Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (740.21 KB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT


LUẬN VĂN THẠC SỸ



ĐỀ TÀI

HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ BẰNG ĐƢỜNG
BIỂN QUỐC TẾ




Học viên: Nguyễn Ngọc Toàn
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Bá Diến
Lớp: Cao học Luật biển Khoá I




Hà nội, 2005



3
MỤC LỤC





Lời nói đầu




06
Chƣơng 1 Những vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng vận chuyển
hàng hoá bằng đƣờng biển


10
1.1 Vai trò của vận tải biển
1.2 Khái niệm về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển quốc
tế
1.3 Các hình thức của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển
quốc tế
1.3.1 Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ/tàu chợ
1.3.2 Hợp đồng vận chuyển thuê tàu chuyến
1.4 Các bên tham gia hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển
quốc tế
1.5 Đặc trưng của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển
1.6 Cơ sở pháp lý của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển
quốc tế
1.6.1 Pháp luật quốc gia
1.6.2 Pháp luật quốc tế
1.6.3 Tập quán hàng hải



10



12



14

15
16
18

21

22
22
24
25
Chƣơng 2 Các quy định của pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng
hoá bằng đƣờng biển quốc tế


28

2.1 Hợp đồng vận chuyển hàng hoá theo chứng từ
2.1.1 Khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hoá theo chứng từ



28
28

4
2.1.2 Vận đơn đường biển
2.1.2.1 Định nghĩa và chức năng của vận đơn đường biển
2.1.2.2 Phân loại vận đơn đường biển
2.1.2.3 Nội dung của vận đơn đường biển
2.1.3 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vận chuyển
hàng hoá theo chứng từ.
2.2 Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng tàu chuyến
2.2.1 Khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng tàu
chuyến
2.2.2 Nội dung cơ bản của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng
tàu chuyến
2.2.3 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vận
chuyển hàng hoá bằng tàu chuyến
2.3 Hợp đồng vận tải đa phƣơng thức
2.3.1 Khái niệm hợp đồng vận tải đa phương thức
2.3.2 Nội dung cơ bản của hợp đồng vận tải đa phương thức
2.3.3 Trách nhiệm của người vận chuyển trong hợp đồng vận tải
đa phương thức
2.4 Cơ chế giải quyết tranh chấp trong hợp đồng vận chuyển hàng
hoá bằng đƣờng biển.
2.4.1 Nguyên nhân phát sinh tranh chấp
2.4.2 Các biện pháp giải quyết tranh chấp
29
29
31
33


35
57

58

58

63
71
71
73

75

79
79
82
Chƣơng 3 Thực trạng ký kết, thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng
hoá bằng đƣờng biển và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật
Việt Nam

3.1 Thực trạng ký kết và thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng
đờng biển quốc tế tại Việt Nam.
3.2 Những bất cập của pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển




88



88


5
hàng hoá bằng đường biển quốc tế.
3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng
vận chuyển hàng hoá bằng đường biển quốc tế.
94

100
Kết luận

106
Danh sách trích dẫn

109
Danh mục tài liệu tham khảo

112

























6
LỜI NÓI ĐẦU

1) Tính cấp thiết của đề tài

Vận tải là yếu tố không thể tách rời trong buôn bán quốc tế. Nói đến buôn
bán quốc tế là nói đến vận tải. Trong vận tải quốc tế, có thể khẳng định rằng,
vận tải hàng hoá bằng đường biển đóng vai trò hết sức quan trọng với hơn
80% khối lợng hàng hoá trên thị trờng thế giới là do vận tải hàng hoá bằng
đường biển đảm nhiệm. Tuy nhiên, vận tải hàng hoá bằng đường biển là một
lĩnh vực rất phức tạp, nó chịu sự tác động và ràng buộc của nhiều yếu tố chủ
quan cũng như khách quan, môi trường hoạt động của nó hàm chứa những rủi
ro cao không những đối với hàng hoá, phương tiện vận tải mà kể cả con
người. Do vậy, để việc vận chuyển hàng hoá có hiệu quả và bảo vệ được
quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia cũng như ngăn ngừa nguy cơ

tiềm ẩn của các tranh chấp thì cần phải có một cơ sở, căn cứ pháp lý, đó
chính là hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động vận chuyển hàng hoá bằng
đường biển, đã từ rất lâu, Tổ chức Hàng hải quốc tế, các quốc gia đã cho ra
đời các công ước, bộ luật, các hợp đồng mẫu để điều chỉnh các quan hệ phát
sinh trong lĩnh vực này. Đối với Việt Nam, việc Quốc hội thông qua Bộ Luật
Hàng hải năm 1990 và dành một chương riêng để điều chỉnh các quan hệ về
vận chuyển hàng hoá bằng đường biển đã cho thấy sự quan tâm đặc biệt của
Nhà nuớc ta về lĩnh vực này. Nhưng cho đến nay một số quy định của Bộ luật
về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển không còn phù hợp với
pháp luật và thông lệ quốc tế như chặng trách nhiệm của người vận chuyển,
không có quy định tách bạch trong vận chuyển bằng chứng từ, thiếu các khái
niệm, một số khái niệm cha rõ ràng, chưa qui định rõ chức năng của vận
đơn Hơn nữa, cho đến nay, việc chúng ta cha tham gia bất kỳ một công ước
nào liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá bằng đường biển là một hạn chế

7
rất lớn, bởi lẽ các điều ước quốc tế có ưu điểm lớn là được chấp nhận phổ
biến rộng rãi ở nhiều nước, mang tính toàn cầu và là sự đúc kết kinh nghiệm
của nhiều nước trong lĩnh vực này. Vì thế, các doanh nghiệp kinh doanh vận
tải biển của chúng ta bị yếu thế trong việc dành được quyền ký kết hợp đồng
vận chuyển và gặp khó khăn trong việc áp dụng luật trong nước hay công ước
trong ký kết hợp đồng.

