Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

LUẬN VĂN: Đổi mới tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân cấp huyện ở nước ta hiện nay ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (609.21 KB, 78 trang )










LUẬN VĂN:

Đổi mới tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân
dân cấp huyện ở nước ta hiện nay

















1. Tính cấp thiết của đề tài


Một trong những vấn đề quan trọng hiện nay là đổi mới tổ chức và hoạt động của
bộ máy nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động trước yêu cầu xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước
ta. Trong những năm qua, Đảng và nhà nước đã có nhiều đường lối, chủ trương, chính
sách, pháp luật trong lĩnh vực cải cách bộ máy nhà nước, cải cách hành chính, cải cách tư
pháp và có những hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, thực tiễn tổ chức và hoạt động của các cơ
quan trong bộ máy nhà nước mới chỉ tập trung vào các cơ quan lập pháp và tư pháp, mà
chưa có sự quan tâm tương xứng tới các cơ quan hành chính nhà nước nhà nước ở địa
phương. Hoạt động của hệ thống các cơ quan chính quyền địa phương, đặc biệt là hoạt
động hàng ngày của ủy ban nhân dân (UBND) các cấp luôn gắn liền với công dân, trực
tiếp đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân cũng như ảnh hưởng đến vấn đề
dân chủ trong đời sống nhân dân, và qua đó thể hiện niềm tin của nhân dân với nhà nước.
Tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo bức xúc, kéo dài, phức tạp, nhiều bất cập trong quản lý
nhà nước về đất đai, xây dựng, chính sách xã hội, thủ tục hành chính đang minh chứng
sự kém hiệu lực, hiệu quả của chính quyền địa phương. Tổ chức và hoạt động của chính
quyền địa phương còn nhiều bất cập cả trong việc thực thi đường lối chính sách pháp luật
thống nhất trong toàn quốc cũng như phát huy sức mạnh, tự chủ của địa phương. Vì vậy,
cần phải "Phân công, phân cấp, nâng cao tính chủ động của chính quyền địa phương, kết
hợp chặt chẽ quản lý ngành và quản lý lãnh thổ, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân
chủ" [22, tr. 133]. Từ thực trạng đó, việc nghiên cứu tổ chức và hoạt động của các cơ
quan trong bộ máy nhà nước, trong đó có hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước ở
địa phương, để đưa ra những giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động là
vấn đề cấp thiết trong điều kiện cải cách hành chính nhà nước hiện nay. Vì vậy, với phạm
vi nhất định, việc nghiên cứu đề tài: "Đổi mới tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân
dân cấp huyện ở nước ta hiện nay" có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương nói chung
và UBND cấp huyện nói riêng đã được nhiều công trình khoa học nghiên cứu đề cập. Các




công trình như: "Đổi mới tổ chức bộ máy hành chính đô thị trong cải cách nền hành
chính quốc gia ở nước ta hiện nay" của TS. Đỗ Xuân Đông; "Nâng cao ý thức pháp luật
của đội ngũ cán bộ quản lý hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay" của TS. Lê Đình
Khiên; "Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" của PGS.TS Nguyễn Phú Trọng và
PGS.TS Trần Xuân Sầm; "Cẩm nang thông tin kỹ năng và nghiệp vụ hoạt động của đại
biểu Hội đồng nhân dân và thành viên ủy ban nhân dân các cấp" của TS. Trịnh Đức
Thảo (chủ biên); "Cải cách tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương đáp ứng
các yêu cầu của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân" của
PGS.TS Lê Minh Thông Các công trình nghiên cứu nêu trên đều đề cập đến những khía
cạnh, phạm vi khác nhau liên quan đến tổ chức và hoạt động của UBND cấp huyện. Do
vậy, việc nghiên cứu đồng thời những vấn đề liên quan đến đổi mới tổ chức và hoạt động
của UBND cấp huyện trong bối cảnh đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới cơ chế quản
lý nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của
Đảng và trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện
nay là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cho việc có những phương hướng, giải pháp
hữu hiệu để nâng cao vai trò của chính quyền địa phương hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Luận văn có mục đích phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn tổ chức và hoạt
động của UBND cấp huyện trong điều kiện cải cách hành chính nhà nước hiện nay nhằm
góp phần tìm ra những giải pháp cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước nói
chung và của UBND cấp huyện nói riêng.
Với mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ sau:
- Làm rõ quan niệm, vai trò, đặc điểm tổ chức và hoạt động của UBND cấp
huyện.
- Phân tích những yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của UBND cấp huyện.
- Đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của UBND cấp huyện.




- Nêu và phân tích một số giải pháp quan trọng nhằm đổi mới tổ chức và hoạt
động của UBND cấp huyện.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đổi mới tổ chức và hoạt động của UBND có thể đề cập ở nhiều góc độ khác
nhau, tuy nhiên, luận văn chỉ đề cập vào một số nội dung cơ bản về tổ chức và hoạt động
của UBND cấp huyện, thực trạng tổ chức và hoạt động của UBND cấp huyện.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng về tổ chức và hoạt động của bộ máy
nhà nước. Trong quá trình thực hiện đề tài, luận văn tham khảo những kết quả nghiên cứu
của những công trình khoa học đã có. Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng
kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: phương pháp phân tích,
tổng hợp, lịch sử, so sánh, tổng kết thực tiễn.
6. Những điểm mới của luận văn
Nghiên cứu đổi mới tổ chức và hoạt động của UBND cấp huyện là một vấn đề
còn nhiều phức tạp đòi hỏi phải đặt trong tổng thể nhiều vấn đề, yêu cầu thực tiễn. Trong
phạm vi nghiên cứu nhất định, luận văn góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận có
liên quan đến tổ chức và hoạt động của UBND cấp huyện được nhìn nhận ở góc độ hiệu
lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước trước những đòi hỏi về cải cách hành chính,
xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.
Trên cơ sở phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của UBND cấp huyện, luận
văn nêu một số quan điểm và giải pháp có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cho việc đổi mới
tổ chức và hoạt động của UBND ở nước ta hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn gồm 3 chương, 8 tiết.





Chương 1
CƠ Sở Lý Luận Về Tổ Chức Và Hoạt Động
Của ủy ban nhân dân Cấp Huyện
TRONG Điều Kiện Cải Cách Hành Chính Nhà Nước

