Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề nuôi ốc hương thương phẩm tại tỉnh Khánh Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG





NGUYỄN THỊ KIM ANH




ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ NGHỀ NUÔI
ỐC HƯƠNG THƯƠNG PHẨM
TẠI TỈNH KHÁNH HÒA




LUẬN VĂN THẠC SĨ







Nha Trang - 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG





NGUYỄN THỊ KIM ANH


ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ NGHỀ NUÔI
ỐC HƯƠNG THƯƠNG PHẨM
TẠI TỈNH KHÁNH HÒA



LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.31.34

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. QUÁCH THỊ KHÁNH NGỌC



CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA SAU ĐẠI HỌC






TS. LÊ KIM LONG

Nha Trang – 2014
i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề nuôi ốc hương
thương phẩm tại Khánh Hòa” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu là
hoàn toàn trung thực do chính tác giả thu thập và phân tích, các nội dung trích dẫn đều
ghi rõ nguồn gốc và kết quả nghiên cứu trong luận văn này chưa từng được công bố
trong bất kỳ tài liệu nào.
Tác giả



Nguyễn Thị Kim Anh








ii

LỜI CẢM ƠN


Sau một thời gian học tập, nghiên cứu tài liệu và điều tra thu thập thông tin, đến
nay luận văn tốt nghiệp cao học với đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề nuôi ốc
hương thương phẩm tại tỉnh Khánh Hòa” đã được thực hiện thành công. Có được kết
quả này là nhờ công ơn to lớn của toàn thể quý thầy cô, gia đình và bạn bè đồng
nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Đặc biệt tôi xin gửi
lời cảm ơn sâu sắc đến:
TS. Quách Thị Khánh Ngọc đã dìu dắt tôi từ những bước đi đầu tiên làm đề cương
cho đến khi hoàn thành luận văn cao học. Đồng thời cô cũng là người chia sẻ, động
viên và giúp đỡ tôi rất nhiều để hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn tới quý Thầy/Cô của Khoa Kinh tế đã tận tình truyền đạt
những kiến thức trong suốt quá trình học và thực hiện đề tài.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các hộ dân nuôi ốc hương trên địa
bàn huyện Ninh Hòa, Vạn Ninh, Cam Ranh, các anh chị đồng nghiệp công tác tại Viên
Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 3 đặc biệt là ThS Nguyễn Văn Hà, Sở Nông nghiệp
và PTNT tỉnh Khánh Hòa, Phòng nông nghiệp huyện Vạn Ninh, Ninh Hòa, Trạm
Khuyến nông khuyến ngư TP Cam Ranh đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp thông tin
số liệu thực tế về tình hình nuôi ốc hương một cách rất nhiệt tình.

Tác giả



Nguyễn Thị Kim Anh
iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 5
1.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ VẬN DỤNG
TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN. 5
1.1.1 Khái niệm, bản chất, tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế. 5
1.1.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế 5
1.1.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh tế. 9
1.1.2 Vận dụng trong đánh giá hiệu quả kinh tế nghề nuôi ốc hương thương phẩm
tại Khánh Hòa năm 2012-2013. 11
1.1.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế nghề nuôi ốc hương
thương phẩm 11
1.1.2.2. Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế nghề nuôi ốc hương
thương phẩm 14
1.1.2.3 Các chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh tế nghề nuôi ốc hương 16
1.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG
SUẤT ỐC HƯƠNG 18
1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài. 18
1.2.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài. 18
1.2.1.2 Nghiên cứu ở trong nước 18
1.2.2. Mô hình phân tích các nhân tố tác động đến sản lượng ốc hương thương
phẩm tại Khánh Hòa. 20
1.2.2.1 Các giả thuyết kỳ vọng cho mô hình 20
1.2.2.2 Mô hình nghiên cứu 21
CHƯƠNG 2. ĐĂC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1 TỔNG QUAN VỀ NGHỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÀ NUÔI ỐC HƯƠNG
Ở VIỆT NAM. 23
iv


2.1.1 Tổng quan về ngành nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam 23
2.1.1.1 Vai trò, vị trí của ngành nuôi trồng thủy sản. 23
2.1.1.2 Thực trạng ngành nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam. 24
2.1.2 Tình hình nuôi ốc hương thương phẩm trên thế giới 28
2.1.3 Tình hình nuôi ốc hương thương phẩm ở Việt Nam. 28
2.1.3.1 Tình hình nuôi ốc hương ở Bình Định. 29
2.1.3.2 Tình hình nuôi ốc hương ở Phú Yên 30
2.1.3.3 Tình hình nuôi ốc hương ở Ninh Thuận 30
2.1.3.4 Tình hình nuôi ốc hương ở Phú Quốc. 31
2.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 32
2.2.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 32
2.2.2 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 34
2.2.3 Tình hình nuôi ốc hương thương phẩm trong ao tại Khánh Hòa. 35
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.3.1 Quy trình nghiên cứu. 37
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu 38
2.3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ 38
2.3.2.2 Nghiên cứu chính thức 38
2.3.3 Thu thập thông tin, dữ liệu 39
2.3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 39
2.3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 39
2.3.3.3 Phương pháp tổng hợp đánh giá các chỉ tiêu 41
2.3.3.4 Phương pháp xử lý số liệu. 42
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43
3.1 Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế nghề nuôi ốc hương thương phẩm tại Khánh
Hòa. 43
3.1.1 Thông tin về chủ trại nuôi ốc hương 43
3.1.1.1 Thông tin về độ tuổi. 43
3.1.1.2 Thông tin về giới tính. 43

3.1.1.3 Thông tin về trình độ học vấn và chuyên môn của chủ cơ sở nuôi. 44
3.1.2 Kết quả kinh tế nghề nuôi ốc hương thương phẩm tại Khánh Hòa 47
3.1.2.1 Vốn đầu tư xây dựng, mua sắm TSCĐ, máy móc thiết bị 47
3.1.2.2 Phân bổ chi phí khấu hao 50
3.1.2.3 Chi phí sửa chữa lớn 52
3.1.2.4 Chi phí tiền lương 53
v

