Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động đấu thầu là giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh tế trong
đầu tư, mua sắm thiết bị, xây dựng công trình.Tổ chức đấu thầu đã ngày càng trở
nên rộng rãi, minh bạch và đảm bảo tính hiệu quả cao cho các dự án.
Việt Nam chúng ta đang trở thành những thành viên không thể thiếu trong
các tổ chức cũng như các diễn đàn khu vực và thế giới.Sự hội nhập là điều
không tránh khỏi và sự hội nhập trong đấu thầu Việt Nam được coi là một tất
yếu. Nếu như trước đây sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài vào Việt Nam
là một điều hiếm hoi thì trong thời điểm hiện nay, kể từ khi Luật đấu thầu ra đời,
ngày càng có nhiều nhà thầu ngoại dự thầu và thắng thầu các dự án đấu thầu ở
Việt Nam. Điều này không những chỉ làm hoạt động đấu thầu quốc tế ở Việt
Nam trỏ nên sôi động và phát triển mà còn là một cơ hội rất lớn cho nhà thầu
trong nước học hỏi và nâng cao năng lực, kỹ năng chuyên nghiệp trong đấu
thầu. Bên cạnh đó, nhà nước Việt Nam cũng có nhiều chính sách ưu đãi nhằm
thu hút nhiều nhà thầu nước ngoài tham gia vào hoạt động đấu thầu cũng như
khuyến khích nhà thầu trong nước thể hiện tốt nhất khả năng thắng thầu của
mình trong các dự án đấu thầu quốc tế tại Việt Nam.Chính sự cần thiết và sự
phát triển, những thế mạnh nổi bật của hoạt động đấu thầu quốc tế tại Việt Nam
trong thời gian vừa qua và thời gian sắp tới nên em đã lựa chọn đây là đề tài
nghiên cứu trong chuyên đề tốt nghiệp của em- đó là : “Định hướng và giải
pháp phát triển đấu thầu quốc tế tại Việt Nam”
Nghiên cứu về đấu thầu quốc tế tại Việt Nam, bố cục bài chuyên đề của em
gồm 3 chương chính như sau :
Chương 1 : Những vấn đề lý luận chung về công tác đấu thầu và đấu thầu
quốc tế .
Chương 2 : Thực trạng công tác đấu thầu quốc tế tại Việt Nam.
Chương 3 : Một số giải pháp nhằm phát triển đấu thầu quốc tế trong thời
gian tới tại Việt Nam.
Nguyễn Thu Thủy Lớp : KTPT 47A-QN
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Để hoàn thành tốt bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp này, em rất chân thành
cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cô Nguyễn Thị Thúy Vượng- chuyên viên Cục
Quản lý đấu thầu ( Bộ Kế hoạch đầu tư) – và sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy
giáo PGS.TS. Lê Huy Đức . Bài chuyên đề của em vẫn còn rất nhiều thiếu sót do
vốn kinh nghiệm, hiểu biết còn hạn hẹp, em rất mong thầy giáo thông cảm cho
những thiếu sót đó và góp ý cho em để em có thể có những cái nhìn sâu sắc hơn
về hoạt động đấu thầu quốc tế tại Việt Nam.
Em xin chân thành cảm ơn !
Nguyễn Thu Thủy Lớp : KTPT 47A-QN
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG
TÁC ĐẤU THẦU VÀ ĐẤU THẦU QUỐC TẾ
1. Đấu thầu và vai trò của đấu thầu
1.1. Khái niệm đấu thầu
a. Khái niệm
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu
để thực hiện gói thầu trên cơ sở đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch
và hiệu quả kinh tế.
b.Ý nghĩa
Việc thực hiện công tác tổ chức đấu thầu sẽ làm tăng tính cạnh tranh của các
nhà thầu,góp phần kích thích sự phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước và
phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, đấu thầu được coi là
giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh tế trong đầu tư, mua sắm thiết bị
và xây dựng công trình.
1.2.Các hình thức đấu thầu
1.2.1. Hình thức đấu thầu rộng rãi
Trừ trường hợp quy định các dự án đấu thầu theo hình thức khác thì việc lựa
chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi sẽ thuộc
các dự án được quy định sau đây :
- Dự án sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên cho mục tiêu đầu tư phát
triển bao gồm :
+ Dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cáp mở rộng các dự án đã đầu tư
xây dựng;
+ Dự án đầu tư để mua sắm tài sản kể cả thiết bị, máy móc không cần
lắp đặt;
+ Dự án quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển ngành, quy
hoạch xây dựng đô thị, nông thôn;
Nguyễn Thu Thủy Lớp : KTPT 47A-QN
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Dự án nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hỗ trwoj kỹ
thuật;
+ Các dự án khác cho mục tiêu đầu tư phát triển;
- Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động
thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội,
tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp. tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề
nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
- Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm phục vụ việc cải
tạo, sữa chữa lớn các thiết bị, dây chuyền sản xuất, công trình, nhà xưởng đã đầu
tư của doanh nghiệp nhà nước.
Trong đấu thầu rộng rãi sẽ không hạn chế số lượng nhà thầu than gia. Trước
khi phát hành hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo mời thầu theo quy
định để các nhà thầu biết thông tin tham dự.Bên mời thầu phải cung cấp hồ sơ
mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu.Trong hồ sơ mời thầu
không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu
hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không
bình đẳng.
1.2.2. Hình thức đấu thầu hạn chế
Hình thức đấu thầu hạn chế được áp dụng trong các trường hợp sau :
- Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài đối với nguồn vốn sử dụng cho
gói thầu;
- Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù; gói
thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng
đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
Khi thực hiện đấu thầu hạn chế, phải mời tối thiểu năm nhà thầu được xác
định là có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu; trường hợp thực tế có
ít hơn năm nhà thầu, chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền xem xét, quyết
định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thức lựa
chọn khác.
Nguyễn Thu Thủy Lớp : KTPT 47A-QN
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.2.3. Hình thức chỉ định thầu
Hình thức chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây :
- Sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch họa, sự cố cần khắc phục ngay thì
chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó được chỉ
định ngay nhà thầu để thực hiện; trong trường hợp này chủ đầu tư hoặc cơ quan
chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó phải cùng với nhà thầu được chỉ
định tiến hành thủ tục chỉ định thầu theo quy định trong thời hạn không quá 15
ngày kể từ ngày chỉ định thầu;
- Gói thầu do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài;
- Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia; dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia,
an ninh an toàn năng lượng do Thủ tướng Chính phủ quyết định khi thấy cần
thiết;
- Gói thầu mua sắm các loại vật tư, thiết bị để phục hồi, duy tu, mở rộng
công suất của thiết bị , dây chuyền công nghệ sản xuất mà trước đó đã được mua
từ một nhà thầu cung cấp và không thể mua từ các nhà thầu cung cấp khác do
phải đảm bảo tính tương thích của thiết bị, công nghệ;
- Gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu dưới 500 triệu đồng, gói thầu mua
sắm hàng hóa, xây lắp có giá gói thầu dưới 1 tỷ đồng thuộc dự án đầu tư phát
triển; gói thầu mua sắm hàng hóa có giá gói thầu dưới 150 triệu đồng thuộc dự
án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên ; trường hợp thấy cần thiết thì tổ chức
đấu thầu.
