Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 101 trang )


đại học quốc gia hà nội
khoa luật




nguyễn thu hồng





tội c-ỡng bức, lôi kéo
ng-ời khác sử dụng trái phép chất ma túy
trong luật hình sự việt nam




luận văn thạc sĩ luật học







Hà nội - 2008




đại học quốc gia hà nội
khoa luật



nguyễn thu hồng





tội c-ỡng bức, lôi kéo
ng-ời khác sử dụng trái phép chất ma túy
trong luật hình sự việt nam

Chuyên ngành : Luật hình sự
Mã số : 60 38 40


luận văn thạc sĩ luật học



Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: TS. Trần Văn Luyện


Hà nội - 2009




MỤC LỤC



Trang

MỞ ĐẦU
1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TỘI CƯỠNG BỨC, LÔI KÉO
NGƯỜI KHÁC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY
THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ
MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC
5
1.1.
Nhận thức chung về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng
trái phép chất ma túy
5
1.1.1.
Khái niệm tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép
chất ma túy
5
1.1.2.
Dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội cưỡng bức, lôi kéo người
khác sử dụng trái phép chất ma túy
7
1.2.
Phân biệt tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép
chất ma túy với một số tội phạm khác (Điều 197, 198, 252)

11
1.2.1.
Phân biệt với tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều
197)
11
1.2.2.
Phân biệt với tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma
túy (Điều 198)
13
1.2.3.
Phân biệt với tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa
thành niên phạm pháp (Điều 252)
15
1.3.
Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma
túy trong luật pháp một số nước trong khu vực
16
1.3.1.
Luật hình sự Thái Lan
16
1.3.2.
Luật hình sự Trung Quốc
17


1.3.3.
Luật hình sự Myanma
18

Chương 2: TÌNH HÌNH TỘI CƯỠNG BỨC, LÔI KÉO NGƯỜI

KHÁC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY
21
2.1.
Tình hình sử dụng trái phép chất ma túy ở Việt Nam hiện nay
21
2.1.1.
Tình hình sử dụng trái phép chất ma túy qua một số vụ án lớn
21
2.1.2.
Tình hình người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý trong toàn
quốc qua 10 năm từ năm 1998 đến năm 2007
24
2.2.
Diễn biến của tội phạm cưỡng bức, lôi kéo người khác sử
dụng trái phép chất ma túy
26
2.2.1.
Tổng các vụ án ma túy giai đoạn năm 2000 - 2007
26
2.2.2.
Tổng số các vụ án về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử
dụng trái phép chất ma túy giai đoạn năm 2000 - 2007
27
2.2.3.
Các vụ án về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái
phép chất ma túy trong tổng số các vụ án ma túy giai đoạn từ
năm 2000 - 2007
28
2.3.

Kết quả điều tra về thực trạng các hành vi cưỡng bức, lôi kéo
người khác sử dụng trái phép chất ma túy
29
2.3.1.
Kết quả điều tra theo phiếu điều tra tại Trung tâm giáo dục số
II- thành phố Hà Nội
29
2.3.2.
Kết quả điều tra theo phiếu điều tra tại trường Bổ túc văn hóa
trung học phổ thông Công ty xây dựng công nghiệp quận
Thanh Xuân
38
2.4.
Phương pháp thủ đoạn phạm tội cưỡng bức, lôi kéo người khác
sử dụng trái phép chất ma túy
44
2.4.1.
Thủ đoạn cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma
45


túy
2.4.2.
Thủ đoạn lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy
48
2.5
Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cưỡng bức, lôi kéo
người khác sử dụng trái phép chất ma túy ở Việt Nam
49
2.5.1.

