Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Tội sử dụng trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (673.44 KB, 50 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT


HOÀNG VĂN VƯƠNG

TỘI SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY
THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM


CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HÌNH SỰ
MÃ SỐ: 60.38.40


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS VÕ KHÁNH VINH






Hà Nội - 2006


1
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1


1. Lý do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
2
4. Giả thuyết khoa học
3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
3
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
4
7. Phương pháp nghiên cứu
4
8. Đóng góp của luận văn
4
9. Cấu trúc của luận văn
4
.1.1 Chương 1:
.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TỰ HỌC
VÀ KĨ NĂNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN SƢ PHẠM


5
1.1 Vài nét lịch sử nghiên cứu vấn đề
5
1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài
5
1.1.2 Nghiên cứu về tự học của tác giả trong nước
12

1.2 Một số vấn đề lí luận cơ bản về hoạt động học và hoạt động tự học của sinh
viên Sƣ phạm

15
1.2.1 Sinh viên và sinh viên Sư phạm
15
1.2.2 Đặc điểm tâm lí nhân cách sinh viên
16
1.2.3. Hoạt động học tập và tự học của sinh viên Sư phạm
20
1.3. Lí luận về kĩ năng và kĩ năng tự học của sinh viên Sƣ phạm
27
1.3.1 Lí luận về kĩ năng và sự hình thành kĩ năng
27
1.3.2 Kĩ năng tự học (self- learned skill), các kĩ năng thành phần trong kĩ năng
tự học của sinh viên

32
1.3.3 Các mức độ, thứ bậc kĩ năng tự học của sinh viên
40
1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng tự học của sinh viên
42
Chương 2:
TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

47
2.1 Cơ sơ phƣơng pháp luận nghiên cứu các kĩ năng tự học của sinh viên
47
2.2 Tiến trình nghiên cứu.
48



2
2.2.1 Tổ chức nghiên cứu lí luận
48
2.2.2. Khảo sát thăm dò < từ 12/01 đến 15/03/2006>
48
2.2.3 Khảo sát chính thức (15/03 đến 30/06/2006)
49
2.2.4 Nghiên cứu thử nghiệm:
50
2.2.5 Tiến hành xử lí số liệu và phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng về kĩ
năng tự học của sinh viên trường ĐHSP và CĐSP Hà nội với sự trợ giúp
của phương pháp thống kê toán học và chương trình SPSS



50
2.3 Các phƣơng pháp nghiên cứu
50
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu lí luận, lí luận, văn bản
50
2.3.2 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
50
2.3.3 Phương pháp điều tra (xem phụ lục 2 mẫu phiếu từng câu hỏi)
51
2.3.4 Phương pháp quan sát và “chụp bản đồ thời gian tự học” của sinh viên
53
2.3.5 Phương pháp phỏng vấn sâu (interview – xem phụ lục 3 )
54

2.3.6 Phương pháp nghiên cứu trường hợp cụ thể (case study) ở một số sinh viên
có kĩ năng tự học tốt
55
2.3.7. Phương pháp thử nghiệm
56
2.3.8 Phương pháp thống kê toán học
59
CHƢƠNG 3:
KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG BIỂU HIỆN CÁC KĨ NĂNG TỰ HỌC
CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI VÀ CAO ĐẲNG
SƢ PHẠM HÀ NỘI


61
3.1 Vài nét về khách thể nghiên cứu
61
3.1.1 Đặc điểm của sinh viên trường Đại học sư phạm và Cao đẳng sư phạm
61
3.1.2 Điều kiện môi trường sống ở trường ĐHSP và CĐSP Hà Nội có ảnh hưởng
đến kĩ năng tự học của bản thân sinh viên

62
3.2 Kết quả khảo sát thực trạng biểu hiện các nhóm kĩ năng tự học của
sinh viên trường ĐHSP và CĐSP Hà Nội

63
3.2.1 Nhận thức của sinh viên về kĩ năng tự học
63
3.2.2 Kết quả nghiên cứu mức độ nhận thức và mức độ thực hiện từng nhóm kĩ
năng tự học


74
3.2.3 Đánh giá các mức độ kĩ năng tự học của sinh viên
113
3.2.4 Phân tích một số trường hợp sinh viên có kĩ năng tự học tốt trong đó có kết
quả phỏng vấn sâu và chịu ảnh hưởng thời gian tự học
118


3
3.2.5 Kết qủa về các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng tự học của sinh viên Sư phạm
122
3.3 Kết quả thử nghiệm 50 sinh viên năm thứ nhất K.Toán và K.Sử trƣờng
ĐHSP Hà Nội

128
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
134
.2.1.1.1 Danh mục tài liệu tham khảo
139
PHỤ LỤC
145


4
DANH MC S BNG BIU


Trang
S 1: Mụ hỡnh dy - t hc

25
S 2: S cỏc giai on hỡnh thnh k nng
31
Bng 3.1a: Quan nim ca sinh viờn núi chung v vai trũ ca k nng t hc
65
Bng 3.1b
1
: Nhn thc ca sinh viờn v vai trũ ca k nng t hc xột theo gii tớnh

68
Bng 3.1b
2
: Nhn thc ca sinh viờn v vai trũ ca k nng t hc xột theo gii tớnh

69
Bng 3.2: Nhn thc ca sinh viờn v cỏc k nng thnh phn trong k nng t hc ca
sinh viờn

71
Bng 3.3: Nhn thc ca sinh viờn v s cn thit ca cỏc k nng lp k hoch t hc

75
Bng 3.4: T ỏnh giỏ biu hin vic thc hin k nng lp k hoch t
hc ca bn thõn sinh viờn

78
Bng 3.5a
1
: Nhn thc ca sinh viờn v s cn thit ca mt s biu hin ca k nng
c sỏch v ti liu tham kho


81
Bng 3.5a
2
:T ỏnh giỏ vic thc hin mt s k nng c sỏch v ti liu
tham kho ca bn thõn sinh viờn

85
Bng 3.5a
3
: Cỏch thc s dng sỏch v ti liu chuyờn mụn trong vic t hc ca bn
thõn sinh viờn

87
Bng 3.5a
4
: Mc thng xuyờn tỡm c ti liu tham kho v sỏch ca sinh viờn

89
Bng 3.5b
1
: Nhn thc ca sinh viờn v s cn thit ca cỏc k nng t h thng hoỏ
kin thc

91
Bng 3.5b
2
: T ỏnh giỏ vic thc hin k nng t h thng hoỏ kin thc ca bn
thõn sinh viờn


95
Bng 3.5c
1
: Nhn thc ca sinh viờn v s cn thit ca cỏc k nng lm cng
Xờmina

98

Bảng 3.5c
2
: Tự đánh giá biểu hiện việc thực hiện các kĩ năng làm đề c-ơng Xêmina ở
sinh viên