Khi thực hiện chỉ định thầu, phải lựa chọn một nhà thầu được xác định là có
đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu và phải tuân thủ
quy trình thực hiện chỉ định thầu do Chính phủ quy định.Trước khi thực hiện chỉ
định thầu quy định tại các trường hợp ở trên , dự toán đối với gói thầu đó phải
được phê duyệt theo quy định.
1.2.4. Hình thức mua sắm trực tiếp
Mua sắm trực tiếp được áp dụng khi hợp đồng đối với gói thầu tương tự được
ký trước đó không quá 6 tháng.Khi thực hiện hình thức này, được mời nhà thầu
Nguyễn Thu Thủy Lớp : KTPT 47A-QN
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
trước đó đã được lựa chọn thông qua đấu thầu để thực hiện gói thầu có nội dung
tương tự. Đơn giá đối với các nội dung thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực
tiếp không được vượt qua đơn giá của các nội dung tương ứng thuộc gói thầu
tương tự đã ký hợp đồng trước đó.Ngoài ra sẽ được áp dụng mua sắm trực tiếp
để thực hiện gói thầu tương tự thuộc cùng một dự án hoặc thuộc dự án khác.
1.2.5. Hình thức chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa
Chào hàng cạnh tranh là hình thứuc được áp dụng trong trường hợp có đủ các
điều kiện sau đây :
- Gói thầu có giá trị dưới hai tỷ đồng;
- Nội dung mua sắm là những hàng hóa thông dụng, có sẵn trên thị trường
với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng.
Khi thực hiện chào hàng cạnh tranh , phải gửi yêu cầu chào hàng cho các nhà
thầu. Nhà thầu gửi giá báo đến bên mời thầu một cách trực tiếp , bằng fax hoặc
qua đường bưu điện . Đối với mỗi gói thầu phải có tối thiểu ba báo giá từ ba nhà
thầu khác nhau.
1.2.6. Hình thức tự thực hiện
Hình thức tự thực hiện được áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư là nhà thầu
có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dự án do mình quản
lý và sử dụng.
Khi áp dụng hình thức , dự toán cho gói thầu phải được phê duyệt theo quy
định. Đơn vị giám sát việc thực hiện gói thầu phải độc lập với chủ đầu tư về tổ
chức và tài chính.
1.3. Quy trình thực hiện đấu thầu
Sau khi kế hoạch đấu thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt, quy mô các gói
thầu được xác định ; quy trình tổ chức đấu thầu được bên mời thầu thực hiện
theo trình tự sau :
1.3.1.Sơ tuyển nhà thầu
Việc sơ tuyển nhà thầu được thực hiện trước khi tổ chức đấu thầu nhằm chọn
được các nhà thầu đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời
Nguyễn Thu Thủy Lớp : KTPT 47A-QN
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tham gia đấu thầu. Theo Khoản1, Điều 32 Luật Đấu thầu, đối với gói thầu mua
sắm hàng hóa, gói thầu EPC có giá gói thầu từ ba trăm tỷ đồng trở lên, gói thầu
xây lắp có giá gói thầu từ hai trăm tỷ đồng trở lên phải được tiến hành sơ tuyển.
Điều 14 Nghị định 58/2008/NĐ-CP quy định việc sơ tuyển bao gồm các bước :
- Lập hồ sơ sơ tuyển bao gồm : Bên mời thầu lập hồ sơ mời sơ tuyển trình
chủ đầu tư phê duyệt :
+ Thư mời sơ tuyển;
+ Chỉ dẫn sơ tuyển;
+ Tiêu chuẩn đánh giá sơ tuyển : yêu cầu về năng lực kỹ thuật, năng
lực tài chính, kinh nghiệm. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự tuyển được xây dựng
theo tiêu chí ‘’ đạt’’, ‘’ không đạt’’ và cần được nêu trong hồ sơ mời sơ tuyển.
Đối với gói thầu xây lắp, gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng, trừ tổng thầu
thiết kế, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự tuyển còn phải phù hợp với yêu cầu về
điều kiện năng lực đối với từng loại, cấp công trình xây dựng theo quy định của
Luật xây dựng.
- Thông báo mời thầu : Thông báo mời sơ tuyển làm theo mẫu hướng dẫn
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phải được đăng tải trên báo đấu thầu 3 kỳ liên tiếp
và trên trang thông tin điện tử về đấu thầu; đối với đấu thầu quốc tế còn phải
đăng tải đồng thời trên một tờ báo tiếng Anh được phát hành rộng rãi. Sau khi
đăng tải theo quy định trên có thể đăng tải trên các phương tiện thông tin đại
chúng khác.Hồ sơ mời sơ tuyển được cung cấp miễn phí cho các nhà thầu sau 10
ngày kể từ ngay đăng tải đầu tiên thông báo mời sơ tuyển và được kéo dài đến
thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự sơ tuyển.
- Nhận và quản lý hồ sơ dự tuyển : thời gian chuẩn bị hồ sơ dự tuyển tối
thiểu là 07 ngày đối với đấu thầu trong nước và 15 ngày đối với đấu thầu quốc
tế, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời sơ tuyển.Bên mời thầu tiếp nhận hồ
sơ dự sơ tuyển do các nhà thầu nộp và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ ‘’
mật’’. Hồ sơ dự sơ tuyển được nộp theo đúng yêu cầu nêu trong hồ sơ mời sơ
tuyển sẽ được mở công khai ngay sau thời điểm đóng sơ tuyển. Hồ sơ dự sơ
Nguyễn Thu Thủy Lớp : KTPT 47A-QN
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tuyển được gửi đến sau thời điểm đóng sơ tuyển sẽ không được mở và được bên
mời thầu gửi trả lại nhà thầu theo nguyên trạng.
- Đánh giá hồ sơ dự tuyển : Việc đánh giá hồ sơ dự tuyển do bên mời thầu
thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá nêu trong hồ sơ mời sơ tuyển.
- Trình duyệt kết quả sơ tuyển : Bên mời thầu chịu trách nhiệm trình chủ đầu
tư phê duyệt kết quả sơ tuyển.
- Thông báo kết quả sơ tuyển : Sau khi chủ đầu tư phê duyệt kết quả sơ tuyển
, bên mời thầu có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về kết quả sơ tuyển đến
các nhà thầu tham dự sơ tuyển và mời các nhà thầu trúng sơ tuyển tham gia đấu
thầu.
1.3.2. Lập hồ sơ mời thầu
Bao gồm nội dung cơ bản sau đây :
- Thư mời thầu.
- Mẫu đơn dự thầu.
- Chỉ dẫn đối với nhà thầu.
- Các điều kiện ưu đãi ( nếu có).
- Các loại thuế theo quy định của pháp luật.
