiện ở Đông Nam á, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã long trọng công bố các quyền cơ bản của con người trong
Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình. Thể chế hóa tư
tưởng cao quý đó của Người, trong Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp
1980, Hiến pháp 1992 đều quy định: " Công dân có quyền bất khả xâm phạm về
thân thể, được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự và nhân
phẩm" (Điều 71- Hiến pháp 1992) .
Bảo vệ con người trước hết là bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của họ và thực
chất bảo vệ con người cũng có nghĩa là bảo vệ sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Chính vì vậy, Việt Nam là một trong những nước thành viên của Liên Hợp Quốc
đã thừa nhận và cam kết thực hiện Bản Tuyên ngôn Thế giới về nhân quyền:
"Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và quyền an ninh cá nhân". Để bảo
vệ lợi ích nhân thân con người, đấu tranh chống lại các hành vi xâm hại các lợi
ích đó, mỗi quốc gia đều có văn bản pháp luật quy định chung hoặc riêng, tuỳ
theo chế độ chính trị và từng giai đoạn lịch sử nhất định. Cũng theo mục đích
đó, ta từ khi ra đời đến nay, Nhà nước ta ban hành rất nhiều văn bản pháp luật,
trong đó có các văn bản pháp luật hình sự như là phương tiện sắc bén nhất để
bảo vệ lợi ích cá nhân của con người cũng như lợi ích quốc gia.
Từ khi Đảng ta tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, đất nước ta đã có
nhiều khởi sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, dưới
tác động của cơ chế thị trường, chúng ta cũng đang phải đối mặt với những nguy
cơ, thử thách lớn lao. Đó là tình hình tội phạm, nhất là loại tội phạm xâm phạm
lợi ích nhân thân con người diễn biến phức tạp, ngày càng có chiều hướng gia
tăng. Riêng ở tỉnh Thừa Thiên Huế, tình hình tội phạm , trong đó có tội cố ý gây

5
thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho người khác cũng ngày càng gia tăng,
chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tội phạm và thường xảy ra ở địa bàn cấp huyện
(20,2%). Đồng thời, chúng xảy ra với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng

mặc dù tỷ lệ tăng, giảm thất thường về số vụ và số bị can. Hậu quả của tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho người khác rất nặng nề, không
những gây ra nỗi đau thể xác lẫn tinh thần cho nạn nhân mà còn ảnh hưởng tiêu
cực đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, gây tâm lý bất an trong nhân
dân.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế” hiện nay mang tính cấp thiết không những về mặt lý luận mà
còn là đòi hỏi thực tiễn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh
phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Tình hình nghiên cứu
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và
công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này đã được nhiều nhà luật học ở
nước ta và trên thế giới quan tâm nghiên cứu.
Các nhà luật học Xô viết trước đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác .
ở nước ta, một số nhà luật học đã nghiên cứu về tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, như TS. Trần Văn Luyện có
công trình "Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con
người” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000); tác giả Nguyễn Thanh Long,
Chánh án Tòa án quân sự khu vực 2 Quân khu 9 có công trình: “áp dụng thế nào
cho đúng về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại” (Tạp chí Tòa
án nhân dân số ); tác giả Đinh Thế Hưng, Tòa án nhân dân huyện Bắc Giang,
tỉnh Hà Giang có công trình: “Cần hướng dẫn cụ thể khoản 1 Điều 104 Bộ luật
hình sự” (Tạp chí Tòa án nhân dân, số 5/2001); tác giả Nguyễn Đình Đức có
luận văn thạc sĩ đề tài “Đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc

6
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở thành phố Hồ Chí Minh”

Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu của mình, các tác giả nói trên
chỉ mới đề cập đến những vấn đề lý luận chung, dưới góc độ luật hình sự về tội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc phân
tích các quy định của pháp luật hình sự thực định về tội phạm này hoặc lý giải
vấn đề tại địa phương . Cho đến nay, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một
cách đầy đủ, có hệ thống, toàn diện về tình hình, nguyên nhân cũng như các giải
pháp đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Vì vậy, việc nghiên cứu
đề tài “Đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” là phù hợp với yêu
cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm của địa phương và không trùng lặp với bất
kỳ công trình nào khác ở Việt Nam.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn:
3.1. Mục đích:
Mục đích của luận văn này là trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống
và toàn diện tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác, thực tiễn đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này tại địa bàn
tỉnh Thừa Thiên Huế , tác giả sẽ đề ra các giải pháp hữu hiệu cho cuộc đấu
tranh, hạn chế và từng bước làm giảm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2. Nhiệm vụ:
Để đạt được mục đích trên, tác giả luận văn đã đặt ra cho mình các nhiệm
vụ chủ yếu sau đây:
- Làm sáng tỏ các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong luật hình sự Việt Nam; thực
tiễn áp dụng Điều 104, 105, 106 Bộ luật hình sự năm 1999 trong đấu tranh
phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phân tích làm rõ tình hình, nguyên nhân và điều kiện của tội cố ý gây