3.1.2.5 Chi phí lãi vay 55
3.1.2.6 Chi phí biến đổi 57
3.1.2.7 Doanh thu từ hoạt động nuôi ốc hương thương phẩm. 61
3.1.2.8 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận 62
3.1.2.8.1 Lợi nhuận. 62
3.1.2.8.2 Tỷ suất lợi nhuận 63
3.1.3 Hiệu quả kinh tế trên 1 ha mặt nước nuôi ốc hương. 65
3.1.3.1 Kết quả nuôi trên 1 ha mặt nước 65
3.1.3.2 Hiệu quả nuôi trên 1 ha mặt nước 67
3.1.4 Khó khăn gặp phải của các hộ nuôi ốc hương. 70
3.1.4.1 Những khó khăn trong quá trình nuôi ốc hương 70
3.1.4.2 Khó khăn gặp phải trong việc mua con giống. 73
3.1.4.3 Khó khăn gặp phải khi thu hoạch 73
3.1.4.4 Khó khăn của các hộ dân khi vay vốn ngân hàng 74
3.1.4.5 Hướng phát triển của các hộ nuôi ốc hương ở Khánh Hòa trong thời
gian tới 75
3.1.4.6 Nguyện vọng của các hộ nuôi ốc hương thương phẩm 75
3.2 Kết quả phân tích các nhân tố tác động đến năng suất ốc hương thương phẩm tại
Khánh Hòa 76
CHƯƠNG 4. KIẾN NGHỊ 89
4.1 Kiến nghị về kỹ thuật dựa trên kết quả nghiên cứu các nhân tố tác động đến kết
quả nghề nuôi ốc hương thương phẩm tại Khánh Hòa 89

4.2 Một số kiến nghị vĩ mô nhằm phát triển nghề nuôi ốc hương thương phẩm tại
Khánh Hòa 89
4.2.1 Đối với người nuôi: 90
4.2.2 Đối với tỉnh Khánh Hòa 90
4.2.3 Đối với Nhà nước. 91
KẾT LUẬN 92
1. NHẬN XÉT 92
2. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ LỤC

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1.1: Khung thời gian sử dụng tài sản (theo thông tư số 203/2009/TT/BTC và thông
tư 45/2013/TT-BTC). 12
Bảng 2.1: Quy mô tốc độ phát triển diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt
Nam giai đoạn 2008 – 2013 24
Bảng 2.2: Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ năm 2009-2013. 26
Bảng 2.3: Quy mô tốc độ phát triển diện tích và sản lượng ốc hương trong ao tại Khánh
Hòa từ năm 2008-2013 36
Bảng 2.4: Số mẫu điều tra tại các vùng 40
Bảng 3.1: Bảng thống kê tuổi của chủ hộ nuôi ốc hương. 43
Bảng 3.2: Bảng cơ cấu về giới tính của hộ nuôi 44
Bảng 3.3: Bảng trình độ học vấn và chuyên môn của hộ nuôi 44
Bảng 3.4: Mức độ tham khảo thông tin của các hộ nuôi 46
Bảng 3.5: Vốn đầu tư xây dựng, mua sắm TSCĐ, máy móc thiết bị của các hộ nuôi ốc
hương 48

Bảng 3.6: Chi phí khấu hao của các hộ nuôi năm 2012-2013 51
Bảng 3.7: Chi phí sửa chữa lớn của các hộ nuôi ốc hương năm 2012-2013 53
Bảng 3.8: Chi phí tiền lương của các hộ nuôi ốc hương năm 2012-2013 54
Bảng 3.9: Tiền vay của các hộ nuôi năm 2012-2013 55
Bảng 3.10: Tiền vay của các hộ nuôi phân theo vùng năm 2012-2013. 56
Bảng 3.11: Chi phí lãi vay của các hộ nuôi ốc hương năm 2012-2013. 57
Bảng 3.12: Chi phí biến đổi của các hộ nuôi năm 2012-2013. 58
Bảng 3.13: Tổng hợp chi phí của vụ nuôi năm 2012-2013 của các hộ nuôi 59
Bảng 3.14: Tổng chi phí, giá thành của các vùng nuôi của các vụ nuôi năm 2012, 2013 60
Bảng 3.15: Doanh thu của các hộ nuôi ốc hương năm 2012-2013. 61
Bảng 3.16 Lợi nhuận của các hộ nuôi ốc hương năm 2012-2013 62
Bảng 3.17: Cơ cấu nguồn vốn của các hộ nuôi năm 2012-2013 64
Bảng 3.18 Tỷ suất lợi nhuận bình quân trên vốn chủ sở hữu 64
Bảng 3.19: Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế trên 1 ha diện tích nuôi trồng của các hộ nuôi ốc
hương năm 2012-2013 66
vii

Bảng 3.20: Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trên 1 ha diện tích nuôi trồng của các
hộ nuôi ốc hương năm 2012-2013 69
Bảng 3.21: Những khó khăn chủ yếu của các hộ nuôi trong quá trình nuôi ốc hương 72
Bảng 3.22: Ý kiến đánh giá về chất lượng con giống 2012-2013 73
Bảng 3.23: Khó khăn của hộ dân gặp phải khi thu hoạch ốc để bán 74
Bảng 3.24 Khó khăn của các hộ dân gặp phải khi vay vốn ngân hàng 74
Bảng 3.25: Hướng phát triển của các hộ nuôi trong thời gian tới. 75
Bảng 3.26 Một số nguyện vọng phát triển của các hộ dân 76
Bảng 3.27: Thủ tục chọn biến trong phân tích hồi quy OLS 77
Bảng 3.28: Bảng Model Summary và ANOVA. 78
Bảng 3.29: Các hệ số 80
Bảng 3.30: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập 82
Bảng 3.31 Mô hình hồi qui “sản lượng ốc hương” với biến độc lập “qui mô diện tích

nuôi”. 83
Bảng 3.32: Phân tích ANOVA của mô hình “sản lượng ốc hương” với biến độc lập “qui
mô diện tích nuôi”. 83
Bảng 3.33: Các hệ số của phân tích hồi qui biến “sản lượng ốc hương” với biến độc
lập”qui mô diện tích nuôi” 83
Bảng 3.34: Mô hình phân tích hồi qui “sản lượng ốc hương” với biến độc lập “qui mô
vốn”. 84
Bảng 3.35: Phân tích ANOVA của mô hình “sản lượng ốc hương” với biến độc lập “qui
mô vốn”. 84
Bảng 3.36: Các hệ số của phân tích hồi qui biến “sản lượng ốc hương” với biến độc lập
“qui mô vốn” 84
Bảng 3.37: Mô hình phân tích hồi qui sau khi loại bỏ biến đa cộng tuyến 85
Bảng 3.38: Các hệ số mô hình phân tích hồi qui sau khi loại bỏ biến cộng tuyến 86






viii

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ

Hình 3.1: Ảnh chụp một ao nuôi tại Vạn Ninh 49

Sơ đồ 1.1: Mô hình về các nhân tố tác động đến năng suất ốc hương tại Khánh Hòa 21
Sơ đồ 2.1: Quy trình nghiên cứu. 37