Nguyên nhân của tội phạm cưỡng bức, lôi kéo người khác sử
dụng trái phép chất ma túy
49
2.5.2.
Điều kiện thực hiện tội phạm cưỡng bức, lôi kéo người khác
sử dụng trái phép chất ma túy
54
2.6.
Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về ma túy nói chung
và tội phạm cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép
chất ma túy ở Việt Nam trong thời gian qua
55
2.6.1.
Những thành công đã đạt được
56
2.6.2.
Những hạn chế còn tồn tại
62

Chương 3: một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng
chống tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép
chất ma túy
65
3.1.
Dự báo tình hình tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng
trái phép chất ma túy trong thời gian tới
65
3.2.
Một số giải pháp đấu tranh phòng chống tội cưỡng bức, lôi
kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy

67
3.2.1.
Các giải pháp chung
68
3.2.2.
Các giải pháp riêng
73

Kết luận
77

Danh mục tài liệu tham khảo
79

Phụ lục
82






DANH MỤC CÁC BẢNG


Số hiệu
bảng
Tên bảng
Trang
2.1

Tổng số người nghiện ma tuý có hồ sơ quản lý giai đoạn
1998 - 2007
24
2.2
Tổng số các vụ án ma tuý từ năm 2000 - 2007
26
2.3
Các vụ án về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng
trái phép chất ma tuý trong tổng số các vụ án ma tuý giai
đoạn từ năm 2000 - 2007
28



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Số hiệu
biểu đồ
Tên biểu đồ
Trang
2.1
Tình hình số lượng người nghiện ma tuý có hồ sơ quản lý
giai đoạn năm 1998 - 2007
25
2.2
Tổng số các vụ án về ma túy từ năm 2000 - 2007
27
2.3
Tổng số các bị cáo về ma túy bị xét xử từ năm 2000 - 2007

27



1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những thập niên cuối của thế kỷ XX, các quốc gia và cộng đồng
thế giới đã phải đối mặt với vấn nạn nguy hiểm và vô cùng nghiêm trọng là ma
túy. Mức độ ngày càng khốc liệt hơn trong những năm đầu của thế kỷ XXI,
với tính chất phức tạp và nguy hiểm của nó, ma túy được coi như kẻ thù của
con người, của nhân loại. Ma túy gây tác hại nghiêm trọng nhiều mặt về kinh
tế, xã hội, sức khỏe và đạo đức của cả cộng đồng, làm băng hoại đạo đức
truyền thống, phá vỡ hạnh phúc gia đình, làm suy yếu giống nòi, là một trong
những nguyên nhân trực tiếp lây truyền căn bệnh HIV/AIDS, là điều kiện
phát sinh những tội phạm nguy hiểm về an ninh trật tự, an toàn xã hội cũng
như tính mạng sức khỏe của người dân.
Ở Việt Nam, cũng không nằm ngoài vòng xoáy khủng khiếp của ma
túy. Hiện nay, cả nước có khoảng mười bảy vạn người nghiện ma túy có hồ
sơ quản lý, ở hầu hết các quận huyện, phường xã, đều có người nghiện ma túy
và lan ra tất cả các giới trong xã hội: từ học sinh, sinh viên, trí thức, lao động
tự do và ở mọi lứa tuổi từ thiếu niên, thanh niên, trung niên, người cao tuổi,
cả nam và nữ. Bộ luật hình sự 1999 đã giành 1 chương (Chương XVIII) quy
định về các tội phạm về ma túy với 10 điều luật trong đó có 08 tội có khung
hình phạt cao nhất là tử hình nhưng tội phạm ma túy nói chung và số người
nghiện ma túy không giảm mà ngày càng tăng [3].
Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy được
quy định tại Điều 200 Bộ luật hình sự năm 1999 (đã được quy định tại Điều 185m
Bộ luật hình sự năm 1985). Điều đó phản ánh việc xây dựng luật, sự điều

chỉnh của luật pháp kịp thời và nghiêm minh trước hiện tượng cưỡng bức, lôi
kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy.