101


5
Bảng 3.5d
1
: Nhận thức của sinh viên về sự cần thiết của kĩ năng ôn tập
103
Bảng 3.5d
2
: Tự đánh giá biểu hiện việc thực hiện các kĩ năng ôn tập của bản thân sinh
viên

106
Bng 3.6a: Vic t kim tra cỏc mc biu hin cỏc k nng t
hc ca sinh viờn


109
Bng 3.6b: T ỏnh giỏ ca sinh viờn v kt qu thc hin cỏc k
nng t hc ca sinh viờn

112
Bng 3.7a: Nhn thc v s cn thit ca cỏc mc k nng t hc ca sinh viờn

114
Bng 3.7b: ỏnh giỏ v mc thc hin cỏc k nng t hc ca sinh viờn.
117
Bng 3.8: Kt qu hc tp nm ( 2005 2006 ) ca 20 sinh viờn nm th nht v nm
th hai ca hai trng HSP v CSP.

120
Bng 3.9a- Nhng yu t nh hng n k nng t hc ca sinh viờn
123
Bng 3.9b- Nhng yu t nh hng n k nng t hc ca sinh viờn
126
Bng 10a
1
: Quan nim ca sinh viờn v vai trũ ca k nng t hc trc v sau
th nghim.

129
Bng 3.10a
2
: Nhn thc v t ỏnh giỏ ca sinh viờn v k nng lp k hoch t hc
trc v sau th nghim


132
Biu 1: Quan nim ca sinh viờn v vai trũ ca k nng t hc trc v sau th
nghim

130
Biu 2: T ỏnh giỏ vic thc hin k nng lp k hoch t hc ca sinh viờn.






131







6

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Đ Điều
K Khoản
BLHS Bộ luật hình sự
CHXHCN Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
NXB Nhà xuất bản
PC Phòng chống

TN Tệ nạn
PCTN Phòng chống tệ nạn
TTLT Thông tư liên tịch
NQ Nghị quyết
NĐ Nghị định
BCA Bộ công an
TANDTC Toà án Nhân dân Tối cao
VKSNDTC Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao
CP Chính phủ
HĐTP Hội đồng thẩm phán
TNHS Trách nhiệm hình sự





7
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bước vào thế kỷ XXI, tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp,
khó lường. Suy thoái kinh tế toàn cầu tác động đến hầu hết các quốc gia trên
thế giới, khủng bố, chiến tranh, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, thảm họa, thiên
tai, dịch bệnh… tiếp tục gia tăng gây ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh trật
tự, an toàn xã hội nói chung và công tác đấu tranh phòng, chống ma túy nói
riêng. Theo báo cáo tóm tắt tình hình ma tuý thế giới và khu vực 2008 tổng
số người nghiện ma tuý trên thế giới khoảng trên 208 triệu người (4,9% dân
số thế giới ở độ tuổi từ 15 - 54) đã sử dụng ít nhất một lần trong 12 tháng
[1]. Báo cáo năm 1993 của Cục quản lý ma túy quốc tế đã viết: “Trong hơn
hai mươi năm qua, toàn thế giới đang chú ý đến vấn đề “toàn cầu hóa” nạn
ma túy. Trước đây mấy chục năm, nạn ma túy chỉ là vấn đề của một số ít

quốc gia nhưng ngày nay, ngay cả những quốc gia chưa bị hại bởi tệ nạn
hút, hít ma túy cũng đã không còn đứng ngoài cuộc. Ma túy lan tràn nguy
hại khắp toàn cầu, làn sóng hút hít ma túy ngày càng lan rộng, càng kịch
liệt, sản xuất ma túy phổ biến khắp nơi trên thế giới. Hoạt động buôn lậu
ma túy hoành hành khắp nơi, ma túy không chỉ hủy hoại sức khỏe của nhân
loại mà còn ảnh hưởng đến ổn định xã hội quốc tế. Vấn đề ma túy đã cấu
thành sự uy hiếp rất lớn đối với sự sinh tồn của loài người và phát triển của
xã hội”. Theo báo cáo của cơ quan phòng chống ma tuý và tội phạm của
Liên Hợp Quốc (UNODC), hoạt động buôn lậu ma tuý mỗi năm đem lại
khoản lợi nhuận khoảng 500 tỷ USD chỉ đứng thứ hai sau hoạt động buôn
bán vũ khí [2].

Việt Nam cũng không ngoại lệ, tính đến hết ngày 30/11/2008 ở Việt
Nam có khoảng 173.603 người nghiện ma túy, trong đó đáng chú ý là cán
bộ, công nhân, viên chức là 4.837 người và 288 người là học sinh, sinh viên
[3]. Điều đáng lo ngại hơn là người nghiện ma túy có độ tuổi ngày càng trẻ


8
(dưới 18 tuổi chiếm 4,5%, dưới 30 tuổi là 68,3% và 80% đang ở độ tuổi lao
động, tỉ lệ nghiện ở nam giới là 95,47%, ở nữ giới chiếm 4,53% và vấn đề
quan trọng là tỷ lệ tái nghiện sau khi cai (theo báo cáo là hơn 80% tỉ lệ rất
cao). Đây là vấn đề nghiêm trọng hiện nay, đối tượng không chỉ tập trung ở
nhóm người có trình độ dân trí thấp, không nghề nghiệp, có tiền án tiền
sự… mà còn lan sang cả những đối tượng có trình độ học vấn cao, công việc
ổn định và kinh tế khá giả. Hiện tượng này đã gây nên nhiều hậu quả
nghiêm trọng cho bản thân, gia đình và xã hội, hủy hoại sức khỏe, nhân
cách của bản thân, phá vỡ hạnh phúc gia đình, thiệt hại về kinh tế, rối loạn
trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng tới sự phát triển của giống nòi.
Trước tình hình đó, việc giảm thiểu tối đa số người nghiện ma túy, các

hành vi vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép chất ma túy là vấn đề cấp
thiết cần được ngăn chặn. Nhiều biện pháp đã được đặt ra thể hiện trong
chính sách pháp luật, chính sách xã hội của Nhà nước, thể hiện rõ quan
điểm của Đảng và Nhà nước về phòng, chống, xử lý các hành vi sử dụng,
buôn bán… trái phép chất ma túy. Nhận thức được hậu quả lâu dài của nó
đối với kinh tế - xã hội, sự phát triển bền vững của giống nòi, nhân cách con
người từ khi giành được độc lập cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã ban
hành nhiều văn bản pháp luật và các chính sách để giải quyết vấn đề này.
Tuy nó chưa có tính hệ thống mà nằm rải rác ở các văn bản pháp luật cao
nhất là trong các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và Hiến pháp 1992,
sửa đổi, bổ sung năm 2001 đã thể hiện được chính sách vì mục tiêu phát
triển bền vững của con người. Cho đến nay hệ thống các văn bản pháp luật
quy định tương đối đầy đủ về vấn đề này như Pháp lệnh xử lý vi phạm hành
chính 2002 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2007 và năm 2008,
Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 và được sửa đổi, bổ sung một số điều
năm 2008, đặc biệt trong Bộ luật Hình sự năm 1999 và các văn bản pháp
luật do các cơ quan ban ngành của Trung ương và địa phương đã thể hiện


