Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Phòng ngừa tội phạm hối lộ ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (977.69 KB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
***






NGUYỄN VĂN TÙNG






PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM HỐI LỘ Ở VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP








LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC














HÀ NỘI - 2005
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
***




NGUYỄN VĂN TÙNG




PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM HỐI LỘ Ở VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP





CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HÌNH SỰ

MÃ SỐ: 5.05.14




LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS, TS. ĐỖ NGỌC QUANG








HÀ NỘI - 2005

MỤC LỤC



Trang

MỞ ĐẦU
1


CHƯƠNG I
NHẬN THỨC CHUNG VỀ
PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM HỐI LỘ

1.1
Nhận thức chung về tội phạm hối lộ
5
1.1.1
Khái niệm tội phạm hối lộ
5
1.1.2
Các dấu hiệu pháp lý của tội phạm hối lộ
7
1.1.3
Sơ lược về lịch sử phát triển của pháp luật tội phạm hối
lộ
11
1.2
Nhận thức chung về phòng ngừa tội phạm hối
lộ
16
1.2.1
Khái niệm phòng ngừa tội phạm hối lộ
16
1.2.2
Các biện pháp phòng ngừa tội phạm hối lộ
18

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TỔ CHỨC PHÒNG NGỪA

TỘI PHẠM HỐI LỘ Ở VIỆT NAM

2.1
Tình hình tội phạm hối lộ ở nước ta từ năm 1999 đến năm 2004.
29
2.1.1
Số liệu tình hình tội phạm hối lộ
29
2.1.2
Một số đặc điểm nhân thân của người phạm tội hối
lộ
45
2.1.3
Số liệu về cơ cấu, biến động và những đặc điểm khác của tội phạm
hối lộ
47
2.1.4
Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm hối lộ
54
2.2
Tình hình tổ chức phòng ngừa tội phạm hối lộ
62
2.2.1
Những kết quả đạt được trong tổ chức phòng ngừa tội phạm hối lộ
62
2.2.2
Những tồn tại thiếu sót trong tổ chức phòng ngừa tội phạm hối lộ
64
2.2.3
Nguyên nhân của những tồn tại, thiếu sót trong tổ chức phòng

ngừa tội phạm hối
lộ
67

CHƯƠNG III
NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC PHÒNG NGỪA
TỘI PHẠM HỐI LỘ Ở VIỆT NAM

3.1
Dự báo tình hình tội phạm hối lộ đến năm 2010
77
3.1.1
Cơ sở của dự báo tình hình tội phạm hối lộ
77
3.1.2
Dự báo tình hình tội phạm hối lộ đến năm 2010
78
3.2
Nâng cao hiệu quả tổ chức các biện pháp phòng ngừa tội phạm
hối lộ
79
3.2.1
Hoàn thiện hệ thống pháp luật phòng ngừa hối lộ
79
3.2.2
Cải cách hành chính bộ máy nhà nước
83
3.2.3
Các biện pháp quản lý cán bộ, công chức
88

3.2.4
Các biện pháp quản lý thu nhập, kê khai tài sản của cán bộ, công
chức
93
3.2.5
Tăng cường hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật
94
3.2.6
Các biện pháp giám sát, giáo dục
97

KẾT LUẬN
100

TÀI KIỆU THAM KHẢO
102


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung sang nền kinh tế
thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế
nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc, đời sống của người dân được
nâng cao; tình hình chính trị - xã hội được ổn định; quốc phòng, an ninh được
củng cố; quan hệ đối ngoại phát triển mạnh mẽ; phá được thế bao vậy, cô lập;
mở rộng hợp tác và tham gia tích cực vào các hoạt động quốc tế. Tuy nhiên,
bên cạnh những mặt tích cực, trong xã hội cũng đã và đang phát sinh nhiều
hiện tượng tiêu cực. Tệ nạn xã hội ngày một gia tăng dưới mọi hình thức.
Tình hình các loại tội phạm rất phức tạp xảy ra trong các lĩnh vực, nhất là tội
phạm tham nhũng đang gây sự bất bình trong nhân dân, làm giảm lòng tin của

nhân dân đối sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước: " Tình trạng tham nhũng, suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán
bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng. Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của
hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn đe doạ sự
sống còn của chế độ ta ". [1].
Trong các tội phạm tham nhũng, tội phạm hối lộ được coi là nguy hiểm
nhất. Tính nguy hiểm của nó được thể hiện ở chỗ, các tội phạm này đang phá
hoại sự hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước, làm cho mọi đường lối
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước không thể vận dụng
đúng đắn vào cuộc sống. Thực tế đã chỉ ra rằng, bộ máy nhà nước có vững
mạnh, trong sạch thì mới bảo đảm được hiệu lực quản lý nhà nước. Điều này
đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ, công chức không chỉ có đủ năng lực, trình
độ, mà còn phải có phẩm chất đạo đức. Hiệu lực và chất lượng công tác của
bộ máy nhà nước, suy cho cùng phần lớn phụ thuộc vào hoạt động và chất
lượng công tác của cán bộ, công viên chức trong bộ máy nhà nước. Tăng
cường hiệu lực nhà nước không thể tách rời việc nâng cao năng lực, trình độ,
phẩm chất và đạo đức cách mạng của người cán bộ và khắc phục những hiện

2
tượng người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm
pháp luật. Phần lớn các cán bộ, công chức trong bộ máy Nhà nước trung thực,
tận tuỵ làm việc vì nước, vì dân không nề hà khó khăn gian khổ, nêu cao đạo
đức cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được
giao, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số người thoái hoá, biến chất, lợi dụng
chức vụ, quyền hạn nhũng nhiễu đòi hối lộ, nhận hối lộ, làm tổn thương uy
tín của Đảng và Nhà nước ta.
Ở nước ta, trong mấy chục năm qua, nạn hối lộ vẫn tồn tại như một hiện
tượng xã hội và đang phát triển rất nghiêm trọng, gây tác hại lớn đến hoạt
động của bộ máy nhà nước. Do vậy, đấu tranh với tội phạm hối lộ là một bộ
phận quan trọng của cuộc đấu tranh chống tham nhũng nhằm góp phần khôi

