Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Vi phạm di tích lịch sử, văn hóa danh lam thắng cảnh - Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.02 MB, 116 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT


KHOA THỊ KHÁNH CHI






VI PHẠM DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA
DANH LAM THẮNG CẢNH - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP





LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC












Hµ Néi - 2010


MỤC LỤC



Trang

Lời cam đoan


Mục lục


MỞ ĐẦU
1

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DI TÍCH
LỊCH SỬ-VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH

6
1.1
Khái niệm di tích
6
1.2
Phân loại di tích
7
1.2.1
Di tích lịch sử

7
1.2.2
Di tích kiến trúc nghệ thuật
8
1.2.3
Di tích khảo cổ học
8
1.2.4
Danh lam thắng cảnh
8
1.3
Vi phạm di tích
9
1.3.1
Khái niệm
9
1.3.2
Phân loại vi phạm di tích
11
1.4
Cơ sở pháp lý để ngăn chặn và xử lý vi phạm di tích
13
1.4.1
Sắc lệnh số 65/SL ngày 23 tháng 11 năm 1945 về việc thành
lập Đông Phương Bác Cổ học viện và Bảo tồn cổ tích trên toàn
cõi Việt Nam
14
1.4.2
Nghị định số 519-TTg ngày 29 tháng 10 năm 1957 quy định
các luật lệ cơ bản cho hoạt động bảo tồn di tích

15
1.4.3
Pháp lệnh số 14-LCT/HĐND ngày 04 tháng 4 năm 1984 của
Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch nước) bảo vệ và sử dụng
di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh
15
1.4.4
Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1992
17
1.4.5
Luật di sản văn hóa năm 2001 và Luật sửa đổi bổ sung một số
điều của Luật di sản văn hoá năm 2009
17
1.4.6
Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ
19
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa;
Nghị định 98/2010/NĐ-CP ngày 06/11/2010 của Chính phủ
hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật di sản văn hóa
1.4.7
Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa

19
1.4.8
Một số Luật có liên quan: Luật Khoáng sản, Luật đất đai, Luật
Xây dựng
19


Chương 2: THỰC TRẠNG VI PHẠM DI TÍCH
20
2.1
Thực trạng chung
20
2.2
Một số vi phạm di tích điển hình
32
2.2.1
Di tích chùa Phước Điền (chùa Hang)-An Giang
32
2.2.2
Di tích đền Độc Cước – Thanh Hóa
37
2.2.3
Di tích Mộ và Đền thờ Trần Quý Khoáng – Nghệ An
47
2.2.4
Di tích núi Tam Thanh và núi Nàng Tô Thị - Lạng Sơn
65
2.3.
Nguyên nhân
84
2.3.1
Nguyên nhân khách quan
84
2.3.2
Nguyên nhân chủ quan
85


Chương 3: GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ VI PHẠM DI
TÍCH, NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
VÀ BẢO VỆ DI TÍCH LỊCH SỬ-VĂN HÓA, DANH LAM
THẮNG CẢNH.



87
3.1
Quan điểm, mục tiêu của Đảng và Nhà nước trong công tác bảo
vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa

87

3.2
Các giải pháp nhằm hạn chế vi phạm di tích
89
3.2.1
Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về di sản văn hóa
89
3.2.2
Nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong
công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích
92
3.2.3
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về di sản văn
hóa



93
3.2.4
Tăng cường công tác quản lý, đặc biệt là ở địa phương
94
3.2.5
Những biện pháp hỗ trợ, di dời những hộ dân ra khỏi di
tích

96
3.2.6
Tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý di tích
97
3.2.7
Kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ xếp hạng di tích
98
3.2.8
Xây dựng nhiều chế độ, chính sách về tài chính cho công tác
bảo vệ di tích

99
3.2.9
Đưa di tích đến với cộng đồng
99
3.2.10
Giải quyết giữa bảo tồn và phát triển
100
3.2.11
Nghiên cứu, phục dựng lại di tích
103
3.2.12

Tăng cường các biện pháp xử phạt hành chính
104

KẾT LUẬN
106

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
109


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Điều 34 Hiến pháp năm 1992 ghi nhận “Nhà nước và xã hội bảo tồn,
phát triển các di sản văn hóa dân tộc; chăm lo công tác bảo tồn, bảo tàng, tu
bổ, tôn tạo, bảo vệ và phát huy tác dụng của các di tích lịch sử, cách mạng,
các di sản văn hóa, các công trình nghệ thuật, các danh lam, thắng cảnh.
Nghiêm cấm các hành động xâm phạm đến các di tích lịch sử, cách
mạng, các công trình nghệ thuật và danh lam, thắng cảnh”.
Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa là trách
nhiệm của toàn xã hội.
Sau khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, ngày 23 tháng 11
năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số 65 về bảo vệ di
tích trên toàn cõi Việt Nam. Việc cấm phá huỷ đình, chùa, đền, miếu, cung
điện, thành quách, lăng mộ…đã được Sắc lệnh chỉ rõ. Nhưng do cuộc kháng
chiến chống Pháp kéo dài trong suốt 9 năm nên chúng ta chưa có điều kiện để
tiến hành công việc bảo vệ các di tích của đất nước. Để bảo vệ tốt những giá

trị truyền thống mà cha ông ta đã để lại, ngày 29 tháng 10 năm 1957 Thủ
tướng Chính phủ Ban hành Nghị định số 519-TTg về việc bảo vệ di tích lịch
sử, cách mạng và danh thắng. Trải qua 27 năm thực hiện Nghị định 519-TTg,
Bộ Văn hoá - Thông tin đã xếp hạng được 187 di tích. Sau đó, ngày 04 tháng
4 năm 1984 Chủ tịch Hội đồng Nhà nước đã công bố Lệnh số 14-
LCT/HĐNN7 ban hành Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá
và danh lam thắng cảnh.
Trong điều kiện hiện nay, khi đất nước đang tiến hành sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá thì việc bảo vệ các di tích ngày càng trở nên quan
trọng. Luật Di sản văn hoá được Quốc hội khoá IX thông qua và có hiệu lực

