Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Vai trò lãnh đạo của tỉnh ủy đối với chính quyền địa phương trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 123 trang )





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT



CAO THỊ THU HIỀN



VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA TỈNH UỶ ĐỐI VỚI
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY
(Qua ví dụ của tỉnh Nam Định)





Chuyên ngành : Lý luận và Lịch sử Nhà nước pháp luật
Mã số : 60 38 01



LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Nguyễn Đăng Dung








HÀ NỘI - 2007


MC LC
TấN MC
TRANG
Trang ph bỡa

Li cam oan

Danh mc ch vit tt

Mc lc

PHN M U
1
PHN NI DUNG
6
Chng 1: những vấn đề lý luận cơ bản về vai trò
lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với chính quyền địa
ph-ơng
6
1.1. Sự lãnh đạo của đảng với Nhà n-ớc dân chủ là cần thiết
6

1.2. Khỏi nim, v trớ, chc nng ca Tnh u
11
1.2.1. Khỏi nim, c cu ca Tnh u
11
1.2.1.1. Khỏi nim Tnh u
11
1.2.1.2. C cu ca Tnh u
12
1.2.2. Chc nng
13
1.2.2.1. Chc nng Tnh u
13
1.2.2.2. Chc nng Ban thng v
14
1.2.2.3. Chc nng thng trc Tnh u
16
1.2.3. V trớ ca Tnh u
18
1.2.3.1. V trớ ca Tnh u trong h thng ng
18
1.2.3.2. V trớ ca Tnh u trong quan h vi chớnh quyn a
phng
19
1.3 Vai trũ lónh o ca Tnh u i vi chớnh quyn a
phng trong iu kin xõy dng NNPQ
20
1.3.1. Khỏi nim, vai trũ ca chớnh quyn a phng nc ta
20



hin nay
1.3.1.1. Khỏi nim chớnh quyn a phng
20
1.3.1.2. Vai trũ ca chớnh quyn i phng trong iu kin xõy
dng NNPQ, hi nhp kinh t quc t
22
1.3.2. Mi quan h gia Tnh u v chớnh quyn a phng
25
1.3.3. Phng thc lónh o ca Tnh u i vi chớnh quyn
27
1.3.3.1. Khỏi nim phng thc lónh o
27
1.3.3.2. Cỏc phng thc lónh o ca Tnh u i vi chớnh quyn
28
Kt lun chng 1
35
Chng 2: VAI TRề LNH O CA TNH U I VI
CHNH QUYN A PHNG QUA THC TIN TI TNH
NAM NH
36
2.1. Vai trò lãnh đạo của Tỉnh uỷ Nam Định đối với chính
quyền địa ph-ơng tr-ớc thời kỳ đổi mới (1976- 1986)
36
2.1.1. Nhn thc v vai trũ lónh o ca Tnh u H Nam Ninh
i vi chớnh quyn
37
2.1.2. Ni dung lónh o ca Tnh u
38
2.1.2.1. ra ng li, ch trng
38

2.1.2.2. Lónh o thụng qua t chc cỏn b
40
2.1.2.3. Lónh o qua cụng tỏc kim tra
43
2.1.3. Hn ch
43
2.1.4. Nguyờn nhõn ca hn ch
45
2.2. Vai trũ lónh o ca Tnh u Nam nh i vi chớnh
quyn a phng trong thi k i mi (1986 n nay)
47
2.2.1. S lónh o ca Tnh u H Nam Ninh giai on 1986-
1992
48
2.2.1.1. Nhn thc v s lónh o ca Tnh u i vi chớnh quyn
49


2.2.1.2. Nội dung lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với chính quyền
50
2.2.1.3. Kết quả lãnh đạo của Tỉnh uỷ
53
2.2.1.4. Nguyên nhân kết quả
56
2.2.2. Sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Nam Hà giai đoạn 1992- 1997
59
2.2.2.1. Nhận thức về sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ
59
2.2.2.2. Nội dung lãnh đạo của Tỉnh uỷ
60

2.2.2.3. Kết quả lãnh đạo
64
2.2.2.4. Nguyên nhân kết quả
67
2.2.3. Sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Nam Định giai đoạn 1997 đến
nay
68
2.2.3.1. Nhận thức về sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với chính quyền
68
2.2.3.2. Nội dung lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với chính quyền
69
2.2.3.3. Kết quả lãnh đạo đối với chính quyền
76
2.2.3.4. Nguyên nhân kết quả
80
2.3. Thực trạng lãnh đạo của Tỉnh uỷ Nam Định đối với chính
quyền địa phương hiện nay
81
2.3.1. Kết quả đạt được
81
2.3.2. Những hạn chế trong lãnh đạo chính quyền của Tỉnh uỷ
82
2.4. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo
của Tỉnh uỷ đối với chính quyền địa phương trong giai đoạn xây
dựng NNPQ Việt Nam hiện nay
95
2.4.1. Sửa đổi bổ sung hoàn thiện, xây dựng quy chế, tăng cường
trách nhiệm của Bí thư tỉnh uỷ
95
2.4.2. Nâng cao nhận thức về vai trò lãnh đạo của Tỉnh uỷ

96
2.4.3. Bí thư Tỉnh uỷ kiêm làm Chủ tịch UBND Tỉnh
96
2.4.4. Khi lãnh đạo bầu cử Đại biểu HĐND và bầu các chức
danh cán bộ quản lý thì Tỉnh uỷ nên có định hướng rõ ràng đảm
98


bảo giới thiệu ít nhất hai người ngang nhau cho một chức danh
2.4.5. Đảm bảo tổ chức tốt việc phối hợp giữa lãnh đạo và quản

