ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
PHẠM VĂN KHÁ
VAI TRÒ CỦA QUỐC HỘI
TRONG VIỆC HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
VỀ KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội - 2010
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
PHẠM VĂN KHÁ
VAI TRÒ CỦA QUỐC HỘI
TRONG VIỆC HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
VỀ KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật
Mã số: 60 38 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: Tiến sỹ Lê Thanh Vân
Hà Nội - 2010
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính
xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh
toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN
PHẠM VĂN KHÁ
4
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
1
Mục lục
2
Phần mở đầu
6
Chương 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA
QUỐC HỘI TRONG VIỆC HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ
KINH TẾ
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của Quốc hội trong việc hoàn
thiện hệ thống pháp luật về kinh tế
10
1.1.1. Khái niệm hệ thống pháp luật về kinh tế
10
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế
13
1.1.3. Vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về
kinh tế
16
1.1.3.1. Vai trò của Quốc hội trong việc quyết định kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội
16
1.1.3.2. Vai trò của Quốc hội trong hoạt động giám sát tối cao đối với
lĩnh vực kinh tế
17
1.1.3.3. Sự tác động giữa các mặt hoạt động của Quốc hội tới việc hoàn thiện
hệ thống pháp luật về kinh tế
20
1.2. Thẩm quyền lập pháp của Quốc hội trong lĩnh vực kinh tế
21
1. 2.1. Khái niệm thẩm quyền lập pháp của Quốc hội trong lĩnh vực kinh tế
21
1.2.2. Nội dung thẩm quyền lập pháp của Quốc hội trong lĩnh vực kinh tế
23
1.2.2.1. Thẩm quyền của Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật,
pháp lệnh
23
1.2.2.2. Thẩm quyền của Quốc hội trong quá trình soạn thảo, thông qua
dự án luật, pháp lệnh thuộc lĩnh vực kinh tế
25
1.2.3. Vai trò của Ủy ban thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc
5
hội trong hoạt động lập pháp đối với lĩnh vực kinh tế
31
1.2.3.1. Vai trò của Ủy ban thường vụ Quốc hội
31
1.2.3.2. Vai trò của Ủy ban Kinh tế
33
1.2.3.3. Vai trò của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội
37
1.3. Vai trò của Quốc hội đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh
tế trong bối cảnh hội nhập và sau tác động suy thoái kinh tế toàn cầu
38
1.3.1. Vai trò của Quốc hội đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về
kinh tế trong bối cảnh hội nhập
38
1.3.2. Vai trò của Quốc hội đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về
kinh tế sau tác động suy thoái kinh tế toàn cầu
40
Chương 2 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP CỦA QUỐC HỘI
TRONG VIỆC HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ KINH TẾ
2.1. Thực trạng hoạt động lập pháp của Quốc hội trong lĩnh vực kinh tế
42
2.1.1. Giai đoạn trước thời kỳ đổi mới từ năm 1945 đến 1986
42
2.1.1.1 Thời kỳ 1945 – 1953
42
2.1.1.2. Thời kỳ 1954 – 1975
43
2.1.1.3. Thời kỳ 1976 - 1985
43
2.1.2. Giai đoạn đổi mới toàn diện đất nước từ năm 1986 đến nay
45
2.1.2.1. Những kết quả đạt được
45
2.1.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân
46
2.2. Đánh giá về chương trình, quy trình lập pháp của Quốc hội trong lĩnh
vực kinh tế
50
2.2.1. Về lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
50
2.2.1.1. Những kết quả đạt được
50
2.2.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân
52
2.2.2. Về quy trình thẩm tra dự án luật, pháp lệnh
54
2.2.2.1. Những kết quả đạt được
54
2.2.2.2.Những hạn chế và nguyên nhân
58
2.2.3. Về quy trình thông qua luật, pháp lệnh
61
6
2.2.3.1. Những kết quả đạt được
61
2.2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân
64
2.3. Vai trò tổ chức hoạt động các cơ quan của Quốc hội trong việc hoàn
thiện hệ thống pháp luật về kinh tế
66
2.3.1. Vai trò tổ chức các hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội
66
2.3.1.1. Những kết quả đạt được
66
2.3.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân
68
2.3.2. Vai trò phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban
của Quốc hội
69
2.3.3. Vai trò tổ chức hoạt động của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội
70
2.3.4. Vai trò của Bộ máy giúp việc
76
Chương 3 - PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG VAI TRÒ
CỦA QUỐC HỘI TRONG VIỆC HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP
LUẬT VỀ KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Các quan điểm chỉ đạo và phương hướng hoàn thiện hệ thống pháp
luật về kinh tế ở Việt Nam hiện nay
80
3.1.1. Đối với lĩnh vực quản lý, tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp.
82
3.1.2. Đối với lĩnh vực đầu tư
83
3.1.3. Đối với hệ thống pháp luật giao dịch dân sự, kinh tế thương mại,
cạnh tranh chống độc quyền, giải quyết tranh chấp về kinh tế
85
3.1.4. Đối với lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai
87
3.1.5. Đối với lĩnh vực tài chính – tiền tệ
88
3.2. Các giải pháp tăng cường vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện
hệ thống pháp luật về kinh tế ở Việt Nam hiện nay
89
3.2.1. Nâng cao chất lượng dự báo trong chương trình xây dựng pháp luật
về kinh tế
89
3.2.2. Tiếp tục hoàn thiện quy trình lập pháp
91
3.2.3. Đảm bảo tính thống nhất của các văn bản luật, pháp lệnh về kinh tế
95
3.2.4. Đảm bảo tiến độ ban hành luật, pháp lệnh
96
7
3.2.5. Hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội
98
3.2.5.1. Nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội, tăng cường đại biểu
chuyên trách
98
3.2.5.2. Tăng cường năng lực tổ chức và hoạt động của Ủy ban thường
vụ Quốc hội
100
3.2.5.3. Tăng cường năng lực tổ chức và hoạt động của Ủy ban Kinh tế
101
3.2.5.4. Thực hiện tốt vai trò tổ chức, điều hòa phối hợp giữa các cơ quan
của Quốc hội với các cơ quan nhà nước
104
3.2.5.5. Kiện toàn bộ máy tổ chức, tăng cường năng lực của đội ngũ cán
bộ, chuyên viên bộ máy giúp việc các cơ quan của Quốc hội
104
Kết luận
107
Danh mục tài liệu tham khảo
108
8
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được
nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ở nước ta trong
những năm qua. Trong các thành tựu đó, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, đã có những
chuyển biến tích cực; đưa đất nước từ nền sản xuất tập trung quan liêu bao cấp sang
nền kinh tế thị trường; tổng sản phẩm trong nước tăng trưởng với nhịp độ cao, đời sống
nhân dân được cải thiện; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Việc thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng bằng pháp luật đã
đóng góp vai trò quan trọng đối với việc thúc đẩy các quan hệ kinh tế phát triển, tham
gia hội nhập kinh tế quốc tế, khẳng định vị thế nước ta đối với khu vực và trên thế giới.
