Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (959.61 KB, 106 trang )



1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT






TRƢƠNG THỊ THÚY NGA


HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG
ĐƢỜNG BIỂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM





Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 603850




LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS Ngô Huy Cƣơng






Hà Nội - 2009


1
MỤC LỤC
Trang

Lời cam đoan


Mục lục


Mở đầu
1

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG VẬN
CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƢỜNG BIỂN
4
1.1
Khái quát chung về vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng biển
4
1.1.1
Khái niệm về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
4
1.1.2

Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của hoạt động vận chuyển hàng hóa
bằng đường biển
7
1.2
Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng vận chuyển hàng
hóa bằng đƣờng biển
1
0
1.2.1
Khái niệm của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường
biển
1
0
1.2.2
Các đặc điểm của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường
biển
1
3
1.2.3
Phân loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
1
4
1.3
Đối tƣợng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng
biển
1
7
1.4
Nội dung hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đƣờng biển
1

8
1.5
Ngƣời vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa
bằng đƣờng biển
3
2


2
1.5.1
Người vận chuyển theo hợp đồng
3
3
1.5.2
Người vận chuyển thực tế
3
4
1.6
Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển trong vận tải
đa phương thức
3
5
1.6.1
Khái quát về vận tải đa phương thức
3
5
1.6.2
Hợp đồng vận tải đa phương thức
3
9

1.7
Điều kiện thương mại quốc tế (Interms) với Hợp đồng vận
chuyển hàng hoá bằng đường biển
4
3
1.8
Vận đơn sử dụng trong giao nhận vận chuyển hàng hoá bằng
đường biển
4
5
1.9
Chậm trả hàng
5
1
1.10
Tổn thất chung
5
2
1.11
Khiếu nại và kiện tụng liên quan đến hợp đồng vận chuyển
hàng hóa bằng đường biển
5
4

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VẬN
CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƢỜNG BIỂN VÀ
THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
5
8
2.1

Pháp luật điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng
đƣờng biển
5
8
2.1.1
Pháp luật quốc tế
5
8


3
2.1.1
.1
Công ước quốc tế thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường
biển ( Quy tắc Hague 1924)
5
9
2.1.1
.2
Nghị định thư sửa dổi Công ước quốc tế thống nhất một số quy
tắc vận đơn đường biển, Visby 1968 (Quy tắc Hague-Visby 1968)
5
9
2.1.1
.3
Công ước của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hoá bằng
đường biển, 1978 ( Quy tắc Hamburg)
6
0
2.1.1

.4
Công ước của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hoá bằng
vận tải đa phươg thức quốc tế
6
1
2.1.2
Pháp luật Việt Nam
6
1
2.1.2
.1
Cam kết của Việt Nam trong tổ chức Thương mại thế giới
(WTO)
6
1
2.1.2
.2
Quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến Hợp đồng
vận chuyển hàng hoá bằng đường biển
6
3
2.1.2
.2.1
Bộ luật Dân sự 2005
6
3
2.1.2
.2.2
Bộ luật Hàng hải 2005
6

5
2.1.2
.2.3
Tập quán trong hoạt động hàng hải
7
2
2.2
Thực tiễn hoạt động vận chuyển hàng hoá bằng đƣờng
biển hiện nay ở Việt Nam
7
4
2.3
Cơ chế giải quyết tranh chấp trong Hợp đồng vận
chuyển hàng hoá bằng đƣờng biển
8
1

Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY
ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG VẬN
CHUYỂN HÀNG HOÁ BẰNG ĐƢỜNG BIỂN
8
9


4
3.1
Đánh giá chung về hệ thống văn bản pháp luật điều tiết quan
hệ hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển
8
9

3.2
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về hợp đồng
vận chuyển hàng hoá bằng đường biển
9
1
3.2.1
Bổ sung, hoàn thiện một số nội dung trong Bộ luật Hàng hải
2005
9
1
3.2.2
Xây dựng hệ thống pháp luật trong nước về vận chuyển hàng
hoá bằng đường biển phù hợp với các quy định, tập quán vận
chuyển hàng hoá quốc tế nói chung
9
3
3.2.3
Tăng cường nâng cao hiểu biết pháp lý cho cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền và các doanh nghiệp trong lĩnh vực ký kết và thực
hiện hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển
9
4

Kết luận
9
6

Danh mục tài liệu tham khảo
9
8












5
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Vận chuyển đường biển không chỉ là vấn đề liên quan đến lãnh thổ,
đường biển mà còn liên quan đến chủ quyền của mỗi quốc gia. Cho đến nay vận
tải biển được phát triển mạnh và trở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống
vận tải quốc tế. Chính tầm quan trọng như vậy, đòi hỏi các quy định pháp luật
điều chỉnh lĩnh vực vận chuyển hàng hải phải có những nét đặc thù riêng. Bên
cạnh đó, với sự phát triển của tự do hoá thương mại, sự tiến bộ của khoa học kỹ
thuật và công nghệ trong vận tải, vận chuyển đường biển là một xu hướng tất
yếu nhằm đáp ứng yêu cầu giao lưu thương mại trong nước cũng như trên thế
giới. Hơn nữa, tại Việt Nam, khối lượng vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu
bằng phương thức vận tải đường biển chiếm hơn 80% tổng khối lượng hàng hóa
xuất nhập khẩu quốc gia. Như vậy, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đóng
vai trò quan trọng nhất trong tất cả các phương thức vận tải.
Tình hình kinh tế thế giới trong hai năm gần đây có nhiều bất ổn: giá
dầu thế giới liên tục tăng rồi lại giảm xuống thấp đột ngột; khủng hoảng tài
chính và kinh tế thế giới gia tăng; lạm phát tại hầu hết các nước trong đó có
Việt Nam; Không tránh khỏi suy thoái, ngành vận tải biển cũng lao đao do:

