Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Bảo hộ và chia sẻ lợi ích tri thức bản địa trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 100 trang )

MỤC LỤC



Trang

Trang phụ bìa


Lời cam đoan


Mục lục


MỞ ĐẦU
1

Chương 1: KHÁI NIỆM TRI THỨC BẢN ĐỊA
6
1.1.
Khái niệm tri thức bản địa
6
1.2
Đặc điểm tri thức bản địa
11
1.3.
Biểu hiện của tri thức bản địa
13
1.3.1.
Bảo hộ nguồn gen


14
1.3.2.
Bảo hộ tri thức truyền thống
15
1.3.3.
Bảo hộ các hình thức biểu hiện văn hóa dân gian
15
1.4.
Tri thức bản địa và chia sẻ lợi ích tri thức bản địa trong tình
hình hiện nay
17
1.5.
Bảo hộ pháp lý đối với tri thức bản địa
19
1.6.
Nguyên lý pháp lý bảo hộ tri thức bản địa
21
1.7.
Tri thức bản địa với vấn đề quyền sở hữu trí tuệ
26

Chương 2: NHỮNG BIỆN PHÁP BẢO HỘ VÀ CHIA SẺ LỢI ÍCH
TRI THỨC BẢN ĐỊA TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
VÀ THỰC TIỄN MỘT SỐ NƯỚC
33
2.1.
Một số vấn đề cơ bản trong bảo hộ tri thức bản địa
33
2.1.1
Vấn đề chủ quyền quốc gia đối với tài nguyên thiên nhiên

và tri thức truyền thống
36
2.1.2.
Vấn đề thực thi quyền ở nước ngoài - nguyên tắc đối xử
quốc gia
38
2.1.3.
Vấn đề chia sẻ lợi ích trong việc sử dụng và khai thác tri
thức bản địa
39
2.2.
Luật quốc tế về bảo hộ và chia sẻ lợi ích từ tri thức truyền
thống, gen và các hình thức thể hiện văn hóa dân gian
42
2.2.1.
Bảo hộ và chia sẻ lợi ích từ tri thức truyền thống
42
2.2.2.
Bảo hộ các hình thức thể hiện văn hóa dân gian
43
2.2.3.
Bảo hộ tri thức bản địa về tiếp cận nguồn gen, bảo tồn và
chia sẻ lợi ích từ gen
46
2.2.3.1.
Bảo hộ tri thức bản địa về gen thông qua cơ chế cấp patent
48
2.2.3.2.
Bằng chứng về nguồn gốc hoặc về tiếp cận trong quá trình
xử lý đơn yêu cầu cấp Bằng sáng chế- patent

51
2.3.
Một số mô hình bảo vệ tri thức truyền thống trên thế giới
55
2.3.1.
Bảo vệ tri thức truyền thống theo pháp luật Mỹ
56
2.3.2.
Bảo hộ tri thức bản địa theo pháp luật Philippines
60
2.3.3.
Bảo hộ tri thức bản địa theo pháp luật Trung Quốc
61

Chương 3: BẢO HỘ VÀ CHIA SẺ LỢI ÍCH TRI THỨC BẢN ĐỊA
TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
63
3.1.
Bảo hộ và chia sẻ lợi ích tri thức bản địa ở Việt Nam
63
3.1.1.
Chính sách pháp luật về bảo vệ và chia sẻ lợi ích tri thức
bản địa ở Việt Nam hiện nay
64
3.1.2.
Thực trạng bảo hộ và chia sẻ lợi ích từ tri thức bản địa
67
3.1.3.
Bảo hộ và chia sẻ lợi ích các hình thức biểu hiện văn hóa
dân gian

71
3.1.4.
Bảo hộ và chia sẻ lợi ích từ tri thức truyền thống
76
3.1.5.
Bảo tồn nguồn gen và bản quyền tri thức truyền thống về
nguồn gen
79
3.2.
Một số kiến nghị xung quanh việc bảo hộ và chia sẻ lợi ích
tri thức truyền thống bằng pháp luật ở Việt Nam
85

KẾT LUẬN
90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
92


1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Tri thức truyền thống được khai thác trên phạm vi toàn cầu hàng ngàn
năm nay và được cộng đồng quốc tế nghiên cứu nhằm tìm kiếm các công cụ
pháp lý để bảo vệ từ những năm bẩy mươi của thế kỷ trước. Cho đến nay, đây
vẫn là chủ đề gây tranh luận không chỉ trên bình diện quốc gia mà còn ở các
diễn đàn quốc tế.
Tri thức bản địa được hiểu là là những kinh nghiệm được duy trì và

đúc rút qua nhiều thế hệ ở các cộng đồng cư dân từ thực tiễn sản xuất và đời
sống. Cho tới nay, thế giới đã công nhận tri thức bản địa là nguồn tri thức có
tính hữu dụng cao trong cuộc sống hàng ngày của con người và được xem là
cơ sở cho những sáng tạo kế tiếp của nhiều ngành hoa học mà hiện đang là
mối quan tâm của toàn thế giới. Những tri thức này có thế kể đến là các tri
thức về thiên nhiên, y dược học, thực phẩm, văn hóa nghệ thuật… Trong quá
trình toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng và nhờ có sự trợ giúp phát triển mạnh
mẽ của công nghệ thông tin, tri thức bản địa được biết đến nhiều hơn trở
thành một trong những vấn đề được pháp luật quốc gia và quốc tế quan tâm
hơn. Tuy nhiên, việc tiếp cận thế nào để sử dụng nó được nhiều hơn, ai được
hưởng lợi và chia sẻ những lợi ích từ việc hưởng lợi như thế nào ngày càng
gây tranh cãi và bất đồng giữa các cộng đồng và các quốc gia.
Nằm trong tình hình chung hội nhập, Việt Nam cũng như các quốc gia
đang phát triển đang lo ngại về những tri thức truyền thống đúc rút từ kinh
nghiệm của rất nhiều thế hệ cộng đồng khác nhau sẽ không được sử dụng
tương xứng với giá trị của nó. Trong khi quốc tế đang có những nghiên cứu
và hợp tác sâu rộng về bảo hộ tri thức truyền thống thì việc nghiên cứu bảo hộ
và bảo tồn tri thức bản địa của Việt Nam càng mang tính cấp thiết, đảm bảo
cho chúng ta có những kiến thức đầy đủ bảo vệ mình thông qua cơ chế chính