2
từ ngày 01 tháng 01 năm 2002 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật
di sản văn hóa năm 2009 nhằm cụ thể hoá đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước về bảo vệ và phát huy giá trị của các di sản văn hoá trong bối cảnh
đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Nghị quyết TW 5 khoá VIII của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng
sản Việt Nam đã chỉ ra rằng di sản văn hoá là bộ phận cấu thành cơ bản nhất
của văn hoá. Văn hoá là nền tảng tinh thần của toàn xã hội, vừa là mục tiêu
vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Văn hoá thể hiện tâm
hồn và khí phách của người Việt Nam, nhân chứng của lịch sử Việt Nam, thể
hiện lòng tự hào của nhân dân Việt Nam về đất nước và con người, về truyền
thống hào hùng của dân tộc.
Tuy nhiên, hiện nay một phần không nhỏ các di tích đang bị xâm hại
dẫn đến di tích bị xuống cấp nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân như: chiến
tranh tàn phá, sự huỷ hoại của thời gian và khắc nghiệt của khí hậu. Bên cạnh
đó, sự thiếu ý thức của con người cũng làm cho các di tích bị biến dạng,
xuống cấp. Tình trạng vi phạm di tích đang diễn ra ở nhiều địa phương trong
cả nước.Việc đào bới, khai quật khảo cổ trái phép, lấn chiếm, xây dựng trái
phép, tu bổ, tôn tạo di tích không theo một quy hoạch nhất định đã làm cho di

tích mất dần đi tính nguyên gốc và giá trị vốn có của nó. Việc quản lý di tích
còn lỏng lẻo, sự phân cấp giữa các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương
xuống địa phương chưa được thực hiện tốt nên khi xảy ra vi phạm di tích đã
không thể xử lý kịp thời. Do đó, việc phân tích, đánh giá vi phạm di tích và
nguyên nhân dẫn đến hành vi xâm hại di tích và tìm ra những biện pháp xử lý
là một trong những nhiệm vụ cần thiết và cấp bách hiện nay.
Nhận thức được tính thời sự và cấp bách của vấn đề nên tác giả đã chọn
đề tài “Vi phạm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh - thực trạng và
giải pháp” cho luận văn thạc sĩ của mình.



3
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở nước ta hiện nay, vấn đề về vi phạm di tích lịch sử - văn hóa, danh
lam thắng cảnh hầu như chưa có nhà khoa học nào quan tâm, nghiên cứu,
chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu trực tiếp, sâu và toàn
diện về vấn đề này. Tuy nhiên, có những bài viết liên quan đến vấn đề này
như:
- Nguyễn Thế Hùng (2004), “Đôi điều về tu bổ di tích tín ngưỡng – tôn
giáo”, Tạp chí di sản văn hóa, số 6, tr 62-65, Hà Nội.
- Đặng Văn Bài (2006), “Tu bổ và tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa
là hoạt động có tính đặc thù chuyên ngành”, Tạp chí di sản văn hóa, số 15,
tr10-16, Hà Nội.
- Đỗ Văn Trụ (2005), “Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng
cao trách nhiệm của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di
sản văn hóa dân tộc”, Tạp chí di sản văn hóa, số 13, tr 20-23, Hà Nội.
- Nguyễn Thế Hùng (2007), “Phát huy giá trị di tích phục vụ sự nghiệp
bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước”, Tạp chí di sản văn hóa, số 20, tr 27-
31, Hà Nội.

- Nguyễn Quốc Hùng (2008), “Truyền thống văn hóa Việt Nam qua di
tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh”, Tạp chí di sản văn hóa, số 25,
tr 3-8, Hà Nội.
- Đoàn Bá Cử (2006), “Đôi điều về tu bổ di tích trong thời gian qua”,
Tạp chí di sản văn hóa, số 17, tr 69-72, Hà Nội.
- Hà Văn Tấn (2008), “Bảo vệ di tích lịch sử văn hóa trong bối cảnh
công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước”, Một con đường tiếp cận di sản văn
hóa, tập 2, Cục Di sản văn hóa, tr 44-54, Hà Nội.
- Nguyễn Hữu Toàn (2008), “Tu bổ, tôn tạo di tích trong cuộc sống
đương đại – Mấy vấn đề đặt ra”, Một con đường tiếp cận di sản văn hóa, tập
4, Cục Di sản văn hóa, tr 69-76, Hà Nội.


4
3. Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ thực tiễn quản lý nhà nước về di sản văn hóa và thực trạng
vi phạm di tích hiện nay, với mục đích nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
(bằng cách xây dựng và ban hành những văn bản quy phạm pháp luật) nhằm
hạn chế những hành vi vi phạm di tích và bảo vệ di tích những tác động xấu
từ con người và tự nhiên. Tìm ra những giải pháp thích hợp để ứng xử phù
hợp khi có những hành vi xâm phạm di tích.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Những hành vi vi phạm di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh
của tổ chức, cá nhân; những hoạt động xây dựng và ban hành hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa.
* Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Vi phạm di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng
cảnh trên địa bàn cả nước.
Phạm vi thời gian: Từ khi Luật di sản văn hóa có hiệu lực ngày

01/01/2002 cho đến nay.
* Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của Chủ
nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, về
Chính phủ phục vụ nhân dân; quán triệt các quan điểm, chủ trương xây dựng
Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân
và vì nhân dân.
Trong quá trình tiếp cận, nghiên cứu đề tài, tác giả đồng thời sử dụng
tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như: phân tích – tổng
hợp, so sánh, kết hợp với đi kiểm tra thực tế tại di tích nhằm thu thập và xử lý
các thông tin liên quan đến nội dung của đề tài.