9
nhất quán quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề như xử lý hành
chính, hình sự đối với những hành vi vi phạm pháp luật về ma túy, các biện
pháp cai nghiện, tạo điều kiện cho những người sau cai hòa nhập cộng đồng,
tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy… được thực hiện rộng rãi.
BLHS đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1985 đã quy định nhóm tội phạm về ma túy, nhưng đến lần sửa đổi, bổ sung
thứ tư tại BLHS năm 1997, “Tội sử dụng trái phép chất ma túy” mới được
quy định lần đầu tiên tại Điều 185i. Đến BLHS năm 1999, tội sử dụng trái
phép chất ma túy được quy định tại Điều 199, song nội dung của điều luật
không thay đổi so với Điều 185i BLHS 1997. Trong thực tiễn áp dụng pháp

luật hình sự cho thấy điều luật này còn nhiều bất cập, sự tác động của quy
phạm pháp luật hình sự vào loại quan hệ này không đạt được hiệu quả cao
mà một phần nguyên nhân là do quy định của Điều 199 BLHS có chỗ chưa
phù hợp với thực tế.
Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa để làm sáng tỏ về mặt
khoa học những vấn đề trong điều luật, đồng thời đưa ra những giải pháp
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm nói chung và tội phạm ma túy nói riêng là việc làm cần thiết. Do đó,
việc có một công trình khoa học nghiên cứu và luận giải vấn đề “Tội sử
dụng trái phép chất ma túy” là một yêu cầu cấp bách, thiết thực. Đây chính
là lý do luận chứng cho việc tôi quyết định lựa chọn đề tài này làm Luận
văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Việc nghiên cứu Tội sử dụng trái phép chất ma túy là một vấn đề rất
phức tạp, liên quan đến cả lý luận và thực tiễn, có thể nghiên cứu dưới nhiều
góc độ khác nhau nhất là trong tình hình thực tế hết sức đa dạng và phức tạp
của các loại tội phạm hiện nay. Trong phạm vi nhỏ bé của Luận văn này, tôi
chỉ xin đặt ra mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu một số vấn đề sau:


10
- Lịch sử các quy định của pháp luật hình sự đối với tội sử dụng trái
phép chất ma túy
- Chính sách hình sự của nhà nước ta về Tội sử dụng trái phép chất ma
túy
- Tìm hiểu thực trạng của tình hình sử dụng trái phép chất ma túy ở
Việt Nam.
- Làm rõ thêm quy định của Luật hình sự Việt Nam về loại tội này.
- Tìm hiểu thực tiễn áp dụng quy phạm của Điều 199 BLHS trong thực
tế. Đồng thời, xem xét chỉ ra một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng, qua

đó đóng góp một số biện pháp góp phần hoàn thiện quy phạm pháp luật và
đấu tranh với loại tội phạm ma túy này.
3. Đối tƣợng, phạm vi, phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Phạm vi của Luận văn chỉ nghiên cứu về Tội sử dụng trái phép chất ma
túy quy định tại Điều 199 BLHS dưới góc độ luật hình sự. Nhưng trước đó
cần phải xem xét tình hình sử dụng trái phép chất ma túy trên thực tế, từ đó
tìm rút ra những vướng mắc và hướng giải quyết tương ứng.
Để đạt được những mục đích như đã đặt ra trên cơ sở lý luận là phép
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, Luận văn đã sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu như: phương pháp so sánh, phân tích tài liệu, nghiên cứu
lịch sử và phương pháp tổng hợp cũng như những thành tựu của khoa học
luật hình sự, khoa học luật tố tụng hình sự, xã hội học pháp luật, thống kê tư
pháp, điều tra xã hội học… trong công trình của các nhà khoa học, luật gia ở
trong và ngoài nước để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
4. Điểm mới của luận văn
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện về Tội sử
dụng trái phép chất ma tuý trên cả hai bình diện là Luật hình sự và tội phạm
học, cụ thể: nghiên cứu và đánh giá về đặc điểm tình hình tội sử dụng trái
phép chất ma tuý, làm rõ khái niệm về hành vi sử dụng trái phép chất ma
tuý đưa ra các đặc điểm riêng biệt của loại tội phạm này để so sánh với một


11
số loại tội phạm khác; phân tích một cách có hệ thống chính sách hình sự,
nguyên tắc xử lý và TNHS đối với tội phạm này.
Phân tích thực tiễn áp dụng TNHS đối với các tội phạm về ma tuý
đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về loại tội này cũng
như các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng và chống loại tội này
trong thời gian tới.
5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương với kết cấu như sau:
- Chương 1. Những vấn đề chung về Tội sử dụng trái phép chất ma túy
- Chương 2. Các dấu hiệu pháp lý hình sự của Tội sử dụng trái phép
chất ma túy trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999
- Chương 3. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về Tội sử dụng trái
phép chất ma túy ở nước ta trong thời gian qua và việc hoàn thiện các quy
định của pháp luật hình sự về Tội sử dụng trái phép chất ma túy
Bằng vốn kiến thức đã được trang bị ở nhà trường, nỗ lực của bản thân,
kinh nghiệm thực tiễn và sự chỉ dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn GS.TS
Võ Khánh Vinh và tổ bộ môn tư pháp hình sự, tôi không có tham vọng đưa
ra được những giải pháp và phương hướng tối ưu cho cuộc đấu tranh phòng,
chống và kiểm soát Tội phạm sử dụng trái phép chất ma túy hiện nay nhưng
tôi mong muốn góp phần công sức của mình làm cơ sở, phương hướng cho
cuộc đấu tranh phòng, chống tội này trong thời gian tới. Ngoài ra, những
nghiên cứu công phu của người viết ở một chừng mực nhất định có thể
khẳng định rằng đây là nghiên cứu chuyên khảo đồng bộ đầu tiên ở cấp độ
một luận văn thạc sĩ đề cập đến tội phạm này trong khoa học luật hình sự
Việt Nam. Do đó, nó còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo cần thiết cho các
cán bộ nghiên cứu khoa học, cán bộ giảng dạy, học viên cao học và sinh
viên thuộc chuyên ngành.