Giá cước vận tải giảm liên tục từ tháng 7/2008 tới nay, thậm chí với mức
giảm đến 70%, nhiều doanh nghiệp vận tải đã phải ngừng khai thác để tránh
lỗ, nhiều doanh nghiệp khác thì bị ép giá, phải chấp nhận mức giá rẻ nhưng có
hàng để vận chuyển thường xuyên. Do đó, quyền và lợi ích của các doanh
nghiệp vận chuyển bị xem nhẹ. Bên cạnh đó, để tạo tiền đề cho hoạt động vận
chuyển phát triển mạnh sau thời khủng hoảng thì việc tăng sức cạnh tranh của
các doanh nghiệp vận tải biển là điều hết sức cần thiết mà trong đó có việc
tăng cường năng lực pháp lý.


6
Vì những lẽ nói trên, người viết lựa chọn đề tài "Hợp đồng vận chuyển
hàng hóa bằng đường biển theo Pháp luật Việt Nam" làm đề tài cho luận văn
thạc sĩ luật học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn:
Bên cạnh việc khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn của hợp
đồng vận chuyển bằng đường biển, đồng thời cũng tiến hành nghiên cứu
những chế định pháp luật cơ bản về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng
đường biển theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế. Trên
cơ sở phân tích, so sánh để rút ra ưu điểm và hạn chế của những chế định đó,
hướng tới việc đưa ra một số ý kiến đóng góp về mặt lý luận cho việc ban
hành pháp luật của Việt Nam về vấn đề này.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh nội dung hợp
đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển;
- Nghiên cứu, so sánh các quy định của pháp luật Việt Nam với các quy
định của pháp luật quốc tế về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển;
- Đi sâu nghiên cứu các tranh chấp phát sinh trong hoạt động vận
chuyển hàng hóa bằng đường biển và đưa ra một vài giải pháp để hạn chế tình

trạng này cho các bên trong việc ký kết hợp đồng cũng như các quy định pháp
luật điều chỉnh;
- Đóng góp một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện các quy
định pháp luật điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển
theo pháp luật Việt Nam.
3. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng của chủ
nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời dựa trên nghiên cứu từ
thực tiễn tranh chấp và giải quyết tranh chấp pháp luật về hợp đồng vận
chuyển hàng hóa bằng đường biển.


7
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng
hợp, đối chiếu để làm rõ những quy định của pháp luật Việt Nam với các điều
ước quốc tế, từ đó phân tích, đánh giá về sự phù hợp của pháp luật Việt Nam
điều chỉnh vấn đề vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Qua đó, đưa ra
những giải pháp nhằm hướng tới việc hoàn thiện các quy định pháp luật về
hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.
4. Những đóng góp của luận văn
Luận văn đi sâu nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận, góp phần
giới thiệu và làm rõ những nội dung cơ bản của hợp đồng vận chuyển hàng
hóa bằng đường biển và tầm quan trọng của phương thức này.
Luận văn nêu ra vấn đề hiện trạng quy định pháp luật điều chỉnh lĩnh
vực hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, từ đó nêu lên những
thiếu sót và bất cập trong những quy định pháp luật về vấn đề này trong điều
kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.
Luận văn đề ra một số kiến nghị và giải pháp có căn cứ, khoa học và có
tính khả thi nhằm hoàn thiện những vấn đề có có tính chất lý luận về hợp
đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng
đường biển.
Chương 2: Pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường
biển và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật
Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.


8
Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN
HÀNG HÓA BẰNG ĐƢỜNG BIỂN

1.1 Khái quát chung về vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng
biển
Việt Nam, quốc gia đông dân thứ hai trong khối Asean, với bờ biển
trải dài hơn 3.200 km từ Móng Cái đến Hà Tiên, nằm ở vị trí mặt tiền của
Đông Nam Á. Hiện nay có tới trên 100 cảng biển lớn nhỏ với tổng chiều dài
bến trên 30 km. Hệ thống các cảng phía Bắc (từ Quảng Ninh đến Ninh Bình)
gồm 22 cảng, trong đó quan trọng nhất là cảng Cái Lân và cụm cảng Hải
Phòng. Hệ thống các cảng miền Trung (từ Thanh Hoá đến Bình Thuận) gồm
37 cảng với các cụm cảng quan trọng nhất là Đà Nẵng (tổng hợp) và Nghi
Sơn, Dung Quất (chuyên dùng). Hệ thống các cảng miền nam (Từ Bà Rịa-
Vũng Tàu đến Kiên Giang) gồm 45 cảng, hiện là khu vực có mật độ lưu thông
hàng hoá lớn nhất trên cả nước, đặc biệt là khu vực cảng Sài Gòn - Thị Vải-
Vũng Tàu. Các tuyến đường biển nội địa quan trọng nhất đều xuất phát từ các
trung tâm trung chuyển nêu trên. Các tuyến đường biển quốc tế quan trọng

nhất xuất phát từ Hải Phòng/TP Hồ Chí Minh đi khu vực Đông Á (Nga, Nhật,
Hàn Quốc, Hong Kong…). Rõ ràng rằng thiên nhiên đang ưu đãi cho chúng ta
rất nhiều trong việc phát triển vận tải biển. Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh
chóng của thương mại quốc tế, ngành vận tải biển Việt Nam đang có những
cơ hội to lớn. Theo thống kê, lượng hàng hóa quốc tế vận chuyển qua đường
biển chiếm 80% tổng lưu lượng hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam. Vì vậy,
vai trò của nó tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam là rất quan trọng.
1.1.1 Khái niệm vận chuyển hàng hoá bằng đƣờng biển
Ngoài những tính chất chung của hoạt động vận chuyển, vận chuyển
đường biển có những yếu tố mang tính chất đặc thù.