5
5. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn
Từ góc độ khoa học quản lý nhà nước, có thể xem đây là một cố gắng
đầu tiên của ngành di sản văn hóa trong việc quản lý và bảo vệ di sản văn hóa
nói chung và di tích, lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh nói riêng một
cách chuyên sâu và toàn diện. Vì thế, luận văn:
- Có ý nghĩa thực tiễn góp phần đánh giá toàn diện những hành vi vi
phạm di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh.
- Đóng góp cho công tác tăng cường quản lý nhà nước và hiệu quả hoạt
động xây dựng, ban hành và hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Góp phần hoàn thiện các môn học về quản lý di sản văn hóa Việt
Nam.
6. Bố cục của luận văn
Kết cấu đề tài ngoài phần giới thiệu mở đầu, kết luận và danh mục tài
liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát chung về di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng
cảnh.
Chương 2: Thực trạng vi phạm di tích.
Chương 3: Giải pháp nhằm hạn chế vi phạm di tích, nâng cao hiệu quả
công tác quản lý và bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.










6
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ-VĂN HÓA,
DANH LAM THẮNG CẢNH
1.1. Khái niệm di tích
Trước khi tìm hiểu khái niệm di tích, phải hiểu về di sản văn hóa. Theo
quy định của Luật di sản văn hóa được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam, khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2001, Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa năm 2009 thì di sản văn hóa
bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh
thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ
này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 28, tr 32.
Trong khái niệm này, thì di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật
thể và di sản văn hóa vật thể. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm tinh thần gắn
với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan; có giá
trị lịch sử, văn hóa, khoa học; thể hiện bản sắc của cộng đồng; không ngừng

được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền
miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác. Di sản văn hóa vật thể
là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch
sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Như vậy, di tích lịch sử - văn hóa (gọi chung là di tích) là một bộ phận
của di sản văn hóa vật thể. Từ những khái niệm trên, ta có khái niệm di tích là
“công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc
công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học” 28, tr 33.
Trong đó, di vật được hiểu là “hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử,
văn hóa, khoa học”; cổ vật được hiểu là “hiện vật được lưu truyền lại, có giá
trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học và có từ 100 năm tuổi trở nên”; bảo
vật quốc gia được hiểu là “hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý
hiếm về các mặt lịch sử, văn hóa, khoa học” 28, tr 33-34.
Theo quan niệm truyền thống, di tích lịch sử - văn hóa gồm các bộ phận
cấu thành sau đây:

7
Một là, các công trình kiến trúc, địa điểm có liên quan tới các sự kiện
lịch sử hoặc nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóa.
Hai là, những đồ vật trong nội thất các công trình kiến trúc (vật dụng cá
nhân, đồ tế tự trong các thiết chế văn hóa, tín ngưỡng )
Ba là, môi trường cảnh quan thiên nhiên xem kẽ hoặc bao quanh di
tích.
Bốn là, những giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn với các công trình
địa điểm đó.
Theo quan niệm hiện đại, khái niệm di tích được mở rộng 28, tr46-48:
Một quần thể kiến trúc hoàn chỉnh gồm nhiều công trình kiến trúc gắn
bó với nhau vào một cơ cấu thống nhất.
+ Trung tâm lịch sử của một đô thị cổ.
+ Khu phố cổ gồm nhiều đường phố khác nhau.

+ Di sản kiến trúc đô thị:
. Ý tưởng quy hoạch gắn kiến trúc với môi trường tự nhiên
. Cơ cấu đô thị
. Diện mạo kiến trúc đô thị
. Lối sống, nếp sống văn minh đô thị
+ Bộ phận di sản văn hóa phi vật thể gắn với di tích lịch sử - văn hóa
Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết
hợp giữa cảnh quan thiên nhiên và công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm
mỹ, khoa học 28, tr 33.
1.2. Phân loại di tích
Căn cứ vào đặc điểm nội dung và hình thức thì di tích lịch sử - văn hóa,
danh lam thắng cảnh được phân ra thành 4 loại: di tích lịch sử, di tích kiến
trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ học và danh lam thắng cảnh.
1.2.1. Di tích lịch sử bao gồm những công trình, địa điểm gắn với sự
kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước; gắn với thân thế
và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân đất nước, gắn với sự kiện lịch

8
sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Di tích lịch sử liên
quan tới sự kiện hoặc nhân vật lịch sử có những đóng góp, ảnh hưởng tới sự
tiến bộ của lịch sử dân tộc. Đến với di tích lịch sử, khách tham quan như được
đọc cuốn sử ghi chép về những con người, những sự kiện tiêu biểu, được cảm
nhận một cách chân thực về lịch sử, những cảm nhận không dễ có được khi
chỉ đọc những tư liệu ghi chép của đời sau.
1.2.2. Di tích kiến trúc nghệ thuật bao gồm quần thể các công trình kiến
trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ
thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử. Giá trị của di tích kiến trúc nghệ
thuật thể hiện ở quy hoạch tổng thể và bố cục kiến trúc, ở sự kết hợp hài hòa
giữa kiến trúc với cảnh quan, ở những bức chạm khắc trên kết cấu gỗ, ở vẻ

