Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.98 KB, 70 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




ĐẶNG SỸ


Đề tài:
ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY




Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƢỚC VÀ PHÁP QUYỀN
Mã số: 6.01.05





LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Nguyễn Đăng Dung







HÀ NỘI - NĂM 2003

2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng tôi đã tự hoàn thành bản luận văn này, không có sự
trợ giúp của người khác và chỉ sử dụng những tài liệu được liệt kê trong danh
mục tài liệu tham khảo. Tất cả các đoạn trích dẫn đều được ghi chú đầy đủ.
Tôi cũng biết rằng nếu tôi vi phạm những điều đã cam đoan thì có thể sẽ
không được thi tốt nghiệp.
Đồng thời, tôi muốn nói lời cảm ơn của tôi đốivới Phó Giáo sư, Tiến sỹ
Nguyễn Đăng Dung, người đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận
văn này.

Huế, ngày 01 tháng 5 năm 2003
Người cam đoan




ĐẶNG SỸ





3
MỤC LỤC

Trang phụ ba
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục câc ký hiệu vă chữ viết tắt
PHẦN MỞ ĐẦU
Chƣơng 1: UBND CÂC CẤP TRONG CƠ CẤU BỘ MÂY HĂNH
CHNH NHĂ NƢỚC.
1.1. Tầm quan trọng của chnh quyền địa phương trong tổ chức
vă hoạt động của bộ mây Nhă nước .
1.2. Lịch sử hnh thănh vă phât triển của UBND câc cấp vă vị tr,
chức năng, quyền hạn của UBND cấp tỉnh theo Hiến phâp
1992 vă Luật tổ chức HĐND vă UBND năm 1994.
1.2.1. Lịch sử hnh thănh vă phât triển của UBND câc cấp.
1.2.2. Vị tr, chức năng, quyền hạn của UBND cấp tỉnh theo
Hiến phâp 1992 vă Luật tổ chức HĐND vă UBND năm 1994.
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG, VAI TR, TỔ CHỨC VĂ HOẠT ĐỘNG
CỦA UBND TỈNH THỪA THIÍN HUẾ .
2.1. Lịch sử hnh thănh vă phât triển của UBND tỉnh Thừa Thiín
Huế vă vai tr của n trong quản lý Nhă nước tại địa phương trong
thời kỳ hiện nay .
2.1.1. Điều kiện tự nhiín, kinh tế, xê hội, dđn cư của tỉnh
Thừa Thiín Huế .
2.1.2. Lịch sử hnh thănh vă phât triển của UBND tỉnh Thừa
Thiín Huế .
2.2. Vai tr của UBND tỉnh Thừa Thiín Huế trong quản lý nhă
nước tại đại phương trong thời kỳ hiện nay.



1
2
3
5
6

10

10

13

13
22


26

26


26

28

33

4

2.3. Thực trạng tổ chức của UBND tỉnh Thừa Thiín Huế .
2.4. Thực trạng hoạt động của UBND tỉnh Thừa Thiín Huế
2.5. Thực trạng đội ngũ cân bộ,cng chức của tỉnh Thừa Thiín Huế
Chƣơng 3: NHỮNG KIẾN NGHỊ VĂ GIẢI PHÂP ĐỔI MỚI TỔ
CHỨC VĂ HOẠT ĐỘNG CỦA UBND TỈNH THỪA THIÍN HUẾ.
3.1. Yíu cầu đổi mới tổ chức vă hoạt động của UBND tỉnh Thừa
Thiín Huế
3.2. Kiện toăn câc cơ quan chuyín mn của UBND tỉnh
3.3. Đổi mới phương thức hoạt động, chế độ lăm việc của UBND
tỉnh để nđng cao hiệu lực quản lý, cải câch thủ tục hănh chnh.
3.4. Xđy dựng đội ngũ cân bộ cng chức trong sạch, c năng lực,
chế độ thu ht nhđn tăi vă sử dụng nhđn tăi.
3.5. Tăng cường sự lênh đạo của Đảng, sự gam sât của HĐND vă
phât huy vai tr của quần chng trong việc xđy dựng chnh quyền
vững mạnh.
3.6. Một số kiến nghị đối với Trung ương.
KẾT LUẬN
DANH MỤC TĂI LIỆU THAM KHẢO




35
44
58

63

63
64


75

78


81
82
85
86





5
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT


BHXH : Bảo hiểm xã hội
CHXHCN : Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
HĐND : Hội đồng Nhân dân
KH : Kế hoạch
PTNT : Phát triển nông thôn
TBXH : Thương binh xã hội
TS : Tiến sỹ
UBHC : Ủy ban hành chính
UBMTTQ : Uy ban Mặt trận Tổ quốc
UBND : Uy ban Nhân dân

XHCN : Xã hội chủ nghĩa






























6

PHẦN MỞ ĐẦU

UBND tỉnh là một bộ phận quan trọng trong bộ máy quản lý nhà nước ở
địa phương, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với tất cả các ngành, lĩnh
vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân, quản lý mọi mặt đời sống xã hội trên
địa bàn tỉnh.
Qua mỗi lần sửa đổi Hiến pháp, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ trong từng
giai đoạn lịch sử, nhiệm vụ của cấp tỉnh đều có sự điều chỉnh và thay đổi cho
phù hợp. Từ đó vấn đề tổ chức và hoạt động của UBND tỉnh cũng có những
thay đổi theo. Sự thay đổi đó chính là quá trình tìm kiếm mô hình tổ chức và
phương thức hoạt động phù hợp với những thay đổi của quá trình phát triển kinh
tế, văn hoá, xã hội. Ở Việt Nam hiện nay, các mối quan hệ kinh tế, xã hội đã và
đang có những thay đổi lớn. Sự phát triển kinh tế đang chuyển từ nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của nhà nước. Việc đổi mới kinh tế, dân chủ hoá mọi mặt
của đời sống xã hội đang đặt ra yêu cầu bức thiết phải từng bước đổi mới tổ
chức và hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước cũng như điều chỉnh chức
năng, nhiệm vụ quyền hạn giữa các bộ phận của bộ máy này để đáp ứng được
yêu cầu của công cuộc đổi mới là “xây dựng một nền hành chính nhà nước dân
chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hóa”
1
.
Vì vậy, việc nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của UBND các cấp, phát
hiện ra những thiếu sót, hạn chế để từ đó đề xuất những biện pháp đổi mới tổ
chức và hoạt động của UBND là góp phần cải cách nền hành chính nhà nước và
công cuộc đổi mới toàn diện đất nước ta theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần
thứ 8 Ban chấp hành Trung ương (khóa VII) và Đại hội IV của Đảng nhằm “xây
dựng một nền hành chính trong sạch, có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực

và từng bước hiện đại hóa để quản lý có hiệu lực và hiệu qủa công việc của Nhà

1
[ 12, 133 ]