Từ thực tế nêu trên khiến việc nghiên cứu về hợp đồng vận chuyển hàng hoá
bằng đường biển là cần thiết nó không chỉ có giá trị về mặt lý luận mà còn có
giá trị về thực tiễn. Sự cần thiết của nó thê hiện ở chỗ:

- Đối với hoạt động lập pháp: việc nghiên cứu tạo cơ sở lý luận vững

chắc cho việc xây dựng các qui phạm có giá trị, có sức sống phù hợp
với pháp luật quốc tế.
- Đối với luật hàng hải: nghiên cứu vấn đề này sẽ làm hoàn thiện,
phong phú thêm, phát triển thêm hệ thống các khái niệm để đa luật
hàng hải của chúng ta phù hợp với pháp luật hàng hải quốc tế.
- Đối với các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực vận
tải biển quốc tế: kết quả nghiên cứu sẽ giúp họ có sự hiểu biết sâu
hơn, đúng hơn về các qui định có liên quan đến hợp đồng vận chuyển
hàng hoá bằng đường biển. Từ đó, giúp họ thực hiện các giao dịch của
mình có hiệu quả và đúng pháp luật.

Do vậy, Tôi chọn đề tài “Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đƣờng biển
quốc tế” để làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình.

2) Mục đích của luận văn

Luận văn được viết nhằm tìm hiểu những khái niệm cơ bản, phân tích sự
tương đồng và khác biệt giữa pháp luật Việt Nam và các công ước quốc tế có

8
liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển. Luận văn
cũng đưa ra các nguyên nhân phát sinh tranh chấp và biện pháp giải quyết.
Từ những phân tích đó, tác giả đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các
quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đ-
ường biển.

3) Phƣơng pháp nghiên cứu

Phù hợp với mục đích nghiên cứu của Luận văn tác giả sử dụng phương pháp
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa duy vật Mác xít để

nghiên cứu. Trong đó, sử dụng chủ yếu các phương pháp như qui nạp, so
sánh… Luận văn được viết dựa trên tinh thần của Đảng Cộng sản Việt Nam
trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần, vận hành theo cơ chế thị trờng có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.

4) Phạm vi nghiên cứu

Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển bao gồm cả vận chuyển
bằng đường biển trong nước và vận chuyển đường biển quốc tế. Trong phạm
vi của bản luận văn, tác giả chỉ đề cập đến hợp đồng vận chuyển hàng hoá
bằng đường biển quốc tế dưới ba dạng hợp đồng chính đó là: (i) hợp đồng
vận chuyển theo chứng từ ; (ii) hợp đồng vận chuyển bằng tàu chuyến và (iii)
hợp đồng vận chuyển đa phương thức. Tác giả đi sâu phân tích vào trách
nhiệm của người vận chuyển dựa trên các qui định của Chương V Bộ luật
hàng hải Việt Nam 1990 trong sự so sánh đối chiếu với các Công ước quốc tế
Hague Rules 1924, Hague Visby Rules 1968, Hamburg 1978 và Công ước
của Liên Hợp quốc về vận chuyển hàng hoá bằng vận tải đa phương thức
(Ganeva) 1980.


9
5) Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo Luận văn gồm
ba chương:

Chƣơng 1 Những vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng vận chuyển hàng hoá
bằng đường biển
Chƣơng 2 Các quy định của pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hoá

bằng đường biển
Chƣơng 3 Thực trạng ký kết, thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hoá
bằng đường biển và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật
Việt Nam.



















10





CHƢƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG VẬN
CHUYỂN HÀNG HOÁ BẰNG ĐƢỜNG BIỂN QUỐC TẾ


1.1 Vai trò của vận tải biển

Ngày nay, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu hướng của thế
giới giữa các nước càng ngày càng có sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau thông
qua sự chu chuyển các luồng hàng hoá khổng lồ từ quốc gia này đến quốc gia
khác. Sự phát triển của xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế có tác động tích
cực đến sự phát triển thương mại kéo theo hàng loạt các hoạt động khác trong
đó có hoạt động vận tải. Trong hoạt động vận tải người ta sử dụng nhiều
phương thức vận tải khác nhau như: vận tải đường sắt, vận tải hàng không,
vận tải đường ống, vận tải biển… mỗi phương thức vận tải giữ một vai trò và
vị trí khác nhau do phụ thuộc vào đặc điểm của mối quan hệ buôn bán và đặc
điểm kinh tế kỹ thuật của từng phương thức vận tải.

Trong vận chuyển hàng hoá quốc tế, vận tải đường biển đóng vai trò quan
trọng nhất, với 80% khối lượng hàng hoá buôn bán quốc tế được vận chuyển
bằng phương thức này. Năm 2001 ngành vận tải đường biển vận chuyển
5,435 tỷ tấn hàng hoá trên một chặng đường 4,6 triệu hải lý, với khối lượng
hàng hoá luân chuyển khoảng 24 nghìn tỷ tấn/hải lý. Trong suốt thế kỷ qua,
khối lượng hàng hoá trong buôn bán quốc tế được vận chuyển đã tăng hơn 4

11
lần. Dự kiến kiến đạt 30 nghìn tỉ vào năm 2010 và 40 nghìn tỷ tấn/hải lý vào
2015 [1, tr.13].