đẹp thánh thiện của những pho tượng cổ, ở nét chạm tinh xảo của những đồ
thờ tự
1.2.3. Di tích khảo cổ học gồm những địa điểm khảo cổ có giá trị nổi
bật, đánh dấu các giai đoạn phát triển của các văn hóa khảo cổ. Việt Nam là
một trong những quốc gia có nhiều di tích khảo cổ. Các di tích, di vật khảo cổ
học là nguồn sử liệu quan trọng giúp việc biên soạn lịch sử trái đất và lịch sử
dân tộc từ thời tiền/sơ sử tới các thời kỳ lịch sử sau này.
1.2.4. Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có
sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm
mỹ cao hoặc địa điểm ghi dấu hoạt động của con người trong lịch sử để lại, có
giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học. Danh lam thắng cảnh thường được kết
hợp giữa công trình tôn giáo tín ngưỡng với cảnh quan thiên nhiên đẹp. Đất
nước ta ở miền nhiệt đới, trải dài trên nhiều vĩ tuyến, có “Rừng vàng biển
bạc” với một hệ động thực vật đặc biệt phong phú và nhiều hang động kỳ thú
đủ sức hấp dẫn mọi du khách.
Căn cứ vào giá trị về các mặt lịch sử, văn hóa, khoa học và cấp độ quản
lý các di tích lại được chia thành ba loại 28, tr 46-48:

9
Một là, di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu
của quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định xếp hạng.
Hai là, di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia do Bộ
trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định xếp hạng.
Ba là, di tích cấp tỉnh, thành phố là di tích có giá trị tiêu biểu trong
phạm vi địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương ra quyết định xếp hạng.
Việc hiểu rõ nội hàm khái niệm di tích và các hình thức phân loại di
tích có ý nghĩa quan trọng để xác định thái độ ứng xử đúng cho từng loại hình
di tích. Đây cũng là một trong những cơ sở khoa học cho việc hoạch định
chính sách và xây dựng hệ thống văn bản pháp luật trong việc bảo tồn và phát

huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.
1.3. Vi phạm di tích
1.3.1. Khái niệm
Vi phạm di tích là những hành vi trái với quy định của Luật di sản văn
hóa, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hoá và pháp luật
khác có liên quan làm thay đổi yếu tố gốc, làm sai lệch giá trị và làm biến đổi
cảnh quan, môi trường di tích.
Hiện tượng vi phạm di tích còn diễn ra khá phổ biến dưới nhiều hình
thức như: lấn chiếm đất đai di tích; xây dựng công trình trái phép làm ảnh
hưởng đến cảnh quan sinh thái nhân văn xung quanh di tích; tu bổ, tôn tạo
không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khai quật, trục vớt
trái phép các địa điểm khảo cổ, tổ chức dịch vụ văn hóa, khai thác di tích trái
với quy định của pháp luật, thậm chí cá biệt có nơi hiện tượng thương mại
hóa di tích còn khá phổ biến. Điển hình là 42 điểm xây dựng chùa trái phép
tại khu di tích thắng cảnh Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây (nay là Hà
Nội, xem ảnh 1.1). Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch) đã phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây giải quyết dứt điểm
tình trạng hiện tượng xây dựng chùa và dẹp bỏ được những chùa đã được xây

10
trái phép nêu trên. Cũng là một hiện tượng vi phạm di tích, tại chùa Tây
Phương, người dân đã san, gạt đất đồi để xây lều quán bán hàng gây mất cảnh
quan và mỹ quan môi trường xung quanh di tích (xem ảnh 1.2). Đây là hệ quả
của việc buông lỏng quản lý của chính quyền xã, huyện nên mới xảy ra những
hiện tượng vi phạm nêu trên. Bên cạnh đó, phải kể đến sự thiếu hiểu biết của
một bộ phận không nhỏ nhân dân trong việc bảo vệ và phát huy di tích.


Ảnh 1.1: Chùa xây dựng trái phép tại
di tích thắng cảnh Hương Sơn, Hà Tây (nay là Hà Nội)

Nguồn: Cục Di sản văn hóa


11

Ảnh 1.2: Điểm xây dựng trái phép tại
di tích chùa Tây Phương, Hà Tây (nay là Hà Nội)
Nguồn: Cục Di sản văn hóa

1.3.2. Phân loại vi phạm di tích
Điều 13 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hoá quy
định “Nghiêm cấm các hành vi sau đây: Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch
sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; huỷ hoại, hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di
sản văn hoá; đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn
chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử-văn hoá, danh lam thắng cảnh; mua bán,
trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích
lịch sử-văn hoá, danh lam thắng cảnh và di vât, cổ vật, bảo vật quốc gia có
nguồn gốc bất hợp pháp, đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước
ngoài” 28,tr 38.
Những hành vi mà Luật di sản văn hoá và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật di sản văn hoá quy định là phải có giấy phép mới được thực

12
hiện nhưng vẫn thực hiện mà không có giấy phép. Ví dụ điển hình cho hành
vi vi phạm này là di tích Hồ Tịnh Tâm (Thừa thiên Huế). Tại di tích này, một
số hộ dân trong khu vực bảo vệ di tích Hồ Tịnh Tâm đã tiến hành cải tạo, sửa
chữa, xây dựng mới một số công trình trong khu vực di tích mà không có sự
đồng ý bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chính quyền địa
phương đã đình chỉ và bắt tháo dỡ toàn bộ công trình xây dựng trái phép.
Nhưng đến nay, các công trình này không những không bị tháo dỡ mà còn