7
nước nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND và UBND các cấp. Đề cao
trách nhiệm và kỷ luật của HĐND và UBND trong việc chấp hành pháp luật và
các Nghị định của Quốc hội, Chính phủ và cơ quan hành chính cấp trên”.
Về vấn đề này đã có nhiều tác giả nghiên cứu và nhiều công trình khoa
học đã được công bố như: Tô Tử Hạ, Nguyễn Hữu Trị, PTS Nguyễn Hữu Đức,
Cải cách hành chính địa phương lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản chính trị
quốc gia 1998; TS ThangVăn Phúc, Cải cách hành chính Nhà nước thực trạng,
nguyên nhân và giải pháp, Nhà xuất bản chính trị quốc gia 2001; Bùi Xuân
Đức, Vấn đề tổ chức chính quyền địa phương ở nước ta, Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật 3/1991; Vũ Văn Thái, Một số quan điểm và giải pháp tiếp tục cải
cách, kiện toàn bộ máy hành chính Nhà nước, Tạp chí Quản lý Nhà nước
2/2001.Nhưng hầu hết các đề tài nghiên cứu đều ở phạm vi rộng, chưa đi sâu
vào một tỉnh, một địa phương cụ thể.
Đề tài của Luận văn này chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu vấn đề: ”Đổi
mới tổ chức và hoạt động của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế”, vì ngoài những
nguyên tắc chung thì các yếu tố như vị trí địa lý, dân cư, phong tục tập quán,
truyền thống cũng ảnh hưởng đến vấn đề tổ chức và hoạt động của UBND
mỗi tỉnh. Do vậy, yêu cầu về tổ chức và hoạt động của UBND mỗi tỉnh sẽ có
những điểm không giống nhau.
Mục đích của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề cụ thể về tổ
chức và hoạt động của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như những yếu tố ảnh
hưởng đến tổ chức và hoạt động của nó trong quản lý nhà nước tại địa phương,
từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của UBND
tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và lý luận Nhà nước và pháp luật.
Qua nghiên cứu những tài liệu đã thu thập được luận văn này sử dụng phương
pháp phân tích, tổng hợp và so sánh để rút ra những ưu, khuyết điểm, hạn chế
trong tổ chức và hoạt động của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế từ đó đưa ra những

8
ý kiến riêng.
Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu trình bày về tính cấp thiết của đề
tài; tình hình nghiên cứu đề tài; mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu; phương pháp
luận và phương pháp nghiên cứu bao gồm các phần sau:
Chƣơng 1: UBND các cấp trong cơ cấu của bộ máy hành chính. Chương
này trình bày lịch sử hình thành và phát triển của UBND các cấp; tầm quan
trọng của chính quyền địa phương và vị trí, chức năng, quyền hạn của UBND
cấp tỉnh.
Chƣơng 2: Vai trò, vị trí, thực trạng tổ chức và hoạt động của UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế . Chương này tập trung đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như đội ngũ cán bộ công chức của tỉnh.
Chƣơng 3: Kiến nghị các giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ thực tiễn tổ chức và hoạt động của UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế được đánh giá ở chương 2, các giải pháp đổi mới tổ chức và
hoạt động của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ được trình bày ở chương này.

9
CHƢƠNG 1:
UBND CÁC CẤP TRONG CƠ CẤU CỦA BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ
NƢỚC
1.1. Tầm quan trọng của chính quyền địa phương trong tổ chức và hoạt
động của bộ máy Nhà nƣớc
Điều 2 Hiến pháp 1992 quy định: ”Nhà nước CHXHCN Việt Nam là

nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực của nhà
nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai
cấp nông dân và tầng lớp trí thức”. Điều này thể hiện bản chất của nhà nước ta
“là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân”
2
. Tôn chỉ hoạt
động của nhà nước ta là: ”Nhà nước đảm bảo và không ngừng phát huy quyền
làm chủ về mọi mặt của nhân dân, nghiêm cấm mọi hành động xâm phạm lợi
ích của Tổ quốc và nhân dân, xây dựng đất nước giàu mạnh, thực hiện công
bằng xã hội, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát
triển toàn diện” (điều 3 Hiến pháp 1992).
Để đảm bảo cho nhà nước thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình,
đáp ứng được những yêu cầu của xã hội thì việc phân cấp, phân quyền trong
quản lý hành chính chiếm vị trí hết sức quan trọng. Từ khi xuất hiện Nhà nước
cho đến nay, dù là hình thức Nhà nước cát cứ hay tập quyền thì việc phân chia
lãnh thổ thành các đơn vị hành chính để Nhà nước Trung ương thực hiện quyền
quản lý, điều hành luôn tồn tại. Điều này mang tính khách quan. Bởi lẽ, “không
một Chính phủ của một Nhà nước nào chỉ thực hiện quyền lực Nhà nước của
mình ở tại một chỗ, nơi tọa ngự của các cơ quan Nhà nước Trung ương”
3
. Như
các quốc gia khác trên thế giới, nền hành chính quốc gia nước ta cũng được
phân theo thứ bậc: Chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương, bởi lẽ:
- Các cơ quan Nhà nước Trung ương không thể tự mình trực tiếp quản lý,
điều hành, xử lý tất cả mọi công việc, tình huống nảy sinh ở các địa phương.
Thông qua việc phân cấp trong quản lý, chính quyền địa phương sẽ thay mặt

2[ 12, 131 ]

3[ 12, 131-132]