Sở dĩ vận tải đường biển được sử dụng rộng rãi như vậy trong thương mại
quốc tế là nhờ có những ưu điểm nổi bật so với các phương thức vận chuyển

hàng hoá khác đó là:

- Vận tải đường biển có năng lực vận chuyển lớn: phương tiện vận tải
trong vận tải đường biển là các tàu có sức chở rất lớn, lại có thể chạy
nhiều tàu trong cùng một thời gian trên cùng một tuyến đường.
- Thích hợp cho việc vận chuyển hầu hết các loại hàng hoá thương mại
quốc tế. Đặc biệt là thích hợp và hiệu quả là các loại hàng rời có giá trị
thấp như than, quặng, ngũ cốc…
- Chi phí đầu tư xây dựng cho các tuyến đường hàng hải thấp: các tuyến
đường hầu hết là những tuyến đường giao thông tự nhiên nên không
đòi hỏi nhiều vốn, nhiều nguyên liệu, sức lao động để xây dựng, duy trì
bảo quản.
- Giá thành thấp: giá thành vận tải đường biển vào loại thấp nhất trong
tất cả các phương thức vận tải do trọng tải tầu biển lớn, cự ly vận
chuyển trung bình lớn, biên chế ít nên lao động trong ngành vận tải
biển là cao.

Tuy nhiên, vận tải biển cũng có một số nhược điểm sau:

- Vận tải biển phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thiên nhiên, điều kiện
hàng hải: tàu biển thường gặp rất nhiều rủi ro hàng hải như mắc cạn,
đắm cháy, đâm va nhau, đâm va phải đá ngầm Theo thống kê của các
công ty bảo hiểm, hàng tháng trên thế giới có khoảng 300 tàu biển bị
các tai nạn trên, trong đó nhiều trường hợp bị tổn thất toàn bộ [2,
tr.15].

12
- Tốc độ của tàu biển tương đối thấp. Tốc độ của các tàu biển hiện nay
chỉ khoảng 14-20 hải lý/giờ (1 hải lý bằng 1,85 km) trong khi đó tốc độ
của phương tiện vận tải hàng không là 900-1000 km/giờ. Do vậy vận

tải biển không thích hợp với việc vận chuyển các loại hàng hoá đòi hỏi
thời gian giao hàng nhanh.

Nước ta có một bờ biển dài từ Bắc tới Nam, là một điều kiện tự nhiên lý
tưởng cho việc phát triển vận tải biển. Do vậy, ngành vận tải biển được xác
định là một ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng, là hạ tầng cơ sở vật chất tạo
tiền đề cho quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Cùng với sự phát triển
kinh tế của đất nước, ngành hàng hải Việt Nam trong thời gian qua đã phát
triển cả về số lượng và chất lượng. Về đội tàu: Nếu như năm 1997, đội tàu
biển Việt Nam mới có tổng số 287 chiếc tương đương 517.361 DWT thì tính
đến 30/06/2004, đội tàu biển nước ta có 967 chiếc, với tổng trọng tải là
2.790.608 (1.858.946 GT), trong đó đội tàu chở hàng gồm 583 chiếc với tổng
trọng tải là 1.353.354 DWT (884.144 GT). Về cảng biển: Tính đến tháng 06-
2004, cả nước đã có hơn 128 cảng biển lớn nhỏ với tổng sản lượng hàng hoá
thông qua cảng biển 69,408 triệu tấn. Ngoài ra, còn có hơn 10 khu chuyển tải
để tăng khả năng thông qua hàng hoá và tạo điều kiện cho những tàu có trọng
tải lớn ra vào cảng an toàn và thuận tiện [3, tr.6]. Sự phát triển của của Ngành
vận tải biển nước ta đã đóng góp một phần tích cực vào việc thực hiện chiến
lược đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường nhập khẩu và tăng thu nguồn ngoại tệ
phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, đã và đang
tạo đà cho nền kinh tế quốc dân phát triển do vận tải biển chính là cầu nối
giữa thị trường trong nước và nước ngoài.

1.2 Khái niệm về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đƣờng biển quốc tế.

Như chúng ta đã biết, trong buôn bán quốc tế hợp đồng mua bán ngoại
thương gắn bó chặt chẽ với hợp đồng vận chuyển hàng hoá. Sau khi hợp đồng

13
mua bán ngoại thương được ký kết thì trong quá trình thực hiện hợp đồng

mua bán ngoại thương, việc thuê tàu để chuyên chở hàng được tiến hành dựa
vào ba căn cứ sau: a) những điều khoản của hợp đồng mua bán ngoại thương;
b) đặc điểm của hàng; c) điều kiện vận tải.

Một số điều khoản của hợp đồng mua bán ngoại thương đồng thời là những
điều khoản quy định sự phù hợp trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá chẳng
hạn như một số điều khoản về tên hàng, số lượng, chất lượng hàng hoá, cảng
đi, cảng đến, thanh toán cước phí vận tải… Việc quyết định hình thành hợp
đồng thuê tàu vận chuyển hàng hoá được ghi nhận trong hợp đồng mua bán
ngoại thương chính là việc xác định trách nhiệm về vận tải giữa người mua
hàng và người bán hàng tại điều khoản điều kiện cơ sở giao hàng như điều
kiện Giao hàng Tại xưởng (EXW), giao hàng chưa thông quan tại nhập khẩu
(DDU), tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí (CIF)…

Như vậy, việc quy định trách nhiệm tổ chức vận chuyển hàng hoá trong hợp
đồng mua bán ngoại thương là điều kiện để người bán hàng hoặc người mua
hàng phải đi thuê tàu để chở hàng. Việc đi thuê tàu để chở hàng chính là
người thuê vận chuyển (người bán hoặc người mua hàng) ký kết hợp đồng
vận chuyển hàng hoá bằng đường biển với người vận chuyển.