12
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI SỬ DỤNG TRÁI PHÉP
CHẤT MA TÚY
1.1. Chính sách hình sự của Nhà nƣớc ta về tội sử dụng trái phép chất
ma túy
Luật hình sự nói riêng và pháp luật nói chung là công cụ sắc bén trong

công cuộc xây dựng, bảo vệ, củng cố các mối quan hệ xã hội mới và tiến bộ.
Luật hình sự trong quá trình xây dựng, áp dụng và thi hành phải quán triệt,
thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam – phản ánh
ý chí, nguyện vọng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam.
Chính sách xây dựng và áp dụng pháp luật của Đảng và Nhà nước ta được
gọi là chính sách pháp luật và một trong những bộ phận quan trọng của
chính sách pháp luật là chính sách hình sự. Trong toàn bộ các biện pháp tác
động bằng pháp luật thì sự tác động của chế tài hình sự bao giờ cũng
nghiêm khắc nhất, chế tài hình sự chỉ phải áp dụng khi mà những biện pháp
nhẹ hơn như: giáo dục, kỷ luật, hành chính không đạt được hiệu quả như
mong muốn. Chính sách hình sự là định hướng cho toàn bộ hoạt động thực
tiễn áp dụng pháp luật hình sự của các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử.
Chính sách hình sự được tuyên truyền, phổ biến trong nhân dân góp phần
xây dựng và hình thành ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa trong nhân dân.
“Suy cho cùng pháp luật chỉ phát huy được hiệu lực, chính sách đường lối
của Đảng và Nhà nước chỉ được thực hiện khi mà pháp luật, đường lối
chính sách đó được thể hiện trong hoạt động thực tế của bộ máy nhà nước,
trong đời sống hàng ngày, hàng giờ của mọi công dân”[4].
Hiện nay, trong khoa học pháp lý vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau xung
quanh khái niệm về chính sách hình sự, nhưng nhìn chung các ý kiến đều
thống nhất ở điểm cơ bản là: Chính sách hình sự là một bộ phận của chính
sách pháp luật, là “chính sách của nhà nước trong lĩnh lực đấu tranh phòng,


13
chống tội phạm”[5], chính sách hình sự thể hiện những quan điểm, đường
lối, chính sách và những nguyên tắc do nhà nước đề ra trong xây dựng và sử
dụng các biện pháp hình sự để đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Chính sách hình sự đối với tội sử dụng trái phép chất ma tuý với tính
cách là một bộ phận cấu thành chính sách hình sự, phải thể hiện được quan

điểm của Đảng và Nhà nước đối với Tội sử dụng trái phép chất ma túy, các
nguyên tắc xử lý đối với các hành vi phạm tội sử dụng trái phép chất ma túy
thể hiện tính nhân đạo, công bằng của pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Do tính nguy hiểm cao của hành vi sử dụng trái phép chất ma túy và
trước những tác hại to lớn do hành vi này gây ra trong thời gian qua, cùng
với sự gia tăng của tệ nạn nghiện hút nên chính sách hình sự đối với hành vi
của tội này luôn thể hiện tính nghiêm khắc.
Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là kiên quyết đấu tranh
tiến tới loại trừ tệ nạn ma túy ra khỏi xã hội. Do vậy, các hành vi sử dụng
trái phép chất ma túy đều bị xem xét khả năng xử lý bằng biện pháp hình sự.
1.1.1. Chính sách hình sự đối với Tội sử dụng trái phép chất ma túy
theo Bộ luật Hình sự 1985 sửa đổi, bổ sung năm 1997
Vào những năm 1980, tình hình sản xuất, lưu thông và sử dụng trái
phép ma túy có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là buôn bán qua biên giới.
Trước tình hình đó, Bộ luật Hình sự đầu tiên của Nhà nước ta được Quốc
hội thông qua ngày 26/6/1985 đã quy định trách nhiệm hình sự đối với các
hành vi phạm tội liên quan đến ma túy tại 3 điều: Điều 97 Tội buôn bán
hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; Điều 166 Tội
buôn bán hàng cấm và Điều 203 Tội tổ chức dùng chất ma túy [6].
Để tỏ rõ thái độ kiên quyết đấu tranh với tệ nạn ma túy và các tội phạm
về ma túy của Đảng và Nhà nước ta, Hiến pháp năm 1992 tại Điều 61 đã
quy định “… nghiêm cấm, sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, sử
dụng trái phép thuốc phiện và các chất ma túy khác, Nhà nước quy định chế


14
độ bắt buộc cai nghiện và chữa các bệnh nguy hiểm…”[7]. Để tạo sức mạnh
tổng hợp cho cuộc đấu tranh phòng, chống ma túy, Chính phủ đã ban hành
Nghị quyết số 06/CP ngày 29/01/1993 về tăng cường chỉ đạo công tác
phòng, chống và kiểm soát ma túy.

Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong hoạt động lập pháp, cũng như
thực tiễn đấu tranh chống các tội phạm về ma túy nhưng loại tội phạm này
vẫn tiếp tục tăng nhanh và diễn biến phức tạp, thủ đoạn của chúng ngày
càng tinh vi hơn và đối tượng phạm tội ngày càng liều lĩnh hơn. Nhận thấy
đây là vấn đề nghiêm trọng cần phải có những biện pháp ngăn chặn kịp thời
và có những biện pháp đủ mạnh để trừng trị loại tội này, mặt khác những
quy định của những tội trước đó không đủ đáp ứng yêu cầu trong cuộc đấu
tranh phòng, chống các loại tội phạm về ma túy trong tình hình mới. Do
vậy, ngày 10/5/1997 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS, trong đó các tội
phạm về ma túy được quy định có hệ thống, triệt để hơn và nghiêm khắc
hơn. Trong lần sửa đổi, bổ sung này “Tội sử dụng trái phép chất ma túy”
được quy định tại Điều 185i góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh
phòng, chống các tội phạm về ma túy và thể hiện chính sách hình sự của
Nhà nước ta đối với loại tội này.
1.1.2. Chính sách hình sự đối với Tội sử dụng trái phép chất ma túy
theo Bộ luật Hình sự năm 1999
Trong điều kiện đất nước ta đã và đang chuyển sang một giai đoạn
mới, giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với nền kinh tế nhiều thành
phần, phát triển theo cơ chế thị trường, mở cửa, hợp tác rộng rãi với các
nước, từng bước hòa nhập với khu vực và thế giới. BLHS 1985, dù đã qua
vài lần sửa đổi nhưng vẫn chưa theo kịp tình hình phát triển của xã hội. Vì
vậy, yêu cầu đặt ra là phải sửa đổi BLHS 1985 một cách toàn diện đáp ứng
yêu cầu đấu tranh phòng, chống các tội phạm nói chung và các tội phạm về


