Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Khai thác chung trong luật biển quốc tế và thực tiễn trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước láng giềng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 136 trang )







ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT


NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG


Khai thác chung trong luật biển quốc tế và
thực tiễn trong quan hệ giữa Việt Nam
với các nước láng giềng



LUẬN VĂN THẠC SỸ



Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Bá Diến




Hà nội - 2005








1



MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 3
CHƢƠNG 1 9
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHAI THÁC CHUNG
TRONG LUẬT BIỂN QUỐC TẾ 9
1.1. KHÁI NIỆM KHAI THÁC CHUNG 9
1.1.1. Định nghĩa khai thác chung 9
1.1.2. Đặc điểm của khai thác chung 17
1.1.3. Nội dung chủ yếu của thỏa thuận khai thác chung 19
1.2. VAI TRÕ CỦA KHAI THÁC CHUNG 27
1.3. LỊCH SỬ CỦA KHAI THÁC CHUNG TRONG LUẬT BIỂN
QUỐC TẾ 30
1.4. CÁC NHÂN TỐ QUY ĐỊNH SỰ THÀNH CÔNG CỦA MÔ HÌNH
KHAI THÁC CHUNG
1.4.1. Yếu tố chính trị: 31
1.4.2. Yếu tố kinh tế: 32
1.4.3. Các yếu tố khác: 34
1.5. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC KHAI THÁC CHUNG 34
1.5.1. Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế 35
1.5.2 Các điều ƣớc quốc tế 37

1.5.3. Các phán quyết của Toà án quốc tế và khuyến nghị của Uỷ ban
hòa giải: 40
CHƢƠNG 2 43
CÁC DẠNG KHAI THÁC CHUNG ĐIỂN HÌNH 43
TRÊN THẾ GIỚI 43
2.1. KHAI THÁC CHUNG DẦU KHÍ 43

2

2.1.1 Khai thác chung nơi đƣờng biên giới chƣa đƣợc xác định 44
2.1.2 Khai thác chung nơi đƣờng biên giới đã đƣợc xác định 54
2.2. KHAI THÁC CHUNG NGHỀ CÁ 59
2.2.1 Hiệp định ngư nghiệp giữa CHND Trung Hoa và Nhật Bản ngày
11/11/1997 60
2.2.2 Hiệp định ngư nghiệp giữa Nhật Bản và Đại Hàn Dân Quốc ngày
28/11/1998 63
2.3. KHAI THÁC CHUNG HỖN HỢP 66
2.3.1 Thỏa thuận Ghinê Bitxao - Xênêgan ngày 14-10-1993 66
2.3.2 Hiệp định Côlômbia - Jamaica ngày 12 - 11 - 1993 68
CHƢƠNG 3 KHAI THÁC CHUNG GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC NƢỚC
LÁNG GIỀNG 72
3.1 TRANH CHẤP Ở BIỂN ĐÔNG VÀ QUAN ĐIỂM CỦA VIỆT
NAM TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP 72
3.1.1 Tình hình tranh chấp ở biển Đông 72
3.1.2. Quan điểm của Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp 77
3.2. KHAI THÁC CHUNG GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC NƢỚC
LÁNG GIỀNG 79
3.2.1 Hiệp định Vùng nƣớc lịch sử Việt Nam - Cămpuchia 7/7/1982 . 79
3.2.2 Khai thác chung giữa Việt Nam và Malayxia 90
3.2.3. Việt Nam với Trung Quốc và Hiệp định Hợp tác Nghề cá Vịnh

Bắc Bộ ngày 25/12/2000 103
3.2.4 Trƣờng Sa với đề nghị “Gác tranh chấp, cùng khai thác” 129
Về khả năng khai thác chung ba bên Việt Nam - Malayxia - Thái lan
138
KẾT LUẬN 141

1


LỜI NÓI ĐẦU
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, con người dần có thể vươn ra
những lĩnh vực, phạm vi rộng lớn hơn. Nhu cầu về tài nguyên của con người
cũng ngày càng gia tăng, trong khi tài nguyên trên đất liền đang dần cạn kiệt.
Nhân loại đã tìm đến những hành tinh khác để tìm kiếm sự sống, tài nguyên
nhưng đó còn là một câu chuyện rất xa. Vì vậy con đường tiến ra biển đang là
phương cách hiện thực nhất đối với loài người.
Để điều hòa lợi ích của các quốc gia trong quá trình sử dụng, khai thác
tài nguyên biển, Luật biển quốc tế cũng phát triển cùng với sự phát triển của
kinh tế, khoa học, kỹ thuật v.v. Một trong những sự kiện đánh dấu bước ngoặt
trong quá trình phát triển của Luật Biển quốc tế đó là sự ra đời của Công ước
Luật Biển 1982, một trật tự pháp lý trên biển đã được hình thành đáp ứng
được nguyện vọng của đại đa số các quốc gia, nhất là các quốc gia ven biển.
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Những quy định mới của Công ước Luật Biển 1982 đã dẫn đến quyền tài
phán của các quốc gia ven biển được mở rộng ra đối với vùng đặc quyền kinh
tế là 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải và vùng
thềm lục địa tối thiểu là 200 hải lý và tối đa không mở rộng ra ngoài giới hạn
350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không vượt quá 100 hải lý kể từ đường
đẳng sâu 2.500 m. Điều này dẫn đến một hệ quả tất yếu là ở các vùng biển
hẹp, yêu sách của các quốc gia ven biển có bờ biển đối diện hoặc liền kề sẽ

chồng lấn lên nhau. Và như vậy, tiếp theo đó cần phải có những thoả thuận về
đường ranh giới phân chia thẩm quyền giữa các bên. Tuy nhiên để đạt được
những thoả thuận này không phải là việc đơn giản mà đòi hỏi một quá trình