phục trật tự, kỷ cương đất nước, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, làm lành
mạnh các quan hệ xã hội và củng cố lòng tin của quần chúng nhân dân đối với
Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài "Phòng ngừa
tội phạm hối lộ ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp" hiện nay ở nước ta là
cần thiết và cấp bách, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu
Từ trước đến nay trong các sách, báo và tạp chí nghiên cứu đã có nhiều
bài viết đề cập đến vấn đề đấu tranh phòng chống tội phạm hối lộ như: "Tìm
hiểu pháp lệnh trừng trị tội nhận hối lộ" (Trần Kiêm Lý và Đặng Văn Doãn,
NXB pháp lý HN 1982); "Vấn đề nhận quà tạ ơn và tội nhận hối lộ"(Võ
Quang Nhạn, tập san Toà án Nhân dân, số 1 - 1986); "Một số ý kiến về tội
nhận hối lộ" (Võ Khánh Vinh, Tập san Toà án Nhân dân, số 4 - 1986); "Về
dấu hiệu định khung tăng nặng của các tội: Nhận hối lộ, đưa hối lộ và làm
môi giới hối lộ"(Võ Khánh Vinh, Tập san Toà án Nhân dân, số 5 - 1986); "
Một số ý kiến về tội đưa hối lộ"( Võ khánh Vinh, Tập san Toà án Nhân dân,
số 1 - 1987); " Một số đặc điểm tội phạm học của các tội hối lộ"( Võ khánh
Vinh Tạp chí Pháp chế XHCN, Số 7 + 8 - 1991); " Đấu tranh chống và phòng

3
ngừa tội tham ô, cố ý làm trái và hối lộ trong cơ chế thị trường"(Bùi Hữu
Hùng và Trần Phàn, NXB - Chính trị Quốc gia, HN 1993); "Vì sao tội tham ô,
cố ý làm trái và nhận hối lộ ít được phát hiện xử lý" (Trần Phàn, Tạp chí
Kiểm sát, số 6 - 1991); " Tội phạm hối lộ và một số biện pháp phòng ngừa xã
hội" (Nguyễn Xuân Yêm và Đoàn Kỉnh, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 4
- 1995); "Đấu tranh chống và phòng ngừa tội tham ô, cố ý làm trái và hối lộ
trong cơ chế thị trường" (Viện kiểm Sát nhân dân tối cao, Viện nghiên cứu
khoa học; NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội 1993) và nhiều tác giả khác. Các
công trình nghiên cứu được công bố đã đề cập được những vấn đề cơ bản về
tội phạm hối lộ. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào

nghiên cứu sâu, cập nhật được tình hình tội phạm hối lộ hiện nay và các biện
pháp phòng ngừa tội phạm này. Trên cơ sở tiếp thu và phát triển những kết
quả của các công trình đã nghiên cứu, luận văn này tiếp tục làm rõ hơn các
yêu cầu phòng ngừa tội phạm hối lộ ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn là đánh giá một cách khái quát thực trạng, nguyên
nhân và điều kiện của tội phạm hối lộ ở nước ta trong thời gian qua, phân tích
các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội phạm và từ đó xác định kiến giải các biện
pháp phòng ngừa tội phạm hối lộ.
Nhiệm vụ của luận văn là phải làm rõ các cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý
của công tác phòng ngừa tội phạm hối lộ trên cơ sở phân tích, tổng kết và
đánh giá tình hình hối lộ và tội phạm hối lộ ở nước ta từ năm 1999 đến 2004;
rút ra những mặt mạnh cũng như mặt còn hạn chế, tồn tại trong tổ chức hoạt
động phòng ngừa để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng
ngừa tội phạm này trong thực tế ở nước ta hiện nay.
4. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tội phạm hối lộ và hoạt động phòng ngừa tội
phạm hối lộ của các cơ quan chức năng.

4
Phương pháp nghiên cứu của luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để vận dụng phân tích, tổng hợp,
đánh giá thực trạng và nguyên nhân của tội phạm hối lộ; kết hợp các phương
pháp nghiên cứu hệ thống, so sánh, thống kê nhằm làm rõ các yêu cầu trong
tổ chức hoạt động phòng ngừa tội phạm hối lộ những năm vừa qua và yêu
cầu đặt ra hiện nay ở nước ta.
5. Điểm mới của luận văn
Khái quát và phân tích có hệ thống các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội
phạm hối lộ. Nghiên cứu làm rõ thực trạng, nguyên nhân, điều kiện của tội
phạm hối lộ ở nước ta từ năm 1999 đến 2004, qua đó nêu ra một hệ thống

đồng bộ các giải pháp đấu tranh phòng ngừa tội phạm hối lộ.
Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được tham khảo và vận
dụng vào việc xây dựng các biện pháp đấu tranh phòng ngừa tội phạm hối lộ.
Đồng thời, luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong việc
nghiên cứu và giảng dạy chuyên đề các tội phạm về tham nhũng.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, Luận văn có cấu trúc
chính gồm 3 chương 6 mục. Cụ thể:
Chương I: Nhận thức chung về phòng ngừa tội phạm hối lộ;
Chương II: Thực trạng tình hình tổ chức phòng ngừa tội phạm hối lộ ở
Việt Nam;
Chương III: Nâng cao hiệu quả tổ chức phòng ngừa tội phạm hối lộ ở
Việt Nam;






5



CHƢƠNG I
NHẬN THỨC CHUNG VỀ
PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM HỐI LỘ
1.1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỘI PHẠM HỐI LỘ.
1.1.1. Khái niệm tội phạm hối lộ.
Điều 15 công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng quy định: hành vi
hối lộ là hứa hẹn, tặng hay cho, trực tiếp hay gián tiếp, công chức bất kỳ một

lợi ích bất chính cho bản thân công chức ấy hay cho một người hoặc một tổ
chức khác, để công chức này làm hoặc không làm một việc trong quá trình thi
hành công vụ; còn hành vi nhận hối lộ là hành vi của công chức, trực tiếp hay
gián tiếp, đòi hoặc nhận một lợi ích bất chính cho chính bản thân công chức
hay cho người hoặc tổ chức khác, để công chức làm hoặc không làm một việc
trong quá trình thi hành công vụ. [11]
Trong các sách báo và các quy định của pháp luật hình sự cũng như thực
tiễn điều tra, truy tố, xét xử thì khái niệm "hối lộ" được sử dụng khá phổ biến.
Theo quan điểm chung, "hối lộ" được hiểu như một tệ nạn, một loại hiện
tượng tiêu cực trong xã hội, một tàn dư do chế độ cũ để lại. Theo từ điển
tiếng Việt 2003 thì, hối lộ là đưa tiền của cho người có quyền hành để nhờ
làm việc có lợi cho mình, bằng hành vi lạm dụng chức vụ hoặc làm sai pháp
luật. Ví dụ: Can tội hối lộ, mua chuộc cán bộ ăn hối lộ ( nhận tiền của hối lộ).
[49,tr.459]. Dưới giác độ pháp lý hình sự, khái niệm hối lộ được hiểu ở hai
nghĩa: theo nghĩa hẹp, hối lộ là tội nhận hối lộ tức là tội phạm được quy định
trong điều 279 BLHS 1999; còn theo nghĩa rộng, hối lộ được hiểu gồm 03 cấu
thành tội phạm được quy định tại 03 điều luật độc lập trong BLHS 1999 gồm
tội nhận hối lộ (Điều 279), tội đưa hối lộ (Điều 289), tội làm môi giới hối lộ