- Các yêu cầu về công nghệ, vật tư thiết bị hàng hóa, tính năng kỹ thuật và
xuất xứ, tài chính, yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm và tư cách pháp nhân của
nhà thầu.
1.3.3.Thông báo mời thầu
Thời gian thông báo mời thầu tối thiểu là 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ
mời thầu.Các thông tin phải được đăng tải trên tờ báo về đấu thầu và trang thông
tin điện tử về đấu thầu của cơ quan quản lý Nhà nước về đấu thầu.Ngoài ra,
thông tin có thể đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng khác để tạo thuận
tiện trong việc tiếp cận của các tổ chức cá nhân có quan tâm.
Trường hợp nhà thầu cần làm rõ hồ sơ mời thầu thì phải gửi văn bản đề nghị
bên mời thầu xem xét xử lý.Việc làm rõ được bên mời thầu thực hiện theo một
trong các hình thức sau :
Nguyễn Thu Thủy Lớp : KTPT 47A-QN
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Gửi văn bản làm rõ hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu ;
- Trong trường hợp cần thiết, tổ chức hội nghị tiền đấu thầu để trao đổi về
những nội dung trong hồ sơ mời thầu mà các nhà thầu chưa rõ. Nội dung trao
đổi phải được bên mời thầu ghi lại thành biên bản và lập thành văn bản làm rõ
hồ sơ mời thầu gửi cho các nhà thầu. Văn bản này là một phần của hồ sơ mời
thầu.
1.3.4. Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu
Tiếp nhận hồ sơ dự thầu cần đủ niêm phong, nộp theo đúng yêu cầu của hồ
sơ mời thầu.Quản lý hồ sơ mời thầu theo chế độ quản lý hồ sơ ‘’ mật’’.
Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 15 ngày đối với đấu thầu trong
nước, 30 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày phát hành hồ sơ mời thầu đến
thời điểm đóng thầu. Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu tối đa là 180 ngày
kể từ thời điểm đóng thầu; trường hợp cần thiết có thể yêu cầu gia hạn thời gian
có hiệu lực của hồ sơ dự thầu nhưng không quá 30 ngày.
1.3.5.Mở thầu
Mở thầu được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu theo thời
gian và địa điểm quy định trong hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của những
người có mặt và không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu
được mời. Bên mời thầu có thể mời đại diện các cơ quan liên quan đến tham dự
lễ mời thầu.Bên mời thầu tiến hành mở hồ sơ dự thầu của từng nhà thầu theo thứ
tự chữ cái tên của nhà thầu và theo trình tự sau : Kiểm tra niêm phong; mở hồ
sơ, đọc và ghi vào biên bản các thông tin chủ yếu( tên nhà thầu, số lượng bản
gốc, bản chụp hồ sơ, thời gian có hiệu lực của hồ sơ, giá dự thầu ghi trong đơn
dự thầu và giảm giá nếu có, văn bản đề nghị sửa đổi hồ sơ nếu có, các thông tin
liên quan). Biên bản mở thầu cần được đại diện các nhà thầu, đại diện bên mời
thầu, đại diện các cơ quan liên quan tham dự ký xác nhận.
Sau khi mở thầu, bên mời thầu phải ký xác nhận vào từng trang bản gốc hồ
sơ đề xuất kỹ thuật của từng hồ sơ dự thầu và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ
‘’ mật’’. Việc đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật được tiến hành theo bản chụp.
Nguyễn Thu Thủy Lớp : KTPT 47A-QN
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và phù hợp giữa bản chụp và
bản gốc cũng như về niêm phong của hồ sơ dự thầu.
1.3.6. Đánh giá xếp hạng nhà thầu
Đánh giá xếp hạng các hồ sơ dự thầu phải theo đúng tiêu chuẩn đánh giá đã
nêu trong hồ sơ mời thầu. Trước hết cần đánh giá sơ bộ nhằm loại bỏ các hồ sơ
không đảm bảo yêu cầu quan trọng trong hồ sơ mời thầu. Trong quá trình xét
duyệt, có những điểm cần làm rõ trong hồ sơ dự thầu. Nhà thầu có trách nhiệm
làm rõ khi có yêu cầu của bên mời thầu bằng văn bản. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu
được nhà thầu thực hiện dưới hình thức trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp, nhưng
phải đảm bảo không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp,
không thay đổi giá dự thầu. Nội dung làm rõ hồ swo dựu thầu phải thể hiện bằng
văn bản và được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự thầu.
Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa là 45 ngày đối với đấu thầu trong
nước, 60 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày mở thầu đến khi chủ đầu tư
có báo cáo về kết quả đấu thầu trình người có thẩm quyền xem xét , quyết định.
Nhà thầu tư vấn được xem xét đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đầy đủ các
điều kiện sau : Có đề xuất kỹ thuật bao gồm năng lực, kinh nghiệm, giải pháp và
nhân sự được đánh giá là đáp ứng yêu cầu; có điểm tổng hợp về mặt kỹ thuật và
mặt tài chính cao nhất ( trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao thì có điểm
về mặt kỹ thuật cao nhất ); có giá đề nghị trúng thầu không vượt quá giá gói
thầu được duyệt.
Nhà thầu cung cấp hàng hóa, xây lắp hoặc thực hiện gói thầu EPC sẽ được
xem xét đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện như : Được đánh
giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm; có đề xuất về mặt kỹ thuật
được đánh giá là đáp ứng yêu cầu theo hệ thống điểm hoặc tiêu chí ‘’ đạt’’,
‘’không đạt’’; có chi phí thấp nhât trên cũng một mặt bằng; có giá đề nghị trúng
thầu không vượt quá giá gói thầu được duyệt. Ở đây , chi phí trên cùng một mặt
bằng bao gồm giá dự thầu do nhà thầu đề xuất để thực hiện gói thầu sau kho đã
sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch, cộng với các chi phí cần thiết để vận hành, bảo
Nguyễn Thu Thủy Lớp : KTPT 47A-QN
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
dưỡng và các chi phí khác liên quan đến tiến độ, chất lượng, nguồn gốc của
hàng hóa hoặc công trình thuộc gói thầu trong suốt thời gian sử dụng.
1.3.7.Trình duyệt kết quả đấu thầu
Bên mời thầu lập báo cáo về kết quả đấu thầu để chủ đầu tư trình người có
thẩm quyền xem xét,quyết định và gửi đến cơ quan, tổ chức được giao trách
nhiệm thẩm định. Đơn vị này có trách nhiệm lập báo cáo thẩm định kết quả đấu
thầu trên cơ sở báo cáo của chủ đầu tư để trình người có thẩm quyền xem xét,
quyết định.
Người có thẩm quyền chịu trách nhiệm xem xét, phê duyệt kết quả đấu thầu
trên cơ sở báo cáo về kết quả đấu thầu và báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu.
Văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu phải có các nội dung sau : Tên nhà thầu
trúng thầu, giá trúng thầu, hình thức hợp đồng, thời gian thực hiện hợp đồng.
Thông báo kết quả đấu thầu được thực hiện ngay sau khi có quyết định phê
duyệt này. Trong thông báo này phải giải thích lý do đối với nhà thầu không
trúng thầu.