2
Trong những năm gần đây, hiện tượng cưỡng bức, lôi kéo người khác
sử dụng trái phép chất ma túy có xu hướng ngày càng tăng. Thể hiện qua việc
người nghiện ma túy tăng lên qua từng năm. Với thực tế là nghiện ma túy thì
dễ mà bỏ thì quá khó, cái lợi về vật chất của kẻ cưỡng bức lôi kéo quá nhỏ bé
so với cái hại mà bản thân người mắc nghiện ma túy do bị lôi kéo và gia đình
họ, xã hội phải gánh chịu là vô cùng nghiêm trọng. Vô số những người nghiện
ma túy bị truy tố xét xử về tội liên quan đến ma túy hoặc những tội phạm do
ma túy trực tiếp và gián tiếp gây ra, đứng trước Tòa khai rằng: Nghiện do bạn
bè rủ rê lôi kéo, hoặc bị người quen dẫn dắt vào con đường sử dụng trái
phép chất ma túy.
Vì nhiều mục đích, vì nhiều lý do nên có nhiều đối tượng có dã tâm
lôi kéo và cưỡng bức người không nghiện ma túy sử dụng ma túy và dần dần trở
thành con nghiện. Mục đích để những người này trở thành khách hàng, trở thành
bạn nghiện cung cấp thuốc hoặc đơn giản chỉ là để thỏa mãn ý thích làm hại
người khác.
Hiện tượng trên xảy ra rất nhiều trong thực tế nhưng kết quả điều tra,
truy tố, xét xử loại tội này trong những năm vừa qua chưa cao (từ năm 2000
đến năm 2007, các cấp Tòa án trong cả nước mới chỉ xét xử 33 vụ/ 58 bị cáo).
Vì vậy cần đặt ra một yêu cầu, cần thiết và cấp bách đòi hỏi phải nghiên cứu
sâu về lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh chống loại tội
phạm này.
Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài "Tội cưỡng bức, lôi kéo
người khác sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam"
làm luận văn tốt nghiệp cho khóa học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Các tội phạm về ma túy đã có rất nhiều đề tài, luận án tiến sĩ, luận văn
thạc sĩ, các bài báo, bài viết trên các báo và tạp chí. Nhưng việc nghiên cứu về
tội "Cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy" về mặt


3
lý luận, thực tiễn của loại tội phạm này dưới góc độ pháp lý hình sự, những
nguyên nhân, động cơ, cách thức thực hiện hành vi của tội phạm, các giải
pháp phòng ngừa, răn đe, đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm này chưa
được nghiên cứu một cách hệ thống và chuyên sâu.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Trên cơ sở lý luận và pháp lý về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử
dụng trái phép chất ma túy ở Việt Nam hiện nay, luận văn đi sâu nghiên cứu
thực tiễn tội phạm này, động cơ nguyên nhân của người thực hiện hành vi, thủ
đoạn cách thức thể hiện của tội phạm, kết quả điều tra, truy tố, xét xử loại tội
phạm này nhằm đưa ra giải pháp đấu tranh phòng ngừa đạt hiệu quả cao.
Để đạt được mục tiêu đã đề ra, luận văn tập trung nghiên cứu giải quyết
các nhiệm vụ:
- Làm sáng tỏ khái niệm, các dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của
tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, phân tích
những quy định pháp luật của một số nước trong khu vực quy định về tội
phạm này.
- Phân tích đánh giá đúng thực trạng tình hình tội phạm này trong thời
gian qua (từ khi có Bộ luật hình sự năm 1999), hiệu quả thực tiễn đấu tranh
phòng chống và dự báo tình hình tội cưỡng bức, lôi kéo người khác trong
những năm tới.
- Đề xuất hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống tội
cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của luận văn nghiên cứu tội cưỡng bức, lôi kéo người khác

sử dụng trái phép chất ma túy.


4
Phạm vi nghiên cứu của luận văn dưới góc độ pháp lý hình sự và tội
phạm học trong thời gian từ 1999 đến năm 2007.
5. Cơ sở khoa học của đề tài
- Cơ sở lý luận: Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
- Cơ sở thực tiễn: Bản án, quyết định của Tòa về tội cưỡng bức, lôi
kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, các số liệu, thống kê, báo cáo
của cơ quan tư pháp về loại tội phạm này, kết quả điều tra xã hội học.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Lịch sử;
- Tổng hợp, so sánh, phân tích số liệu, tài liệu;
- Thống kê hình sự;
- Điều tra xã hội học;
- Phương pháp chuyên gia;
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung của luận văn gồm ba chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về tội cưỡng bức, lôi kéo
người khác sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định của pháp luật Việt
Nam và luật một số nước trong khu vực.
Chương 2. Thực trạng tình hình tội phạm cưỡng bức, lôi kéo người
khác sử dụng trái phép chất ma túy ở Việt Nam hiện nay.
Chương 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả, đấu tranh phòng
chống tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy.