6
(Điều 290). Về vấn đề này trong lý luận và thực tiễn có những cách hiểu khác
nhau: Có người dùng khái niệm tội hối lộ và cho rằng tội hối lộ gồm ba hành
vi đưa hối lộ, làm môi giới hối lộ và nhận hối lộ. Theo quan điểm này, ba
hành vi trên không được coi là những tội phạm độc lập mà là những hình thức
phạm tội của một tội phạm phức hợp (tội hối lộ). Quan điểm này dựa trên quy
định tại điều 1 "tội hối lộ bao gồm: Nhận hối lộ, đưa hối lộ và môi giới hối
lộ" của Pháp lệnh trừng trị tội hối lộ ban hành ngày 20 tháng 05 năm 1981.
Chúng tôi thấy quan điểm này không phù hợp cả về lý luận và thực tiễn. Về
mặt lý luận, không có cấu thành tội hối lộ; về mặt thực tiễn trong điều tra,
truy tố, xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng không định tội danh là tội hối lộ

mà định tội danh là tội nhận hối lộ, tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ. Như
vậy phải hiểu tội phạm hối lộ gồm 03 tội độc lập: tội nhận hối lộ, tội đưa hối
lộ, tội làm môi giới hối lộ mới đúng bản chất của nó, mới có cơ sở lý luận và
phù hợp với pháp luật hình sự hiện hành của Nhà nước. Tuy nhiên, giữa các
tội phạm này có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau. Nhận hối lộ, đưa
hối lộ, làm mối giới hối lộ là những tội phạm mà việc thực hiện chúng phải có
tối thiểu hai người với tư cách là những chủ thể độc lập, người nhận hối lộ,
người đưa hối lộ và người làm môi giới (trong trường hợp có môi giới).
Nhưng mỗi tội phạm trên vẫn có tính chất độc lập thể hiện ở chỗ mỗi loại
hành vi phạm tội đều có những đặc điểm, dấu hiệu khác nhau, nội dung ý định
của những người thực hiện hành vi đó, chủ thể thực hiện, mức hình phạt quy
định khác nhau và chính sách xét xử đối với từng tội phạm cũng có sự phân
biệt. Trong tội phạm hối lộ thì tội đưa hối lộ và tội làm môi giới không phải là
những tội phạm về chức vụ theo đúng nghĩa của nó, vì chủ thể của tội phạm
này có thể là người có chức vụ, quyền hạn hoặc bất kỳ người nào. các tội
phạm này được xếp vào chương các tội phạm về chức vụ bởi lẽ các hành vi
phạm tội của chủ thể có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ với hành vi nhận hối
lộ của người có chức vụ, quyền hạn. Mặt khác những hành vi đưa hối lộ, môi
giới hối lộ đều xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nước, tổ
chức xã hội.

7
Chúng tôi cho rằng, cần hiểu khái niệm "hối lộ" theo nghĩa rộng mới
thấy được mối tương quan giữa những các hành vi phạm tội bao gồm nhận
hối lộ, làm môi giới hối lộ và đưa hối lộ. Điều này giúp chúng ta hiểu được
bản chất, đặc điểm của từng hành vi phạm tội để không chỉ giúp cho việc định
tội và áp dụng hình phạt đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, mà còn đặt ra
các yêu cầu của công tác phòng ngừa các tội phạm này trong thực tế. Từ sự
phân tích các quan điểm trên, có thể hiểu tội phạm hối lộ (gồm ba tội độc lập:
tội nhận hối lộ, tội đưa hối lộ; và tội làm môi giới hối lộ) là những hành vi

nguy hiểm cho xã hội do những người có năng lực trách nhiệm hình sự thực
hiện một cách cố ý xâm phạm vào hoạt động đúng đắn của bộ máy nhà nước
gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân.
1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội phạm hối lộ.
a. Dấu hiệu về khách thể của tội phạm.
Khách thể của tội phạm hối lộ là sự xâm phạm vào những quan hệ xã hội
được luật hình sự bảo vệ tạo nên nội dung hoạt động đúng đắn của cơ quan
nhà nước, tổ chức xã hội. Những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ bị
tội phạm hối lộ xâm hại ở đây chính là hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà
nước, tổ chức xã hội. Trong bất kỳ quốc gia nào, hoạt động đúng đắn của cơ
quan nhà nước đều chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Nhà nước có đạt được
mục tiêu đặt ra trong phát triển kinh tế - xã hội và công bằng xã hội hay
không đều phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Nếu bộ
máy nhà nước hoạt động đúng theo quy định của Hiến pháp và pháp luật sẽ là
tiền đề đầu tiên thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Đây chính là sự hoạt
động đúng đắn của bộ máy nhà nước. Ngược lại, nếu bộ máy nhà nước hoạt
động không theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật sẽ từng bước phá
hoại trật tự, kỷ cương đất nước, cản trở sự phát triển của đất nước và hậu quả
của nó có thể làm tan rã cả bộ máy nhà nước, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn
vong của chế độ. Không phải ngẫu nhiên, khi đánh giá về tình hình hoạt động

8
của bộ máy nhà nước hiện nay, Đảng ta đã nhận định, bộ máy nhà nước có
không ít khuyết điểm và những vấn đề tồn tại khiến mọi người đang băn
khoăn, lo lắng, nhất là tình trạng tham ô, hối lộ, lãng phí, quan liêu, cửa
quyền, sách nhiễu, ức hiếp nhân dân. Tình trạng này trong những năm qua
không những chưa bị ngăn chặn, giảm bớt mà ngược lại đang trở lên trầm
trọng hơn, gây bất bình trong dư luận, làm giảm lòng tin của nhân dân, làm
nản lòng các nhà đầu tư, kinh doanh muốn làm ăn hợp pháp và chính đáng,