Quá trình nêu trên được thực hiện nghiêm túc với tinh thần trách nhiệm và
bằng năng lực chuyên môn của mỗi cá nhân có liên quan, thì chắc chắn sẽ lựa
chọn được nhà thầu xứng đáng nhất để thực hiện gói thầu đạt hiệu quả cao.
2 . Đấu thầu quốc tế và điều kiện để tổ chức đấu thầu quốc tế
2.1. Đấu thầu quốc tế
2.1.1. Khái niệm đấu thầu quốc tế
Khái niệm về Đấu thầu quốc tế đã được xác định rõ trong điều 4- Luật Đấu
thầu năm 2005, theo đó : ‘’ Đấu thầu quốc tế là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp
ứng các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài
và nhà thầu trong nước ‘’.
Theo định nghĩa trên có thể thấy rõ sự khác biệt lớn nhất giữa Đấu thầu trong
nước và Đấu thầu quốc tế là ở đối tượng tham gia dự thầu. Nếu như Đấu thầu
trong nước chỉ được giới hạn ở nhà thầu trong nước thì Đấu thầu quốc tế có
Nguyễn Thu Thủy Lớp : KTPT 47A-QN
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thêm sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài đủ điều kiện được tham gia vào
quá trình đấu thầu.
Nhà thầu trong nước được hiểu là nhà thầu được thành lập và hoạt động theo
pháp luật Việt Nam.Còn ‘’ Nhà thầu nước ngoài’’ là nhà thầu được thành lập và
hoạt động theo pháp luật của nước mà nhà thầu mang quốc tịch.
2.1.2. Đặc điểm của đấu thầu quốc tế
Đấu thầu quốc tế là một thị trường mua bán đặc biệt trong đó người mua
(tức người gọi thầu) công bố trước điều kiện mua hàng để người bán (tức người
dự thầu) báo giá mình muốn bán, sau đó người mua sẽ chọn mua của người nào
bán giá rẻ nhất và điều kiện tín dụng phù hợp cả với những điều kiện đã
nêu.Như vậy, hàng hóa trong đấu thầu có khối lượng lớn, quy cách phẩm chất
phức tạp, có cả hàng hóa hữu hình lẫn vô hình.
Ngôn ngữ trong đấu thầu quốc tế không chỉ là ngôn ngữ tiếng Việt như
đấu thầu trong nước mà còn bắt buộc cả ngôn ngữ tiếng Anh. Thời gian trong
đấu thầu quốc tế cũng được quy định có nhiều điểm khác biệt đối với đấu thầu
trong nước :
+ Thời gian sơ tuyển nhà thầu tối đa là 45 ngày ( đối với đấu thầu
trong nước là 30 ngày ) kể từ ngày phát hành hồ sơ mời sơ tuyển đến khi có kết
quả sơ tuyển được duyệt ;
+ Thời gian thông báo mời thầu tối thiểu 10 ngày trước khi phát hành hồ
sơ mời thầu ;
+ Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 30 ngày ( đối với đấu thầu
trong nước là 15 ngày ) kể từ ngày phát hành hồ sơ mời thầu đến thời điểm đóng
thầu.
2.2. Quy định, thông lệ quốc tế áp dụng trong đấu thầu quốc tế
Xuất phát từ sự khác nhau về các đặc điểm đặc thù, trình độ tổ chức đấu thầu
của các nước, các tổ chức quốc tế, các quy định về đấu thầu và kinh nghiệm tổ
chức đấu thầu của các nước, các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới WB,
Nguyễn Thu Thủy Lớp : KTPT 47A-QN
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Ngân hàng phát triển Châu Á ADB và của các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc
thể hiện tính đa dạng của hoạt động đấu thầu. Theo đó, khi các quy định này
được áp dụng trong đấu thầu quốc tế tại Việt Nam sẽ là những tham khảo cho
nhà lập pháp Việt Nam trong quá trình xây dựng và hoàn thiện quy chế đấu thầu
cũng như điều hành hoạt động đấu thầu và nâng cao chất lượng của hoạt động
này ở Việt Nam. Dưới đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về các quy định, thông lệ
quốc tế của các tổ chức, các nước tiêu biểu được áp dụng thường xuyên trong
các dự án tổ chức đấu thầu quốc tế tại Việt Nam trong những năm gần đây.
2.2.1.Quy định của Ngân hàng Thế giới WB
Ngân hàng Thế giới là một tổ chức quốc tế quản lý các khoản cho vay với 185
nước thành viên.Để quản lý các hoạt động mua sắm, Ngân hàng Thế giới ban
hành hai văn bản quy định riêng rẽ.Những quy định này được các nhà lập pháp
Việt Nam tham khảo nhiều trong quá trình xây dựng quy chế đấu thầu và điều
hành hoạt động đấu thầu ở Việt Nam từ những ngày đầu tiên cho đến bây giờ.
Hai quy định riêng rẽ đó gồm :
- Hướng dẫn mua sắm bằng vốn vay IBRD Ngân hàng Tái thiết và Phát
triển quốc tế và tín dụng IDA Hiệp hội Phát triển quốc tế của Ngân hàng Thế
giới đối với hàng hóa và xây lắp.
- Hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới về tuyển dụng chuyên gia tư vấn.
Việc ban hành riêng rẽ hai loại hoạt động đấu thầu có nhiều điểm riêng biệt
của Ngân hàng Thế giới cũng là một trong những kinh nghiệm đầu tiên có thể
xem xét rong điều kiện của nước ta vì những quy định về đấu thầu của nước ta
hiện nay quá dài, hơn nữa các quy định đó lại thay đổi thường xuyên nên có thể
gây nhiễu khi áp dụng.
Kinh nghiệm thứ hai có thể xem xét trong bối cảnh nước ta là việc quy định
rõ tính hợp lệ của Nhà thầu. Một trong những nhân tố quan trọng để nhà thầu
được phép tham dự thầu với tư cách một nhà thầu độc lập là nó phải tự chủ về
tài chính. Có như vậy các nhà thầu khi tham gia đấu thầu mới tránh được sự chỉ
đạo, điều hành của các cơ quan quản lý trực tiếp hoặc tránh bị lệ thuộc vào một
Nguyễn Thu Thủy Lớp : KTPT 47A-QN
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
cấp quản lý nhất định.Điều này đặt ra câu hỏi lớn ở Việt Nam là các công ty,
doanh nghiệp trực thuộc một ngành của một Bộ chủ quản có được tham gia đấu
thầu các gói thầu do các Bộ đó tổ chức, giám sát, quản lý hay không. Điều này
có ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo đảm yêu cầu vô tư, công bằng, bình đẳng giữa
các nhà thầu.
Ngân hàng Thế giới quy định rõ các hình thức đấu thầu gồm Đấu thầu cạnh
tranh Quốc tế ( ICB) và các cách mua sắm khác như Đấu thầu Quốc tế hạn chế
( LIB); Đấu thầu cạnh tranh trong nước (NCB); Chào hàng cạnh tranh trong
nước và quốc tế; Hợp đồng trực tiếp hoặc tự làm.Việc lựa chọn hình thức nào
phải trên nguyên tắc đảm bảo phát huy khả năng kết hợp, kinh tế và hiệu quả.