5



6
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI CƢỠNG BỨC,
LÔI KÉO NGƢỜI KHÁC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY
THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VÀ MỘT SỐ NƢỚC TRONG KHU VỰC

1.1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỘI CƢỠNG BỨC, LÔI KÉO NGƢỜI
KHÁC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY
1.1.1. Khái niệm tội cƣỡng bức, lôi kéo ngƣời khác sử dụng trái
phép chất ma túy
Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, tội phạm là một hiện tượng
xã hội có nguyên nhân phát sinh do những điều kiện kinh tế - xã hội nhất
định, gắn liền với sự phát triển của xã hội.
Tội phạm về ma túy theo pháp luật Việt Nam là những hành vi liên
quan đến ma túy gây nguy hiểm cho xã hội đã được quy định trong Chương
XVIII từ Điều 192 đến Điều 201 của Bộ luật hình sự 1999.
Dưới góc độ khoa học pháp lý thì ma túy là chất độc gây nghiện, khi
thâm nhập cơ thể con người thì làm thay đổi một số chức năng hoạt động của
thần kinh làm cho người nghiện bị lệ thuộc vào chất này. Ma túy là những
chất tự nhiên hay tổng hợp được quy định trong các danh mục do Chính phủ
ban hành có tác dụng gây ức chế hay kích thích thần kinh gây ảo giác, nếu sử
dụng trái phép hoặc không đúng mục đích nhiều lần sẽ gây ra tình trạng
nghiện đối với người sử dụng.
Điều 2 Luật Phòng, chống ma tuý quy định:

1. Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được
quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành.


7
2. Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh,
để gây nghiện đối với người sử dụng.
3. Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc
gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện
cho người sử dụng [4].
Theo Tiến sĩ Trần Văn Luyện thì "Ma tuý là các chất có nguồn gốc tự
nhiên hoặc tổng hợp, khi được đưa vào cơ thể con người, nó có tác dụng làm
thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của người đó. Nếu lạm dụng ma tuý con
người sẽ lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thương và nguy hại cho người sử
dụng và cộng đồng" [25, tr. 14].
Cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi dùng
vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của
người khác buộc họ sử dụng trái phép chất ma tuý trái với ý muốn của họ. Lôi
kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý là hành vi rủ rê, dụ dỗ, xúi giục
hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm khêu gợi sự ham muốn sử dụng ma tuý
của người khác để họ sử dụng trái phép chất ma tuý. Hai hành vi này rất phổ
biến và là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm cho ma túy ngày càng
lan rộng, đối tượng nghiện ngày càng tăng [24, tr. 430].
Tại Điều 200 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 quy định:
1. Người nào cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái
phép chất ma túy thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị
phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;

c) Vì động cơ đê hèn;
d) Đối với người chưa thành niên từ đủ 13 tuổi trở lên;


8
đ) Đối với phụ nữ mà biết là đang có thai;
e) Đối với nhiều người;
g) Đối với người đang cai nghiện;
h) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ thương
tật từ 31% đến 60%;
i) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;
k) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị
phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
a) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ thương
tật từ 61% trở lên hoặc gây chết người;
b) Gây bệnh nguy hiểm cho nhiều người;
c) Đối với trẻ em dưới 13 tuổi.
4. Phạm tội trong trường hợp gây chết nhiều người hoặc gây
hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác thì bị phạt tù hai mươi năm
hoặc tù chung thân.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng
đến một trăm triệu đồng [3].
1.1.2. Dấu hiệu pháp lý đặc trƣng của tội cƣỡng bức, lôi kéo ngƣời
khác sử dụng trái phép chất ma túy
Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy cũng
như các tội phạm khác bao gồm bốn yếu tố cấu thành tội phạm, mà nếu thiếu
một trong bốn yếu tố thì không coi là tội phạm.
Đó là: Khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan.