Theo các nhà chuyên môn về hàng hải thì “Hợp đồng vận chuyển hàng hoá
bằng đường biển là sự thoả thuận về vận chuyển hàng hoá, hoặc lai dắt các
phương tiện nổi từ địa điểm này sang địa điểm khác. Chủ tàu hoặc người vận
chuyển thực hiện việc vận chuyển còn người thuê vận chuyển trả tiền cước
vận chuyển theo đơn giá qui định” [4].

Theo khoản 1 Điều 61 Bộ Luật hàng hải Việt Nam 1990, hợp đồng vận
chuyển hàng hoá bằng đường biển được định nghĩa như sau: “Hợp đồng vận
chuyển hàng hoá là hợp đồng được ký kết giữa người vận chuyển và người


14
thuê vận chuyển mà theo đó người vận chuyển thu tiền cước vận chuyển do
người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hoá từ cảng
bốc đến cảng đích. Hợp đồng vận chuyển được ký kết theo các hình thức do
các bên thoả thuận và là cơ sở để xác định quan hệ pháp luật giữa người vận
chuyển và người thuê vận chuyển”.

Qua định nghĩa trên, có thể thấy được các đặc điểm của hợp đồng vận chuyển
hàng hoá bằng đường biển quốc tế như sau:

- Đối tượng của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển quốc tế
là hàng hoá được dịch chuyển từ nước này đến nước khác.
- Chủ thể của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển quốc tế
gồm người thuê vận chuyển và người vận chuyển.
- Nội dung của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển quốc tế:
đó chính là các điều khoản quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý của các
bên trong hợp đồng.
- Hình thức của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển quốc tế
được ký kết dưới hình thức văn bản. Thông thường hình thức của hợp
đồng này là vận đơn (bill of lading) trong trường hợp vận chuyển theo
chứng từ hay hợp đồng thuê tàu được các bên ký kết trong trường hợp
thuê tàu chuyến.

1.3 Các hình thức của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đƣờng biển quốc
tế.

Các hình thức của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển quốc tế
được thể hiện qua các phương thức kinh doanh tàu thuyền vận chuyển hàng
hoá đường biển. Phương thức kinh doanh tàu thuyền vận chuyển hàng hoá
đường biển là toàn bộ các hoạt động sử dụng tàu vào mục đích kinh tế của

chủ tàu hoặc người thuê tàu. Dựa vào sự khác nhau của các phương thức kinh

15
doanh tàu thuyền vận chuyển đường biển có thể phân hợp đồng vận chuyển
hàng hoá đường biển thành:
- Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ hay còn được gọi là vận chuyển
tàu chợ, vận chuyển tàu tuyến (liner transport).
- Hợp đồng vận chuyển tàu thuê (shipping by chartering) trong đó bao
gồm: tàu thuê chuyến (voyage charter), tàu thuê định kỳ (time charter)
và thuê tàu trần (demise charter).

1.3.1 Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ/tàu chợ

Tàu chợ là tàu kinh doanh thường xuyên trên một tuyến hàng hải nhất định,
ghé qua những cảng nhất định và theo một lịch trình đã định trước. Vận
chuyển tàu chợ được phát triển dần trên cơ sở vận chuyển tàu không định kỳ
xuất hiện từ thế kỷ 19, được phát triển nhanh chóng trong thế kỷ 20 và hiện
nay là một trong những phương thức vận chuyển chủ yếu trong vận tải đường
biển quốc tế.

Vận chuyển bằng tàu chợ có một số đặc điểm sau:

- Tàu thuyền vận chuyển qua lại dựa vào một lịch trình cố định, theo một
tuyến đường hàng hải cố định, ghé qua những cảng nhất định đồng thời
phí vận chuyển theo tỷ lệ phí vận chuyển tương đối cố định
- Hàng hoá do các bên có tàu phụ trách bốc dỡ, phí bốc dỡ được tính
trong phí vận chuyển và được quy định trong biểu cước phí đã định sẵn
(liner tariff)
- Mối quan hệ về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm giữa chủ hàng và
người vận chuyển được điều chỉnh bằng vận đơn đường biển (bill of

lading) do bên vận chuyển cấp phát. Do vậy, khi thuê tàu chợ, chủ hàng
không được tự do thoả thuận các điều kiện, điều khoản chuyên chở mà
phải tuân thủ các điều kiện in sẵn của vận đơn đường biển.

16
- Chủng loại, số lượng hàng hoá tàu chợ vận chuyển khá linh hoạt, chất
lượng vận chuyển tương đối đảm bảo, việc giao nhận được tiến hành tại
kho bến tàu nên tạo điều kiện thuận lợi cho chủ hàng.

1.3.2 Hợp đồng vận chuyển thuê tàu chuyến

Tàu chuyến là tàu chuyên chở hàng hoá giữa hai hoặc nhiều cảng theo yêu
cầu của chủ hàng trên cơ sở một hợp đồng thuê tàu. Thuê tàu chuyến là việc
chủ hàng liên hệ với chủ tàu hoặc người đại diện của họ để thuê toàn bộ con
tàu để chuyên chở hàng hoá từ một hoặc nhiều cảng xếp đến một hoặc nhiều
cảng dỡ theo yêu cầu của chủ hàng.