99
2.4.6. Tăng cường công tác kiểm tra trong việc chấp hành
nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng
100
2.4.7. Tỉnh uỷ cần xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ thoả đáng
để thu hút nhân tài về công tác ở các cơ quan Đảng, chính quyền
trong Tỉnh
101
2.4.8. Nâng cao năng lực trách nhiệm của Tỉnh uỷ viên nói
riêng, cán bộ Đảng viên nói chung
102
2.4.9. Tỉnh uỷ nên xây dựng một địa chỉ liên lạc để trưng cầu dân
ý về vấn đề:“Tiềm năng và các biện pháp phát huy tiềm năng, thế
mạnh của Tỉnh Nam Định trong nền kinh tế thị trường thời kỳ hội
nhập” qua các hình thức trực tiếp, gián tiếp
103
2.4.10. Tỉnh uỷ lãnh đạo cần linh hoạt căn cứ vào thực tế địa
phương, xác định rõ đối tượng, mục đích, phát huy quyền chủ động
sáng tạo và tính chịu trách nhiệm cao của chính quyền trong nền

kinh tế thị trường
103
Kết luận chương 2
103
PHẦN KẾT LUẬN
105
TÀI LIỆU THAM KHẢO
106





DANH MC CH VIT TT

STT
CH VIT Y
CH VIT TT
1.
Ban chấp hành
BCH
2.
Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
CNH - HĐH
3.
Hội đồng nhân dân
HĐND
4.
Nhà n-ớc Pháp quyền
NNPQ

5.
Toà án nhân dân
TAND
6.
Trung -ơng
TW
7.
Uỷ ban nhân dân
UBND
8.
Viện Kiểm sát nhân dân
VKSND
9.
Xã hội chủ nghĩa
XHCN

















1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau khi Liên Xô tan rã, mô hình XHCN truyền thống dường như bị sụp
đổ. Tuy nhiên, một số nước vẫn kiên định đi lên CNXH theo cách riêng của
mình, trong đó có Việt Nam.
Trong văn kiện Đại hội VI đến Đại hội X, Đảng ta đều khẳng định: Xây
dựng Nhà nước XHCN của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản Việt Nam. Những thành tựu mà chúng ta đã đạt được trong đấu
tranh cách mạng giành chính quyền, trong quá trình phát triển đất nước đã
khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là tất yếu và không
thể phủ nhận. Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước nói
chung, sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với chính quyền địa phương nói riêng là
nhân tố quyết định đảm bảo sự phát triển đất nước. Đặc biệt hiện nay, trong
quá trình xây dựng Nhà nước Pháp quyền, hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh
những cơ hội, chúng ta phải đối mặt với những thách thức khó khăn. Điều đó
đòi hỏi chúng ta phải khẳng định sự lãnh đạo của Đảng để nâng cao vai trò
lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nói chung, vai trò lãnh đạo của Tỉnh uỷ
đối với chính quyền địa phương nói riêng.
Văn kiện Đại hội X của Đảng ghi rõ “Trong những năm tới, phải dành
nhiều công sức tạo được chuyển biến rõ rệt về xây dựng Đảng, phát huy
truyền thống cách mạng bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong của
Đảng…, có phương thức lãnh đạo khoa học” [10, tr. 159].
Xây dựng Nhà nước Pháp quyền XHCN Việt Nam, chúng ta cần phát huy
sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, mà hệ thống chính trị vận hành
theo cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Như vậy
vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là điều kiện tiên quyết.



2
Những thách thức hiện nay mà chúng ta phải đối mặt trong nền kinh tế thị
trường, hội nhập kinh tế quốc tế trong quá trình xây dựng NNPQ là:
- Phát triển đất nước theo chế độ một đảng hay đa đảng?
- Vai trò lãnh đạo của Đảng có thể bị lu mờ
- Các thế lực thù địch từ bên ngoài luôn tìm cách chia rẽ sự đoàn kết dân
tộc, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng nhằm âm mưu lật đổ chính
quyền…
Điều đó đòi hỏi chúng ta cần nghiên cứu, có biện pháp nâng cao vai trò
lãnh đạo của Đảng để phát huy lợi thế, đẩy lùi nguy cơ thách thức, đưa đất
nước vững vàng vượt qua mọi khó khăn, xây dựng đất nước phát triển theo
hướng văn minh, hiện đại. Văn kiện Đại hội khẳng định vai trò lãnh đạo của
Đảng và “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước” [9, tr.114] đòi
hỏi Đảng phải tự đổi mới, nhạy bén trong quyết sách đường lối để vận dụng
phù hợp với hoàn cảnh thực tại ở Việt Nam. Trong điều kiện Đảng cầm quyền,
muốn tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hệ thống tổ chức của Đảng phải mạnh
từ TW đến cơ sở.
Trong phạm vi địa phương, cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh là Tỉnh
uỷ. Tỉnh uỷ có vai trò rất lớn trong việc lãnh đạo Nhà nước đảm bảo phát triển
kinh tế - xã hội ở địa phương. Vai trò này được thể hiện như thế nào trong
thời đại mới? làm thế nào để tăng cường hiệu lực lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối
với chính quyền để chính quyền hoạt động hiệu quả? Đây là vấn đề mang tính
thời sự mà ta cần nghiên cứu để nâng cao vai trò lãnh đạo của Tỉnh uỷ trong
giai đoạn hiện nay. Đây là lý do giúp tôi tìm hiểu vấn đề này.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề Đảng lãnh đạo Nhà nước, nhiều công trình nghiên cứu
mới dừng lại ở tầm vĩ mô như : “Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà



3
nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước Pháp quyền XHCN của dân do dân
vì dân” của Phạm Ngọc Quang, Ngô Kim Ngân đồng chủ biên (2007).
Trong phạm vi địa phương, nghiên cứu về vai trò lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối
với chính quyền là vấn đề mới, chưa có công trình lớn nào nghiên cứu, hiện nay
chỉ có một vài bài viết về nhỏ đề cập lĩnh vực hẹp ở một số địa phương trên các
tạp chí chuyên ngành xây dựng Đảng, tạp chí Cộng sản, hơn nữa tài liệu của
Đảng ở dạng chủ trương, thường là tài liệu “mật” liên quan đến những vấn đề
nhạy cảm vì vậy người nghiên cứu khó tiếp cận tài liệu. Tuy nhiên trên cơ sở:
- Theo sự hướng dẫn của thầy giáo
- Tham khảo ý kiến của cán bộ, đảng viên, trao đổi cùng đồng nghiệp
- Tìm hiểu thực tiễn, đọc tài liệu
- Tham khảo, kế thừa các bài viết về vấn đề này
Tác giả đã hoàn thành luận văn “Vai trò lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với chính
quyền địa phương trong giai đoạn hiện nay (qua ví dụ của tỉnh Nam Định)”.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Luận văn nghiên cứu về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nói
chung, vai trò lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với chính quyền địa phương nói riêng
qua thực tiễn tại tỉnh Nam Định với mục đích:
- Làm rõ những vấn đề phù hợp và chưa phù hợp, gắn lý luận với thực
tiễn để luận giải vấn đề.
- Đề xuất phương hướng nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối
với chính quyền địa phương trong giai đoạn xây dựng Nhà nước Pháp quyền
Việt Nam hiện nay, góp phần xây dựng Đảng vững mạnh, đảm bảo là lực
lượng lãnh đạo Nhà nước có hiệu quả, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Nhiệm vụ của luận văn:
- Nghiên cứu thực tiễn sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Nam Định trước thời kỳ
đổi mới và trong thời kỳ mới hiện nay.



4
- Phân tích những vấn đề lý luận về vai trò lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với
chính quyền địa phương.
- Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, luận văn đưa ra một số kiến nghị
nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo của Tỉnh uỷ, tăng cường tính hiệu lực, hiệu
quả trong lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với chính quyền trong giai đoạn xây dựng
Nhà nước Pháp quyền của dân, do dân, vì dân.
4. Giới hạn của luận văn
Tỉnh uỷ với vai trò là hạt nhân của hệ thống chính trị ở địa phương lãnh
đạo toàn diện các hoạt động của toàn bộ hệ thống chính trị ở địa phương, tuy
nhiên trong phạm vi nghiên cứu hẹp hơn, luận văn chỉ đề cập đến vai trò lãnh
đạo của Tỉnh uỷ đối với chính quyền, cụ thể như:
- Đề ra chủ trương, đường lối, định hướng cho sự phát triển địa phương
trong từng thời kỳ.
- Thông qua công tác tổ chức cán bộ trong bộ máy chính quyền.
- Kiểm tra, giám sát đảng viên và các tổ chức Đảng trong việc chấp hành,
tổ chức thực hiện đường lối, chính sách, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của
Nhà nước.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn dùng các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp luận của phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
- Phương pháp phân tích, quy nạp, tổng hợp
- Phương pháp khảo sát thực tế, thống kê
- Phương pháp so sánh, logic…
6. Ý nghĩa của luận văn
- Luận văn giúp tôi hiểu hơn về sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước
trong phạm vi địa phương.


5

- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, giáo viên, cán bộ
công chức, viên chức quan tâm đến lĩnh vực này.



6
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn gồm 2 chương
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về vai trò lãnh đạo của tỉnh uỷ đối
với chính quyền địa phương
Chương 2: Vai trò lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với chính quyền Địa phương
qua thực tiễn tại tỉnh Nam Định

































7

PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VAI TRÒ LÃNH
ĐẠO CỦA TỈNH UỶ ĐỐI VỚI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG
1.1. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nƣớc dân chủ là cần thiết
Mỗi nhà nước dân chủ tồn tại cần có một chính đảng lãnh đạo; dân chủ là
giá trị của văn minh nhân loại mà bao đời nay loài người hướng tới. Trong
Nhà nước quân chủ, phong kiến, hình thức truyền ngôi đã hạn chế quyền tự
do, dân chủ của nhân dân trong việc tham gia công việc xã hội, quản lý Nhà
nước. Cách mạng Tư sản thành công đã đem lại quyền tự do dân chủ cho dân
thông qua bầu cử. Qua bầu cử, các tầng lớp nhân dân đã bầu ra đại diện của
mình trong cơ quan Nhà nước, trực tiếp hoặc gián tiếp quản lý xã hội. Như
vậy, bầu cử lập ra các chức danh trong cơ quan Nhà nước là đặc trưng của Nhà
nước dân chủ. Mà chủ thể đứng đằng sau các cuộc bầu cử là các Đảng chiếm
ưu thế. Nói cách khác, chủ thể lãnh đạo bầu cử là Đảng cầm quyền. Đảng đó