được hoàn thiện.
Những hành vi mà khi được cấp giấy phép rồi nhưng thực hiện không
đúng với nội dung trong giấy phép. Ví dụ điển hình cho hành vi vi phạm này
là di tích đền Độc Cước, đền Cô Tiên, tỉnh Thanh Hóa với hai hành vi vi
phạm: là tu bổ tôn tạo không đúng với những nội dung mà Cục Di sản văn
hóa đã cho phép và xây dựng các công trình trong khu vực bảo vệ II, phá vỡ
cảnh quan môi trường di tích. Trong văn bản cho phép nêu rất rõ “Không xây
dựng lầu hóa vàng và lầu vọng cảnh; giữ nguyên hiện trạng môn lâu, không
thay đổi kết cấu và họa tiết trang trí trên các cấu kiện khi tu bổ môn lâu; tu bổ
tôn tạo Tiền đường theo hình thức, cấu trúc vì kèo hiện trạng, không tu bổ
theo hình thức vì kèo của tòa Trung đường, riêng phần kẻ cổ ngỗng ở hiên cần
nghiên cứu tu bổ cho phù hợp với hình thức kết cấu bên trong, phải đảm bảo
được vững chắc, chống chịu được mưa bão; Hạng mục Trung đường: cần bảo
tồn tuyệt đối các mảng trạm khắc thế kỷ 17, 18; đánh dấu các cấu kiện thay
mới, cấu kiện tu bổ và cấu kiện bảo quản tái sử dụng trên các bản vẽ thiết kế
tu bổ, tôn tạo, đồng thời bổ sung bản vẽ nối, vá, thay cốt, ốp mang; Thống
nhất phương án thay thế hệ thống vì kèo gỗ phần xây bằng gạch không phù
hợp của gian cuối hậu cung; Trước khi hạ giải các cấu kiện kiến trúc cần đánh
số và sau khi hạ giải cần đánh giá, phân loại tình trạng các cấu kiện kiến trúc
để có phương án tu bổ, tôn tạo thích hợp nhằm bảo tồn tối đa yếu tố gốc của
di tích; Vật liệu gỗ đưa vào tu bổ, tôn tạo phải được ngâm, tẩm chống mối
mọt theo quy trình; Đèn chiếu sáng chỉ mang tính chất bảo vệ di tích, hình

13
thức cần đảm bảo phù hợp với cảnh quan và tính thâm nghiêm của di tích”.
Tuy nhiên, đến khi kiểm tra, tất cả các hạng mục nêu trong văn bản cho phép
của Cục Di sản văn hóa gần như không được thực hiện hoặc thực hiện không
đúng với những nội dung đã thỏa thuận. Kết quả là di tích bị biến dạng, các
yếu tố gốc cấu thành di tích không giữ được mà thay vào đấy là những sản
phẩm mới, kiến trúc mới, cấu kiện mới. Điều này đồng nghĩa với việc di tích

đã bị xâm hại.
1.4. Cơ sở pháp lý để ngăn chặn và xử lý vi phạm di tích
Trong thực tiễn, hành vi vi phạm di tích có rất nhiều như: ăn cắp di vật,
cổ vật tại di tích, lấn chiếm đất đai di tích, xây dựng trái phép trong di tích, tu
bổ tôn tạo di tích không được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền, tu bổ, tôn tạo không đúng với những nội dung đã được quy
định trong giấy phép, khai thác, sử dụng di tích không đúng mục đích làm phá
vỡ cảnh quan môi trường di tích, phá di tích cũ để xây di tích mới (mà chủ
yếu tập trung vào những di tích là đình, đền, chùa) Bảo tồn di tích là hoạt
động bảo vệ di tích khỏi những tác động chủ quan và khách quan. Ngăn chặn
và xử lý vi phạm di tích cũng là một hoạt động bảo tồn di tích.
Dưới các triều đại phong kiến, ý thức giữ gìn, bảo quản, kiểm kê và tu
bổ di tích đã được cả chính quyền trung ương và toàn xã hội chú ý. Trong các
bộ sử ký, các sách địa chí đều có các ghi chép về di tích như: đình, đền, chùa,
quán, miếu, thành quách và các nhân vật lịch sử. Bộ Luật Hồng Đức ban
hành dưới triều vua Lê Thánh Tông có điều khoản ghi việc trừng phạt những
người lấy cắp, phá huỷ tượng phật và chuông đồng cổ. Vào cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX người Pháp đã tiến hành điều tra, nghiên cứu về các di tích
kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ học trên đất nước ta. Nhưng việc ban hành các
văn bản pháp lý để quản lý và điều hành các hoạt động có tính chất bảo vệ di
tích là hầu như không có gì. Từ sau năm 1945 và nhất là sau năm 1954 là hoạt
động bảo tồn di tích ở Việt Nam bắt đầu tiếp cận với khoa học bảo tồn hiện
đại của thế giới. Và cũng bắt đầu từ đây các văn bản pháp lý từng bước được