2
sách pháp luật cụ thể, rõ ràng đồng thời sẵn sàng kiến thức trong quá trình
đàm phán quốc tế về vấn đề này.
Thực tế tận dụng thế mạnh tri thức để phát triển kinh tế, Đại hội Đảng
lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong bối cảnh quốc tế mới phải gắn với phát triển kinh tế tri thức: Tranh thủ
cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta
để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Phát triển mạnh các ngành
và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức; kết hợp việc

sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của
nhân loại.
Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính
trị về bảo vệ môi trường trong thời k đẩy mạnh công nghiệp hóa , hiệ n đạ i
hóa đất nước vì mục tiêu ph át triể n bề n vữ ng , bảo tồn thiên nhiên và đa dạng
sinh học là mộ t trong ba n hiệ m vụ trọ ng tâm củ a công tá c bả o vệ môi t rườ ng
(bên cạ nh cá c nhiệ m vụ phò ng ngừ a và kiể m soá t ô nhiễ m , cải thiện và nâng
cao chấ t lượ ng môi trườ ng ). Đây là những định hướng rất cần thiết giúp
chúng ta có những quan tâm đặc biệt về việc tận dụng những tri thức truyền
thống, kết hợp với tri thức bên ngoài để phát triển kinh tế. Đồng thời, những
định hướng trên cũng làm cơ sở cho chúng ta xây dựng cơ chế bảo hộ vốn tri
thức truyền thống, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Về mặt luật
pháp, mặc dù chưa có luật chuyên ngành về quản lý và khai thác tri thức
truyền thống, tuy nhiên chúng ta đã bắt đầu quy định việc bảo hộ nguồn tri
thức này thông qua các luật chuyên ngành như Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005,
Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Đa dạng sinh học năm 2007, Luật Bảo vệ môi
trường năm 2005… Nhận thấy tầm quan trọng và để đóng góp cho những
nghiên cứu về tri thức truyền thống, cách thức bảo hộ pháp lý trong việc sử
dụng và chia sẻ lợi ích từ khai thác tri thức truyền thống, tôi đã lựa chọn đề

3
tài: "Bảo hộ và chia sẻ lợi ích tri thức bản địa trong pháp luật quốc tế và
pháp luật Việt Nam"
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
So với các đối tượng được bảo hộ pháp lý của luật sở hữu trí tuệ, bảo
hộ tri thức bản địa mới được đưa ra nghiên cứu trong những năm gần đây.
Các nghiên cứu xuất hiện nước ta hiện nay thể hiện ở những góc độ khác
nhau và được trình bày dưới dạng các bài báo khoa học, chuyên đề, báo cáo
tổng kết… Có thể kể tới các nghiên cứu này như: Mối quan hệ giữa văn hóa
và môi trường, tài liệu dự án "Tri thức bản địa về môi trường" của Bùi Văn

Thắng thuộc Viện Văn hóa - Thông tin Hà Nội, 2007; "Bảo hộ tri thức truyền
thống tại Việt Nam, vấn đề pháp lý và thực tiễn" của Phạm Hồng Quất, Cục
Sở hữu trí tuệ, 5/2008; một số tài liệu cho phép tham khảo tại dự án Việt Nam -
Thụy Sĩ về sở hữu trí tuệ (SVIP) 2007 - 2010; một số bài viết của Tiến sĩ
Peter- Tobias Stoll Bộ môn Luật môi trường và kinh tế thế giới, Khoa luật -
Đại học Geord - August, Gottingen, Đức như: Max-Planck - Tham luận về
luật của Tổ chức Thương mại Thế giới, quyển 1, Martinus Nijhoff, Nhà xuất
bản Leiden, Boston, 2006 - 2008; "Bảo hộ tri thức truyền thống cộng đồng
bản địa", của Thanh Hương, Trung tâm Con người và Thiên nhiên, 2009;
"Cách tiếp cận của Hoa Kỳ: Nguồn gen, tri thức truyền thống và văn hóa dân
gian", của Jeanne Holden, chuyên đề về quyền sở hữu trí tuệ, ấn phẩm của
chương trình thông tin quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa K, tháng 1/ 2006; "Về
khái niệm tri thức bản địa", của Bùi Hoài Sơn, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt
Nam, 2008; các bài viết về tri thức bản địa của thạc sĩ Nguyễn Hữu Cải,
Trường Đại học Nông - Lâm Thành phố Hồ Chí Minh; "Tri thức bản địa và
phát triển", của Bùi Thị Thu Hà, Ban Nghiên cứu Văn hóa sinh thái và Du
lịch - Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, 2007; "Thái Lan: Luật pháp bảo vệ
nguồn gen thực vật" của Surawit Wannakrairoj, Tạp chí Luật học, số 5, 2001;
Báo cáo chuyên đề: "Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về đa dạng
sinh học tại Việt Nam", của Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2005; Báo cáo:

4
"Tổng quan về đa dạng sinh học ở Việt Nam", của Bộ Tài nguyên và Môi
trường, 1/ 2008; … Tuy nhiên, nhìn chung chưa có một công trình nghiên cứu
đầy đủ và tổng thể về bảo hộ tri thức bản địa dưới góc độ pháp lý đáp ứng
những đòi hỏi và thách thức hội nhập hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu: Góp phần làm rõ khái niệm và bản chất của tri
thức bản địa dưới góc độ pháp luật; Cung cấp những nghiên cứu về các
phương thức bảo hộ và chia sẻ lợi ích tri thức bản địa theo pháp luật quốc tế

và thực trạng pháp luật Việt Nam điều chỉnh vấn đề này nhằm đưa ra những
kiến nghị giải pháp cụ thể xây dựng pháp luật về bảo hộ tri thức bản địa ở
nước trong thời k hội nhập.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Với mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của
luận văn là:
- Đưa ra khái niệm, cách hiểu, đặc điểm của tri thức bản địa, những
vấn đề pháp lý liên quan tới tri thức bản địa như nguyên lý pháp lý của bảo hộ
tri thức bản địa, mối quan hệ giữa bảo hộ tri thức bản địa và pháp luật về sở
hữu trí tuệ.
- Tình hình pháp luật quốc tế về bảo hộ tri thức bản địa thông qua quy
định của các định chế quốc tế lớn như WTO, WIPO, UNESCO và thực tế quy
định bảo hộ tri thức bản địa của một số các quốc gia.
- Thực trạng về pháp luật bảo hộ tri thức bản địa Việt Nam, những
kiến nghị của học viên về giải pháp bảo hộ.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đây là một đề tài rộng nên trong luận văn học viên không thể đề cập
hết những vấn đề cụ thể mà chỉ tập trung vào những phần chính mà tác giả
cho là quan trọng nhất.

5
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Khái niệm tri thức bản địa.
Chương 2: Những biện pháp bảo hộ và chia sẻ lợi ích tri thức bản địa
trong pháp luật quốc tế.
Chương 3: Bảo hộ và chia sẻ lợi ích tri thức bản địa trong pháp luật
Việt Nam.




6
Chương 1
KHÁI NIỆM TRI THỨC BẢN ĐỊA

1.1. KHÁI NIỆM TRI THỨC BẢN ĐỊA
Khái niệm tri thức bản địa bắt đầu được sử dụng rộng rãi vào đầu những
năm chín mươi của thế kỷ XX sau một thời gian dài được thế giới nhìn nhận
và đánh giá lại vai trò của nguồn tri thức này đối với sự phát triển thế giới.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tư tưởng phát triển nhanh, mạnh và
phát triển bằng mọi giá phủ bóng lên toàn thế giới. Các mô hình phát triển của
các nước phương Tây ảnh hưởng rất lớn tới hướng phát triển của các nước
phát triển thuộc thế giới thứ ba. Các mô hình phát triển này chủ yếu chú trọng
tới kết quả mà ít khi cân nhắc tới phương pháp và hậu quả để lại lâu dài. Và
đặc biệt, đây là những mô hình chung áp dụng cho mọi địa phương và bỏ qua
vấn đề liên quan đến bối cảnh xã hội cụ thể của từng cộng đồng ở các khu vực
địa lý khác nhau thuộc các quốc gia khác nhau. Những kinh nghiệm, hiểu biết
của các tộc người bản địa ở các địa phương bị phủ nhận và đánh giá là không
có giá trị sử dụng, hoặc không mang tính khoa học (phi khoa học), lạc hậu,
không đáng được cân nhắc và xem xét trong rất nhiều các chương trình phát
triển được mang từ các nước phương Tây sang các nước thứ ba. Tuy nhiên
sau vài chục năm cố gắng, cuối cùng thì chính sách phát triển trên bị thất bại
vì nhiều lý do khác nhau với sự lảng tránh của những người dân bản địa do
thiếu sự hài hòa giữa các dự án hiện đại hóa mang tính khoa học công nghệ
cao và những mong đợi, thực tiễn của các cộng đồng địa phương. Thậm chí
nhiều khi để giải quyết nhiều vấn đề trong phát triển, khoa học kỹ thuật gặp
bế tắc nhưng người ta lại tìm thấy giải pháp khi áp dụng tri thức bản địa;
Quan niệm mới về phát triển, "Phát triển bền vững", được thay thế hoàn toàn
cho quan niệm phát triển truyền thống (phát triển kinh tế bằng mọi giá không
quan tâm đến môi trường) khi nó nhấn mạnh đến khả năng đáp ứng được nhu