Hợp đồng vận chuyển thuê tàu chuyến có các đặc điểm sau:

- Tàu không chạy theo lịch trình cố định như tàu chợ mà theo yêu cầu
của chủ hàng.
- Văn bản điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên trong thuê tàu chuyến là
hợp đồng thuê tàu chuyến (voyage charter party-C/P) và vận đơn đường
biển. Khi xếp hàng lên tàu hoặc khi nhận hàng để xếp, người chuyên
chở sẽ cấp vận đơn đường biển. Vận đơn này điều chỉnh mối quan hệ
giữa người chuyên chở với người gửi hàng, giữa người chuyên chở với
người nhận hàng hoặc người cầm vận đơn.
- Người thuê vận chuyển có thể tự do thoả thuận, mặc cả về các điều kiện
chuyên chở và giá cước trong hợp đồng thêu tàu. Giá cước trong thuê
tàu chuyến có thể gồm cả chi phí xếp, dỡ hoặc không.

- Chủ tàu có thể đóng vai người chuyên chở hoặc không.
- Tàu chuyến thường được dùng cho việc chở dầu và hàng có khối lượng
lớn như than, quặng, ngũ cốc, phốt phát, xi măng, phân bón…


17
Phương thức vận chuyển thuê tàu chuyến bao gồm: thuê tàu chuyến, thuê tàu
định hạn và thuê tàu trần.

Thuê tàu chuyến là loại vận chuyển tàu thuê mà bên sở hữu cung cấp tàu tiến
hành một hay nhiều chuyến đi ở cảng dự định, vận chuyển hàng hoá chỉ định.
Căn cứ vào phương thức thuê, tàu chuyến có thể được chia thành: tàu thuê
một chiều, tàu thuê khứ hồi, tàu thuê chuyến liên tục, thuê bao hay hợp đồng
thuê bao tàu vận chuyển.

Tàu thuê định hạn (time charter): là kiểu vận chuyển mà bên sở hữu tàu cho
thuê tàu của mình để người thuê tàu sử dụng trong một thời hạn nhất định,
người thuê tàu cũng có thể sử dụng tàu thuê đó làm tàu chợ hay tàu thuê
chuyến trong thời gian này.

Thêu tàu trần (demise charter): là việc bên sở hữu tàu cho thuê tàu để người
thuê tàu sử dụng trong một thời hạn nhất định nhưng tàu mà người sở hữu tàu
cung cấp là một chiếc tàu trống không có thuyền trưởng, không có thuyền
viên. Người thuê tàu phải đảm nhiệm chức năng thuyền trưởng, phải bố trí
thuyền viên, chịu mọi chi phí ăn ở cho thuyền viên và quản lý vận hành. Kiểu
thuê tàu này xét về nội dung thuê tàu là kiểu thuê tài sản chứ không phải là
một dạng hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.

Trường hợp thuê tàu chuyến (voyage charter) và thuê tàu định hạn (time
charter) có nhiều điểm không giống nhau. Chính từ các điểm không giống

nhau này mà có thể xếp hai hình thức thuê tàu nói trên thuộc tính chất của
hợp đồng thuê tàu vận chuyển hàng hoá hay thuộc hợp đồng thuê tàu để kinh
doanh, qua đó xác định rõ ràng quyền lợi của chủ tàu và người đi thuê tàu
trong quá trình vận chuyển hàng hoá. Các điểm không giống nhau này thể
hiện ở các điểm sau [5, tr.161]:


18
- Tàu thuê chuyến là tàu thuê cho môt hành trình, còn tàu thuê định hạn
là tàu thuê cho một kỳ hạn.
- Bên sở hữu của tàu thuê chuyến trực tiếp phụ trách việc quản lý kinh
doanh của tàu, ngoài việc phụ trách điều khiển quản lý đối với tàu, bên
sở hữu tàu còn phụ trách việc vận chuyển hàng hoá. Trong khi đó bên
sở hữu tàu của tàu thuê định hạn chỉ phụ trách bảo dưỡng, sửa chữa
cho tàu vận hành bình thường và lương nuôi thuyền viên do trong thời
gian thuê tàu này quyền sở hữu về con tàu vẫn thuộc về chủ tàu nhưng
quyền sử dụng lại được chuyển giao cho người đi thuê tàu nên việc
điều động tàu, vận chuyển hàng hoá, những chi phí cho việc quản lý
điều hành trong thời gian thuê như nhiên liệu cho tàu, phí cảng khẩu,
nộp thuế và chi phí khác bao gồm bốc, dỡ, vận chuyển, dọn khoang,
sắp đặt khoang… đều do bên thuê tàu đảm trách.
- Tiền thuê hoặc cước phí vận chuyển của tàu thuê chuyến thường được
tính theo số lượng hàng hoá vận chuyển, còn tiền thuê tàu định hạn
thường tính theo tiền mỗi tấn mỗi tháng của thời hạn thuê.

Do vậy, dưới góc độ nghiên cứu về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng
đường biển quốc tế thì trước hết phải căn cứ vào các phương thức thuê tàu để
xem xét các hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển. Điều này có ý
nghĩa vô cùng quan trọng vì trong một số trường hợp việc ký kết một hợp
đồng thuê tàu cũng là ký kết một hợp đồng thuê vận chuyển (đối với phương

thức vận chuyển theo chứng từ và tàu chuyến) hoặc việc ký kết hợp đồng
thuê tàu là cơ sở cho việc hình thành một hợp đồng vận chuyển hàng hoá
bằng đường biển (đối với thuê tàu định hạn và thuê tàu trần).

Trên thực tế, các chủ thể tham gia vào hợp đồng thuê tàu có nhiều mục đích
khác nhau, căn cứ vào vào pháp luật quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam
(Điều 62 BLHHVN) với mục đích thuê tàu để vận chuyển hàng hoá theo
chứng từ (carriage under bill of lading) và hợp đồng vận chuyển hàng hoá

19
bằng tàu chuyến (voyage charter). Ở đây, không xem xét hợp đồng thuê tàu
trần do nội dung của hợp đồng thuê này là một kiểu thuê tài sản chứ không
phải là một dạng của hợp đồng thuê tàu vận chuyển hàng hoá. Còn đối với
hợp đồng thuê tàu định hạn thì cũng không nên xếp nó vào hợp đồng vận
chuyển hàng hoá bằng đường biển vì nội dung của hợp đồng thuê tàu này
không qui định về trách nhiệm giữa người vận chuyển và người thuê vận
chuyển trong việc vận chuyển hàng.