kìm hãm sự phát triển của đất nước. Vì vậy, nhiệm vụ trọng tâm của nhà nước
hiện nay là kỷ luật, pháp luật, trật tự, kỷ cương phải được thiết lập nghiêm
ngặt trong toàn xã hội, trước hết trong bộ máy nhà nước, đảng, đoàn thể,
trong chính ngay các cơ quan pháp luật [15,tr.8-10]. Do vậy, bảo vệ sự hoạt
động đúng đắn của cơ quan nhà nước là rất quan trọng.
Theo Hiến pháp 1992, các cơ quan nhà nước được chia thành 04 hệ
thống cơ quan là: Cơ quan quyền lực (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp);
cơ quan chấp hành, hành chính (Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp); cơ
quan xét xử (Toà án nhân dân, toà án quân sự); cơ quan kiểm sát (Viện kiểm
sát nhân dân, viện kiểm sát quân sự). Các cơ quan nhà nước được thành lập
theo quy định của pháp luật. Mỗi cơ quan nhà nước thực hiện một nhiệm vụ,
chức năng của nhà nước, được Nhà nước quy định trong lĩnh vực hoạt động
riêng biệt với quyền hạn và trách nhiệm nhất định. Không một cơ quan, tổ
chức nào được phép hoạt động vượt ra ngoài phạm vi mà nhà nước quy định.
Hoạt động đúng đắn của mỗi cơ quan Nhà nước nói riêng và tất cả các cơ
quan nhà nước nói chung, tạo nên sự hoạt động thống nhất của bộ máy nhà
nước. Trong bộ máy nhà nước, việc thực hiện chức năng, quyền hạn, nhiệm
vụ của người này là điều kiện, cơ sở, tiền đề cho hoạt động của người khác.
Tức là trong công tác giữa cán bộ, nhân viên nhà nước có mối quan hệ tác
động biện chứng, qua lại, phụ thuộc nhau. Muốn bộ máy hoạt động tốt thì mỗi
bộ phận, mỗi người trong bộ máy đó phải làm đúng, đầy đủ chức năng, nhiệm
vụ của mình. Nếu mỗi người mỗi bộ phận đó làm không đúng chức năng,

9
nhiệm vụ theo quyền hạn mà mình được giao sẽ dẫn tới bộ máy Nhà nước hoạt
động suy yếu, lệch lạc.
Ở nước ta, các tổ chức, đặc biệt là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã
hội như mặt trận tổ quốc, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, tổng liên đoàn lao
động có vai trò và ảnh hưởng rất to lớn đến đời sống chính trị, xã hội.
Nhiệm vụ chủ yếu của các tổ chức xã hội là đoàn kết toàn dân, tổ chức giáo

dục, động viên các thành viên thuộc tổ chức mình thực hiện đường lối, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Các tổ chức xã hội cũng là nơi mà
nhân dân thực hiện quyền làm chủ đất nước của mình. Thông qua các tổ chức
xã hội mới có sự liên hệ chặt chẽ giữa bộ máy nhà nước với nhân dân. Tổ
chức xã hội tham gia vào việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội khi được nhà
nước uỷ quyền. Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của mình, những người
lãnh đạo, các thành viên của các tổ chức xã hội cũng được Nhà nước giao
cho những chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ nhất định như chức năng tổ chức
điều hành, chức năng giám sát , và các tổ chức này cũng có bộ máy quản lý
điều hành riêng. Khi những người cán bộ, nhân viên này mà lợi dụng chức vụ,
quyền hạn để nhận hối lộ để làm hay không làm một việc đều ảnh hưởng đến
hoạt động đúng đắn của tổ chức xã hội đó. Do vậy, hoạt động đúng đắn của
các tổ chức xã hội cũng là đối tượng để luật hình sự bảo vệ và là khách thể
của tội phạm hối lộ khi hoạt động này bị xâm phạm.
Tóm lại, khách thể của tội phạm hối lộ là sự xâm phạm vào những quan
hệ xã hội tạo thành nội dung hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, tổ
chức xã hội,
b. Dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm.
Mặt khách quan của tội phạm hối lộ khi có một trong ba loại hành vi
liên quan đến tội nhận hối lộ, tội đưa hối lộ và tội làm môi giới hối lộ.
Hành vi nhận hối lộ thể hiện bằng cách lợi dụng chức vụ, quyền hạn
nhận trực tiếp hoặc qua trung gian tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất dưới bất
kỳ hình thức nào có giá trị từ 500.000 đồng trở lên để làm hoặc không làm

10
một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Trong trường hợp
tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị dưới
500.000 đồng thì vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi, hoặc gây
hậu quả nghiêm trọng; hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi
phạm; hoặc đã bị kết án về một trong các tội phạm về tham nhũng được quy

định tại Mục A, Chương XXI BLHS, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
Như vậy, hành vi phạm tội ở đây có thể bằng hành động hoặc không hành
động, nhưng nó gắn chặt với người có chức vụ, quyền hạn, chỉ do người có
chức vụ quyền hạn thực hiện trong khi thực hiện công vụ. Dấu hiệu lợi dụng
chức vụ, quyền hạn là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành các tội nhận hối lộ.
Người có chức vụ, quyền hạn có thể trực tiếp lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà
mình có để phạm tội như lợi dụng địa vị công tác.
Hành vi phạm tội có thể bằng hành động hoặc không hành động. Bằng
không hành động là cách xử sự "tiêu cực" của người có chức vụ quyền hạn.
Họ không thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được giao, không làm
một việc phải làm hay làm không đầy đủ công việc được giao theo yêu cầu
của người đưa hối lộ đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho lợi ích của Nhà nước,
xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Để xác định hành vi phạm
tội bằng không hành động của người có chức vụ, quyền hạn cần xác định
người có chức vụ, quyền hạn đó buộc phải thực hiện chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn mà lại không thực hiện khi có đủ điều kiện, khả năng thực tế để
thực hiện. Hành vi phạm tội bằng hành động là động tác xảy ra một lần hoặc
do nhiều động tác hợp thành trái với những quy định của pháp luật về hoạt
động, công tác cũng như thẩm quyền mà người có chức vụ, quyền hạn được
giao.
Hành vi phạm tội của những người có chức vụ, quyền hạn là trái với
công vụ mà họ được giao. Công vụ tức là công việc phục vụ, quản lý, điều
hành đất nước, phục vụ lợi ích công cộng, phục vụ nhà nước, xã hội nhân dân
do cán bộ, công chức nhà nước thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước. Hành
vi trái công vụ là việc người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi xâm