7
cầu của của hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến những thế hệ tiếp theo.
Tri thức bản địa lúc này được nhìn nhận lại và được xem như một trào lưu
mới được tất cả các quốc gia phát triển và đang phát triển hưởng ứng. Nguồn
tri thức này lại càng được chú tâm trong các chương trình nghị sự của các
quốc gia với nhau khi họ nhận ra tầm quan trọng của nó với vai trò là cơ sở
cho những sáng tạo kế tiếp của các ngành khoa học hiện đại mang lại giá trị
cao cho kinh tế quốc gia như ngành y dược học, ngành nông nghiệp, văn học
nghệ thuật…
Vậy tri thức bản địa là gì? Khi nói tới tri thức bản địa chúng ta cần
hiểu rõ khái niệm "bản địa". Đây là khái niệm được hiểu theo nhiều nghĩa và
mang tính tương đối. Ví dụ: Trong Công ước số 169 của Tổ chức Lao động
quốc tế, để chỉ: Người dân ở những nước độc lập được coi là những thổ dân
căn cứ theo nguồn gốc của họ có từ cư dân sinh sống tại nước đó, hay tại một
khu vực địa lý nhất định của nước đó, vào thời khi mà đất nước này bị xâm
chiếm hay bị làm thuộc địa hay vào lúc bắt đầu hình thành biên giới hiện nay
của quốc gia này, và là những người không kể địa vị pháp lý của họ thế nào,
vẫn giữ lại một vài hoặc tất cả thể chế chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội của
riêng họ.
Tuy nhiên, cũng có những cách hiểu khác, ví dụ, trong một quốc gia,
nhiều khi những tộc người thiểu số được gọi là bản địa. Trên phạm vi toàn
cầu, đôi khi người ta gọi những dân tộc có lịch sử sinh sống lâu đời trên một
vùng đất là dân tộc bản địa. Như vậy, người Việt có thể được coi là dân bản
địa ở phương diện thế giới, những không được coi là dân tộc bản địa trong
phạm vi quốc gia.
Nói tới tri thức bản địa hay người bản địa là nói đến quá trình lịch sử
cộng cư, chia sẻ văn hóa và những kinh nghiệm đời sống sản xuất đi kèm với
nó, mang tính đặc thù địa phương. Tri thức bản địa là một dạng tri thức truyền
thống, gắn liền với kinh nghiệm trong sinh hoạt và ứng xử với môi trường của


8
người dân địa phương. Trong quá khứ, các cộng đồng dân tộc bản địa sống
phụ thuộc rất nhiều vào môi trường trực tiếp để đáp ứng những nhu cầu cơ
bản của họ. Chính vì lẽ đó, họ có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường ở địa
phương và thu nhận được nhiều kiến thức và hiểu biết hợp lý về môi trường
ấy. Kiến thức bản địa được hình thành qua hoạt động, sinh hoạt hàng ngày và
cách sinh sống của họ. Tổ chức y tế thế giới để chỉ những tri thức truyền
thống về y học cũng đưa ra những cách gọi mang nghĩa truyền thống đó là
khái niệm "Y học truyền thống" (Traditional Medicine - TM) [73].
Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) khi đưa ra "Quy định mẫu
cho luật quốc gia về bảo hộ các tác phẩm văn hóa dân gian chống lại việc
khai thác trái phép và những hành động gây phương hại khác" năm 1982 [56]
dùng đồng thời những thuật ngữ "tri thức bản địa", "tri thức truyền thống",
"tri thức dân gian" và "tri thức thổ dân". Tuy nhiên, sau này những khái niệm
trên cũng được WIPO dùng không chỉ bao gồm đối tượng tri thức của hoạt
động "biểu hiện nghệ thuật truyền thống dân gian" mà còn là cả tri thức từ
những hoạt động khác như bảo tồn nguồn gen và tri thức truyền thống.
Gần đây nhất, WIPO trong các báo cáo Liên ủy ban về Sở hữu trí tuệ,
các nguồn gen, tri thức truyền thống và văn hóa dân gian (The Intergovernmental
Committee on Intellectual Property and Genetic Resources, Traditional
Knowledge and Folklore) đều xem "tri thức truyền thống" là các sản phẩm
văn học, nghệ thuật hoặc khoa học dựa trên truyền thống; sự biểu diễn; các
sáng chế; các phát minh khoa học; các kiểu dáng; các nhãn hiệu, tên và biểu
tượng; các thông tin bí mật, và tất cả các sáng kiến hoặc sản phẩm sáng tạo
khác là thành quả của hoạt động trí tuệ dựa trên truyền thống trong các lĩnh vực
công nghiệp, khoa học, văn học hoặc nghệ thuật. Cụm từ "dựa trên truyền
thống" được hiểu là các hệ thống tri thức, các sản phẩm sáng tạo, sáng kiến và
các hình thức thể hiện văn hóa được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác, thường thuộc về hoặc gắn liền với một nhóm người cụ thể hoặc vùng


9
lãnh thổ cụ thể nơi nhóm người đó sinh sống, được phát triển thường xuyên
để thích nghi với môi trường biến đổi [76].
Về tên gọi và đối tượng của nguồn tri thức trên, luật một số nước cũng
có những quan điểm khác nhau. Về tên gọi thường các nước gắn tên của nguồn
tri thức này với đặc điểm nó có thế là "tri thức truyền thống kết hợp", "Tri
thức bản địa" hoặc "tri thức tập thể" Tuy nhiên, về đối tượng và nội dung
của tri thức này thường là những kinh nghiệm của cộng đồng bản địa, có giá
trị thực tiễn, có liên quan tới yếu tố văn hóa, đa dạng sinh học, nguồn gen
hoặc phương pháp, quy trình, sản phẩm hay là danh pháp… Cá biệt có quốc
gia quy định cụ thể phạm vi của nguồn tri thức này như một sản phẩm thuộc
phạm vi của quyền sở hữu trí tuệ bao gồm sáng chế, mẫu hữu ích, các bản vẽ
và kiểu dáng, các sáng tạo trong các bức đồ họa, số liệu, biểu tượng, tranh ảnh
minh họa, đá cổ được trạm khắc…
Ví dụ: Luật của Brazil, Luật số 2 Điều 7. 186-16/2001 định nghĩa: Tri
thức truyền thống kết hợp (Associated Traditional Knowledge) là những
thông tin hoặc kinh nghiệm thực tiễn của cá nhân hoặc tập thể thuộc một
cộng đồng bản địa hoặc địa phương, có giá trị thực tiễn hoặc tiềm tàng và
gắn liền với tài sản nguồn Gen.
Luật của Panama, Luật số 20 quy định: Tri thức truyền thống bao gồm
sáng chế, mẫu hữu ích, các bản vẽ và kiểu dáng, các sáng tạo trong các bức
đồ họa, số liệu, biểu tượng, tranh ảnh minh họa, đá cổ được trạm khắc, và
các sản phẩm khác; các yếu tố văn hóa liên quan tới lịch sử, âm nhạc, nghệ
thuật và các hình thức thể hiện truyền thống.
Luật của Peru, Điều 2 Luật số 27811 định nghĩa: Tri thức tập thể
(Collective Knowledge) là các tri thức được tích lũy, được truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác, được những nhóm người và cộng đồng bản địa phát triển,
liên quan đến các tính chất, việc sử dụng và đặc tính của đa dạng sinh học.


