Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam vừa gia nhập Tổ chức thương mại thế giới – WTO, đó là một lợi
thế nhưng cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp nước ta. Các doanh nghiệp
muốn tồn tại và phát triển được cần phải tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao chất
lượng sản phẩm, tìm kiếm và mở rộng ra thị trường tiêu thụ không chỉ trong nước
mà còn mở rộng ra thị trường các nước trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, đất
nước ta đang trong giai đoạn phát triển, việc xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất
kỹ thuật cũng hết sức quan trọng, để có được những công trình có chất lượng tốt thì
các đơn vị thi công xây dựng luôn giữ vai trò rất lớn.
Với đặc trưng của ngành xây dựng là vốn đầu tư lớn, thời gian thi công dài
trải qua nhiều khâu nên vấn đề đặt ra là làm sao phải quản lý vốn một cách có hiệu
quả đồng thời khắc phục được tình trạng thất thoát, lãng phí trong quá trình sản
xuất, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm từ đó tăng tính cạnh tranh cho doanh
nghiệp.
Để giải quyết vấn đề nói trên, công cụ hữu hiệu và đắc lực mà mỗi doanh
nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng cần có là các thông tin phục vụ
cho quản lý đặc biệt là các thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Chi
phí sản xuất được tập hợp một cách chính xác kết hợp với việc tính đúng tính đủ giá
thành sản phẩm sẽ làm lành mạnh hóa các mối quan hệ tài chính trong doanh
nghiệp, góp phần tích cực vào việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của phần kế toán này em đã chọn
đề tài “Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Hà Nội”.
Nội dung của đề tài này được chia làm 03 chương như sau:
Chương 1: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại Công
ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Hà Nội.
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Hà Nội.
Sinh viên thực tập: Bùi Bảo Quyên Lớp: Kế toán 4 – Khóa 38
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
Chương 3: Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Hà Nội.
Do quỹ thời gian có hạn, bản thân em chưa có nhiều trải nghiệm thực tế, kinh
nghiệm nghiên cứu còn hạn chế nên bài viết của em khó tránh khỏi những thiếu sót.
Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân, các anh chị trong Công ty, cùng bạn đọc quan tâm để đề tài của
em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo – ThS. Đặng Thị Thúy Hằng – giáo viên
hướng dẫn trực tiếp, các thầy cô giáo trong Khoa Kế toán – Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân, các cô chú, các anh chị trong Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Hà
Nội đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Bùi Bảo Quyên
Sinh viên thực tập: Bùi Bảo Quyên Lớp: Kế toán 4 – Khóa 38
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ
CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN
HÀ NỘI
1.1. Đặc điểm sản phẩm xây lắp của Công ty CPĐT Bất động sản Hà Nội
1.1.1. Danh mục sản phẩm của Công ty
Sản phẩm xây lắp là các công trình, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu
phức tạp và mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất dài, thẩm mỹ cao. Do vậy việc
tổ chức quản lý nhất thiết phải có thiết kế, dự toán và thi công. Trong quá trình xây
lắp. giá dự toán sẽ trờ thành thước đo hợp lý hạch toán các khoản chi phí và thanh
quyết toán công trình.
Tên công trình Địa chỉ Chủ đầu tư Tổng giá trị
Thời gian
hoàn thành
Thi công san nền khu
đô thị ECOPARK
46 tỷ 300
triệu đồng
2009
Chi cục thuế Huyện Cẩm Giàng –
tỉnh Hải Dương
9 tỷ 900
triệu đồng
2010
Khu đô thị mới Vân
Canh
24 tỷ 400
triệu đồng
2010
Cơ sở 2 trường Cao
Đẳng phát thanh –
Truyền hình 1
Phủ Lý – Hà Nam 13 tỷ đồng 2010
Nhà ở thấp tầng Nơ –
05B
Lô đất HH 05 – khu đô
thị mới Việt Hưng –
Gia Lâm
17 tỷ 800
triệu đồng
2010
Tổ hợp nhà cao tầng,
VP làm việc, siêu thị,
dịch vụ
671 Hoàng Hoa Thám
– Hà Nội
114 tỷ 500
triệu đồng
2011
Công trình nhà ở
Chung cư 14T –
Khu Đô thị mới Việt
Hưng – Long Biên –
Hudland 53 tỷ đồng 2011
Sinh viên thực tập: Bùi Bảo Quyên Lớp: Kế toán 4 – Khóa 38
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
ĐN2, dự án chung cư
cao tầng Green
House
Hà Nội
Công trình nhà làm
việc kiêm kho –
NHNN chi nhánh
Bình Thuận
9 tỷ 950
triệu đồng
2011
Biệt thự N15 và N20
khu đô thị mới
Đường Lê Thái Tổ
- TP Bắc Ninh – Tỉnh
Bắc Ninh
35 tỷ 200
triệu đồng
2011
Nhà ở chung cư cao
tầng CT – 17 Green
House
Khu Đô thị mới Việt
Hưng – Long Biên –
Hà Nội
61 tỷ 790
triệu đồng
2011
Công trình nhà ở cao
tầng CT – 09
Khu Đô thị mới Việt
Hưng – Long Biên
63 tỷ 410
triệu đồng
Tháng
7/2011
Dự án ĐTXD nhà ở
chung cư cao tầng
Hạ Đình – Thanh
Xuân – Hà Nội
33 tỷ 660
triệu đồng
2012
Công trình tòa nhà
văn phòng Hudtower
Ô đất 2.4 NO đường
Lê Văn Lương, Thanh
Xuân, Hà Nội
Tập đoàn
phát triển
nhà và đô
thị
128 tỷ 792
triệu đồng.