Biểu đồ 2.1: Thể hiện quy mô tốc độ phát triển diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản
của Việt Nam giai đoạn 2008-2013 25

Biểu đồ 2.2: Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ năm 2009-2013. 27


1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết đề tài.
Ngành thủy sản Việt Nam trong hơn 10 năm qua đã có bước phát triển vượt bậc, trở
thành một trong những nước có tốc độ phát triển thủy sản nhanh trên thế giới. Trong
đó, nuôi trồng thủy sản có tốc độ phát triển nhanh, góp phần quan trọng trong việc
nâng cao sản lượng, giá trị xuất khẩu, giảm bớt áp lực khai thác thủy sản tự nhiên và
tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân, đặc biệt là vùng nông thôn ven biển.
Theo Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16 tháng 08 năm 2013 của Thủ tướng
Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm
nhìn 2030. Theo đó, mục tiêu chung Quy hoạch tổng thể là ngành thủy sản cơ bản
được công nghiệp hóa vào năm 2020, hiện đại hóa vào năm 2030 và tiếp tục phát triển
toàn diện, hiệu quả, bền vững, trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn có cơ cấu và các
hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh
tranh cao, hội nhập vững chắc vào nền kinh tế quốc tế, từng bước nâng cao thu nhập
và mức sống của nông, ngư dân, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái nguồn lợi thủy
sản và góp phần bảo vệ quốc phòng an ninh trên các vùng biển đảo của Tổ quốc.
Cụ thể đến năm 2020, tổng sản lượng thủy sản khoảng 7 triệu tấn, trong đó sản
lượng khai thác thủy sản chiếm khoảng 35%, sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm
khoảng 65%, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 11 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân
đạt 7-8%/năm (giai đoạn 2011-2020). Tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng xuất khẩu đạt
50%; khoảng 70% số lao động được đào tạo, tập huấn, thu nhập bình quân trên đầu
người cao gấp 3 lần hiện nay.
Đến năm 2030, tổng sản lượng thủy sản đạt 9 triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác
thủy sản chiếm 30%, sản lượng nuôi trồng chiếm 70%; giá trị xuất khẩu đạt 20 tỷ USD,
tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6-7%/năm (giai đoạn 2020-2030); tỷ trọng sản phẩm
giá trị gia tăng xuất khẩu đạt 60%, khoảng 80% số lao động được đào tạo, tập huấn.

Khánh Hòa là một tỉnh ven biển miền Trung, diện tích tự nhiên 5.197km2, với
385km chiều dài ven biển bao gồm các đầm phá, vũng vịnh kín gió là điều kiện thuận
lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản rất lớn. Phát triển nuôi trồng thủy sản đặc biệt là
nuôi trồng thủy sản mặn, lợ được coi là hướng phát triển mũi nhọn để tăng trưởng kinh
2
tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nuôi trồng thủy sản mấy năm qua thực sự đã đem lại
nhiều lợi ích cho người dân và góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh
nhà. Một trong những thế mạnh góp phần phát triển kinh tế Khánh Hòa đó là nuôi ốc
hương thương phẩm.
Một thực tế rất đáng quan tâm hiện nay đối với nghề nuôi ốc hương thương phẩm
tại Khánh Hòa vẫn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch, ô nhiễm nguồn nước dẫn đến
tình trạng ốc hương mắc bệnh và chết, người dân thiếu vốn, thiếu trình độ chuyên
môn, giá bán đầu ra chưa ổn định, hiệu quả kinh tế chưa cao. Vì vậy không ít người
nuôi ốc hương đang có xu hướng quay lại nuôi tôm thẻ chân trắng do chi phí đầu tư
thấp, thời gian nuôi ngắn, giá đầu ra ổn định và khá cao. Xuất phát từ thực tế đó, tác
giả đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề nuôi ốc hương thương
phẩm tại Khánh Hòa” làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
a. Mục tiêu chung.
Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề nuôi ốc hương thương phẩm tại Khánh Hòa trên cơ
sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nghề nuôi ốc hương thương phẩm tại
Khánh Hòa.
b. Mục tiêu cụ thể.
Hệ thống hóa cơ sở lí thuyết về hiệu quả kinh tế
Điều tra thực trạng và đánh giá hiệu quả kinh tế nghề nuôi ốc hương thương phẩm
tại Khánh Hòa
Phân tích các nhân tố tác động đến năng suất ốc hương thương phẩm của các hộ
nuôi tại Khánh Hòa.
Đánh giá những mặt thuận lợi, khó khăn, tích cực, hạn chế ảnh hưởng đến sự phát
triển nghề nuôi ốc hương thương phẩm tại Khánh Hòa.

Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển nghề nuôi ốc hương thương phẩm tại
Khánh Hòa.