1.4 Các bên tham gia hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đƣờng biển quốc
tế

Từ khái niệm về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển như được
trình bày ở trên (1.2), có thể thấy trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng
đường biển quốc tế có sự tham gia của hai bên, đó là người vận chuyển và
người thuê vận chuyển. Tuy nhiên, trong vận tải đường biển còn xuất hiện
người vận chuyển thực tế và người nhận hàng.

“Người thuê vận chuyển là người nhân danh mình hoặc nhân danh người
khác ký hợp đồng thuê người vận chuyển hàng hoá” [6]. Vì vậy, người thuê
vận chuyển có thể là người bán hoặc người mua trong hợp đồng mua bán

ngoại thương, căn cứ vào điều kiện giao hàng trong hợp đồng đó. Người thuê
vận chuyển có quyền chỉ định một người khác thay mặt mình thực hiện nghĩa
vụ giao hàng cho người vận chuyển gọi là người giao hàng, người này không
phải là chủ thể của hợp đồng vận chuyển. Còn “người vận chuyển là người
dùng tàu biển thuộc sở hữu của mình hoặc thuê tàu thuộc sở hữu của người
khác để thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hoá” [7]. Người vận chuyển có
thể là chủ tàu (tức là sở hữu chủ con tàu đồng thời trực tiếp khai thác và sử
dụng con tàu đó) hoặc người thuê tàu của người khác để sử dụng, trong
trường hợp này họ vừa là người thuê tàu vừa là người vận chuyển.


20
Trên thực tế, thường có sự phân biệt giữa người vận chuyển danh nghĩa và
người vận chuyển thực tế vì vấn đề này liên quan đến việc xác định quyền,
nghĩa vụ cũng như trách nhiệm trong quá trình thực hiện hợp đồng vận
chuyển hàng hóa. Trong mỗi phương thức vận chuyển hàng hoá, việc xác
định trách nhiệm này có sự khác nhau nhưng ta có thể xem xét dưới góc độ
chung nhất: người vận chuyển danh nghĩa là người không trực tiếp vận
chuyển hàng hoá mà giao công việc vận chuyển cho người khác. Người đảm
trách việc vận chuyển được giao này gọi là người vận chuyển thực tế (có thể
là cá nhân hoặc tổ chức). Người vận chuyển thực tế là bất kỳ người nào được
người vận chuyển danh nghĩa giao phó tiến hành toàn bộ hoặc một phần việc
vận chuyển. Chẳng hạn, khi chủ tàu ký hợp đồng vận chuyển hàng hoá với
bên thuê vận chuyển thì chủ tàu là người vận chuyển nhưng việc bốc, xếp,
chuyên chở hàng hoá thì thuyền trưởng, thuỷ thủ, nhân viên của tàu đó trực
tiếp tiến hành. Trong trường hợp này chủ tàu là người vận chuyển danh nghĩa
còn thuyền trưởng là người vận chuyển thực tế. Điều này cũng được tính đến
trong cả trường hợp thuyền trưởng ký phát vận đơn thì tư cách của họ vẫn là
người được uỷ quyền pháp lý thay mặt cho chủ tàu-người đứng ra thuê họ-ký
vận đơn. Thậm chí ngay khi tồn tại một sự thoả thuận rằng thuyền trưởng có

thể ký vận đơn thay mặt cho chủ tàu thì điều này cũng không hề ảnh hưởng
đến trách nhiệm của chủ tàu. Do vậy, người vận chuyển danh nghĩa phải chịu
trách nhiệm về mọi hậu quả do người vận chuyển thực tế gây ra và chính điều
này là một đặc thù của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển so
với các loại hợp đồng khác.

Ngoài ra, trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển còn xuất
hiện người nhận hàng. Nếu người nhận hàng đồng thời là người gửi hàng thì
sẽ là chủ thể của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển. Nếu người
nhận hàng không đồng thời là người gửi hàng thì đương nhiên họ không phải
là chủ thể của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, nhưng trong

21
trường hợp này họ vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện hợp
đồng.

1.5 Đặc trƣng của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đƣờng biển

Để đáp ứng các nhu cầu của giao lưu dân sự, kinh tế, thương mại hiện tại ở
Việt Nam đang tồn tại nhiều dạng hợp đồng như hợp đồng kinh tế (theo quy
định của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989), hợp đồng dân sự (theo quy
định của Bộ luật dân sự 1996), hợp đồng thương mại (theo quy định của Luật
Thương mại năm 1997). Mỗi loại hợp đồng đều có các quy định về điều kiện
chủ thể, mục đích, hình thức và nội dung khác nhau. Do vậy, xem xét đặc
trưng của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển chính là xem nó
thuộc dạng hợp đồng nào, chịu sự điều chỉnh của luật nào (kinh tế, dân sự
hay thương mại).

Hiện nay, ngoài Chương 5 của BLHHVN năm 1990 quy định về hợp đồng
vận chuyển hàng hoá bằng đường biển còn có Nghị định Số 57/2001/NĐ-CP

ngày 24 tháng 08 năm 2001 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh
vận tải biển, Luật thương mại. Theo đó, có thể thấy hợp đồng vận chuyển
hàng hoá bằng đường biển mang đặc trưng của hợp đồng kinh tế-thương mại.