9
a) Khách thể của tội phạm
Cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi dùng
vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của
người khác buộc họ sử dụng trái phép chất ma tuy trái với ý muốn của họ. Lôi
kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý là hành vi rủ rê, dụ dỗ, xúi giục
hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm khêu gợi sự ham muốn sử dụng ma túy
của người khác để họ sử dụng trái phép chất ma túy.
Tội phạm xâm phạm quyền tự do và sức khỏe của con người, ảnh
hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và lan truyền tệ nạn nghiện hút ma túy.
b) Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi cưỡng bức hoặc hành
vi lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy. Cưỡng bức là hành vi
dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực bắt ép người khác sử dụng ma túy. Hành
vi này thể hiện như dùng vũ lực, đe dọa, khống chế, ép buộc, giữ tay chân để
cho ma túy vào miệng, mũi, tiên chích chất ma túy vào cơ thể v.v trái với ý
muốn của nạn nhân. Lôi kéo có thể các hành vi như: Rủ rê, mồi chài, dụ dỗ
thuyết phục làm cho người khác không muốn sử dụng trái phép chất ma túy
cũng phải đồng ý sử dụng. Các thủ đoạn khác khêu gợi sự ham muốn sử dụng
ma túy, tuyên truyền bịa đặt những cảm giác hấp dẫn khi sử dụng ma túy
v.v để họ tò mò, ham muốn sử dụng ma túy. Ngoài ra, hành vi đánh lừa như
cho vào thuốc lá, kẹo, cà phê v.v để người khác không biết mà sử dụng ma
túy dẫn đến nghiện, thì người có hành vi đó phạm tội cưỡng bức, lôi kéo
người khác sử dụng trái phép chất ma túy. Tội phạm được coi là hoàn thành
khi người khác có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
c) Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là người từ đủ 16 tuổi trở lên (khoản 1) hoặc từ
đủ 14 tuổi trở lên (khoản 2, 3, 4), có năng lực trách nhiệm hình sự.



10
d) Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp.
e) Hình phạt
Điều luật quy định 4 khung hình phạt.
+ Khung 1: Quy định hình phạt tù từ hai năm đến bảy năm áp dụng đối
với trường hợp phạm tội không có tình tiết tăng nặng quy định ở khoản 2, 3 và 4.
+ Khung 2: Quy định hình phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm áp
dụng đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Có tổ chức là từ hai người trở lên cùng cố ý thực hiện tội phạm, có
sự phân công trách nhiệm cụ thể từng người và quyết tâm thực hiện tội phạm.
- Phạm tội nhiều lần là từ hai lần trở lên
- Vì động cơ đê hèn: Thể hiện như để đạt được mục đích trả thù hoặc
để khống chế nạn nhân và gia đình, người thân của nạn nhân phục vụ cho
mưu đồ xấu xa của người phạm tội. Trong thực tế là bọn bán lẻ ma túy
khuyến khích các con nghiện lôi kéo được người khác sử dụng ma túy nhất là
gia đình có nhiều điều kiện kinh tế. Các con nghiện không có tiền nên ra sức
lôi kéo người khác sử dụng ma túy để được sử dụng miễn phí ma túy. Trong
trường hợp này người sử dụng ma túy không chỉ phạm tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt ma túy mà còn phạm tội cưỡng
bức lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, con nghiện có hành vi
trên thì đồng phạm về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép
chất ma túy.
- Đối với người chưa thành niên từ đủ 13 tuổi trở lên: Người chưa
thành niên là người chưa đủ 18 tuổi, xác định tuổi của nạn nhân cần căn cứ
vào giấy khai sinh.