Tuy nhiên, quá trình phát triển nền kinh tế thị trường đã làm phát sinh nhiều
vấn đề chưa được điều chỉnh kịp bằng pháp luật. Quan hệ kinh tế đã và đang ngày
một mở rộng về quy mô, phức tạp về tính chất; các hình thức kinh doanh ngày một
đa dạng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế; các ngành nghề kinh doanh
mới xuất hiện ngày càng nhiều và sự tham gia hội nhập với các nước khác trên thế
giới ngày càng sâu đậm. Do đó, việc tổng kết thực tiễn để hoàn thiện hệ thống pháp
luật về kinh tế đang đặt ra ngày càng gay gắt hơn.
Trước tình hình đó, đòi hỏi Quốc hội với tư cách là cơ quan đại biểu cao nhất
của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam phải nâng cao hơn nữa hiệu lực trong hoạt động lập pháp, đặc biệt
là việc ban hành kịp thời các đạo luật về kinh tế hoặc sửa đổi, bổ sung các đạo luật
có liên quan đến kinh tế để theo kịp đà phát triển của xã hội, tạo môi trường pháp lý
bình đẳng, thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế tồi tại và phát triển. Đồng thời, việc
xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế hoàn chỉnh có vai trò to lớn đảm
bảo phát triển bền vững nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đây là vấn đề bức xúc, có tính thời sự hiện nay đối với nước ta trong quá
trình đổi mới đất nước, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế,
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, việc lựa chọn
đề tài “Vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế ở
Việt Nam hiện nay” sẽ góp phần vào việc giải quyết nhiệm vụ đặt ra, có ý nghĩa
9
thiết thực cả về lý luận và thực tiễn trong việc đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt
động của Quốc hội ở nước ta hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Đến nay, đã có một số đề tài nghiên cứu, bài viết về đổi mới tổ chức và hoạt
động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; về hoạt động lập pháp nói chung. Các
đề tài, bài viết này phần nào đã đề cập đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói
chung, hệ thống pháp luật kinh tế nói riêng thể hiện dưới nhiều dạng ấn phẩm. Trước
hết, phải kể đến một số đề tài cấp bộ do Văn phòng Quốc hội triển khai nghiên cứu:
“Đổi mới và hoàn thiện quy trình lập pháp của Quốc hội và ban hành pháp lệnh của
Ủy ban thường vụ Quốc hội” năm 1999-2003, “Cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt
động của Quốc hội Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước” năm 2000-2002, “Cơ sở
lý luận và thực tiễn khắc phục tình trạng luật khung” năm 2004-2006. Vấn đề này
cũng đã được đề cập đến trong một số bài viết: “Bàn thêm về hoàn thiện pháp luật kinh
tế ở Việt Nam” của tác giả Lê Hồng Hạnh (Tạp chí nhà nước và pháp luật số 4 năm
2003) “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” tác giả Vũ Đình
Bách (Những vấn đề lý luận và thực tiễn mới đặt ra trong tình hình hiện nay, tập 1, Nhà
xuất bản chính trị quốc gia năm 2008) các bài viết được trình bày tại hội thảo “Tác
động hội nhập đối với nền kinh tế sau hai năm Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại
thế giới (WTO)” năm 2009 do Văn phòng Trung ương Đảng –Văn phòng Chính phủ -
Văn phòng Quốc hội – Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức tại thành phố Hà Nội. Ngoài
ra, vấn đề vai trò Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng ít nhiều được
đề cập trong một số Luận án tiến sỹ, Luận văn thạc sỹ nghiên cứu về Quốc hội như:
"Cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động giám
sát của Quốc hội Việt Nam” (Luận án tiến sĩ luật học của Trần Tuyết Mai tại Khoa
Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội), “Nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp của Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” (Luận án tiến
sĩ luật học của Trần Hồng Nguyên tại Học viện Chính trị Quốc gia), “Đổi mới tổ chức
bộ máy Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Luận văn thạc sỹ luật
học của Trần Thị Thanh Mai tại Học viện Chính trị Quốc gia), “Nâng cao hiệu quả
hoạt động và năng lực đại diện của đại biểu Quốc hội ở nước ta hiện nay” (Luận văn
thạc sỹ luật học của Nguyễn Quang Hương tại Viện Nhà nước và Pháp luật)…. Tuy
nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình chuyên khảo nào nghiên cứu một cách toàn diện
10
và đầy đủ về vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế
trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn.
3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn
- Nghiên cứu về cơ sở lý luận về vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện
hệ thống pháp luật nói chung, hệ thống pháp luật kinh tế nói riêng.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động lập pháp của Quốc hội trong
việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế.
- Nghiên cứu những yếu tố liên quan đến hoạt động lập pháp của Quốc hội
trong lĩnh vực kinh tế.
- Ứng dụng kết quả nghiên cứu đề tài nhằm góp phần nâng cao hoạt động
của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế.