2012
Ký túc xá trường CĐ
XD số 1
Hà Đông – Hà Nội 23 tỷ 300
triệu đồng
2012
Khu đô thị mới Đặng Xá – Gia Lâm –
Hà Nội
100 tỷ đồng Quý 2/2012
Dự án nhà ở liền kề
LK 13, LK 14, LK15
Khu đô thị mới Đông
Sơn – Tỉnh Thanh Hóa
170 tỷ đồng Quý 3/2012
Dự án đầu tư Khu
trung tâm Thương
Mại và VP cho thuê
cao cấp – VP5
700 tỷ đồng Quý 2/2014
Dự án hợp tác đầu tư
khu đô thị thương
Văn Giang – Hưng
Yên
Tổng vốn
đầu tư: 8,2
2020
Sinh viên thực tập: Bùi Bảo Quyên Lớp: Kế toán 4 – Khóa 38
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
mại ECOPARK tỷ USD
Dự án hợp tác đầu tư
tuyến đường liên tỉnh
Hà Nội – Hưng Yên
theo hình thức BT
Tổng vốn
đầu tư: 400
tỷ đồng
Tỷ lệ Công
ty BĐS HN
tham gia:
72%
Bảng 01 Các công trình đã và đang thi công
1.1.2. Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của Công ty
1.1.2.1. Một số mác thép quy ước theo tiêu chuẩn YAMAH (Nguồn
)
Chủng loại và ký hiệu:
Tùy theo yêu cầu về độ nhám bề mặt, các mác thép này được chia thành hai
nhóm theo phương pháp gia công: thép tấm cán nóng, thép tấm cán nguội. Chi tiết
xem bảng 1.
Sinh viên thực tập: Bùi Bảo Quyên Lớp: Kế toán 4 – Khóa 38
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
Bảng 02 Một số mác thép tấm cường độ cao
* Các mác thép YSC490Y, YSH370W, YSH400W không thông dụng nên
rất khó tìm. Do đó, từ 01 / 06 / 1999, các mác thép này không còn được sử dụng
trong các bản vẽ của YAMAHA.
* Các mác YSH370W, YSH400W, YSH440W thường được sử dụng trong
các chi tiết máy chịu ứng suất; vì vậy, tiêu chí về độ giãn dài tương đối được đặt lên
hàng đầu. Các mác thép này có giới hạn dưới của điểm chảy và ứng suất chảy thấp
hơn các mác thép theo tiêu chuẩn JIS G3113 (SAPH370, SAPH400, SAPH440). Do
đó, khi sử dụng các mác thép này trong thiết kế, cần cân nhắc và chú ý đầy đủ đến
ứng suất chảy yêu cầu.
* Đối với mác thép YSH440W, việc khoét rộng các lỗ có thể gây nứt vỡ. Do
đó, trước khi dập hình nên thử trước ở các điều kiện khác nhau.
Phân loại theo bề mặt:
Tương ứng với phương pháp gia công, cán nóng và cán nguội, các mác thép
này cũng được chia nhóm ký hiệu theo yêu cầu hoặc phương pháp xử lý bề mặt sử
Sinh viên thực tập: Bùi Bảo Quyên Lớp: Kế toán 4 – Khóa 38
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
dụng cho sản phẩm cuối cùng (thành phầm) như trong bảng 3 và 4. Tuy nhiên, trong
trường hợp yêu cầu cao về ngoại quan (đặc biệt là trong trường hợp mạ Cr) nên sử
dụng các mác thép cán nguội.
Bảng 03. Phân loại theo yêu cầu độ bóng bề mặt
Bảng 04. Phân loại theo phương pháp xử lý bề mặt
Cơ tính:
• Tiêu chuẩn cơ tính của các mác thép cán nguội xem bảng 6. Bảng 7 trình bày
các tiêu chuẩn về cơ tính của các mác cán nóng.
Sinh viên thực tập: Bùi Bảo Quyên Lớp: Kế toán 4 – Khóa 38
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
Bảng 05. Cơ tính của các mác thép cán nguội
Bảng 05 (tiếp). Cơ tính của các mác thép cán nguội
Sinh viên thực tập: Bùi Bảo Quyên Lớp: Kế toán 4 – Khóa 38
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
Bảng 06. Cơ tính của các mác thép cán nóng
Sinh viên thực tập: Bùi Bảo Quyên Lớp: Kế toán 4 – Khóa 38
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
Bảng 06 (tiếp). Cơ tính của các mác thép cán nóng
Móng nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần được lưu ý khi bắt
tay vào việc xây nhà. Đây là nơi quyết định cho sự kiên cố, bền vững và là nền tảng
nâng đỡ cả công trình.
Home Beton móng cung cấp các tính năng đặc biệt cần thiết cho các hạng
mục như: móng, nền, đà kiềng, san trệt, vách tầng hầm…
Lợi ích sử dụng:
- Bền vững trước những ảnh hưởng bất lợi của môi trường
- Độ đặc chắc cao, giảm thiểu tác động do nước, nước ngầm tại các vùng
trũng thấp…
- Có cường độ ổn định và tính đồng nhất cao.