Thứ nhất, về điều kiện chủ thể: Theo Điều 2.1 Nghị định số 57/2001/NĐ-CP
thì muốn kinh doanh vận tải biển thì đó phải là một doanh nghiệp có thể ở
nhiều hình thức khác nhau như doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm
hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác
xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp kinh doanh
vận tải biển này được coi là người vận chuyển và là một bên trong hợp đồng
vận chuyển. Còn người thuê vận chuyển thường là các doanh nghiệp kinh
doanh xuất nhập khẩu. Như vậy khi họ ký kết hợp đồng vận chuyển thì giữa
họ đã phát sinh một hợp đồng kinh tế vì nó đáp ứng được điều kiện về chủ

22
thể quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế “Hợp đồng kinh tế
được ký kết giữa pháp nhân với pháp nhân hay giữa pháp nhân có đăng ký
kinh doanh”.

Thứ hai, về hình thức: Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển luôn
được ký kết dưới dạng văn bản. Trong hợp đồng vận chuyển theo chứng từ
thì đó là vận đơn còn trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng tàu chuyến
nó là một hợp đồng do hai bên thoả thuận và cùng nhau ký kết sau khi thống
nhất các điều khoản trong đó. Do vậy nó thoả mãn quy định của Điều 1 Pháp
lệnh hợp đồng kinh tế đó là “Hợp đồng kinh tế phải được ký kết bằng văn
bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản
suất…” [8].
Thứ ba, về mục đích: hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển được
ký kết giữa người thuê vận chuyển và người vận chuyển. Trong đó, một trong
những nghĩa vụ của người thuê vận chuyển là phải trả tiền cước phí cho

người vận chuyển. Khoản cước phí này người vận chuyển ngoài một phần chi
phí cho việc tái sản xuất kinh doanh phần còn lại (gọi là sinh lợi) người vận
chuyển có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Chính vì thế, mục đích
của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển là kinh doanh và sinh
lợi phù hợp với quy định của pháp luật về mục đích của hợp đồng.
Ngoài ra, hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng bằng đường biển quốc còn là
đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế, hay nói cách khác, là loại hợp đồng
chứa đựng yếu tố nước ngoài. Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường
biển quốc tế có thể được ký kết bởi các bên chủ thể không cùng quốc tịch;
hoặc hợp đồng được các bên chủ thể giao kết (ký kết) ở nước ngoài (nước các
bên không mang quốc tịch); hoặc đối tượng của hợp đồng (hàng hoá) đang
tồn tại ở nước ngoài. Mặc dù các bên chủ thể có cùng quốc tịch.

23
Tóm lại: đặc trưng của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển quốc
tế mang dấu hiệu của hợp đồng kinh tế-thương mại, và chứa đựng yếu tố
nước ngoài. Vì thế, khi ký kết và thực hiện hợp đồng phải tuân theo các quy
định về hợp đồng kinh tế về điều kiện chủ thể, mục đích, hình thức của hợp
đồng. Khi xẩy ra tranh chấp được giải quyết tại trung tâm trọng tài hoặc toà
án kinh tế.
1.6 Cơ sở pháp lý của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đƣờng biển
Cơ sở pháp lý của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển quốc tế
chính là các văn bản do các tổ chức quốc tế hoặc mỗi quốc gia ban hành để
điều chỉnh các quan hện phát sinh trong khi thực hiện hợp đồng. Hiện nay,
hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển quốc tế được điều chỉnh
bẳng các nguồn luật sau: 1) điều ước quốc tế; 2) luật quốc gia; 3) tập quán
hàng hải quốc tế.

1.6.1 Pháp luật quốc tế


Điều ước quốc tế được sử dụng để điều chỉnh các hợp đồng vận chuyển hàng
hoá bằng đường biển quốc tế bao gồm hai loại chính: loại thứ nhất chỉ đề ra
những nguyên tắc pháp lý chung làm cơ sở cho hoạt động vận chuyển hàng
hóa bằng đường biển bao gồm các điều ước quốc tế song phương và đa
phương, khu vực hoặc toàn cầu. Đặc trưng của các điều ước quốc tế này là
chúng không điều chỉnh trực tiếp quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp
đồng vận chuyển hàng hoá mà chỉ đưa ra những nguyên tác pháp lý mang
tính chất chủ đạo chẳng hạn như các hiệp ước về thương mại hàng hải; loại
thứ hai bao gồm những điều ước quốc tế trực tiếp điều chỉnh những vấn đề
liên quan đến quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong quá trình
thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển quốc tế. Ví dụ
như: Công ước Quốc tế thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển
1924 (Hague Rules 1924), Quy tắc Hague Visby 1968 của Uỷ ban Hàng hải

24
Quốc tế (CMI), và Công ước của Liên Hợp Quốc về Vận chuyển hàng hoá
bằng đường biển năm 1978. Đây là nguồn luật chủ yếu điều chỉnh các hoạt
động liên quan đến vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.

Theo nguyên tắc tự do thoả thuận trong hợp đồng thì các bên tham gia vào
hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển quốc tế có quyền có các
thoả thuận về nguồn luật áp dụng cho hợp đồng. Tuy nhiên, nếu quốc gia của
họ đã tham gia vào các điều ước quốc tế nói trên thì chúng sẽ là nguồn luật
bắt buộc cho dù các bên có dẫn chiếu đến hay không thì chúng vẫn mặc nhiên
được áp dụng. Đối với các quốc gia không tham gia vào các điều ước quốc tế
này thì chúng không phải là nguồn luật mạc nhiên được điều chỉnh cho hợp
đồng, mà chỉ trở thành nguồn luật điều chỉnh của hợp đồng nếu các bên trong
hợp đồng thoả thuận dẫn chiếu đến và được ghi nhận trong hợp đồng. Chẳng
hạn Việt Nam chưa phê chuẩn Công ước Hague Rules 1924 cho nên Công
ước này không bắt buộc đương nhiên đối với chủ tàu và người thuê vận

chuyển Việt Nam. Tuy nhiên trên thực tế các hãng tàu Việt Nam thường chọn
Công ước Hague Rules 1924 để làm nguồn luật điều chỉnh vận đơn do mình
cấp cho người thuê vận chuyển.