4. Phạm vi nghiên cứu
Là một đề tài thuộc chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật,
Luận văn không đi sâu nghiên cứu các chế định cụ thể liên quan đến hoạt động của
Quốc hội. Trái lại, những vấn đề được nêu ra trong Luận văn được khái quát thông
qua việc phân tích, tổng hợp những nội dung liên quan để từ đó, đưa ra những kiến
giải mang tính lý luận và thực tiễn về vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống
pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật kinh tế nói riêng. Vì vậy, Luận văn chỉ tập
trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của Quốc hội trong
việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
5. Đối tƣợng nghiên cứu
- Hệ thống pháp luật về kinh tế.
- Những vấn đề lý luận về vai trò của Quốc hội trong hoạt động quản lý nhà
nước, trong hoạt động lập pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật và pháp luật về kinh tế.
- Hoạt động lập pháp của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật
về kinh tế (những kết quả đạt được và những hạn chế).
- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
về kinh tế.
- Tham khảo kinh nghiệm hoạt động lập pháp của Quốc hội, Nghị viện các nước.
11
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp biện chứng, lịch sử.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp so sánh, thống kê.
- Phương pháp khảo sát, điều tra xã hội học (điều tra, thăm dò ý kiến của các
vị đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội ).
- Phương pháp mô hình hóa, hệ thống hóa.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của Quốc hội trong việc hoàn
thiện hệ thống pháp luật về kinh tế.
Chương 2: Thực trạng hoạt động lập pháp của Quốc hội trong việc hoàn
thiện hệ thống pháp luật về kinh tế.
Chương 3: Phương hướng, giải pháp tăng cường vai trò của Quốc hội trong
việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
12
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ VAI TRÒ CỦA QUỐC HỘI TRONG VIỆC
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ KINH TẾ
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của Quốc hội trong việc hoàn
thiện hệ thống pháp luật về kinh tế
1.1.1. Khái niệm hệ thống pháp luật về kinh tế
Theo cách hiểu chung nhất “hệ thống” là một tập hợp các yếu tố vật chất hay
phi vật chất, được tổ chức và sắp xếp theo một trật tự logic nhất định để vận hành
đồng bộ với mục tiêu đặt ra.
Để tiến hành tổ chức và quản lý nền kinh tế quốc dân, nhà nước phải ban
hành một hệ thống các văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ kinh tế. Pháp
luật kinh tế thực chất là các chế độ chính sách kinh tế do nhà nước quy định trong
các văn bản quy phạm pháp luật; các chế độ chính sách này cụ thể hóa chủ trương,
đường lối của Đảng về phát triển kinh tế trong từng thời kỳ.
Có thể nhận thấy, với tư cách là công cụ quản lý kinh tế quan trọng của nhà
nước, pháp luật có vai trò khác nhau trong quản lý kinh tế của nhà nước trong từng
thời kỳ phát triển của đất nước.
Trong nền kinh tế khép kín trước đây, nhà nước chỉ thừa nhận và cho tồn tại
hai thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể là chủ yếu, nhà nước thực hiện việc tác
động đến nền kinh tế thông qua các chỉ tiêu pháp lệnh, mang nặng tính bao cấp của
nhà nước; ở đó nhà nước can thiệp trực tiếp vào các quan hệ kinh tế; do vậy, pháp
luật trở thành công cụ quản lý trực tiếp của nền kinh tế.
Bước sang thời kỳ đổi mới đất nước (được bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ
VI năm 1986), nhà nước chuyển đổi nền kinh tế theo hướng thị trường, có sự quản
lý của nhà nước với sự tồn tại và phát triển đa dạng các quan hệ kinh tế dựa trên sở
hữu nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân; nhà nước không can thiệp trực tiếp
vào các quan hệ kinh tế mà chủ yếu đề ra các chính sách, tạo đòn bẩy cho sự phát
triển của kinh tế. Ở đó, pháp luật trở thành công cụ gián tiếp, nhưng không thể thiếu
13
trong quản lý nền kinh tế của nhà nước. Thông qua pháp luật, nhà nước bảo hộ sự
hình thành, phát triển các quan hệ kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thông qua việc ban hành chính sách pháp luật, nhà nước tạo hành lang pháp
lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Bằng chính các quy định của pháp luật, nhà
nước thừa nhận và bảo hộ quyền, nghĩa vụ của các chủ thể kinh doanh, giảm bớt
gánh nặng ngân sách nhà nước trong đầu tư và tài trợ chính cho nền kinh tế. Đồng
thời, với tư cách là chủ thể quản lý, nhà nước thông qua pháp luật – nơi thể hiện ý
chí của nhà nước, sẽ định hướng cho sự vận động và phát triển của nền kinh tế vào
quỹ đạo xây dựng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo sự ổn định chính trị, phát triển văn
hóa, giáo dục và thực hiện định hướng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh. Mặt khác, thông qua pháp luật, nhà nước điều chỉnh các quan hệ
kinh tế và hạn chế, khắc phục được những nhược điểm của kinh tế thị trường tác
động đến các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.
Có thể nói, pháp luật là yếu tố điều chỉnh không thể thiếu trong bất kỳ một
xã hội có phân chia giai cấp, nhưng pháp luật không phải là công cụ duy nhất để
nhà nước thực hiện chức năng quản lý xã hội nói chung và quản lý nền kinh tế nói
riêng. Vì vậy, không nên tuyệt đối hóa vai trò của pháp luật trong việc điều chỉnh
các quan hệ xã hội. Vấn đề là ở chỗ phải đánh giá đúng vai trò của nó và biết kết
hợp, sử dụng nó với các công cụ quản lý khác.
Nhà nước sử dụng pháp luật trong việc quản lý nền kinh tế được thực hiện
thông qua hệ thống pháp luật về kinh tế.
Theo đó, hệ thống pháp luật về kinh tế là tổng thể các văn bản pháp luật có
tính quy phạm điều chỉnh các quan hệ kinh tế.