2

lâu dài và hết sức tốn kém, thậm chí có thể gây ra sự căng thẳng về chính trị,
xung đột về quân sự v.v.
Trù định cho tình huống đó, Công ước Luật Biển 1982 có những quy
định làm cơ sở pháp lý cho việc phát triển chung những vùng tranh chấp này.
Theo khoản 3 điều 74 và điều 83 của Công ước: "trong khi chờ đợi ký các
thoả thuận mới ở khoản 1 các quốc gia hữu quan trên tinh thần hiểu biết và
hợp tác, làm hết sức mình để đi đến các dàn xếp tạm thời có tính chất thực
tiễn và không để phương hại hay cản trở đến việc ký kết các thoả thuận dứt
khoát trong giai đoạn quá độ này. Các dàn xếp tạm thời không phương hại
đến việc hoạch định cuối cùng ".
"Các dàn xếp tạm thời có tính chất thực tiễn” đã được các quốc gia vận
dụng linh hoạt và thể hiện qua những thoả thuận khai thác chung. Trong khi
đàm phán giải quyết tranh chấp gặp bế tắc, nhu cầu khai thác tài nguyên lại rất
lớn đã khiến các bên tìm đến giải pháp này.
Trên thực tế các quốc gia còn tìm đến giải pháp khai thác chung ở cả
những nơi đã có đường biên giới xác định, đó là những trường hợp khi có mỏ
tài nguyên nằm vắt ngang qua đường biên giới hoặc để quản lý hiệu quả
những đàn cá xuyên quốc gia. Điều này nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp
pháp của các quốc gia liên quan.
Có thể nói, khai thác chung là giải pháp tương đối khả thi nhằm chung
hoà lợi ích giữa các quốc gia, giảm thiểu căng thẳng chính trị, góp phần giải
quyết nhu cầu kinh tế cấp bách cho sự phát triển của các quốc gia ven biển.
Việt Nam là một quốc gia có bờ biển dài với diện tích vào khoảng 1 triệu
km

2
. Việt Nam cũng là một quốc gia đã tham gia Công ước Luật Biển năm
1982 và đang phải đối đầu với hàng loạt các vấn đề trong đó có vấn đề giải
quyết phân định ranh giới biển với các nước láng giềng. Trong khi chờ đợi kết

3

quả cuối cùng, Việt Nam cùng với các nước liên quan cần thiết phải nghiên
cứu và tìm đến giải pháp khai thác chung. Tuy nhiên, cùng là một giải pháp
nhưng các mô hình lại không hoàn toàn giống nhau. Điều này phản ánh sự
phong phú của các dạng khai thác chung tùy thuộc vào sự vận dụng sáng tạo,
khéo léo của các bên trong việc lựa chọn giải pháp có lợi nhất cho quốc
gia mình.
Mặc dù, khai thác chung đã được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi trên thế
giới nhưng tại Việt Nam vấn đề này vẫn chưa được quan tâm thích đáng.
Trong khi Việt Nam cũng là một quốc gia điển hình trong việc áp dụng giải
pháp khai thác chung và còn có nhu cầu áp dụng khi mà bối cảnh tranh chấp
Biển Đông đang hết sức phức tạp. Điều này đòi hỏi vấn đề cần phải được
nghiên cứu kỹ lưỡng, tỷ mỉ ở tất cả các khía cạnh.
Nghiên cứu vấn đề khai thác chung sẽ là nguồn quan trọng đối với các
quốc gia hiện đang và sẽ áp dụng mô hình này cho những vùng biển đang còn
tranh chấp hoặc tại các vùng biển đã có đường biên giới xác định nhưng có
nhu cầu về khai thác chung. Đối với Việt Nam vấn đề này càng có ý nghĩa cả
về mặt lý luận và thực tiễn.
Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài
“Khai thác chung trong Luật biển quốc tế và thực tiễn trong quan hệ giữa Việt
Nam với các nước láng giềng” để nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp
của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:
Trên cơ sở xem xét vấn đề lý luận cơ bản về khai thác chung trong Luật

biển quốc tế, cùng với việc phân tích các dạng khai thác chung điển hình trên
thế giới, rút ra những ưu điểm và những hạn chế của các mô hình. Đồng thời
nghiên cứu những nhân tố pháp lý cơ bản nhất của các thỏa thuận khai thác

4

chung giữa Việt Nam với các nước láng giềng, thấy được những thuận lợi và
khó khăn khi áp dụng trong thực tiễn từ đó đề xuất những kiến nghị để góp
phần khai thác và quản lý hiệu quả nhất các nguồn tài nguyên trong vùng khai
thác chung, bảo vệ môi trường tự nhiên, giữ vững chủ quyền, quyền chủ
quyền của quốc gia. Đưa ra và phân tích những đóng góp của các mô hình
khai thác chung giữa Việt Nam với các nước láng giềng đối với việc làm
phong phú thêm cho lý luận và thực tiễn khai thác chung trên thế giới.
Trong phạm vi đề tài, tôi chú trọng tập trung nghiên cứu các phần chính
sau đây:
+ Tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản nhất về khai thác
chung. Trong đó bao gồm các vấn đề như định nghĩa, đặc điểm, nội dung của
khai thác chung, lịch sử khai thác chung, cơ sở pháp lý của khai thác chung
+ Nghiên cứu và đưa ra một bức tranh tổng quan về các dạng khai thác
chung điển hình trên thế giới.
+ Thực tiễn áp dụng mô hình khai thác chung giữa Việt Nam với các
nước láng giềng, qua đó đưa ra thực trạng và một số ý kiến đề xuất xung
quanh việc áp dụng khai thác chung giữa Việt Nam với các nước trong khu
vực, dự báo về khả năng tiến hành khai thác chung trong tương lai giữa Việt
Nam với các nước liên quan.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Việc nghiên cứu cơ bản dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử. Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp cụ thể như: Phương
pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp
4. Kết cấu của luận văn:


5

Luận văn bao gồm các phần: Lời mở đầu, ba chương, kết luận, phụ lục
và danh mục tài liệu tham khảo.
- Chƣơng I: Những vấn đề lý luận cơ bản về khai thác chung trong Luật
biển quốc tế.
- Chƣơng II: Các dạng khai thác chung điển hình trên thế giới.
- Chƣơng III: Khai thác chung giữa Việt Nam với các nước láng giềng.
Luận văn này được viết trong khi nguồn tài liệu trong nước chưa nhiều,
một số phần được viết chủ yếu dựa vào tài liệu nước ngoài và thực tiễn hoạch
định vùng khai thác chung giữa Việt Nam với một số nước trong khu vực.
Thời gian viết lại có hạn khiến luận văn sẽ không tránh khỏi những sai sót.
Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy, cô giáo và bạn bè để tôi
có thể bổ sung và hoàn thiện kiến thức của mình.