Đối với phương thức vận chuyển hàng hoá đường biển theo chứng từ thì mối
quan hệ giữa chủ hàng và người vận chuyển chủ yếu được điều chỉnh bằng
vận đơn đường biển. Do vậy, người ta còn gọi phương thức vận chuyển này
là vận chuyển hàng hoá theo vận đơn và luật áp dụng cho nó là điều ước quốc
tế, luật quốc gia và tập quán quốc tế.

Công ước quốc tế liên quan đến vận đơn và vận chuyển hàng hoá bằng đường
biển cho đến nay, bao gồm: 1) Công ước quốc tế thống nhất một số quy tắc
về vận đơn đường biển, ký tại Brussels ngày 25-08-1924 được gọi tắt là Công
ước Brussels 1924. Công ước này còn được gọi là Quy tắc Hague (Hague
Rules) đã có hiệu lực từ 1931; 2) Nghị định thư Visby 1968, sửa đổi Công

25
ước Brussels (Hague Visby Rules), có hiệu lực từ 23-06-1977, cùng với Quy
tắc Hague tạo thành Quy tăc Hague-Visby (Hague-Visby Rules); 3) Công ước
của Liên Hợp quốc về Vận chuyển Hàng hoá bằng Đường biển, năm 1978
gọi là Công ước Hamburg hay quy tắc Hamburg (Hamburg Rules). Các Điều
ước quốc tế này chỉ điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ việc thực hiện hợp
đồng vận chuyển hàng hoá bằng tàu chuyến.

Ba Công ước nói trên Hague, Hague-Visby, Hamburg đang song song tồn tại
và có hiệu lực điều chỉnh các vấn đề vận chuyển hàng hoá đường biển theo
vận đơn, các quốc gia chỉ có thể lựa chọn tham gia vào Công ước Hague-
Visby hoặc Hamburg 1978. Tuy nhiên, hiện nay số lượng các quốc gia tham
gia vào Công ước Brussels nhiều hơn (90 nước) so với Công ước Hamburg
1978 (30 nước) [9, tr.17] do trách nhiệm của người vận chuyển theo Công

ước Hamburg là rất nặng, đó cũng là lí do cơ bản lý giải tại sao các chủ tàu-
người vận chuyển ít áp dụng Công ước Hamburg vào hợp đồng.


1.6.2 Pháp luật quốc gia.

Trong trường hợp tuy đã có các điều ước quốc tế điều chỉnh nhưng các quốc
gia không tham gia hoặc có nhưng các điều ước quốc tế đó không đề cập
hoặc đề cập không đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
vận chuyển hàng hoá bằng đường biển quốc tế, thì các chủ thể tham gia hợp
đồng có thể dựa vào pháp luật hàng hải chuyên ngành hoặc các ngành luật
khác như Luật Thương mại, Luật Kinh doanh… của quốc gia để qui định
quyền và nghĩa vụ pháp lý và để giải quyết các vấn đề có liên quan đến hợp
đồng. Lúc đó luật quốc gia sẽ được áp dụng trong các trường hợp sau: a)
được các bên thoả thuận bằng một điều khoản khi kí kết hợp đồng chẳng hạn
trong vận đơn đường biển có một điều khoản qui định pháp luật áp dụng gọi
là điều khoản tối cao (paramount clause); b) khi được qui định trong các điều

26
ước quốc tế ; c) pháp luật quốc gia được áp dụng do các quy phạm xung đột
dẫn chiếu đến. Ví dụ như các qui định tại các điều 4,5,6 và 7 của Bộ luật
hàng hải Việt Nam 1990.

Luật quốc gia được áp dụng cho cả hợp đồng vận chuyển hàng hoá theo
chứng từ và hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng tàu chuyến. Trong trường
hợp có sự mâu thuẫn giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia thì có thể
được giải quyết theo hai cách như sau:

- Đối với các điều ước quốc tế mà Nhà nước ta đã tham gia và có hiệu
lực thì chúng ta phải tuân theo các qui định trong điều ước quốc tế đó.

- Đối với các điều ước quốc tế mà chúng ta chưa tham gia và chưa công
nhận, thì chúng sẽ được áp dụng nếu hậu quả của việc áp dụng đó
không trái với các qui định của pháp luật Việt Nam.

Ngoài ra, còn có những khác biệt nhất định trong hệ thống pháp luật của từng
quốc gia, nên khi áp dụng pháp luật của quốc gia nào các bên trong hợp đồng
vận chuyển cần tìm hiểu kỹ để quyền lợi của mình được đảm bảo.

1.6.3 Tập quán hàng hải quốc tế

Tập quán hàng hải là những phong tục, thói quen phổ biến về hàng hải được
nhiều nước công nhận và áp dụng thường xuyên và nó trở thành một qui tắc
được các bên tuân thủ. Để được coi là một tập quán hàng hải các phong tục
và thói quen phổ biến hàng hải phải thoả mãn được các yêu cầu sau:

- Là thói quen phổ biến được nhiều nước áp dụng và áp dụng thường
xuyên,
- Là thói quen có nội dung rõ ràng mà các bên qua đó có thể xác định
được quyền và nghĩa vụ đối với nhau,

×