10
Nhà nước Trung ương thực hiện công việc quản lý tại địa phương. Chính quyền
địa phương vừa thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn của mình do Nhà nước
Trung ương giao vừa căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương để xây dựng
những chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương, giải
quyết các vấn đề nảy sinh phù hợp với hoàn cảnh thực tế của địa phương mình.
- Thông qua chính quyền địa phương, Nhà nước Trung ương sẽ gần dân
hơn, nâng cao năng lực nắm bắt thực tiễn để có cơ sở và căn cứ hoạch định
chính sách hoặc điều chỉnh, bổ sung, bãi bỏ các chính sách không còn phù hợp
trong phạm vi toàn quốc. Và cũng thông qua chính quyền địa phương, các mệnh
lệnh, quy định của Nhà nước Trung ương sẽ được thực thi trong cuộc sống.
Hiện nay, theo Hiếp pháp 1992 thì chính quyền địa phương nước ta được
chia thành ba cấp hành chính:
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- Xã, phường, thị trấn
Các cơ quan chính quyền địa phương chịu sự quản lý, chỉ huy trực thuộc:
xã trực thuộc huyện, huyện trực thuộc tỉnh, tỉnh trực thuộc Trung ương.
(Tính đến hết tháng 12/2002 ở nước ta có 61 đơn vị hành chính cấp tỉnh, 623
đơn vị hành chính cấp huyện và 10.538 đơn vị hành chính cấp xã - Theo số liệu
của Ban tổ chức cán bộ Chính phủ).
Ở mỗi đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã đều có HĐND và
UBND. Các cấp chính quyền đều thực hiện những công việc do pháp luật quy
định, chịu sự giám sát kiểm tra của cấp trên và của Trung ương. Quản lý địa
phương là công việc đa dạng, phong phú và phức tạp, vì vậy tất yếu phải có việc
phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương trên cơ sở quán triệt nguyên
tắc: “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các
cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư


11
pháp”
4
. Có nghĩa là, không thể có quan niệm quyền lực nhà nước ở Trung ương
và quyền lực nhà nước ở địa phương mà chỉ có một bộ máy thống nhất. Trong
bộ máy đó có các cấp chính quyền Trung ương và địa phương, đó là sự phân
cấp thứ bậc cần thiết mà không phải là sự phân chia quyền lực tạo ra sự cát cứ
địa phương
Trong các cấp chính quyền địa phương, chính quyền cấp tỉnh chiếm vị
trí rất quan trọng, là cấp chính quyền sau cấp Trung ương và là cấp chính quyền
đầu tiên trong hệ thống chính quyền địa phương. UBND tỉnh là một bộ phận của
chính quyền cấp tỉnh. UBND tỉnh là cơ quan chấp hành của HĐND tỉnh và cơ
quan hành chính nhà nước tại địa phương, thực hiện hoạt động mang tính chấp
hành - điều hành để quản lý các lĩnh vực khác nhau trong địa bàn tỉnh. UBND
tỉnh là một tổ chức có cơ cấu thống nhất, nằm trong hệ thống hành chính thống
nhất có tính thứ bậc từ Trung ương đến địa phương và được thành lập theo Hiến
định.

1.2. Lịch sử hình thành, phát triển của UBND các cấp và vị trí chức
năng, quyền hạn của UBND cấp tỉnh theo Hiến pháp 1992 và Luật tổ chức
HĐND và UBND năm 1994.
1.2.1. Lịch sử hình thành, phát triển của UBND các cấp
Lịch sử hình thành và phát triển của chính quyền địa phương (HĐND và
UBND các cấp) gắn liền với cuộc cách mạng của nhân dân Việt Nam dưới sự
lãnh đạo của Đảng. Sự phát triển của chính quyền địa phương có thể chia ra
làm 4 giai đoạn: từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến trước tháng 12/1959; từ
tháng 12/1959 đến trước tháng 12/1980; từ tháng 12/1980 đến trước tháng
4/1992 và từ tháng 4/1992 đến nay.
* Giai đoạn từ sau Cách mạng thángTám 1945 đến trƣớc tháng
12/1959

Cách mạng tháng Tám thành công và sự ra đời của Nhà nước Việt Nam

4[12,131-132]

12
Dân chủ Cộng hòa đã đánh dấu một kỷ nguyên mới trong lịch sử của dân tộc ta.
Ngay sau khi chính quyền Trung ương được thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã ký Sắc lệnh số 63/SL ngày 29/11/1945 về tổ chức chính quyền nhân dân ở
các địa phương và Sắc lệnh số 77/SL ngày 21/12/1945 về tổ chức chính quyền
nhân dân ở các thị xã và thành phố. Hai Sắc lệnh này đã đặt nền móng cho sự ra
đời của hệ thống cơ quan chính quyền địa phương kiểu mới, chính quyền của
dân, do dân và vì dân.
Theo quy định của Sắc lệnh 63/SL, chính quyền địa phương được chia
thành 4 cấp: cấp kỳ, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Ở cấp xã, cấp tỉnh có HĐND
và Uy ban hành chính; ở cấp kỳ và cấp huyện chỉ thành lập Uy ban hành chính.
HĐND là cơ quan thay mặt cho dân, Uy ban hành chính là cơ quan vừa thay
mặt cho dân vừa đại diện cho Chính phủ.
Uy ban hành chính có nhiệm vụ thi hành mệnh lệnh của cấp trên và Nghị
quyết của HĐND; giải quyết các công việc trong phạm vi địa phương; triệu tập
kỳ họp của HĐND cùng cấp; kiểm soát các cơ quan chuyên môn; phát lệnh viên
ngân sách địa phương. Ngoài ra, Uy ban hành chính còn có quyền kiểm soát các
Uy ban hành chính và HĐND cấp dưới, duyệt y Nghị quyết của HĐND xã, ra
Nghị định để giữ trị an, điều khiển đội cảnh binh lo việc tuần phòng và trị an, ra
lệnh điều động quân đội đóng trong tỉnh để bảo vệ đất nước.
Vị trí, vai trò của Uy ban hành chính theo quy định của Sắc lệnh 63/SL
cho thấy sự kết hợp giữa nguyên tắc tự quản địa phương với sự kiểm soát chặt
chẽ của chính quyền Trung ương. Theo đó, Uy ban hành chính không những là
cơ quan thay mặt cho dân, mà còn là cơ quan đại diện cho Chính phủ, vì vậy Uy
ban hành chính có quyền duyệt y Nghị quyết của HĐND cấp dưới, có quyền bãi
bỏ Nghị quyết của HĐND nếu xét thấy Nghị quyết đó trái với mệnh lệnh cấp

trên.
Uy ban hành chính tỉnh gồm 3 thành viên do HĐND tỉnh bầu ra trong số
đại biểu biết đọc, biết viết của mình.
Sau cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung cho cả nước, ngày