1.1. Vị trí, đặc điểm của ủy ban nhân dân cấp huyện trong hệ thống chính
quyền địa phương
1.1.1. Khái niệm
Nghiên cứu thực tế tổ chức chính quyền địa phương của các nước trên thế giới và
trong lịch sử nước ta cho thấy, các nước đều phân chia quốc gia theo các đơn vị hành
chính lãnh thổ để từ đó xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương. V.I. Lênin đã
chỉ rõ: đặc trưng đầu tiên của nhà nước là việc phân chia công dân của quốc gia theo đơn
vị lãnh thổ. Việc phân chia đó còn phụ thuộc vào hình thức cấu trúc nhà nước, các yếu tố
cộng đồng dân cư, địa lý, văn hóa, kinh tế [37, tr. 47] Về bản chất, việc phân chia các
đơn vị hành chính không chỉ mang ý nghĩa hành chính-quản lý, mà còn để thực hiện quản
lý nhà nước một cách thống nhất trên toàn lãnh thổ quốc gia.
Với cấu trúc nhà nước đơn nhất ở nước ta hiện nay, chính quyền địa phương
được chia thành ba cấp theo đơn vị hành chính lãnh thổ và các cấp đó được chia thành hai
loại: nông thôn và đô thị, đó là:
- Chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là chính
quyền cấp tỉnh);
- Chính quyền cấp huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, quận và thị xã (gọi chung là
chính quyền cấp huyện);
- Chính quyền xã, phường, thị trấn (gọi chung là chính quyền cấp xã).
Việc phân chia như vậy là cơ sở cho việc tổ chức và hoạt động của các cấp chính
quyền địa phương, thực hiện quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đời sống xã hội ở mỗi
cấp (quản lý ngành, lĩnh vực và theo đơn vị hành chính- lãnh thổ), có ý nghĩa cho việc




thực hiện các quyền công dân cả về vật chất và tinh thần (quyền bầu cử, ứng cử, tham
xây dựng và quản lý nhà nước, quyền kinh doanh ) và khai thác tốt những lợi thế của
mỗi cấp chính quyền địa phương theo những đặc điểm vốn có.
Theo qui định của Hiến pháp và pháp luật hiện hành, có thể xác định chính quyền
địa phương tại mỗi cấp hành chính lãnh thổ bao gồm: Hội đồng nhân dân (HĐND) và
UBND. Việc phân cấp giữa các cơ quan chính quyền địa phương phải đảm bảo sự phù
hợp với nhiệm vụ, khả năng của từng cấp, bảo đảm sự bình đẳng của các cấp địa phương
và đảm bảo sự liên kết giữa các cấp chính quyền địa phương. Vì vậy, có thể nói rằng:
UBND cấp huyện là trung gian quan trọng cho sự liên kết đó, có những nhiệm vụ, quyền
hạn theo qui định của pháp luật trong việc thực hiện quản lý nhà nước ở địa phương
(UBND cấp huyện là một cơ quan chính quyền trung gian giữa cấp tỉnh và cấp xã) và tùy
từng điều kiện lịch sử nhất định, tên gọi của UBND cấp huyện cũng có sự khác nhau
(UBND, ủy ban hành chính (UBHC) cấp huyện).
Từ những qui định của Hiến pháp và pháp luật, có thể xác định: UBND cấp
huyện là cơ quan do HĐND cấp huyện bầu ra, cơ quan chấp hành của HĐND cấp huyện,
cơ quan hành chính nhà nước ở cấp huyện, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật,
các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cấp huyện.
Với cách hiểu trên cho thấy, UBND cấp huyện vừa là cơ quan chấp hành và hành
chính, vừa là cơ quan nhà nước cấp huyện. Điều đó phản ánh mối quan hệ giữa tính đại
diện và thực thi quyền lực nhà nước; giữa quyền uy và phục tùng trong quản lý hành
chính nhà nước. Đồng thời, cũng chỉ ra mối quan hệ giữa UBND cấp huyện với các cơ
quan khác là: UBND cấp tỉnh, HĐND cấp huyện, các cơ quan chuyên môn của UBND
cấp tỉnh, HĐND và UBND cấp xã và những mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức khác
trong hệ thống chính trị trên địa bàn huyện.
1.1.2. Đặc điểm tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân cấp huyện
Xét từ bản chất tổ chức và hoạt động là một cơ cấu trong hệ thống các cơ quan
của chính quyền địa phương, UBND cấp huyện có những đặc điểm cơ bản sau:
- Tính tự chủ trong việc thực hiện quyền lực nhà nước




Trong thực tế, các cơ quan nhà nước thường có xu hướng ôm đồm nhiều việc còn
người dân thì muốn trông chờ nhiều vào nhà nước. ở nước ta, việc phân chia các cấp
chính quyền địa phương như hiện nay được xác định theo cơ chế tổ chức quyền lực cho
các đơn vị hành chính lãnh thổ, theo đó bộ máy nhà nước được cấu tạo là bộ máy nhà
nước ở trung ương và bộ máy nhà nước ở địa phương, và việc tổ chức và hoạt động của
bộ máy nhà nước trong toàn hệ thống phải đảm bảo tính liên thông của quyền lực nhà
nước từ trung ương xuống địa phương, thể hiện cơ chế quyền lực vừa độc lập, vừa phụ
thuộc, đảm bảo tính liên hệ và kiểm soát lẫn nhau. Vì vậy, trong quan hệ quyền lực theo
chiều ngang đã có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực
hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp thì trong quan hệ theo chiều dọc theo các
đơn vị hành chính lãnh thổ thì quyền lực nhà nước được xác định theo sự phân cấp, phân
quyền giữa trung ương và địa phương và giữa các cấp trong hệ thống chính quyền địa
phương nhằm đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước. Nói cách khác, việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước ở mỗi
đơn vị lãnh thổ phải phù hợp với tính hệ thống của bộ máy nhà nước và tính độc lập, tự
chủ của mỗi cấp chính quyền. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, UBND cấp huyện vừa thực
hiện quyền lực nhà nước thống nhất, vừa là cơ chế để thực hiện quyền tự chủ của cộng
đồng dân cư trên địa bàn huyện. Điều này có nghĩa là UBND cấp huyện phải thực thi
thống nhất quyền lực nhà nước tại địa bàn huyện theo đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, hoạt động của UBND cấp huyện còn là
thực hiện ý chí, nguyện vọng của cộng đồng dân cư phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh
tế - xã hội và mức độ thực hành dân chủ của người dân trên địa bàn huyện và chịu sự
giám sát của nhân dân. Kết hợp hai yêu cầu trên, UBND cấp huyện phải được phân công
và ủy quyền theo những phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn nhất định để có thể tự chủ trong
việc giải quyết các công việc hàng ngày của địa phương. Từ những đề cập trên, nhiều tác
giả cho rằng tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương vừa mang tính chất quyền
lực nhà nước, vừa mang tính tự quản và sự tương quan giữa hai tính chất này phụ thuộc
vào mỗi cấp chính quyền, mang tính lịch sử và không đồng nhất. Điều này có thể thấy rõ

nhất là chính quyền cấp huyện. Việc tự chủ của UBND cấp huyện được thông qua việc
quyết định, tổ chức và hoạt động thực tiễn hàng ngày của địa phương đối với những vấn