lãnh đạo bầu cử lập ra các cấp chính quyền, đề ra chủ trương đường lối cho
chính quyền hoạt động, đồng thời kiểm tra sự chấp hành đường lối mà đảng đề
ra.
Trong chế độ đại nghị, qua bầu cử, người dân uỷ quyền cho một Quốc hội
bầu ra một Chính phủ để điều hành đất nước, Chính phủ này hoạt động theo
đường lối Đảng cầm quyền, phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội.
Với Nhà nước Việt nam dân chủ cộng hoà, ngay từ khi thành lập, vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với Nhà nước đã được chứng minh. Đảng
Cộng sản Việt nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại diện của
đông đảo các tầng lớp nhân dân Việt nam, đại biểu cho lợi ích của tuyệt đại đa
số nhân dân lao động, chính đảng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Vai
trò đó đã được lịch sử và xã hội thừa nhận, “Đảng Cộng sản Việt Nam không


8
chỉ độc quyền lãnh đạo mà còn gắn liền với chủ nghĩa dân tộc và chủ quyền
Việt Nam” [46, tr.414]. Nhà nước Việt Nam từ khi thành lập đến nay luôn đặt
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đảng Cộng sản lãnh đạo toàn diện mọi
hoạt động của Nhà nước. Trong hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, Đảng cộng sản Việt Nam là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước
và xã hội” [29, tr.124], là bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân,
nhân dân lao động và của cả dân tộc, là nhân tố chủ yếu và vận động nhân dân
làm nên những thắng lợi huy hoàng, viết lên những trang sử vẻ vang của dân
tộc.
Thành lập năm 1930, sau 15 năm, Đảng đã lãnh đạo nhân dân làm cách
mạng tháng Tám thành công, tiến hành bầu Nghị viện nhân dân, lập nên Nhà
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, trở thành đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà
nước và xã hội. Cùng với sự phát triển của cách mạng, Đảng lãnh đạo nhân
dân đánh thắng thực dân, đế quốc, đem lại hoà bình, độc lập, tự do cho dân
tộc. Ngày nay, Đảng đã và đang lãnh đạo nhân dân ta thực hiện công cuộc đổi

mới, xây dựng “một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và
giàu mạnh”.
Sau Đại hội VI, vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam chính thức
được thể chế hoá trong điều 4 Hiến pháp 80, Hiến pháp 92. Nếu như ở Việt
Nam, Hiến pháp quy định “Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo
Nhà nước và xã hội” [29, tr.124] thì trong Nhà nước Tư bản, vai trò lãnh đạo
của đảng Tư sản không được Hiến pháp Tư sản quy định. Có thể nói, chính
thể Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam qua Hiến pháp khẳng định
rõ việc tổ chức quyền lực phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, đảng
của mọi giai cấp tầng lớp nhân dân, khác với chính thể các Nhà nước tư sản
đặt dưới sự lãnh đạo của đảng giai cấp Tư sản. Vậy ở Việt Nam, Đảng Cộng
sản là chính đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam.


9
Hơn nữa, thực tiễn ở nước ta, qua công tác thống kê, thường thường có
khoảng tới 90% tổng số các Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là đảng
viên [33, tr.429], số lượng đảng viên được nhân dân tín nhiệm bầu vào cơ
quan quyền lực chiếm vị trí đa số. Đây cũng là cơ sở cơ bản cho việc các cấp
uỷ đảng từ trung ương đến địa phương có quyền bố trí các cán bộ ưu tú của
mình giữ các chức vụ quan trọng trong các cơ quan nhà nước [33, tr.423].
Đảng cộng sản lập ra Chính phủ, cấp uỷ đảng ở địa phương thành lập ra cơ
quan hành pháp ở địa phương.
Như vậy: Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là do thực tiễn cách
mạng Việt Nam quy định. Nhân dân Việt Nam không chấp nhận sự lãnh đạo
của bất kỳ đảng nào khác ngoài đảng cộng sản Việt nam, mà cũng không cho
phép một lực lượng chính trị nào có thể “đối lập” với Đảng cộng sản Việt Nam.
Lịch sử đã trao cho Đảng Cộng sản Việt Nam vai trò là lực lượng duy nhất cầm
quyền, đảm nhiệm vai trò lịch sử thực hiện dân chủ. Chỉ một mình Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo vẫn có thể đảm bảo xã hội có dân chủ vì mục tiêu của

dân tộc đang đi tới hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của Đảng. “Ngoài mục đích
phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, Đảng ta không có mục đích gì khác” [46,
tr.418]. Đảng Cộng sản cầm quyền sẽ đảm bảo Nhà nước là Nhà nước của dân,
do dân, vì dân, nhân dân sẽ có điều kiện làm chủ bằng nhà nước.
Mặt khác, sự duy nhất lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là nhằm bảo
đảm sự thống nhất giữa chính trị và kinh tế. Hơn nữa nó còn nhằm bảo đảm
nền chuyên chính của giai cấp công nhân với toàn xã hội.
Vậy Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo sự nghiệp
cách mạng của cả dân tộc. Duy trì và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối
với Nhà nước và xã hội là quy luật thực thi quyền lực chính trị, lợi ích của nhân
dân Việt Nam. Mà quyền lực Nhà nước thuộc về Quốc hội và Hội đồng nhân