STT Home Beton (HB) Đặc điểm kỹ thuật
HB móng – cơ bản Cường độ 25 MPa
Độ sụt 12 + 3/ - 2 cm
28 ngày đạt cường độ kỹ thuật
HB móng – chống thấm Cường độ 25 MPa
Độ sụt 12 + 3/ - 2 cm
28 ngày đạt cường độ kỹ thuật
Có khả năng đạt chống thấm đạt cấp W4
HB móng – cường độ cao Cường độ 30 MPa
Độ sụt 12 + 3/ - 2 cm
28 ngày đạt cường độ kỹ thuật
HB móng – cường độ cao
chống thấm
Cường độ 30 MPa
Độ sụt 12 + 3/ - 2 cm
28 ngày đạt cường độ kỹ thuật
Tăng cường khả năng chống thấm đạt
cấp W6
Sinh viên thực tập: Bùi Bảo Quyên Lớp: Kế toán 4 – Khóa 38
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
1.1.3. Tính chất, loại hình sản xuất sản phẩm của Công ty
Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Hà Nội đăng ký hoạt động kinh doanh
ở 33 ngành nhưng tập trung vào một số ngành chủ yếu sau:
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi,
công trình kỹ thuật cơ sở hạ tầng;
- Lắp đặt điện nước, điện lạnh, trang trí nội ngoại thất công trình;
- Xây lắp đường dây và trạm biến áp đến 35 KV;
- Sản xuất và buôn bán: vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị xây dựng, tấm
trần vật liệu chống thấm, đồ gỗ gia dụng, hàng trang trí nội thất, thủ công
mỹ nghệ;
- Môi giới và kinh doanh bất động sản;
- Cho thuê máy móc và thiết bị xây dựng;
- Kinh doanh dịch vụ bất động sản;
- Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng;
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ;
- Sản xuất các cấu kiện kim loại, thùng, bề chứa và nồi hơi;
- Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại; các dịch vụ xử lý, gia công kim
loại;
Giống như tất cả các ngành sản xuất khác, ngành xây dựng cơ bản khi tiến
hành sản xuất kinh doanh – thực chất là quá trình biến đổi đối tượng lao động thành
sản phẩm hàng hóa nhưng nó lại mang những nét đặc thù với những đặc điểm kỹ
thuật riêng được thể hiện rõ ở quá trình tạo ra sản phẩm và đặc điểm của sản phẩm
xây lắp.
Mỗi công trình xây dựng gắn với vị trí nhất định, nó thường cố định tại nơi
sản xuất còn các điều kiện sản xuất khác như lao động, vật tư, thiết bị máy móc…
luôn phải di chuyển theo mặt bằng và vị trí thi công mà mặt bằng và vị trí thi công
thường nằm rải rác khắp nơi và cách xa trụ sở của đơn vị. Do đó, luôn tồn tại một
khoảng cách lớn giữa nơi trực tiếp phát sinh chi phí và nơi hạch toán chi phí đã gây
không ít khó khăn cho công tác quản lý và công tác kế toán. Mặt khác, hoạt động
Sinh viên thực tập: Bùi Bảo Quyên Lớp: Kế toán 4 – Khóa 38
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
xây lắp lại tiến hành ngoài trời, thường chịu ảnh hưởng của các yếu tố khách quan
như thời tiết, khí hậu, … nên dễ dẫn đến tình trạng hao hụt, lãng phí vật tư, tiền vốn,
… làm tăng chi phí sản xuất.
Khi bắt đầu thực hiện hợp đồng, giá trị công trình đã được xác định thông
qua giá trúng thầu hoặc giá chỉ định thầu. Điều đó có nghĩa là sản phẩm xây lắp
thường được tiêu thụ theo giá trị dự toán hoặc giá thỏa thuận từ trước với chủ đầu
tư.
1.1.4. Chu kỳ sản xuất, đặc điểm sản phẩm dở dang của công ty
Xét về quá trình tạo ra sản phẩm, từ khi khởi công đến khi thi công hoàn
thành bàn giao đưa vào sử dụng thời gian thường dài, phụ thuộc vào quy mô, tính
chất phức tạp của từng công trình. Bên cạnh đó, quá trình thi công xây dựng được
chia thành nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn được chia thành nhiều công
việc khác nhau.
Từ những đặc điểm trên đây, đòi hỏi công tác kế toán vừa phải đáp ứng
những yêu cầu chung về chức năng, nhiệm vụ kế toán của một doanh nghiệp sản
xuất vừa phải đảm bảo phù hợp đặc trưng riêng của ngành xây dựng nhằm cung cấp
thông tin chính xác, kịp thời, cố vấn lãnh đạo việc tổ chức quản lý để đạt hiệu quả
cao nhất trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo phương pháp này, trị giá của sản phẩm làm dở cuối kỳ bao gồm cả chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Cuối kỳ căn cứ vào két quả kiểm kê khối lượng sản phẩm làm dở và mức độ hoàn
thành của chúng để quy đổi khối lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ thành khối lượng
hoàn thành tương đương. Sau đó xác định từng khoản mục chi phí trong sản phẩm
làm dở theo nguyên tắc :
- Đối với chi phí sản xuất bỏ vào một lần ngay từ đầu của quá trình sản xuất
thì tính theo công thức:
D
CK
=
D
ĐK
+ C
n
x
S
d
S
t
+ S
d
Sinh viên thực tập: Bùi Bảo Quyên Lớp: Kế toán 4 – Khóa 38
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
- Đối với các chi phí bỏ dần vào quá trình sản xuất như chi phí nhân công
trực tiếp, chi phí sản xuất chung thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức:
D
CK
=
D
ĐK
+ C
n
x
S'
d
S
t
+ S'
d
Trong đó : S'
d
là khối lượng sản phẩm dở dang đã tính đổi ra khối lượng sản
phẩm hoàn thành tương đương theo tỷ lệ chế biến hoàn thành.
S’
d
= S
d
x % hoàn thành
C: Được tính theo từng khoản mục chi phí tương ứng phát sinh trong kỳ.