10
Luật Bồ Đào Nha, Luật số 118/ 2002 Điều 3 khoản 1 ghi nhận: Tri
thức truyền thống là tất cả những yếu tố hữu hình gắn liền với việc sử dụng
mang tính thương mại hoặc công nghiệp các nguồn lực khác nhau và các vật
liệu nội sinh khác của cộng đồng địa phương, tập thể hoặc cá nhân, một cách
không hệ thống và gắn với các truyền thống văn hóa và tinh thần của cộng
đồng này, bao gồm nhưng không giới hạn ở các tri thức liên quan tới các
phương pháp, các quy trình, các sản phẩm và các danh pháp có khả năng áp
dụng trong các hoạt động nông nghiệp, thực phẩm và công nghiệp nói chung,
bao gồm sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thương mại và các dịch vụ liên quan
không trực tiếp tới việc sử dụng và bảo tồn các nguồn lực khác nhau và vật
liệu nội sinh và ngoại sinh khác thuộc phạm vi điều chỉnh của luật hiện hành.
Nhìn chung những khái niệm trên có thể được hiểu giống nhau đó là
những kiến thức được một số cộng đồng dân cư hoàn thiện, duy trì, phát triển
qua một thời gian dài, qua các thế hệ khác nhau phản ánh sự tương tác qua lại
giữa con người và môi trường tự nhiên.
Trong đề tài này, vì mục tiêu nghiên cứu về khía cạnh pháp lý nhằm
bảo vệ tri thức bản địa và đối tượng nắm giữ tri thức bản địa chứ không
chuyên sâu vào nghiên cứu hiện tượng này mang tính xã hội học hay đối
tượng của các ngành khoa học khác; mặt khác, dựa trên điều kiện lịch sử của
Việt Nam - đã từng là thuộc địa lâu dài của các nước như Trung Quốc, Nhật
bản, Pháp, Mỹ; căn cứ tình hình thực tế tri thức bản địa không chỉ bị đe dọa
do thiếu sự bảo tồn mà còn bị đe dọa bởi sự đánh cắp do áp lực toàn cầu hóa
nên học viên cho rằng nên gọi những tri thức mà đề tài này nghiên cứu với
thuật ngữ là "tri thức bản địa" từ các thuật ngữ đã nêu trên. Tuy nhiên trong
khi nghiên cứu đề tài này cũng sẽ được sử dụng cả thuật ngữ "tri thức truyền
thống" và "tri thức bản địa".
Tuy nhiên cũng cần hiểu rằng, thực tế sử dụng khái niệm tri thức truyền
thống nghĩa rộng và bao hàm có thể sẽ hữu ích cho mục đích mô tả chung,


11
nhưng sẽ không hiệu quả cho việc bảo hộ cụ thể. Chính vì thế mà WIPO đã
đưa khái niệm bảo vệ tri thức truyền thống song song với khái niệm Bảo vệ
và chia sẻ lợi ích từ Gen và Bảo vệ các hình thức biểu hiện văn hóa dân gian.
1.2. ĐẶC ĐIỂM TRI THỨC BẢN ĐỊA
- Tính cộng đồng
Theo học viên thì đây chính là một trong những đặc trưng cơ bản và
quan trọng nhất của tri thức truyền thống hay tri thức bản địa. Để tồn tại,
những người dân bản địa đã tự tìm cho mình những cách tồn tại. Từ sản xuất
tới sinh hoạt văn hóa cá nhân hay cộng đồng. Đây vừa là nét văn hóa riêng để
phân biệt với những nhóm người khác, đồng thời thể hiện tính phòng vệ cho
bản thân cộng đồng người của mình. Có thể chính vì mong muốn phòng vệ, lo
lắng thất thoát những giá trị của nguồn tri thức nên thông tin về tri thức này
thường được giữ gìn trong cộng đồng và chi một số người có chức sắc quan
trọng trong cộng đồng mới có quyền nắm giữ. Tri thức chỉ được tiết lộ nếu hai
bên, người truyền thông tin và người nhận thông tin đảm bảo những điều kiện
khắt khe mà cộng đồng đặt ra.
- Tính khoa học và trải nghiệm
Rất nhiều người và ngay cả những người bản địa tránh dùng từ "tri
thức truyền thống" bởi vì cụm từ "tri thức truyền thống" thường ám chỉ những
tri thức cũ, tĩnh tại và được truyền từ đời này sang đời khác mà không có sự
đánh giá, phê bình, thay đổi hay phát triển lên. Mặt khác, việc áp dụng thực tế
cho thấy tri thức truyền thống không phải là "khoa học" theo nghĩa thông
thường của bản thân một tri thức là luôn đòi hỏi phải có những sự liên tục
thách thức về kinh nghiệm và kiểm nghiệm. Hơn nữa thuật ngữ "tri thức
truyền thống" cũng thường được hiểu là liên quan tới "văn hóa" hay sự cổ
xưa. Tuy nhiên có thể chứng minh ngược lại chính sự tồn tại được của bản
thân mỗi kiến thức cho thấy tính trải nghiệm thông qua đời sống của mỗi kiến
thức. Đây có thể gọi là loại "khoa học bản địa".