11
phạm hay cản trở hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã
hội. Những hành vi đó vi phạm các nguyên tắc và hình thức hoạt động của bộ
máy nhà nước, vi phạm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Hành vi đưa hối lộ là đưa trực tiếp hoặc qua trung gian tiền, tài sản hoặc
lợi ích vật chất dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ 500.000 đồng trở lên
và yêu cầu người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi
ích của mình.
Hành vi môi giới hối lộ là hình vi có tính chất trung gian cho bên đưa hối
lộ và bên nhận hối lộ với giá trị của hối lộ từ 500.000 đồng trở lên hoặc giá
trị của hối lộ dưới 500.000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi
phạm nhiều lần (từ hai lần trở lên); Hành vi trung gian được thể hiện như: giới
thiệu cho hai bên gặp nhau, chuyển của hối lộ từ bên đưa hối lộ cho bên nhận
hối lộ, hoặc chuyển yêu cầu giữa các bên với nhau.
c. Dấu hiệu về chủ thể của tội phạm.
Chủ thể của tội nhận hối lộ, ngoài các dấu hiệu chung như đủ tuổi chịu
trách nhiệm hình sự, có năng lực pháp luật hình sự, họ còn là người có chức
vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nước, tổ chức xã hội. Người có chức vụ,
quyền hạn theo quy định tại Điều 277 BLHS, là người do bổ nhiệm, do bầu
cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không
hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn
nhất định trong khi thực hiện công vụ. Người có chức vụ có hai đặc điểm cơ
bản, thứ nhất, được giao thực hiện một công vụ nhất định; thứ hai, có quyền
hạn nhất định trong khi thi hành công vụ được giao đó.
Chủ thể của tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ là chủ thể chung bao
gồm bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu
trách nhiệm hình sự theo luật định.
d. Dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm.
Tội phạm hối lộ bao gồm các tội nhận hối lộ, đưa hối lộ và tội làm môi
giới hối lộ đều được thực hiện bởi lỗi cố ý trực tiếp, động cơ vụ lợi. Khi thực

12
hiện tội phạm, người phạm tội nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội
trong hành vi của mình.

1.1.3. Sơ lƣợc về lịch sử phát triển của pháp luật tội phạm hối lộ
Qua các tư liệu của các triều đại Phong kiến để lại cho thấy tham nhũng
nói chung và hối lộ nói riêng là một tệ nạn tương đối phổ biến trong thời kỳ
này thể hiện bằng các hình thức như: quan lại nhận tiền, của hối lộ; quan lại
bắt lính, dân làm việc cho bản thân; quan lại gây phiền nhiễu và chậm trễ
trong các công việc giải quyết đơn từ, án kiện của dân để đòi tiền của. Để
phòng ngừa tội phạm hối lộ và xử lý các hành vi hối lộ, các triều đại phong
kiến đã ban hành nhiều luật lệ, chiếu chỉ và quy định cụ thể trong văn bản
pháp luật. Điển hình là trong Bộ luật Hồng Đức thời Lê có gần 30 điều khoản
quy định chế tài áp dụng cho các hành vi tham nhũng, hối lộ. Ví dụ như: Điều
138: " Quan ty làm trái pháp luật mà ăn hối lộ từ 1 đến 9 quan thì xử tội biếm
(giáng chức) hay bãi chức, từ 10 quan đến 19 quan thì xử tội đồ hay lưu, từ
20 quan trở lên thì xử tội chém. Những bậc công thần, quý thần, cũng như
những người có tài mà được dự vào hàng bát nghị mà ăn hối lộ từ 1 đến 9
quan thì bị xử phạt tiền 50 quan, từ 10 quan đến 19 quan thì phạt tiền từ 60
đến 100 quan; từ 20 quan trở lên thì bị xử tội đồ, những tiền ăn hối lộ xử phạt
gấp đôi nộp vào kho". Điều 140 quy định: "Những người đưa hối lộ mà xét ra
việc của họ trái lẽ thì theo việc của họ mà định tội. Người không phải việc
mình mà đi hối lộ thay người khác thì xử tội nhẹ hơn người ăn hối lộ 2 bậc.
Những người thuộc hạ mà xúc xiểm quan trên thì cũng bị xử tội như thế. Của
hối lộ phải được nộp vào kho". Điều 120 quy định: Viên quan sai đi công cán
về tấu trình không đúng sự thực thì hạ chức hoặc lao dịch. Nếu có ăn tiền hối
lộ thì hạ thêm hai bậc. Tương tự như thế, trong Hoàng việt luật lệ thời
Nguyễn có 17 quy định riêng về luật hình đối với tội nhận hối lộ và gần 20
điều khoản quy định cụ thể về vấn đề này.
Qua các quy định của pháp luật phong kiến về hối lộ cho thấy: Trong
giai đoạn phong kiến, ông cha ta đã có thái độ, hình phạt nghiêm khắc đối với
các hành vi hối lộ. Bộ máy hành chính quan lại của các triều đình phong kiến

13

có những biện pháp, quy chế chặt chẽ để giám sát hành vi và kiểm tra năng
lực của đội ngũ quan lại. Trong hoạt động của bộ máy hành chính có các cuộc
khảo thí thường lệ, kiểm tra thái độ của quan lại hay lệ hồi ty. Theo lệ hồi ty,
bộ máy quan lại, viên chức đứng đầu một địa hạt không được phép trị nhậm
tại quê hương mình, không được lấy vợ là người sở tại, không được mua bất
động sản trên địa hạt mà mình quản lý Việc quy định lệ hồi ty sẽ làm các
viên quan tránh được, bị ngăn chặn những khả năng nảy sinh hành vi làm trái
với chức trách, lợi dụng quyền hạn để trục lợi. Nhà nước phong kiến cũng quy
định chế độ lương bổng theo các định lệ (phép quân điền, chia ruộng đất,
phong điền ấp ), đảm bảo cho quan lại khi đương chức cũng như khi hưu trí
một số đặc quyền, đặc lợi để họ yên tâm thực thi chức trách được giao như
mức lương của một quan nhị phẩm hàng năm là khoảng 3 tấn thóc và các
bổng lộc được cấp phát (nhu yếu phẩm, tiền thưởng) bảo đảm mức sống sung
túc cho quan lại. Ngoài ra các quan lại còn được cấp một khoản tiền gọi là
tiền " Dưỡng liêm" để giúp họ giữ được sự thanh liêm của mình trước sự
cám dỗ của đồng tiền do tệ hối lộ mang lại.
Sau cách mạng tháng Tám thành công (1945), hối lộ là một tệ nạn nguy
hiểm trực tiếp gây tác hại cho hoạt động đúng đắn của Bộ máy chính quyền
nhà nước, tổ chức xã hội, đến công cuộc xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội,
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để đấu tranh với tệ nạn này, Chủ tịch
Hồ Chí Minh rất quan tâm chăm lo, giáo dục cán bộ chính quyền cách mạng
về đạo đức: "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư", làm cho cán bộ trở thành
"người đầy tớ trung thành của nhân dân". Bác đã dạy cán bộ, đảng viên: "tr-
ước hết là cán bộ các cơ quan, đoàn thể, cấp cao thì quyền lực to, cấp thấp
thì có quyền lực nhỏ, dù to hay nhỏ có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp
đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp "dĩ công dinh tư". Vì vậy cán bộ phải
thực hiện chữ liêm trước để làm kiểu mẫu cho dân". Mặt khác để bảo đảm
"chống quan liêu, tham nhũng, hối lộ" có hiệu quả, chỉ hơn 1 năm sau ngày
chính quyền cách mạng được thành lập, Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh số
223/SL ngày 27 tháng 11 năm 1946 trừng trị các tội đưa hối lộ cho công chức,