15
ma túy nói riêng. Trên cơ sở đó BLHS 1999 đã ra đời. Trong lần sửa đổi
này, các tội phạm về ma túy được quy định thành một chương riêng
(Chương XVIII) với 10 tội danh khác nhau. Tội sử dụng trái phép chất ma

túy được quy định lần đầu tiên trong lần sửa đổi bổ sung BLHS năm 1997,
đến BLHS 1999 được quy định tại Điều 199 với nội dung không thay đổi.
Điều này đã thể hiện chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong
việc kiên quyết đấu tranh với các tội phạm về ma túy nói chung và đối với
Tội sử dụng trái phép chất ma túy nói riêng.
Chính sách hình sự cũng như các quy phạm pháp luật của Nhà nước ta
đối với các tội phạm về ma túy từ năm 1945 đến nay luôn được xây dựng và
bổ sung theo hướng ngày càng toàn diện hơn, bao quát hơn trong đó các
hành vi sử dụng trái phép chất ma túy được xử lý bằng biện pháp hình sự.
Tội sử dụng trái phép chất ma túy ra đời thể hiện công tác đấu tranh phòng,
chống các tội phạm về ma túy, thể hiện quyết tâm ngăn chặn và xóa bỏ tệ
nạn ma túy, đấu tranh phòng, chống triệt để nhằm loại bỏ dần tội phạm này
ra khỏi đời sống xã hội.
1.2. Khái niệm về Tội sử dụng trái phép chất ma túy
Xuất phát từ lập trường và nghề nghiệp khác nhau, con người có sự
giải thích khác nhau. Về khái niệm “ma túy”. Từ góc độ y học, ma túy là
một loại dược phẩm, là một trong những chất dùng để phòng bệnh, duy trì
sức khỏe, chữa bệnh và làm giảm đau. Nó có thể làm cho người bệnh khôi
phục và bảo vệ công năng sinh lý ở mức độ nhất định, có thể làm giảm mức
độ trầm trọng thêm của một số bệnh nào đó, có thể kéo dài sinh mệnh hoặc
làm cho người ta yên vui hoặc có thể có tác dụng trợ sản, tiết dục. Trong
định nghĩa này ma túy cũng là dược phẩm, vấn đề là phải sản xuất, quản lý
hợp lý và sử dụng chính đáng. Nếu sử dụng không chính đáng hoặc lạm
dụng thì các chất được gọi là “dược phẩm” đó sẽ mất đi hàm ý, mất đi tác
dụng về mặt y học, dần người ta coi là chất độc. Đứng trên quan điểm pháp


16
luật mà xét, ma túy được lý giải là một chất đặc biệt, có hại nghiêm trọng
đến con người và xã hội, thuộc chất bị cấm, là loại hàng hóa bị pháp luật

quản lý nghiêm ngặt và khống chế sử dụng.
Ngày nay, ngoài các sản phẩm của các cây thuốc phiện, cây cần sa, cây
côca… còn có các chất khác được tổng hợp trong phòng thí nghiệm cũng có
tính chất gây nghiện. Vì vậy, khái niệm “ma túy” cũng được mở rộng về nội
dung.
Ở Việt Nam, cây thuốc phiện là loại cây được đưa vào trồng và sử
dụng đầu tiên ở các tỉnh phía Bắc từ những năm 1600. Sau này, cây cần sa
cũng được đưa vào trồng và sử dụng ở các tỉnh phía Nam.
Thuật ngữ “ma túy” lần đầu tiên, chính thức được quy định tại Điều
203 của BLHS năm 1985 trong “Tội tổ chức dùng chất ma túy” Theo các
chuyên gia nghiên cứu về ma túy của Liên hợp quốc cho rằng: “Ma túy là
các chất hóa học có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo khi xâm nhập vào cơ
thể con người sẽ có tác dụng làm thay đổi tâm trạng, ý thức và trí tuệ, làm
con người bị lệ thuộc vào chúng, gây nên tổn thương cho từng cá nhân và
cộng đồng”. Đây là khái niệm có tính khái quát cao, tuy nhiên có những
điểm còn chưa triệt để và còn dài, chẳng hạn nói đến “chất hóa học” là
những chất tổng hợp, trong khi đó ma túy không chỉ là các chất tổng hợp mà
còn cả các chất tự nhiên. Mặt khác, dùng từ “thâm nhập” là chưa chuẩn xác
bởi vì không phải ai sử dụng chất ma túy cũng bị lệ thuộc mà chỉ những
người sử dụng trái phép chất ma tuý không theo hướng dẫn hoặc chỉ định
của cơ quan chức năng hoặc người có thẩm quyền chuyên môn.
Ở Việt Nam, một số nhà nghiên cứu về ma túy đã đưa ra khái niệm:
“Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi được
đưa vào cơ thể con người nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và
sinh lý của người đó. Nếu lạm dụng ma túy, con người sẽ lệ thuộc vào nó,
khi đó nó gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng và cộng đồng”.