12
- Tính lãnh thổ
Có thể gọi đây là tính lãnh thổ hay địa lý cũng vậy. Những điều kiện
sống khác nhau tại các khu vực thổ nhưỡng khiến con người phải tìm kiếm và
tận dụng những điều kiện này phục vụ cuộc sống. Những tri thức, kinh nghiệm
về giống cây trồng, điều kiện canh tác, dự báo khí hậu, thời tiết ở một khu vực
địa lý thì không thể áp dụng hoàn toàn cho một khu vực địa lý khác.
- Tính không chính thức
Thể hiện của đặc điểm này là tri thức bản địa thường chưa có sự ghi
chép, thống kê đầy đủ và không có những chế định pháp lý bảo vệ cụ thể từ
phía nhà nước trong suốt đời sống của các tri thức này.
Theo ý kiến học thì tính không chính thức thể hiện ở việc khối tri
thức truyền thống tồn tại trong cộng đồng bản địa rất lâu, trong thực tế có thể
có vai trò ứng dụng song song với những công trình khoa học nhưng thường
chưa có sự thống kê, xem xét công nhận từ phía nhà nước. Trong nỗ lực để
tăng tính khả thi của các hiệp định WTO, Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) và Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) đã có dự định yêu cầu
các nước thành viên thống kê thành một cơ sở dữ liệu các tri thức truyền
thống của nước mình. Tuy nhiên, việc lập một cơ sở dữ liệu liên quan tới
nguồn tri thức này rất khó khăn và mất thời gian đòi hỏi sự hợp tác từ phía
các cộng đồng bản địa và hợp tác quốc tế.
- Các tri thức bản địa thường gắn với những khái niệm văn hóa
tâm linh
Đặc điểm này mới nghe có vẻ trừu tượng nhưng khi nghiên cứu sâu về
hiện tượng tri thức bản địa chúng ta phải khẳng định các giá trị của tri thức
bản địa luôn gắn với những giá trị tinh thần và tâm linh của cộng đồng người
bản địa. Không chỉ là việc sử dụng một tri thức bản địa để duy trì cuộc sống,
hơn thế nữa việc sử dụng tri thức còn gắn với những luật tục, quan niệm văn
hóa riêng của cộng đồng bản địa. Ví dụ: Một số cộng đồng vùng cao ở Đông


13
Nam Á có các luật tục không săn bắt hay đánh cá trong mùa ăn chay, đó cũng
là mùa mà động vật hoang dã và các loài thủy sản sinh sản. Hoặc vì sao việc
cúng tế mùa lúa mới chỉ sử dụng các loại lúa trồng tại các mảnh đất nhỏ mà
không sử dụng lúa cao sản? Những quy định trên có ảnh hưởng gì tới việc bảo
tồn gen hay Văn hóa dân gian của các cộng đồng người này?
1.3. BIỂU HIỆN CỦA TRI THỨC BẢN ĐỊA
Như trên đã phân tích, việc xác định hay cố gắng đưa ra một khái niệm
cụ thể về tri thức bản địa là rất khó và có thể sẽ làm hạn chế phạm vi của tri thức
bản địa. Chính vì vậy rất cần thiết xác định những biểu hiện của tri thức bản địa.
Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới phân loại tri thức bản địa bao gồm:
- Tri thức nông nghiệp;
- Tri thức khoa học;
- Tri thức kỹ thuật;
- Tri thức sinh thái;
- Tri thức về thuốc, bao gồm các bài thuốc và các phương pháp chữa bệnh;
- Tri thức liên quan tới đa dạng sinh học;
- Các hình thức biểu hiện văn hóa dân gian dưới dạng âm nhạc, điệu
nhảy, các bài hát, hàng thủ công mỹ nghệ, các kiểu dáng, truyện và các tác
phẩm hội họa, các thành tố của ngôn ngữ như các tên, chỉ dẫn địa lý, các biểu
tượng, và các tài sản văn hóa khác.
Dưới góc độ xem xét quyền sở hữu trí tuệ, theo Tổ chức Sở hữu Trí
tuệ Thế giới (WIPO), việc bảo hộ những tri thức trên được chia thành ba
mảng chính [75]:
- Tiếp cận các nguồn Gen và chia sẻ lợi ích;
- Bảo vệ sự sáng tạo trong tri thức truyền thống;
- Bảo hộ biểu hiện của văn hóa dân gian.

14
Đây là ba biểu hiện quan trọng và có liên hệ mật thiết với nhau và với

quyền sở hữu trí tuệ. Sở dĩ ba chủ đề trên ngày càng được quốc tế quan tâm,
bàn thảo vì nó liên quan tới các chính sách quan trọng của thế giới cũng như
mỗi quốc gia về nông nghiệp, lương thực, đa dạng sinh học, môi trường, nhân
quyền, đa dạng văn hóa, sắc tộc, phát triển kinh tế và thương mại. Đây là
những vấn đề quan trọng bức thiết nổi lên gần đây đòi hỏi mỗi quốc gia phải
quan tâm, giải quyết.
Ba vấn đề này luôn gắn với nhau vì nó liên quan tới quan niệm hoạt
động trí tuệ của loài người và làm cơ sở cho vấn đề sở hữu trí tuệ hiện đại,
quan niệm "di sản chung" (common heritage), vấn đề chia sẻ lợi ích giữa các
bên liên quan tới di sản này
1.3.1. Bảo hộ nguồn gen
Gen là một đơn vị di truyền, một đoạn mẫu vật di truyền quy định đặc
tính cụ thể của sinh vật. Công ước dạng sinh học (CBD), Điều 2 quy định:
"Vật liệu di truyền" (Genetic Material) là mọi chất liệu của thực vật, động
vật, vi sinh vật và các nguồn nguyên khơi khác chứa các đơn vị chức năng di
truyền. "Tài nguyên di truyền" (Genetic Resourse) là mọi vật liệu di truyền có
giá trị thực tế hoặc tiềm tàng. Khái niệm gen luôn đi cùng với khái niệm về
"đa dạng sinh học" (Biological diversity) có nghĩa là tính (đa dạng) biến thiên
giữa các sinh vật sống của tất cả các nguồn bao gồm, không kể những nguồn
khác, các hệ sinh thái trên cạn, dưới biển, các hệ sinh thái thủy vực khác và
các tập hợp sinh thái mà chúng là một phần. Tính đa dạng này thể hiện ở mỗi
bộ loài, giữa các loài và các hệ sinh thái.
Xây dựng một cơ chế riêng biệt để bảo vệ nguồn gen, tài nguyên sinh
học và chia sẻ công bằng lợi ích từ việc khai thác các nguồn tài nguyên đòi
hỏi phải xem xét đến cách thức bảo vệ tri thức truyền thống vì yếu tố tri thức
truyền thống liên quan tới việc sử dụng nguồn tài nguyên như thế nào.

15
Tiếp cận nguồn gen ở đây là việc tiếp xúc, sử dụng gen, sử dụng thông
tin có được từ gen, chủ quyền quốc gia đối với gen và thông tin gen, quyền sở

hữu trong môi trường thông tin này như thế nào. Thông tin về việc sử dụng tại
chỗ các nguồn gen tạo cho con người có điều kiện tận dụng, phát triển tạo ra
những giá trị thặng dư ngày to lớn. Ví dụ: Từ một cây, người ta có thể sử
dụng với nhiều mục đích khác nhau, để uống nước từ quả, để làm thực phẩm
từ củ, để chữa bệnh từ dễ, lá, để sử dụng vào công nghiệp mỹ phẩm, công
nghiệp tạo giống hoa, công nghiệp hóa chất Tất cả những công dụng có thể
thấy từ việc sử dụng tại chỗ hay không tại chỗ đều tạo giá trị thương mại lớn
không thể phủ nhận nhất là khi khoa học kỹ thuật phát triển. Xa hơn nữa, hiện
nay gen còn liên quan tới những khái niệm về nhân quyền, nhân đạo, chủng
tộc khi khoa học đã vươn tới việc sử dụng gen người như thế nào, có gọi là
phát minh hay không khi tìm ra nó, sử dụng nó, biến đổi nó
1.3.2. Bảo hộ tri thức truyền thống
Tri thức truyền thống tồn tại ở tất cả các mặt của đời sống rất đa dạng
và phong phú. Tri thức truyền thống được hiểu là các hệ thống tri thức, các
sản phẩm sáng tạo, sáng kiến được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác,
thường thuộc về hoặc gắn liền với một nhóm người cụ thể hoặc một vùng
lãnh thổ cụ thể nơi nhóm người đó sinh sống. Tri thức truyền thống có thể đã
tồn tại trong một thời gian dài, luôn được phát triển thường xuyên để thích
nghi với môi trường thay đổi. Tri thức truyền thống có thể là sự hiểu biết các
yếu tố tự nhiên như các lớp khoáng chất, vị trí của di cư, chức năng chữa bệnh
của các cây trồng trong nước, tập quán quản lý đất đai hoặc kỹ thuật nông
nghiệp, gen và bảo tồn gen, các biểu hiện văn hóa
1.3.3. Bảo hộ các hình thức biểu hiện văn hóa dân gian
Thuật ngữ "các hình thức thể hiện văn hóa dân gian" đề cập đến các
sản phẩm chứa yếu tố đặc trưng của "di sản nghệ thuật truyền thống" được