14
tội công chức nhận hối lộ. Mặc dù còn sơ khai nhưng sắc lệnh này trong giai
đoạn kháng chiến chống Pháp đã đáp ứng được yêu cầu của chính quyền Cách
mạng và thể hiện tinh thần, thái độ, chính sách hình sự nghiêm khắc của Nhà
nước ta đối với tệ hối lộ. Sắc lệnh của Chủ tịch nước số 13 ngày 24 tháng 01
năm 1946 quy định về việc tuyên thệ khi nhậm chức của phụ thẩm: "Tôi thề
trước Công lý và nhân dân rằng tôi sẽ suy xét cẩn thận những án đem ra xử,
không hề ăn hối lộ, vị nể, vì sợ hãi, vì tư lợi hay thù oán riêng mà bênh vực
hay làm hại một bị can nào ". Ngoài ra trong một số văn bản của chính
quyền cách mạng cũng thể hiện tinh thần kiên quyết đấu tranh chống hối lộ
của Đảng và nhà nước như nghị quyết ngày 14 tháng 9 năm 1957 của Quốc
hội Chuẩn Y sắc luật số 004-SLT ngày 20 tháng 7 năm 1957 quy định:
Những người dùng bạo lực, hối lộ hoặc một thủ đoạn khác để phá hoại bầu
cử, hoặc cản trở công dân tự do sử dụng quyền bầu cử và ứng cử của mình có
thể tuỳ theo tội nhẹ hay là nặng bị phạt tù từ một tháng đến ba năm;
Sau khi đất nước thống nhất (1975), lần đầu tiên vấn đề hối lộ đã được
quy định trong luật hiến pháp năm 1980 - một đạo luật gốc, cơ bản, quan
trọng nhất trong hệ thống các văn bản pháp luật: "Mọi hoạt động đầu cơ, tích
trữ, kinh doanh bất hợp pháp, làm rối loại thị trường, phá hoại kế hoạch Nhà
nước, tham ô, trộm cắp, hối lộ hoặc lãng phí, vô trách nhiệm gây thiệt hại
nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước và của nhân dân đều bị pháp luật
nghiêm trị". (Điều 35 Hiến pháp năm 1980). Thể chế hoá quy định của Hiến
pháp, Pháp lệnh trừng trị tội hối lộ ban hành ngày 20 tháng 05 năm 1981 quy
định cụ thể hơn Sắc lệnh số 223 và có thể coi đây là bước phát triển đáng kể
của pháp luật hình sự trong lĩnh vực này. Pháp lệnh đã góp phần bảo đảm
chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách và pháp luật, tăng cường quản lý Nhà
nước; khuyến khích cán bộ, nhân viên nêu cao đức tính liêm khiết; động viên
nhân dân phát huy quyền làm chủ tập thể, tích cực đấu tranh chống tệ hối lộ.
Pháp lệnh này đã quy định tương đối rõ các hành vi đưa, nhận, môi giới hối

lộ, hình phạt áp dụng cũng như đường lối xử lí loại tội phạm này góp phần
trừng trị kịp thời tội phạm hối lộ. Ngoài ra có các văn bản dưới luật quy định

15
nhà nước kiên quyết đấu tranh phòng chống tội phạm này như: Nghị định của
Hội đồng chính phủ số 217-CP ngày 8/6/1979 ban hành bản Quy định về chế
độ trách nhiệm, chế độ kỷ luật, chế độ bảo vệ của công và chế độ phục vụ
nhân dân của cán bộ, nhân viên và cơ quan Nhà nước có trách nhiệm khắc
phục khó khăn, tạo điều kiện dễ dàng, thuận lợi cho nhân dân, không được có
thái độ ban ơn, sách nhiễu, không được đầu cơ, vụ lợi, ăn hối lộ dưới bất cứ
hình thức nào. Nghị quyết số 37 - CP ngày 4/2/1980 của Hội đồng chính phủ
quy định những chủ trương và biện pháp lớn nhằm thực hiện nghiêm chỉnh
bốn chế độ: chế độ trách nhiệm, chế độ kỷ luật, chế độ phục vụ nhân dân, chế
độ bảo vệ của công. Phải gắn liền việc xây dựng các chế độ này với việc phát
huy quyền làm chủ tập thể của công nhân, viên chức, nông dân, và nhân dân
lao động, đấu tranh chống tệ lấy cắp tài sản xã hội chủ nghĩa, tệ hối lộ và ức
hiếp dân. Cuộc đấu tranh chống các mặt tiêu cực phải được triển khai rộng
khắp thành phong trào của quần chúng và phải do các đồng chí phụ trách các
ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị trực tiếp lãnh đạo. Hội đồng Chính phủ,
các Bộ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố cần tổ chức ở mỗi cấp một lực
lượng cán bộ chuyên trách để kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện bốn chế độ
trong các ngành, các cấp, đồng thời kiểm tra việc đấu tranh chống lấy cắp tài
sản Nhà nước, chống hối lộ và ức hiếp dân. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ
số 183 - TTg ngày 5 tháng 6 năm 1980 về việc thi hành Điều lệ đăng ký kinh
doanh công thương nghiệp và phục vụ trong khu vực kinh tế tập thể và cá thể
quy định phòng ngừa, ngăn chặn và "xử lý nghiêm minh các trường hợp hối
lộ và ăn hối lộ". Nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng số 26-HĐBT ngày 15-
2-1984 về việc tăng cường tổ chức thanh tra và nâng cao hiệu lực thanh tra
kiến nghị những chủ trương, biện pháp nhằm ngăn ngừa và chống mọi biểu
hiện của tệ quan liêu, thiếu trách nhiệm, vô kỷ luật, tệ tham ô, hối lộ, cửa

quyền, ức hiếp quần chúng. BLHS năm 1985 đã quy định tội nhận hối lộ tại
điều 226; và quy định tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ và cùng một điều
luật 227.