đề của riêng địa phương, bằng các nguồn lực của địa phương. Do đó, có thể nói về bản
chất, UBND cấp huyện là cấp cơ quan quan trọng trong việc đại diện cho quyền lực nhà
nước thống nhất, đại diện cho lợi ích quốc gia song cũng đại diện cho ý chí của nhân dân
địa phương, hoạt động vì nhân dân địa phương.
- Tính chất phụ thuộc trong tổ chức quyền lực nhà nước
Hoạt động của UBND cấp huyện là hoạt động chấp hành - hoạt động của cơ
quan hành chính nhà nước ở địa phương và là một bộ phận trong guồng máy hành chính
nhà nước thống nhất do Chính phủ chỉ đạo, điều hành. Với vị trí này, UBND cấp huyện
chịu sự lãnh đạo của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên trong phạm vi và mức độ
được phân cấp theo qui định của pháp luật. Đồng thời, sự phân cấp như vậy cũng là cơ
sở để UBND cấp huyện thực hiện sự tự chủ của mình trong tổ chức và hoạt động quản
lý nhà nước trên địa bàn.
- Việc xác lập chức năng, thẩm quyền của UBND cấp huyện dựa trên đặc thù,
điều kiện của địa phương
Thực tế tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cho thấy vấn đề có
tính quan trọng là xác định và thực hiện các chức năng, thẩm quyền của chính quyền địa
phương nói chung và mỗi cấp chính quyền địa phương nói riêng dựa trên bản chất của
chế độ nhà nước, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. Là một cấp quản lý trong hệ
thống chính quyền địa phương, UBND cấp huyện, trong tổ chức và hoạt động của mình,
thực hiện chức năng đại diện; tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu, nguyện vọng của
người dân địa phương; quyết định và tổ chức thực hiện các công việc của địa phương,
phục vụ lợi ích cộng đồng theo phạm vi, mức độ tự chủ của địa phương; bảo vệ những
quyền, lợi ích chính đáng của người dân theo những qui định của pháp luật. Chính vì vậy,
trong chừng mực nhất định, theo ý kiến của nhiều tác giả, UBND cấp huyện được gọi là
cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương chứ không phải là cơ quan hành chính nhà

nước của địa phương; là một pháp nhân công quyền, hoạt động theo nguyên tắc quyền
uy, phục tùng, đảm bảo cho quyền lực nhà nước được thực thi thống nhất từ trung ương
đến địa phương và giải quyết các công việc, đề nghị của người dân địa phương theo qui
định của pháp luật.



Các chức năng của UBND cấp huyện:
+ Chức năng chấp hành và điều hành: Như trên đã nói, UBND cấp huyện là cấp
trung gian trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, vì vậy, UBND
cấp huyện vừa có nhiệm vụ chấp hành các đường lối, quyết định của các cơ quan nhà
nước cấp trên, vừa thực hiện chức năng điều hành các hoạt động quản lý nhà nước đối
với các cơ quan chuyên môn, chính quyền cấp xã. Điều này cũng có nghĩa là, UBND cấp
huyện vừa phụ thuộc vừa tự chủ theo nguyên tắc cấp dưới phục tùng cấp trên, cấp trên
lãnh đạo, chỉ đạo cấp dưới. Hoạt động chấp hành của chính quyền địa phương không tách
rời với hoạt động điều hành trong quản lý nhà nước và mục đích của nó là giải quyết hiệu
quả các vấn đề của địa phương trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, vừa thể hiện
sự can thiệp của quyền lực nhà nước vừa thể hiện sự cộng tác, phối hợp với nhân dân.
Tuy nhiên, hoạt động chấp hành và điều hành của UBND cấp huyện phải được thể hiện
thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật trong quản lý điều hành hàng ngày của
mình và các cơ quan chuyên môn. Để thực hiện tốt chức năng quản lý và điều hành,
UBND cấp huyện còn phải thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật,
các chủ trương, qui định của địa phương theo những trình tự, thủ tục nhất định. Theo qui
định của Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), UBND cấp huyện chỉ đạo, kiểm
tra, tổ chức thực hiện các chủ trương, quyết định của HĐND
và các cơ quan cấp trên liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nước trên địa bàn huyện.
+ Chức năng hỗ trợ cộng đồng: Về bản chất của nhà nước ta, vấn đề quản lý và
điều hành trong quản lý nhà nước nhằm mục tiêu 'vì dân phục vụ', vì vậy, hoạt động của
UBND cấp huyện và các cơ quan chuyên môn trực thuộc, phải có sự hỗ trợ đối với công
dân trong việc thực hiện các trình tự, thủ tục liên quan đến quản lý nhà nước như hỗ trợ

pháp lý, thông tin (đòi hỏi UBND cấp huyện phải thông tin cho công dân và hướng dẫn
các thủ tục cần thiết khi tiến hành các thủ tục hành chính tại UBND cấp huyện), hỗ trợ
thông qua các công cụ điều tiết trong quản lý nhà nước (như hỗ trợ vốn, hướng dẫn áp
dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh)…



1.2. Khái lược về tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân cấp huyện
Dưới thời kỳ phong kiến ở nước ta, xét về bản chất, hoạt động hành chính, tổ
chức hành chính địa phương được chia thành chính quyền cấp xã, chính quyền cấp
huyện, chính quyền cấp tỉnh. Tuy nhiên, chính quyền cấp huyện lúc đó chưa có sự rõ nét,
bởi vì thời kỳ này, dưới chính quyền cấp tỉnh là các phủ (bao gồm một số huyện) nhưng
về quản lý hành chính, thực thi quyền lực nhà nước ở địa phương được tập trung vào các
cơ quan hành chính của huyện - các quan tri huyện. Quan tri huyện là những người được
triều đình phong kiến lựa chọn qua các khoa thi, đỗ đạt cao được bổ dụng làm quan. Hoạt
động của chính quyền cấp huyện có thể nói là được thể hiện chủ yếu thông qua các quan
tri huyện. Quan tri huyện thực hiện các công việc quản lý hành chính, thực hiện công
việc xét xử các vụ kiện thuộc địa hạt mình phụ trách. Để đảm bảo hoạt động của chính
quyền, ngoài quan tri huyện còn có các viên huấn đạo, thầy đề, ông thông, ông thừa, lục
sự được phân công đảm nhận các công việc trong hoạt động của chính quyền.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, với sự ra đời của Nhà nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa, việc tổ chức xây dựng và củng cố chính quyền là nhiệm vụ trọng tâm của
Cách mạng Việt Nam. Vị trí, vai trò của UBND nói chung, UBND cấp huyện nói riêng
được khẳng định từng bước trong quá trình xây dựng bộ máy nhà nước ta.
Ngay sau khi tuyên bố thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 63 ngày 22/11/1945 qui định về tổ chức
HĐND và UBHC. Theo Sắc lệnh số 63, UBHC (nay là UBND) do HĐND bầu ra để thực
hiện việc quản lý các công việc hành chính ở địa phương. Cùng với Sắc lệnh số 63 ngày
22/11/1945 về tổ chức, quyền hạn, cách thức làm việc của HĐND và UBHC các cấp (xã,
huyện, tỉnh, kỳ), Chủ tịch Hồ Chí Minh còn ban hành Sắc lệnh số 77 ngày 21/12/1945 về

việc thành lập thành phố trực thuộc Chính phủ trung ương, hoặc kỳ, thị xã thuộc kỳ hoặc
tỉnh. Hai Sắc lệnh trên là cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của chính quyền
địa phương trong thời kỳ xây dựng và củng cố chính quyền.
Theo Sắc lệnh số 63, chính quyền địa phương ở nước ta gồm HĐND và UBHC
(nay là UBND). HĐND là cơ quan đại diện cho nhân dân, được nhân dân trực tiếp bầu ra
theo lối phổ thông đầu phiếu. UBHC do HĐND bầu ra để thực hiện việc quản lý các công