7
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế hiện nay.
- Đưa ra dự báo tình hình tội cố ý gây thương tích hoăc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác.
- Đề xuất các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
trong những năm tới.
3.3. Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu các quy phạm pháp luật, các dấu hiệu pháp lý, cũng
như thực tiễn áp dụng đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác, các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
3.4. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn được làm sáng tỏ ở hai khía cạnh: tội phạm học và pháp lý hình
sự của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
trong phạm vi địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, do các cơ quan tiến hành tố tụng
các cấp (cấp huyện: 9 đơn vị huyện, thành phố và cấp tỉnh) đã điều tra, truy tố,
xét xử trong khoảng thời gian 4 năm từ 1997 đến 2000.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn:
Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà
nước và pháp luật, những thành tựu của các khoa học: tội phạm học, luật hình
sự, tâm lý xã hội, xã hội học Cơ sở thực tiễn của luận văn là các bản án, quyết
định hình sự của Tòa án nhân dân các cấp của tỉnh Thừa Thiên Huế về tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, các bảng thống
kê của Viện kiểm sát nhân dân các cấp về các vụ việc, về biện pháp xử lý loại
tội này ở địa phương.
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, luận văn đã sử dụng các phương pháp lịch sử, lôgíc, tổng


8
hợp, phân tích, so sánh pháp luật, dự báo để hoàn thành các nhiệm vụ mà luận
án đã đặt ra.
5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học pháp lý hình sự ở
cấp độ luận văn cao học, nghiên cứu toàn diện, có hệ thống tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế. Trong luận văn này, tác giả đã:
- Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong luật hình sự Việt Nam, làm
rõ các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội này.
- Đánh giá được tình hình, nguyên nhân và điều kiện của tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế;
- Nêu ra những mặt được và chưa được trong đấu tranh phòng, chống tội
phạm này trong thời gian qua, đồng thời đưa ra dự báo diễn biến của tình hình
tội phạm này trong thời gian tới tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế một cách đồng bộ, toàn diện và có hiệu quả.
6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu vừa có ý nghĩa về mặt lý luận, vừa có ý
nghĩa về mặt thực tiễn. Những kết quả nghiên cứu và các luận điểm được đưa ra
trong luận văn về các giải pháp đồng bộ đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác không những phục vụ
thiết thực cho công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này tại địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế mà còn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công
tác nghiên cứu khoa học pháp lý nói chung cũng như đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
các cơ quan bảo vệ pháp luật nói riêng.

7. Kết cấu của luận văn

9
Luận án có 89 trang. Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục
tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương với bảy mục lớn.
























10


Chương I
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác theo luật hình sự Việt Nam
1.1. Lịch sử phát triển của các quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khoẻ của người khác theo Luật hình sự Việt Nam.
1.1.1. Thời kỳ trước năm 1945
Trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam, tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác đã được ông cha ta quy định trong Quốc
triều hình luật (Luật hình triều Lê) là Bộ luật hình chính thống và quan trọng
nhất của triều đại nhà Lê nước ta, tại các điều 465, 466, 467, 468, 469. Điều 465
quy định: “Đánh người bằng chân tay không, thì bị xử phạt 60 trượng; bằng một
vật gì thì xử phạt 80 trượng; nặng hơn nữa thì biếm một tư; phạt tiền tổn thương
và tiền tạ như luật; đánh chết người thì phải tội đánh giết người. Xui người ta
đánh, dẫu mình không có mặt lúc đánh nhau, cũng xử một tội”. Hậu quả gây
thương tích là căn cứ để tăng hoặc giảm nhẹ hình phạt được quy định cụ thể tại
Điều 466: “Đánh người gãy răng, sứt tai mũi, chột một mắt, gãy ngón chân,
ngón tay, giập xương, hay lấy nước sôi, lửa làm người bị thương và rụng tóc, thì
xử tội đồ làm khao đinh. Lấy đồ bẩn thỉu ném vào đầu mặt người ta, thì xử biếm
hai tư; đổ vào miệng mũi thì biếm ba tư. Đánh gãy hai răng, hai ngón tay trở lên,
thì xử tội đồ làm tượng phường binh. Lấy gươm giáo đâm chém người, dẫu
không trúng, cũng phải lưu đi châu gần. Nếu đâm chém bị thương và làm đứt
gân chột hai mắt, đọa thai thì xử tội lưu đi châu ngoài; đánh gãy chân tay mù
một mắt, thì phải tội lưu đi châu xa. Nếu đánh bị thương hai người trở lên và
nhân bị thương mà thành cố tật, hay đánh đứt lưỡi, hủy hoại âm, dương vật, đều
xử tội giảo và phải đền tiền thương tổn như lệ định” .
Trong thời kỳ Pháp thuộc, nước ta bị chia làm ba miền: Nam kỳ, Trung kỳ
và Bắc kỳ. Nam kỳ là thuộc địa của Pháp, tội cố ý gây thương tích được xét xử
theo Bộ hình luật canh cải; ở Bắc kỳ, tội này được xét xử theo Bộ An nam hình
luật, còn ở Trung kỳ được xét xử theo Hoàng Việt hình luật. Trong Hoàng Việt