14
xây dựng để làm sơ sở cho mọi hoạt động có liên quan, đặc biệt là hoạt động
bảo tồn di tích.
1.4.1. Sắc lệnh số 65/SL ngày 23 tháng 11 năm 1945 về việc thành lập
Đông Phương Bác Cổ học viện và Bảo tồn cổ tích trên toàn cõi Việt Nam.
Ngay sau Cách mạng tháng 8 thành công trong lúc phải đối phó với

giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân
Chủ Cộng Hoà không quên tới việc bảo vệ các di sản văn hoá của dân tộc.
Nhà nước ta chủ trương đặt toàn bộ các di tích dưới sự bảo hộ của pháp luật.
Tư tưởng đó được thể hiện rất rõ ràng, cụ thể trong Sắc lệnh số 65/SL ngày 23
tháng 11 năm 1945 về việc thành lập Đông Phương Bác Cổ học viện và bảo
tồn cổ tích trên toàn cõi Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký. Nội dung Sắc
lệnh nêu rõ “Cấm phá huỷ đình, đền, chùa, đền miếu hoặc những nơi thờ tự
khác như cung điện, thành quách cùng lăng mộ đình chùa được bảo tồn” 13.
Sắc lệnh đã khẳng định quan điểm và nhận thức đúng đắn của Chính phủ đối
với vai trò và ý nghĩa quan trọng của các di tích trong công cuộc kiến thiết đất
nước. Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ đã không cho phép chúng ta mở
rộng hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ di tích của đất nước.
Ngay trong những năm tháng ác liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ
cứu nước, nhiều Chỉ thị, Thông tư của Chính phủ, của Bộ Văn hoá liên tiếp
được ban hành nhằm tăng cường bảo vệ các di tích lịch sử- văn hoá của đất
nước như: Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 1999-VG ngày 15 tháng 5
năm 1958 về việc cấm đào bới mộ cổ; Thông tư của Thủ tướng số 442-TTg
ngày 09 tháng 11 năm 1960 về việc bảo vệ các di sản văn hoá, ngăn chặn hoạt
động xuất khẩu cổ vật trái phép; Ngày 13/12/1963 Thủ tướng Chính phủ có
Chỉ thị về bảo vệ và quản lý những sách tài liệu văn hoá bằng chữ Hán, chữ
Nôm; Tiếp theo ngày 29 tháng 4 năm 1966 có Thông tư về việc bảo vệ di tích
lịch sử, di tích nghệ thuật và hang động được sử dụng vào công tác sơ tán
phòng không. Có thể nói, văn bản pháp lý được ban hành trong giai đoạn này
đã bám sát với hoạt động thực tiễn chung của đất nước.

15
1.4.2. Nghị định số 519-TTg ngày 29 tháng 10 năm 1957 quy định thể
lệ về bảo tồn di tích.
Một văn bản pháp lý quan trọng khác có giá trị nền tảng cho hoạt động
bảo vệ di tích nói riêng và bảo tồn bảo tàng nói chung là Nghị định số 519-

TTg ngày 29 tháng 10 năm 1957 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký quy định
các luật lệ cơ bản cho hoạt động bảo tồn di tích thời gian này. Nghị định gồm
7 mục 12 điều trong đó mục II quy định về liệt hạng di tích, mục III quy định
về sưu tầm và khai quật, mục IV quy định về bảo quản, mục V quy định về
trùng tu, sửa chữa, mục VI quy định về xuất nhập khẩu những di vật có giá trị
lịch sử. Như vậy, từ năm 1957 cho tới năm 1984, Nghị định số 519-TTg đã
phát huy tốt tác dụng làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của toàn ngành, đặc
biệt là hoạt động bảo vệ di tích.
1.4.3. Pháp lệnh số 14-LCT/HĐND ngày 04 tháng 4 năm 1984 của Hội
đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch nước) bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử -văn
hoá và danh lam thắng cảnh.
Sự nghiệp bảo vệ di sản văn hoá nói chung và di tích nói riêng đang
từng bước phát triển, đòi hỏi hệ thống các văn bản pháp lý phải được nâng
cao và hiệu chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Sau nhiều năm tháng
biên soạn và quan hơn 20 lần chỉnh lý Pháp lệnh số 14-LCT/HĐND ngày 04
tháng 4 năm 1984 của Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch nước) ra đời. Pháp
lệnh là căn cứ pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ di tích trong thời kỳ đất
nước vừa hoàn toàn thống nhất. Tiếp theo vào các năm 1985, 1986 Nghị định
của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định việc thi hành Pháp lệnh
và Thông tư hướng dẫn thi hành Pháp lệnh của Bộ Văn hoá ban hành. Đây là
bước tiến lớn của ngành bảo tồn bảo tàng nhằm thống nhất quản lý và chỉ đạo
mọi hoạt động bảo vệ di tích bằng các điều luật cụ thể. Pháp lệnh ra đời đã
bảo vệ được hàng ngàn di tích. Ở vào thời điểm này do những khó khăn về
kinh tế, do hạn chế về nhận thức nhiều di tích của chúng ta không được bảo
vệ chăm sóc trong một thời gian dài, bị sử dụng không đúng mục đích hoặc bị

16
vi phạm lấn chiếm, nhờ có Pháp lệnh và một cơ chế quản lý mới với phương
châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đã góp phần cứu vãn sự huỷ hoại của
nhiều di tích, góp phần ngăn chặn những vi phạm đất đai của di tích. Giai