3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
a. Đối tượng nghiên cứu: Là thực trạng về hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi ốc hương
thương phẩm tại Khánh Hòa.
b. Phạm vi nghiên cứu. Nghiên cứu kết quả nghề nuôi ốc hương thương phẩm trong
ao đất, trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả kinh tế nghề nuôi ốc hương thương phẩm của
các hộ nuôi trong năm 2012-2013.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với sử dụng phương pháp
nghiên cứu định lượng với dữ liệu thu thập trên cơ sở bảng câu hỏi điều tra của các hộ
nuôi ốc hương tại Khánh Hòa trong năm 2012-2013.
- Phương pháp nghiên cứu định tính: Được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng
vấn sâu các đối tượng là những các chuyên gia các hộ nuôi ốc hương với kế hoạch
phỏng vấn đã được lập sẵn với mức độ hiểu biết về ốc hương, trình độ kỹ thuật, khó
khăn, phương hướng phát triển của nghề làm cơ sở cho việc thiết kế bảng câu hỏi
trong nghiên cứu định lượng.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Được thực hiện bằng bảng câu hỏi nghiên
cứu chính thức bằng kỹ thuật phỏng vấn các hộ nuôi trên địa bàn tỉnh. Sau đó tiến
hành phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế và xác định mối quan hệ, mức độ quan
trọng giữa các nhân tố cũng như kiểm định giả thuyết đã được nêu ra.
- Phương pháp phân tích dữ liệu: Dữ liệu thu thập được trong quá trình phỏng vấn
sẽ được mã hóa và làm sạch. Tiếp theo sử dụng công cụ Microsoft Excel để tiến hành
thống kê mô tả, so sánh. Sau đó sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để thực hiện kiểm định.
5. Đóng góp của đề tài.
- Cung cấp số liệu, dữ liệu về điều tra thực trạng và các đánh giá về hiệu quả kinh
tế nghề nuôi ốc hương thương phẩm tại Khánh Hòa một cách tin cậy và khoa học. Kết

quả nghiên cứu sẽ giúp cho các cơ sở nuôi có định hướng và giải pháp đúng đắn nhằm
phát triển nghề nuôi một cách hiệu quả, bền vững và là tài liệu tham khảo hữu ích cho
nghiên cứu tiếp theo của tác giả.
4
- Những kết luận của đề tài sẽ là một tài liệu hỗ trợ cho cơ quan chức năng cho việc
lập kế hoạch và quy hoạch vùng nuôi hiệu quả, kết hợp quy hoạch và khuyến cáo các
mô hình nuôi thích hợp với các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi địa phương
và sự đồng thuận giữa các tổ chức, đơn vị, ngành nghề và những người có liên quan.
6. Kết cấu đề tài.
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận luận văn chia thành 4 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Trong chương này tác giả sẽ
trình bày những quan điểm, khái niệm về hiệu quả kinh tế và các chỉ tiêu về kết quả-
hiệu quả kinh tế nghề nuôi ốc hương. Tóm tắt các nghiên cứu trong và ngoài nước.
Ngoài ra chương này cũng đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thiết liên quan
đến mô hình nghiên cứu.
Chương 2: Đặc điểm đối tượng nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu và phương pháp
nghiên cứu. Chương này sẽ trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu.
thu thập số liệu, thông tin, thiết kế bảng câu hỏi và cách xử lý số liệu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu. Nội dung của chương này tác giả sẽ phân tích các
chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế của nghề nuôi ốc hương. Kiểm định và phân
tích hồi quy tuyến tính từ dữ liệu điều tra để xác định được mức độ ảnh hưởng của
từng nhân tố tác động đến năng suất ốc hương thương phẩm.
Chương 4: Giải pháp. Chương này sẽ đưa ra những một số ý kiến, giải pháp khắc
phục khó khăn nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh tế của nghề nuôi ốc hương
thương phẩm tại Khánh Hòa.








5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ VẬN DỤNG
TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN.
1.1.1 Khái niệm, bản chất, tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế.
1.1.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế.
Hiện nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về hiệu quả. Ở mỗi góc độ, lĩnh
vực khác nhau việc xem xét và nhìn nhận khái niệm hiệu quả cũng khác nhau. Trước
hết, theo quan điểm của triết học Macxit:
Một là: Bản chất của hiệu quả kinh tế là sự thực hiện yêu cầu của quy luật tiết kiệm
thời gian, biểu hiện trình độ sử dụng nguồn lực của xã hội.Các Mác cho rằng quy luật
tiết kiệm thời gian là quy luật có tầm quan trọng đặc biệt, tồn tại nhiều phương thức
sản xuất. Mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật này, nó quy định động
lực phát triển của lực lượng sản xuất tạo điều kiện phát triển phát minh xã hội và nâng
cao đời sống của con người ở mọi thời đại.
Hai là: Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống thì nền sản xuất xã hội là một hệ
thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con người với con
người trong quá trình sản xuất. Hệ thống sản xuất xã hội bao gồm trong nó các quá
trình sản xuất, các phương tiện bảo tồn và tiếp tục đời sống xã hội. Việc bảo tồn và
tiếp tục đời sống xã hội đáp ứng các nhu cầu xã hội, nhu cầu của con người là những
yếu tố khách quan phản ánh mối quan hệ nhất định của con người với môi trường bên
ngoài, đó là quá trình trao đổi vật chất, năng lượng giữa sản xuất xã hội và môi trường.
Ba là: Hiệu quả kinh tế là mục tiêu nhưng không phải là mục tiêu cuối cùng mà là
mục tiêu phương tiện xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế. Trong kế hoạch, hiệu quả là
quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu ra và đầu vào, là lợi ích lớn nhất thu được với một chi
phí nhất định hoặc một kết quả nhất định với chi phí nhỏ nhất. Trong phân tích kinh tế,
hiệu quả kinh tế được phản ánh thông qua các chỉ tiêu đặc trưng kinh tế kỹ thuật xác
định bằng các tỷ lệ so sánh giữa đầu ra và đầu vào của hệ thống sản xuất xã hội, phản