11
hình luật, tội cố ý gây thương tích được quy định tại Điều 293, Điều 294. Điều
293 quy định: “Khi nào cố ý đánh thành thương, hoặc hành hung mà đến nỗi
gãy, đứt què một tay chân, đui một mắt, đui hai mắt, hoặc những phế tật khác,
chánh phạm sẽ bị khổ sai từ 6 năm đến 8 năm, đồng phạm hoặc tòng phạm sẽ bị
phạt giam từ 1 năm đến 3 năm.
Khi nào cố ý đánh thành thương vẫn không có ý đánh chết, mà hại đến trí
mạng, thời chánh phạm sẽ bị khổ sai từ 10 năm đến 15 năm, đồng phạm hoặc
tòng phạm sẽ bị khổ sai từ 6 năm đến 8 năm” . Đối với những đối tượng bị cố ý
gây thương tích là cha mẹ, ông bà thì hình phạt sẽ bị tăng nặng hơn và được
quy định cụ thể tại Điều 294: “Người nào cố ý đánh thành thương hoặc can
những sự hành hung bạo hành khác, có xâm phạm đến thân thể chồng, cha mẹ,
ông bà, ông nhạc, bà nhạc, tôn thuộc những người ấy sẽ bị khổ sai từ 6 năm đến
10 năm.
Nếu cố ý đánh thành thương, hoặc làm những sự hành hung khác với chú,
bác, cô ruột, anh chị, người tội phạm ấy sẽ bị phạt giam từ 2 năm đến 5 năm.
Khi nào đánh thành thương hoặc hành hung mà thành ra phế tật, thời về
đoạn thứ nhất trong điều này sẽ bị khổ sai từ 11 năm đến 15 năm, về đoạn thứ
hai điều này sẽ bị khổ sai từ 6 năm đến 10 năm” .
Qua nội dung nêu trên cho thấy, vào thời kỳ trước năm 1945, các qui định
về tội cố ý gây thương tích đang còn đơn giản, chưa được cụ thể hóa để cá thể
hoá hình phạt đồng thời hình phạt lại mang tính chất tra tấn, nhục hình gây đau
đớn về thể xác cho con người.
1.1.2. Thời kỳ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi có
Bộ luật hình sự năm 1985
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã đập tan chế độ thực dân
phong kiến, lập nên Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam á với hệ thống
pháp luật mới, bao gồm Hiến pháp, các đạo luật, sắc lệnh và văn bản quy phạm
pháp luật mới của dân, do dân và vì dân.

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
trong luật hình sự Việt Nam ra đời muộn hơn nhiều so với các loại tội khác.

12
Điều này được lý giải bởi nguyên nhân ngay sau khi giành được chính quyền,
Nhà nước non trẻ của chúng ta phải tập trung đối phó với các hoạt động chống
đối chính quyền nhân dân, cho nên ưu tiên ban hành các văn bản pháp luật hình
sự quy định tội phản quốc, tội âm mưu lật đổ chính quyền, tội gián điệp, tội bạo
loạn Như vậy, có thể nói các tội chống chính quyền nhân dân được qui định rất
sớm, gắn liền với sự xuất hiện của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Còn
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được qui
định muộn hơn. Trong Thông tư số 442-TTg ngày 19/1/1955 của Thủ tướng
Chính phủ, lần đầu tiên quy định:
- Đánh bị thương phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm.
- Đánh bị thương có tổ chức hay gây thành cố tật hay chết người có thể
phạt tù đến 20 năm”
Thuật ngữ “cố ý gây thương tích” lần đầu tiên xuất hiện trong Công văn số
452 ngày 10/8/1970 của Tòa án nhân dân Tối cao. Công văn này mặc dù chưa
đưa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm tội cố ý gây thương tích, nhưng đã
hướng dẫn phân biệt giữa giết người chưa đạt với cố ý gây thương tích: “Giữa
giết người chưa đạt khi phương pháp giết người là gây thương tích như bắn,
chém, bóp cổ với cố ý gây thương tích, mặt khách quan rất giống nhau: cũng
đều có những hành vi gây thương tích cho người khác và không có hậu quả chết
người. Nhưng mặt chủ quan thì khác nhau và do đó, mức độ nguy hiểm cho xã
hội thì rất khác nhau: một bên can phạm mong muốn cho hành vi của mình gây
hậu quả làm chết người nhưng hậu quả đó không xảy ra ngoài ý muốn của y;
một bên can phạm chỉ muốn gây thương tích và cũng không hề muốn có hậu quả
chết người Nếu xác định được rằng, can phạm chú ý có những hành vi ít nguy
hiểm, ít khả năng gây chết người, thông thường nên định tội là cố ý gây thương
tích”

Trong Sắc luật số 03-SL ngày 15/3/1976 quy định tội phạm và hình phạt
của Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, tại
Điều 5 - Tội xâm phạm đến nhân thân và nhân phẩm của công dân đã quy định:
Phạm tội cố ý gây thương tích thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm. Trường hợp