16
phát triển và duy trì bởi một cộng đồng hoặc bởi các cá nhân phản ảnh sự
biểu thị nghệ thuật truyền thống của cộng đồng đó. Các hình thức thể hiện
văn hóa dân gian này có thể dưới dạng ngôn ngữ (như truyện dân gian); âm

nhạc (như các bài hát dân gian, âm nhạc truyền thống, kịch hoặc tuồng);
hoặc các dạng hữu hình khác (như các tác phẩm hội họa, điêu khắc, nghệ
thuật tạo hình, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đồ mây, may vá, vải vóc, thảm,
trang phục, dụng cụ âm nhạc và các loại hình kiến trúc khác), và các tài sản
văn hóa vật thể khác.
Các hình thức biểu hiện văn hóa dân gian đã được WIPO nghiên cứu
bảo vệ từ hơn ba mươi năm trước, hầu hết những công trình nghiên cứu đều
có sự hợp tác với Tổ chức Văn hóa Giáo dục Liên hợp quốc, UNESCO. Năm
1982, hai tổ chức quốc tế lớn này đã cho ra đời Bộ luật mẫu về bảo vệ loại tri
thức truyền thống này mang tên "Các quy định mẫu đối với luật quốc gia về
bảo hộ các hình thức thể hiện văn hóa dân gian chóng lại việc khai thác
bất hợp pháp và những hành vi xâm phạm khác" năm 1982 (Model
provisions for National Laws on The Protection of Expressions of Folklore
againt Inllicit and Other Prejustdicial Actions). Sau nhiều năm xem xét, các
thành viên WIPO cho rằng có hai điểm phải được cải thiện cho phù hợp với
tình hình mới hiện nay, đó là: Cải thiện hệ thống bảo vệ các loại hình biểu
hiện dân gian hữu hình đặc biệt là với vấn đề thủ công mỹ nghệ và mở rộng
việc bảo vệ các hình thức biểu hiện văn hóa dân gian ở ngoài lãnh thô một
quốc gia.
Mục tiêu của việc bảo vệ các hình thức biểu hiện văn hóa dân gian là
làm sao duy trì sự cân bằng giữa việc chống lại sự lạm dụng đối với các loại
hình biểu hiện văn hóa dân gian và việc tạo sự tự do, khuyến khích và phát
triển văn hóa dân gian bởi vì đây là một phần văn hóa sống của loài người
không nên bị bóp nghẹt quá mức bởi sự bảo vệ quá cứng nhắc với những biện
pháp không thực tế được đề ra trong tưởng tượng.

17
1.4. TRI THỨC BẢN ĐỊA VÀ CHIA SẺ LỢI ÍCH TRI THỨC BẢN ĐỊA
TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY
Toàn cầu hóa là một quá trình chuyển đổi, liên kết kinh tế - xã hội và

văn hóa trên quy mô thế giới và là một xu thế tất yếu. Toàn cầu hóa là nguyên
nhân của các dòng chảy xuyên biên giới về thương mại, khoa học kỹ thuật,
thông tin, văn hóa… Những dòng chảy tạo nên sự kết nối và phụ thuộc lẫn
nhau giữa các quốc gia, các tập đoàn kinh tế và cả những cá nhân. Những tiến
bộ khoa học kỹ thuật khiến cho cả thế giới nhỏ lại chỉ còn như một ngôi làng -
"Global village" [58]. Phương tiện thông tin đại chúng là nguyên nhân sụp đổ
tất cả các rào cản về thời gian và không gian trong liên lạc và gắn kết giữa
con người với con người trong một thế giới.
Những tiến bộ về khoa học kỹ thuật không chỉ nảy sinh sự hợp tác và
phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia mà còn làm chúng ta tìm ra những
nguồn lực mạnh mẽ để phát triển. Ngày nay cái gọi là "biên giới" dường như
không còn nữa, người ta dễ dàng tìm kiếm thông tin về một địa danh hay
nguồn gốc của một loài thực vật cách họ hàng ngàn kilomet. Có thể họ chưa
từng tới đó, và cũng chưa từng được biết đến, nhìn thấy nhưng qua các
phương tiện liên lạc họ có thể có được quyền sở hữu và kiếm lợi hợp pháp từ
những sản phẩm này. Các nước đang phát triển vừa chỉ thức tỉnh khi các sản
phẩm trí tuệ bản địa - do người dân của mình tích lũy lâu đời bị các tập đoàn
đa quốc gia nhanh tay tuyên bố các sản phẩm đó thuộc quyền sở hữu của họ
thông qua các thiết chế pháp luật hiện thời. Ví dụ: Tại Texax, một công ty có
tên gọi là Rice Tec có bản quyền với cây lúa Basmati (trồng ở các vùng Ấn độ
và Pakistan) và đã tạo ra một loại lúa Basmati biến đổi Gen và bán nó như
một sản phẩm thông thường, và điều này không hề vi phạm pháp luật. Trước
đó, tháng 6 năm 2000, cũng về việc đăng ký bản quyền cho các sản phẩm địa
phương của mình, bốn trong số các bản quyền của các công ty Ấn Độ đã bị
rút bỏ vào tháng 6 năm 2000. Tiếp đó mười năm trong số hai mươi bản đăng
ký bản quyền đã bị Văn phòng Thương hiệu và bản quyền của Mỹ (US Patent

18
Trademark Office - USPTO) không chấp nhận do thiếu tính mới và độc đáo.
Vậy mà tháng 8 năm 2001, bằng sáng chế đã được trao cho công ty Rice Tec