Các hình thức đấu thầu được áp dụng cho từng gói thầu đước xác định theo thỏa
thuận giữa ngân hàng và bên vay.
Kinh nghiệm thứ ba có thể học tập từ quy định cũng như thực hành đấu
thầu của Ngân hàng Thế giới yêu cầu việc đấu thầu cạnh tranh Quốc tế ( ICB)
phải thông báo mời thầu công khai trên tờ báo ‘’ Kinh doanh phát triển’’ của
Liên Hiệp Quốc ( Development Business). Ngân hàng Thế giới quy định : Việc
thông báo đúng lúc về các cơ hội đấu thầu cực kỳ quan trọng trong đấu thầu
cạnh tranh. Đối với các dự án mua sắm theo thể thức ICB, bên vay phải chuẩn bị
và nộp cho Ngân hàng một dự thảo Thông báo chung về mua sắm ( General
Procurement Notice ). Ngân hàng sẽ thu xếp việc đăng thông báo đó trên báo ‘’
Kinh doanh phát triển’’ của Liên Hiệp Quốc.
Hướng dẫn này còn quy định rõ : Mọi người dự thầu đều phải được cung cấp
những thông tin như nhau và phải cùng được bảo đảm cơ hội bình đảng trong
việc nhận thông tin bổ sung kịp thời . Bên vay phải tạo điều kiện thuận lợi cho
những người có thể dự thầu đến thăm địa điểm dự án.
Ngân hàng Thế giới cũng yêu cầu tránh nói đến tên nhãn hiệu trong hồ sơ
mời thầu để tăng cường tính cạnh tranh trong đấu thầu : Yêu cầu kỹ thuật phải
dựa trên cơ sở các đặc tính kỹ thuật và hoặc yêu cầu về tính năng sử dụng. Cần
tránh nói đến các tên nhãn hiệu, số catalo hoặc các cách phân loại tương tự. Nếu
Nguyễn Thu Thủy Lớp : KTPT 47A-QN
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
cần phải trích dẫn tên nhãn hiệu hoặc số catalo của một nhà sản xuất nào đó thì
mới nêu rõ và đầy đủ yêu cầu kỹ thuật được thì phải, nói thêm hoặc tương
đương sau đó.
Những quy định rõ ràng về ngôn ngữ sử dụng, đồng tiền sử dụng và cách quy
đổi từ các loại đồng tiền khác nhau về một đồng tiền chung theo tỷ giá hối đoái
do cơ quan nào phát hành và thời điểm xác định tỷ giá chung là cơ sở thống nhất
cho việc đánh giá các hồ sơ dự thầu. Đấy được xem là nhân tố quan trọng trong
việc bản đảm tính công bằng, minh bạch và hiệu quả.
Tiêu chuẩn lựa chọn Nhà thầu trúng thầu để trao hợp đồng dựa trên tiêu
chuẩn năng lực và có đơn dự thầu được xác định là : về cơ bản đáp ứng hồ sơ
mời thầu và có giá chào thầu được đánh giá là có chi phí thấp nhất. Người dự
thầu sẽ không bị đòi hỏi phải chịu trách nhiệm về các công việc không mâu
thuẫn nêu trong hồ sơ mời thầu hay buộc phải sửa đổi đơn dự thầu khác đi so
với khi nộp lúc đấu thầu như là một điều kiện để được trúng thầu.
Trong quy định của mình, Ngân hàng Thế giới cũng dành một chương mục
cho việc quy định ưu đãi đối với Nhà thầu trong nước và hàng hóa sản xuất
trong nước. Theo Ngân hàng Thế giới, đối với hợp đồng xây dựng được trao
trên cơ sở ICB, khi được ngân hàng đồng ý, các bên vay trong điều kiện đủ tiêu
chuẩn hợp lệ có thể dành một mức ưu đãi 7,5% cho các nhà thầu trong nước.
Điều đó có nghĩa là cộng thêm 7,5% vào giá dự thầu của nhà thầu nước ngoài,
với điều kiện các nhà thầu trong nước có sở hữu trong nước chiếm đa số.
Ngân hàng Thế giới quy định rõ chính sách của Ngân hàng đối với những
mua sắm sai quy định và gian lận tham nhũng trong đấu thầu. Chính sách của
ngân hàng là hủy bỏ phần vốn vay phân bổ cho những hàng hóa và công trình
xây lắp đã mua sắm sai quy định.
Chính sách của Ngân hàng Thế giới rất rõ ràng đối với hành động gian lận
và tham nhũng, đó là :
Nguyễn Thu Thủy Lớp : KTPT 47A-QN
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Ngân hàng sẽ bác bỏ đề nghị trao hợp đồng nếu ngân hàng xác
định được rằng người dự thầu được kiến nghị để trao hợp đồng có hành vi tham
nhũng hoặc gian lận trong khi cạnh tranh giành hợp đồng đó;
- Ngân hàng sẽ hủy bỏ phần vốn vay đã phân cho hợp đồng hàng
hóa hoặc công trình nếu bất kỳ khi nào được xác định rằng đại diện của bên vay
hoặc người hưởng lợi từ vốn vay có hành động tham nhũng hoặc gian lận trong
quá trình mua sắm hoặc thực hiện hợp đồng mà bên vay không có hành động kịp
thời và phù hợp để chấn chỉnh tình hình thoản mãn được yêu cầu của ngân hàng/
2.2.2.Quy định của Ngân hàng phát triển châu Á ( ADB)
Cũng giống như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)
cũng có hai quy định riêng rẽ cho hai lĩnh vực mua sắm là tuyển dụng tư vấn và
mua sắm hàng hóa và công trình xây lắp :
- Hướng dẫn của Ngân hàng phát triển châu Á về tuyển dụng chuyên gia tư
vấn ( Guidelines on the use of consultants by Asian Development Bank and its
Borrowers).
- Hướng dẫn của Ngân hàng phát triển châu Á về mua sắm ( Guidelines for
Procurement under Asian Development Bank Loans).
Ngân hàng phát triển châu Á cũng quy định các hình thức mua sắm gồm :
Đấu thầu cạnh tranh quốc tế rộng rãi ( ICB) và các hình thức mua sắm khác như
Chào hàng cạnh tranh quốc tế ( International Shopping); Đấu thầu cạnh tranh
trong nước ( LCB); Đấu thầu hạn chế ( Limited Tendenring or Repeat Order);
mua sắm trực tiếp. Theo quy định của Ngân hfang phát triển châu Á việc áp
dụng hình thức mua sắm nào đó đều phải được sự chấp thuận của Ngân
hàng.Đây là một trong những ràng buộc đảm bảo cho việc sử dụng vốn vay của
Ngân hàng phát triển châu Á cũng sẽ từ chối trao hợp đồng nếu bị phát hiện có
hành động tham nhũng và gian lận trong quá trình cạnh tranh giành hợp đồng.