6






CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHAI THÁC
CHUNG TRONG LUẬT BIỂN QUỐC TẾ

1.1. KHÁI NIỆM KHAI THÁC CHUNG
1.1.1. Định nghĩa khai thác chung
Biển chiếm hơn 2/3 diện tích bề mặt trái đất, biển không những đem đến
cho con người giá trị vật chất mà nó còn chứa đựng những giá trị tinh thần,
biển chứa đựng tiềm năng về thuỷ sản, về giao thông vận tải, du lịch,v.v
Trong lòng đất dưới đáy biển con người còn tìm thấy các mỏ dầu, khí, khoáng
sản đem lại lợi ích kinh tế cao.
Con người từ xưa đến nay luôn thể hiện khát vọng chinh phục biển và
mở rộng thẩm quyền của mình ra biển, nhất là các quốc gia ven biển. Tuy
nhiên thế giới rộng lớn cũng không thể trao tặng một cách công bằng tài
nguyên biển cho tất cả các quốc gia, đã có một số quốc gia ở vào vị trí bất lợi
về biển.
Như vậy là song song tồn tại hai nhóm quốc gia, một nhóm đấu tranh ủng
hộ cho nguyên tắc “Thềm lục địa kéo dài”, “Chủ quyền quốc gia trên biển”
đó là các quốc gia ven biển và một nhóm quốc gia ủng hộ cho nguyên tắc “Tự
do biển cả”. Thực tiễn đó dẫn đến sự cần thiết phải có những nguyên tắc, quy
phạm pháp lý với vai trò như là những công cụ hữu hiệu để điều hoà lợi ích

7

giữa các quốc gia trong quá trình khai thác và sử dụng biển, đại dương. Luật
Biển Quốc tế đã ra đời trong bối cảnh đó. Đây là một nghành luật độc lập
trong hệ thống pháp luật quốc tế và được hình thành từ rất sớm

Ngay từ thế kỷ XVII đã có những tác phẩm nổi tiếng về luật biển như
“Biển tự do” của HuyGo GroTiuyt hay tác phẩm “Biển kín” của nhà luật học
người Anh Selden, ông đã đưa ra nguyên tắc về chủ quyền của quốc gia trên
biển. Đến thế kỷ XIII một số nguyên tắc về Luật biển ở vùng biển Bắc đã
được hình thành, sau đó phổ biến sang khu vực Địa Trung Hải. Những Công
ước đầu tiên về Luật biển cũng đã được thông qua tại Hội nghị Luật Biển lần
thứ nhất của Liên Hợp Quốc được tổ chức năm 1958 tại Giơnevơ - Thuỵ sỹ,
đó là:
+ Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải (Có hiệu lực từ ngày
10/9/1964).
+ Công ước về biển cả (Có hiệu lực từ ngày 30/9/1962).
+ Công ước về thềm lục địa (Có hiệu lực từ ngày 20/9/1962).
+ Công ước về đánh cá và bảo vệ tài nguyên sinh vật ở biển (Có hiệu lực
từ ngày 20/3/1966).
Tuy nhiên phải đến Hội nghị Luật biển lần thứ III của Liên Hợp Quốc về
Luật biển, sau 5 năm trù bị (1967 - 1972) và 9 năm thương lượng (1973 -
1982) mới thông qua được một Công ước mới về Luật Biển. Văn bản cuối
cùng đã được ký vào ngày 10/12/1982 tại MONTEGO - Bay (Gia MaiCa) và
có hiệu lực kể từ ngày 16/11/1994.
Sự ra đời Công ước Luật biển 1982 là bước ngoặt đánh dấu sự phát triển
của Luật biển Quốc tế, ngoài các khái niệm được đề cập trước đó, Công ước
điều chỉnh tất cả các vấn đề thuộc lĩnh vực pháp lý, kinh tế, khoa học kỹ thuật,

8

môi trường Công ước đã quy định thống nhất quốc gia ven biển có quyền ấn
định chiều rộng lãnh hải không vượt quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở dùng
để tính chiều rộng lãnh hải, trong khi hội nghị lần thứ nhất năm 1958 và hội
nghị lần thứ hai năm 1960 lại chưa đề cập đến. Đặc biệt một khái niệm hoàn
toàn mới so với trước đó là khái niệm “Vùng đặc quyền kinh tế”:

Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp
liền với lãnh hải đặt dưới chế độ pháp lý riêng quy định trong phần này, theo
đó các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển và các quyền tự do của
các quốc gia khác đều do quy định thích hợp của Công ước điều chỉnh.( Điều
35 khoản 2) và “Vùng đặc quyền về kinh tế không mở rộng ra quá 200 hải lý
kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải”. (Điều 57, khoản 2).
Hai tiêu chuẩn của Công ước Giơnevơ 1958 về thềm lục địa là độ sâu
200m nước và khả năng kỹ thuật khai thác cho phép đã được thay thế bằng hai
tiêu chuẩn mới của Công ước 1982 đó là tiêu chuẩn khoảng cách và sự kéo dài
tự nhiên.
Thềm lục địa của quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới
đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển, trên toàn bộ phần kéo dài
tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục
địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý
khi bờ ngoài của rìa thềm lục địa của quốc gia này ở khoảng cách gần hơn.
(Điều 76, khoản 2).
Trong trường hợp bờ ngoài của rìa lục địa của một quốc gia ven biển kéo
dài tự nhiên vượt quá khoảng cách 200 hải lý tính từ đường cơ sở, quốc gia
ven biển có thể xác định ranh giới ngoài thềm lục địa của mình tới khoảng
cách không vượt quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc cách đường đẳng
sâu 2.500 m một khoảng cách không vượt quá 100 hải lý.

9

Việc mở rộng thẩm quyền tài phán của các quốc gia ven biển theo quy
định của Công ước Luật Biển 1982 đã dẫn đến ở những vùng biển hẹp, yêu
sách của các quốc gia ven biển có bờ biển đối diện hoặc liền kề sẽ chống lấn
lên nhau. Trong khi việc hoạch định ranh giới các vùng biển là cả một quá
trình thoả thuận lâu dài và tốn kém, các yếu tố lãnh thổ, kinh tế, chính trị, xã
hội luôn tồn tại trong các cuộc tranh chấp trên biển và đan xen hết sức phức