17
Từ những khái niệm trên ta có thể đưa ra được khái niệm tội sử dụng

trái phép chất ma túy như sau: “Tội sử dụng trái phép chất ma túy là hành
vi nguy hiểm cho xã hội được quy định tại Điều 199 BLHS năm 1999, do
người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý xâm phạm
đến chế độ độc quyền quản lý của nhà nước ta về chất ma túy”.
Từ khái niệm cơ bản trên ta có thể phân tích vấn đề nghiện ma túy ở
Việt Nam hiện nay và hậu quả của vấn đề này gây ra cho xã hội như thế
nào.
1.3. Thực trạng nghiện ma túy ở Việt Nam và hậu quả của tệ nạn
nghiện ma túy
1.3.1. Thực trạng nghiện ma túy ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tệ nạn ma tuý nói chung và tệ nạn nghịên ma tuý nói riêng
cũng đã và đang được coi là vấn nạn của toàn xã hội, đến hết ngày
30/11/2008 số người nghiện là 173.603 người chiếm 0,21% dân số. Theo
thống kê hiện nay có hơn 7.840 xã, phường, thị trấn trong toàn quốc của lực
lượng công an các cấp thì có 4.154 xã, phường, thị trấn có tệ nạn ma tuý
(chiếm tỷ lệ 52,98%); 431 xã, phường, thị trấn trọng điểm về tệ nạn ma tuý
(chiếm tỷ lệ 5,49%). Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có tệ nạn ma tuý tập trung
cao ở các tỉnh thành phố: Hà nội (545/577 - chiếm 99,4%); Điện Biên
(102/106 = 96,22%), Cần Thơ (67/76 = 88,15%); Lai Châu (85/98 =
86,7%); Thái Bình (242/286 = 84,61%) Bà Rịa - Vũng Tàu (68/82 =
82,92%); Sơn La (116/206 = 80,5%) [8]. Số người nghiện có sự diễn biến
phức tạp theo từng năm, có năm tăng, năm giảm nhưng với sự cố gắng, nỗ
lực của Đảng và Nhà nước, bằng nhiều hình thức khác nhau như tuyên
truyền, giáo dục cũng như các biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc, nên chỉ
sau 8 năm thực hiện Chương trình hành động phòng, chống ma tuý, tốc độ
gia tăng người nghiện ma tuý đã có kiềm chế đáng kể (lần lượt từ 2001 đến
2008 là 12,7%; 24,67%; 13,14%; 6,06%; -7,03%; 0,63%; 11,82; -2,63%).


18

Song do tác động của tình hình ma tuý trong khu vực và trên thế giới,
nhìn chung số người nghiện ma tuý vẫn có xu hướng gia tăng. Bên cạnh số
người nghiện mới và số người nghiện trở về từ các trại giam, cơ sở giáo
dưỡng tái nghiện, thêm vào đó, gần đây nhiều địa phương làm tốt công tác
thống kê người nghiện và đưa vào danh sách nhiều đối tượng sót lọt trong
các đợt thống kê trước đây cũng làm cho số người nghiện được thống kê
tăng lên. Năm 2001 cả nước có 113.903 người nghiện ma tuý. Năm 2002 là
142.001 người, tăng 28.098 người tương đương 24.67% so với năm 2001.
Năm 2003 có 160.670 người nghiện tăng 18.669 người tương đương
13,15% so với năm 2002. Năm 2004 là 170.407 người, tăng 9.737 người
tương đương 6,06% so với năm 2003, năm 2005, số người nghiện của cả
nước giảm xuống còn 158.428 người, giảm 11.979 người tương đương -
7,03% so với cùng kỳ năm 2004, năm 2006 là 159.426 người tăng 998
người 0,63%, năm 2007 là 178.305 người tăng 18.879 người tương đương
11,84%, năm 2008 là 173.603 người giảm 4.720 người tương đương -2,63%
(Riêng số người nghiện trong công nhân, viên chức: 4.837 tăng 144 người
so với cuối năm 2007 [9] ). Như vậy, ta thấy mỗi năm (tính từ năm 2001 đến
năm 2008), bình quân mỗi năm số người nghiện ở nước ta tăng khoảng
8,2%, song tốc độ gia tăng này không ổn định đặc biệt từ năm 2005 trở lại
đây tỉ lệ tăng hàng năm giảm hơn so với những năm trước đó cụ thể từ năm
2005 đến năm 2008 tăng 2,1% trong khi đó từ năm 2001 đến năm 2005 tăng
14,1% có được thành quả như vậy là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng và
nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống ma tuý. Các tỉnh thành phố
có nhiều người nghiện giảm như: Tuyên Quang (17,3%); Điện Biên (5.8%);
Đồng Nai (17,4%); Quảng Ninh (10,3%); Bến Tre (41,9%); Đắc Nông
(37,8%); Khánh Hoà (16,5%); Lạng Sơn (4,9%); Trà Vinh (19,2%). Có
được điều đó là do số người nghiện ma tuý đã được cai và không tái nghiện
và do một số nguyên nhân khác. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn 16 tỉnh,



19
thành phố có người nghiện tăng nhiều điển hình là: Thành phố Hồ Chí Minh
(67,3%); Hà Nội (79,9%); Hà Tây (143,6%); Thái Bình (89,9%); An Giang
(106,4%); Quảng Nam (242,7%)… Trong đó số người nghiện mới là 59.700
người so với năm 2001. Ta có thể thấy rõ hơn tình trạng nghiện ma túy ở
Việt Nam qua biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 1: Số người nghiện ma tuý ở Việt Nam (2001 – 2008)
113.903
142.001
160.67
170.407
158.428
159.426
178.305
173.603
0
50
100
150
200
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
N¨m
Sèng-êi nghiÖn
(Nguồn: Uỷ ban PC AIDS, PCTN ma tuý, mại dâm)
Thành phần người nghiện ma tuý rất đa dạng, ở khắp các địa bàn
thành thị, nông thôn, song tập trung chủ yếu ở nhóm có trình độ văn hóa
thấp, đối tượng có tiền án, tiền sự, gái mại dâm, người không có nghề
nghiệp và không có thu nhập ổn định, người trở về từ các khu đãi vàng.
Người nghiện còn là lao động trong các hầm mỏ, công nhân cầu đường,

công nhân lâm trường, giáo viên một số trường phổ thông vùng sâu, vùng
xa, và một bộ phận thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên ăn chơi đua đòi, bị
lôi kéo, thiếu ý thức vươn lên, thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình,
đoàn thể xã hội. Vừa nghiện ma tuý, nhiều đối tượng còn trực tiếp tham gia
vào các đường dây buôn bán vận chuyển và tổ chức sử dụng trái phép chất
ma tuý kiếm lời, khiến tình hình tệ nạn ma tuý đã phức tạp càng thêm phức
tạp.