Ngân hàng phát triển châu Á cũng đình chỉ cấp vốn đối với phần vốn vay đã
phân bổ cho hợp đồng ở bất kỳ thời gian nào phát hiện ra có tham nhũng và gian
lận trong suốt quá trình mua sắm và thực hiện hợp đồng xây dựng công trình sau
Nguyễn Thu Thủy Lớp : KTPT 47A-QN
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
khi đã nhận được ý kiến góp ý của Ngân hàng nhưng vẫn không có gì thay đổi
nhằm đáp ứng những đòi hỏi của Ngân hàng. Ngân hàng cũng sẽ thực hiện việc
tuyên bố công khai danh tính của các công ty không đủ tư cách hợp lệ vĩnh viễn
hoặc trong một thời gian nhất định.
Nhưng khác với Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á không có
chương trình mục riêng cho việc thực hiện ưu đãi đối với nhà thầu trong nước
khi tham gia đấu thầu, nhưng việc ưu đãi các nhà thầu vẫn được áp dụng cho
từng trường hợp và được quy định rõ trong Hồ sơ mời thầu của các trường hợp
đó.
Về quảng cáo và thông báo mời thầu phải được đảm bảo cơ hội cạnh tranh
cho các nhà thầu thuộc tất cả các nước thành viên của ADB và do đó phải được
thu xếp để đăng tải thông tin công khai trên tạo chí ‘’ Cơ hội kinh doanh ADB’’
của Ngân hàng phát triển châu Á cũng giống như một tờ báo lưu hành rộng rãi
trong nước của bên vay ít nhất trên một tờ báo tiếng Anh ( nếu có).
2.2.3.Quy định trong khuôn khổ ODA của một số nước khác
2.2.3.1. Quy định đấu thầu của Ngân hàng hợp tác Quốc tế Nhật Bản ( JBIC)
Điểm giống nhau cơ bản giữa hướng dẫn đấu thầu của Ngân hàng hợp
tác Quốc tế Nhật Bản ( JBJC) và ngân hàng thế giới, ngân hàng phát triển châu
Á là đều ban hành hai loại văn bản tách rời nhau :
-Hướng dẫn tuyển dụng tư vấn của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật
Bản JBJC ( Guidelines for the Employment of Consultants under JBJC ODA
loans).
- Hướng dẫn mua sắm của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản
JBJC ( Guidelines for Procurement under JBJC ODA loans).
Một trong những kinh nghiệm quan trọng nhất được quy định thành điều
khoản trong hướng dẫn mua sắm hàng hóa và công trình của Ngân hàng hợp tác
quốc tế Nhật Bản JBJC là : Ngân hàng cho rằng trong hầu hết các trường hợp
đấu thầu, hình thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB) là giải pháp tốt nhất để
thoản mãn các yêu cầu mua sắm hàng hóa và dịch vụ cho các dự án. Quy định
Nguyễn Thu Thủy Lớp : KTPT 47A-QN
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
đấu thầu của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) với mục đích nguồn
tiền tài trợ của JBIC có tính quốc tế cao, phải được sử dụng sao cho bảo đảm
tính kinh tế, tính hiệu quả, đồng thời đảm bảo sự minh bạch trong quá trình đấu
thầu, không phân biệt đối xử đối với các nhà thầu hợp lệ nên đấu thầu cạnh tranh
quốc tế ICB được ưu tiên sử dụng.
Sự khác biệt cơ bản giữa nguồn tài trợ của JBJC và WB, ADB là JBJC là
ngân hàng của riêng Nhật Bản, còn WB và ADB là một tổ chức ngân hàng có
nhiều thành viên. Tài trợ của JBJC được coi là tài trợ song phương.Một số điểm
khác biệt chính trong quy định về đấu thầu của JBIC so với quy định của WB và
ADB là :
* Không có quy định ưu đãi nhà thầu thuộc nước là Bên vay do nguồn
tiền của JBIC là của riêng nước Nhật,là nguồn tiền mà trong đó có việc nộp thuế
của các công ty Nhật. Nhờ quy định này, các nhà thầu của Nhật có điều kiện
cạnh tranh nhiều hơn trong các cuộc đấu thầu quốc tế sử dụng vốn của JBIC.
*Trong quy định của JBJC , việc thực hiện thi công các công trình được
coi là dịch vụ không phải là dịch vụ tư vấn.Với quy định này phạm vi đấu thầu
dịch vụ bao quát hơn so với phạm vi đấu thầu xây lắp.
2.2.3.2. Quy định đấu thầu của Hàn Quốc
Quy định về đấu thầu của Hàn Quốc được ban hành dưới dạng Luật Hợp
đồng mà Nhà nước là một bên tham gia.
Về cơ bản Luật hợp đồng không khác gì các quy định về đấu thầu trên thế
giới, đều đưa ra các mục tiêu đối với đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh
bạch và hiệu quả kinh tế.
Nguyễn Thu Thủy Lớp : KTPT 47A-QN
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Tuy nhiên, điều khác biệt trong Luật đấu thầu của Hàn Quốc là hệ thống
mua sắm của Hàn Quốc là hệ thống tập trung cao.Một cơ quan chuyên môn tổ
chức các cuộc đấu thầu có tên viết tắt là SAROK ( Supply Administration the
Republic of Korea ) thực hiện giá trị mua sắm đến hàng chục tỷ USD/năm.Nhờ
có sự tập trung này, SAROK đã là một cơ quan chuyên nghiệp trong mua sắm
để thực hiện các dự án lớn nhỏ của Hàn Quốc. Chỉ đối với các nội dung mua
sắm có giá trị nhỏ thì phân cấp cho các cơ quan có thẩm quyền ngoài SAROK
Nghiên cứu những kinh nghiệm trong việc xây dựng tổ chức hoạt động đấu
thầu xây dựng của một số nước, một số tổ chức quốc tế có ý nghĩa rất lớn để góp
phần hoàn thiện quy chế đấu thầu ở nước ta cũng như tìm ra các biện pháp nhằm
nâng cao chất lượng hoạt động phổ biến này. Ngoài ra với những điểm khác biệt
so với quy định đấu thầu ở nước ta sẽ được nghiên cứu để áp dụng vào hoàn
cảnh của nước ta.
2.3. Điều kiện để thực hiện đấu thầu quốc tế
2.3.1. Điều kiện đấu thầu quốc tế
Đấu thầu quốc tế là một hệ quả tất yếu của quá trình hội nhập trong đấu thầu
nhằm nâng cao khả năng rút ngắn khoảng cách giữa các nhà thầu trong nước và
nước ngoài.Tuy nhiên, một thực tế đang diễn ra hiện nay là với khả năng cạnh
tranh cũng như năng lực cạnh tranh còn yếu kém đã khiến các nhà thầu trong
nước không thể ‘’ thắng thầu’’ trong nhiều dự án mà phần lớn đều phải tổ chức
đấu thầu quốc tế.Điều này ngày càng đòi hỏi những ưu tiên nhất định giúp các
nhà thầu Việt Nam có thể ‘’ dự thầu’’ và ‘’thắng thầu’’ cũng như nếu không cần
thiết tổ chức đấu thầu quốc tế thì nên đấu thầu trong nước nhàm rút ngắn thời
gian và giảm chi phí cho chủ đầu tư.Vì thế, điều kiện đấu thầu quốc tế không thể
được tổ chức một cách rộng rãi như đấu thầu trong nước mà theo điều 13- Luật
Đấu thầu thì Đấu thầu quốc tế được quy định sẽ tiến hành thực hiện đối với dự
án trong các trường hợp sau:
Nguyễn Thu Thủy Lớp : KTPT 47A-QN
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn ODA mà nhà tài trợ quy định phải đấu
thầu quốc tế.
- Gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó ở trong nước chưa đủ khả
năng sản xuất.
- Gói thầu mà nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứng các yêu cầu
của hồ sơ mời thầu hoặc đã tổ chức đấu thầu trong nước nhưng không chọn
được nhà thầu trúng thầu.
Trong trường hợp khi trúng nhà thầu nước ngoài không thực hiện đúng cam kết
liên danh hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam ( nếu có) đã được kê khai trong
hồ sơ dự thầu với khối lượng và giá trị dành cho phía nhà thầu Việt Nam thì nhà
thầu đó sẽ bị loại. Ngoài ra, nhà thầu nước ngoài trúng thầu thực hiện gói thầu
tại Việt Nam phải tuân thủ theo quy định của Chsinh phủ Việt Nam về quản lý
nhà thầu nước ngoài.
2.3.2. Ưu đãi trong đấu thầu quốc tế
2.3.2.1. Đối tượng ưu đãi
Đối tượng ưu đãi trong Đấu thầu quốc tế được quy định tại điều 14- Luật Đấu
thầu bao gồm :
- Nhà thầu là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo
Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.
- Nhà thầu liên danh khi có thành viên trong liên danh là nhà thầu thuộc
quy định tại khoản 1 Điều này đảm nhận công việc có giá trị trên 50% đối với
gói thầu dịch vụ tư vấn, xây lắp hoặc gói thầu EPC;
- Nhà thầu tham gia đấu thầu gói thầu cung cấp hàng hóa mà hàng hóa đó
có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 30% trở lên.
Như vậy có thể nói , khác với Quy chế đấu thầu ban hành trước đó, Luật Đấu
thầu không bắt buộc nhà thầu phải liên danh hoặc sử dụng thầu phụ Việt Nam
khi tham gia đấu thầu quốc tế tại Việt Nam.Quy định này phù hợp với thông lệ
quốc tế, giúp tăng tính cạnh tranh, công bằng trong đấu thầu và được xem là một
Nguyễn Thu Thủy Lớp : KTPT 47A-QN
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
trong các điều kiện ưu đãi để khuyến khích các nhà thầu nước ngoài tham gia
đấu thầu tại Việt Nam
2 .3.2.2.Quy định về ưu đãi
Theo hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo
Luật Xây dựng tại Nghị định 58/2008/NĐ-CP thì việc ưu đãi trong đấu thầu
quốc tế được thực hiện như sau :
a. Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn : điểm tổng hợp của hồ sơ dự thầu
của nhà thầu thuộc đối tượng ưu đãi được cộng thêm 7,5% số điểm tổng hợp của
nhà thầu đó; trường hợp gói thầu dịch vụ tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao thì điểm
kỹ thuật được cộng thêm 7,5% số điểm kỹ thuật của nhà thầu đó.
b. Đối với gói thầu xây lắp : giá đánh giá của hồ sơ dự thầu của nhà
thầu không thuộc đối tượng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5%
giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch của nhà thầu đó.
c. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa : giá đánh giá của hồ sơ dự thầu
của nhà thầu không thuộc đối tượng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền
tương ứng với giá trị thuế nhập khẩu, phí và lệ phí liên quan đến nhập khẩu phải
nộp theo quy định của pháp luật nhưng không vượt quá 15% giá hàng hóa.
Không áp dụng ưu đãi đối với các loại hàng hóa phải đóng thuế nhập khẩu, phí
và lệ phí liên quan đến nhập khẩu theo quy định.
d. Đối với gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế, việc xác định ưu đãi
căn cứ quy định tại điểm a khoản này. Đối với các gói thầu lựa chọn tổng thầu
xây dựng khác thì việc xác định căn cứ ưu đãi căn cứ theo quy định tại điểm (b)
khoản này.
e. Trường hợp các hồ sơ dự thầu của nhà thầu nước ngoài được xếp
hạng ngang nhau thì ưu tiên xếp hạng cao hơn cho hồ sơ dự thầu đề xuất giá trị
chi phí trong nước cao hơn.Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu trong nước
Nguyễn Thu Thủy Lớp : KTPT 47A-QN
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
và nhà thầu nước ngoài sau khi đã thực hiện việc ưu đãi như trên mà xếp hạng
ngang nhau thì ưu tiên xếp hạng cao hơn cho hồ sơ dự thầu của nhà thầu trong
nước.
3. Sự cần thiết phải phát triển đấu thầu quốc tế tại Việt Nam
3.1. Do trình độ nhà thầu Việt Nam còn có yếu kém
Có một thực tế hiện nay vẫn còn diễn ra phổ biến là không phải tất cả các loại
hàng hóa đều được sản xuất trong nước để tiến hành đấu thầu trong nước ,nhằm
nâng cao sản xuất phát triển. Có những hàng hóa mà ‘ nhà thầu trong nước
không đủ khả năng sản xuất’ do nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan
như : yếu tố vốn, yếu tố công nghệ…thì sẽ được tổ chức đấu thầu quốc tế nhằm
chọn ra nhà thầu phù hợp.Không chỉ các nhà thầu nước ngoài thắng thầu vì một
số gói thầu đòi hỏi trình độ kỹ thuật, công nghệ cao mà còn bởi đa phần là do sự
vượt trội về khả năng tài chính của nhà thầu nước ngoài so với nhà thầu trong
nước.Do vậy, thông qua các cuộc đấu thầu, các nhà thầu trong nước có cơ hội để
thử thách, tập dượt trong môi trường cạnh tranh quyết liệt với nước ngoài, nhờ
đó mà trưởng thành nhanh chóng, bước đầu bứt khỏi vị trí chuyên làm thầu phụ
không những chỉ ở thị trường Việt Nam mà còn ở nước ngoài như Lào,
Campuchia. Bởi thế, sự tham gia của nhà thầu nước ngoài vào dự thầu các gói
thầu và sự phát triển tổ chức đấu thầu quốc tế là một yếu tố cần thiết.Đấu thầu
quốc tế nhưng không hạn chế sự tham gia của nhà thầu trong nước tham dự
nhằm cạnh tranh các loại hàng hóa đó.
Có thể nói, đối với các nhà thầu trong nước, tăng cường và phát triển đấu
thầu quốc tế là cách hữu hiệu nhất để nhanh chóng trưởng thành, nhanh chóng
tích lũy kinh nghiệm và tăng cường năng lực cạnh tranh với các nhà thầu nước
ngoài.