việc hành chính ở địa phương. Tuy nhiên, trong thời kỳ này, ở cấp huyện và kỳ chỉ có
UBHC mà không có HĐND. Theo qui định tại Điều 22, Sắc lệnh số 63, UBHC là cơ
quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn huyện, có 03 ủy viên chính thức
(Chủ tịch, Phó chủ tịch, Thư ký) và 02 ủy viên dự khuyết. UBHC huyện do đại biểu
HĐND các xã trong huyện bầu ra. Khi có 1/3 tổng số đại biểu HĐND các xã yêu cầu bỏ
phiếu tín nhiệm UBHC huyện thì phải tổ chức bỏ phiếu; nếu quá nửa số đại biểu HĐND
các xã không tín nhiệm thì các ủy viên UBHC phải từ chức.Cũng theo Sắc lệnh số 63,
UBHC huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Thi hành và kiểm soát sự thi hành mệnh lệnh của cấp trên; kiểm soát hoạt động
của Hội đồng nhân dân xã và UBHC xã;
- Thủ tiêu những quyết định của HĐND xã trái với các chỉ thị của cấp trên hay
trái với quyền lợi của nhân dân trong xã;
- Duyệt y hoặc đệ lên UBHC tỉnh duyệt y các quyết nghị của HĐND xã;
- Kiểm soát các cơ quan chuyên môn về cách thừa hành chức vụ;
- Giải quyết các công việc khác trong phạm vi huyện;
- Điều khiển đội cảnh binh đặt ở huyện để lo việc tuần phòng và trị an.
Việc phân công công việc và nhiệm vụ, quyền hạn của các ủy viên UBHC huyện
tùy thuộc vào năng lực, trình độ của ủy viên.
Cùng với quá trình xây dựng và củng cố chính quyền, vị trí của UBND với tư
cách là cơ quan thực hiện quản lý hành chính ở địa phương tiếp tục được khẳng định và
có những bước phát triển cơ bản qua các Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và 1992.

1.2.1. Tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân cấp huyện theo Hiến pháp
1946
Hiến pháp 1946 qui định về việc thành lập HĐND và UBHC ở các đơn vị hành
chính trong cả nước; chế độ bầu cử HĐND, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, việc bãi
miễn đại biểu HĐND và quan hệ của HĐND và UBHC cùng cấp, đặc biệt là chế độ chịu
trách nhiệm của UBHC.



Theo Hiến pháp 1946, về phương diện hành chính, nước ta được chia thành ba
bộ: Bắc, Trung, Nam. Mỗi bộ được chia thành các tỉnh; mỗi tỉnh được chia thành các
huyện; mỗi huyện được chia thành các xã (Điều 57). Tuy nhiên, phù hợp với điều kiện
lịch sử lúc đó và có sự kế thừa lịch sử, Hiến pháp 1946 qui định: ở tỉnh, thành phố, thị xã
và xã có HĐND và UBHC; ở bộ và huyện chỉ có UBHC (Điều 58). Như vậy, có thể thấy
rằng, thời kỳ này, UBND các cấp (được gọi là UBHC) được thành lập ở tất cả các bộ,
tỉnh, thành phố, thị xã, xã, nhưng ở bộ và huyện không có HĐND. Điều này cho thấy tính
đặc thù trong tổ chức và hoạt động của UBND cấp huyện, đó là cùng là cấp huyện nhưng
đối với thị xã thì có HĐND, còn ở huyện thì không có HĐND mà chỉ có UBHC. Hay nói
cách khác, việc thành lập HĐND tùy thuộc vào điều kiện, yêu cầu quản lý đối với từng
cấp.
Theo Hiến pháp 1946, HĐND tỉnh, thành phố, thị xã, xã do nhân trực tiếp bầu ra
theo lối phổ thông đầu phiếu. ở cấp có HĐND thì UBHC do HĐND cử ra. Còn đối với
cấp không có HĐND thì UBHC bộ do HĐND các tỉnh, thành phố bầu ra; UBHC huyện
do HĐND các xã bầu ra.
Như vậy, cùng là UBHC cấp huyện nhưng trong thời kỳ này có sự khác biệt về
cách thức cử và bầu, đó là UBHC thị xã do HĐND thị xã cử ra, còn UBHC huyện do
HĐND các xã bầu ra. Tuy vậy, trong tổ chức và hoạt động, UBND đều có mối quan hệ
về quyền hạn và nghĩa vụ đối với HĐND. Cụ thể là: UBHC có trách nhiệm: thi hành
mệnh lệnh của cấp trên; thi hành các nghị quyết của HĐND địa phương mình sau khi
được cấp trên chuẩn y; Chỉ huy công việc hành chính trong địa phương.

Để cụ thể hóa những qui định của Hiến pháp 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn ký
nhiều Sắc lệnh liên quan đến tổ chức và hoạt động của UBHC cấp huyện như: Sắc lệnh
số 254-SL ngày 19/11/1948 về tổ chức lại chính quyền nhân dân trong thời kỳ kháng
chiến (Điều 2 qui định: chính quyền nhân dân địa phương trong thời kỳ kháng chiến
gồm có HĐND và UBHC); Sắc lệnh số 255-SL ngày 19/11/1948 về cách thức tổ chức và
làm việc của HĐND và ủy ban kháng chiến hành chính. Tiếp đó, Luật tổ chức chính
quyền địa phương năm 1958 đã qui định rõ hơn về hệ thống tổ chức của chính quyền địa
phương.



1.2.2. Tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân cấp huyện theo Hiến pháp
1959
Theo Hiến pháp 1959, chính quyền địa phương bao gồm ba cấp hành chính: tỉnh,
huyện, xã. Các đơn vị hành chính trên đều thành lập HĐND và UBHC. Như vậy, so với
Hiến pháp 1946, điểm mới của Hiến pháp 1959 là cấp huyện có cả HĐND và UBHC;
HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương và UBHC các cấp là cơ quan chấp
hành của HĐND địa phương, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
UBHC gồm có Chủ tịch, một hoặc nhiều Phó Chủ tịch, ủy viên Thư ký và các ủy
viên. Nhiệm kỳ của UBHC theo nhiệm kỳ của HĐND đã bầu ra mình (02 năm). Khi
HĐND hết nhiệm kỳ hoặc bị giải tán, UBHC tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi HĐND
mới bầu ra UBHC mới. UBHC cấp huyện quản lý công tác hành chính của địa phương,
chấp hành nghị quyết của HĐND cấp huyện và nghị quyết, mệnh lệnh của cơ quan hành
chính nhà nước cấp trên. UBHC huyện được ra quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thực
hiện quyết định, chỉ thị đó. Trong hoạt động quản lý hành chính, UBHC cấp huyện lãnh
đạo công tác của các ngành trong huyện và đối với UBHC cấp xã và tương ứng có quyền
sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của các ngành và của UBHC cấp
xã. UBHC cấp huyện có quyền đình chỉ việc thi hành những nghị quyết không thích đáng
của HĐND cấp xã và đề nghị HĐND huyện sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết ấy.
UBHC huyện chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước HĐND huyện và UBHC

cấp tỉnh. UBHC huyện chịu sự lãnh đạo của UBHC tỉnh và sự lãnh đạo thống nhất của
Hội đồng Chính phủ.
1.2.3. Tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân cấp huyện theo Hiến pháp
1980
Theo Hiến pháp 1980, vị trí, vai trò của UBND cấp huyện vẫn được xác định là
cơ quan chấp hành của HĐND huyện, là cơ quan hành chính nhà nước. UBND gồm có
Chủ tịch, một hoặc nhiều Phó Chủ tịch, ủy viên Thư ký và các ủy viên khác.
UBND huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:



- Chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND huyện và trước UBND tỉnh.
Mỗi thành viên UBND chịu trách nhiệm cá nhân về phần công tác của mình trước
HĐND; UBND cùng với các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của
UBND trước HĐND.
- Triệu tập hội nghị HĐND cùng cấp; chấp hành nghị quyết của HĐND và quyết
định, chỉ thị của các cơ quan hành chính cấp trên; quản lý công tác hành chính ở địa
phương; chỉ đạo các ngành, các cấp thuộc quyền mình nhằm hoàn thành kế hoạch nhà
nước, phát triển kinh tế và văn hóa, củng cố quốc phòng, cải thiện đời sống nhân dân; xét
và giải quyết các khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của nhân dân.
- Có quyền ra quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó trên
địa bàn huyện.
- Có quyền đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không
thích đáng của các ngành thuộc quyền mình và của UBND cấp xã; đình chỉ việc thi hành
những nghị quyết không thích đáng của HĐND cấp xã, đồng thời đề nghị HĐND huyện
sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết đó.
- Tạo điều kiện cho các đại biểu HĐND và các ban của HĐND hoạt động. Chủ
tịch UBND chịu trách nhiệm điều hòa, phối hợp hoạt động của các ban do HĐND lập ra.
- Nhiệm kỳ của UBND cấp huyện theo nhiệm kỳ của HĐND huyện là 02 năm.
Khi HĐND hết nhiệm kỳ, UBND tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi HĐND khóa mới

bầu ra UBND mới.
Tiếp đó, tổ chức và hoạt động của UBND cấp huyện còn được qui định cụ thể
trong Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1989.
1.2.4. Tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân cấp huyện theo Hiến pháp
1992
Tiếp tục kế thừa những qui định về UBND cấp huyện trong các văn bản pháp
luật đã có, Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) tiếp tục
khẳng định UBND cấp huyện do HĐND cấp huyện bầu ra, là cơ quan chấp hành của



HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến
pháp, luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND.
UBND cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền ra
quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó. Chủ tịch UBND lãnh đạo,
điều hành hoạt động của UBND. Khi quyết định những vấn đề quan trọng của địa
phương, UBND huyện phải thảo luận tập thể và quyết định theo đa số.
Chủ tịch UBND huyện có quyền đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn
bản sai trái của cơ quan thuộc UBND cấp xã; đình chỉ thi hành nghị quyết sai trái của
HĐND cấp xã đồng thời đề nghị HĐND huyện bãi bỏ những nghị quyết đó.
Thực hiện chế độ thông báo tình hình mọi mặt của đại phương cho Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể nhân dân, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các tổ chức này về xây
dựng chính quyền và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương; phối hợp với các đoàn thể
nhân dân động viên nhân dân cùng nhà nước thực hiện các nhiệm vụ kinh tế- xã hội, quốc
phòng an ninh ở địa phương.
Như vậy, qua những qui định của các hiến pháp về vị trí, chức năng, nhiệm vụ
của UBND cấp huyện cho thấy, cho dù về tên gọi có sự thay đổi qua các thời kỳ
(UBHC, UBND), nhưng về bản chất, UBND cấp huyện là cơ quan hành chính nhà nước
ở địa phương, thực hiện quản lý hành chính đối với các vấn đề trên địa bàn huyện về
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng

Là một cấp hành chính trong bộ máy nhà nước, UBND cấp huyện được qui định
có những thẩm quyền, nhiệm vụ nhất định, góp phần thực hiện thống nhất quản lý nhà
nước trên phạm vi toàn quốc theo sự phân công, phân nhiệm, phối hợp với các cơ quan
nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Tổ chức và hoạt động của UBND cấp huyện đã
đáp ứng yêu cầu khách quan của quản lý nhà nước, phù hợp với những điều kiện kinh tế,
văn hóa, xã hội ở địa phương cùng những đặc thù quản lý ngành, lĩnh vực nhất định. Với
truyền thống phân cấp quản lý nhà nước theo 4 cấp (Trung ương, tỉnh, huyện, xã) và thực
tiễn quản lý hành chính nhà nước, có thể nhận định rằng chính quyền cấp huyện là cấp có
ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện quản lý nhà nước ở địa phương, cấp quản lý sát
dân và ở chừng mực nhất định có thể nói là cấp quyết định việc thực tế hóa đường lối,



chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trong thực tiễn quản lý, đảm bảo quản lý
thống nhất ngành, lĩnh vực công từ trung ương đến cơ sở. Với tư cách là một cấp cơ quan
quản lý nhà nước ở địa phương, UBND cấp huyện là cơ quan có vai trò cầu nối quan
trọng giữa chính quyền cấp tỉnh và chính quyền cấp xã trong việc thực thi quản lý nhà
nước ở địa phương.
Từ khái lược lịch sử tổ chức và hoạt động của UBND cấp huyện và những qui
định pháp luật hiện hành cho thấy, UBND cấp huyện là cơ quan quản lý hành chính nhà
nước có vai trò quan trọng nhất ở địa phương, là cấp chuyển tải, thực tế hóa đường lối,
chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước trong thực tế tại địa bàn cấp huyện, giải
quyết số lượng lớn các công việc hàng ngày trong quản lý nhà nước phù hợp với tình
hình địa phương. Xét về thứ bậc trong hệ thống các cơ quan quản lý hành chính nhà nước
ở địa phương, UBND cấp huyện là cấp quản lý hành chính trung gian để thực hiện những
chính sách, quyết định từ Trung ương tại cơ sở, trong nhân dân. Có thể nói, so với chính
quyền cấp tỉnh, cấp huyện là cấp trực tiếp hơn, sát dân hơn khi thực thi, triển khai các
hoạt động quản lý nhà nước trên phạm vi địa bàn quận, huyện.
HiÖn nay, UBND lµ c¬ quan do H§ND bÇu lµ c¬ quan chấp hành của HĐND,
cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và

cơ quan nhà nước cấp trên. UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn
bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm bảo đảm
thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh
và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn. UBND thực hiện chức năng quản lý nhà
nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành
chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở.
Về thẩm quyền, UBND cấp huyện là cơ quan quản lý thẩm quyền chung ở địa
phương, thực hiện quản lý nhà nước trên các mặt cơ bản của đời sống xã hội. Trong thực
tế, ở phạm vi cấp huyện, có thể thấy những viÖc cña người dân hầu như phần nhiều
được giải quyết tại UBND cấp huyện với những cơ quan có thẩm quyền riêng là các
phòng, ban thuộc UBND huyện, do đó, việc luôn đổi mới, kiện toàn tổ chức và hoạt
động của UBND cấp huyện là yếu tố cơ bản nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hành