11

- Đối với phụ nữ mà biết có thai: Căn cứ vào kết luận của bác sĩ chuyên
khoa.
- Đối với nhiều người là từ hai người trở lên.
- Đối với người đang cai nghiện: Người đang cai nghiện có thể tại
trung tâm, tại cộng đồng dân cư hoặc gia đình.
- Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ thương tật từ 31%
đến 60%. Căn cứ để đánh giá mức độ thương tật là bản giám định pháp y và
Bản quy định tiêu chuẩn thương tật kèm theo Thông tư liên bộ Y tế, Lao động
thương binh và xã hội số 12/TT-LB ngày 26/7/1995 quy định về tiêu chuẩn
thương tật và tiêu chuẩn bệnh tật mới.
- Gây bệnh nguy hiểm cho người khác: Một số bệnh nguy hiểm được
truyền qua đường máu, đường hô hấp, việc hút, hít, tiêm chích ma túy dễ lây
truyền các bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, viêm gan vi rút B, lao v.v
- Tái phạm nguy hiểm là trường hợp người phạm tội trước đây đã bị
kết án về tội rất nghiêm trong, tội đặc biệt nghiêm trọng do lỗi cố ý, chưa
được xóa án tích mà lại phạm tội sử dụng trái phép chất ma túy. Hoặc trường
hợp đã tái phạm chưa được xóa án tích mà lại phạm tội này.
+ Khung 3: Quy định hình phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm
áp dụng đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
- Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ thương tật từ 61%
trở lên hoặc gây chết người.
- Gây bệnh nguy hiểm cho nhiều người là gây bệnh nguy hiểm cho từ
hai người trở lên.
- Đối với trẻ em dưới 13 tuổi: Căn cứ vào giấy khai sinh của nạn nhân.


12
+ Khung 4: Quy định hình phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân
áp dụng trong trường hợp gây chết nhiều người hoặc gây hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng khác. Gây chết nhiều người là từ hai người trở lên. Gây hậu quả

đặc biệt nghiêm trọng khác như gây hậu quả làm chết một người và gây bệnh
nguy hiểm cho nhiều người hoặc các hậu quả về kinh tế - xã hội khác.
+ Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến một trăm triệu đồng.
1.2. PHÂN BIỆT TỘI CƢỠNG BỨC, LÔI KÉO NGƢỜI KHÁC SỬ DỤNG
TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY VỚI MỘT SỐ TỘI PHẠM KHÁC (ĐIỀU 197, 198, 252)
1.2.1. Phân biệt với tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
(Điều 197)
Điều 197 Bộ luật hình sự quy định "Tội tổ chức sử dụng trái phép chất
ma túy".
Hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy thể hiện như sau:
- Chỉ huy, phân công, điều hành các hoạt động đưa trái phép chất ma
túy vào cơ thể người khác.
- Thuê địa điểm, mượn địa điểm, sử dụng địa điểm thuộc quyền chiếm
hữu của mình hoặc đang do mình quản lý cũng như tìm địa điểm để làm nơi
đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác.
Cung cấp trái phép chất ma túy (trừ hành vi bán trái phép chất ma túy
cho người khác để họ sử dụng trái phép chất ma túy).
- Chuẩn bị chất ma túy dưới bất kì hình thức nào (mua, xin, tàng trữ,
sản xuất ) nhằm đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác.
- Tìm người cần sử dụng trái phép chất ma túy để giới thiệu cho người
tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy nhằm đưa trái phép chất ma túy vào cơ
thể họ.