9
Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là quá trình sử dụng tàu biển
vận chuyển đồ vật theo tuyến đường cố định hoặc không cố định từ nơi này
tới nơi khác. Theo nghĩa rộng nó là sự tập hợp các yếu tố kinh tế kỹ thuật
nhằm khai thác, chuyên chở bằng tàu biển một cách có hiệu quả hàng hóa.
Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được tiến hành thông qua các doanh
nghiệp, tổ chức chuyên ngành thực hiện.
Vận chuyển đường biển là ngành vận tải chủ chốt so với các phương
thức vận tải khác trong chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu. Nó đảm nhận
chuyên chở gần 80% tổng khối lượng hàng hoá trong buôn bán quốc tế.
Nguyên tắc " tự do đi biển " đã tạo thuận lợi cho ngành vận tải đường biển và
nhờ đó tàu thuyền mang mọi quốc tịch được tự do hoạt động trên các tuyến
thương mại quốc tế. Khối lượng hàng hoá chuyên chở bằng đường biển quốc
tế tăng nhanh qua các giai đoạn.
Vận tải đường biển thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển. Hiệu quả của
hoạt động vận chuyển đường biển tác động trực tiếp đến khả năng hội nhập
của nền kinh tế. Theo nhà kinh tế học Anh Ullman "Khối lượng hàng hoá lưu
chuyển giữa hai nước tỷ lệ thuận với tỷ số tiềm năng kinh tế của hai nước và

tỷ lệ nghịch với khoảng cách kinh tế. Khoảng cách kinh tế càng được rút ngắn
thì lượng hàng tiêu thụ trên thị trường càng lớn". Điều này lý giải tại sao
khoảng cách địa lý từ Thái Lan đến Mỹ xa hơn đến Việt Nam nhưng khối
lượng và kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan và Mỹ lớn hơn so với Việt Nam.
Hoạt động vận chuyển đường biển hiệu quả làm tăng tính cạnh tranh
của một quốc gia trên trường quốc tế. Theo nghiên cứu của Limao và
Venables (2001), sự khác biệt trong kết cấu cơ sở hạ tầng (đặc biệt là lĩnh vực
giao thông vận tải) chiếm 40% trong sự chênh lệch chi phí đối với các nước
tiếp giáp với biển và 60% đối với các nước không tiếp giáp với biển. Quốc gia
nào có hệ thống cơ sở hạ tầng bảo đảm, hệ thống cảng biển tốt sẽ thu hút


10
được đầu tư từ các công ty hay tập đoàn lớn trên thế giới [16, tr.29]. Sự phát
triển vượt bậc của Singapore, Hồng Kông và gần đây là Trung Quốc là một
minh chứng sống động cho việc thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tăng trưởng
xuất khẩu, tăng GDP thông qua việc phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ vận
chuyển đường biển và dịch vụ logistics.
Vận tải đường biển là yếu tố không tách rời thương mại quốc tế. Với
mối quan hệ chặt chẽ và hữu cơ giữa thương mại và vận tải mà nhiều nước đặt
tên Luật hàng hải là Luật hàng hải thương mại (Merchant Marine Transport
Law). Nhật Bản, một trong những nước có nền thương mại và vận tải phát
triển nhất thế giới còn dành hẳn một quyển trong Bộ Luật Thương mại (quyển
4 bao gồm 7 chương, 151 điều) để điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ thương
mại hàng hải. Thực tế đã chứng minh giao nhận vận tải là một yếu tố quan
trọng có tác dụng khuyến khích hoặc kìm hãm sự phát triển của buôn bán giữa
các nước.
Vận tải đường biển phát triển góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hoá
và cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế. Trước đây, khi vận tải đường
biển chưa phát triển, hàng hoá chỉ có thể bán cho các nước lân cận, ở thị

trường gần. Ví dụ, Việt Nam bán hàng cho các nước Trung Quốc, Lào, Thái
Lan Ngày nay, vận tải đường biển đã phát triển, hàng hoá có thể được buôn
bán ở bất kỳ thị trường nào trên thế giới. Vì vậy, vận tải đường biển góp phần
thay đổi thị trường hàng hoá. Những nước xuất khẩu có khả năng tiêu thụ sản
phẩm của mình ở những thị trường xa xôi. Ngược lại, nước nhập khẩu có điều
kiện lựa chọn thị trường cung cấp hàng hoá rộng rãi hơn. Sự mở rộng thị
trường và thay đổi cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế được thể hiện ở
cự ly chuyên chở trung bình trong vận tải đường biển quốc tế ngày một tăng
lên. Năm 1980 cự ly chuyên chở trung bình trong vận tải đường biển quốc tế
là 3.601 hải lý, năm 1985 là 3.967 hải lý và năm 1990 là 4.285 hải lý (1 hải lý
bằng 1,85 km).