chớnh ca UBND cp huyn nc ta hin nay. Vic i mi t chc v hot ng ca
UBND cp huyn phi c thc hin ng b trờn cỏc phng din i mi c cu t
chc; mi quan h gia UBND cp huyn vi cỏc c quan, t chc hu quan; vn
cỏn b, cụng chc; vn th ch phỏp lý v c ch, phng thc hot ng.
1.3. i mi t chc v hot ng ca y ban nhõn dõn cp huyn trc yờu
cu ci cỏch hnh chớnh nh nc
L mt cp c quan qun lý hnh chớnh nh nc a phng trong h thng
cỏc c quan hnh chớnh nh nc, vic i mi t chc v hot ng ca UBND cp
huyn khụng th nm ngoi nhng yờu cu. mc tiờu, nhim v, ni dung ca vic i
mi t chc v hot ng ca b mỏy nh nc, yờu cu ci cỏch hnh chớnh (CCHC) v
xõy dng Nh nc phỏp quyn xó hi ch ngha nc ta hin nay.
Theo Chng trỡnh tng th ci cỏch hnh chớnh nh nc giai on 2001-2010,
vic i mi t chc v hot ng ca UBND cp huyn phi gúp phn ỏp ng mc tiờu
tng th sau: Xõy dng mt nn hnh chớnh dõn ch, trong sch, vng mnh, chuyờn
nghip, hin i húa, hot ng cú hiu lc, hiu qu theo nguyờn tc ca Nh nc

phỏp quyn xó hi ch ngha di s lónh o ca ng; xõy dng i ng cỏn b, cụng
chc cú phm cht v nng lc ỏp ng yờu cu ca cụng cuc xõy dng, phỏt trin t
nc. n nm 2010, h thng hnh chớnh v c bn c ci cỏch phự hp vi yờu cu
qun lý nn kinh t th trng nh hng xó hi ch ngha.
T mc tiờu tng th trờn, ci cỏch hnh chớnh nh nc nhm cỏc mc tiờu c
th sau:
Một là, hon thin h thng th ch hnh chớnh, c ch, chớnh sỏch phự hp vi
thi k cụng nghip húa, hin i húa t nc, trc ht l cỏc th ch v kinh t, v t
chc v hot ng ca h thng hnh chớnh. Tip tục đổi mi quy trỡnh xõy dng v
ban hnh vn bn quy phm phỏp lut, khc phc tớnh cc b trong vic chun b, son
tho cỏc vn bn; cao trỏch nhim ca tng c quan trong quỏ trỡnh xõy dng th
ch, phỏt huy dõn ch, huy ng trớ tu ca nhõn dõn nõng cao chất l-ợng văn bản quy
phạm pháp luật.



Hai là, xúa b v c bn cỏc th tc hnh chớnh mang tớnh quan liờu, rm r,
gõy phin h cho doanh nghip v nhõn dõn; hon thin cỏc th tc hnh chớnh mi theo
hng cụng khai, n gin v thun tin cho dõn.
Ba l, cỏc c quan trong h thng hnh chớnh c xỏc nh chc nng, nhim
v, thm quyn v trỏch nhim rừ rng; chuyn c mt s cụng vic v dch v khụng
cn thit phi do c quan nh nc thc hin cho doanh nghip, t chc xó hi, t chc
phi Chớnh phủ đảm nhận.
Bốn là, c cu t chc ca Chớnh ph gn nh, hp lý theo nguyờn tc B qun
lý a ngnh, a lnh vc, thc hin chc nng ch yu l qun lý v mụ ton xó hi bng
phỏp lut, chớnh sỏch, hng dn v kim tra thc hin. B mỏy ca cỏc b c iu
chnh v c cu trờn c s phõn bit rừ chc nng, phng thc hot ng ca cỏc b
phn tham mu, thc thi chớnh sỏch, cung cp dch v cụng.
Nm l, n nm 2005, v c bn xỏc nh xong v thc hin c cỏc quy nh
mi v phõn cp qun lý hnh chớnh nh nc gia Trung ng v a phng, gia cỏc

cp chớnh quyn a phng; nh rừ chc nng, nhim v, thm quyn v t chc b
mỏy chớnh quyn ụ th v nụng thụn. Cỏc c quan chuyờn mụn thuc UBND cp tnh,
cp huyn c t chc li gn nh, thc hin ỳng chc nng qun lý nh nc theo
nhim v v thm quyn c xỏc nh trong Lut T chc HND v UBND nm 2003.
Xỏc nh rừ tớnh cht, c cu t chc, ch lm vic ca chớnh quyn cp xó.
Sáu là, n nm 2010, i ng cỏn b, cụng chc cú s lng, c cu hp lý,
chuyờn nghip, hin i. Tuyt i b phn cỏn b, cụng chc cú phm cht tt v
nng lc thi hnh cụng v, tn ty, phc v s nghip phỏt trin t nc v phc v
nhõn dõn.
Bảy là, n nm 2005, tin lng ca cỏn b, cụng chc c ci cỏch c bn,
tr thnh ng lc ca nn cụng v, bo m cuc sng ca cỏn b, cụng chc v gia
ỡnh.
Tám là, n nm 2005, c ch ti chớnh c i mi thớch hp vi tớnh cht ca
c quan hnh chớnh v t chc s nghip, dch v cụng.



Chớn l, nn hnh chớnh nh nc c hin i húa mt bc rừ rt. Cỏc c
quan hnh chớnh cú trang thit b tng i hin i phc v yờu cu qun lý nh nc
kp thi v thụng sut. H thng thụng tin in t ca Chớnh ph c a vo hot
ng.
Cùng vi cỏc mc tiờu c th trờn, ci cỏch hnh chớnh nh nc c th hin
qua bn ni dung ci cỏch sau:
- Xõy dng v hon thin cỏc th ch, trc ht l th ch kinh t ca nn kinh t
th trng nh hng xó hi ch ngha, th ch v t chc v hot ng ca h thng
hnh chớnh nh nc.
- Đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- Bảo đảm việc tổ chức thực thi pháp luật nghiêm minh của cơ quan nhà n-ớc,
của cán bộ, công chức.
- Tip tc ci cỏch th tc hnh chớnh.

Yêu cầu v ci cỏch b mỏy nh nc: iu chnh chc nng, nhim v ca
Chớnh ph, cỏc b, c quan ngang b, c quan thuc Chớnh ph v chớnh quyn a
phng cỏc cp cho phự hp vi yờu cu qun lý nh nc trong tỡnh hỡnh mi; Tng
bc iu chnh nhng cụng vic m Chớnh ph, cỏc b, c quan ngang b, c quan
thuc Chớnh ph v chớnh quyn a phng m nhn khc phc nhng chng chộo,
trựng lp v chc nng, nhim v. Chuyn cho cỏc t chc xó hi, t chc phi Chớnh ph
hoc doanh nghip lm nhng cụng vic v dch v khụng cn thit phi do c quan hnh
chớnh nh nc trc tip thc hin.
Yờu cu v ci cỏch ti chớnh cụng: i mi c ch phõn cp qun lý ti chớnh v
ngõn sỏch, bo m tớnh thng nht ca h thng ti chớnh quc gia v vai trũ ch o ca
ngõn sỏch Trung ng; ng thi phỏt huy tớnh ch ng, nng ng, sỏng to v trỏch
nhim ca a phng v cỏc ngnh trong vic iu hnh ti chớnh v ngõn sỏch; bo m
quyn quyt nh ngõn sỏch a phng ca HND cỏc cp, to iu kin cho chớnh quyn
a phng ch ng x lý cỏc cụng vic a phng; quyn quyt nh ca cỏc b, s,