ánh trình độ sử dụng nguồn lực và việc tạo ra lợi ích nhằm đạt mục tiêu kinh tế xã hội.
Xuất phát từ quan điểm của triết học Mac, các nhà kinh tế đưa ra rất nhiều quan
điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế.
6
a. Quan điểm truyền thống về hiệu quả kinh tế.
Vận dụng quan điểm của triết học Mac, các nhà kinh tế học Xô Viết cho rằng:
“Hiệu quả là sự tăng trưởng kinh tế thông qua nhịp điệu tăng tổng sản phẩm xã hội
hoặc thu nhập quốc dân với tốc độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu quy luật kinh tế cơ bản
của chủ nghĩa xã hội”. Xét trên phạm vi của doanh nghiệp, theo quan điểm này thì
hiệu quả sản xuất kinh doanh và nhịp điệu tăng tổng sản phẩm xã hội là một. Nó
không đề cập đến chi phí ra để đạt được giá trị tổng sản lượng đó. Nếu tốc độ tăng của
chi phí sản xuất tăng nhanh hơn tốc độ tăng của giá trị tổng sản lượng thì sao. Hơn
nữa, việc chọn năm gốc ảnh hưởng rất lớn đến kết quả so sánh. Với mỗi năm gốc khác
nhau chúng ta lại có mức hiệu quả khác nhau của cùng một năm nghiên cứu. Do đó,
quan điểm này chưa thỏa đáng
- Theo quan điểm các nhà kinh tế học thị trường đứng đầu là Paul A.Samuelson và
Wiliam.D.Nordhalls cho rằng một nền kinh tế có hiệu quả, một doanh nghiệp làm ăn
hiệu quả thì các điểm lựa chọn đều nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó
và “hiệu quả có ý nghĩa là không lãng phí”. Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến
chi phí cơ hội. “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một
loại hàng hóa này mà không thể cắt giảm sản lượng một loại hàng hóa khác.Một nền
kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó”. Giới hạn khả
năng sản xuất của doanh nghiệp được xác định bằng giá trị tổng sản lượng tiềm năng,
là giá trị tổng sản lượng cao nhất có thể đạt được ứng với tình hình công nghệ và nhân
công nhất định. Theo quan điểm này thì hiệu quả thể hiện ở sự so sánh mức thực tế và
mức tối đa sản lượng. Tỷ lệ so sánh càng gần 1 càng có hiệu quả. Quan điểm này mặc
dù đã đề cập đến các yếu tố đầu vào nhưng lại đề cập không đầy đủ.
“Hiệu quả kinh tế được xác định bởi quan hệ tỷ lệ giữa sự tăng lên của đại lượng
kết quả và chi phí” (Đặng Đình Đào và Hoàng Đức Thân 2002).
Công thức biểu diễn phạm trù này:

H =
C
K




H: Hiệu quả kinh tế
K: Phần gia tăng của kết quả sản xuất
C: Phần gia tăng của chi phí sản xuất.
7
- Quan điểm này phản ánh hiệu quả chưa đầy đủ và trọn vẹn. Nó chỉ đề cập đến
hiệu quả của phần tăng thêm bằng cách so sánh giữa phần giá trị gia tăng của kết quả
kinh doanh và sự gia tăng của chi phí sản xuất chứ chưa đề cập đến toàn bộ phần tham
gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Xét trên quan điểm triết học Mác Lênin thì mọi
sự vật , hiện tượng đều có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với nhau chứ không tồn tại
riêng lẻ, độc lập. Sản xuất kinh doanh không nằm ngoài quy luật này, các yếu tố tăng
thêm, giảm đi có liên hệ với các yếu tố sẵn có. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là kết quả
tổng hợp của toàn bộ phần tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh.
“Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra
để đạt được kết quả đó” (Đặng Đình Đào & Hoàng Đức Thân, 2002). Theo quan điểm
này cho phép chúng ta xác định được các chỉ tiêu tương đối của hiệu quả kinh tế bằng
cách so sánh kết quả với chi phí cần thiết để đạt được hiệu quả đó.
H =
C
K

Trong đó:
H là hiệu quả kinh tế
K là kết quả sản xuất

C là tổng chi phí sản xuất
Quan điểm này cho rằng nói đến hiệu quả kinh tế tức là nói đến phần còn lại của kết
quả sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ chi phí. Nó được đo bằng các chi phí và lời lãi.
Và cũng nhiều tác giả cho rằng, hiệu quả kinh tế được xem như là tỷ lệ giữa kết quả
thu được với chi phí bỏ ra. Chỉ tiêu này chưa phân tích được sự tác động ảnh hưởng
của các nhân tố nguồn lực. Hai cơ sở sản xuất đạt được chỉ số trên là như nhau nhưng
ở không gian, thời gian, điều kiện khác nhau thì sự tác động của nguồn lực tự nhiên là
khác nhau và hiệu quả kinh tế không giống nhau.
Như vậy các quan điểm truyền thống chưa thật toàn diện khi xem xét hiệu quả kinh
tế. Thứ nhất: Nó coi quá trình sản xuất ở trạng thái tĩnh, chỉ xem xét hiệu quả sau khi
đã đầu tư. Trong khi đó hiệu quả không những cho chúng ta biết kết quả đầu tư mà còn
giúp chúng ta xem xét trước khi ra quyết định đầu tư tiếp và nên đầu tư bao nhiêu, đến
mức độ nào. Thứ hai: Nó không tính yếu tố thời gian khi tính toán thu và chi cho một
hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, thu và chi trong hoạt động tính toán hiệu quả
8
kinh tế theo quan điểm này chưa đầy đủ và chính xác. Thứ ba: Hiệu quả kinh tế theo
quan điểm truyền thống chỉ bao gồm hai phạm trù cơ bản là thu và chi. Hai phạm trù
này chủ yếu liên quan đến yếu tố tài chính đơn thuần như chi phí về vốn, lao động, thu
về sản phẩm và giá cả. Trong khi đó các hoạt động đầu tư và phát triển lại có tác động
không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế mà còn có cả các yếu tố khác nữa. Và có những
phần thu lợi hoặc những khoản chi lúc đầu không phải là nhỏ thì không được phản ánh
vào chỉ tiêu này (Hoàng Hùng, 2001).
b. Quan điểm mới về hiệu quả kinh tế.
Gần đây các nhà kinh tế đã đưa ra một quan điểm mới về hiệu quả , nhằm khắc
phục những điểm yếu của các quan điểm truyền thống.
Theo Hoàng Hùng (2001): Quan điểm mới khi tính hiệu quả kinh tế phải căn cứ vào
tổ hợp các yếu tố: Thứ nhất, trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra.
Cần phân biệt rõ ba phạm trù: Hiệu quả kỹ thuật; hiệu quả phân bổ các nguồn lực và
hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kỹ thuật là số sản phẩm (O) thu thêm trên một đơn vị đầu
vào (I) đầu tư thêm. Tỷ số dO/dI được gọi là sản phẩm biên. Hiệu quả phân bổ nguồn