Xét về thứ bậc, trật tự, hệ thống pháp luật về kinh tế bao gồm các loại văn
bản quy phạm pháp luật với những tên gọi sau đây:
- Hiến pháp, Luật, Nghị quyết do Quốc hội ban hành;
- Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban ban thường vụ Quốc hội.;
- Các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ và các cơ quan nhà nước
khác ban hành nhằm hướng dẫn, cụ thể những quy định của luật, nghị quyết của
Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
14
Xét về tính chất, phạm vi điều chỉnh hệ thống pháp luật về kinh tế bao gồm
các nhóm sau đây:
- Nhóm các văn bản quy định về quản lý, tổ chức và hoạt động của các
doanh nghiệp;
- Nhóm các văn bản quy định về đầu tư;
- Nhóm các văn bản quy định về giao dịch dân sự, kinh tế thương mại, cạnh
tranh chống độc quyền, giải quyết tranh chấp về kinh tế;
- Nhóm các văn bản quy định về quản lý, sử dụng đất đai;
- Nhóm các văn bản quy định về tài chính, tiền tệ;
Tuy nhiên, hiện nay về mặt lý luận cũng như thực tế, vẫn thừa nhận hình
thức lập quy của Chính phủ. Đó là hình thức văn bản quy phạm pháp luật nhưng lại
điều chỉnh những vấn đề chưa được điều chỉnh bằng luật của Quốc hội, pháp lệnh
của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy
định: “Những vấn đề cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc
pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội.
Việc ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội”
[48, khoản 4, Điều 14]. Về nguyên tắc hình thức văn bản này chỉ được áp dụng
trong trường hợp, do yêu cầu bức xúc của quan hệ xã hội đòi hỏi phải được điều
chỉnh bằng pháp luật, nhưng Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội chưa có đủ điều
kiện ban hành luật, pháp lệnh. Tuy nhiên, luật cũng quy định Chính phủ phải báo
cáo và xin ý kiến Ủy ban thường vụ Quốc hội và sau một thời gian sẽ trình Quốc
hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội nâng lên thành luật hay pháp lệnh.
Trong hệ thống pháp luật về kinh tế, ngoài hiến pháp và các văn bản luật,
pháp lệnh do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành, các nghị quyết về
kinh tế - xã hội cũng được coi là một đạo luật, vì các nghị quyết về kinh tế - xã hội
do Quốc hội ban hành được thực hiện theo một quy trình, thủ tục như một đạo luật
và chiếm vị trí quan trọng, không thể thiếu trong quản lý kinh tế của nhà nước, buộc
mọi cơ quan, tổ chức, công dân phải thi hành.
Vị trí của các văn bản luật, nghị quyết và pháp lệnh có được quy định bởi
chính cơ quan ban hành, bởi tính quy phạm và tính hiệu lực của văn bản luật.
15
Xét về cơ quan ban hành, luật do Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước
cao nhất của nhân dân, cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp, do vậy, văn
bản luật bao giờ cũng phải thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân, thể chế hóa
đường lối, chính sách của Đảng. Các văn bản dưới luật được xây dựng phải dựa trên
các quy định của luật, không được trái với các quy định đó. Như vậy có thể nói,
trong lĩnh vực kinh tế, luật là cơ sở cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác
ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện quản lý kinh tế.
Xét về tính quy phạm và hiệu lực của văn bản luật: xuất phát từ vị trí của luật
trong hệ thống pháp luật, các văn bản luật được Quốc hội ban hành nhằm cụ thể hóa
Hiến pháp, điều chỉnh các quan hệ xã hội, làm căn cứ để ban hành các văn bản pháp
quy; do vậy, văn bản luật có phạm vi điều chỉnh rộng lớn, có hiệu lực thi hành đối
với mọi cơ quan, tổ chức và công dân, các văn bản pháp quy không được trái với
quy định của luật.
Việc khẳng định vị trí của các đạo luật, chính là yêu cầu chung của nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế
Trên bình diện triết học, pháp luật là một hình thái ý thức thuộc kiến trúc
thượng tầng, sự thay đổi các quan hệ kinh tế thuộc cơ sở hạ tầng sẽ tất yếu dẫn đến sự
thay đổi về nội dung và phương pháp điều chỉnh của pháp luật về kinh tế - thuộc kiến
trúc thượng tầng. Bởi vậy, như Mác đã viết:“Trong thời đại nào cũng thế, chính vua
chúa phải phục tùng những điều kiện kinh tế, chứ không bao giờ vua chúa lại ra lệnh
cho những điều kiện kinh tế được. Chẳng qua, chế độ pháp luật về chính trị, cũng như
về dân sự chỉ là cái việc nói lên sự ghi chép lại quyền lực của những quan hệ kinh tế”
[6, tr. 130]. Tuy nhiên, pháp luật kinh tế không những được xây dựng với mục đích
điều chỉnh các quan hệ kinh tế mà còn có chức năng đón hướng trước sự vận động của
các quan hệ kinh tế cần điều chỉnh, nhưng đến một giai đoạn nhất định nào đó, khi các
quan hệ kinh tế vận động không còn phù hợp với sự điều chỉnh của pháp luật, thì pháp
luật cũng phải được thay đổi cho phù hợp với các quan hệ kinh tế.
Như vậy có thể thấy, với quy luật vận động, phát triển không ngừng của các
quan hệ kinh tế, pháp luật dễ có nguy cơ lạc hậu hơn so với sự phát triển của các
quan hệ kinh tế; do đó yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế cũng luôn luôn
16
được coi trọng và đó là một đòi hỏi tất yếu của bất kỳ giai đoạn phát triển kinh tế
nào trong xã hội có nhà nước.
“Việc xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh đối với nước ta là một quá trình
lâu dài. Vì thị trường luôn biến động nên hệ thống pháp luật kinh tế cũng phải được bổ
sung hoàn chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế” [5, tr. 677].