ban, ngành về phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc; quyền chủ động của các đơn vị
sử dụng ngân sách trong phạm vi dự toán được duyệt phù hợp với chế độ, chính s¸ch.
Yêu cầu về đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức: />167200409292118000/ Đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức; cải cách tiền lương
và các chế độ, chính sách đãi ngộ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; nâng cao tinh
thần trách nhiệm và đạo đức cán bộ, công chức.
Để thực hiện các nội dung, mục tiêu cải cách hành chính, Chương trình cải cách
hành chính đến năm 2010 cũng đề ra 05 giải pháp thực hiện cơ bản, đó là: Tăng cường
công tác chỉ đạo, điều hành; thực hiện CCHC đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị;
thực hiện CCHC đồng bộ từ Trung ương tới địa phương; bố trí đủ nguồn tài chính và
nhân lực; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền.
Từ những mục tiêu, nội dung CCHC nhà nước nêu trên, chúng tôi cho rằng, đổi
mới tổ chức và hoạt động của UBND cấp huyện nói riêng cần đáp ứng một số yêu cầu cụ

thể, có tính cấp bách trong quản lý nhà nước ở cấp huyện hiện nay:
Thứ nhất, đổi mới tổ chức và hoạt động của UBND cấp huyện phải xuất phát từ
yêu cầu giảm chi phí tài chính đối với nền hành chính nhà nước.
Hiện nay, nền hành chính của nước ta cũng như của nhiều nước trên thế giới
đang phải chịu áp lực về tài chính quá lớn đòi hỏi phải giảm bớt chi phí tài chính đối với
các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Mục tiêu của nền hành chính là đạt hiệu quả
trong quản lý trước sau không thay đổi và hướng đến mục tiêu vì dân phục vụ nhưng
trong thực tế còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, giảm nhẹ gánh nặng tài chính cho nền
hành chính thực chất là để tăng cường tính tập trung, chủ động của nền hành chính trong
sử dụng nguồn ngân sách, duy trì và phát huy những hiệu quả tích cực đã đạt được. Để
giảm nhẹ gánh nặng tài chính đòi hỏi nền hành chính và mỗi cấu thành trong nền hành
chính phải có sự đổi mới tổ chức và hoạt động, nâng cao hiệu lực quản lý đi liền với giảm
chi phí hành chính. Hiện nay ở nước ta có 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 670
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, do đó việc giảm chi phí hành chính, tiết kiệm



chi hành chính đi liền với nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của UBND cấp huyện có
ý nghĩa quan trọng trong điều kiện hiện nay.
Thứ hai, đổi mới tổ chức và hoạt động của UBND cấp huyện phải đáp ứng sự
thay đổi chức năng của nền hành chính trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường.
Quản lý nhà nước của chính quyền địa phương, ở chừng mực nào đó, cần có sự
thường xuyên điều chỉnh, đổi mới để thích ứng với những yêu cầu quản lý. Những đường
lối, chính sách vĩ mô được ban hành ở cấp Trung ương không thể đi vào thực tế có hiệu
quả nếu không có sự nỗ lực của các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp huyện
(bởi vì, với số lượng lớn các đơn vị hành chính nhà nước cấp huyện như nêu trên, thực
hiện quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội và với số lượng cán bộ, công
chức đông đảo thuộc biên chế của UBND cấp huyện trên phạm vi cả nước). Tuy nhiên,
cơ chế thị trường hiện nay đang đặt ra một số vấn đề đòi hỏi việc đổi mới tổ chức và hoạt
động của UBND các cấp nói chung, UBND cấp huyện nói riêng cần có sự thích ứng, đó

là:
- Quan niệm hành chính truyền thống đã không hoàn toàn thích hợp với sự thay
đổi của điều kiện kinh tế thị trường đòi hỏi phải có những nhận thức mới về quan niệm
hành chính và vai trò của nhà nước trong việc cung ứng dịch vụ công, chuyển đổi từ quan
niệm hành chính truyền thống sang quan niệm quản lý. Theo ý kiến của nhiều tác giả,
hành chính và quản lý nếu xét cụ thể là hai khái niệm khác nhau, hành chính là hoạt động
thi hành quyền lực nhà nước mà hàm ý là nhấn mạnh nhiều đến hiệu ứng xã hội trên bình
diện chính trị, coi đáp ứng xã hội là mục tiêu, còn quản lý là cách làm phần nhiều mang
tính kinh doanh, coi hiệu quả là mục đích. Tuy vậy, trong thực tế quản lý và hành chính
có sự tương đồng rất lớn và sự tương đồng này ngày càng nhiều và tăng lên rõ rệt. Từ đó,
việc đổi mới tổ chức và hoạt động của UBND cấp huyện cũng như các cấp nói chung
phải hướng đến mục tiêu là chuyển từ quan niệm quan liêu sang kinh doanh và tính trách
nhiệm, tức là thay đổi thực tế chỉ nhấn mạnh vào việc chấp hành chính sách mà không
chú ý đến kết quả thực tế sau khi chấp hành chính sách đó. Hay nói cách khác, với tư
cách là cơ quan hành chính nhà nước với số lượng lớn trên toàn quốc, giải quyết nhiều
vấn đề quan trọng trong đời sống nhân dân ở địa phương, việc tổ chức và hoạt động của



UBND cấp huyện phải chủ động hướng tới việc giải quyết những yêu cầu, đề nghị của
người dân, không thể thụ động quản lý, quyết định chỉ khi có đề xuất, kiến nghị của
người dân, phải tính đến hiệu quả cho dân chứ không phải là nhũng nhiễu, hành dân.
- Chức năng quản lý của nền hành chính đối với xã hội phải có sự điều chỉnh, thu
nhỏ chức năng bơi chèo, thực sự đặt mình vào chức năng cầm lái. Sự điều chỉnh này, một
mặt sẽ làm cho một số cán bộ, công chức quan liêu trong nền hành chính mất đi một số
quyền lực và theo đó việc điều chỉnh đó chắc chắn phải chịu lực cản ngay trong nội bộ
thể chế hành chính. Đây là một yêu cầu khó khăn đòi hỏi việc đổi mới tổ chức và hoạt
động của chính quyền địa phương nói chung và UBND cấp huyện nói riêng phải vượt
qua (bởi vì, theo qui định của pháp luật, UBND cấp huyện là cấp được giao nhiều quyền
gắn với công dân). Mặt khác, bên cạnh những lực cản đối với sự điều chỉnh chức năng