đoạn này, kinh tế của đất nước còn cực kỳ khó khăn bởi toàn đảng, toàn dân
tập trung vào việc khắc phục hậu quả chiến tranh và dần đi vào ổn định. Mặc
dù vậy, chúng ta cũng phải thừa nhận với nhau rằng, khi đưa Pháp lệnh đi vào
thực tiễn mới xuất hiện những hạn chế sau: chỉ có Bộ trưởng Bộ Văn hoá –
Thông tin (nay là Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) căn cứ vào đề
nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị
hành chính tương đương ra quyết định công nhận là di tích. Có nghĩa là chỉ có
một cấp có thẩm quyền quyết định công nhận di tích. Điều đáng lưu ý nhất ở
Pháp lệnh là chỉ có 2 cấp quản lý di tích đó là Bộ Văn hoá – Thông tin (nay là
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, không
phân cấp cho các cấp hành chính khác quản lý di tích. Các di tích được Bộ
trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin (nay là Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và
Du lịch) công nhận gọi chung là di tích quốc gia. Tuy nhiên, số lượng di tích
được phát hiện trong quá trình điều tra, kiểm kê, đăng ký là rất lớn, nhu cầu
các địa phương được công nhận và đặt di tích dưới sự bảo hộ của pháp luật là
rất cấp bách nhưng chỉ một cấp là Bộ Văn hoá – Thông tin mới có thẩm
quyền quyết định công nhận thì không còn phù hợp nữa, không đáp ứng kịp
thời nhu cầu của địa phương, đôi khi còn gây hiền hà cho nhân dân, đặc biệt
là công tác bảo vệ và phát huy giá trị của di tích chưa được đảm bảo, hiện
tượng vi phạm di tích bắt đầu gia tăng không ngừng, những hành vi như lấn
chiếm đất đai di tích, xin vào ở nhờ di tích do hoàn cảnh khó khăn nhưng mãi
vẫn không chịu ra khỏi di tích khi có điều kiện, xây dựng những công trình
dân dụng phục vụ sinh hoạt hàng ngày của những hộ dân sống trong di tích
bắt đầu có dấu hiệu tăng dần. Việc thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
trong thời gian qua đã đưa đến những thay đổi mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế,
cấu trúc xã hôị Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hoá và danh

17
lam thắng cảnh lại ra đời trong điều kiện cơ chế quản lý hành chính, quan liêu
bao cấp. Do đó, nhiều quy định đến nay không còn phù hợp với những thay

đổi về kinh tế và đời sống xã hội như: vấn đề phân cấp quản lý di tích từ trung
ương đến địa phương, vấn đề sở hữu nói chung và sở hữu di tích nói riêng,
vấn đề thẩm định, cấp phép tu bổ di tích, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
trong việc bảo vệ di tích nói riêng và di sản văn hoá nói chung Xây dựng
luật lệ và các văn bản pháp quy dưới luật trong công tác bảo vệ di sản văn hoá
nói chung và di tích nói riêng là hoạt động vô cùng cần thiết. Pháp luật chính
là công cụ hữu hiệu để quản lý xã hội, là cán cân công lý để duy trì trật tự xã
hội, tạo ra sự công bằng trong xã hội. Việc hoàn thiện các văn bản pháp lý
phải được đặt trong mối tương quan vì sự phát triển hài hoà giữa kinh tế và
văn hoá, giữa xây dựng và bảo tồn nhằm góp phần bảo vệ các di tích lịch sử-
văn hoá, danh lam thắng cảnh trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước.
1.4.4. Điều 34 Hiến pháp năm 1992 xác định rõ “Nhà nước và xã hội
bảo tồn, phát huy các di sản văn hoá dân tộc, chăm lo công tác bảo tồn, bảo
tàng, tu bổ, tôn tạo, bảo tồn và phát huy tác dụng của các di tích lịch sử, cách
mạng, các di sản văn hoá, các công trình nghệ thuật, các danh lam thắng cảnh.
Nghiêm cấm các hành động xâm phạm đến các di tích lịch sử, cách mạng, các
công trình nghệ thuật và danh lam thắng cảnh” 23, tr 23-24.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá
VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc đã chỉ rõ “Hết sức coi trọng, bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá
trị văn hoá truyền thống (bác học và dân gian); văn hoá cách mạng bao gồm
cả văn hoá vật thể và phi vật thể” 4, tr 10-16
Nội dung trên thể hiện ý chí và quyết tâm của Đảng, Nhà nước và toàn
xã hội về ý thức tôn trọng đối với di sản văn hoá dân tộc.
1.4.5. Luật di sản văn hóa năm 2001 và Luật sửa đổi bổ sung một số
điều của Luật di sản văn hoá năm 2009.

18
Luật di sản văn hoá được thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá X

năm 2001 là một minh chứng cụ thể về sự tiến bộ vượt bậc trong tư duy sáng
tạo của ngành Di sản văn hoá Việt Nam. Những nội dung cơ bản của Luật đã
bám sát và đáp ứng được những nhu cầu trong cơ chế điều hành đất nước là:
Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ; toàn dân sống, học tập
và làm việc theo pháp luật. Do đó, các chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước được thể chế hoá, pháp điển hoá một cách chính xác trong các điều,
khoản của Luật. Đồng thời các điều, khoản của Luật cũng đã xác định rõ vai
trò và trách nhiệm của Nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền về văn hoá nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong
lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá nói chung và di tích nói
riêng.
Luật di sản văn hoá đã tạo ra những cơ sở pháp lý để triển khai một loạt
các hoạt động cần thiết trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
xác định rõ quyền hạn và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân và chủ sở hữu đối với
di sản văn hoá, chỉ rõ những việc được làm và không được làm, những hành
vi bị nghiêm cấm, cơ chế khen thưởng, tôn vinh những người có công, xử
phạt các hành vi vi phạm di tích; quy định trách nhiệm của các Bộ, ngành có
liên quan ở trung ương và uỷ ban nhân dân các cấp trong việc bảo tồn di sản
văn hoá. Những quy định của Luật di sản văn hoá được xây dựng theo hướng
cởi mở, sát với thực tiễn nhằm tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng và môi
trường thuận lợi cho việc đầu tư phát triển kinh tế của đất nước nói chung và
thúc đẩy phát triển du lịch nói riêng, đồng thời góp phần mở rộng giao lưu
văn hóa, hội nhập cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, trong quá trình đưa Luật di sản văn hoá áp dụng vào thực
tiễn bên cạnh những mặt tích cực, cũng nảy sinh nhiều hạn chế như chưa xử
lý thoả đáng mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, vì thế dẫn đến tình trạng
thương mại hoá di tích rất nhiều, di tích ngày càng có xu thế biến dạng bởi
những hoạt động thương mại tưởng chừng như đóng góp vào ngân sách của