tạp, không thể giải quyết ngay trong một thời gian ngắn. Các nước tranh chấp
lại luôn duy trì các yêu sách của mình và có phản ứng quyết liệt với các yêu
sách của các nước khác. Điều này càng làm cho tranh chấp trở lên căng thẳng
[19]
Trong những trường hợp trên, các quốc gia có thể hoặc phải dừng tất cả
mọi hoạt động thăm dò, khai thác trong vùng tranh chấp hoặc đơn phương tiến
hành hoạt động của mình, tuy nhiên đây là sự lựa chọn hết sức nguy hiểm, gây
căng thẳng trong quan hệ giữa các nước. Trong khi một nguyên tắc phổ biến
trong luật pháp quốc tế đó là các bên tranh chấp không được đơn phương khai
thác các tài nguyên trong vùng chồng lấn. Vì vậy có một sự lựa chọn tích cực
khác đó là các bên tạm thời gạt vấn đề tranh chấp sang một bên và cùng nhau
thăm dò khai thác tài nguyên trong vùng chồng lấn.
Trên thực tế tranh chấp tài nguyên không chỉ xảy ra nơi đường biên giới
chưa xác định mà còn ở cả những khu vực đường biên giới đã được xác định.
Đó là những trường hợp có mỏ dầu nằm vắt ngang qua đường biên giới, do
đặc tính hoá lỏng tự nhiên của tài nguyên này khiến cho việc khai thác đơn
phương của một quốc gia đương nhiên sẽ làm cạn kiệt mỏ dầu khí ở cả bên
kia đường biên giới mà lẽ ra quốc gia láng giềng đó được hưởng. Hay trường
hợp đối với những tài nguyên sinh vật như các đàn cá di cư thì đường biên
giới quốc gia trên biển cũng không còn có ý nghĩa, và như vậy lại một lần nữa

10

các quốc gia tìm đến với nhau, cùng bàn bạc, thoả thuận lựa chọn giải pháp
hợp nhất hoá mỏ tài nguyên để khai thác chung.
Như vậy là quá trình phát triển của Luật biển quốc tế gắn liền với sự ra
đời của nhiều khái niệm mới như khái niệm lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải,
vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Nhiều tập quán về khai thác và sử
dụng biển cũng dần được ghi nhận trong Luật biển. Tuy nhiên, cho đến nay
vẫn chưa có một quy định cụ thể nào về khai thác chung.

Trong thực tiễn, các dạng khai thác chung trên thế giới là vô cùng đa
dạng và phong phú. Khai thác chung cũng đã được nghiên cứu bởi nhiều trung
tâm nghiên cứu nổi tiếng trên thế giới, như Trung tâm Đông Tây ở Honolulu -
Ha Oai hay Viện Luật quốc tế và Luật so sánh của Anh.v.v. Nhiều cuộc hội
thảo, hội nghị quốc tế về vấn đề này đã được tổ chức liên tiếp. Hội thảo năm
1980 về tiềm năng hydrocacbon và khai thác chung ở Biển Nam Trung Hoa;
Hội thảo lần thứ hai năm 1983 ở Hololulu; Hội thảo lần thứ ba năm 1985 ở
Băng Cốc - Thái Lan; Hội thảo lần thứ tư năm 1989 ở Bali (Inđônêxia); Hội
thảo ở London năm 1990 Tuy nhiên một số học giả vẫn còn hoài nghi về
khả năng có cần thiết phải thảo luận về khái niệm khai thác chung? Thật vậy,
trong bối cảnh hiện nay vẫn còn nhiều đường biên giới biển chưa được xác
định và tranh chấp trong khai thác tài nguyên vẫn thường xuyên xảy ra thì
việc đưa ra một khái niệm thống nhất về khai thác chung là hết sức cần thiết.
Cho đến nay vẫn chưa có một sự thống nhất nào trong định nghĩa khai
thác chung, điều này đã được Giáo sư - Tiến sỹ luật quốc tế Masahiro Miyoshi
(Khoa luật trường Đại học Aichi- Nhật bản) khẳng định trong bản tóm tắt các
tham luận tại ba cuộc hội thảo của Trung tâm Đông Tây: "Khái niệm Khai
thác chung quốc tế không được hiểu và sử dụng một cách thống nhất "
[45, Tr.43]. Theo Ông có 2 dạng khai thác chung:

11

Một là: Khai thác chung khi mà việc phân định biên giới đã được
giải quyết.
Hai là: Chế độ khai thác chung đối với khu vực có đường biên giới đang
phân định. [45, Tr.23]
Mặc dù mô hình khai thác chung đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới
nhưng vẫn chưa có một định nghĩa tổng quát cho vấn đề này. Sở dĩ như vậy là
vì các học giả chỉ định nghĩa khai thác chung theo mục đích nghiên cứu riêng
của mình và vì vậy khai thác chung được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau.

Dưới góc độ chính trị, tiến sỹ - Willam Onorato đã định nghĩa khai thác
chung, là "Một thể chế mà theo đó toàn bộ vấn đề tranh chấp biên giới được
gác sang một bên để tạo ra một bầu không khí hợp tác về chính trị ngay từ
ban đầu xung quanh việc khai thác" [49, Tr.111]. Ở góc độ này khai thác
chung chính là giải pháp để tháo gỡ những bất đồng, tạo dựng mối quan hệ
bền vững, ổn định nhằm giảm căng thẳng về chính trị trên trường quốc tế.
Còn dưới góc độ kinh tế, Giáo sư luật học Ian Towsend - Gault Đại học
British Colombia cho rằng "Khai thác chung là một quyết định do một hay
nhiều nước mà các nước này đóng góp bất kỳ quyền nào mà họ có đối với một
vùng nhất định và thực hiện việc cùng quản lý dưới một hình thức nào đó ở
mức độ lớn hơn hoặc nhỏ hơn vì mục đích thăm dò và khai thác tài nguyên
ngoài khơi” [41, Tr.275]. Sau đó Gault cùng với William G.Stormont đã đưa
ra một định nghĩa cụ thể hơn về khai thác chung dầu khí.
Một thoả thuận khai thác chung dầu khí ngoài khơi đặc trưng là một
thỏa thuận khi hai hay nhiều quốc gia đi dến một thoả thuận chính thức về
việc hợp tác khai thác và cùng nhau chia sẻ lợi nhuận có được từ các hoạt
động khai thác dầu và khí trong một vùng biển ngoài khơi xác định bằng việc
đóng góp các chủ quyền của mình đối với vùng biển đó. [41, Tr.51]