16
Thực tế đấu tranh phòng chống tội phạm hối lộ đã chỉ ra, cần thiết phải
phân hoá trách nhiệm hình sự của từng hành vi liên quan đến hối lộ, nhất là
hành vi đưa hối lộ và hành vi môi giới hối lộ. Vì vậy, Bộ luật hình sự 1999,
một mặt cụ thể hoá hơn những tình tiết nhận hối lộ, quy định mức giá trị của
của hối lộ. Đồng thời tách riêng hành vi đưa hối lộ và môi giới hội lộ thành
hai tội độc lập. Như vậy, trong Bộ luật hình sự 1999, tội nhận hối lộ được quy
định tại Điều 279. Tội đưa hối lộ - Điều 289 và Tội môi giới hối lộ - Điều
290. Quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 đã quy định rõ ràng hơn trách
nhiệm hình sự của từng tội cụ thể trong tội phạm hối lộ, tạo điều kiện cho
công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm này trong thực tế xã hội.
Nhìn chung, trong ba giai đoạn trên, chúng ta đã ban hành nhiền văn bản
pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho cuộc chiến chống quan liêu, hối lộ, tiêu cực
trong Bộ máy nhà nước. Tuy vậy, các văn bản còn mang tính định hướng,
chưa tạo ra những thiết chế, cơ chế cần thiết làm cơ sở vững chắc cho cuộc
đấu tranh. Các văn bản còn tản mạn, không tập trung, mới chỉ chú trọng đến
việc xử lý các hành vi mà chưa có quy định tạo ra cơ chế phòng ngừa nhằm
loại bỏ nguyên nhân, điều kiện của tội phạm hối lộ. Các quy định trong Bộ
luật hình sự năm 1985 về tội phạm hối lộ đã bộc lộ những tồn tại, khó áp dụng
trong thực tiễn. Vì vậy, Bộ luật hình sự năm 1999 đã quy định cụ thể, chi tiết
các hành vi hối lộ, đáp ứng được yêu cầu của cuộc đấu tranh chống tội phạm
hối lộ.
1.2. NHẬN THỨC CHUNG VỀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM HỐI LỘ
1.2.1. Khái niệm phòng ngừa tội phạm hối lộ
Phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm hối lộ nói riêng chiếm vị trí
quan trọng. Tính quan trọng của nó được thể hiện ở chỗ, phòng ngừa tội phạm

là không để cho tội phạm xảy ra, không để cho tội phạm gây hậu quả cho xã
hội, không để cho thành viên của xã hội phải chịu hình phạt của pháp luật, tiết
kiệm được những chi phí cần thiết cho Nhà nước trong công tác điều tra, truy
tố, xét xử và cải tạo giáo dục người phạm tội. Đối với tội phạm hối lộ, phòng

17
ngừa tội phạm này đảm bảo cho sự hoạt động đúng đắn của bộ máy nhà nước,
không chỉ tạo ra những tiền đề để đạt được cho những mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước, mà còn bảo vệ được những quyền cơ bản của
công dân. Tuy nhiên, tội phạm nói chung và tội phạm hối lộ nói riêng lại là
hiện tượng xã hội hết sức phức tạp bắt nguồn từ những nguyên nhân, điều
kiện mang tính xã hội nên muốn phòng ngừa được chúng không chỉ thực hiện
đồng bộ bằng nhiều biện pháp khác nhau mà còn với sự tham gia của toàn xã
hội hướng vào việc thủ tiêu những nguyên nhân và điều kiện này.
Tội phạm hối lộ là hiện tượng xã hội tiêu cực, hết sức phức tạp, đa dạng,
nhiều cấp độ nên phòng ngừa chúng trước tiên chúng ta phải bằng mọi cách
khác nhau để kiềm chế được tình hình tội phạm. Sau đó, từng bước đẩy lùi và
tiến tới giải quyết, xử lý loại bỏ chúng ra khỏi đời sống xã hội. Nguyên nhân
và điều kiện của tội phạm hối lộ mang tính xã hội, tính lịch sử, tính giai cấp,
do vậy phòng ngừa chúng phải được thực hiện đồng bộ bằng nhiều biện pháp
xã hội và là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Nó đòi hỏi các cơ quan nhà
nước, tổ chức xã hội và mọi công dân cùng phải tiến hành.
Đặc điểm pháp lý của tội phạm tội hối lộ, như đã phân tích ở phần trên
liên quan đến người có chức vụ trong bộ máy nhà nước và những người khác
ở trong cơ quan nhà nước cũng như ngoài xã hội mà phòng ngừa tội phạm
hối lộ hướng trước tiên vào việc thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ các
hoạt động của người có chức vụ bằng các biện pháp pháp luật, kiểm tra,
thanh tra, giám sát, kiểm sát, xử lý với những vi phạm của người có chức vụ
trong khi thực thi công vụ. Ngoài ra còn có các biện pháp khác liên quan đến
điều tra, khám phá, xử lý đối với những vi phạm của người có chức vụ trong

thực thi công vụ, các biện pháp giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật trong nhân
dân, động viên nhân dân kiên quyết đấu tranh với hiện tượng tiêu cực này.
Cho nên, các biện pháp đấu tranh phòng và chống tội phạm hối lộ cần phải
được thực hiện đồng bộ từ việc bổ sung, hoàn thiện các cơ chế chính sách,
quy chế, quy định của Đảng và Nhà nước về quản lý kinh tế - tài chính, quản
lý tài sản công, không để sơ hở cho kẻ xấu lợi dụng cho đến việc tăng cường

18
thanh tra, kiểm tra, kiểm kê, kiểm soát, động viên các chi bộ Đảng, Mặt trận,
đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng và toàn xã hội giám sát,
kiểm tra, phát hiện tố cáo, lên án những kẻ hối lộ. Phải xử lý nghiêm minh
theo pháp luật những cán bộ, đảng viên, công chức ở bất cứ cấp nào, lĩnh vực
nào lợi dụng chức quyền để nhũng nhiều đòi hối lộ. Thực hiện nghiêm những
điều cấm đối với cán bộ, công chức. Đồng thời phải cải cách cơ bản chế độ
tiền lương, nâng cao đời sống người hưởng lương, chống đặc quyền đặc lợi.
Thường xuyên giáo dục cán bộ đảng viên, công chức về chính trị, tư tưởng,
đạo đức cách mạng. Xác định được điều này có ý nghĩa trong việc thực hiện
các biện pháp phòng ngừa tội phạm hối lộ trong từng ngành, từng lĩnh vực.
Chỉ có thực hiện được như thế thì mới có thể giải quyết từng bước hạn chế,
ngăn chặn, đẩy lùi và xoá bỏ tội phạm này trong bộ máy nhà nước nói riêng
và trong toàn xã hội nói chung.
Phòng ngừa tội phạm hối lộ là việc áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp
pháp luật, hành chính, tư pháp và những biện pháp khác nhau hướng vào việc
thủ tiêu nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm này nhằm từng
bước, ngăn chặn, hạn chế, đẩy lùi và tiến tới loại bỏ chúng trong cuộc sống xã
hội.