20
Theo thống kê của Uỷ ban quốc gia Phòng, chống AIDS, Phòng,
chống tệ nạn ma tuý, mại dâm ngày 31/11/2008, hiện nay số người nghiện
ma tuý ở Việt Nam chủ yếu sử dụng Hêrôin (chiếm trên 70%). Thời gian
gần đây, tại một số thành phố, đô thị lớn nổi lên tình trạng thanh, thiếu niên
có lối sống đua đòi, ăn chơi sa đọa, sử dụng các chất ma tuý tổng hợp kích
thích và gây ảo giác trong các khách sạn, nhà hàng, vũ trường, quán bar-
karaokê v.v… phản ánh một hiện tượng mới, rất nguy hiểm do sự tràn lan
của ma tuý tổng hợp từ bên ngoài vào.
Từ thực trạng tệ nạn nghiện ma tuý ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy
được một số đặc điểm cơ bản sau đây của nghiện ma tuý ở Việt Nam:
Đặc điểm đầu tiên chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy đó là: từ lâu ma
tuý đã có mặt ở Việt Nam, mà đầu tiên là ở các vùng núi phía Bắc, vùng
cao, vùng dân tộc ít người (từ những năm 1600). Từ rất lâu, ma tuý đã trở
nên phổ biến ở những vùng này, kéo theo đó là những người nghiện cũng
trở nên phổ biến hơn. Thậm chí có thời kỳ ở vùng núi phía Bắc, có những
bản làng không có một ai là không nghiện ma tuý. Ở đó họ sử dụng ma tuý
(chủ yếu là thuốc phiện) như một thói quen, xem ma tuý như một vấn đề tồn
tại có tính lịch sử lâu đời khó bỏ, một tập quán đã có từ hàng trăm năm mà
ông cha họ đã truyền lại cho họ. Một người bị đau, người ta sẽ dùng ma tuý
để loại bỏ cơn đau tức thì. Có chuyện vui mừng, họ sẽ đem thuốc phiện ra

để cùng hút và cùng chia vui trong làn khói nâu mờ ảo của thuốc phiện. Một
người thân chết đi, những người còn lại lại tiếp tục hút thuốc phiện để xoa
dịu nỗi đau trong lòng của mỗi người ở lại… người mẹ đau đớn sinh nở sẽ
sử dụng ma tuý để làm nhẹ cơn đau. Và rồi đến khi một đứa trẻ khóc, chúng
cũng được người lớn cho dùng ma tuý để dỗ dành… Tóm lại, từ lâu đời,
việc sử dụng ma tuý đã trở thành thói quen của những người dân miền núi
phía Bắc. Nguyên nhân của thực trạng này là do sự nghèo đói, đường xá đi
lại khó khăn, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, không có bệnh viện hay trạm xá để


21
chữa trị kịp thời khi người dân mắc bệnh… dần dần thói quen sử dụng chất
ma tuý đã trở nên không thể thiếu đối với những người dân ở đây.
Hiện nay, nghiện ma tuý không còn tràn ngập các bản làng ở vùng núi
phía Bắc như trước nữa, do công tác tuyên truyền, phổ biến của Đảng và
Nhà nước cộng với sự đầu tư thoả đáng của Nhà nước vào cơ sở hạ tầng kỹ
thuật cũng như công tác xoá đói giảm nghèo đã đem lại những hiệu quả
bước đầu. Tuy nhiên, do tập quán lâu đời khó bỏ và ở một số nơi sự đầu tư
của Nhà nước không đem lại hiệu quả đáng kể đã dẫn đến tình trạng một bộ
phận bà con dân tộc lại tiếp tục quay trở lại với lối sống cũ, số người nghiện
lại tiếp tục tăng lên, kéo theo tình trạng phức tạp của tệ nạn ma tuý. Nghiện
ma tuý vẫn là vấn đề nhức nhối không chỉ của riêng những địa phương có
bộ phận đồng bào đó mà còn là của toàn xã hội.
Ngày nay, ma tuý và nghiện ma tuý không chỉ còn là vấn đề của các
bản làng, của các dân tộc ít người, ở những nơi núi cao hẻo lánh nữa. Ma
tuý đã có mặt trên tất cả 63 tỉnh thành của nước ta với tốc độ gia tăng khủng
khiếp về số người nghiện. Nếu lấy năm 2001 làm mốc tính, khi đó cả nước
chỉ có khoảng 113.903 người nghiện thì đến năm 2002, số người nghiện đã
tăng thêm 24,67%. Đến năm 2003 con số này là 41,05%. Năm 2004, chỉ sau
ba năm, số người nghiện đã tăng lên gần gấp rưỡi, 170.407 người nghiện,

tăng thêm 49,61% so với năm 2001. Năm 2005, số người nghiện ma tuý có
giảm so với năm 2004, nhưng mức tăng thêm so với năm 2001 vẫn ở mức:
39,09% (tương đương 44.525 người) và đến năm 2008 là 173.603 nguời so
với năm 2001 tăng 52,4%. Như vậy tính từ năm 2001 đến năm 2008, bình
quân mỗi năm số người nghiện tăng lên khoảng 11.131 người. Trong khi đó,
trung bình mỗi năm dân số Việt Nam tăng lên khoảng 1 triệu đến 1,1 triệu
người. Nếu ta đem so bình quân số người nghiện tăng thêm mỗi năm với số
dân trung bình tăng thêm mỗi năm, có thể thấy: cứ 100 người được sinh ra,
thì trong xã hội lại có 1,11 người tự đưa mình vào con đường của cái chết


22
trắng, con đường nghiện ma tuý. Chỉ cần liệt kê ra đây một vài con số như
vậy đã đủ thấy sức lan toả của tệ nạn nghiện ma túy và hậu quả của nó đến
mức độ nào.
Số vụ phạm tội về ma túy cũng diễn biến phức tạp với những thủ
đoạn phạm tội ngày càng tinh vi và tính chất phạm tội ngày càng nghiêm
trọng hơn, nếu năm 2001 lực lượng công an cả nước phát hiện 12.000 vụ
với 21.000 đối tượng phạm tội về ma túy, thu giữ 59,43 kg Hêrôin, 373,99
kg thuốc phiện, 2.053 kg cần sa, 70.373 ống tân dược gây nghiện, 51.826
liệu chất ma túy, thu giữ tài sản trị giá trên 24 tỷ đồng thì đến năm 2008 thì
lực lượng công an cả nước đã điều tra bắt giữ 13.371 vụ và 20.781 đối
tượng thu giữ 156,163 kg hêrôin, 18,796 kg thuốc phiện, 44.054 viên ma túy
tổng hợp, 1.188 ống tiêm và 4,5 kg tân dược gây nghiện, trên 8 tấn cần sa và
7,500 kg tiền chất, tinh dầu xá xị …[ 10]
Từ số liệu trên ta thấy số lượng vụ bắt giữ và đối tượng tham gia
trong năm 2008 giảm hơn so với năm 2001 cả về số vụ vi phạm và đối
tượng phạm tội cụ thể giảm 1.956 vụ và 6.284 đối tượng (tương đương
19,6% và 30%) điều này thể hiện quyết tâm ngăn chặn quyết liệt của Đảng
và Nhà nước ta đối với loại tội phạm này song số lượng hêrôin thu giữ được