- Ưu điểm: Phương pháp này tính toán được chính xác và khoa học hơn
phương pháp trên.
- Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ chế biến
hoàn thành của sản phẩm dở dang khá phức tạp và mang tính chủ quan.
- Điều kiện áp dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp mà chi phí NVL
trực tiếp chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản xuất
dở dang đầu kỳ và cuối kỳ nhiều và biến động lớn.
* Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí định mức:
Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã
kiểm kê ở từng công đoạn sản xuất và định mức ở từng khoản mục chi phí ở từng
công đoạn tương ứng cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức của
khối lượng sản phẩm dở dang từng công đoạn, sau đó tập hợp lại cho từng sản
phẩm.
* Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất:
Các khoản thiệt hại trong sản xuất luôn luôn có trong mọi quy trình sản xuất.
Bao gồm thiệt hại về sản phẩm hỏng và thiệt hại về ngừng sản xuất.
1. Kế toán sản phẩm hỏng
Sinh viên thực tập: Bùi Bảo Quyên Lớp: Kế toán 4 – Khóa 38
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
Sản phẩm hỏng là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất hoặc đã sản
xuất xong nhưng có những sai phạm về mặt tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan chất
lượng, mẫu mã quy cách. Những sai phạm này có thể do những nguyên nhân liên
quan trình độ lành nghề, chất lượng vật liệu, tình hình trang bị kỹ thuật, việc chấp
hành kỷ luật lao động, sự tác động của điều kiện tự nhiên…
Tạo ra sản phẩm hư hỏng là gây ra những tổn thất nhất định đối với hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp và nếu không có biện pháp kiểm tra chặt chẽ để
sản phẩm hỏng đưa ra thị trường thì tổn thất này có thể hết sức lớn lao liên quan tới
uy tín sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên khi nói đến sản phẩm hỏng cần phân
biệt làm hai trường hợp: Sản phẩm hỏng trong định mức cho phép và sản phẩm
hỏng ngoài định mức cho phép (hoặc vượt định mức quy định).
a. Sản phẩm hỏng trong định mức: bao gồm những sản phẩm hỏng nằm
trong giới hạn cho phép xảy ra do đặc điểm và điều kiện sản xuất cũng như đặc
điểm của bản thân sản phẩm được sản xuất. Các khoản thiệt hại liên quan đến sản
phẩm hỏng trong định mức như chi phí sửa chữa, trị giá của sản phẩm hỏng không
sửa chữa được sau khi trừ phần phế liệu thu hồi, … được tính vào giá thành của sản
phẩm hoàn thành.
Hạch toán:
Tùy theo sản phẩm hỏng nằm trong định mức hoặc ngoài định mức mà chi
phí sửa chữa được hạch toán vào những khoản mục chi phí sản xuất phù hợp với nội
dung của từng khoản chi sửa chữa để cuối kỳ kết chuyển vào giá thành của sản
phẩm hoàn thành trong kỳ, hoặc theo dõi chi tiết chi phí sửa chữa để tổng hợp toàn
bộ chi phí sữa chữa phát sinh, sau đó kết chuyển vào các đối tượng có liên quan.
Nội dung và trình tự hạch toán:
- Tập hợp chi phí sửa chữa phát sinh:
Nợ TK 621, 622
Có TK liên quan
- Kết chuyển để tổng hợp chi phí sửa chữa thực tế phát sinh:
Nợ TK 154 (sản phẩm hỏng)
Sinh viên thực tập: Bùi Bảo Quyên Lớp: Kế toán 4 – Khóa 38
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
Có TK 621
Có TK 622
Có TK 627 nếu có phân bổ chi phí sản xuất chung
- Căn cứ vào kết quả xử lý để phản ánh:
Nợ TK 154 (sản phẩm đang chế tạo) tính vào giá thành
Nợ TK 1388 bắt bồi thường
Nợ TK 811 Tính vào chi phí khác
Có TK 154 (sản phẩm hỏng) chi phí sửa chữa được
b. Sản phẩm hỏng ngoài định mức: bao gồm những sản phẩm hỏng vượt qua
giới hạn cho phép do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan gây ra. Đối với
sản phẩm hỏng ngoài định mức thì các khoản thiệt hại về mặt chi phí liên quan đến
nó không được tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành mà xử lý tương ứng với
những nguyên nhân gây ra.
Hạch toán:
- Căn cứ vào giá của sản phẩm hỏng không sửa chữa được ghi:
Nợ TK 154 (sản phẩm hỏng)
Có TK 154 (sản phẩm đang chế tạo) phát hiện trong quá trình sản xuất
Có TK 155 phát hiện trong kho thành phẩm
Có TK 157 hàng gửi bán bị trả lại
Có TK 632 hàng đã bán bị trả lại
- Căn cứ vào giá trị phế liệu thu hồi được để ghi:
Nợ TK 152 (phế liệu)
Có TK 154 (sản phẩm hỏng)
- Căn cứ vào kết quả xử lý khoản thiệt hại để ghi:
Nợ TK 154 (sản phẩm đang chế tạo) tính vào giá thành sản phẩm
Nợ TK 1388 bắt bồi thường
Nợ TK 811 tính vào chi phí khác
Có TK 154 (sản phẩm hỏng) khoản thiệt hại về sản phẩm hỏng
Sinh viên thực tập: Bùi Bảo Quyên Lớp: Kế toán 4 – Khóa 38
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
Nhận xét: Việc sử dụng chi tiết của tài khoản 154 để theo dõi chi phí về sản
phẩm hỏng là phù hợp với hệ thống kế toán Việt Nam hiện nay bởi chi phí về sản
phẩm hỏng có thể được tính vào giá thành hoặc phải xử lý vào các tài khoản khác
nhưng điều này không thể xác định ngay lúc phát sinh, nói cách khác việc xử lý chi
phí về sản phẩm hỏng lại có sự gián đoạn về mặt thời gian kể từ lúc phát sinh chi
phí đến lúc được xử lý để kết chuyển. Suy cho cùng chi phí về sản phẩm hỏng trong
thời gian chưa xử lý là một phần trong chi phí sản xuất của doanh nghiệp mặc dù
những chi phí ngoài dự kiến.