Trong sự nghiệp đổi mới toàn bộ đất nước mà trọng tâm là đổi mới nền kinh
tế, thì việc chuyển đổi từ một nền kinh tế khép kín sang nền kinh tế thị trường và
đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, vấn đề cấp bách đặt ra là phải kịp thời ban hành
các văn bản mà pháp luật chưa điều chỉnh; đồng thời cũng không ít các quan hệ
kinh tế đã có từ trước, nhưng đến nay trong cơ chế thị trường tự bản thân các quan
hệ đó đã thay đổi trên thực tế mà vẫn được pháp luật thừa nhận và điều chỉnh trong
điều kiện mới; ngược lại có những luật, pháp lệnh hiện hành không còn phù hợp với
quan hệ kinh tế mà nó điều chỉnh, nhưng vẫn chưa được sửa đổi, bổ sung hay bãi bỏ
kịp thời. Có thể nói, trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường, có rất nhiều các
quan hệ kinh tế, các lĩnh vực đòi hỏi được điều chỉnh bằng pháp luật.
Với tính độc lập tương đối của pháp luật đối với hoạt động kinh tế, việc hoàn
thiện hệ thống pháp luật về kinh tế là một yêu cầu tất yếu, tạo điều kiện cho nền
kinh tế phát triển bền vững theo định hướng, giữ vững ổn định chính trị, xã hội.
Cơ sở để hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế đó chính là hệ thống pháp
luật chưa hoàn chỉnh, nội dung nhiều luật, pháp lệnh thiếu các quy định điều chỉnh
các quan hệ mới phát sinh trên thực tế hoặc do phải loại bỏ các quy định không còn
phù hợp với yêu cầu đặt ra của quá trình phát triển kinh tế; quá trình thực thi các
văn bản thuộc hệ thống pháp luật kinh tế vừa thiếu, vừa không đầy đủ, cần phải có
chiến lược chương trình xây dựng pháp luật chung để tiếp tục hoàn thiện hệ thống
pháp luật kinh tế. Do đó, đặt ra vai trò của Quốc hội trọng việc hoàn thiện hệ thống
pháp luật kinh tế chính là tạo ra các văn bản gốc cho hệ thống pháp luật kinh tế.
Yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế trước hết là việc hoàn thiện
các văn bản luật, pháp lệnh điều chỉnh các quan hệ kinh tế là đòi hỏi cấp thiết trong
quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Đó là việc hợp pháp hóa
các quan hệ kinh tế trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa lên
thành các quy phạm pháp luật có tính chất bắt buộc chung đối với mọi chủ thể tham
gia; hạn chế sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật. Hoàn thiện hệ thống pháp
17
luật về kinh tế cũng chính là việc thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng thành
pháp luật một cách thường xuyên. Điều này thể hiện bản chất giai cấp của pháp luật.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế là cơ sở pháp lý cơ bản quan trọng
trong hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế; hệ thống pháp luật kinh tế càng hoàn
thiện thì chức năng quản lý nhà nước càng chặt chẽ có hiệu quả cao. Thông qua
thực tiễn công tác quản lý nhà nước về kinh tế, nhà nước từng bước bổ sung, sửa
đổi hệ thống pháp luật kinh tế ngày càng thực tế và thích hợp hơn.
Hệ thống pháp luật về kinh tế trong quá trình hoàn thiện phải luôn bám sát
chủ trương, đường lối của Đảng. Chính việc hoàn thiện hệ thống pháp luật trong sự
nghiệp phát triển đất nước góp phần hình thành một trật tự pháp lý, vừa mang tính
khách quan, tính hệ thống và tính thống nhất của pháp luật về cả nội dung và định
hướng điều chỉnh của pháp luật trong cơ chế thị trường.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế hiện nay cũng chính là yêu cầu
nâng cao vai trò của các đạo luật trong lĩnh vực kinh tế, nâng cao vai trò lập pháp
của Quốc hội trong việc điều chỉnh các quan hệ kinh tế bằng các đạo luật.
Nội dung của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung cũng như trong
lĩnh vực kinh tế nói riêng, nhất là đối với hoạt động xây dựng luật, pháp lệnh của
Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, bao gồm:
- Bảo đảm chất lượng các văn bản luật, pháp lệnh: Các đạo luật, pháp lệnh
phải được xây dựng dựa trên căn cứ khoa học và cơ sở thực tế, đáp ứng được mục
tiêu đề ra. Để đảm bảo chất lượng của các văn bản luật đòi hỏi các dự án luật phải
được nghiên cứu kỹ lưỡng, đảm bảo sự tham gia của các chuyên gia, của các chủ
thể sẽ trở thành đối tượng áp dụng của văn bản pháp luật khi ban hành. Các quy
định của luật, pháp lệnh phải cụ thể, dễ hiểu để giảm bớt tình trạng có quá nhiều văn
bản hướng dẫn thi hành, từ đó hạn chế tính kịp thời của luật, sự thiếu chính xác, sai
lệch trong các văn bản hướng dẫn, kịp nâng lên các pháp lệnh, nghị định ủy quyền
lên thành luật khi đã có đủ điều kiện.
- Bảo đảm về số lượng văn bản luật, pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực kinh
tế, đáp ứng yêu cầu quản lý đất nước bằng pháp luật, nhất là các đạo luật trong lĩnh
vực kinh tế; đồng thời bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
18
1.1.3. Vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về
kinh tế
1.1.3.1. Vai trò của Quốc hội trong việc quyết định kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội
Bất kỳ quốc gia nào, trong quản lý kinh tế cũng đều xây dựng kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn nhất định. Ở Việt Nam, với nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thì việc quyết
định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là một yêu cầu tất yếu, tạo cơ sở cho việc
điều hành, quản lý nền kinh tế theo đúng quỹ đạo đã định. Và chủ thể quyết định
không ai khác là Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
Tại khoản 3 Điều 84 Hiến pháp 1992 quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của
Quốc hội: “Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được Quốc hội quyết định gồm kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm. Cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội được dựa trên sự vận động khách quan nền kinh tế và định hướng
của nhà nước (đây là điểm khác so với những quyết định mang tính chỉ tiêu, pháp
lệnh trước đây). Trong đó, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được Quốc hội quyết
định trên cơ sở các Nghị quyết của Đại hội Đảng về chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm.