11
Vận tải đường biển tác động tới cán cân thanh toán quốc tế. Nếu vận tải
đường biển của một nước không đáp ứng được nhu cầu chuyên chở hàng hoá
ngoại thương thì phải chi ra một lượng ngoại tệ nhất định để nhập khẩu sản
phẩm vận tải. Sự thiếu hụt trong cán cân xuất nhập khẩu sản phẩm vận tải sẽ
ảnh hưởng xấu tới cán cân thanh toán quốc tế. Trái lại, dư thừa trong cán cân
thanh toán về vận tải có thể bù đắp một phần thiếu hụt trong cán cân mậu dịch
nói riêng và trong cán cân thanh toán quốc tế nói chung.
Như vậy, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là hoạt động giúp phát
triển giao thông nối liền với nhiều quốc gia nhất và có chi phí vận tải thấp
nhất nhưng lại có thể đáp ứng khối lượng vận tải lớn nhất. Với sự nỗ lực
không ngừng của toàn ngành hàng hải hiện nay, vận tải biển đã có bước phát
triển lớn mạnh không ngừng. Uy tín của vận tải Việt Nam trên thị trường thế
giới ngày một nâng cao, giúp ngành hàng hải phấn đấu vươn lên cùng sự phát
triển của thế giới.
1.1.2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của hoạt động vận
chuyển hàng hoá bằng đƣờng biển

Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hoá
trong buôn bán quốc tế, từ các loại hàng thể rắn như máy móc, trang thiết bị,
sản phẩm dệt may đến thể lỏng, khí như dầu thô, khí ga thậm chí cả các loại
nhiên liệu. Các loại hàng hóa đặc biệt như hạt nhân, súng đạn, các loại khí
hóa lỏng cũng đều có thể được vận chuyển bằng tàu biển. Vận tải đường biển
thích hợp với chuyên chở hàng hoá trên cự ly rất dài, khối lượng lớn. Tuy
nhiên, vận tải đường biển không thích hợp với chuyên chở những hàng hoá
đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh.
Các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là những tuyến đường giao
thông tự nhiên. Do đó, không đòi hỏi phải đầu tư nhiều về tiền vốn, nguyên


12
vật liệu, sức lao động để xây dựng và bảo quản các tuyến đường vận tải trên
biển. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho giá thành vận tải đường
biển thấp hơn so với các phương thức vận tải khác.
Năng lực chuyên chở của vận tải đường biển rất lớn. Nhìn chung năng
lực chuyên chở của công cụ vận tải đường biển (tàu biển) không bị hạn chế
như các công cụ của các phương thức vận tải khác. Trên cùng một tuyến
đường biển có thể tổ chức chạy nhiều chuyến tàu trong cùng một thời gian
cho cả hai chiều. Trong những năm gần đây, do tiến bộ của khoa học kỹ thuật,
trọng tải trung bình của tàu biển tăng nhanh và vẫn có xu hướng tăng lên đối
với tất cả các nhóm tàu.
Ưu điểm nổi bật của vận tải đường biển là giá thành thấp (bằng một
phần mười so với đường hàng không). Trong chuyên chở hàng hoá, giá thành
vận tải đường biển chỉ cao hơn giá thành vận tải đường ống còn thấp hơn rất
nhiều so với các phương thức vận tải khác. Nguyên nhân chủ yếu là trọng tải
tầu biển lớn, cự ly chuyên chở trung bình dài, năng suất lao động cao. Với
tiến bộ khoa học kỹ thuật và hoàn thiện cơ chế quản lý trong ngành vận tải
đường biển, hiệu quả kinh tế chắc chắn ngày một tăng lên.

Tuy nhiên, vận tải đường biển cũng có một số nhƣợc điểm:
Vận tải đường biển phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Môi
trường hoạt động, thời tiết, điều kiện thuỷ văn trên mặt biển luôn ảnh hưởng
đến quá trình chuyên chở. Những rủi ro thiên tai, tai nạn bất ngờ trên biển
thường gây ra những tổn thất rất lớn cho tàu, hàng hoá và sinh mạng con
người. Thực tế ở Việt Nam, cứ mỗi mùa mưa bão đến lại có biết bao tàu
thuyền bị đắm, cướp đi bao sinh mạng, thiệt hại kinh tế khó mà tính được. Rủi
ro về cướp biển, bắt cóc sỹ quan, thuyền viên để tống tiền. Rủi ro về việc tàu
bị bắt giữ, thực chất do năng lực quản lý tàu yếu kém của một số chủ tàu là


13
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhiều sự cố hàng hải đáng tiếc trong thời gian
vừa qua, đặc biệt là tăng đáng kể số lượng cùng tỷ lệ tàu treo cờ Việt Nam bị
lưu giữ ở nước ngoài. Việt Nam đang nằm trong “danh sách đen” của Tổ chức
Hợp tác kiểm tra Nhà nước tại các cảng biển khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương (Tokyo - MOU) do có tỷ lệ tàu bị lưu giữ cao và đứng thứ 09 trong số
các quốc gia có tỷ lệ tàu bị lưu giữ cao nhất thế giới. Số tàu treo cờ Việt Nam
bị lưu giữ năm 2004 là 38 tàu (so với 19 tàu năm 2002), trong 6 tháng đầu
năm nay, tổng số tàu biển Việt Nam bị lưu giữ tại cảng nước ngoài là 21 tàu
(giảm 11 tàu so với năm ngoái). Bên cạnh đó, khiếm khuyết thường gặp của
tầu như là thiếu trang thiết bị cứu sinh, thuyền viên không duy trì, bảo dưỡng
thường xuyên các trang thiết bị an toàn trên tàu; không ghi chép nhật kí, tiến
hành thực tập không được thực hiện nghiêm túc… Theo tin từ Cục Hàng hải
Việt Nam, 6 tháng đầu năm, các cảng vụ hàng hải đã tiến hành kiểm tra 158
lượt tàu chạy tuyến quốc tế, phát hiện 693 khiếm khuyết.
Ngoài ra còn nhiều rủi ro khác như tàu bị đâm va, bị đắm, bị lật tàu,
tràn dầu, thủng vỏ, mất tích, mắc cạn hay đâm phải đá ngầm
Tốc độ của tàu biển còn thấp và việc tăng tốc độ khai thác của tàu biển
còn bị hạn chế (tốc độ của tàu chở hàng hoá bình thường là 16 đến 20 hải

lý/giờ, tàu biển có tốc độ kỹ thuật cao nhất cũng chỉ khoảng 35 hải lý/giờ). Do
đó, thời gian giao hàng của vận tải biển chậm. Điều này ảnh hưởng không nhỏ
tới việc đảm bảo chất lượng của hàng chuyên chở, mặt khác, ảnh hưởng tới
giá thành sản phẩm do người mua không chớp được thời cơ bán sản phẩm giá
cao ra thị trường.
Chứng từ và thủ tục của vận tải biển phức tạp. Nếu việc điền chứng từ
thiếu chính xác dễ gây tranh chấp. Hàng hóa trong vận chuyển biển nội địa
thường không cao nhưng trong vận chuyển quốc tế thường có giá trị lớn, do