2. Kế toán thiệt hại ngừng sản xuất
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp có thể xẩy ra những khoảng thời
gian phải ngừng sản xuất do các nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan gây ra:
thiết bị sản xuất bị hư hỏng, thiếu nguyên vật liệu, thiếu năng lượng, thiên tai hỏa
hoạn… Thời gian ngừng sản xuất là thời gian không tạo ra sản phẩm nhưng vẫn
phát sinh nhiều loại chi phí để bảo vệ tài sản, bảo vệ đời sống cho người lao động,
duy trì các hoạt động quản lý như tiền công lao động, khấu hao tài sản cố định, chi
phí bảo dưỡng. Những khoản chi ra trong thời gian này được coi là thiệt hại về
ngừng sản xuất. Với những khoản chi phí về ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến,
kế toán đã theo dõi ở tài khoản 335 – chi phí phải trả. Trường hợp ngừng sản xuất
bất thường, các chi phí bỏ ra trong thời gian này do không được chấp nhận nên phải
theo dõi riêng trên tài khoản (chi tiết thiệt hại về ngừng sản xuất) tương tự như hạch
toán sản phẩm hỏng ngoài định mức nói trên. Cuối kỳ sau khi trừ phần thu hồi (nếu
có do bồi thường) giá trị thiệt hại thực tế sẽ được tính vào giá vốn hàng bán, vào chi
phí khác hay trừ vào quỹ dự phòng tài chính. Các khoản chi phí phát sinh trong thời
gian ngừng sản xuất không tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm mà đó là chi phí
thời kỳ phải xử lý ngay trong kỳ kế toán.
Tuy nhiên trường hợp ngừng sản xuất theo kế hoạch có tính chất tạm thời
(do tính thời vụ, do để bảo dưỡng, sửa chữa máy móc…) và doanh nghiệp có lập dự
toán chi phí của thời gian ngừng sản xuất thì kế toán căn cứ vào dự toán để trích
trước tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Việc sửa chữa tài sản cố định là việc
Sinh viên thực tập: Bùi Bảo Quyên Lớp: Kế toán 4 – Khóa 38
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động
nhằm khôi phục lại năng lực hoạt động theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn ban đầu
của tài sản cố định. Tồn tại hai dạng sửa chữa tài sản cố định trong doanh nghiệp:
sửa chữa thường xuyên (sửa chữa nhỏ) và sửa chữa lớn tài sản cố định.
- Sửa chữa nhỏ là sửa chữa các tài sản cố định có mức độ hư hỏng nhẹ nên
kỹ thuật sửa chữa đơn giản, thời gian sửa chữa ngắn, chi phí sửa chữa thấp nên chi
phí phát sinh được coi như khoản phí tổn và được hạch toán trực tiếp vào chi phí
sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Sửa chữa lớn là sửa chữa các tài sản cố định có mức độ hư hỏng nặng nên
kỹ thuật sửa chữa phức tạp, thời gian sửa chữa kéo dài và tài sản cố định phải
ngưng hoạt động trong thời gian sửa chữa, chi phí sửa chữa phát sinh lớn nên không
thể hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ mà phải phân bổ
dần nhưng tối đa không quá 3 năm theo quy định hiện hành.
Phương pháp hạch toán:
* Trường hợp ngừng sản xuất theo kế hoạch có tính chất tạm thời (do tính thời vụ,
do để bảo dưỡng, sửa chữa máy móc) và doanh nghiệp có lập dự toán chi phí của
thời gian ngừng sản xuất thì kế toán căn cứ vào dự toán để trích trước tính vào chi
phí sản xuất kinh doanh:
Nợ TK 622, 627
Có TK 335
Khi phát sinh chi phí thực tế ghi:
Nợ TK 335
Có TK 334, 338, 152…
Cuối niên độ điều chỉnh số trích trước theo số thực tế phát sinh:
- Nếu số trích trước > số thực tế thì kế chuyển chênh lệch ghi:
Nợ TK 335
Có TK 622, 627
- Nếu số trích trước < số thực tế thì khoản chênh lệch được tính vào chi phí:
Nợ TK 622, 627
Sinh viên thực tập: Bùi Bảo Quyên Lớp: Kế toán 4 – Khóa 38
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
Có TK 335
* Trường hợp ngừng sản xuất phát sinh bất thường ngoài dự kiến
- Các khoản chi phí phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất ghi:
Nợ TK 811
Có TK 334, 338, 152…
- Các khoản thu được do bắt bồi thường thiệt hại ghi:
Nợ TK 111, 112, 1388
Có TK 711
1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty CPĐT BĐS Hà Nội
1.2.1. Quy trình công nghệ sản xuất
Sau đây là một số quy trình công nghệ chủ yếu của công ty:
Quy trình sản xuất sản phẩm xây lắp của công ty trải qua 3 giai đoạn chính:
giai đoạn đấu thầu, giai đoạn tổ chức thi công và giai đoạn nghiệm thu, bàn giao
công trình. Trong giai đoạn tổ chức thi công, đối với mỗi công trình khác nhau được
chia thành các giai đoạn thi công khác nhau phù hợp với đặc trưng của từng công
trình.