3.2. Do yêu cầu của nhà tài trợ vốn
Việc tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu là nhiệm vụ của người vay, người
nhận tài trợ nhưng các nhà tài trợ ( người cho vay) luôn có sự hiện diện trong
Nguyễn Thu Thủy Lớp : KTPT 47A-QN
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
quá trình mời thầu, tổ chức xét thầu.Trên thực tế, chuyên gia của các nhà tài trợ
như ADB, WB, OECF… đã can thiệp rất sâu và quá trình tổ chức đấu thầu bằng
vốn tài trợ của họ. Ý kiến của các nhà tài trợ đã góp phần không nhỏ vào thắng
lợi của các hoạt động đấu thầu quốc tế. Và các nhà tài trợ luôn đòi hỏi các dựa
án phải được tổ chức một cách rộng rãi vì tính ưu việt của đấu thầu quốc tế và vì
hoạt động đấu thầu quốc tế được thực hiện theo quy trình khoa học với sự giám
sát chặt chẽ của các bên có liên quan.
Đặc biệt, trong quá trình hội nhập như hiện nay, Việt Nam chúng ta ngày càng
được tiếp nhận nhiều dự án ODA hỗ trợ từ các tổ chức và các nước trên Thế giới
nên việc tăng cường thực hiện công tác đấu thầu quốc tế là một đòi hỏi cần phải
có và phải được thực hiện chặt chẽ.Sở dĩ như vậy vậy bởi vì qua thực tế các dự
án ODA được đấu thầu trong nước vẫn còn diễn ra tình trạng ‘quân xanh, quân
đỏ’ trong đấu thầu, các công ty sân sau trong thi công vẫn còn phổ biến; tình
trạng nhà thầu phải cung phụng tư vấn hay chủ đầu tư vẫn còn và các chi phí đó
sẽ được đền bù gấp nhiều lần bằng các chi phí phát sinh hay ăn bớt vật liệu dẫn
tới làm giảm chất lượng công trình.Phía nhà tài trợ ODA luôn đòi hỏi việc thực
hiện dự án phải tổ chức đấu thầu chặt chẽ trong khi đấu thầu trong nước còn quá
nhiều hạn chế, chưa đảm bảo tính minh bạch, công khai nên các nhà tài trợ yêu
cầu phải tiến hành đấu thầu quốc tế để mang lại kết quả tốt nhất.
Nếu có trường hợp vi phạm trong đấu thầu quốc tế như việc làm sai trái, đấu
thầu không đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh…thì các tổ chức quốc tế và các nước
đều sẽ có thể rút khoản tiền tài trợ đó và dừng dự án lại. Do đó, công tác tổ chức
đấu thầu quốc tế tại Việt Nam càng ngày càng phải được tổ chức và tăng cường
mạnh mẽ hơn nữa nhằm đảm bảo đúng yêu cầu của các nhà tài trợ.
3.3. Đáp ứng yêu cầu của công tác đấu thầu Việt Nam trong hội nhập
Nhà thầu quốc tế là những nhà thầu rất chuyên nghiệp, có kinh nghiệm trong
khi nhà thầu Việt Nam vẫn chưa có đủ năng lực, kinh nghiệm còn hạn chế.Tăng
cường tổ chức đấu thầu quốc tế sẽ giúp nhà thầu Việt Nam có cơ hội được tiếp
cận các tiêu chuẩn quốc tế, được học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng từ các nhà thầu
Nguyễn Thu Thủy Lớp : KTPT 47A-QN
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nước ngoài, đặc biệt là ở hai khâu thiết kế công nghệ cơ sở và cung cấp vật tư,
thiết bị nhập khẩu. Đây cũng chính là điều kiện để các nhà thầu nước ta tạo được
vị thế bình đẳng trong liên doanh, liên kết với nước ngoài, phù hợp với tiến trình
hội nhập khu vực và quốc tế.
Quá trình hội nhập với Thế giới, tham gia vào các tổ chức trong khu vực và
trên toàn cầu, đấu thầu quốc tế là một yêu cầu và đòi hỏi cần thiết để các nhà
thầu trong nước có thể nâng cao khả năng của mình cũng như sẽ là con đường
để các nhà thầu uy tín tham gia vào đấu thầu Việt Nam, tạo ra hiệu quả cao nhất
cho các dự án đấu thầu.
Nguyễn Thu Thủy Lớp : KTPT 47A-QN
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU QUỐC
TẾ TẠI VIỆT NAM
1. Khái quát về đấu thầu quốc tế tại Việt Nam trong thời gian qua
Trước đây, các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường được đấu thầu tại
các nước chủ đầu tư, các nhà thầu Việt Nam nếu muốn tham gia chỉ giữ vai trò
nhà thầu phụ.Các dự án thực hiện bằng vốn tài trợ cũng diễn ra tương tự, trong
thời gian này việc đấu thầu đã được thực hiện theo sự hướng dẫn, theo các quy
định của nhà tài trợ.Nhưng sang thời gian vừa qua, đặc biệt kể từ sau khi Việt
Nam gia nhập vào tổ chức thương mại Thế giới WTO cũng như tích cực hội
nhập cùng khu vực và thế giới, tỷ trọng vốn đầu tư không ngừng tăng qua các
năm và luôn giữ được ở mức cao, số dự án vào Việt Nam cũng ngày càng tăng.
Chính vì vậy mà thị trường đấu thầu, nhất là đấu thầu quốc tế của Việt Nam hiện
nay ngày càng phát triển sôi động hơn.
Chúng ta đang có rất nhiều chính sách ưu đãi cũng như khuyến khích dành
cho các nhà thầu quốc tế đã tạo cơ hội cho các nhà thầu trong nước được tiếp
cận, học hỏi kinh nghiệm cũng như hợp tác trong đấu thầu. Việc tổ chức đấu
thầu quốc tế được tổ chức ngày càng chặt chẽ, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu hội
nhập quốc tế, tăng tính minh bạch và hiệu quả đồng thời giảm thiểu chi phí trong
đấu thầu và mua sắm công.
2. Tình hình thực hiện đấu thầu quốc tế thời gian qua tại Việt Nam
2.1. Số lượng các gói thầu đấu thầu quốc tế
Cuộc đấu thầu quốc tế được coi là diễn ra đầu tiên ở Việt Nam chúng ta
được thực hiện vào năm 1979 tại Câu lạc bộ Quốc tế Hà Nội do tổng công ty
nhập khẩu thiết bị toàn bộ chủ trì.Sau đó, kể từ năm 1993, sau khi Việt Nam
khai thông được các mối quan hệ kinh tế với IMF, WB, ADB… thì số lượng các
dự án đấu thầu đã được gia tăng, quy mô đấu thầu cũng được mở rộng. Trong
giai đoạn này, các công trình xây dựng thông qua đấu thầu quốc tế đã được thực
hiện là : Quốc lộ 1A do ADB và WB tài trợ với sự thắng thầu của công ty
Chinese Oversea Eng Co ( Trung Quốc), Kuk Dong Eng và Const, Keang Nam
Nguyễn Thu Thủy Lớp : KTPT 47A-QN
25