cho các giống cây trồng tên gọi là Texmati, Jasmati và Kasmati (tên đăng ký
(Bas 867, RT1117 and RT112), tất cả đều là giống lai giữa giống lúa dài hạt
của Mỹ và giống Basmati. Rice Tec mặt khác cũng được phép đăng ký các
sản phẩm của nó là "Siêu Basmati" [57].
Cũng như vậy, Việt Nam và các quốc gia đang phát triển đang lo ngại
một khi những sản phẩm văn hóa như những làn điệu dân ca, ca dao, tục ngữ
hay các điệu múa dân gian, các bài thuốc, cây thuốc cổ truyền trong dân gian
của mình ngày càng mai một, bị đánh cắp bằng các hành vi "hợp pháp" - đó là
sự đăng ký bản quyền trước khi mà người dân bản địa nắm giữ những tri thức
này có hành động mang tính bảo vệ những tri thức này tại cơ quan có thẩm
quyền; hoặc bị mai một do sự phát tán, lạm dụng vì mục đích thương mại do
quan điểm cho rằng đây là những sản phẩm "công cộng"…
Vậy thì bản thân những người bảo tồn và nắm giữ chắt lọc tinh hoa tri
thức từ nhiều thế hệ sẽ được gì?
Không như thời k chiến tranh lạnh, toàn cầu hóa làm cho các bức
tường ngăn cách thế giới sụp đổ. Sự ưu thế, vượt trội về khoa học kỹ thuật,
thương mại và luật pháp của các nước phát triển lại dường như cản trở sự phát
triển và công bằng đối với các nước đang phát triển. Việc các chính phủ "mở
cửa" làm nảy sinh sự nghi ngờ, e dè và chống đối từ phía nhiều nhóm người
dân. Một mặt người ta phấn khích vì những gì mà hình ảnh toàn cầu hóa mang
lại, một mặt người ta nghi ngờ vì nhiều lợi ích cá nhân của những nhóm người này
đang bị tước đoạt từ phía các tập đoàn, các nhà khai thác từ Mỹ hay phương
Tây. Một số người xem thế giới của toàn cầu hóa là "Thế giới phẳng" [55] và
cơ hội cho các quốc gia, mọi người dân là như nhau… Trái ngược với cái
nhìn này là ý thức về sự mất mát do thiếu sự chuẩn bị, bảo hộ cho bất k một
sản phẩm nào, một nhãn hiệu dù đó là nhãn hiệu nhà hàng nổi tiếng với món

19
gà rán KFC, tên chiếc xe xa xỉ vào hạng nhất thế giới, Lixus hay đến những
phương thuốc đặc dụng bí truyền, những giống cây trồng quý, những kinh

nghiệm quý báu về thổ nhưỡng, thời tiết, những loại hình văn hóa nghệ thuật
cổ truyền đều có nguy cơ bị đánh cắp và thương mại hóa. Cho dù không
muốn thì toàn cầu hóa vẫn diễn ra và không thể ngăn cản. Chỉ có một cách
duy nhất là làm sao để có một cơ chế phù hợp bằng pháp luật duy trì và đảm
bảo lợi ích của các bên.
1.5. BẢO HỘ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI TRI THỨC BẢN ĐỊA
Bảo hộ pháp lý đối với tri thức bản địa được hiểu trong luận văn này
là sự bảo hộ chống lại việc sử dụng trái phép của bên thứ ba (như sao chép,
phóng tác và sử dụng nhằm mục đích thương mại). Đây là một hình thức bảo
vệ hơn là bảo tồn (bảo tồn là bảo vệ tránh bị mất và mai một; bảo vệ là việc
tánh sử dụng trái phép hoặc sử dụng không được người khác cho phép), hình
thức này thể hiện chức năng chung của các hệ thống sở hữu trí tuệ, kể cả
trong lĩnh vực mà chúng ta đang nghiên cứu là tri thức truyền thống. Hiện tại
có hai hình thức bảo hộ pháp lý đối với tri thức truyền thống đó là bảo hộ
"tích cực" và bảo hộ "phòng vệ" [77].
Bảo hộ "tích cực": Là việc tri thức bản địa có được các quyền bảo vệ
của quyền sở hữu trí tuệ. Các quyền sở hữu trí tuệ đã được sử dụng nhằm tạo
ra sự bảo hộ tích cực chống lại:
- Việc khai thác nhằm mục đích thương mại trái phép đối với tri thức
truyền thống;
- Làm sai lệch, làm giảm giá trị hoặc sử dụng gây tổn hại về mặt văn
hóa của đối tượng này;
- Các chỉ dẫn có tính sai lệch hoặc lừa dối liên quan đến quan hệ giữa
người sử dụng tri thức truyền thống và các cộng đồng xuất xứ của tri thức
truyền thống;

20
- Không công bố nguồn gốc của vật liệu theo cách thức hợp lý;
- Bộc lộ trái phép các bí mật tri thức truyền thống.
Bằng cách ngăn cản việc sử dụng trái phép và trao quyền hợp pháp

cho người sử dụng tri thức truyền thống, hình thức bảo hộ tích cực có thể tạo
ra cơ sở pháp lý cho chủ sở hữu tri thức truyền thống sử dụng nhằm mục đích
thương mại các tri thức truyền thống của họ. Có thể thông qua các doanh
nghiệp hoặc các quan hệ đối tác thương mại khác trên cơ sở hợp đồng chuyển
giao quyền quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ của họ.
Nhiều hình thức biểu hiện văn hóa truyền thống/ dân gian (Traditional
Cultural Expressions- TCEs) đã được bảo hộ tích cực thông qua hệ thống
quyền sở hữu trí tuệ hiện hành. Ví dụ: Tại hiệp ước của WIPO về biểu diễn và
ghi âm năm 1996 (WPPT) từ Điều 5 đến Điều 10 ghi nhận một loạt các quyền
kinh tế và tinh thần đối với các nội dung buổi biểu diễn văn hóa dân gian" của
người thực hiện các buổi biểu diễn này, cho dù chúng có được hoặc không
được định hình ("truyền trực tiếp"). (Tuy nhiên, Việt Nam chưa tham gia Hiệp
ước này). Hơn thế nữa, có thể sử dụng quyền tác giả để bảo vệ cho các hình
thức biểu hiện văn hóa dân gian khi đã được sửa lại và giải thích. Các bản ghi
âm, ghi hình mới về hình thức biểu hiện các tác phẩm văn hóa dân gian đã tồn
tại từ trước có thể được bảo hộ như bản ghi âm theo pháp luật về "quyền liên
quan" ("quyền kề cận"). Các tuyển tập và bộ sưu tập các hình thức biểu diễn
văn hóa dân gian cũng có thể được bảo hộ như những đối tượng của quyền tác
giả, các hình thức bảo hộ riêng đối với cơ sở dữ liệu trong một số hệ thống
pháp luật; tại Hội nghị sửa đổi Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm các
tác phẩm văn học và nghệ thuật năm 1971 Điều 15.4 cũng có quy định về việc
bảo hộ đối với tác phẩm không được công bố và không rõ tác giả. Mặc dù
điều này không trực tiếp đề cập đến các hình thức biểu diễn văn hóa dân gian
nhưng theo biên bản để thông qua điều luật này thì các đại biểu tham gia hội
nghị này đã ám chỉ các hình thức biểu diễn dân gian như một đối tượng được

21
bảo hộ. Ở nhiều quốc gia, để bảo vệ các hình thức biểu diễn văn hóa dân gian
người ta cũng sử dụng những quy định của chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu, đặc
biệt là nhãn hiệu tập thể.