Trong đó kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm được xem như là việc lựa
chọn có căn cứ khoa học các mục tiêu lâu dài và cơ bản của sự nghiệp phát triển
kinh tế, gắn liền với việc lựa chọn các phương tiện, biện pháp chủ yếu để đạt được
các mục tiêu đó. Các nước dù có chế độ xã hội khác nhau đều phải vạch ra các mục
tiêu kế hoạch cho nền kinh tế. Mỗi địa phương và ngành đều phải có kế hoạch nục
tiêu hoạt động của mình để hoạt động được chủ động hơn. Ngoài cơ sở xuất phát từ
nhu cầu xã hội và tiềm năng của đất nước, kế hoạch cần thiết phải dựa vào sức
mạnh của sự hợp tác quốc tế. Việc xây dựng các kế hoạch chiến lược phải gắn với
kế hoạch của các cấp, các ngành và kế hoạch ngắn hạn bảo đảm những cân đối chủ
yếu của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong toàn quốc.
Kế hoạch nhà nước luôn quán triệt 3 yêu cầu cơ bản sau:
- Tính mềm dẻo (chỉ xác định những mục tiêu, những cân đối lớn);
19
- Tính hướng dẫn, bảo đảm sự năng động sáng tạo của chủ thể thừa hành,
đây không phải là mệnh lệnh cứng nhắc;
- Tính hiện thực và khả thi.
Nội dung của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước 5 năm cũng
có những nội dung sau:
- Nhiệm vụ kế hoạch 5 năm: trong đó gồm việc xác định nhiệm vụ tổng quát
các kế hoạch, đưa ra nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm cùng với
những chương trình và lĩnh vực phát triển.
- Các giải pháp lớn của kế hoạch 5 năm.
Trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, Quốc hội quyết định
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm. Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội bao giờ cũng được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp cuối
năm. Về nội dung các Nghị quyết này gồm những nội dung sau:
- Đánh giá tình hình, trong đó khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội
của năm qua (những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân);
- Mục tiêu tổng quát và chỉ tiêu chủ yếu của năm;
- Các nhiệm vụ và giải pháp chính;
- Tổ chức thực hiện.
Tuy các văn bản do Quốc hội ban hành dưới dạng nghị quyết về kinh tế - xã
hội không mang tên gọi như một đạo luật, nhưng quá trình soạn thảo, thẩm tra và
thông qua các văn bản này đều tuân thủ theo quy trình lập pháp chặt chẽ. Vì vậy,
giá trị hiệu lực của các văn bản đó được coi như các đạo luật khác.
1.1.3.2. Vai trò của Quốc hội trong hoạt động giám sát tối cao đối lĩnh
vực kinh tế
Về thực hiện quyền giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước ở nhiều nước
chỉ nhằm mục đích thực hiện chức năng lập pháp được tốt, chức năng giám sát được
xuất phát từ chức năng lập pháp. Đối với Quốc hội Việt Nam, theo Điều 1 của Luật
hoạt động giám sát:“Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt
động của nhà nước” nên việc thực hiện chức năng giám sát đối với toàn bộ hoạt
20
động của bộ máy nhà nước là một trong những chức năng quan trọng của Quốc hội
thể hiện quyền lực nhà nước thống nhất không có sự mâu thuẫn, chồng chéo trong
hoạt động của các cơ quan nhà nước, giúp bộ máy nhà nước hoạt động đều đặn, có
hiệu quả, bảo đảm cho các cơ quan hoàn thành nhiệm vụ, quyền hạn được giao,
thực sự phục vụ nhân dân, của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tuy nhiên,
chức năng giám sát của Quốc hội Việt Nam cũng không nằm ngoài ý nghĩa truyền
thống của nó làm cơ sở, căn cứ giúp cho Quốc hội thực hiện tốt chức năng lập pháp.
Chủ thể thực hiện quyền giám sát là đại biểu Quốc hội, các cơ quan của
Quốc hội. Thông qua hoạt động giám sát sẽ giúp Quốc hội trong việc quyết định
những vấn đề quan trọng của đất nước trong lĩnh vực kinh tế cũng như việc Quốc
hội ban hành các văn bản luật điều chỉnh hoạt động kinh tế được đúng đắn, phù hợp
với thực tế, có tính khả thi cao.
Quốc hội thực hiện chức năng giám sát với nhiều hình thức và biện pháp khá
đa dạng. Theo Điều 7 của Luật hoạt động giám sát, Quốc hội giám sát thông qua các
hoạt động sau đây: “Xem xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường
vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
Xem xét báo cáo của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về tình hình thi hành Hiến pháp,
luật, nghị quyết của Quốc hội; Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch
nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân
dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật,
nghị quyết của Quốc hội; Xem xét việc trả lời chất vấn của Chủ tịch nước, Chủ tịch
Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ,
Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
Thành lập Uỷ ban lâm thời để điều tra về một vấn đề nhất định và xem xét báo cáo
kết quả điều tra của Uỷ ban”. Có thể qua các nội dung giám sát trên, hoạt động
giám sát việc thi hành Hiến pháp, Luật của Quốc hội là cơ sở quan trọng không thể
thiếu trong việc đề cao vai trò của Quốc hội đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp
luật của Quốc hội nói chung và hệ thống pháp luật kinh tế nói riêng.
Bởi lẽ, “nếu coi việc ban hành được một văn bản pháp luật là điểm cuối
cùng của công việc điều chỉnh pháp luật thì đó là “ảo tưởng về luật”. Ảo tưởng
đó dẫn đến chỗ, sau khi ban hành xong luật, các cơ quan và những người có
trách nhiệm không chú ý đến việc thi hành luật, không kiểm tra, giám sát quá
21
trình đó, không còn chú ý tạo điều kiện cho pháp luật đi vào cuộc sống và xem
hiệu quả thực tế của nó” [79, tr. 175]. Như trong bài phát biểu của đồng chí
Tổng Bí thư Đỗ Mười tại phiên khai mạc kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa IX có
viết: “Quốc hội ta không chỉ là cơ quan bàn và thông qua các quyết định mà còn
là cơ quan hành động, không chỉ thông qua luật mà còn giám sát việc thi hành
các luật đó” [74, tr. 40]. Nhiệm vụ giám sát của Quốc hội nhằm làm cho những
quy định của Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội được thi hành triệt để và
thống nhất.