13
nghiêm trọng thì bị phạt tù đến 10 năm; Phạm tội cố ý gây thương tích nặng thì
bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm, trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng thì bị
phạt tù đến 20 năm. Thông tư số 03-BTP/TT ngày 20/4/1976 của Bộ Tư pháp
Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã cụ thể hóa quy
định trên như sau: “Cố ý gây thương tích là hành vi cố ý xâm phạm đến thân thể
người khác với ý định làm cho thân thể người đó bị tổn thương. Trong tội cố ý
gây thương tích, bị cáo chỉ có ý định làm cho người khác bị thương, mà không
hề có ý định cũng như không hề mong muốn làm cho nạn nhân chết. Có trường
hợp tuy bị cáo chỉ cố ý gây thương tích, nghĩa là chỉ có ý định làm cho người
khác bị thương, nhưng do vết thương quá nặng nên đã làm cho nạn nhân chết.
Trường hợp này không coi là tội cố ý giết người mà vẫn coi là tội cố ý gây
thương tích, nhưng là trường hợp cần xử lý nặng.
Qua nghiên cứu Thông tư này, thấy rõ những nội dung chủ yếu sau đây:
- Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam, cơ quan có trách
nhiệm đưa ra được định nghĩa pháp lý của khái niệm tội cố ý gây thương tích.
- Quy định tội cố ý gây thương tích với hai khung hình phạt khác nhau
+ Khung 1: Phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm (Cấu thành tội phạm cơ bản) được
áp dụng cho trường hợp chỉ gây thương tích mà không có tình tiết tăng nặng
định khung hình phạt.
+ Khung 2: Phạt tù đến 20 năm (Cấu thành tội phạm tăng nặng) được áp
dụng trong trường hợp có các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt.
Nghiên cứu các quy định về tội cố ý gây thương tích trong giai đoạn này,
có thể rút ra một số nhận xét sau:
Thứ nhất, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật hình sự quy định tội

cố ý gây thương tích còn nhiều hạn chế: trật tự cũng như nội dung ban hành văn
bản không đúng thẩm quyền (Thông tư của Thủ tướng ban hành có những nội
dung đáng lẽ phải do Quốc hội qui định).
Thứ hai, quy định về tội cố ý gây thương tích trong Thông tư số 442-TTg
và Sắc luật số 03-SL còn đơn giản, chưa thể hiện sự phân hóa cao trách nhiệm
hình sự , về hình thức chỉ có hai khung hình phạt, các tình tiết định khung tăng

14
nặng hình phạt còn đơn giản, thiếu nhiều tình tiết như: dùng hung khí nguy hiểm
hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người, có tính chất côn đồ hoặc tái phạm
nguy hiểm
1.1.3. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác trong Bộ luật hình sự năm 1985.
Ngày 27 tháng 6 năm 1985, Bộ luật hình sự đầu tiên của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam đã được kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VII thông qua,
được công bố bởi lệnh của Hội đồng Nhà nước ngày 9 tháng 7 năm 1985 và có
hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1986. Trong Bộ luật này, tội cố ý gây
thương tích được quy định cùng với tội cố ý gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác tại Điều 109. Quy phạm pháp luật quy định tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có nội dung như sau:
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng
đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai
năm đến bảy năm:
a) Gây thương tích nặng hoặc gây tổn hại nặng cho sức khỏe của người
khác;
b) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
c) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
d) Gây thương tích cho nhiều người hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của

nhiều người.
3. Phạm tội gây cố tật nặng hoặc dẫn đến chết người thì bị phạt tù từ năm
năm đến hai mươi năm.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định ở điểm a khoản 2 và
ở khoản 3 Điều này do bị kích động mạnh vì hành vi trái pháp luật nghiêm trọng
của nạn nhân hoặc trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì
bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba

15
tháng đến hai năm.
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
được quy định tại Điều 109 Bộ luật hình sự năm 1985 so với nội dung trong
Điều 5 Sắc luật 03-SL/76 và các văn bản pháp luật hình sự quy định tội này
trước đó, đã có một bước tiến bộ rất lớn cả về nội dung và kỹ thuật lập pháp. Cụ
thể là:
Thứ nhất, tội danh đã được xác định rõ, đó là tội cố ý gây thương tích cho
sức khỏe của người khác và tội cố ý gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Đây là điều mà các văn bản trước đó chưa thể hiện được.
Thứ hai, các tình tiết định khung tăng nặng hình phạt được quy định cụ thể
và rõ ràng hơn. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác trên thực tế có nhiều tình tiết khách quan, chủ quan rất khác nhau
làm cho mức độ nguy hiểm cho xã hội của từng trường hợp phạm tội cũng rất
khác nhau. Vì vậy, đòi hỏi phải có nhiều khung hình phạt với những dấu hiệu
định khung khác nhau mới đáp ứng được yêu cầu đấu tranh với các tội phạm này
mà có các tình tiết định khung giảm nhẹ hình phạt. Đó là hai tình tiết bị kích
động mạnh vì hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân hoặc trong
trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Để áp dụng thống nhất Điều 109, ngày 19/11/1986, Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân Tối cao đã có Nghị quyết số 04/HĐTP hướng dẫn như sau: “Tỷ
lệ thương tích từ 10% trở xuống không gây cố tật, là thương tích nhẹ, chưa đến