10
dân. Những nỗ lực của Đảng và Nhà nước là nhằm đề cao vai trò lãnh đạo của
Đảng và quyền lực của nhân dân, xuất phát từ lợi ích của dân, do dân, vì dân.
Đảng có vai trò là đội tiên phong chính trị, luôn luôn nhạy bén trong sách
lược và chiến lược để đề cao vai trò của quyền lực nhân dân trong điều kiện
một Đảng cầm quyền. Nói đến sự thống nhất của hệ thống chính trị là nói đến
sự tập hợp mọi lực lượng của xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng. Khẳng định
vai trò lãnh đạo của Đảng nói chung gắn liền với nhận thức sâu sắc của Đảng
ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh về vị trí lãnh đạo của giai cấp công nhân nước ta,
giai cấp cách mạng.
Nguyên tắc: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” là
nguyên tắc mà chúng ta phấn đấu thực hiện, gắn liền với mục tiêu xây dựng
Nhà nước dân chủ, NNPQ XHCN hiện nay.
Đối tượng lãnh đạo của Đảng là Nhà nước. Nhà nước dân chủ cần có
Đảng lãnh đạo. Mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước thể hiện mối quan hệ
giữa 2 loại quyền lực: Quyền lực chính trị và quyền lực Nhà nước. Những loại
quyền lực này đều được pháp luật nước ta thừa nhận.

Quyền lực chính trị của Đảng được hình thành do :
+ Đường lối chính trị đúng đắn
+ Uy tín của Đảng
+ Đảng có cơ sở sâu rộng trong nhân dân
+ Do thành quả cách mạng mà Đảng đã đem lại cho nhân dân.
Quyền lực Nhà nước dựa trên:
+ Cơ sở pháp luật
+ Sức mạnh bạo lực
+ Công cụ và bộ máy cưỡng chế.
Nhà nước nào cũng có quyền lực nhưng với đảng thì không phải đảng nào
cũng có quyền lực chính trị. Ở các nước tư bản, chỉ đảng nào có uy tín hơn


11
chiếm được đa số ghế trong Quốc hội, trở thành đảng cầm quyền mới có
quyền lực chính trị đối với xã hội. Ở nước ta, Đảng Cộng sản là đảng có uy
tín rất lớn và có cơ sở sâu rộng trong nhân dân, là Đảng duy nhất cầm quyền.
Đảng cầm quyền nào cũng lãnh đạo, chi phối quyền lực Nhà nước, chỉ có
hình thức tổ chức và phương thức lãnh đạo là khác nhau. Ở các nước Tư bản,
sự lãnh đạo của đảng cầm quyền đối với Nhà nước chủ yếu thông qua bộ
phận đảng viên của đảng đang nắm quyền lực Nhà nước. Ở nước ta sự lãnh
đạo của Đảng đối với Nhà nước thông qua tổ chức, bộ máy của Đảng. Bộ máy
đó hình thành ở các cấp hành chính. Ở Trung ương là TW Đảng, ở địa
phương là Tỉnh uỷ, Huyện uỷ.
Tỉnh uỷ lãnh đạo chính quyền địa phương là tất yếu. Nói đến vai trò lãnh
đạo của Tỉnh uỷ đối với chính quyền là nói đến tác động của Đảng đối với cơ
quan Nhà nước ở địa phương. Với vai trò là hạt nhân của hệ thống chính trị ở
địa phương, Tỉnh uỷ có vai trò tối cao trong địa hạt của mình. Đặc biệt trong
xu thế xây dựng Nhà nước Pháp quyền, hội nhập kinh tế quốc tế, Tỉnh uỷ
càng cần nhạy bén đưa ra đường lối đúng đắn phù hợp với địa phương để thúc

đẩy kinh tế- xã hội phát triển hoà nhập cùng đất nước.
Trong hệ thống chính trị, Nhà nước là trụ cột, Nhà nước mạnh thì hệ thống
chính trị mới vững. Vậy tăng cường sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với
Nhà nước nói chung, của Tỉnh uỷ đối với chính quyền địa phương nói riêng là
đảm bảo xây dựng Nhà nước giàu mạnh, phát triển, hệ thống chính trị vững
mạnh.
Đảng lãnh đạo nhưng không có nghĩa là Đảng đứng ngoài vòng Pháp luật
mà Đảng vẫn đặt mình trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
NNPQ mà chúng ta đang hướng tới là Nhà nước có bản chất tốt đẹp mà ở
đó những giá trị cao quý của con người được thừa nhận, đó là quyền tự do,
bình đẳng, dân chủ… Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy, chúng ta chỉ xây dựng


12
được NNPQ khi có sự lãnh đạo của Đảng. Cùng với cả nước, chính quyền địa
phương trong quá trình xây dựng NNPQ đòi hỏi tất yếu có sự lãnh đạo của
Tỉnh uỷ.
Khi Tỉnh uỷ lãnh đạo chính quyền là đảm bảo thực hiện nguyên tắc tập
trung dân chủ trong Đảng, đảm bảo giữ vững bản chất Nhà nước của dân, do
dân, vì dân.
Trong phạm vi rộng, Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng nhiều phương thức,
trong phạm vi địa phương, đảng bộ tỉnh lãnh đạo chính quyền thông qua BCH
Đảng bộ tỉnh (tỉnh uỷ).
1.2. Khái niệm, vị trí, chức năng của Tỉnh uỷ
1.2.1. Khái niệm, cơ cấu của Tỉnh uỷ:
1.2.1.1.Khái niệm Tỉnh uỷ:
Tỉnh uỷ là cơ quan lãnh đạo của Đảng ở cấp địa phương. Tỉnh uỷ (còn gọi
là Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh) là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ
giữa hai kỳ đại hội, chịu trách nhiệm trước cấp trên và Đảng bộ về việc lãnh
đạo toàn diện các mặt công tác của Đảng bộ và cả hệ thống chính trị của tỉnh,

thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh.
Theo Điều 19 điều lệ Đảng: “Cấp uỷ tỉnh, thành phố trực thuộc TW (gọi
tắt là Tỉnh uỷ, thành uỷ), cấp uỷ huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh
(gọi tắt là huyện uỷ, quận uỷ, thị uỷ, thành uỷ) lãnh đạo thực hiện Nghị quyết
đại hội đại biểu, Nghị quyết, Chỉ thị của cấp trên” [11, tr.32].
Hội nghị Tỉnh uỷ bầu Ban thường vụ, bầu Bí thư và Phó bí thư trong số
uỷ viên thường vụ; bầu uỷ ban kiểm tra; bầu Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra
trong số uỷ viên ban Kiểm tra. Số lượng uỷ viên ban thường vụ và uỷ viên uỷ
ban kiểm tra do cấp uỷ quyết định theo hướng dẫn của BCH Trung ương.
Ban thường vụ lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của đại hội
đại biểu, nghị quyết, Chỉ thị của cấp uỷ cùng cấp và cấp trên; quyết định


13
những vấn đề về chủ trương, tổ chức, cán bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị
nội dung các kỳ họp của cấp uỷ.
Thường trực cấp uỷ gồm bí thư, các phó bí thư, chỉ đạo kiểm tra thực
hiện Nghị quyết, Chỉ thị của cấp uỷ, của ban thường vụ và cấp uỷ cấp trên;
giải quyết công việc hàng ngày của đảng bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị
nội dung các kỳ họp ban thường vụ.
Tỉnh uỷ bầu ban thường vụ Tỉnh uỷ, bầu thường trực Tỉnh uỷ trong số uỷ
viên thường vụ, bầu Uỷ ban Kiểm tra, bầu chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra trong
số Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra.
+ Ban thường vụ Tỉnh uỷ thay mặt Tỉnh uỷ lãnh đạo toàn diện các mặt
công tác của Đảng bộ giữa hai kỳ hội nghị Tỉnh uỷ.
+ Thường trực Tỉnh uỷ thay mặt Ban thường vụ Tỉnh uỷ lãnh đạo điều
hành công việc của Tỉnh uỷ.
Kết luận: Như vậy nói về Tỉnh uỷ thì ban thường vụ có vai trò quan trọng.
Trong ban thường vụ thì thường trực Tỉnh uỷ nói chung và cá nhân người Bí
thư nói riêng có vai trò quyết định, lãnh đạo hoạt động chính quyền, lãnh đạo

toàn diện mọi mặt đưa địa phương phát triển.
1.2.1.2. Cơ cấu Tỉnh uỷ:
Trong cơ cấu Tỉnh uỷ có các cơ quan chức năng.
Các cơ quan chức năng thuộc Tỉnh uỷ (gọi chung là các ban của Tỉnh uỷ,
bao gồm: ban Dân vận, ban Tuyên giáo, ban Tổ chức, Uỷ ban kiểm tra Tỉnh
uỷ, Văn phòng Tỉnh uỷ, Báo và Trường Chính trị) là các cơ quan tham mưu
và phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp
của Ban thường vụ Tỉnh uỷ.
- Các ban:


14
+ Ban Dân vận: Tham mưu cho cấp uỷ về công tác dân vận để ra Nghị
quyết, thẩm định các kế hoạch của các đoàn thể và Mặt trận tổ chức, tham
mưu quản lý các hoạt động tôn giáo.
+ Ban Tuyên giáo: Tham mưu cho cấp uỷ ra Nghị quết, lãnh đạo về công
tác tư tưởng.
+ Ban tổ chức: Tham mưu cho Ban thường vụ, thường trực Tinh uỷ về
công tác tổ chức bộ máy, cán bộ đảng đoàn thể của Tỉnh, quản lý đảng viên,
chế độ, chính sách cán bộ.
- Văn phòng Tỉnh uỷ: là cơ quan tổng hợp, giúp cấp uỷ tổ chức và điều
hành công việc hàng ngày, là đơn vị quản lý tài chính của Đảng và là đầu mối
liên hệ giữa Tỉnh uỷ với các huyện uỷ, thành uỷ, ban cán sự Đảng, Đảng đoàn
và lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể của Tỉnh.Văn phòng tham mưu cho
ban thường vụ và thường trực Tỉnh uỷ ra các Nghị quyết, Chỉ thị…
- Uỷ ban kiểm tra: là cơ quan kiểm tra chuyên trách của Tỉnh uỷ, thực
hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Điều lệ Đảng; tham mưu
giúp Tỉnh uỷ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong
Đảng.
Uỷ ban kiểm tra Tỉnh uỷ tham mưu cho cấp uỷ ra Nghị quyết về công tác

kiểm tra Đảng viên chấp hành điều lệ đảng và kiểm tra kỷ luật đảng.
- Trường Chính trị là cơ quan đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh.
- Báo là cơ quan ngôn luận của Tỉnh uỷ, là tiếng nói của Đảng bộ, chính
quyền và nhân dân trong tỉnh, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của
Ban thường vụ Tỉnh uỷ.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CÁC CƠ QUAN ĐẢNG Ở CẤP TỈNH