13
09/11/1946 Quốc hội khóa I đã thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước ta. Hiến
pháp 1946 tiếp tục duy trì mô hình tổ chức chính quyền địa phương như Sắc
lệnh số 63/SL.
Trước tình hình thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta, ngày
28/12/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 3-NV/SL về việc tạm hoãn
các cuộc bầu cử vào HĐND và UBHC.
Để tiếp tục củng cố kiện toàn chính quyền địa phương trong tình hình
thời chiến, ngày 19/11/1948 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 254/SL về
tổ chức chính quyền nhân dân địa phương trong thời kỳ kháng chiến. Theo quy
định của Sắc lệnh này, chính quyền địa phương được chia thành 4 cấp: liên khu
(thay cho cấp kỳ), cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Ở cấp tỉnh và cấp xã có
HĐND và Uy ban kháng chiến hành chính; liên khu và cấp huyện có Uy ban
kháng chiến hành chính.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Uy ban kháng chiến hành chính tập trung vào
lĩnh vực thực hiện các chính sách của Chính phủ , các Sắc lệnh, mệnh lệnh chỉ
thị của cấp trên, điều hòa phối hợp và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn
bản này tại đại phương. Nhìn chung, nhiệm và quyền hạn của Uy ban kháng
chiến hành chính cũng được thay đổi phù hợp với điều kiện chiến tranh.
Uy ban kháng chiến hành chính tỉnh do HĐND tỉnh bầu ra, nơi chưa có
HĐND thì Uy ban kháng chiến hành chính tỉnh do Hội đồng quốc phòng tối cao
chỉ định theo đề nghị của Uy ban kháng chiến hành chính liên khu. Uy ban
kháng chiến hành chính tỉnh có từ 5-7 thành viên. Như vậy, số lượng thành viên
Uy ban kháng chiến hành chính tỉnh tăng so với quy định của Sắc lệnh 63/SL.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hòa bình được lập lại ở miền Bắc và

miền Bắc bắt đầu tiến hành công cuộc xây dựng CNXH. Ngày 29/4/1958 Quốc
hội khóa I đã thông qua Luật tổ chức chính quyền địa phương. Luật này quy
định chính quyền địa phương gồm 3 cấp: tỉnh, thành phố hoặc khu tự trị trực
thuộc Trung ương; huyện, thành phố hoặc châu thuộc tỉnh; xã, thị xã hoặc thị
trấn. Như vậy, so với Sắc lệnh số 63/SL ngày 29/11/1945 và Sắc lệnh số 254/SL

14
ngày 19/11/1948 thì trong tổ chức hành chính lãnh thổ của nước ta không còn
cấp kỳ (liên khu) nữa. Ở cấp tỉnh và cấp xã có HĐND và Uy ban hành chính;
cấp huyện chỉ thành lập Uy ban hành chính. Luật tổ chức chính quyền địa
phương năm 1958 không xác định Uy ban hành chính là cơ quan thay mặt cho
dân và đại diện cho Chính phủ nữa, mà là cơ quan hành chính của Nhà nước ở
địa phương, cơ quan chấp hành của HĐND cùng cấp. Uy ban hành chính không
có quyền trực tiếp bãi bỏ Nghị quyết của HĐND cấp dưới, mà chỉ có quyền
đình chỉ việc thi hành và đề nghị HĐND cùng cấp bãi bỏ.
Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công cuộc xây dựng CNXH, Uy ban
hành chính được bổ sung một số nhiệm vụ và quyền hạn mới. Ngoài ra, nhiệm
vụ và quyền hạn của UBHC được quy định cụ thể và đầy đủ hơn trên các lĩnh
vực quản lý nhà nước. Theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương
năm 1958 số lượng thành viên của Uy ban hành chính các cấp được tăng lên từ
5 đến 19 người; các cơ quan chuyên môn được tổ chức thêm. Ngoài ra, Luật còn
quy định nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách trong hoạt động của Ủy
ban hành chính cũng như việc thành lập Thường trực Ủy ban gồm Chủ tịch và
Phó Chủ tịch Uy ban hành chính.
Như vậy, trong giai đoạn này hệ thống cơ quan chính quyền địa phương
trong đó có Uy ban hành chính các cấp bắt đầu được thiết lập và từng bước
được củng cô, phát triển. Các cơ quan này đã đóng một vai trò quan trọng trong
sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc.
* Giai đoạn từ tháng 12/1959 đến trƣớc tháng 12/1980
Ngày 31/12/1959 Quốc hội khóa I thông qua Hiến pháp mới của nước

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự ra đời của Hiến pháp 1959 đánh dấu một bước
phát triển mới trong tổ chức và hoạt động của cơ quan chính quyền địa phương.
Hiến pháp 1959 quy định chính quyền địa phương gồm ba cấp: tỉnh, huyện, xã.
Khác với trước đây, HĐND chỉ được thành lập ở cấp tỉnh và cấp xã, theo Hiến
pháp 1959 ở tất cả các đơn vị hành chính lãnh thổ đều thành lập HĐND và Uy
ban hành chính. Uy ban hành chính là cơ quan chấp hành của HĐND và cơ