Qua hoạt động giám sát việc thực hiện Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp
lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong lĩnh vực kinh tế, Quốc hội dễ phát hiện
thấy những bất cập, những khoảng trống hay sự lạc hậu của các văn bản pháp luật,
pháp lệnh trong cuộc sống, để từ đó có cơ sở thực tiễn cho việc hoàn thiện hệ thống
pháp luật về kinh tế.
Ví dụ: Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XII tổ chức Đoàn giám sát của Uỷ
ban thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư xây dựng
cơ bản sử dụng vốn nhà nước ở các Bộ, ngành, địa phương từ năm 2005 đến năm
2007. Qua kiến nghị cuộc giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội quyết
định điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh để sửa đổi, bổ sung các luật
có liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản vừa được thông qua tại kỳ họp
thứ 5, Quốc hội khóa XII để phù hợp với tình hình thực tế đặt ra.
Ngoài ra, các Ủy ban của Quốc hội thực hiện quyền giám sát theo lĩnh vực
mình phụ trách bằng việc tổ chức các Đoàn đi giám sát thực tế tại các đơn vị, cơ sở
về việc thực hiện Nghị quyết, Luật của Quốc hội; Nghị quyết, Pháp lệnh của Ủy ban
thường vụ Quốc hội trong lĩnh vực kinh tế.
Trong số các chủ thể thực hiện quyền giám sát của Quốc hội, Ủy ban Kinh tế
là cơ quan chuyên môn giúp Quốc hội thực hiện chức năng theo dõi giám sát hoạt
động thuộc lĩnh vực kinh tế.
Kết quả của việc giám sát có thể dẫn tới việc bãi bỏ văn bản của Chính phủ
có nội dung trái Hiến pháp, Luật hoặc việc quy định trách nhiệm đối với người thực
hiện hành vi sai trái, gây hậu quả hoặc hình thành kiến nghị, làm cơ sở cho việc ban
hành, sửa đổi, bổ sung Luật, Nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, Nghị quyết của
Ủy ban thường vụ Quốc hội.
22
1.1.3.3. Sự tác động giữa các mặt hoạt động của Quốc hội tới việc hoàn
thiện hệ thống pháp luật về kinh tế
Có thể thấy, hoạt động lập pháp của Quốc hội chi phối đến mọi hoạt động
khác. Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XI, Tổng Bí thư Nông
Đức Mạnh đã phát biểu:“vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền phụ thuộc rất lớn
vào việc xây dựng pháp luật mà nội dung trung tâm là hoạt động làm luật của Quốc
hội. Quyền lực của Quốc hội được kết tinh trong các quy định của luật. Do vậy, có
thể nói, quyền lực thực tế của Quốc hội được đo bằng hiệu lực thực tế của các đạo
luật trong thực tiễn” [26, tr. 1].
Tuy nhiên, trong các hình thức và biện pháp Quốc hội sử dụng để thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của mình có quan hệ biện chứng với nhau, tác động qua lại lẫn
nhau, đó là:
- Cơ cấu tổ chức của Quốc hội ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động lập pháp
trong lĩnh vực kinh tế đó là, trong điều kiện hiện nay, khi yêu cầu xây dựng các văn
bản pháp luật ngày càng nhiều và việc thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc
hội cần phải được tiến hành thường xuyên hơn, thì cần phải có những cơ quan đủ
sức để giúp Quốc hội thực hiện có hiệu quả trên các phương diện đó; cơ cấu đại
biểu Quốc hội tham gia Ủy ban Kinh tế chưa phù hợp, còn mang tính cơ cấu vùng
miền không mang tính chuyên sâu trong lĩnh vực kinh tế và luật kinh tế.
- Quy trình thủ tục làm việc của Quốc hội tại kỳ họp, phiên họp và trong thời
gian giữa hai kỳ họp Quốc hội.
- Mối quan hệ phối hợp giữa các chủ thể tham gia hoạt động lập pháp trong
lĩnh vực kinh tế.
- Kỹ năng hoạt động của đại biểu Quốc hội.
- Hiệu quả hoạt động giám sát tác động trở lại với hoạt động xây dựng pháp
luật như sửa đổi bổ sung hay ban hành mới luật theo đề nghị phát hiện từ thực trạng
giám sát.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật kinh tế nói
riêng là cơ sở tạo điều kiện môi trường cho các hoạt động kinh tế và cơ quan quản
lý nhà nước thi hành; là cơ sở pháp lý cho việc kiểm tra giám sát việc thực hiện và
tuân thủ theo pháp luật; là cơ sở pháp lý cho việc xét xử các vụ án kinh tế.
23
Bởi lẽ, chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban thường
vụ Quốc hội được xây dựng trên cơ sở ưu tiên những dự án luật, pháp lệnh có tính
bức xúc gắn với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trước mắt và trong
từng giai đoạn. Ngược lại, các luật, pháp lệnh điều chỉnh lĩnh vực kinh tế được
Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành có ý nghĩa rất lớn đến việc thực
hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
1.2. Thẩm quyền lập pháp của Quốc hội trong lĩnh vực kinh tế
1. 2.1. Khái niệm thẩm quyền lập pháp của Quốc hội trong lĩnh vực kinh tế
Vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế
chính là yêu cầu của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế trong giai đoạn
hiện nay và hoạt động lập pháp của Quốc hội nói chung cũng như việc hoàn thiện
hệ thống pháp luật về kinh tế nói riêng đòi hỏi phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.
Thể chế hóa cương lĩnh, đường lối chủ trương của Đảng là một nhiệm vụ chính trị
của Quốc hội thông qua việc ban hành các đạo luật, nghị quyết. Quốc hội xây dựng
luật, nghị quyết để điều chỉnh những vấn đề bức thiết trong các lĩnh vực kinh tế, văn
hóa, quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, tiến tới hoàn thiện hệ
thống pháp luật đồng bộ, có chất lượng. Quá trình chuẩn bị và thông qua các dự án
luật, đảm bảo quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng. Phát huy dân chủ trong
công tác xây dựng pháp luật. Tuy nhiên, cần phân định rõ chức năng lãnh đạo của
Đảng với chức năng lập pháp của Quốc hội. Các cơ quan Đảng không quyết định
thay Quốc hội, mà chỉ đề ra chủ trương đường lối, nguyên tắc chỉ đạo để Quốc hội
tự quyết định về mặt nhà nước.