13
- Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện dùng vào việc đưa trái phép chất ma
túy vào cơ thể người khác.
Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy xâm phạm chế độ độc
quyền quản lý của Nhà nước ta về chất ma túy, xâm phạm trật tự an toàn xã

hội, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và lan tràn tệ nạn nghiện hút ma
túy.
Chính vì vậy, tại Điều 197 của Bộ luật hình sự 1999 quy định: Tội tổ
chức sử dụng trái phép chất ma túy.
1. Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất
kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Đối với người chưa thành niên từ đủ 13 tuổi trở lên;
d) Đối với phụ nữ mà biết là đang có thai;
đ) Đối với người đang cai nghiện;
e) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương
tật từ 31% đến 61%;
g) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị
phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
a) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương
tật từ 61% trở lên hoặc gây chết người;


14
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người mà tỷ lệ
thương tật từ 31% đến 60%;
c) Gây bệnh nguy hiểm cho nhiều người;
d) Đối với trẻ em dưới 13 tuổi.
4. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người mà tỷ lệ
thương tật từ 61% trở lên;
b) Gây chết nhiều người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm
trọng khác.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm mươi triệu
đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài
sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm [3].
Điểm giống nhau cơ bản giữa tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma
túy và tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy là
người phạm tội đều mong muốn đưa trái phép ma tuý vào cơ thể người khác.
Điểm khác nhau cơ bản giữa tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
và tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy là ở tội tổ
chức sử dụng thì người sử dụng chất ma túy có tính tự nguyện, thậm chí tìm
đến các chủ chứa nghiện hút, nhưng hành vi đưa ma tuý vào cơ thể người
nghiện do người khác thực hiện còn ở hành vi cưỡng bức, lôi kéo người khác
sử dụng trái phép chất ma túy thì người sử dụng chất ma túy mang tính bị
động, bị người khác tác động lôi kéo nhưng việc đưa ma tuý vào cơ thể
thường do chính họ thực hiện.
1.2.2. Phân biệt với tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma
túy (Điều 198)


15
Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi của người
có địa điểm thuộc quyền chiếm hữu, quản lý của mình đã cho người khác
mượn hoặc thuê địa điểm đó để họ trực tiếp sử dụng chất ma túy nhằm thỏa
mãn nhu cầu về ma túy của bản thân.
Tội phạm xâm phạm chế độ độc quyền quản lý, sử dụng chất ma túy
của Nhà nước ta, xâm phạm trật tự an toàn xã hội, góp phần làm lan truyền tệ
nạn nghiện hút ma túy.

Điều 198 Bộ luật hình sự 1999 quy định: Tội chứa chấp việc sử dụng
trái phép chất ma túy:
1. Người nào cho thuê, cho mượn địa điểm hoặc có bất kì
hành vi nào khác chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy thì
bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Đối với trẻ em;
d) Đối với nhiều người;
đ) Tái phạm nguy hiểm;
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm mươi triệu
đồng đến hai trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản
[3].
Điểm giống nhau cơ bản giữa hai tội chứa chấp sử dụng trái phép chất
ma túy và tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy là
đều được thực hiện do lỗi cố ý.


16
Điểm khác nhau cơ bản giữa hai tội chứa chấp sử dụng trái phép chất
ma túy và tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy là:
Thứ nhất: Ở tội chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy thì người sử
dụng chất ma túy có tính tự nguyện, chủ động sử dụng ma túy còn ở tội cưỡng
bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy thì người sử dụng bị
động, bị cưỡng bức hoặc lôi kéo sử dụng.
Thứ hai: Ở tội chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy thì người có
hành vi phải có địa điểm thuộc quyền chiếm hữu, quản lý của mình.
Thứ ba: Ở tội chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy thì người thực

hiện tội phạm có thể hành động hoặc không hành động còn ở tội cưỡng bức,
lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy phải có hành động.
Thứ tư: Ở tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma
túy thì việc thực hiện tội phạm quyết liệt hơn, tính nguy hiểm cho xã hội cao
hơn ở tội chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy.
1.2.3. Phân biệt với tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp ngƣời chƣa
thành niên phạm pháp (Điều 252)
Tội dụ dỗ, tội ép buộc và tội chứa chấp người chưa thành niên phạm
pháp có mặt khách quan thể hiện ở hành vi dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp
người chưa thành niên phạm pháp.
Dụ dỗ người chưa thành niên phạm pháp là hành vi rủ rê xúi giục lôi
kéo thúc đẩy bằng các hình thức khác nhau: cho ăn, uống, hút, cho vay, bán
chịu kích thích sự ham muốn vật chất để buộc họ phải tìm cách trả nợ bằng
cách trộm cắp, phạm pháp, gây rối để từng bước đưa người chưa thành niên
tham gia vào hoạt động tội phạm.
Ép buộc người chưa thành niên phạm pháp là hành vi dùng vũ lực, đe
dọa dùng vũ lực hoặc bằng các hình thức khác (dọa nói với bố mẹ, nhà