lực là giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi phí đầu tư thêm. Thực chất nó là
hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào. Nó đạt tối đa khi
doanh thu biên bằng với chi phí biên. Hiệu quả kinh tế là phần thu thêm trên một đơn
vị đầu tư thêm. Nó chỉ đạt được khi hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng nguồn lực
là tối đa. Thứ hai, Yếu tố thời gian: các nhà kinh tế hiện nay coi thời gian là yếu tố
trong tính toán hiệu quả. Cùng đầu tư một lượng vốn như nhau và tổng doanh thu bằng
nhau nhưng hai dự án có thể có hiệu quả khác nhau,…
Theo quan điểm toàn diện hiệu quả kinh tế nên được đánh giá trên ba phương diện:
Hiệu quả tài chính, xã hội, môi trường. Hiệu quả tài chính trước đây thường thể hiện
bằng những chỉ tiêu: lợi nhuận, giá thành, tỷ lệ hoàn vốn, thời gian hoàn vốn,… Hiệu
quả xã hội của một dự án gồm lợi ích xã hội mà dự án mang lại như: việc làm, mức
tăng về GDP do tác động của dự án, sự công bằng xã hội, sự tự lập của cộng đồng và
sự được bảo vệ hoặc sự hoàn thiện hơn của môi trường sinh thái. Một dự án nói chung
và dự án nông nghiệp nói riêng được coi là đạt hiệu quả kinh tế khi đảm bảo cả ba
phương diện trên.
9
Coi việc đánh giá dự án thông qua việc so sánh giữa lợi ích và chi phí. Quan điểm
đánh giá hiệu quả gắn với việc xem xét quá trình phát triển và tăng trưởng cho phép ta
có một cái nhìn tổng quát hơn về hiệu quả kinh tế. Một mặt nó phù hợp với quan điểm
truyền thống về đánh giá hiệu quả ở chỗ nó cũng nhằm so sánh chi phí bỏ ra và lợi ích
thu được. Mặt khác có cái nhìn rộng hơn về chi phí và lợi ích. Về chi phí, quan điểm
truyền thống chú ý vào tiền bạc, vật chất, công sức bỏ ra cho một dự án. Quan điểm
mới cho rằng ngoài các yếu tố đó còn tính đến các chi phí phi vật chất và gián tiếp như
tác động bất lợi của dự án đến môi trường, đến xã hội như khoảng cách giàu nghèo. Về
lợi ích quan điểm mới đề cập đến 3 phạm trù: lợi ích tài chính, lợi ích xã hội và lợi ích
môi trường. Ở các dự án đầu tư nông nghiệp, lợi ích tài chính là tăng lên của năng suất
vật nuôi, cây trồng, sự đa dạng hóa nền sản xuất và chủng loại sản phẩm. Lợi ích xã
hội là khả năng đảm bảo công bằng trong phân phối nguồn lực xã hội. Lợi ích môi
trường là khả năng bảo tồn và phát triển tài nguyên môi trường.
1.1.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh tế.

Hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh chất lượng của các hoạt động kinh tế. Nâng
cao chất lượng hoạt động kinh tế nghĩa là tăng cường trình độ lợi dụng các nguồn lực
sẵn có trong hoạt động kinh tế. Đây là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã
hội. Như vậy do yêu cầu của công tác quản lý kinh tế cần thiết phải đánh giá nhằm
nâng cao chất lượng các hoạt động kinh tế đã làm xuất hiện phạm trù hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh cả về tuyệt đối và tương đối giữa lượng
kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Mục tiêu của các nhà quản lý là với một lượng dự
trữ tài nguyên nhất định tạo ra được khối lượng sản phẩm lớn nhất. Điều đó cho thấy
quá trình sản xuất là sự liên hệ mât thiết giữa các yếu tố đầu vào, đầu ra, là sự biểu
hiện kết quả của các mối quan hệ thể hiện tính hiệu quả của sản xuất.
Hiệu quả kinh tế đi liền với nội dung tiết kiệm chi phí tài nguyên cho sản xuất, tức
là giảm đến mức tối đa chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm tạo ra.
Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh
tế-xã hội nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành
viên trong xã hội.
Để hiểu rõ bản chất của hiệu quả kinh tế, chúng ta cần phân biệt rõ sự khác nhau
giữa các khái niệm sau đây:
10
Kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh: Kết quả kinh doanh là những gì mà
doanh nghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định. Kết quả biểu
hiện bằng hiện vật hoặc giá trị. Kết quả cũng phản ánh chất lượng của hoạt động sản
xuất kinh doanh mang tính định tính như uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp, chất
lượng sản phẩm. Trong khi đó, khái niệm hiệu quả kinh doanh người ta sử dụng cả hai
chỉ tiêu kết quả (đầu ra) và chi phí (các nguồn lực đầu vào) để đánh giá hiệu quả sản
xuất kinh doanh. Trong lý thuyết và thực tế cả hai chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh
doanh đều có thể xác định bằng đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị. Tuy nhiên “đầu vào”
và “đầu ra” không cùng đơn vị đo lường nên sử dụng đơn vị hiện vật để xác định hiệu
quả kinh doanh sẽ khó khăn, còn việc sử dụng đơn vị giá trị sẽ dễ dàng hơn vì luôn
luôn đưa các đại lượng khác nhau về cùng đơn vị đo lường. Kết quả kinh doanh là mục
tiêu của doanh nghiệp còn hiệu quả kinh doanh phản ánh việc thực hiện mục tiêu của