Đại hội Đại
biểu Đảng bộ
tỉnh

- Ban Thường vụ
- Bí thư, Phó Bí thư
- Uỷ ban kiểm tra
Ban chấp hành
Đảng bộ tỉnh
(Tỉnh uỷ)
- Văn phòng, các ban,
báo, trường chính trị
- Các đảng uỷ, đảng
đoàn, ban cán sự
bầu
bầu
lập


15







1.2.2. Chức năng:
Chức năng Tỉnh uỷ thể hiện qua chức năng chung, chức năng Ban thường
vụ, chức năng Thường trực Tỉnh uỷ.
1.2.2.1. Chức năng Tỉnh uỷ:
Tỉnh uỷ thảo luận, quyết định những vấn đề:
- Xây dựng kế hoạch và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nghị quyết
của Ban chấp hành TW, các Nghị quyết, Chỉ thị chuyên đề của Bộ chính trị,
Ban Bí thư Trung ương.
- Quyết định quy chế làm việc của Tỉnh uỷ, uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ…
- Những vấn đề quan trọng về an ninh, quốc phòng, về xây dựng Đảng
chính quyền và các đoàn thể chính trị.
- Phương hướng, mục tiêu, chính sách, biện pháp lớn về chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội dài hạn; kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội hàng năm trước khi UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh.
- Quyết định công tác tổ chức và cán bộ theo điều lệ Đảng và các quy
định của TW.
- Những vấn đề lớn có ảnh hưởng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh…
- Chỉ đạo đại hội đảng bộ cấp cơ sở và các đảng bộ trực thuộc. Chuẩn bị
và triệu tập đại hội nhiệm kỳ Đảng bộ tỉnh; thảo luận và thông qua các văn
kiện trình đại hội; giới thiệu với đại hội đề án nhân sự để bầu vào Ban chấp
hành Đảng bộ tỉnh; bầu cử uỷ viên Thường vụ, Bí thư, các phó Bí thư, Uỷ ban


16
kiểm tra và chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ. Xét thi hành kỷ luật Tỉnh uỷ

viên và tổ chức Đảng theo quy định của điều lệ Đảng. Giới thiệu nhân sự ứng
cử viên vào các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch HĐND và UBND tỉnh.
- Sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết TW và công tác lãnh đạo của
Tỉnh uỷ, tự phê bình và phê bình tập thể, cá nhân cấp uỷ theo quy định của TW.
- Tham gia ý kiến về sự chỉ đạo của Ban thường vụ và hoạt động của uỷ
ban kiểm tra Tỉnh uỷ.
- Lãnh đạo HĐND và UBND tỉnh hoạt động theo luật tổ chức HĐND và
UBND.
1.2.2.2. Chức năng Ban thường vụ:
Ban thường vụ Tỉnh uỷ thay mặt Tỉnh uỷ lãnh đạo toàn diện các công tác
của Đảng bộ giữa hai kỳ hội nghị Tỉnh uỷ.
- Cụ thể hoá và xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các nghị quyết, Chỉ
thị của TW Đảng và của Tỉnh uỷ; thay mặt Tỉnh uỷ lãnh đạo và kiểm tra toàn
diện các mặt công tác của Đảng bộ tỉnh.
- Căn cứ nghị quyết của TW và Nghị quyết của Tỉnh uỷ để quyết định
mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an
ninh, chiến lược và quy hoạch phát triển một số ngành, lĩnh vực, địa bàn quan
trọng.
- Hàng năm nghe báo cáo và quyết định chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp
chủ yếu về kế hoạch kinh tế- xã hội, dự toán ngân sách, kế hoạch đầu tư xây
dựng và việc triển khai các công trình trọng điểm của tỉnh.
- Quyết định về đánh giá, quy hoạch, điều động , luân chuyển đề bạt, hiệp
y khen thưởng, tặng thưởng các danh hiệu Nhà nước; kỷ luật, xếp lương, nghỉ
chế độ bảo hiểm xã hội đối với các bộ thuộc diện Tỉnh uỷ quản lý…
- Giới thiệu đảng viên tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh; ứng
cử các chức danh lãnh đạo mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị của tỉnh.


17
- Trên cơ sở các quy định của Đảng và Nhà nước, quyết định thành lập,

sáp nhập, giải thể các ban đảng đảng đoàn thuộc tỉnh; cho chủ trương về việc
giải thể, sáp nhập, thành lập mới các sở, ban ngành, các doanh nghiệp công
ích hoặc đơn vị sự nghiệp thuộc cấp tỉnh quản lý…
- Phân công nhiệm vụ cho các đồng chí Tỉnh uỷ viên, uỷ viên Ban thường
vụ tỉnh.
- Chỉ đạo các cấp, các ngành sơ, tổng kết về việc thực hiện một số nghị
quyết, Chỉ thị quan trọng của TW và của Tỉnh uỷ. Chỉ đạo việc làm thí điểm
môi trường để rút kinh nghiệm một số vấn đề mới do TW và Tỉnh uỷ chỉ đạo.
- Quyết định chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của uỷ ban kiểm tra,
các ban đảng, các đảng uỷ trực thuộc và văn phòng Tỉnh uỷ.
- Thảo luận và chỉ đạo giải quyết những nhiệm vụ về phát triển kinh tế- xã
hội, an ninh, quốc phòng khi có đề xuất của Ban cán sự đảng UBND tỉnh.
1.2.2.3. Chức năng Thường trực Tỉnh uỷ:
Thường trực Tỉnh uỷ gồm Bí thư và các Phó bí thư. Chức năng đó thể
hiện:
- Bí thư Tỉnh uỷ: Là người đứng đầu, chịu trách nhiệm cao nhất trong
Tỉnh uỷ; cùng Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh uỷ chịu trách
nhiệm trước TW, Bộ chính trị, Ban Bí thư, trước Đảng bộ và nhân dân trong
tỉnh về sự lãnh đạo của Đảng trên mọi lĩnh vực.
+ Chủ trì công việc của Tỉnh uỷ, Ban thường vụ và Thường trực Tỉnh uỷ;
chủ trì và kết luận các hội nghị Tỉnh uỷ.
+ Tổ chức quán triệt trong Tỉnh uỷ, Ban thường vụ Tỉnh uỷ đường lối;
quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đề xuất những vấn
đề trọng yếu về kinh tế - xã hội; an ninh, quốc phòng, công tác xây dựng
Đảng, xây dựng hệ thống chính trị để Tỉnh uỷ hoặc Ban thường vụ thảo luận,
quyết định.