Sơ đồ 01 Quy trình chung sản xuất sản phẩm xây lắp
Giai đoạn đấu thầu được bắt đầu bằng thư mời thầu của chủ đầu tư. Sau khi nhận
được thư mời thầu Công ty sẽ lập “Giấy đề nghị bảo lãnh gửi đến Ngân hàng mà
Công ty giao dịch (Ngân hàng…)” để dự thầu. Khi đã được ngân hàng cấp giấy
chứng nhận bảo lãnh, phòng kế hoạch thị trường sẽ lập hồ sơ đấu thầu và tham gia
đấu thầu. Nếu trúng thầu sẽ ký kết hợp đồng với chủ đầu tư (bên A) và được bên A
cấp vốn. Sau khi Công ty ký kết với bên A, bên A sẽ mời cán bộ xuống thực địa và
khảo sát, phân tích địa chất. Lập báo cáo địa chất và xây dựng mô hình kiến trúc.
Sinh viên thực tập: Bùi Bảo Quyên Lớp: Kế toán 4 – Khóa 38
Đấu thầu
Tổ chức thi công Nghiệm thu bàn giao
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
Sau đó chuyển hồ sơ đến cho cán bộ thiết kế để thiết kế công trình và lập dự toán
thiết kế. Khi đã có bản thiết kế theo yêu cầu của bên A Công ty chuyển bản thiết kế
này đến phòng kĩ thuật. Các cán bộ kĩ thuật sẽ tiến hành bóc tách bản vẽ, tính toán
các yêu cầu về thời gian hoàn thành, vật liệu, nhân công. Sau khi xem xét lại các số
liệu này sẽ được chuyển đến phòng kinh tế kế hoạch. Tại đây các cán bộ của phòng
sẽ thực hiện việc sắp đặt đơn giá các loại để lập ra bản dự toán về giá trị công trình,
sau đó trình lên giám đốc xem xét. Nếu được sự đồng ý của giám đốc, công trình
này sẽ được bàn giao cho các ban Dự án dựa vào năng lực của từng ban Dự án và
tính chất của công trình. Trước khi các đơn vị tiến hành thi công, Công ty sẽ lập
hợp đồng giao khoán cùng với sự tham gia của các phòng ban có liên quan. Hợp
đồng này quy định trách nhiệm của các bên về vật tư, nhân công, tiến độ thi công,
máy móc thiết bị… Hàng tháng, các ban dự án phải báo cáo tình hình cho các
phòng ban liên quan. Công ty sẽ cấp vật tư, các thiết bị cần thiết… cho các ban Dự
án theo tiến độ thi công công trình, ngoài ra các ban dự án có thể chủ động trong
việc mua vật tư, thuê lao động… sao cho có lợi nhất và gửi báo cáo về cho Công ty
khi công trình hoàn thành sẽ được tiến hành nghiệm thu và bàn giao.
Sơ đồ 02 Quy trình thi công nhà
Bộ phận thực hiện : Phòng Quản lý Kỹ thuật và Thi công.
Quy trình thực hiện :
1. Sau khi ký kết hợp đồng kinh tế thi công, chuẩn bị phương án triển khai thi
công. Thực hiện các công tác chuẩn bị ban đầu: hàng rào, kho bãi tập kết vật
liệu…
Sinh viên thực tập: Bùi Bảo Quyên Lớp: Kế toán 4 – Khóa 38
Đào móng
Gia cố nền
Thi công móng
Thi công phần khung bê tông,
cốt thép, thân và mái nhà
Xây thô
Hoàn thiện
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
2. Triển khai công việc thi công tại công trường theo kế hoạch thi công chi tiết
đã được vạch sẵn – bao gồm 3 giai đoạn cơ bản , mỗi giai đoạn đèu có phần
kiểm tra, giám sát và nghiệm thu hoàn thành từng giai đoạn, từng hạng
mục… :
a. Triển khai công tác thi công phần móng .
b. Triển khai công tác thi công phần thân.
c. Triển khai công tác thi công phần hoàn thiện: tô trát, ốp lát, sơn mattit.
3. Sau khi hoàn thành công việc thi công, chuẩn bị tổng hợp Hồ sơ quyết toán
công trình.
4. Lập Hồ sơ Quyết toán trình Chủ đầu tư.
5. Lập thủ tục bàn giao công trình đưa vào sử dụng.
6. Thanh lý Hợp đồng kinh tế.
7. Các cán bộ kỹ thuật trực tiếp tham gia dự án đánh giá nội bộ về công việc đã
thực hiện. Tổng hợp và lưu trữ Hồ sơ công việc.
Trên đây là một số quy trình công nghệ của Công ty. Các công việc cụ thể
trong việc thi công và hoàn thiện công trình sẽ được phân công cụ thể cho các tổ,
đội xây lắp.
Quy trình công nghệ này đòi hỏi mỗi thành viên trong ban dự án đều phải
nắm rõ để lập một kế hoạch chính xác về tiến độ cũng như chi phí công trình, công
nhân làm đúng từng bước, tránh sai sót, thực hiện các công việc đảo lộn, gây tổn
thất thời gian, chi phí ảnh hưởng tới chất lượng công trình.
Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty là xây dựng các công trình cầu và
đường, kè đập. Công ty có thể tham gia đấu thầu trực tiếp để nhận công trình hoặc
nhận lại một số hạng mục công trình với tư cách là thầu phụ. Quá trình hoạt động
của Công ty được thực hiện qua 6 bước như sau:
Đấu
thầu
Trúng
thầu
Lập kế
hoạch
thi
Thi
công
công
Nghiệm
thu,
thanh
- Giai đoạn đấu thầu công trình:
Sinh viên thực tập: Bùi Bảo Quyên Lớp: Kế toán 4 – Khóa 38
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
Công ty tham gia đấu thầu, bằng việc mua hồ sơ dự thầu mà chủ đầu tư đã bán,
sau đó tiến hành nghiên cứu hồ sơ mời thầu, nghiên cứu hiện trường thực tế, xem
xét về khả năng về tài chính, nhân lực, máy móc thiết bị có phù hợp và đáp ứng yêu
cầu của công trình để đưa ra quyết định tham gia đấu thầu.
Lập biện pháp thi công và tiến độ thi công.
Lập dự toán và xác định giá bỏ thầu.
Giấy bảo lãnh giá dự thầu của ngân hàng.
- Giai đoạn trúng thầu công trình:
Sau khi có quyết định trúng thầu công trình từ chủ đầu tư công ty tiến hành ký
hợp đồng nhận thầu công trình:
+ Công ty cùng chủ đầu tư thương thảo hợp đồng.
+ Lập hợp đồng giao nhận thầu và ký kết.
+ Giấy bảo lãnh thực hiện hợp đồng của Ngân hàng.
+ Tạm ứng vốn theo hợp đồng.
- Giai đoạn thi công công trình:
Giai đoạn này gồm các bước như sau:
+ Lập và báo cáo các biện pháp tổ chức thi công, trình bày tiến độ thi công trước
chủ đầu tư và được chủ đầu tư chấp thuận.
+ Bàn giao và nhận tim mốc mặt bằng.
+ Thi công công trình theo biện pháp tiến độ đã lập.
- Giai đoạn nghiệm thu công trình:
Giai đoạn nghiệm thu từng phần: Công trình xây dựng thường có nhiều giai
đoạn, khối lượng thi công và giá trị công trình lớn, do đó các công trình thường chia
thành các hạng mục công trình nhỏ hơn. Vì vậy, Công ty và chủ đầu tư thường quy
định nghiệm thu công trình theo từng giai đoạn hoặc theo từng hạng mục công
trình. Công ty cùng chủ đầu tư xác định giá trị công trình đã hoàn thành và ký vào
văn bản nghiệm thu công trình theo từng giai đoạn hoặc theo từng hạng mục công
trình đã ký trong hợp đồng. Sau khi nghiệm thu Công ty được thanh toán số tiền
Sinh viên thực tập: Bùi Bảo Quyên Lớp: Kế toán 4 – Khóa 38
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
theo khối lượng thi công nghiệm thu sau khi trừ % tiền tạm ứng. Điều này giảm bớt
gánh nặng về nguồn vốn cho công ty.
- Giai đoạn thanh lý hợp đồng:
Sau khi công trình hoàn thành và được nghiệm thu, chủ đầu tư sẽ thanh toán cho
công ty, tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi cho chủ đầu tư vì sau khi công trình hoàn
thành công trình có thể xảy ra một số hư hỏng ngoài ý muốn và phải tu sửa. Do đó
chủ đầu tư thường không thanh toán hết giá trị công trình mà để lại từ 3 % - 5 % giá
trị công trình để làm giá trị bảo hành công trình. Tiền bảo hành công trình sẽ được
tính lãi như tiền gửi ngân hàng và thường do bên thứ ba khống chế khoản tiền này,
thông thường là ngân hàng khống chế khoản này. Sau khi thời gian bảo hành công
trình đã hết, công trình đảm bảo giá trị hợp đồng đã thoả thuận giữa hai bên. Lúc
này công ty nhận 5% giá trị công trình còn lại, hai bên là chủ đầu tư và công ty ký
vào biên bản thanh lý hợp đồng và chấm dứt quan hệ kinh tế giữa hai bên.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất
Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, bộ máy quản lý của Công ty
Cổ phần Đầu tư Bất động sản Hà Nội được bố trí như sau:
Hội đồng quản trị: Bao gồm các cổ đông sáng lập của công ty. Có trách
nhiệm tập thể trong việc quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, có toàn quyền
nhân danh công ty thay mặt các cổ đông để quyết định mọi vấn đề liên quan đến
hoạt động của công ty… Thành viên của Hội đồng quản trị thay mặt cho Hội đồng
quản trị trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Ban kiểm soát: phát hiện ra các thiếu sót trong quản lý, trong hoạt động sản
xuất kinh doanh; phát hiện ra những vi phạm pháp luật, điều lệ, nội quy của công ty.
Từ đó giúp ban Tổng Giám đốc có những biện pháp thích hợp để xử lý, khắc phục
những thiếu sót đó, đảm bảo doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị: Là người điều hành mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về thực hiện các quyền và nghĩa
vụ được giao.
Sinh viên thực tập: Bùi Bảo Quyên Lớp: Kế toán 4 – Khóa 38
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
- Thực hiện công tác đối ngoại, đàm phán, ký kết hợp đồng với đối tác.
- Trực tiếp phê duyệt các dự án, chiến lược kinh doanh và kế hoạch phát triển
dài hạn của Công ty.