mức cần thiết phải xử lý về hình sự người gây thương tích đó.
- Tỷ lệ thương tích từ 11 đến 30% là thương tích cần phải xử lý về hình sự
đối với người gây ra (theo Điều 109 khoản 1);
- Tỷ lệ thương tích từ 31 đến 60% là thương tích nặng hoặc gây tổn hại
nặng đến sức khỏe (theo Điều 109 khoản 2);
- Tỷ lệ thương tích từ 60% trở lên là thương tích rất nặng hoặc gây tổn
hại rất nặng đến sức khỏe (theo Điều 109 khoản 3)”
- Thực tiễn xét xử cho thấy, việc không xử lý về hình sự mọi trường hợp
cố ý gây thương tích có tỷ lệ phần trăm thương tật từ 10% trở xuống

16
như trong Nghị quyết trên là không hợp lý. Vì vậy, liên ngành Bộ Tư
pháp, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao
và Tòa án nhân dân Tối cao tại Công văn số 03/TATC ngày 22/10/1987
đã hướng dẫn thêm về vấn đề này như sau: “Trường hợp tỷ lệ phần trăm
thương tật từ 10% trở xuống, thì kẻ gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
trong các trường hợp sau đây:
1) Dùng hung khí nguy hiểm (như dao súng ) hoặc dùng thủ đoạn có thể
gây nguy hại cho nhiều người. Đây là các trường hợp, việc nạn nhân bị thương
tích nhẹ là ngoài ý muốn của kẻ phạm tội (thí dụ: kẻ phạm tội dùng dao nhọn
đâm nạn nhân, nhưng nạn nhân tránh được nên chỉ bị thương nhẹ ).
2) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân.
3) Phạm tội với nhiều người cùng một lúc.
4) Phạm tội đối với cùng một người và đối với nhiều người.
5) Phạm tội đối với người chưa thành niên (trừ các trường hợp ngược đãi
nghiêm trọng hoặc hành hạ con cái theo quy định của Điều 147 Bộ luật hình sự),
người già, phụ nữ đang có thai, người ở tình trạng không thể tự vệ được.
6) Phạm tội có tổ chức, phạm tội có đông người tham gia (trừ các trường
hợp bị xử lý về tội gây rối trật tự công cộng theo quy định của Điều 198 Bộ luật

hình sự).
7) Phạm tội trong thời gian đang chấp hành hình phạt tù, đang bị tạm giam
về việc phạm tội, đang bị tập trung cải tạo.
8) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm.
9) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân”
Sau ba năm thực hiện, Bộ luật hình sự năm 1985 nói chung cũng như quy
phạm pháp luật quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác nói riêng đã phát huy tác dụng to lớn trong việc đấu tranh phòng,
chống loại tội này. Tuy nhiên, để phân hóa hơn nữa trách nhiệm hình sự đối với
các trường hợp phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

17
người khác, luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được Quốc hội
thông qua vào các ngày 18/12/1989 đã bổ sung thêm điểm d khoản 2 như sau :
“Gây thương tích cho nhiều người hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của
nhiều người". Đồng thời cũng đã bổ sung vào khoản 3 như sau: "Phạm tội gây
cố tật nặng, dẫn đến chết người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng
khác thì bị phạt tù từ 5 năm đến 20 năm".
Trong ba lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 1985 vào các năm 1991,
1992, 1997, nội dung Điều 109 không có gì thay đổi, điều đó chứng tỏ quy phạm
pháp luật quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác đã tiếp tục phát huy tác dụng trong đấu tranh phòng, chống loại tội
này. Điều ấy chứng tỏ các qui định về loại tội này đã được cụ thể hoá tạo điều
kiện cho quyết định hình phạt.
1.1.4. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác trong Bộ luật hình sự năm 1999.
Trong Bộ luật hình sự năm 1999, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 104 như sau:
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong

các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt
tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều
người. Hung khí nguy hiểm có thể được hiểu là dao, lê, súng, lựu đạn, thuốc nổ,
a xít Thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người là thủ đoạn gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho người khác có khả năng gây ra hậu quả đó không phải chỉ cho
một người mà cho nhiều người như đốt nhà lúc đêm khuya khi mọi người đang
ngủ làm nhiều người bị bỏng
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân. Cố tật là những tật để lại trên cơ thể nạn
nhân do hành vi phạm tội gây ra mà không thể khắc phục được. Đó là tình trạng
cơ thể bị thay đổi do bị tội phạm xâm hại và sự thay đổi này kéo dài suốt cả cuộc
đời họ, như sau khi bị thương, chân đi cà nhắc. Cố tật nhẹ là những tật để lại