17
trường, chính quyền về một sai phạm nào đó) để buộc người chưa thành niên
phải thực hiện tội phạm.
Chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp là hành vi cung cấp cho
người chưa thành niên chỗ ăn ở với ý thức tạo điều kiện cho họ thực hiện tội
phạm, tội phạm này đều được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp [24, tr. 583].
Điều 252 Bộ luật hình sự 1999 quy định: Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc
chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp.
1. Người nào dụ dỗ, ép buộc người chưa thành niên hoạt
động phạm tội, sống sa đọa hoặc chứa chấp người chưa thành niên
phạm pháp thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Có tổ chức;
b) Dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp lôi kéo nhiều người;
c) Đối với trẻ em dưới 13 tuổi;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng
đến ba mươi triệu đồng.
Người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại điểm (đ) khoản
2 điều này thì còn có thể bị phạt quản chế từ một đến năm năm [3].
Điểm giống nhau giữa hành vi cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng
trái phép chất ma túy và hành vi dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa
thành niên phạm pháp ở mặt khách quan của tội phạm là đều có hành vi dụ
dỗ, ép buộc người khác phạm pháp và mặt chủ quan đều là lỗi cố ý trực tiếp.


18
Điểm khác nhau ở mặt khách thể là ở Điều 200 Bộ luật hình sự xâm
phạm quyền tự do sức khỏe con người, xâm phạm chế độ thống nhất quản lý
ma túy của nhà nước về ma túy làm lan tràn tệ nạn nghiện hút ma túy còn ở
Điều 252 Bộ luật hình sự xâm hại đến trật tự công cộng, gia tăng các tội phạm
khác. Về nạn nhân thì ở Điều 200 Bộ luật hình sự là các lứa tuổi còn ở Điều 252
chỉ là người chưa thành niên.
1.3. TỘI CƢỠNG BỨC, LÔI KÉO NGƢỜI KHÁC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP
CHẤT MA TÚY TRONG LUẬT PHÁP MỘT SỐ NƢỚC TRONG KHU VỰC
1.3.1. Luật hình sự Thái Lan
Tội phạm về ma túy được quy định trong "Luật về các chất ma túy" ban
hành ngày 22 tháng 4 năm 1979. Luật gồm 11 chương, trong đó Chương XI.

"Các hình phạt" gồm 38 điều từ Điều 65 đến Điều 102 quy định tội phạm và
hình phạt. Tội cưỡng bức người khác sử dụng chất ma túy được quy định tại
Điều 93.
Điều 93. Người nào mà lừa đảo, đe dọa dùng bạo lực hay thực hiện
các thủ đoạn khác làm cho người khác sử dụng chất ma túy dưới bất kỳ hình
thức nào thì bị phạt tù từ một năm đến mười năm và bị phạt tiền từ mười
nghìn bạt đến một trăm nghìn bạt [11, tr. 135].
Như vậy, so sánh giữa pháp luật hình sự Việt Nam và pháp luật hình
sự Thái Lan quy định về tội này thì có một số điểm tương đồng: Cùng quy
định trong Bộ luật hình sự; ngoài hình phạt chính còn có hình phạt bổ sung là
phạt tiền, quy định những tình tiết định khung và tăng nặng. Tuy nhiên, pháp
luật giữa hai nước quy định về loại tội này cũng có những điểm khác nhau.
Thứ nhất: Về tội danh quy định ở trong luật của Thái Lan không phân
chia các loại tội danh riêng biệt nhưng ở Bộ luật hình sự Việt Nam tách riêng
thành tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy và tội lôi kéo
người khác sử dụng trái phép chất ma túy.

×