Các Phó Tổng Giám đốc: Có quyền trực tiếp điều hành công việc chung của
toàn công ty. Điều phối hoạt động của các phòng ban, chuyên phụ trách về các hoạt
động có lien quan đến thị trường đầu vào, đầu ra, lên kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Chịu trách nhiệm báo cáo và giải trình trước Tổng Giám đốc về tình hình
hoạt động của toàn Công ty, có quyền thay mặt cho Tổng Giám đốc khi Tổng Giám
đốc vắng mặt trong phạm vi được Tổng Giám đốc ủy quyền.
Là cầu nối của Tổng Giám đốc với các phòng ban.
* Tổ chức lập và giao kế hoạch sản xuất cho các bộ phận trực tiếp
Kế hoạch sản xuất tuần: Thứ hai hàng tuần, Ban giám đốc cùng trưởng các
bộ phận họp giao ban để tổng kết lại tình hình thực hiện kế hoạch tuần trước và
triển khai kế hoạch trong tuần. Sau đó Trưởng các bộ phận sẽ về triển khai kế hoạch
cho bộ phận mình phụ trách. Đến thứ bảy hàng tuần các bộ phận sẽ họp để tổng kết
những gì đã làm được, những gì còn tồn đọng chưa giải quyết được và vì những lý
do chủ quan, khách quan nào gây nên để Trưởng bộ phận báo cáo trình Ban lãnh
đạo công giải quyết.
Kế hoạch sản xuất quý (năm): Vào đầu mỗi quý (năm) các bộ phận sản xuất
phải lập báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch quý (năm) trước và kế hoạch
sản xuất quý (năm) này cho Phòng kế hoạch và quản lý xây lắp. Phòng quản lý xây
lắp sẽ tổng hợp lại làm báo cáo trình Ban giám đốc và gửi cho các phòng ban có
liên quan để theo dõi thực hiện.
Sơ đồ 03 SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY
Sinh viên thực tập: Bùi Bảo Quyên Lớp: Kế toán 4 – Khóa 38
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
Bộ phận sản xuất chính: Bao gồm các đội xây lắp chuyên thi công xây lắp các
công trình, hạng mục công trình do công ty giao.
Bộ phận phục vụ sản xuất bao gồm: Bộ phận cung ứng vật tư và bộ phận quản lý
sản xuất có nhiệm vụ:
Bộ phận cung ứng vật tư: cung ứng, vận chuyển vật tư đến công trình đảm bảo
cho công trình được thi công kịp thời, đúng tiến độ kỹ thuật và đảm bảo chất lượng
hiệu quả công trình.
Bộ phận quản lý sản xuất: Kiểm tra, giám sát quá trình thi công.
* Sơ đồ 04 Bộ máy quản lý Công ty
Sinh viên thực tập: Bùi Bảo Quyên Lớp: Kế toán 4 – Khóa 38
Công ty
Bộ phận sản xuất chính Bộ phận phục vụ sản xuất
Các đội xây lắp
Bộ phận cung ứng vật tư
Bộ phận quản lý sản xuất
Công trình
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
Sinh viên thực tập: Bùi Bảo Quyên Lớp: Kế toán 4 – Khóa 38
DÂN DỤNGHẠ TẦNG KỸ THUẬTXL ĐƯỜNG DÂY+TRẠM BIẾN ÁP (>35KV)GIAO THÔNG, CẤP THOÁT NƯỚC THỦY LỢI TRẦN THẠCH CAOVẬT LIỆU CHỐNG THẤMĐỒ MỘC, TRANG TRÍ NỘI THẤTXƯỞNG KẾT CẤU THÉP
XNXD
SỐ 2
DÂN DỤNGHẠ TẦNG KỸ THUẬTXL ĐƯỜNG DÂY+TRẠM BIẾN ÁP (>35KV)GIAO THÔNG, CẤP THOÁT NƯỚC THỦY LỢI TRẦN THẠCH CAOVẬT LIỆU CHỐNG THẤMĐỒ MỘC, TRANG TRÍ NỘI THẤTXƯỞNG KẾT CẤU THÉP
XNXD
SỐ 2
VĂN PHÒNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH KIÊM KẾ TOÁN TRƯỞNG
TỔNG GIÁM ĐỐC
CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
P. TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN
P. ĐẦU TƯ
CHỨNG
KHOÁN
P. KẾ HOẠCH &
QUẢN LÝ
XÂY LẮP
P. HÀNH
CHÍNH
NHÂN SỰ
P. ĐẦU TƯ P. KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG
P. KỸ
THUẬT
THI CÔNG
XÂY LẮP
SẢN XUẤT
MÔI GIỚI KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN
LẮP ĐẶT ĐIỆN NƯỚC ĐIỆN LẠNH
CÔNG NGHIỆP
DÂN DỤNG
HẠ TẦNG KỸ THUẬT
XL ĐƯỜNG DÂY+TRẠM BIẾN ÁP (>35KV)
GIAO THÔNG, CẤP THOÁT NƯỚC THỦY LỢI
KÍNH AN TOÀN
TRẦN THẠCH CAO
VẬT LIỆU CHỐNG THẤM
ĐỒ MỘC, TRANG TRÍ NỘI THẤT
XƯỞNG KẾT CẤU THÉP
XNXD
SỐ 2
P. THIẾT
BỊ BẢO VỆ
XNXD
SỐ 5
XNXD
SỐ 6
XNXD
SỐ 7
XNXD
SỐ 8
XƯỞNG SX VÀ GIA CÔNG
ĐỒ GỖ
XNXD
SỐ 9
CN TP HỒ
CHÍ MINH
XNXD
SỐ 10
XƯỞNG SX VÀ GIA CÔNG
KẾT CẤU THÉP
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
CÁC CÔNG TRƯỜNG DO
CÔNG TY THI CÔNG
25