năm 2008 cao gấp 3 lần so với năm 2001 chứng tỏ đối tượng phạm tội ngày
càng tinh vi liều lĩnh hơn, tập trung buôn bán vào mặt hàng có lợi nhuận cao
và vận chuyển dễ dàng như hêrôin, viên ma túy tổng hợp ….
Tình hình tội phạm ẩn của Tội sử dụng trái phép chất ma túy
Tình hình tội phạm ẩn có thể hiểu một cách khái quát là tổng thể những
hành vi phạm tội đã xảy ra trong thực tế, cùng các chủ thể của những hành
vi đó. Trong một khoảng thời gian và không gian xác định mà chưa bị các
cơ quan chức năng phát hiện, chưa bị xử lý bằng hình sự hoặc không có
trong thống kê hình sự (GS. TSKH Đào Trí Úc chủ biên Tội phạm học, luật
hình sự và tố tụng hình sự. Nxb Chính trị quốc gia, 1994). Việc xác định


23
tình hình tội phạm ẩn của Tội sử dụng trái phép chất ma túy không chỉ dựa
vào các số liệu của các cơ quan quản lý nhà nước, mà còn phải dựa vào kết
quả của phương pháp điều tra xã hội học, bằng sự phân tích suy luận khoa
học… Thông qua số liệu thống kê hình sự trong khoảng thời gian 8 năm trở
lại đây (từ 2001 đến 2008) cho thấy số các vụ án được đưa ra xét xử về Tội
sử dụng trái phép chất ma túy ít hơn nhiều so với các vụ án thực tế xảy ra
mà do nhiều lý do khác nhau điều đó thể hiện như sau:
Tính đến 30/11/2008 cả nước có 173.603 người nghiện trong đó năm
2008 cả nước cai nghiện cho 45.261 lượt người nghiện [11] chỉ làm phép
tính đơn giản ta thấy còn khoảng gần 130.000 người nghiện đang sinh sống
tại cộng đồng. Hàng ngày, các đối tượng này có nhu cầu cần thuốc để sử
dụng là một điều tất yếu, các đối tượng nghiện hút này không phải lúc nào
cũng có thuốc hoặc có tiền để thỏa mãn cơn nghiện bất cứ lúc nào. Do vậy,
muốn có thuốc để sử dụng thì đương nhiên họ phải có các hành vi mua bán,
sử dụng trái phép… các chất ma túy và theo quy định của pháp luật thì hành
vi sử dụng trái phép chất ma túy bị coi là tội phạm. Với gần 130.000 người
nghiện đang sinh sống tại cộng đồng chỉ cần 1/3 số này có hành vi sử dụng

trái phép chất ma túy thì một năm như năm 2008 có chừng 43.000 vụ án về
tội sử dụng trái phép chất ma túy. Song cả năm 2008 chúng ta mới chỉ xét
xử 100 vụ và 118 bị cáo. Đây là con số rất khiêm tốn xảy ra trong thực tế,
cũng theo báo cáo của Bộ Công an từ năm 2001 đến năm 2007 các lực
lượng công an, hải quan, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển đã phát hiện và
thu giữ trên 1.000 kg hêrôin, gần 1.600 kg thuốc phiện, 6.400 kg cần sa,
737.731 viên ma túy tổng hợp, số ma túy thu giữ được ít hơn nhiều so với số
ma túy lưu hành trên thị trường không được phát hiện và thu giữ. Ví dụ như
khi bắt giữ đường dây ma túy do Nguyễn Văn Hải (tức Hải Luận) cầm đầu
thì số lượng ma túy do đường dây này buôn bán đã lên tới hơn 800 kg hay
đường dây ma túy do Dư Kim Dũng cầm đầu lực lượng công an đã thu giữ 7


24
kg hóa chất dùng để sản xuất ma túy tổng hợp, 14,37 kg (khoảng 60.000 đến
70.000 viên nén) ma túy tổng hợp. Điều đó chứng tỏ còn rất nhiều vụ phạm
tội về ma túy chưa được phát hiện kịp thời.
Căn cứ vào đặc điểm “ẩn” của tội phạm có thể chia chúng thành ba loại
gồm: tội phạm ẩn tự nhiên, tội phạm ẩn nhân tạo, tội phạm ẩn thống kê. Mỗi
loại tội phạm ẩn có thể chia thành những mức độ ẩn khác nhau nhằm phân
biệt theo thứ bậc từ thấp đến cao ở mức độ ẩn khuất. Tội phạm học đã chia
tội phạm ẩn thành 4 cấp độ là: độ ẩn cấp I, độ ẩn cấp II, độ ẩn cấp III và độ
ẩn cấp IV (GS, TSKH Đào Trí Úc chủ biên Tội phạm học, luật hình sự và tố
tụng hình sự. Nxb Chính trị quốc gia, 1994). Việc áp dụng hệ thống phân
bậc cấp độ ẩn như trên kết hợp với hàng loạt các chỉ số khác cho phép xác
định thực trạng của tình hình tội phạm giúp chúng ta có thể xác định được
phương án đấu tranh thích hợp.
Dự báo tình hình phạm tội ma túy ở Việt Nam trong thời gian tới, qua
phân tích tình hình tội phạm về ma túy ở các nước trên thế giới và ở Việt
Nam trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội trong

những năm tới, chúng ta có cơ sở để nhận định về tình hình phạm tội trong
thời gian tới như sau:
Ở Việt Nam sẽ xuất hiện các cơ sở sản xuất ma túy trái phép từ các tiền
chất ma túy. Nhiều loại ma túy và các chất gây nghiện bằng nhiều cách sẽ
được móc nối để tuồn ra thị trường tự do từ các cơ sở dược phẩm, các cơ sở
chữa bệnh, công nghiệp hóa chất, sẽ có nhiều chủng loại ma túy, đặc biệt là
các loại ma túy tổng hợp đang phổ biến ở các nước châu Âu và châu Mỹ sẽ
xuất hiện tại Việt Nam. Giá các loại ma túy sẽ có chiều hướng tăng mạnh
trong những năm tới, ma túy từ nước ngoài tiếp tục được đưa vào Việt Nam
với số lượng lớn bằng nhiều con đường, đặc biệt là từ khu vực “Tam giác
vàng”, một phần tiêu thụ ở Việt Nam, một phần vận chuyển đi nước khác.

×