12

Cũng từ góc độ kinh tế, giáo sư Rainer Lagoni với tư cách là báo cáo
viên đặc biệt của Uỷ ban vùng đặc quyền kinh tế của Hiệp hội luật Quốc tế
(ILA) trong bản báo cáo của mình tại Hội nghị Vacsava năm 1988 đã cho rằng
khai thác chung là: "Sự hợp tác giữa các quốc gia nhằm thăm dò và khai thác
một số mỏ, vùng hoặc các tích tụ tài nguyên không sinh vật mà có thể vượt
qua hoặc nằm trong khu vực có yêu sách chồng lấn" [42, Tr.2].
Bên cạnh đó, còn có nhiều định nghĩa khác nhau về khai thác chung.
Churchil từng định nghĩa: "Khai thác chung được coi như là một khu vực tại
đó hai hay nhiều quốc gia có theo luật quốc tế các quyền chủ quyền về thăm

dò và khai thác các tài nguyên thiên nhiên của khu vực và ở đó các quốc gia
hữu quan đồng ý cam kết, thăm dò và khai thác dưới một dạng chung nào đó
hoặc một sự dàn xếp chung” [44, Tr.55]. Tại cuộc hội thảo của Trung tâm
Đông - Tây tháng 8/1988, một nhóm luật sư đã đưa ra lời nhận xét "Khai thác
chung thường được sử dụng như một thuật ngữ chung chung, bao gồm các
hoạt động từ việc hợp nhất hoá các tài nguyên có chung đến việc đơn phương
khai thác tài nguyên có chung ở ngoài đường ranh giới quy định và những
hình thức khai thác đa dạng nằm giữa hai loại này”. [45]
Còn nhóm chuyên gia của Viện Luật Quốc tế và Luật So sánh Anh lại
định nghĩa khai thác chung một cách cụ thể hơn, với nỗ lực nhằm xây dựng
một thoả thuận mẫu cho các quốc gia có nhu cầu khai thác chung dầu và khí
ngoài khơi. Nhóm chuyên gia này định nghĩa: "Khai thác chung như là một
thoả thuận giữa hai quốc gia để khai thác tài nguyên ở một vùng đã được
vạch ra ở đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của thềm lục địa mà ở đó cả hai
quốc gia hay một trong hai quốc gia được luật quốc tế trao cho quyền để từ
đó cùng nhau chia sẻ theo những phần đã được thảo luận thông qua việc hợp
tác liên quốc gia và bằng các biện pháp riêng của từng quốc gia”. [44, Tr.45]

13

Khai thác chung được coi là giải pháp ưu tiên trong các "dàn xếp tạm
thời" và là sự lựa chọn mang tính khả thi cao được nhiều quốc gia áp dụng. Vì
vậy, cần thiết phải có một định nghĩa thống nhất nhằm tạo cơ sở cho việc khai
thác chung.
Cụm từ "Khai thác chung" được dịch từ thuật ngữ tiếng Anh "Joint
development" nghĩa gốc là "Phát triển chung". Tuy nhiên, theo các nhà nghiên
cứu Việt Nam thì “khai thác chung” không có nghĩa là hẹp hơn “phát triển
chung”. Khai thác chung cần phải hiểu không đơn thuần chỉ là khai thác
chung một tài nguyên nào đó mà bao gồm cả các hoạt động như thăm dò,
nghiên cứu khoa học, quản lý, bảo vệ môi trường, xây dựng đảo nhân tạo.v.v

vì một mục đích cùng phát triển chung.
Qua nghiên cứu các định nghĩa khác nhau về khai thác chung, có thể hiểu
rằng: Khai thác chung là một thoả thuận về quyền và nghĩa vụ giữa các quốc
gia liên quan, nhằm chia sẻ các nguồn tài nguyên trên các vùng biển chồng lấn
hay các nguồn tài nguyên nằm vắt qua đường phân định. Đây là giải pháp tạm
thời để khai thác tài nguyên, đảm bảo quan hệ láng giềng thân thiện, dựa trên
nguyên tắc chủ quyền, quyền chủ quyền và các quyền tài phán trên biển của
quốc gia, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại.
Cho đến nay, mô hình khai thác chung đã và đang được nhiều quốc gia
lựa chọn, dẫu rằng vấn đề này còn chưa được nghiên cứu đầy đủ và thấu đáo,
cũng như việc áp dụng chưa phải là nghĩa vụ bắt buộc đối với nhiều quốc gia.
Nhưng những lợi ích to lớn trong quá trình áp dụng đã dần khẳng định những
ưu điểm của giải pháp này.
1.1.2. Đặc điểm của khai thác chung
Khai thác chung trước hết phải được coi là một giải pháp tạm thời nhằm
giảm thiểu các xung đột giữa các bên yêu sách và để phát triển các nguồn tài

14

nguyên mà thôi. Các quốc gia cần cùng nhau thỏa thuận về việc hợp tác khai
thác và các quốc gia này phải có quyền nhất định đối với khu vực tranh chấp
theo quy định của Luật pháp quốc tế. Hơn nữa khu vực khai thác chung phải
thực sự có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và việc khai thác đơn phương
của một bên sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của phía bên kia. Thỏa thuận này
không làm ảnh hưởng đến yêu sách chủ quyền lãnh thổ cũng như quyền chủ
quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển. Ví dụ như Thỏa thuận Hàn
Quốc - Nhật Bản đã quy định: “Không có quy định nào của thỏa thuận này
gây ảnh hưởng tới quyền chủ quyền đối với toàn bộ hay một phần của khu vực
khai thác chung, cũng như gây phương hại tới quan điểm của các bên liên
quan trong qua trình phân định thềm lục địa.”

Đặc biệt khai thác chung không làm ảnh hưởng đến việc phân định vùng
biển giữa các quốc gia và không nhất thiết phải là một cam kết lâu dài hay
vĩnh cửu. Khai thác chung cũng không phải là nghĩa vụ bắt buộc đối với các
quốc gia. Trên thực tế đã có một số thỏa thuận khai thác chung trở thành
những thỏa thuận vĩnh cửu, ví dụ như: Thỏa thuận giữa Iceland và Janmayen
(10/1981) hay giữa Bahrain và Ảrập Xêút (02/1958).
Thỏa thuận khai thác chung không nhất thiết phải bao gồm các hoạt động
diễn ra trong khu vực chồng lấn. Ví dụ, thỏa thuận giữa Nhật Bản và Hàn
Quốc chỉ nhằm phát triển về tài nguyên thiên nhiên; Thỏa thuận giữa Việt
Nam và Malayxia chỉ để khai thác chung dầu khí. Tuy nhiên cũng có những
thỏa thuận đề cập đến khá nhiều vấn đề như Thỏa thuận giữa Ghinê Bitxao và
Xênêgan, các vấn đề khai thác chung dầu khí, khai thác chung nghề cá và các
hoạt động khác diễn ra trong khu vực chồng lấn đều được đề cập đến.
Vấn đề về đường biên giới hầu như không được đề cập đến trong thỏa
thuận khai thác chung. Điều này sẽ giúp các bên tránh được những khó khăn