1.2.2. Các biện pháp phòng ngừa tội phạm hối lộ
Để có thể đưa ra được các biện pháp phòng ngừa tội phạm nói chung cần

thiết xác định được các nguyên nhân và điều kiện phạm tội. Việc tổ chức
thực hiện các biện pháp phòng ngừa tội phạm hối lộ cũng bắt nguồn từ yêu
cầu này. Do vậy, xác định được nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội
phạm hối lộ là yêu cầu đầu tiên. Khi đã xác định đúng được những nguyên
nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm hối lộ thì việc áp dụng các biện
pháp phòng ngừa không phải là khó. Theo chúng tôi, tội phạm hối lộ có điều
kiện pháp triển ở nước ta trong những năm qua là do pháp luật quy định liên

19
quan đến hoạt động của những người có chức vụ còn nhiều sơ hở, chưa chặt
chẽ. Thêm vào đó, chưa có cơ chế giám sát việc thực thi quyền lực của người
có chức vụ. Việc kiểm tra, thanh tra còn chưa làm đến nơi, đến chốn; công tác
quản lý kinh tế, tài sản nhà nước còn nhiều lỏng lẻo. Thêm vào đó, những vấn
đề liên quan đến những yếu kém trong nhân cách, đạo đức của người có chức
vụ. Những tiêu cực của nền kinh tế thị trường dễ tấn công vào người có chức
vụ. Ngoài ra cơ chế hành chính nhà nước còn thể hiện ở việc “xin - cho” trong
cấp phát ngân sách, tiền của nhà nước; những cơ chế hành chính liên quan
đến giải quyết quyền lợi của người dân rườm rà, gây phiền hà đã làm phát
sinh tiêu cực và làm xuất hiện hành vi hối lộ.Tất cả những điều đó cần phải
được làm rõ mới đưa ra được các biện pháp phòng ngừa. Như vậy, các biện
pháp phòng ngừa tội phạm hối lộ tập trung vào:
1. Những biện pháp phòng ngừa chung
Trước tiên, các biện pháp kinh tế thông qua sự phát triển của nền kinh tế
quốc dân.
Một trong những nguyên nhân làm phát sinh tội phạm hối lộ chính là chế
độ lương cho đội ngũ cán bộ công chức từ trung ương đến địa phương nói
chung còn chưa thoả đáng, chưa đáp ứng được các yêu cầu về ăn, ở sinh hoạt,
đi lại v.v., hay nói cách khác là chưa đảm bảo cuộc sống. Do vậy, đội ngũ này
còn tìm cách xoay sở bằng các biện pháp khác nhau ở vị trí công tác của
mình. Cũng cần nhìn nhận vào thực tế phát triển kinh tế của nước ta trong

nhiều năm, mặc dù kinh tế hiện nay có phát triển hơn trong những năm của
thời kỳ bao cấp, nhưng vẫn là nước kém phát triển nhất trong khu vực Đông
Nam á, thu nhập bình quân đầu người vẫn ở mức độ 450 $ một năm. Chính sự
kém phát triển về kinh tế nên chế độ đãi ngộ với đội ngũ cán bộ, công chức
còn rất thấp. Để khắc phục tình trạng này phải phát triển kinh tế, đảm bảo đời
sống vật chất chung cho công dân nói chung và đội ngũ cán bộ công chức nói
riêng. Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên, trong khoa học nghiên cứu tội
phạm và các biện pháp phòng ngừa đã chỉ ra, bằng sử dụng sức mạnh kinh tế

20
để khắc phục, hạn chế và loại trừ nguyên nhân và điều kiện phạm tội nói
chung và tội phạm hối lộ nói riêng. Vì vậy phải thực hiện các biện pháp kinh
tế như: phát triển kinh tế đất nước, nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân,
tổ chức việc làm cho người lao động, điều kiện sống và làm việc, mở rộng
mạng lưới dịch vụ xã hội và phúc lợi xã hội , từ đó có chế độ lương thoả
đáng cho đội ngũ cán bộ, công chức. Ngoài ra cũng phải nhìn nhận, biện pháp
kinh tế được coi là một trọng những biện pháp hàng đầu vì nó là cơ sở cho
việc áp dụng các biện pháp khác.
Thứ hai, các biện pháp giáo dục chính trị tư tưởng cho công dân nói
chung và đội ngũ cán bộ công chức nói riêng
Biện pháp chính trị, tư tưởng hướng vào việc áp dụng những chuẩn mực
quy tắc đạo đức mới, đấu tranh với tàn dư xã hội cũ trong nhận thức và hành
vi của mỗi con người, đó là phải nâng cao ý thức cho mọi người dân thấy
được trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng xã hội mới nói chung,
trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói riêng. Đảng ta nhận thấy
rằng, sự giác ngộ của các thành viên trong xã hội càng cao thì càng được hoàn
chỉnh và mở rộng tính tích cực sáng tạo của họ trong việc phát triển những
hình thức lao động xã hội chủ nghĩa, trong việc củng cố kỷ luật và trật tự, loại
trừ những hiện tượng tiêu cực trong việc lập ra những quan hệ mới giữa con
người, trong việc giải quyết thắng lợi các nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã

hội. Nhiệm vụ này gắn liền với nhiệm vụ phát triển cơ sở đạo đức trong cuộc
sống xã hội, nâng cao trình độ kỷ luật tự giác của con người, tăng cường ảnh
hưởng của dư luận xã hội trong quá trình này. Đảng cộng sản Việt Nam đang
tiến hành công tác giáo dục chính trị, tư tưởng rộng lớn nhằm giáo dục nhân
cách con người Việt Nam để có phẩm chất đạo đức, có bản lĩnh chính trị, có
lối sống lành mạnh, có ý thức tổ chức kỷ luật, nâng cao tính tích cực xã hội
của mỗi công dân trong việc đấu tranh với mọi quan điểm, tư tưởng sai trái,
lệch lạc, quan liêu, cửa quyền, chủ nghĩa cá nhân, xa hoa, lãng phí, tiêu cực,
tham nhũng nói chung.

×