15
quan hành chính của Nhà nước ở địa phương.
Trên cơ sở Hiến pháp 1959, ngày 27/10/1962 Quốc hội khóa II đã thông
qua Luật tổ chức HĐND và Uy ban hành chính các cấp. Luật tổ chức HĐND và
Uy ban hành chính các cấp năm 1962 quy định cụ thể về tổ chức, quyền hạn và
hoạt động của HĐND và Uy ban hành chính ở mỗi cấp.
Luật tổ chức HĐND và Uy ban hành chính các cấp năm 1962 quy định
Uy ban hành chính tỉnh có từ 9-15 thành viên, như vậy có giảm so với trước
đây. Các thành viên của Uỷ ban hành chính không những phải chịu trách nhiệm
chung về công tác của Uy ban mà còn phải chịu trách nhiệm riêng về phần công
tác của mình. Ngoài ra, luật quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn cho UBHC tỉnh.
Đây là sự phân cấp quản lý thể hiện quan điểm từng bước mở rộng quyền hạn
cho UBHC tỉnh về quản lý kinh tê - xã hội, luật cũng quy định việc tham gia
của UBHC tỉnh vào việc quản ly các đơn vị kinh tế, đơn vị sự nghiệp của Trung
ương đóng trên địa bàn tỉnh. UBHC có quyền thành lập hoặc bãi bỏ các cơ quan
chuyên môn thuộc UBHC.
Như vậy, từ giai đoạn này cơ quan chính quyền địa phương được tổ chức
trên cơ sở Hiến định và hoạt động ổn định trong một thời gian tương đối dài.
Nguyên tắc “song trùng trực thuộc” đã được áp dụng một cách toàn diện trong
tổ chức và hoạt động của UBND các cấp. Chính quyền địa phương đã đóng một
vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh
giải phóng miền Nam.
* Giai đoạn từ tháng 12/1980 đến trƣớc tháng 4/1992

Sau đại thắng mùa xuân 1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất
nước thống nhất. Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung cho cả nước năm
1976 đã thống nhất đất nước về mặt chính trị. Ngày 18/12/1980 Quốc hội khóa
VI đã thông qua Hiến pháp của nước CHXHCN Việt Nam.
Theo Hiến pháp 1980, các đơn vị hành chính lãnh thổ được chia thành 3
cấp: tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị hành chính tương đương;
huyện (quận), thành phố và thị xã; xã (phường) và thị trấn.Các đơn vị hành

16
chính này đều thành lập HĐND và UBND. Hiến pháp 1980 đã thay đổi tên gọi
Uy ban hành chính thành Uy ban nhân dân, mặc dù vị trí pháp lý của Uy ban
nhân dân không khác so với Uy ban hành chính.
Trên cơ sở Hiến pháp 1980, ngày 30/06/1983 Quốc hội đã thông qua Luật
tổ chức HĐND và UBND, đặt nền tảng cho việc thiết lập hệ thống chính quyền
địa phương kiểu mới trên toàn bộ lãnh thổ nước ta. Luật tổ chức HĐND và
UBND năm 1983 quy định nhiều điểm mới trong tổ chức và hoạt động của Uy
ban nhân dân, ví dụ như thành viên của Uy ban nhân dân phải là thành viên của
HĐND cùng cấp. Luật không quy định cụ thể nhiệm và quyền hạn của Uy ban
nhân dân, mà quy định cho Uy ban nhân dân giữa hai nhiệm kỳ của HĐND giải
quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND cùng cấp, trừ
những vấn đề mà HĐND phải thảo luận và quyết định tại kỳ họp. Ngoài các cơ
quan chuyên môn, Uy ban nhân dân còn thành lập Thường trực Uy ban nhân
dân. Thường trực Uy ban có nhiệm vụ chuẩn bị phiên họp của Uy ban, bảo đảm
thực hiện Nghị quyết của HĐND và Quyết định của Uy ban nhân dân, giải
quyết những vấn đề thuộc quyền han của Uy ban giữa hai phiên họp.
Theo Luật 1983, Uy ban nhân dân tỉnh có từ 11-17 thành viên, tăng so
với Luật tổ chức HĐND và UBHC năm 1962.
Qua thực tế hoạt động, Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1983 bộc lộ
một số điểm hạn chế như: các kỳ họp của HĐND do UBND triệu tập do đó dẫn
đến việc hạn chế tính chủ động của HĐND trong hoạt động của mình hay như

hoạt động của thường trực Uy ban không những không đạt hiệu quả như mong
muốn mà còn làm hạn chế vai trò của Chủ tịch UBND.
Trong thời kỳ này, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác
nhau, hiệu quả quản lý Nhà nước có nhiều hạn chế, khủng hoảng kinh tế xã hội
kéo dài. Yêu cầu đặt ra là phải có những thay đổi cơ bản trong quản lý, Đại hội
Đảng VI đã đề ra chu trương đổi mới toàn diện, trong đó có cải cách bộ máy
Nhà nước. Văn kiện Đại hội Đảng VI đã chỉ rõ:”Theo phương hướng sắp xếp lại
bộ máy Nhà nước Trung ương, bộ máy UBND các địa phương cũng phải được

17
tổ chức lại tinh gọn, có đủ quyền hạn, nhiệm vụ và năng lực quản lý trên địa bàn
lãnh thổ”
5
.
Do vậy, ngày 30/06/1989 Quốc hội đã thông qua Luật tổ chức HĐND và
UBND. Đây là một bước thực hiện chủ trương đổi mới tổ chức và hoạt động
của UBND, một khâu quan trọng nhằm tăng cường sức mạnh của hệ thống
chính quyền địa phương, phát huy dân chủ XHCN. Khắc phục những hạn chế
của Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1983, luật quy định bỏ thường trực
UBND. Cũng như Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1983, Luật tổ chức
HĐND và UBND năm 1989 không liệt kê nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của
UBND, mà chỉ quy định những nhiệm vụ và quyền hạn chung, đồng thời vẫn
giữ nguyên quy định giao cho UBND, giữa hai kỳ họp của HĐND, thực hiện
những nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND, trừ những vấn đề thuộc nội dung kỳ
họp và thuộc thẩm quyền của Thường trực HĐND.
Trong giai đoạn này, tổ chức và hoạt động của UNBD các cấp có nhiều
có nhiều thay đổi. Sự thay đổi đó tạo tiền đề cho việc tiếp tục củng cố và hoàn
thiện tổ chức và hoạt động của UBND sau này.
* Giai đoạn từ tháng 4/1992 cho đến nay
Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới đất

nước. Theo tinh thần Nghị quyết đại hội Đảng VI, ngày 15/04/1992 Quốc hội
khóa VIII, kỳ họp thứ 4 đã thông qua Hiến pháp mới của nước CHXHCN Việt
nam. Hiến pháp 1992 đã tạo cơ sở pháp lý tiếp tục đổi mới và hoàn thiện các
cấp chính quyền địa phương.
Trên cơ sở Hiến pháp 1992, ngày 21/06/1994 Quốc hội đã thông qua Luật
tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ; ngày 26/06/1996 Uy ban thường vụ Quốc
hội thông qua Pháp lệnh về nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của HĐND và UBND
ở mỗi cấp. Luật và Pháp lệnh này tiếp tục kế thừa và phát triển những quy định
của Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1989 đồng thời bổ sung một số quy
định nhằm hoàn thiện một bước về tổ chức và hoạt động của các cơ quan chính