Thẩm quyền lập pháp của Quốc hội nói chung và thẩm quyền lập pháp của
Quốc hội trong lĩnh vực kinh tế nói riêng đã được ghi nhận trong Hiến pháp: “Quốc
hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp” [41, Điều 83] và Luật Tổ
chức của Quốc hội.
Về tính chất: Thẩm quyền lập pháp của Quốc hội là thẩm quyền tối cao, bắt
nguồng từ vị trí tính chất của Quốc hội, chỉ có Quốc hội mới có thẩm quyền đó các
cơ quan khác không có.
Về nội dung: Các văn bản do Quốc hội ban hành có giá trị và hiệu lực cao,
các văn bản do cơ quan khác ban hành là để chấp hành, thi hành các văn bản của
Quốc hội.
24
Yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực kinh tế là một hoạt
động không bao giờ ngừng, nó luôn luôn là vấn đề bức xúc vì các quan hệ kinh tế -
đối tượng điều chỉnh của pháp luật vận động không ngừng. Do vậy, khi nói đến sự
hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế là nói đến yêu cầu của việc xây dựng luật,
pháp lệnh trong từng giai đoạn, căn cứ vào chiến lược, đường lối phát triển đất nước
của Đảng và nhà nước.
Thực chất mục đích của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế là nói
đến sự đòi hỏi của pháp luật thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng về chính
sách phát triển kinh tế được xác định trong từng giai đoạn. Mục đích của việc hoàn
thiện hệ thống pháp luật về kinh tế hiện nay là: “Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp
luật về kinh tế thị trường, tạo lập đồng bộ và vận hành thông suốt các loại thị
trường, để các giao dịch thị trường diễn ra phù hợp với các nguyên tắc của thị
trường”. [19, tr. 240, 241]
Để đáp ứng đòi hỏi của việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói
chung, cũng như hệ thống pháp luật về kinh tế nói riêng trong bối cảnh kinh tế - xã
hội hiện nay của nước ta, hoạt động lập pháp của Quốc hội phải tuân thủ và thực
hiện theo các quy trình nhất định.
Khác với các quy định các bản Hiến pháp trước đó, để đảm bảo cho hoạt
động lập pháp được thực hiện một cách có hiệu quả, tập trung giải quyết các vấn đề
bức xúc của xã hội cần điều chỉnh bằng pháp luật, Hiến pháp 1992 đã quy định về
thẩm quyền của Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Sở dĩ
có quy định này là hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay đang thiếu nhiều, chưa
đồng đều, chưa đáp ứng đủ yêu cầu điều chỉnh xã hội bằng pháp luật; đồng thời để
khắc phục tình trạng cơ quan soạn thảo chỉ chuẩn bị những dự án luật dễ, bỏ lại
những dự án luật bức xúc, phức tạp.
Để đảm bảo cho hoạt động lập pháp của Quốc hội được tiến hành thuận lợi,
có hiệu quả, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 quy định rõ về
trình tự, thủ tục thông qua dự án luật, mà ta quen gọi là trình tự lập pháp. Trình tự
lập pháp bao gồm các bước: Từ khâu soạn thảo đến trình dự án luật, thảo luận dự án
luật, biểu quyết thông qua dự án luật và công bố luật đã được thông qua.
25
1.2.2. Nội dung thẩm quyền lập pháp của Quốc hội trong lĩnh vực kinh tế
1.2.2.1. Thẩm quyền của Quốc hội trong việc quyết định chƣơng trình
xây dựng luật, pháp lệnh
Theo Điều 72 Luật Tổ chức Quốc hội quy định:“Quốc hội quyết định
chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của cả nhiệm kỳ Quốc hội và chương trình
hàng năm theo đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Các dự án luật trước khi
trình ra Quốc hội phải được Hội đồng dân tộc hoặc Uỷ ban hữu quan của Quốc hội
thẩm tra, Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến và được gửi đến đại biểu Quốc hội
chậm nhất là hai mươi ngày trước ngày khai mạc kỳ họp; Đối với dự án luật do Uỷ
ban thường vụ Quốc hội trình thì Quốc hội quyết định cơ quan thẩm tra hoặc thành
lập Uỷ ban lâm thời để thẩm tra dự án luật đó.”
Căn cứ của việc lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; trình tự
xem xét, thông qua dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội
được thực hiện theo Điều 26, 27 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Việc thông qua chương trình xây dựng luật, pháp lệnh có ý nghĩa pháp lý và
thực tiễn quan trọng. Điều này đã giúp cho hoạt động lập pháp của Quốc hội được chủ
động và mang tính khoa học; phân định xác định nhu cầu và thứ bậc ưu tiên các đạo
luật, pháp lệnh cần ban hành, bảo đảm tính thống nhất, toàn diện, ổn định và khả thi
của hệ thống pháp luật; đảm bảo tập trung vào xây dựng các dự án luật pháp lệnh điều
chỉnh những vấn đề bức xúc, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, phù hợp với nguyện
vọng của nhân dân. Đồng thời, việc lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đòi hỏi
và là cơ sở lập chương trình lập quy của Chính phủ và các bộ, ngành.
Việc lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh cũng phải thông qua quy
trình chặt chẽ báo gồm các bước: Đề xuất kiến nghị; lập dự kiến chương trình; thẩm
tra chương trình; lập dự án chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; thông qua
chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; triển khai thực hiện chương trình xây dựng
luật, pháp lệnh.
Trong việc xây dựng và thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của
Quốc hội, việc phân công đúng cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra là rất quan
trọng, đảm bảo cho dự án luật đi đúng định hướng. Các cơ quan soạn thảo phải chịu