doanh nghiệp ở trình độ nào.
Kết quả kinh tế và hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù so sánh thể
hiện mối tương quan giữa cái bỏ ra và cái thu về. Kết quả kinh tế là yếu tố cần thiết để
tính toán, phân tích hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội: Nếu hiệu quả kinh tế là mối tương quan so
sánh giữa kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra thì hiệu quả xã hội là mối tương
quan so sánh giữa kết quả về mặt xã hội và chi phí bỏ ra. Kết quả về mặt xã hội bao
gồm: giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống, trình độ văn hóa cho người lao
động, bảo vệ môi trường,…Giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ
mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là phạm trù thống nhất.
Hiệu quả kinh tế là tiền đề vật chất của hiệu quả xã hội. Nếu hiệu quả kinh tế của
doanh nghiệp giảm tức là doanh nghiệp mất đi khả năng cạnh tranh, thiếu sức sống và
trở thành gánh nặng cho đất nước. Vì thế doanh nghiệp không thể đạt được mục tiêu
xã hội. Hiệu quả kinh tế có hai mặt định lượng và định tính:
 Về mặt định lượng: Biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí
bỏ ra, chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại.
 Về mặt định tính: mức độ hiệu quả kinh tế cao thu được phản ánh sự cố gắng, nỗ
lực, trình độ và năng lực quản lý ở các khâu, các cấp quản lý và gắn bó của việc giải
11
quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục tiêu chính trị xã
hội (Nguyễn Đình Phan & Nguyễn Kế Tuấn, 2007).
1.1.2 Vận dụng trong đánh giá hiệu quả kinh tế nghề nuôi ốc hương thương
phẩm tại Khánh Hòa năm 2012-2013.
1.1.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế nghề nuôi ốc hương
thương phẩm.
Hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số
giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Có nghĩa là, nếu kết quả là
mục tiêu của quá trình sản xuất thì hiệu quả là phương tiện để đạt được các mục tiêu đó.
Vấn đề đặt ra là phải xác định được kết quả của nuôi ốc hương thương phẩm
nghĩa là xác định chi phí và doanh thu phát sinh trong quá trình nuôi. Đồng thời xác

định lợi nhuận bằng tổng doanh thu trừ chi phí cũng như sử dụng chỉ tiêu này để xác
định tỷ suất sinh lời của nghề nuôi ốc hương mang lại cao hay thấp ((Hoàng Thu Thủy,
2008).
a. Chi phí từ hoạt động nuôi ốc hương.
- Chi phí cố định (Chi phí bất biến – định phí): Chi phí bất biến không thay đổi
cùng với thay đổi của khối lượng hoạt động. Xét cho 1 sản phẩm (đơn vị sản phẩm)
chi phí bất biến có quan hệ tỷ lệ nghịch với khối lượng hoạt động. Chi phí bất biến
của các hộ nuôi ốc hương chủ yếu bao gồm: Chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí
sửa chữa lớn, chi phí thuê máy móc ao, đìa, chi phí tiền lương theo thời gian, chi phí
lãi vay và thuế.
 Chi phí khấu hao: Chi phí khấu hao là giá trị phân bổ của nguyên giá tài sản cố
định qua thời gian sử dụng. Khấu hao TSCĐ với nghề nuôi ốc hương bao gồm khấu
hao của tất cả các máy móc, công trình xây dựng phục vụ cho việc nuôi ốc hương. Để
khấu hao chính xác cần xác định giá trị (theo nguyên giá lúc mua, xây dựng), số năm
sử dụng tài sản, số vụ trong năm. Số năm sử dụng của từng loại tài sản cố định khác
nhau. Trong đề tài nghiên cứu này, quy ước tài sản cố định dùng cho nuôi ốc hương
của các hộ nuôi là tài sản mua với giá trị từ 1 triệu đồng trở lên và có thời gian sử dụng
trên 1 năm. Phân bổ khấu hao được tính toán dựa trên khung thời gian sử dụng theo
thông tư số 203/2009/TT/BTC ban hành ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính cho năm
12
2012 và thông tư 45/2013/TT-BTC ban hành ngày 25/04/2013 áp dụng cho năm 2013.
Mức khấu hao theo từng năm.
Tuy nhiên, do các máy móc thiết bị, TSCĐ hoạt động trong môi trường nước mặn
rất mau xuống cấp nên việc trích khấu hao của máy móc, TSCĐ mà các hộ nuôi sử
dụng sẽ vượt khung quy định của Bộ Tài chính nhưng tối đa không quá hai lần mức
khấu hao xác định theo một phương pháp đường thẳng.
Bảng 1.1: Khung thời gian sử dụng tài sản (theo thông tư số 203/2009/TT/BTC
và thông tư 45/2013/TT-BTC).
Tài sản cố định
Thời gian sử

dụng tối thiểu
(năm)
Thời gian sử dụng tối
đa (năm) theo thông
tư 203
Thời gian sử dụng tối
đa (năm) theo thông
tư 45
Máy phát điện
7 10
20
Máy móc thiết bị công tác
6 8
15
Máy bơm nước
6 8
15
Kè, đập, cống,
6 30
30
Nhà kho
6 25
25
(Nguồn: Thông tư số 203/2009 /TT-BTC ngày 20/10/2009 và thông tư số 45/2013/TT-
BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính).
Phương pháp khấu hao tuyến tính cố định (Khấu hao đường thẳng): Theo phương
pháp này, mức khấu hao cơ bản hàng năm của TSCĐ là đều nhau trong suốt thời gian
sử dụng TSCĐ và được xác định như sau:
MK=
Tsd