5[ 9, 120]

18
quyền địa phương. Một trong những điểm mới của Luật tổ chức HĐND và
UBND năm 1994 là việc bãi bỏ quy định tại điều 45 Luật tổ chức HĐND và
UBND năm 1989 cho phép UBND, trong thời gian giữa hai kỳ họp của HĐND,
thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND. Điều này tránh được sự
chồng chéo thẩm quyền, tránh cho HĐND những bị động, lúng túng khi gặp các
Quyết định “đã rồi” đồng thời cũng phản ánh chủ trương của Đảng là phân định
rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan chính quyền địa phương.
Bên cạnh đó, việc quy định cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn của UBND ở mỗi cấp
tạo điều kiện cho UBND các cấp thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước ở
địa phương.
Điều 47 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1994 quy định UBND cấp
tỉnh có từ 9-11 thành viên. Nghị định số 174/CP ngày 29/09/1994 quy định cơ
cấu thành viên của UBND tỉnh gồm 1 Chủ tịch, 3 Phó chủ tịch và các Uy viên.
Chủ tịch phải là đại biểu HĐND cùng cấp, các thành viên khác của UBND
không nhất thiết phải là đại biểu HĐND (điều 46 Luật tổ chức HĐND và
UBND năm 1994). Kết qủa bầu cử của UBND cấp tỉnh phải được Thủ tướng

Chính phủ phê chuẩn, đây là điểm mới so với Luật tổ chức HĐND và UBND
năm1989.
1.2.2. Vị trí, chức năng, quyền hạn của UBND cấp tỉnh theo Hiến
pháp 1992 và Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1994
Các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có một vị trí rất quan trọng
trong bộ máy Nhà nước ta, là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của bộ
máy Nhà nước. Vì vậy, xác định vị trí của UBND cấp tỉnh là một bước quan
trọng trong việc nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của cơ quan này.
Nói đến vị trí của UBND tỉnh tức là nói đến mối quan hệ của UBND tỉnh
trong hệ thống các cơ quan Nhà nước. Vị trí theo từ điển tiếng Việt có nghĩa
là:”địa vị, vai trò trong tổ chức”
6
.
Trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, UBND


6[42, 1147 ]

19
tỉnh có một vị trí quan trọng. Vị trí pháp lý của UBND tỉnh được Hiếp pháp
1992 và Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1994 xác định là cơ quan chấp
hành của HĐND cùng cấp, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (điều
123 Hiến pháp và điều 2 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1994). Như vậy,
trong quan hệ với HĐND tỉnh, UBND tỉnh là cơ quan do HĐND cùng cấp bầu
ra, về nguyên tắc nó có thể bị HĐND tỉnh bãi miễn. Với tư cách là cơ quan chấp
hành của HĐND tỉnh, UBND tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện
các Nghị quyết của HĐND trong phạm vi toàn tỉnh, chịu trách nhiệm trước
HĐND, thực hiện chế độ báo cáo trước HĐND, mọi hoạt động của UBND đều
nằm dưới sự kiểm tra, giám sát của HĐND. Với tư cách là cơ quan hành chính
nhà nước ở địa phương, xét trong mối quan hệ với toàn bộ hệ thống các cơ quan

hành chính nhà nước, UBND cấp tỉnh là cấp thứ 2 sau cấp Trung ương, chịu
trách nhiệm trước Chính phủ và cơ quan nhà nước cấp trên trong việc tổ chức,
chỉ đạo thực hiện Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh và các văn bản khác của Chính
phủ, các bộ, ngành của Trung ương tại địa phương mình. Trên phương diện
quản lý nhà nước, UBND tỉnh chịu sự đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra của Chính phủ,
các bộ, ngành ở Trung ương và đồng thời chịu trách nhiệm báo cáo công tác
trước Chính phủ và các cơ quan nhà nước cấp trên về tình hình quản lý nhà
nước trên các lĩnh vực. Thực chất hoạt động quản lý địa phương của UBND tỉnh
là những hoạt động chấp hành và điều hành.
Từ đó có thể thấy rằng, cũng như UBND các cấp, UBND tỉnh là một cơ
quan được tổ chức theo nguyên tắc “song trùng trực thuộc”. Tính song trùng thể
hiện ở chỗ UBND tỉnh do HĐND cùng cấp bầu ra, chịu trách nhiệm trước
HĐND. Mặt khác, UBND tỉnh chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước cơ
quan hành chính cấp trên trực tiếp.
Trong Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1994, nhiệm vụ và quyền hạn
của UBND được quy định từ điều 41 đến điều 45. Với tư cách là cơ quan hành
chính ở địa phương, hay nói cách khác là đại diện của Chính phủ ở địa phương,
UBND thi hành việc quản lý Nhà nước ở địa phương theo Hiến pháp, luật, pháp

20
lệnh và các văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên trong các lĩnh vực:
- Phát triển kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thương nghiệp,
văn hóa, giáo dục, y tế;
- Thu chi ngân sách địa phương;
- Tuyên truyền giáo dục pháp luật, kiểm tra việc thi hành pháp luật;
- Đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội;
- Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của các tổ chức
và công dân, bảo vệ các quyền tự do, dân chủ của công dân;
- Công tác thi hành án dân sự.
Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của HĐND và UBND ở mỗi

cấp đã cụ thể hóa các nhiệm vụ và quyền hạn của UBND tỉnh tại các điều 14
đến điều 30.
Tóm lại: UBND cấp tỉnh là cơ quan thẩm quyền chung, thực hiện quản lý
toàn diện các lĩnh vực đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh có thể hình
dung như một “Chính phủ thu nhỏ”, gắn với đơn vị hành chính - lãnh thổ cấp
tỉnh. Hoạt động quản lý của UBND tỉnh phải tuân theo những quy định của
những văn bản pháp luật của các cơ quan Nhà nước cấp trên, Nghị quyết của
HĐND tỉnh và bảo đảm việc thi hành pháp luật và các văn bản, Nghị quyết đó ở
địa phương. Hoạt động của UBND tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của
mình mang tính chất tác nghiệp cụ thể và nằm trong mối quan hệ chặt chẽ, tiếp
nối hoạt động quản lý của Chính phủ của cơ quan nhà nước cấp trên và HĐND
tỉnh, bảo đảm cho hệ thống hành chính thông suốt, có hiệu lực và hiệu quả
7
.