15

trong quá trình xây dựng vùng khai thác chung. Ví dụ trong thỏa thuận giữa Ả
rập Xêút và Suđăng, thay vì vạch đường biên giới người ta quyết định chọn
toàn bộ khu vực thềm lục địa sâu dưới 1000 m để khai thác chung.
Khai thác chung không những được áp dụng tại khu vực chồng lấn mà
đường biên giới chưa được phân định, giải pháp này còn được áp dụng trong
trường hợp có mỏ tài nguyên nằm vắt ngang qua đường biên giới để tối ưu
hóa phát triển mỏ hoặc để quản lý và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên sinh
vật phong phú tại khu vực này.
Tùy thuộc vào nội dung khai thác chung mà các bên định ra một quy chế
quản lý riêng cho khu vực khai thác chung. Thông thường các bên phân khu
vực quản lý hoặc áp dụng một chế độ quản lý chung, các bên cùng khai thác
và chia đều nguồn lợi. Nhìn chung quy chế này là hết sức mềm dẻo.

Như vậy, có thể thấy khai thác chung là giải pháp tạm thời giúp phát
triển tài nguyên mà không cần chờ có kết quả phân định cuối cùng, là giải
pháp làm chung hòa lợi ích giữa các bên, bảo đảm khai thác hợp lý và hiệu
quả tài nguyên tại khu vực. Khai thác chung cũng tạo ra nhiều cơ hội để thu
hút đầu tư nước ngoài, góp phần xây dựng lòng tin giữa các bên và tăng cường
hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên các nước cũng cần phải cân
nhắc trước khi lựa chọn giải pháp này, bởi vì trong thực tế các bên phải tốn rất
nhiều thời gian để bàn về các vấn đề liên quan đến khai thác chung, chi phí
quản lý lại cao, đặc biệt quan hệ chính trị và ngoại giao ảnh hưởng rất lớn đến
việc xây dựng cũng như thực hiện thỏa thuận.
1.1.3. Nội dung chủ yếu của thỏa thuận khai thác chung
Các hình thức khai thác chung trên thế giới là rất đa dạng và phong phú.
Điều này phụ thuộc nhiều vào sự lựa chọn của các quốc gia, xuất phát từ tình
hình thực tế và đặc điểm riêng của từng khu vực cũng như mục đích mà các

16

bên hướng tới. Và như vậy nội dung của các thỏa thuận khai thác chung cũng
rất khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các thỏa thuận đó đều có những nội dung cơ
bản sau đây:
a. Xác định phạm vi thích hợp áp dụng chế độ cùng nhau khai thác:
Đây là điều kiện tiên quyết, cơ bản. Việc xác định này phải đưa ra được
một khu vực khai thác chung có diện tích, tọa độ địa lý rõ ràng. Thông thường
nó được giới hạn trong phạm vi khu vực có tranh chấp về chủ quyền như thỏa
thuận Nhật Bản - Hàn Quốc; Malayxia - Tháilan; Ôxtrâylia và Inđônêxia
Thỏa thuận Nhật Bản - Hàn Quốc quy định: Vùng khai thác chung có tổng
diện tích là 24.092 hải lý vuông được chia thành 9 tiểu vùng; Thỏa thuận
Malayxia - Thái Lan quy định phạm vi khu vực khai thác chung rộng 7.300
hải lý vuông được giới hạn bởi 7 điểm được đánh số từ A đến G Tuy vậy, có
những trường hợp như hợp nhất hóa mỏ dầu khí, khai thác chung tài nguyên

tại nơi đường biên giới đã được xác định thì các bên có thể căn cứ vào vị trí
mỏ dầu hoặc tài nguyên khác để xác định phạm vi khai thác chung, ví dụ như
trường hợp hợp nhất hóa mỏ khí Frigg Anh - Nauy. Ngoài ra cũng có những
thỏa thuận mà phạm vi khai thác chung còn vượt quá cả khu vực đang có
tranh chấp như trường hợp khai thác chung giữa Côoét và Ảrập Sauđi: khai
thác chung không những áp dụng cho “khu vực trung lập” có trước mà còn
được áp dụng cho cả thềm lục địa tại vùng biển bên ngoài khu vực đó. Hoặc
khu vực hợp tác giữa Băng đảo và Nauy, hai bên thống nhất lấy lớp đá nham
thạch trầm tích có khả năng chứa chất dầu mỏ làm phạm vi khai thác chung.
[5]
b. Phân chia phạm vi quản lý:
Bên cạnh việc xác định phạm vi khai thác chung, các nước còn thỏa
thuận về sự phân chia phạm vi quản lý. Đối với những khu vực có sự tranh

17

chấp về chủ quyền thì ngoài việc quy định rõ là không để ảnh hưởng tới yêu
sách chủ quyền của bất kỳ nước hữu quan nào còn phải xác định quyền quản
lý của các nước ở mỗi khu vực riêng biệt. Ví dụ: Hiệp định hợp tác Nhật Bản -
Hàn Quốc lấy mỗi “thứ khu” làm một đơn nguyên, ở mỗi “thứ khu” công ty
được chọn làm “Xí nghiệp khai thác” nếu thuộc người được nhượng quyền
của nước ký kết bên A thì pháp luật quy định điều lệ của nước A được áp
dụng ở thứ khu ấy.
Còn trong trường hợp khai thác chung tại nơi đường biên giới đã được
xác định thì các nước thường lấy đường biên giới đó để phân chia quyền quản
lý của mỗi bên. Hiệp ước giữa Aixơlen và Nauy quy định mỗi bên áp dụng
quyền lập pháp, chính sách dầu mỏ, quy tắc về điều lệ thăm dò khai thác mỏ,
biện pháp đảm bảo an toàn, bảo vệ môi trường ở bên đường phân giới phía
mình và đảm nhận trách nhiệm chấp hành. Hiệp ước giữa Kuoét và Ảrập
Sauđi quy định ngoài việc không xâm phạm đến quyền lợi của hai bên đối với

tài nguyên thiên nhiên trong khu vực ra, mỗi bên hành xử quyền hành chính,
lập pháp và phòng vệ về phía mình.
Việc phân định rõ ràng phạm vi quản lý sẽ giúp các bên tránh được tình
trạng chồng chéo về thẩm quyền, đồng thời góp phần đảm bảo việc quản lý và
khai thác hiệu quả lợi ích kinh tế tại khu vực, giữ ổn định và hạn chế xung
đột trong quan hệ giữa hai nước.
c. Thiết lập cơ quan quản lý chung:
Phần lớn các nước hữu quan khi đàm phán về nội dung Hiệp định khai
thác chung đều thống nhất thiết lập ra một cơ quan quản lý chung. Cơ quan
này sẽ gồm một số lượng đại diện bằng nhau từ mỗi nước, nhân danh hai
Chính Phủ và chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động thăm dò và khai thác
trong vùng.