Bảo hộ phòng vệ: Đây là việc sử dụng dữ liệu thống kê chính thức về
các loại tri thức bản địa nhằm loại trừ hoặc phản đối các quyền đối với các
sáng chế được yêu cầu bảo hộ mà có sử dụng trực tiếp từ tri thức bản địa này.
Ví dụ, bằng độc quyền với sáng chế được yêu cầu bảo hộ mà sử dụng hiển
nhiên tri thức truyền thống đã được biết đến một cách rộng rãi đã được một cơ
quan quản lý dữ liệu liệt kê, công nhận. Do vậy, việc thống kê, tư liệu hóa,
xây dựng dữ liệu về tri thức truyền thống là một biện pháp hữu hiệu để
thực hiện việc bảo hộ phòng vệ. Ví dụ: Hoa K, Niu Dilân và các nước thuộc
cộng đồng Andean đã làm rất hiệu quả biện pháp này.
1.6. NGUYÊN LÝ PHÁP LÝ BẢO HỘ TRI THỨC BẢN ĐỊA
Thứ nhất, có thể thấy rằng tri thức bản địa là một phần quan trọng
trong đời sống sinh hoạt và tiếp tục giữ một vai trò quan trọng trong cuộc
sống các cộng đồng người mặc dù có sự xuất hiện của khoa học kỹ thuật,
những khái niệm và chuẩn mực mới trong đời sống sinh hoạt người dân. Tuy
nhiên vai trò của tri thức truyền thống là không thể phủ nhận. Bản thân các
quốc gia phát triển không thể xây dựng hình ảnh của mình mà không gắn với
những giá trị tinh thần và vật chất từ tri thức truyền thống.
Thứ hai, chúng ta nên xem xét đó là những giá trị mà tri thức truyền
thống mang lại thực sự là kết quả của một quá trình sáng tạo. Tri thức truyền
thống không hoàn toàn là những gì cổ xưa và tĩnh tại mà thực sự là một quá
trình có kiểm nghiệm, sàng lọc và đúc rút kinh nghiệm qua nhiều thời gian,
nhiều thế hệ để có ích và phù hợp với cuộc sống. Những giá trị sáng tạo sẽ
phải được ghi nhận và bảo vệ như những thành quả sáng tạo khác của loài người.
Thực tế vấn đề là hàng trăm ngàn những bài thuốc cổ, các loại hình
nghệ thuật dân gian cổ được sử dụng, phát tán tuân thủ theo những tập quán

22
cũ và không ai nghi ngờ gì về ai là thủy tổ của các sản phẩm trên. Chắc chắn
lúc đầu là một người, một số người nắm giữ những bí quyết, nội dung hay
quy tắc của những sản phẩm tri thức trên và sau đó các sản phẩm trên được

truyền cho bộ tộc, cộng đồng theo như những gì mà luật tục quy định về cách
thức chuyển giao, phát tán… Tuy nhiên tại sao cho tới bây giờ mới xuất hiện
hay là bây giờ mới đặt ra vấn đề là bảo tồn và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng
những tri thức này? Tại sao tới thế hệ chúng ta mới nảy sinh những kiện tụng,
tranh chấp về bảo tồn và chia sẻ lợi ích từ việc khai thác các tri thức truyền
thống? Phải chăng các thế hệ đi trước chưa ý thức được vấn đề, tầm quan
trọng của tri thức truyền thống, để tự nhiên cho các tri thức này nảy sinh và
tồn tại tùy thuộc vào sức sống bản thân của nó - tức là tính hữu dụng của
những tri thức này tự quyết định đời sống của tri thức này dài hay ngắn, có
tồn tại hay không tồn tại. Hay chính các thế hệ trước chúng ta đã có những ý
thức về giữ gìn và bảo vệ những tri thức truyền thống này và việc bảo tồn
những tri thức này dường như là đã tồn tại trong nội tại các cuộc chuyển giao
qua các thế hệ mà ngày nay chúng ta phải xem xét lại hình thức bảo tồn này
như những bài học áp dụng cho nhiệm vụ bảo tồn của chúng ta.
Một ví dụ khác: Những người dân da đỏ vùng Amazon từ lâu đã biết
dùng vỏ cây canh-ki-na (Cinchona) để chữa trị bệnh sốt rét và các triệu chứng
sốt khác bằng cách giã vỏ cây này ra sau đó pha chế. Năm 1820, các nhà khoa
học Pháp đã phát hiện ra thành phần công hiệu một chất hóa học có tên là ký-
ninh (quinine) được chiết xuất và sử dụng rất hiệu quả dưới hình thức muối
ký-ninh. Năm 1944, cấu trúc tổng hợp (C
20

H
24
N
2
O
2
) đã được phát hiện.
Hãy tưởng tượng khi một nhà khoa học nói với người dân da đỏ vùng

Amazon về những phát hiện năm 1820 và 1944 như sau: Chúng tôi đã tìm ra
được lý do vì sao vỏ cây canh-ki-na lại rất tốt cho việc chữa trị chứng sốt vì
nó chứa thành phần một chất hóa học với một cấu trúc hóa học phức tạp phản
ứng với sắc đỏ của hồng cầu trong máu. Đó là chất ký-ninh. Người da đỏ chắc
sẽ đáp lại: Quả là thú vị đấy, bộ tộc của chúng tôi thì gọi là linh hồn thần k

23
của vỏ cây. Vậy người dân da đỏ kia có hiểu gì về ký-ninh không? Để họ miêu
tả chất lượng của vỏ cây dùng để chữa trị chứng sốt thì họ làm được dù có gọi
cái vỏ cây là gì đi chăng nữa. Dù gì thì nó cũng là một dạng vỏ cây dùng để
chữa trị chứng sốt. Tuy nhiên nếu hỏi về ký-ninh là gì, đưa cho anh ta xem
viên thuốc ký-ninh thì anh ta sẽ không thể biết thuốc kia được tổng hợp như
thế nào và cũng chẳng thể tưởng tượng được rằng viên thuốc kia chính là kết
quả của việc tổng hợp hóa học các hoạt chất từ vỏ cây canh-ky-na.
Kết quả của việc tìm ra thuốc ký-ninh đã làm cho các nhà kinh doanh
và sản xuất thuốc tân dược có được những khoản lợi nhuận khổng lồ - Khách
hàng tìm mua loại thuốc này là quân đội, dân chúng và có thể lại là những
người dân da đỏ vùng Amazon kia.
Bản chất vấn đề là sự đánh cắp hai lần thông qua việc chiếm dụng và
đăng ký bản quyền. Lần thứ nhất bởi vì nó để cho những sáng tạo và sáng kiến
bị đánh cắp. Bản thân cây lúa Basmati đã không còn là Basmati mà nó đã bị
biến đổi gen. Bản thân cây canh-ky-na có thể sẽ không còn là cây canh-ky-na
mà có thể đã bị đem đi phân tích và nuôi trồng đại trà để chế biến thuốc. Lần
thứ hai bị đánh cắp là quyền loại trừ tuyệt đối ghi nhận cho những bản quyền
đó đã khiến cho người bảo tồn, nắm giữ những tri thức bản địa mất đi mọi
quyền với tri thức đó, tri thức mà từ rất lâu họ dựa vào để sinh sống. Qua thời
gian, những bản quyền có thể sẽ tạo ra những nhà độc quyền có thể tăng giảm
giá sản phẩm có nguồn gốc từ tri thức bản địa. Có nghĩa rằng những người đã
từng phát hiện, tìm ra những công dụng, áp dụng, sử dụng và bảo tồn có hiệu
quả những vật chất trước đây lại là những người không được biết đến cả về

quyền vật chất lẫn quyền tinh thần đối với những sáng tạo của họ.
Nói như trên không có nghĩa tri thức bản địa chỉ là của những người
bản địa hay của những người may mắn đăng ký được bản quyền mà có thể nói
tri thức bản địa là tài sản của cả nhân loại, nó liên quan tới hoạt động sáng tạo
của loài người và việc xem xét lại vị trí của tri thức bản địa còn làm nảy sinh

×