18
+ Tập trung chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm

trong từng thời kỳ và lĩnh vực công tác khó khăn, nổi cộm nhất; trực tiếp chỉ
đạo những vấn đề cơ mật về quốc phòng- an ninh, đối ngoại; chỉ đạo công tác
xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của Tỉnh. Chủ động đề
xuất với Ban thường vụ và Tỉnh uỷ các chủ trương, biện pháp đổi mới phương
thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ; bảo đảm cho hoạt động của Tỉnh uỷ, Ban thường
vụ và Thường trực Tỉnh uỷ được thực hiện đúng quy chế, đúng nguyên tắc
của Đảng, giữ vững sự đoàn kết thống nhất trong Đảng bộ tỉnh.
+ Chỉ đạo sơ kết, tổng kết việc thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của TW
và các mặt công tác lớn của tỉnh; thay mặt Tỉnh uỷ báo cáo với TW và thông
báo cho cấp dưới về hoạt động của Tỉnh uỷ theo đúng chế độ quy định; khi
cần thiết trực tiếp báo cáo với Bộ chính trị, Ban Bí thư về tình hình của tỉnh.
+ Chỉ đạo đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ điều hành công việc
hàng ngày của Đảng bộ; chỉ đạo đồng chí phó Bí thư- Chủ tịch UBND tỉnh
lãnh đạo Ban cán sự đảng UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện các Chỉ thị,
nghị quyết của TW và của Tỉnh uỷ có liên quan đến công tác quản lý Nhà nước
ở địa phương. Thay mặt Tỉnh uỷ, Ban thường vụ và thường trực Tỉnh uỷ ký các
Nghị quyết, Chỉ thị và các văn bản của tỉnh uỷ và Ban thường vụ Tỉnh uỷ.
- Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ:
Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ cùng với Bí thư và Phó Bí thư- Chủ tịch
UBND tỉnh chịu trách nhiệm về toàn bộ công việc và hoạt động của Thường
vụ Tỉnh uỷ, đồng thời chịu trách nhiệm chính và trực tiếp về những công việc
được phân công.
+ Phó Bí thư thường trực chịu trách nhiệm trước Tỉnh uỷ, Ban thường vụ,
Thường trực và đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ về chỉ đạo xây dựng quy chế và chương
trình công tác toàn khoá của Tỉnh uỷ, chương trình công tác hàng tháng hàng quý


19
và hàng năm của Ban thường vụ. Chỉ đạo việc thực hiện quy chế và nội dung hội
nghị của Tỉnh uỷ, Ban thường vụ và các cuộc họp của thường trực Tỉnh uỷ.

+ Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ chịu trách nhiệm trước Tỉnh uỷ, Ban thường
vụ, thường trực và đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ điều hành bộ máy của Tỉnh uỷ. Trực
tiếp giải quyết những công việc do Bí thư uỷ nhiệm; thay mặt Bí thư khi đi vắng.
+ Trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các cơ quan thuộc Tỉnh uỷ; phối hợp
công tác giữa các cơ quan đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị để tổ
chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của TW và
của Tỉnh uỷ.

+ Trực tiếp chỉ đạo một số nhiệm vụ cụ thể, như công tác thông tin, ứng
dụng công nghệ thông tin trong hệ thống Đảng, công tác tài chính Đảng và chỉ
đạo công tác văn phòng Tỉnh uỷ. Thay mặt Ban thường vụ ký các văn bản của
tỉnh uỷ, Ban thường vụ theo sự phân công của đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ.
- Phó Bí thư - Chủ tịch UBND tỉnh
Phó Bí thư - Chủ tịch UBND tỉnh cùng với Bí thư và Phó bí thư thường
trực Tỉnh uỷ chịu trách nhiệm về toàn bộ công việc của thường trực Tỉnh uỷ,
đồng thời chịu trách nhiệm chính và trực tiếp những công việc được phân
công.
+ Chịu trách nhiệm trước Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ, Thường trực và đồng
chí Bí thư về toàn bộ hoạt động của hệ thống cơ quan thuộc khối chính quyền
chủ trì, cùng với các đồng chí uỷ viên Ban thường vụ, Tỉnh uỷ viên trong
UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng bộ máy chính quyền vững mạnh, hoạt động có
hiệu lực, hiệu quả.
+ Cụ thể hoá và tổ chức thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị, quyết định của
Tỉnh uỷ, Ban thường vụ và của Hội đồng nhân dân tỉnh về kinh tế - xã hội,
quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng và công tác tổ chức, cán bộ
thuộc quyền. Chỉ đạo công tác quy hoạch, kế hoạch hàng năm và 5 năm; chỉ

×