7[ 19, 185 ]

21
CHƢƠNG 2:
VAI TRÒ VÀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA UBND
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ


2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của UBND tỉnh Thừa Thiên
Huế và vai trò cúa nó trong quản lý Nhà nƣớc tại địa phƣơng trong thời kỳ
hiện nay.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, dân cƣ của tỉnh Thừa Thiên
Huế
Thừa Thiên Huế là một tỉnh của miền Trung Việt Nam, phía Bắc giáp
tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, phía
Tây giáp nước bạn Lào, phía Đông giáp biển Đông. Diện tích tự nhiên 5.009
km
2
, dân số 1.045.513 người, có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, thành phố
(trong đó có hai huyện miền núi, thành phố Huế là đô thị loại 2) với 150 xã,
phường, thị trấn (trong đó có 20 phường, 8 thị trấn, 122 xã).
Thừa Thiên Huế nằm ở trung độ cả nước trên trục giao thông quan trọng
xuyên Bắc - Nam, giữa hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai
trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất nước ta, là nơi giao thoa giữa
điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của hai miền Bắc - Nam, là một trong
những trung tâm du lịch lớn của cả nước và la một trong những cực phát triển
kinh tế quan trọng của vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung.
Bờ biển của tỉnh dài 120 km, có cảng Thuận An và cảng Chân Mây với
độ sâu 18 - 20m đủ điều kiện xây dựng cảng nước sâu với công suất lớn, có sân
bay Phú Bài nằm trên đường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo
tỉnh, có 81 km biên giới với Lào.
Ngoài những nét chung của đất nước, tỉnh Thừa Thiên Huế còn có những
nét đặc thù riêng của vùng đất vốn xưa kia là thủ phủ của xứ Đàng trong, kinh
đô của cả nước dưới triều Tây Sơn và triều Nguyễn, lại có đủ ba vùng: vùng
biển, đầm phá; vùng trung du, miền núi, đồng bằng và đô thị với những phong
tục, tập quán đa dạng. Cố đô Huế là một trong những trung tâm văn hoá lớn của

22

Việt Nam, hiện đang lưu giữ một kho tàng vật chất đồ sộ, có quần thể di tich cố
đô Huế, với những công trình kiến trúc cung đình và danh lam thắng cảnh nổi
tiếng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Huế còn có hàng
trăm chùa chiền với kiến trúc dân tộc độc đáo và một kho tàng văn hoá phi vật
thể đồ sộ với các loại hình lễ hội tôn giáo, lễ hội dân gian, lễ hội cung đình.
Thành phố Huế ngoài ưu thế về du lịch văn hoá, còn là trung tâm Đại học
và y tế lớn thứ 3 trong cả nước.
Về dân tộc: Tỉnh có 5 dân tộc thiểu số chính (Tà ôi, Pahy, Pacô, Ka tu,
Vân kiều) với số dân là 3,8 vạn người.
Về tôn giáo: Tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm tôn
giáo lớn của cả nước tập trung nhiều tôn giáo: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin
lành với tất cả khoảng 262.665 tín đồ.
Thu ngân sách nhà nước năm 2002 là 502,8 tỷ đồng (KH 393,6 tỷ đồng).
Tổng chi ngân sách địa phương là 1002,5 tỷ đồng (KH 660,8 tỷ)
8
.
Tóm lại: Ngoài những ưu thế về điều kiện tự nhiên, du lịch, văn hóa , y
tế như đã trình bày, Thừa Thiên Huế còn có những hạn chế như: khí hậu thời
tiết khá khắc nghiệt, bão lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên; cơ sở hạ tầng thiếu,
yếu kém và xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt ở khu vực miền núi và miền biển;
địa hình phức tạp và bị chia cắt mạnh; dân số tăng nhanh, nhất là ở vùng nông
thôn, miền núi và ngư dân ven biển, lao động chưa có việc làm ở các đô thị còn
nhiều; trình độ dân trí và thu nhập của các tầng lớp dân cư chênh lệch lớn. Tất
cả những yếu tố này cần phải được đánh giá đúng mức trong quá trình tìm kiếm
các giải pháp đổi mới tổ chức và chỉ đạo, điều hành hoạt động của UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế.

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của UBND tỉnh Thừa Thiên
Huế
Lịch sử hình thành và phát triển của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế gắn

liền với quá trình cách mạng ở miền Nam Việt Nam. UBND tỉnh Thừa Thiên

8[ 2, 1 ]

23
Huế đã đóng góp một phần không nhỏ vào cuộc đấu tranh giải phóng miền
Nam, thống nhất Tổ quốc.
Cách mạng tháng Tám thành công đã kết thúc chế độ thuộc địa của thực
dân Pháp, chế độ phong kiến đã tự tuyên bố cáo chung. Nhân dân ta đã giành
được độc lập và kiến tạo một nền dân chủ mới. Chính quyền cách mạng tỉnh
Thừa Thiên Huế, trong đó lịch sử phát triển của HĐND và UBND tỉnh đã trải
qua một quá trình lâu dài với đặc trưng nổi bật xuyên suốt mọi thời kỳ là chính
quyền:”của dân, do dân và vì dân”.
* Thời kỳ thứ nhất (thời kỳ tiền khởi nghĩa)
Ngày 20.8.1945 Thường vụ Việt Minh tỉnh được sự đồng ý của Trung
ương đã thành lập Ủy ban khởi nghĩa tỉnh Thừa Thiên Huế gồm 9 người (gồm 1
Chủ tịch, 1 Phó chủ tịch và các uỷ viên). Trong thời gian này, Uỷ ban khởi
nghĩa sắp xếp kế hoạch, huy động quần chúng ở các huyện tập trung về Huế
cùng quần chúng của các phường thuộc thành phố tham gia mít tinh, tuần hành
trong ngày 23 tháng 8, vận động binh lính trong hàng ngũ địch đầu hàng làm tê
liệt bộ máy chính quyền bù nhìn, buộc Bảo Đại thoái vị.
Đây là giai đoạn chưa hình thành chính quyền cách mạng (chưa có tổ
chức chính quyền), nhưng đây là một giai đọan cách mạng quan trọng trong lịch
sử của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, vì vậy có thể coi Uy ban
khởi nghĩa là tiền thân của chính quyền cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế sau
này.
* Thời kỳ thứ hai từ 23/08/1945 đến 26/03/1975 ( Thời kỳ đấu tranh
giành độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc và bảo vệ chính quyền cách mạng).
- Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Thừa Thiên Huế
Chiều ngày 23.8.1945 tại cuộc mít tinh ở Sân vận động Huế, Uỷ ban

nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Thừa Thiên Huế chính thức ra mắt đồng bào,
với thành phần gồm 1 Chủ tịch, 1 Phó chủ tịch và các Ủy viên: nội vụ, quốc
phòng, giáo dục, cứu tế xã hội, thanh niên, tài chính, kinh tế. Các đơn vị hành
chính được sắp xếp lại, bãi bỏ cấp tổng, sát nhập 500 thôn thành 98 xã.

24
Chính quyền cách mạng lâm thời đã khẩn trương tiến hành các biện
pháp cấp bách để ổn định đời sống nhân dân, xây dựng và củng cố chính
quyền, mở rộng khối đoàn kết toàn dân, xây dựng và phát triển các đoàn thể
quần chúng.
- HĐND và UBHC tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thực hiện sắc lệnh số 63/SL ngày 22.11.1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh
ký về việc tổ chức HĐND và UBHC các cấp, giữa tháng 3 năm 1946 tỉnh Thừa
Thiên Huế đã tiến hành bầu cử HĐND các cấp và đã bầu ra được 30 đại biểu.
Cuối tháng 3 năm 1946, HĐND tỉnh họp phiên đầu tiên tại Duyệt Thị Đường
trong Đại Nội và bầu ra UBHC tỉnh Thừa Thiên Huế với các thành phần như
sau: 1 Chủ tịch, 1 Phó chủ tịch, Ủy viên thư ký và các Ủy viên: nội vụ, quốc
phòng, giáo dục, cứu tế xã hội, thanh niên, tài chính, kinh tế. UBHC tỉnh có các
cơ quan chuyên môn giúp việc và thực hiện quản lý hành chính trên các lĩnh
vực ở địa phương.
Ngày 23/09/1945, thực dân Pháp chiếm Sài Gòn, âm mưu xâm lược trở
lại Việt Nam. Theo Hiệp định Sơ bộ ngày 06/03/1946, Huế là điểm tiếp nhận
quân Pháp thay thế quân đội Tưởng dưới danh nghĩa “quân tiếp phòng”. Cuối
tháng 3 năm 1946, thực dân Pháp đến Huế và gây ra những vụ khiêu khích
nghiêm trọng. Cuối tháng 11 năm 1946, theo chỉ đạo chung của Trung ương, Ủy
ban kháng chiến được thành lập với thành phần gồm 1 Chủ tịch, 1 Phó chủ tịch,
1 Ủy viên và các đại diện đoàn thể.
- Ủy ban kháng chiến hành chính
Ngày 28/07/1947 Hội nghị hành chính toàn khu quyết định thống nhất
UBHC và Uy ban kháng chiến thành Uỷ ban kháng chiến hành chính.

Ngày 01/10/1947 Chính phủ ban hành sắc lệnh số 91/SL về việc thành
lập Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh, huyện, xã. Để tiếp tục củng cô, kiện
toàn chính quyền địa phương trong tình hình thời chiến, ngày 19.11.1948 Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh 254/SL về tổ chức chính quyền nhân dân trong
thời kỳ kháng chiến. Theo quy định của sắc lệnh này, ở cấp tỉnh có HĐND và

25
Uy ban kháng chiến hành chính. Thực hiện sắc lệnh này, Uỷ ban kháng chiến
hành chính tỉnh đã được thành lập với thành phần gồm 1 Chủ tịch, 1 Phó Chủ
tịch, 1 Ủy viên quân sự, Tỉnh đội trưởng dân quân, 2 uỷ viên dân chính.
Nhiệm vụ của Ủy ban kháng chiến hành chính tập trung vào việc thực
hiện các chính sách của Chính phủ, các sắc lệnh, mệnh lệnh, chỉ thị của cấp
trên, kiểm tra việc thực hiện các chính sách trên địa bàn tỉnh, thực hiện kế hoạch
kháng chiến của cấp trên.
- Mặt trận giải phóng Thừa Thiên Huế (từ tháng 5/1954 - tháng
4/1975).
Thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, chính quyền cách mạng tỉnh Thừa Thiên
Huế tạm thời rút khỏi địa bàn, đến năm 1960 tái lập và hoạt động bí mật cho
đến ngày giải phóng Thừa Thiên Huế (26/03/1975) dưới hình thức và tên gọi
mới: Mặt trận giải phóng Thừa Thiên Huế với nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân đấu
tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
* Thời kỳ thứ 3 từ tháng 3/1975 đến nay ( Thời kỳ xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt nam XHCN).
- Uỷ ban quân quản tỉnh Thừa Thiên
Sau khi giành được tỉnh Thừa Thiên Huế từ tay chính quyền ngụy
quyền, ngày 26/03/1975, Uỷ ban quân quản tỉnh được thành lập với thành phần
gồm 1 Chủ tịch, 2 Phó chủ tịch. Bộ máy chính quyền được thành lập từ tỉnh
xuống xã, thôn khá hoàn chỉnh gồm 102 xã, 589 thôn, Ủy ban quân quản có
nhiệm vụ quản lý xã hội, khắc phục hậu quả chiến tranh.
- Uỷ ban nhân dân cách mạng Thừa Thiên Huế

Tháng 7 năm 1975 Uỷ ban nhân dân cách mạng Thừa Thiên Huế được
thành lập với thành phần gồm 1 Chủ tịch, 1 Phó chủ tịch, 1 Ủy viên thư ký và 2
Ủy viên khác. Nhiệm vụ của UBND cách mạng là quản lý mọi mặt đời sống xã
hội, đảm bảo an toàn chính trị và trật tự an toàn xã hội.
- HĐND và UBND tỉnh Bình Trị Thiên.
Ngày 27/12/1975 Quốc hội nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa ban hành

×