18

Quyền hạn và nghĩa vụ của cơ quan quản lý chung có thể được quy định
ngay trong Hiệp định khai thác chung hoặc cũng có thể được quy định trong
một thỏa thuận sau đó. Trường hợp của Ghinê Bitxao và Xênêgan là một ví
dụ, cơ quan quản lý chung được hai bên đề cập trong thỏa thuận khai thác
chung và được bổ sung thêm quyền hạn trong thỏa thuận tiếp theo. Cơ quan
quản lý chung này thường thể hiện dưới các dạng như “Ủy ban thường trực
chung” (Joint permanent) trong thỏa thuận Cô oét - Ảrập Xêút năm 1965; “Uỷ
ban hợp tác” (Joint commission) trong thỏa thuận Nhật Bản - Hàn Quốc
(1974); Hiệp định Côlômbia - Giamaica 1993 hay “Cơ quan quyền lực chung”
(Joint Authority) trong Hiệp định Ôxtrâylia - Inđônêxia 1989 .v.v
Sau khi thiết lập cơ quan quản lý chung, các quốc gia ký kết có thể trực
tiếp trao hoặc cơ quan quản lý này sẽ trao các quyền khai thác cho một hoặc
nhiều công ty tư nhân [4]. Tuy nhiên, mỗi một dạng khai thác chung cơ quan
này lại có những quyền lực khác nhau tùy thuộc vào thực tiễn khai thác chung
cũng như thỏa thuận khai thác chung giữa các quốc gia hữu quan. Nhưng tựu

chung lại thì có thể phân làm hai mô hình cơ quan quản lý chủ yếu, đó là:
Dạng thứ nhất: Theo đó cơ quan quản lý chung có quyền lực tương đối
mạnh với quyền giám sát và quyết định hầu hết các vấn đề như trong các thỏa
thuận giữa Thái Lan - Malayxia, Ảrâp Xêút - Xuđăng, Ôxtrâylia - Inđônêxia
Với tư cách pháp nhân đầy đủ và thẩm quyền cấp phép, quy định các điều
khoản và các trường hợp miễn trừ và tham gia vào các hợp đồng khai thác với
các công ty nước ngoài [4]. Cơ quan quyền lực chung Malayxia - Thái Lan có
quyền thay mặt các nước hữu quan cấp giấy phép cho hoạt động thăm dò và
khai thác tài nguyên thiên nhiên Hay như “Uỷ ban hợp tác” Ảrâp Xêút -
Suđăng với vai trò như phụ trách điều tra và phân định khu vực sở hữu chung,
nghiên cứu vấn đề thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên trong khu vực,

19

khích lệ cơ cấu chuyên nghiệp tiến hành hoạt động thăm dò, khai thác, thụ lý
và thẩm tra đơn xin cấp phép và nhượng quyền khai thác.
Dạng thứ hai: Cơ quan quản lý chung với mô hình nhỏ yếu như trong các
Hiệp định giữa Hàn Quốc - Nhật Bản, Ảrập Xêút - Côoét, Malayxia - Việt
Nam, Côlômbia - Giamaica. Các cơ quan này hoạt động chỉ đơn giản như là
một cơ quan có tính chất liên lạc, tư vấn nhằm điều phối các hoạt động hợp
tác hoặc như là cơ quan liên lạc giữa các công ty dầu khí quốc gia. Chẳng hạn
như Uỷ ban liên hiệp Nhật - Hàn, với chức năng chủ yếu là kiểm điểm việc
chấp hành Hiệp định giữa hai nước, thụ lý báo cáo kỷ luật, tài vụ của người
giữ giấy nhượng quyền. Uỷ ban này chỉ có quyền khuyến nghị hành động cho
hai bên ký kết [4]. Hay như “Uỷ ban thường trực” trong Hiêp định Cô oét -
Ảrập Sauđi, cơ quan này thành lập để nghiên cứu các thủ tục hữu quan và kiến
nghị dưới sự chi phối của Bộ trưởng Bộ Năng lượng hai nước.
d. Phân chia phí tổn khai thác và thu nhập:
Thông thường đây là vấn đề khó thương nghị và mất khá nhiều thời gian
để đạt đến đích, bởi vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi kinh tế của mỗi

quốc gia hữu quan. Việc phân chia đa phần dựa trên nguyên tắc công bằng,
tuy nhiên thế nào là công bằng lại là một bài toán khó đối với các bên. Vì vậy,
tinh thần hợp tác, thiện chí vì lợi ích chung lâu dài luôn được các nước đề cao
khi đàm phán về nội dung này.
Nghiên cứu thực tiễn khai thác chung trên thế giới cho thấy, đối với các
trường hợp khai thác chung tại vùng tranh chấp chưa phân định đường ranh
giới thì các nước hữu quan đều chủ trương lấy nguyên tắc bình đẳng mà phân
chia phí tổn khai thác và thu nhập. Bởi vì khi chưa có đường ranh giới rõ ràng
giữa hai nước thì các bên vẫn duy trì yêu sách chủ quyền đơn phương của
mình đối với một phần hoặc toàn bộ khu vực khai thác chung. Như vậy có

20

nghĩa là quyền lợi mỗi bên tại đó còn chưa được khẳng định. Trong lúc này
giải pháp tạm thời là tạm gác tranh chấp và tiến hành khai thác chung, còn tài
nguyên tất yếu được phân chia đều cho mỗi bên có yêu sách. Ví dụ: Thỏa
thuận Malayxia - Việt Nam; Nhật Bản - Hàn Quốc.
Đối với khu vực có đường ranh giới đã được xác định, như trường hợp có
mỏ tài nguyên nằm vắt ngang qua đường ranh giới hai nước thì nghĩa vụ gánh
vác phí tổn và quyền lợi hưởng thu nhập của mỗi nước hữu quan thường căn
cứ vào tỷ lệ diện tích mỏ tài nguyên tại mỗi bên đường ranh giới. Ví dụ như
trường hợp vùng khai thác chung giữa Aixơlen và Nauy trên đảo Janmayen,
diện tích ở phía Bắc đường ranh giới Nauy là 32.750 km
2
, diện tích phía Nam
đường ranh giới Aixơlen là 12.720 km
2
nên quyền khai thác của Aixơlen ở
phía Bắc còn của Na uy ở phía Nam, mỗi bên được hưởng 25% lợi nhuận thu
được, còn phí tổn bước đầu do Nauy gánh vác. Hay như thỏa thuận giữa