14
vậy, chỉ một chi tiết nhỏ cũng ảnh hưởng đến lợi ích lớn của các bên trong
trường hợp có tranh chấp xảy ra.
Trang bị tàu cần một lượng vốn lớn mà nguồn kinh tế của nước ta lại
có hạn. Thêm nữa, tuổi thọ tàu để đủ khả năng đi biển an toàn phải là dưới 20
năm. Tuổi thọ tàu trung bình của chúng ta trong vài năm trước là 17 tuổi đã
được tính là tuổi thọ già.
Trong buôn bán quốc tế, vận tải biển thực sự giữ vai trò quan trọng.
Nhưng với điều kiện hiện nay, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới kéo
theo sự giảm mạnh của lượng hàng hoá xuất nhập khẩu dẫn đến giảm đáng kể
hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển quốc tế.
1.2 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng vận chuyển hàng
hoá bằng đƣờng biển
1.2.1 Khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đƣờng biển
Vận chuyển hay chuyên chở nói chung là việc di chuyển hay di rời đồ
vật hay động sản hữu hình hoặc người từ nơi này tới một nơi khác theo chiều
dọc hoặc chiều ngang. Tuy nhiên, việc di chuyển của các sóng điện từ hay
điện năng không thuộc lĩnh vực di chuyển đồ vật theo nghĩa thông thường. Vì
vậy, hiểu một cách đơn giản hợp đồng vận chuyển là sự thống nhất ý chí của
người có nhu cầu di chuyển với người thực hiện việc di chuyển nhằm chuyển

rời một đồ vật hoặc người từ nơi này tới nơi khác. Trong hoạt động vận
chuyển này, có nhiều phân loại khác nhau. Chung nhất, căn cứ vào đối tượng
vận chuyển, người ta chia hợp đồng vận chuyển thành hợp đồng vận chuyển
hành khách và hợp đồng vận chuyển đồ vật. Dĩ nhiên trong hợp đồng vận
chuyển hành khách thông thường kèm theo vận chuyển đồ vật với tích cách là
hành lý. Tới lượt hợp đồng vận chuyển đồ vật lại có thể được phân loại thành
vận chuyển hàng hóa và vận chuyển đồ vật thông thường. Hàng hóa theo quan


15
niệm chung của thế giới là động sản hữu hình. Trong khi Luật Thương mại
2005 của Việt Nam có định nghĩa hàng hóa rất rộng: “Hàng hóa bao gồm :
Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; Những
vật gắn liền với đất đai.” (Điều 3, khoản 2).
Luận văn này đề cập tới việc vận chuyển hàng hóa theo nghĩa chung
nhất của thế giới là các động sản hữu hình.
Theo Công ước của Liên Hợp quốc về Vận chuyển hàng hóa bằng
đường biển 1978 (United Nations Convention on the Carriage of Goods by
Sea ), “Hợp đồng vận chuyển bằng đường biển là bất kỳ hợp đồng nào mà
theo đó người vận chuyển đảm nhận việc vận chuyển hàng hóa bằng đường
biển từ một cảng này đến một cảng khác để thu tiền cước.” Tuy nhiên, một
hợp đồng bao gồm vận chuyển bằng đường biển và cả phương thức khác thì
hợp đồng đó chỉ được coi là hợp đồng vận chuyển bằng đường biển theo
nghĩa trong Công ước này, nếu nó liên quan đến vận chuyển bằng đường biển
(Điều 1, khoản 6, Quy tắc Hamburg).
Theo Điều 1, khoản b, Quy tắc Hague-Visby năm 1968, Hợp đồng vận
chuyển đó “được điều chỉnh bằng một vận đơn hoặc bất kỳ một chứng từ
tương tự nào về quyền sở hữu liên quan tới vận chuyển hàng hóa bằng đường
biển, kể cả bất kỳ vận đơn hoặc chứng từ nào nói trên đây được ký phát theo
một hợp đồng thuê tàu, kể từ khi vận đơn hoặc chứng từ đó điều chỉnh quan

hệ giữa người vận chuyển và người nắm giữ vận đơn hay chứng từ đó”
Những quy định trong Quy tắc Hamburg và Hague-Visby đều đề cập
tới phạm vi áp dụng có yếu tố quốc tế. Cụ thể là: Theo Điều X, Quy tắc
Hague-Visby quy định : những quy định của Quy tắc này áp dụng cho mọi
vận đơn liên quan đến vận chuyển hàng hoá giữa các cảng nằm trong hai quốc
gia khác nhau nếu:


16
- Vận đơn được ký phát ở một quốc gia thành viên Quy tắc này, hoặc
- Việc vận chuyển bắt đầu từ một cảng nằm trong một quốc gia thành
viên Quy tắc này, hoặc
- Hợp đồng trong vận đơn hoặc bằng chứng bởi vận đơn quy định áp
dụng Quy tắc này hoặc luật của bất kỳ nước nào thừa nhận hiệu lực của Quy
tắc này để điều chỉnh hợp đồng đó, bất kể quốc tịch của tàu, người vận
chuyển, người gửi hàng, người nhận hàng hoặc bất kỳ người nào khác có liên
quan.
Trong mua bán, trao đổi hàng hoá, việc chuyên chở hàng hoá đóng vai
trò quan trọng bởi chuyên chở hàng hoá được coi là một giai đoạn để hàng
hoá chuyển từ người bán đến được với người mua.
Để đi đến cụ thể hoá khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng
đường biển, trước hết phải đi từ khái niệm tổng quát nhất “hợp đồng vận
chuyển” và xem xét khái niệm do các ngành luật khác nhau điều chỉnh.
Hợp đồng vận chuyển hàng hoá thông thường được xác lập dưới hình
thức văn bản, trong đó quy định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên.
Trường hợp bên nào không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì sẽ phải
bồi thường thiệt hại cho bên kia theo quy định của hợp đồng hay luật điều
chỉnh. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa hay luật điều chỉnh có giá trị pháp lý
để giải quyết tất cả các tranh chấp phát sinh sau này giữa người chuyên chở
và người thuê chở.

Theo điều 535 Bộ luật dân sự 2005: “Hợp đồng vận chuyển tài sản là
sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài
sản đến địa điểm đã định theo thoả thuận và giao tài sản đó cho người có
quyền nhận, còn bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.”
Như vậy là theo Bộ luật dân sự Việt nam thì việc chuyên chở trong hợp đồng


17
chuyên chở là để lấy tiền. Điều đó có nghĩa rằng việc chuyên chở ở đây mang
tính chất chuyên nghiệp. Vậy có thể nói bộ luật dân sự áp dụng cho vận
chuyển với tính cách là một hành vi thương mại.
Thế nhưng trong thực tiễn vận chuyển có nhiều cuộc chuyên chở hàng
hóa không lấy tiền hoặc để làm mục đích từ thiện hoặc để phục vụ cho các
tình thế khẩn cấp. Trong khi đó Bộ luật Hàng hải Việt Nam cùng theo khuynh
hướng của Bộ luật Dân sự 2005 đưa ra định nghĩa vận chuyển hàng hóa bằng
đường biển là một loại hợp đồng có đền bù, có nghĩa là việc thanh toán cước
phí của bên thuê vận chuyển luôn luôn được đặt ra. Những định nghĩa như
vậy không bao quát được các trường hợp nói trên.
“Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển là hợp đồng được
giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận
chuyển thu tiền cước vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu
biển để vận chuyển hàng hoá từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng.” (Điều 70,
khoản 1, Bộ luật hàng hải Việt Nam).
Tóm lại, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là sự thỏa
thuận giữa người thuê vận chuyển và người vận chuyển mà theo đó, người
vận chuyển có nghĩa vụ di chuyển hàng hóa bằng đường biển tới địa điểm đến
và giao hàng hóa cho người có quyền nhận.
1.2.2 Các đặc điểm của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng
đƣờng biển
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển mang những đặc

điểm sau :
Thứ nhất, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là hợp đồng
dịch vụ, theo đó bên vận chuyển phải thực hiện công việc di chuyển hàng hóa
từ một nơi này tới một nơi khác.


18
Bên vận chuyển nhận hàng hóa từ bên thuê vận chuyển để vận chuyển
hàng hóa từ điểm nhận hàng tới một nơi nhất định theo thỏa thuận trong hợp
đồng vận chuyển.
Thứ hai, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là hợp đồng
vì lợi ích của người thứ ba. Phân tích kết cấu của giao dịch vận chuyển hàng
hóa đã được mô tả khái quát tại các định nghĩa trên có thể thấy giao dịch này
có ba loại chủ thể: Chủ thể thứ nhất là người gửi hàng hóa hay người thuê vận
chuyển; Chủ thể thứ hai là người vận chuyển; và Chủ thể thứ ba là người
nhận hàng hóa. Người gửi hàng hóa và người vận chuyển là những người giao
kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa. Nhưng hợp đồng này không chỉ có hiệu
lực đối với riêng họ, mà còn có hiệu lực với người thứ ba là người nhận hàng
hóa.
Thứ ba, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có thể là hợp
đồng có đền bù hoặc không có đền bù, có nghĩa là người vận chuyển có thể
nhận cước phí chuyên chở hoặc không.
Thứ tư, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có thể là hợp
đồng gia nhập hoặc hợp đồng ưng thuận tùy theo tính chất của hoạt động vận
chuyển.
1.2.3 Phân loại hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đƣờng biển
Như vậy, qua phân tích ở trên, về cơ bản hợp đồng vận chuyển hàng
hóa bằng đường biển không khác gì so với những hợp đồng vận chuyển tài
sản thông thường ngoài một vài điểm khác biệt do đặc trưng của loại hình vận
chuyển như chủ thể, đối tượng, phương tiện Ngoài ra, khi hàng hoá được

xuất nhập khẩu bằng đường biển thì hợp đồng vận chuyển có thêm yếu tố
quốc tế. Như vậy, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có thể
được chia thành hai loại là: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa nội địa và hợp
đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế. Ngoài ra, căn cứ vào việc thay đổi kỹ