19

địa phương, nhưng thực chất là đang phá huỷ di tích, làm mất đi những giá trị
về mặt lịch sử, văn hoá, khoa học và kiến trúc thẩm mỹ của di tích. Hay việc
xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành chưa đồng bộ, chưa hoàn chỉnh và
chưa theo kịp những yêu cầu và đòi hỏi cấp bách do thực tiễn sôi động đặt
ra Vì vậy, năm 2009 Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số
điều của Luật di sản văn hoá. Một lần nữa, chúng ta càng khẳng định vị trí vai
trò của ngành di sản văn hoá trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
1.4.6. Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa; Nghị định
98/2010/NĐ-CP ngày 06/11/2010 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành
một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa.
Đây là văn bản quy phạm dưới luật nhằm hướng dẫn và cụ thể hoá
những quy định trong Luật di sản văn hoá và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật di sản văn hoá, đặc biệt là những vấn đề có liên quan đến di
tích.
1.4.7. Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa.
Đây là căn cứ pháp lý vô cùng cơ bản và quan trọng để xử phạt những
hành vi xâm hại di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh. Trước khi chưa
có Nghị định này, việc áp dụng các chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong
vi phạm di tích thực hiện theo Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm
2002 36 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử phạt
hành chính năm 2008 37. Mức xử phạt đối với những hành vi vi phạm di
tích chủ yếu là phạt tiền và khôi phục lại vị trí ban đầu của di tích. Những
hình phạt này chủ yếu mang tính giáo dục nhiều hơn.
1.4.8. Một số Luật có liên quan: Luật Khoáng sản, Luật đất đai, Luật
Xây dựng.




20
Chương 2: THỰC TRẠNG VI PHẠM DI TÍCH
2.1. Thực trạng chung
Nước ta là một nước đang phát triển, lại bị chiến tranh kéo dài tàn phá
nặng nề, nên sau khi giành được độc lập, ưu tiên hàng đầu của Nhà nước ta là
ổn định và phát triển kinh tế. Di tích của Việt Nam phần lớn làm bằng chất
liệu hữu cơ, lại bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, thiên tai và do sự vô tình
hay cố ý của con người trong suốt một thời gian dài. Sự phát triển kinh tế
càng mạnh, dân số tăng càng nhanh thì nhu cầu khai thác xây dựng càng lớn.
Những năm gần đây, Nhà nước thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa hội
nhập kinh tế, sức ép của toàn cầu hoá đối với văn hoá truyền thống ngày càng
lớn. Những sức ép do sự tác động tiêu cực của sự phát triển cộng với sự
xuống cấp hàng loạt của các di tích, nhận thức chung của cộng đồng về bảo
vệ di tích vẫn còn bị hạn chế. Chính vì vậy, một số lượng lớn di tích của nước
ta đang bị xuống cấp nghiêm trọng, đang chịu sự tác động của sự biến đổi môi
trường tự nhiên và xã hội. Qua khảo sát thực tế, tác giả nhận thấy một số vấn
đề sau:
Cảnh quan môi trường truyền thống của một số di tích bị biến dạng một
phần hay toàn bộ do các công trình xây dựng xung quanh di tích không phù
hợp với quy hoạch truyền thống của khu di tích về vị trí, màu sắc, hình dáng,
kiến trúc…Nên khi các công trình này hoàn thành đưa vào sử dụng thì ảnh
hưởng rất lớn đến môi trường cảnh quan di tích. Cảnh quan, môi trường xung
quanh di tích là một yếu tố quan trọng cấu thành di tích, do vậy, những công
trình xây dựng bao quanh di tích có quy mô quá lớn cả về chiều cao và diện
tích sẽ làm di tích trở nên nhỏ bé và bị thu hẹp. Điển hình là vụ xây dựng nhà
tại di tích chùa Vua (Hà Nội). Cục Di sản văn hóa đã nhận được rất nhiều đơn
thư của nhân dân kiến nghị về việc một hộ dân sống đối diện với di tích chùa
Vua xây một ngôi nhà rất cao làm phá vỡ cảnh quan môi trường xung quanh
di tích, làm ảnh hưởng lớn tới kiến trúc và không gian văn hoá của di tích, hay
chùa Phúc Long, chùa Bộc (Hà Nội, xem ảnh 2.1.1, 2.1.2, 2.1.5). Như vậy,


21
điều này có thể cho chúng ta thấy, nhận thức của người dân trong cộng đồng
dân cư là cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo vệ và phát huy
giá trị di tích. Nếu không hiểu những quy định của pháp luật thì những hành
vi xâm hại đến di tích có thể diễn ra bất cứ lúc nào, ở đâu và hệ quả đó chính
là di tích và cảnh quan môi trường xung quanh di tích bị xâm hại. Khoản 1
Điều 36 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hoá quy định
“Khi phê duyệt dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài các khu vực
bảo vệ di tích….mà xét thấy có khả năng ảnh hưởng xấu đến cảnh quan thiên
nhiên và môi trường – sinh thái của di tích thì phải có ý kiến bằng văn bản
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá, thể thao và du lịch” 28, tr
53. Như vậy, theo quy định này, việc xây dựng nhà với chiều cao làm ảnh
hưởng đến môi trường cảnh quan di tích là vi phạm pháp luật.

Ảnh 2.1.1: Xây nhà cao tầng ngay sát cổng chùa Phúc Long – Hà Nội
Nguồn: tác giả

×