Xênêgan và Ghinê Bitxao, theo đó nguồn lợi đánh cá được chia đều cho hai
bên, còn các tài nguyên khai thác được ở thềm lục địa thì được chia theo tỷ lệ
85% cho Xênêgan và 15% cho Ghinê Bitxao.
Tuy nhiên, ngay cả khi hai nước khai thác chung tại khu vực đường biên
giới đã xác định thì các nước hữu quan vẫn thống nhất lựa chọn sự phân chia
đều chi phí cũng như lợi nhuận khai thác được, ví dụ như thỏa thuận Ảrập
Xêút - Xuđăng, Pháp - Tây Ban Nha.
Có thể thấy, thỏa thuận về phân chia chi phí và lợi nhuận khai thác
chung giữa các bên là hết sức phong phú, đa dạng. Nhưng hầu như sự
phân chia đó đều nhằm đảm bảo công bằng một cách tương đối quyền và
lợi ích của mỗi bên.
đ. Điều khoản về tranh chấp:

21

Một trong các nội dung quan trọng nữa trong các thỏa thuận khai thác
chung đó là các quy định về tranh chấp, bao gồm cả thủ tục và nguyên tắc giải
quyết tranh chấp. Để đảm bảo thực thi khai thác chung được hiệu quả và liên
tục, các bên hữu quan thường trù liệu đến các khả năng phát sinh tranh chấp
và giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, mỗi một thỏa thuận khai thác chung lại
có những lối giải quyết tranh chấp khác nhau, nhưng nhìn chung các nước đều
có mong muốn giải quyết tranh chấp trước hết bằng con đường ngoại giao,
trên tinh thần hợp tác láng giềng thân thiện trên cơ sở phù hợp với luật pháp
và thực tiễn quốc tế.
Đường lối giải quyết tranh chấp ở đây có thể là hai bên thống nhất đưa
tranh chấp ra “Uỷ ban hòa giải nước thứ ba” như trong thỏa thuận Aixơlen -
Nauy, còn như Hiệp định Ôxtrâylia - Inđônêxia lại quy định nếu có tranh chấp
về giải thích và vận dụng Hiệp định thì hai bên thống nhất giao cho trọng tài
phân xử, phán quyết của trọng tài phải được Tòa án của nước ký kết thừa nhận
và chấp hành. Thỏa thuận Nhật Bản - Hàn Quốc quy định: Tranh chấp trước

hết phải được giải quyết theo con đường ngoại giao, sau khi con đường ngoại
giao thất bại thì sẽ giao cho Uỷ ban trọng tài nước thứ ba giải quyết.
Bên cạnh các hình thức giải quyết tranh chấp trên, một số nước còn lựa
chọn hình thức giải quyết bằng Tòa án quốc tế. Ví dụ như thỏa thuận Ảrập -
Xuđăng quy định khi tranh chấp không thể giải quyết được theo phương pháp
hữu hảo thì tranh chấp đó sẽ được giải quyết tại Tòa án quốc tế và khi đã đưa
ra Tòa án quốc tế thì các bên phải chấp hành sự quản lý, cưỡng chế và biện
pháp tạm thời do tòa án chỉ định.
g. Hiệu lực của thỏa thuận khai thác chung:
Hiệu lực của các thỏa thuận khai thác chung thường được các bên quy
định rõ trong Hiệp định, bao gồm cả thời hạn hiệu lực, thủ tục và lý do đình

22

chỉ. Tuy nhiên, thời hạn ngắn hay dài lại tùy thuộc vào ý chí của các bên hữu
quan và thực tiễn của từng khu vực khai thác chung cụ thể. Ví dụ như thời hạn
có hiệu lực của thỏa thuận Hàn Quốc - Nhật Bản là 50 năm, Thái lan -
Malayxia là 50 năm, Ôxtrâylia - Inđônêsia là 40 năm, Ghinê Bitxao - Xênêgan
là 20 năm, và còn có cả các Hiệp định không đề cập đến thời gian hiệu lực
như thỏa thuận Aixơlen - Nauy, Côoét - Ảrập Sauđi
Nhiều Hiệp định cũng quy định cụ thể các trường hợp đình chỉ hiệu lực
của thỏa thuận khai thác chung. Ví dụ như Hiệp định Nhật Bản - Hàn Quốc
quy định thời hạn có hiệu lực là 50 năm nhưng nếu hai nước cùng thừa nhận
hầm mỏ trong vùng không còn giá trị khai thác thì có thể qua sự đồng ý của
hai bên để đình chỉ. Ngoài ra còn có Hiệp định lấy việc hoạch định ranh giới
làm nguyên nhân để đình chỉ hiệu lực của thỏa thuận khai thác chung như
trường hợp giữa Malayxia và Thái Lan.
Vấn đề hiệu lực của thỏa thuận khai thác chung được quy định hợp lý sẽ
có tác động tích cực, đặc biệt tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư. Thời hạn
hiệu lực rõ ràng cũng có nghĩa là sự công khai về khả năng thay đổi của luật

pháp, chính sách tài chính, thuế Các nhà đầu tư có thể trù liệu và lập kế
hoạch lâu dài cho công việc kinh doanh tại khu vực này, với ý nghĩa đó việc
quy định rõ ràng thời gian cùng nhau khai thác là hết sức quan trọng và
cần thiết.
h. Bảo vệ môi trường:
Một trong các nội dung được nhiều Hiệp định đề cập đến đó là đưa ra
những quy định về biện pháp bảo vệ môi trường, phòng chống ô nhiễm môi
trường, sự cố môi trường Để phù hợp với xu thế chung của thời đại là phát
triển bền vững, khai thác tài nguyên phải đi đôi với hoạt động bảo vệ môi
trường. Đặc biệt các hoạt động khai thác chung tài nguyên ở đây chủ yếu là

×