19
thuật chuyên chở trong một hoạt động vận chuyển cụ thể người ta còn phân
loại thành hợp đồng vận chuyển đơn và đa phương thức; và căn cứ vào đối
tượng vận chuyển, người ta còn phân loại thành vận chuyển hàng hóa thông
thường và vận chuyển hàng hóa có quy chế đặc biệt như vận chuyển chất
phóng xạ, dễ cháy
Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa dịch chuyển từ địa điểm này sang
địa điểm khác và nó mang tính chất quốc tế trong trường hợp vận chuyển
hàng hoá từ nước này qua nước khác, nói cách khác là hàng hóa xuất nhập
khẩu. Theo đó, quãng đường vận chuyển phải đi qua lãnh thổ của ít nhất hai
quốc gia. Vì vậy có thể có hai hoặc nhiều hệ thống pháp luật đều có thẩm
quyền điều tiết hợp đồng vận chuyển đó, bởi hàng hóa được vận chuyển tới
lãnh thổ của quốc gia khác, do vậy bắt buộc phải đi qua vùng biển của một
hoặc một số quốc gia khác, do đó bị ảnh hưởng bởi những quy định pháp luật
những quốc gia đó. Bởi thế Điều ước quốc tế hay Tập quán hàng hải quốc tế có
vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh quan hệ vận chuyển hàng hóa quốc tế.
Có hai loại hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển được quy
định tại Điều 71 Bộ luật hàng hải Việt Nam: hợp đồng vận chuyển theo chứng
từ vận chuyển và hợp đồng vận chuyển theo chuyến.
Hợp đồng vận chuyển hàng hoá theo chứng từ:
Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển là hợp đồng vận
chuyển hàng hoá bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận
chuyển không phải dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một
phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, kích thước hoặc trọng

lượng của hàng hoá để vận chuyển.
Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển được giao kết theo
hình thức do các bên thoả thuận (Điều 71, khoản 1, Bộ luật Hàng hải Việt
Nam 2005).


20
Hợp đồng vận chuyển theo chuyến:
“Hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hợp đồng vận chuyển hàng hoá
bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho
người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển
hàng hoá theo chuyến.” Hợp đồng vận chuyển theo chuyến phải được giao kết
bằng văn bản do loại hợp đồng này thường rất phức tạp bởi lẽ nó phải quy
định chi tiết và dự liệu được nhiều tình huống để tránh mâu thuẫn tranh chấp
giữa các bên (Điều 71, khoản 2, Bộ luật Hàng hải Việt Nam).
Các bên cũng thường tham khảo các hợp đồng mẫu do các tổ chức
hàng hải quốc gia, quốc tế đưa ra để khuyến cáo doanh nghiệp.
Mỗi loại hợp đồng này được ký kết với nội dung khác nhau, song nhìn
chung, thường có những nội dung chủ yếu sau:
- Chủ thể hợp đồng;
- Điều khoản về hàng hoá vận chuyển;
- Điều khoản con tàu;
- Thời gian tàu đến cảng xếp hàng;
- Điều khoản về cảng bốc/dỡ hàng hoá;
- Điều khoản về cước phí vận chuyển và các chi phí có liên quan;
- Điều khoản về chi phí bốc/dỡ
- Điều khoản về thời gian bốc/dỡ
- Quyền và nghĩa vụ của bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển;
- Trách nhiệm, giới hạn trách nhiệm và miễn trách nhiệm của các bên
trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá đường biển;

- Khiếu nại và kiện tụng liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hoá
bằng đường biển;


21
- Ngoài ra, hai bên còn có thể thoả thuận đưa thêm vào hợp đồng những
điều khoản khác nữa.
1.3 Đối tƣợng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng
đƣờng biển
Đối tượng của hợp đồng vận chuyển luôn là hành vi của bên vận
chuyển phải thực hiện một công việc là di chuyển hàng hóa từ nơi này tới nơi
khác. Do đó hàng hóa cấn phải được xem là một yếu tố quan trọng của loại
hợp đồng này.
Theo định nghĩa của quy tắc Hague-Visby thì “ hàng hoá gồm tất cả
các loại hàng hoá trừ động vật sống và hàng hoá mà theo hợp đồng vận
chuyển được ghi là chở trên boong ".
Qua đó, có thể nói rằng người chuyên chở vẫn phải chịu trách nhiệm
đối với chủ hàng theo Quy tắc này khi:
Hàng hóa được ghi trên hợp đồng là chở trên boong mà thực tế không
chở trên boong, hoặc
Hàng hóa không được ghi trong hợp đồng là chở trên boong nhưng
thực tế lại chở trên boong.
Theo Công ước Hamburg "Hàng hoá" gồm cả súc vật sống, khí, hàng
hoá được đóng trong container, pallet hoặc công cụ vận tải tương tự, hoặc khi
hàng hoá được bao gói thì "hàng hoá" bao gồm cả công cụ vận tải hoặc bao
gói đó nếu được người gửi hàng cung cấp.
Theo Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005, Điều 70, khoản 2 thì hàng hóa
là: máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng và các động
sản khác, kể cả động vật sống, công-te-nơ hoặc công cụ tương tự do người
gửi hàng cung cấp để đóng hàng được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển

hàng hoá bằng đường biển.


22
Như vậy, đối với hai nguồn luật (Công ước Hamburg và Bộ luật hàng
hải Việt Nam) thì động vật sống và container (hay công cụ tương tự) khi hàng
được bao gói miễn là do người thuê vận chuyển cung cấp, nếu xảy ra thiệt
hại, người chuyên chở sẽ phải bồi thường- kể cả phí đóng trong container,
pallet
Ngoài ra, Bộ luật hàng hải Việt Nam cũng quy định chi tiết việc vận
chuyển hàng hoá nguy hiểm. Hàng nguy hiểm ở đây có thể hiểu là những
hàng hóa dễ nổ, dễ cháy hoặc hàng hoá nguy hiểm khác có ảnh hưởng tới con
người, môi trường và an ninh quốc gia. Với loại hàng hóa này, việc vận
chuyển đòi hỏi phải tuân theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam và các
quy định của pháp luật liên quan. Ví dụ, loại hàng hóa được quy định trong
danh mục hàng độc hại nguy hiểm của Chính phủ thì việc lưu hành phải có
giấy phép lưu hành của Bộ Giao thông vận tải. Với vũ khí, chất phóng xạ,
chất phế thải độc hại, chất ma tuý không được vận chuyển trừ khi được cơ
quan có thẩm quyền cho phép.
Nhận thức chung đều cho rằng hàng hóa là các động sản hữu hình mà
cụ thể hơn là các đồ vật có thể nhận biết bằng mắt thường và choán chỗ trong
không gian. Tuy nhiên, các đồ vật này có nhiều phân loại gây ảnh hưởng
không nhỏ tới kỹ thuật chuyên chở nên chúng được phân tích để thiết lập các
quy chế pháp lý riêng biệt.
1.4 Nội dung hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng
biển
Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển bao gồm các điều
khoản cơ bản sau:
1/ Chủ thể của hợp đồng
Chủ thể của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là: bên