18
không bị ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng không đáng kể sự hoạt động bình thường
của nạn nhân so với trước khi người phạm tội gây thương tích. Ví dụ: sau khi bị
đánh gẫy tay, đã được bó bột nhưng tay vẫn không được thẳng như bình thường
và có một ngón tay không co duỗi được
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người.
Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người là phạm tội từ hai lần trở lên đối với
cùng một người mà những lần phạm tội trước đó chưa bị xử lý. Phạm tội đối với
nhiều người là phạm tội từ hai người trở lên trong cùng một lần phạm tội.
Những người bị thương hoặc bị tổn hại đến sức khoẻ phải có tỷ lệ thương tật từ
11% trở lên hoặc thuộc một trong các trường hợp quy định tại Công văn số 03
ngày 22/10/1987 của Toà án nhân dân Tối cao. Trong trường hợp gây thương
tích cho nhiều người nhưng chỉ có một người có tỷ lệ thương tật trên 10% và lại
không thuộc một trong các trường hợp quy định tại tại Công văn 03 thì người
phạm tội cũng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 104 Bộ
luật hình sự. Trong thực tiễn xét xử, vấn đề này còn có nhiều ý kiến khác nhau,
có ý kiến cho rằng gây thương tích cho nhiều người, thì không cần phải cả hai

người trở lên có thương tật trên 10%, bởi vì mức độ và tính chất nguy hiểm ở
đây không chỉ dựa vào hậu quả của hành vi mà còn dựa vào động cơ, tính chất
của hành vi.
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người
khác không có khả năng tự vệ.
Trẻ em là người chưa đủ 16 tuổi, căn cứ vào giấy khai sinh.
Phụ nữ đang có thai có thể do người phạm tội nhận biết được hoặc nghe
người khác nói. Việc xác định có thai hay không phải căn cứ vào kết luận của
bác sỹ.
Người già yếu là người cao tuổi, sinh hoạt, đi lại chậm chạp Người ốm
đau là người đang bị bệnh tật, có thể điều trị ở bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân
hoặc tại nhà riêng của họ. Người không có khả năng tự vệ là những người tuy
tuổi không ít nhưng vóc dáng bé nhỏ, tính cách nhút nhát, sợ sệt, người bị tật
nguyền, phụ nữ đi ở khu đồi vắng, trong đêm tối một mình

19
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của
mình.
Ông, bà gồm ông bà nội (người sinh ra người bố), ông bà ngoại (người sinh
ra người mẹ);
Cha, mẹ là người đã sinh ra người phạm tội. Cha mẹ nuôi là người nhận
người phạm tội làm con nuôi được pháp luật thừa nhận;
Người nuôi dưỡng là người chăm sóc, quản lý, giáo dục như vai trò của bố,
mẹ mình;
Thầy giáo, cô giáo của mình là người trực tiếp giảng dạy mình về văn hoá,
chuyên môn, nghề nghiệp
e) Có tổ chức: là hình thức phạm tội có sự cấu kết chặt chẽ giữa những
người cùng thực hiện tội phạm.
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện
pháp đưa vào cơ sở giáo dục. Để xác định thời gian này, cần căn cứ vào quyết

định bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê.
Thuê gây thương tích cho nạn nhân là thủ phạm không trực tiếp hành động
mà giấu mặt dùng tiền hoặc lợi ích vất chất, tinh thần để yêu cầu người khác
thực hiện hành vi phạm tội.
Gây thương tích thuê là hành vi của một người nào đó trong ý thức ban đầu
không muốn gây thương tích hoặc tổn thương cho nạn nhân, nhưng vì được
người khác thuê, nếu thực hiện theo yêu cầu của người thuê thì sẽ nhận được
những lợi ích nhất định, nên họ đã thực hiện hành vi phạm tội. Thực tế ở nước ta
trong những năm qua đã hình thành bọn chuyên đâm thuê, chém mướn.
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm. Phạm tội cố ý gây thương
tích có tính chất côn đồ là thực hiện hành vi có tính hung hãn cao độ, coi thường
tính mạng, sức khoẻ của người khác; gây thương tích không có nguyên cớ hoặc
phạm tội vì lý do nhỏ nhen; đâm, đánh người dã man, không run tay
Phạm tội trong trường hợp tái phạm nguy hiểm là trường hợp người phạm

20
tội trước đây đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do
cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khoẻ người khác. Hoặc trường hợp đã tái phạm, chưa được xoá án
tích mà lại phạm tội này.
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Gây thương tích cho người thi hành công vụ là trường hợp nạn nhân là
người đang thi hành nhiệm vụ do cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội giao cho vì
lợi ích chung của Nhà nước, xã hội như thầy giáo đang giảng bài, cán bộ đang
coi thi, cảnh sát giao thông đang kiểm tra giấy tờ xe, cán bộ kiểm lâm đang bảo
vệ rừng
Gây thương tích vì lý do công vụ của nạn nhân thể hiện nhiệm vụ mà nạn
nhân được giao có ảnh hưởng trực tiếp đến người phạm tội nên thủ phạm đã chủ
động gây thương tích cho nạn nhân. Hành vi phạm tội có thể xảy ra trước hoặc

sau khi thực thi công vụ của nạn nhân. Người phạm tội với động cơ có thể nhằm
ngăn cản nạn nhân thi hành công vụ, hoặc có thể là để trả thù nạn nhân và nạn
nhân đã thi hành công vụ đó.
Căn cứ để đánh giá mức độ thương tích là Bản giám định pháp y và Bản
quy định tiêu chuẩn thương tật được ban hành kèm theo Thông tư số 12/TTLB
liên bộ Bộ Y tế. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội ngày 26-7-1995 quy định
về tiêu chuẩn thương tật và tiêu chuẩn bệnh tật mới.
Trường hợp cố ý gây thương tích dẫn đến chết người là người phạm tội về
mặt chủ quan chỉ muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ của người đó
chứ không mong muốn nạn nhân chết. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khoẻ của người khác là cấu thành vật chất nên phải xác định mối quan
hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả xảy ra.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một
trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều
này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà

21
tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%,
nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm
k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt
nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung
thân.
Như vậy, so với khoản 1 Điều 109 Bộ luật hình sự năm 1985, thì trong
khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999, đã quy định cụ thể ranh giới giữa
trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự bằng cách lượng hóa tỉ lệ phần
trăm thương tật của nạn nhân. Đáng lưu ý, Bộ luật hình sự năm 1999 đã luật hóa
những quy định tại Công văn số 03/TATC ngày 22/10/1987 về các trường hợp

tuy tỉ lệ thương tật dưới 11% nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Khoản 4 Điều 109 Bộ luật hình sự năm 1985 đã được tách ra thành hai điều
luật riêng quy định hai tội độc lập được qui định ở các điều luật 105 và 106 Bộ
luật hình sự năm 1999, đó là: tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng.
Điều 105, Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được quy định như sau:
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với
người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt cảnh cáo, cải
tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một
năm đến năm năm :
a) Đối với nhiều người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ
thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc trong trường hợp đặc

22
biệt nghiêm trọng khác.
Quy định trên (khoản 2 Điều 105) cụ thể, rõ ràng hơn khoản 4 Điều 109 Bộ
luật hình sự năm 1985, đồng thời có bổ sung thêm vào khoản 2 và tăng mức
hình phạt cao nhất từ 2 năm tù lên đến 5 năm tù.
Điều 106, quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ
của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng như sau:
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá
giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến

hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội đối với nhiều người thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm.
Quy định trên tương tự như Điều 105, rõ ràng hơn và có tăng mức cao nhất
của khung hình phạt lên ba năm tù.
1.2. tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo
pháp luật hình sự hiện hành
1.2.1. Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo
vệ và bị tội phạm xâm hại. Khách thể của tội phạm là yếu tố bắt buộc của tội
phạm. Không có khách thể bị xâm hại thì không thể có tội phạm. Khách thể của
tội phạm có ý nghĩa quan trọng đối với định tội danh, đối với việc xác định tính
chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Lý luận Luật hình
sự chia khách thể của tội phạm thành 3 loại: khách thể chung, khách thể loại và
khách thể trực tiếp.
Khách thể chung của tội phạm là hệ thống các quan hệ xã hội được luật
hình sự bảo vệ và bị các tội phạm xâm hại. Bất kỳ tội phạm nào đã xảy ra đều
trực tiếp hoặc gián tiếp xâm hại đến hệ thống các quan hệ xã hội.
Khách thể loại của tội phạm là một nhóm các quan hệ xã hội có cùng tính
chất được một nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ và bị một nhóm tội
phạm xâm hại. Khách thể loại xác định tính chất của các quan hệ xã hội và là

23
một trong những dấu hiệu cơ bản để phân biệt các tội phạm có các dấu hiệu hình
thức giống nhau. Khách thể loại của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác là quyền được tôn trọng và bảo vệ về sức khỏe.
Khách thể trực tiếp của tội phạm là quan hệ xã hội cụ thể bị một loại tội
phạm cụ thể trực tiếp xâm hại. Việc làm sáng tỏ khách thể trực tiếp của tội phạm
giúp chúng ta hiểu được tính chất của các quan hệ xã hội cụ thể, xác định được
các đặc điểm đặc trưng của từng tội phạm, là cơ sở cho việc định tội danh đúng
hành vi phạm tội. Vậy khách thể trực tiếp của tội cố ý gây thương tích hoặc gây