NG

Trong đó:
MK: Mức khấu hao cơ bản bình quân hàng năm
NG: Nguyên giá TSCĐ
Tsd: Thời gian sử dụng
 Chi sửa chữa lớn: Là những khoản chi phí có kế hoạch sửa chữa, đại tu ban
đầu nhằm phục hồi những bộ phận bị hao mòn, hư hỏng trong quá trình sử dụng
TSCĐ. Trong quá trình dùng nuôi ốc hương các hộ nuôi sẽ có kế hoạch sửa
chữa như: nạo vét ao, cải tạo đáy, bờ ao, sửa chữa cống hộc,…
13
 Chi trả lãi vay: là khoản chi phí trả cho chi phí sử dụng vốn vay trung, dài hạn
phục vụ cho việc nuôi ốc hương.
 Chi phí thuế: Là các khoản đóng góp cho ngân sách nhà nước.
 Chi lương công nhân, lương kỹ thuật: Là các khoản lương trả theo thời gian.
 Chi thuê máy móc, ao đìa: Là các khoản chi mà chủ cơ sở thuê máy móc, ao
đìa phục vụ hoạt động nuôi của mình.
- Chi phí biến đổi (chi phí khả biến – biến phí): Chi phí khả biến là chi phí thay
đổi cùng với thay đổi của khối lượng hoạt động theo một tỷ lệ thuận. Khi khối lượng
hoạt động tăng, làm tăng chi phí khả biến, khi khối lượng hoạt động giảm, làm giảm
chi phí khả biến. Khi khối lượng họat động bằng 0, chi phí khả biến cũng bằng 0. Chi
phí khả biến của các đối tượng nuôi ốc hương chủ yếu bao gồm: Chi phí mua con
giống, chi phí thức ăn, chi phí thuốc phòng trừ dịch bệnh, vi sinh, vi lượng; chi phí
năng lượng; chi phí tiền lương công nhân trực tiếp; chi phí sửa chữa nhỏ, các khoản
chi phí giao dịch khác.
 Chi mua con giống: Bao gồm tiền mua con giống từ các đơn vị cung cấp giống
và tiền vận chuyển giống từ các đơn vị cung cấp đến trại nuôi.
 Chi mua thức ăn : Bao gồm toàn bộ tiền mua thức ăn cho ốc ăn từ lúc thả giống
đến khi thu hoạch. Tùy thuộc vào quan điểm và tiềm năng vốn của từng hộ nuôi với
từng loại thức ăn chất lượng khác nhau và số lần cho ăn trong ngày. Với chất lượng

thức ăn tốt (cá tươi )thì giá cả đắt hơn nhưng bù lại sẽ cho hiệu quả kinh tế hơn.
 Chi phí thuốc phòng trừ dịch bệnh, vi sinh, vi lượng: Bao gồm các khoản chi
phí, mua các loại thuốc phòng trị bệnh cho ốc, các vi sinh vi lượng xử lý trong nước
hoặc trộn vào thức ăn làm tăng sức đề kháng cho ốc.
 Chi năng lượng: Bao gồm chi phí điện năng, xăng dầu chạy máy phục vụ nuôi ốc.
 Chi lương công nhân: Là các khoản lương nhân viên trả theo tỷ lệ phần trăm
doanh thu hoặc lợi nhuận
 Chi phí sửa chữa nhỏ: Là những khoản chi phí phát sinh đột xuất trong quá
trình nuôi ốc, giá trị nhỏ như sửa chữa máy móc, thiết bị hư hỏng,
14
 Các khoản chi phí khác: Là các khoản đóng góp địa phương, chi phí thuê thu
hoạch, thuê lưới, ghe, thuê thiết bị,…
- Chi phí cơ hội: Là lợi ích bỏ qua khi quyết định lựa chọn các phương án. Lợi ích
cao nhất của một trong các dự án bị bỏ qua trở thành chi phí cơ hội của dự án được
chọn. Chi phí cơ hội ở đây là sự so sánh giữa mức lãi suất từ các nguồn khác nhau như
ngân hàng, quỹ xóa đói giảm nghèo,… tại thời điểm các cơ sở nuôi bỏ vốn ra đầu tư
nuôi ốc hương. Vì vậy chi phí cơ hội không được tính toán để hạch toán lợi nhuận mà
để xem xét mức độ hiệu quả giữa việc nuôi ốc với việc đầu tư vào các dự án khác có
hiệu quả hơn hay không.
b. Doanh thu từ hoạt động nuôi ốc hương thương phẩm.
Doanh thu từ hoạt động nuôi ốc hương là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà các cơ
sở nuôi thu được từ việc nuôi ốc hương và tiêu thụ ốc hương.
Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của hoạt động nuôi ốc hương bao gồm:
 Sản lượng ốc hương sản xuất và tiêu thụ: Doanh thu càng cao khi sản lượng ốc
hương sản xuất và tiêu thụ càng lớn (trong điều kiện cố định giá).
 Chất lượng ốc hương: Được xác định dựa trên mức độ đồng đều và kích cỡ phải
đạt chuẩn và phải đảm bảo sau khi thu hoạch trọng lượng đạt 10-20g/một con thì giá
bán càng cao và doanh thu nhờ vậy tăng.
c. Lợi nhuận.
Lợi nhuận hoạt động nuôi ốc hương là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt

động nuôi ốc hương của các hộ nuôi; là phần còn lại của doanh thu sau khi đã trừ đi
các khoản chi phí sản xuất của các chủ trại nuôi.
Lợi nhuận = Doanh thu –Chi phí
1.1.2.2. Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế nghề nuôi ốc hương
thương phẩm.
- Giá trị sản xuất (GO ): Là giá trị bằng tiền của toàn bộ sản lượng ốc hương
thương phẩm thu được trong một chu kỳ nuôi tính trên một năm.

15
Trong đó:
GO : Giá trị sản xuất.
Qi : Khối lượng sản phẩm thứ i.
Pi : Giá trị của sản phẩm i tương ứng.
- Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ các khoản chi phí được sử dụng trong quá
trình nuôi ốc hương trong một chu kỳ nuôi, không tính khấu hao TSCĐ và tiền công
lao động trả cho công nhân viên. Các khoản chi phí trung gian này bao gồm: chi phí
con giống, thức ăn, thuốc phòng trừ dịch bệnh, chi phí năng lượng, các khoản chi phí
giao dịch khác.

Trong đó:
IC: Là chi phí trung gian.
C
i
: Số lượng đầu tư của đầu vào thứ i.
G
i
: Đơn giá đầu vào thứ i.
- Giá trị gia tăng (VA): Là chênh lệch giữa giá trị sản xuất với chi phí trung gian
nó phản ánh phần giá trị mới tăng thêm do kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
hộ nuôi trong một thời gian, hay một chu kỳ sản xuất nhất định.

Công thức: VA=GO-IC
Trong đó:
VA: Giá trị gia tăng hay giá trị tăng thêm
GO: Doanh thu từ hoạt động nuôi ốc hương.
IC: Chi phí trung gian.
- Thu nhập hỗn hợp(MI): Là phần thu nhập thuần túy của toàn bộ chu kỳ nuôi ốc
hương gồm cả công của lao động gia đình và lợi nhuận có thể nhận được trong một
chu kỳ sản xuất sau khi đã trừ đi chi phí trung gian, khấu hao TSCĐ, thuế.
MI= VA-A-T

×