vận chuyển và bên thuê vận chuyển. Bên cạnh đó, không thể không kể tới các


23
bên liên quan đến hợp đồng vận chuyển: người đại lý hoặc người vận chuyển
ủy thác, người giao hàng, người nhận hàng và những người làm công của
người vận chuyển.
Trong trường hợp những người đại diện hoặc người môi giới được ủy
thác để ký hợp đồng, tư cách ủy thác của họ cần được ghi rõ trong hợp đồng.
Điều này tránh được những rắc rối về sau khi có tranh chấp xảy ra giữa các
bên. Người ký hợp đồng vận chuyển có thể là người vận chuyển thực tế hoặc
đại lý. Họ sẽ không là người chịu trách nhiệm về các rủi ro và tổn thất xảy ra
khi họ không vượt quá thẩm quyền của mình. " Đối với phần vận chuyển do
người vận chuyển thực tế thực hiện, người vận chuyển phải chịu trách nhiệm
về các hành vi của người vận chuyển thực tế và của người làm công, đại lý
của người vận chuyển thực tế đảm nhiệm trong phạm vi công việc được giao.
Những đại lý hoặc người môi giới là người được uỷ thác để ký hợp đồng thuê
tầu vận chuyển thì phải ghi rõ ở cuối hợp đồng chữ "chỉ là đại lý-as agent
only" mục đích để xác định tư cách của người ký hợp đồng. Nhưng bên đại lý
cũng sẽ bị ràng buộc trách nhiệm nếu có lỗi hoặc vượt quá thẩm quyền của
mình. Điều này được quy định tại Luật Thương mại Việt Nam năm 2005.
Tất cả những bên có liên quan đến quyền sở hữu, sử dụng con tàu cũng
cần được nêu lên. Bởi có những trường hợp chủ sở hữu của con tàu có thể
không là người trực tiếp khai thác con tàu. Họ có thể cho một bên nào khác
thuê lại con tàu để khai thác theo hình thức hợp đồng thuê tàu định hạn - Điều
143 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005. Người thuê tàu đó lại rất có thể ủy thác
cho người đàm phán và ký kết hợp đồng vận chuyển Khi khiếu kiện xảy ra,
bên thuê vận chuyển hoặc bên bảo hiểm rất khó xác định đối tượng khiếu nại
trước tòa.



24
2/ Điều khoản về hàng hóa (Cargo Clause)
Hàng hóa vận chuyển là đối tượng của hợp đồng. Những điểm quan
trọng về hàng hóa đã được đề cập chi tiết ở phần đối tượng của hợp đồng vận
chuyển hàng hoá bằng đường biển. Tuy nhiên, có một vài điểm đáng lưu ý:
Trong hợp đồng, các bên phải quy định rõ tên hàng, loại bao bì, khối
lượng, các đặc điểm của hàng hoá. Trường hợp vận chuyển hàng nguy hiểm
(dễ cháy, dễ nổ ) người thuê vận chuyển phải thông báo cho người vận
chuyển biết trước. Về số lượng hàng hoá: tuỳ theo đặc điểm của mặt hàng, có
thể thuê vận chuyển theo trọng lượng hoặc theo thể tích, không nên quy định
chính xác số lượng hàng hoá thuê vận chuyển, mà thường ghi kèm theo tỷ lệ
hơn kém (dung sai) ví dụ: dự kiến khoảng 8.000 tấn; tối thiểu 5.000 tấn tối đa
7.000 tấn. Khi gửi Thông báo sẵn sàng bốc hàng, thuyền trưởng sẽ tuyên bố
chính thức số lượng hàng hoá cần chở tới người thuê vận chuyển. Nếu giao và
xếp lên tàu ít hơn số lượng quy định, người vận chuyển sẽ thu tiền cước
khống. Ngược lại, người vận chuyển không nhận hết số lượng hàng quy định,
người thuê tàu có quyền đòi bồi thường những chi phí liên quan đến việc tàu
bỏ lại hàng.
Trong trường hợp thuê bao (Lumpsum) phải quy định rõ người vận
chuyển cam đoan cung cấp đầy đủ trọng tải hoặc dung tích đăng ký của tàu để
chở loại hàng hai bên thoả thuận. Cước phí thuê tàu trong trường hợp này sẽ
tính theo đơn vị trọng tải hoặc dung tích đăng ký của tàu.
Khi cần thuê chuyên chở nhiều loại hàng hóa cần chú ý ghi thêm chữ
“và/ hoặc” để thuận tiện cho việc lựa chọn, thay đổi hàng cũng như tránh cho
các tranh chấp không đáng có sau này.
3/ Điều khoản về con tàu
Cần mô tả chi tiết các đặc trưng cơ bản của con tàu cụ thể: tên tàu, loại
tàu, quốc tịch, năm đóng, nơi đóng, cờ tàu, trọng tải toàn phần, dung tích đăng

×