quản lý thì còn có những tác động tiêu cực bên ngoài tương ứng. Cùng với quá trình phát
triển của nền kinh tế thị trường, mức độ khống chế và kiểm soát của nền hành chính đối
với các hoạt động kinh tế vi mô đòi hỏi giảm đi để tạo đà phát triển cho các hoạt động
kinh tế xã hội, và như vậy, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức phải có đủ năng lực thực
hiện quản lý vĩ mô, đặc biệt là đối với cấp huyện. Thực tế cũng cho thấy, trong thời đại
toàn cầu hóa, thông tin, tri thức và nhu cầu của xã hội ngày càng đa dạng và ở mức độ
cao đã tạo ra nhiều biến đổi lớn trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội trong khi khung
cứng nhắc của nền hành chính truyền thống không thể có được những phản ứng nhanh
nhạy, linh hoạt đối với sự biến đổi của xã hội nếu không có sự đổi mới. Sự trì trệ của nền
hành chính quan liêu, theo ý kiến của nhiều tác giả, thể hiện chủ yếu ở hai điểm sau:
+ Sự không tương xứng giữa tính hợp thời của đòi hỏi xã hội và tồn tại của
những quyết sách kém. Điều này xuất phát từ quá trình xử lý những thông tin của nền
hành chính thường xuất hiện những ách tắc, rào cản gây trở ngại cho cấp có thẩm quyền, từ
đó không thể đưa ra những quyết sách kịp thời khiến cho việc xử lý những vấn đề quản lý
xã hội diễn ra chậm chạp, kém hiệu quả.
+ Nền hành chính quan liêu, cụ thể là Chính phủ và đặc biệt là các cơ quan hành
chính địa phương không thực hiện tốt việc bố trí nguồn lực xã hội (kể cả nguồn tài nguyên)
trong quá trình cung cấp dịch vụ công. Tình trạng tách biệt, chia cắt giữa quyền ra quyết định



(ví dụ: UBND tỉnh) và quyền chấp hành quyết định (ví dụ: UBND huyện) về sử dụng các
nguồn lực xã hội đó nên đã xuất hiện tình trạng những người có quyền quyết định không
hiểu được sự biến đổi của nhu cầu xã hội còn những người chấp hành quyết định hiểu được
sự biến đổi của nhu cầu xã hội thì lại không có quyền ra quyết định (sự nhạy cảm của nền
hành chính trước sự thay đổi của nhu cầu cần điều chỉnh xã hội). Như vậy, đứng trước sự
đổi thay hiện nay của phát triển kinh tế - xã hội trên nhiều chiều, việc đổi mới tổ chức và
hoạt động của UBND cấp huyện đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức cần có sự xử lý linh
hoạt trong quản lý, bao gồm cả việc được trao quyền quyết định cũng như đề cao trách
nhiệm trong việc thực hiện, chấp hành các quyết định nhằm đạt được mục tiêu của hoạt

động hành chính đặt ra.
Thứ ba, đổi mới tổ chức và hoạt động của UBND cấp huyện phải có sự điều
chỉnh thực hiện quyền lực của nền hành chính.
Điều này có nghĩa là nền hành chính cần cải cách rõ nét hơn ở việc trao quyền từ
bên trong và bên ngoài nhằm mục đích là hoạt động nội tại của nền hành chính được tăng
thêm sức mạnh và hoạt động trong quan hệ với bên ngoài được tăng cường giám sát và
có hiệu quả. Việc trao quyền nội bộ bên trong nền hành chính có thể được thực hiện qua
việc điều chỉnh quan hệ quyền lực của cán bộ, công chức giữa các cấp khác nhau và giữa
các cấp hành chính với nhân dân để cán bộ, công chức nhận thức và thực hiện tốt hơn
nghĩa vụ của mình. Việc phân định rõ hơn quyền hạn trong nền hành chính, cán bộ, công
chức sẽ phản ứng nhanh nhạy, linh hoạt trước sự thay đổi của xã hội từ đó làm giảm sự
đùn đẩy trách nhiệm trong nội bộ cơ quan, các cấp hành chính và tăng ảnh hưởng tích
cực của nền hành chính đối với người dân, tạo sự khích lệ đối với những công chức mẫn
cán thấy rõ trách nhiệm của mình trong công việc, và cơ chế khích lệ trong nội bộ nền
hành chính được hoàn thiện hơn. Việc trao quyền bên ngoài nền hành chính có nghĩa là
đề cập đến những hoạt động mang tính cung cấp dịch vụ công của nền hành chính. Việc
trao quyền ra bên ngoài được nhìn nhận ở việc: thu hẹp phạm vi cung cấp dịch vụ công
và phân hóa một bộ phận thích hợp quyền quản lý, thực hiện dịch vụ công cho các thiết
chế phi nhà nước còn các cơ quan hành chính chỉ giám sát gián tiếp và thực hiện sự giám
sát từ người dân.



Tóm lại, việc cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của UBND cấp
huyện phải tiết kiệm chi phí hành chính, đảm bảo tăng cường hiệu lực, hiệu quả của nền
hành chính; đề cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức UBND cấp huyện, nhiệm
vụ, quyền hạn tương xứng với nghĩa vụ, coi trọng đánh giá công bằng thông qua "chất
lượng công việc" và coi chất lượng công việc là một tiêu chuẩn quan trọng trong thang
bậc đánh giá; điều chỉnh khuôn khổ hoạt động của nền hành chính thông qua giới hạn
chức năng của cơ cấu quyết định và cơ cấu chấp hành, tăng cường cơ cấu chấp hành; xác

định tỷ lệ quyền chi phối tương ứng giữa công chức lãnh đạo và công chức thực thi công vụ
nhằm tạo ra cơ cấu quyết định và cơ cấu chấp hành tương xứng với trật tự ưu tiên của
nhu cầu xã hội cần đáp ứng và cho phép cơ cấu chấp hành chủ động, tích cực trong việc
cung ứng dịch vụ công với chất lượng theo yêu cầu, phù hợp với thực tế xã hội đòi hỏi để
đảm bảo cho UBND cấp huyện thực hiện tốt vai trò là người cầm lái trong quản lý nhà
nước ở địa phương.






Chương 2
Thực Trạng Tổ Chức Và Hoạt Động
Của ủy ban nhân dân Cấp Huyện

2.1. Cơ cấu tổ chức của ủy ban nhân dân cấp huyện
Theo qui định của pháp luật hiện hành, UBND cấp huyện bao gồm: Chủ tịch, các
Phó Chủ tịch, các ủy viên UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND.
- Thành viên của UBND cấp huyện:
Theo qui định tại Điều 119 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, UBND
cấp huyện gồm có các thành viên:
+ Chủ tịch UBND:
Theo qui định của Điều 126 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, Chủ tịch
UBND là người lãnh đạo và điều hành công việc của UBND, chịu trách nhiệm cá nhân
về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo qui định của Điều 127 của Luật,
cùng với tập thể UBND chịu trách nhiệm về hoạt động của UBND trước HĐND cùng cấp
và trước cơ quan nhà nước cấp trên. Khi quyết định những vấn đề quan trọng của địa
phương, UBND phải thảo luận tập thể và quyết định theo đa số. Chủ tịch UBND cấp huyện
có quyền đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản sai trái của các cơ quan chuyên

môn trực thuộc và của UBND cấp xã; đình chỉ thi hành nghị quyết sai trái của HĐND cấp
dưới, đồng thời đề nghị HĐND cấp huyện bãi bỏ những nghị quyết đó.
+ Các Phó Chủ tịch.
+ Các ủy viên.
Phó Chủ tịch UBND và các ủy viên là các thành viên của UBND, được HĐND
bầu ra theo đề nghị của Chủ tịch UBND, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Chủ tịch
UBND phân công và phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND về việc thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn được giao (Điều 126).
- Vị trí thành viên UBND:

×