tổn hại cho sức khoẻ của người khác là quyền được bảo hộ về sức khoẻ của con
người, là tình trạng sức khỏe của con người đang sống trong điều kiện bình
thường. Sức khoẻ là trạng thái tâm, sinh lý, sự hoạt động hài hòa bình thường
trong cơ thể con người tạo nên khả năng chống lại bệnh tật. Hành vi xâm phạm
sức khoẻ con người là bằng tác động ngoại lực hoặc bất kỳ hình thức nào làm
cho người đó yếu đi hoặc gây nên những tổn thương ở các bộ phận trong cơ thể,
gây bệnh tật, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của người đó. Đương
nhiên, thương tích hoặc tổn hại về sức khoẻ ở đây phải là của người sống. Người
sống được hiểu là con người, từ lúc đã ra khỏi bụng mẹ cho đến khi ngừng hơi
thở cuối cùng. Vì vậy, việc gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của bào thai không
được coi là cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
và hành vi xâm phạm sức khoẻ người mẹ mang thai không thể coi là hành vi
phạm tội đối với nhiều người. Một vấn đề đặt ra là nếu một phần cơ thể của thai
nhi đã ra khỏi cơ thể mẹ và thai nhi bị xâm phạm đến thân thể, sức khoẻ thì hành
vi của kẻ xâm hại trên có được coi là phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khoẻ của người khác không. Nếu theo tinh thần của Nghị quyết
04/HĐTP, ngày 29/11/1986 thì thai nhi chưa được coi là một con người. Bởi
vậy, hành vi gây thương tích cho một phần cơ thể thai nhi khi một phần cơ thể
ấy ra khỏi cơ thể người mẹ không bị coi là phạm tội. Điều này, có quan điểm
cho rằng chưa đúng với đạo lý truyền thống của dân tộc, thiết nghĩ cần phải xem
xét, nghiên cứu và có quy định cụ thể hơn về vấn đề này, tránh những thiếu sót,
sơ hở về mặt pháp luật, bảo đảm công tác phòng và chống tội phạm một cách
triệt để. Hiện nay, có một số quan điểm cho rằng khách thể trực tiếp của tội cố ý

24
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác không đơn thuần
chỉ là quyền được bảo hộ sức khoẻ, mà còn là danh dự, nhân phẩm của người
khác. Theo chúng tôi, quan điểm này rất cần được bàn thêm, bởi lẽ sức khoẻ,
danh dự và nhân phẩm của con người thường gắn kết chặt chẽ với nhau khi họ là
một nhân cách hoàn chỉnh. Trong nhiều trường hợp, hậu quả do hành vi gây

thương tích cho người khác thì có thể chữa lành vết thương về thể xác, nhưng
vết thương về danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm thì rất khó lành, đôi khi nó
mang dấu ấn suốt đời của người bị hại. Ví dụ, vì ghen tuông trong tình yêu mà
kẻ phạm tội đã dùng dao cắt một bên tai của người tình địch, vết thương đó
không những là thể xác mà là nỗi đau về tinh thần, danh dự và nhân phẩm bị
xâm phạm thì ám ảnh người đó suốt cả cuộc đời.
1.2.2. Mặt khách quan của tội phạm
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
cũng như bất cứ tội phạm nào, khi xảy ra đều có những biểu hiện diễn ra hoặc
tồn tại bên ngoài thế giới khách quan mà con người có thể nhận biết được. Đó
là:
Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội được thể hiện dưới dạng hành
động; hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và
hậu quả cũng như một số dấu hiệu khác của hành vi như: phương tiện, công cụ,
thời gian, địa điểm, phương pháp, thủ đoạn.
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là
tội cấu thành vật chất nên các dấu hiệu bắt buộc của nó là: Hành vi khách quan
nguy hiểm cho xã hội được thể hiện dưới dạng hành động; hậu quả nguy hiểm
cho xã hội và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Còn các dấu hiệu
khác tuy chúng không phải là dấu hiệu bắt buộc nhưng có ý nghĩa để định tội
danh và quyết định hình phạt. Cụ thể:
a) Hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác.
Hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là
dấu hiệu pháp lý đầu tiên, quan trọng nhất của mặt khách quan. Không có hành

25
vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì sẽ không có
hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu
quả; và do vậy cũng sẽ không có khách thể, mặt chủ quan, cũng như chủ thể của

tội phạm. Vì vậy, việc nghiên cứu hành vi khách quan của tội phạm là vấn đề rất
quan trọng để xác định có tội phạm xảy ra hay không?
Hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là
những hành vi tác động vào cơ thể con người, gây tổn thương một bộ phận hay
toàn bộ cơ thể, hoặc gây tổn hại hay làm mất chức năng của một cơ quan nào đó
trong cơ thể con người như làm què tay, cụt chân, mù mắt, làm trụy thai, tuyệt
đường sinh đẻ, dập gan, phổi
Thương tích hoặc sự tổn hại cho sức khỏe của người khác có thể do chính
người phạm tội trực tiếp gây ra như đấm, đá bằng tay, chân; dùng vũ khí, dùng
súng, dao hay dùng súc vật như suỵt chó cắn; hoặc do người phạm tội bắt buộc
người bị hại phải tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình
như bắt người bị hại phải tự chặt ngón tay, hoặc uống thuốc trụy thai
b) Hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và
hậu quả.
Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho quan hệ
xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự.
Tội phạm nào cũng có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội ở mức độ
nhất định do làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội
phạm. Nhưng dấu hiệu hậu quả nguy hiểm cho xã hội không phải có ở tất cả các
cấu thành tội phạm, mà chỉ có ở cấu thành tội phạm vật chất. Tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là tội phạm có cấu
thành vật chất, cho nên hậu quả của nó được xem xét ở những thiệt hại về sức
khỏe là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội này.
Hậu quả của cấu thành cơ bản tội phạm này đòi hỏi là thương tích hoặc tổn
thương khác cho sức khỏe ở mức độ có tỷ lệ thương tật là từ 11% trở lên hoặc
thương tật từ 1% đến 11% nhưng phải có một trong 10 tình tiết định khung cơ
bản.

×