Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM DẦU KHÍ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.96 KB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
 & 
TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH & QUẢN TRỊ ĐẦU TƯ
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CỦA
TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM DẦU KHÍ VIỆT NAM
Hà Nội 11/2014
Học viên : Phan Thị Thúy Hòa
Số thứ tự : 28
Lớp : TCNH 19D
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
I. GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP 4
2.1.1Lĩnh vực kinh doanh 5
2.1.1Mặt hàng kinh doanh 6
2.1.1Thị trường kinh doanh 9
II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 10
1.Môi trường kinh tế vĩ mô 10
2.Môi trường cạnh tranh ngành 12
III. PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP 16
1.Phân tích SWOT 16
IV. PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH 19
1.Các chỉ tiêu tài chính qua các năm 19
V. PHÂN TÍCH ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU 24
1.Theo phương pháp chiết khấu cổ tức 24
2.1.1Theo phương pháp chiếu khấu luồng tiền 25
KẾT LUẬN 28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
MỞ ĐẦU


Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam, tiền thân là Công ty bảo
hiểm dầu khí, được thành lập ngày 23/11/1996 theo quyết định số 12/BT của Bộ
trưởng, chủ nhiệm văn phòng Chính phủ; được Bộ tài chính cấp giấy chứng nhận
đủ tiêu chuẩn và đăng ký hoạt động kinh doanh bảo hiểm số 07 TC/GCN ngày
02/12/1995.
Bộ Công nghiệp có quyết định số 3484/QĐ-BCN ngày 15/02/2007 và quyết định
số 563/QĐ-BCN ngày 15/02/2007 về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa và
chuyển Công ty Bảo hiểm dầu khí thành Tổng Công ty Cổ phần bảo hiểm dầu khí
Việt Nam (PVI). Ngày 12/03/2007, Bộ tài chính đã cấp giấy phép thành lập và hoạt
động cho Tổng công ty CP bảo hiểm dầu khí Việt Nam số 42GP/KDBH của Bộ Tài
chính. Hiện nay PVI là một trong những công ty đứng đầu thị trường bảo hiểm phi
nhân thọ và là nhà bảo hiểm công nghiệp số 1 Việt Nam.
Ngày 10/08/2007, 50 triệu cổ phiếu PVI với tổng giá trị niêm yết 500 tỷ đồng
(theo mệnh giá) của Tổng công ty CP Bảo hiểm dầu khí Việt Nam đã chính thức
niêm yết trên sàn giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và là
doanh nghiệp đầu tiên là thành viên của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam niêm
yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Là một trong những thành viên của Tập đoàn lớn mạnh và có uy tín nhất tại Việt
Nam, cổ phiếu của Tổng công ty hứa hẹn sẽ trụ vững được trên thị trường. Dưới
đây là phần phân tích đánh giá cổ phiếu PVI của Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm
dầu khí Việt Nam trên sàn HNX, dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tài
chính của những năm gần đây.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, bố cục của đề tài bao gồm những nội dung chính
sau:
I. Giới thiệu doanh nghiệp
II. Phân tích môi trường kinh doanh
III. Phân tích doanh nghiệp
IV. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính
V. Phân tích định giá cổ phiếu
3

NỘI DUNG
I. GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP
- Tên công ty: TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM DẦU KHÍ VIỆT NAM
Tên viết tắt: PVI
-Tên tiếng anh: PETROVIETNAM INSURANCE JOINT STOCK
CORPORATION
- Trụ sở chính:
 Địa chỉ : 154 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội
 Số điện thoại : (04) 3733 5588
 Số fax : (04) 3733 6284
Các đơn vị trực thuộc:
1. Công ty bảo hiểm dầu khí khu vực Tây Bắc
2. Công ty bảo hiểm dầu khí khu vực Duyên Hải
3. Công ty bảo hiểm dầu khí khu vực Bắc Trung Bộ
4. Công ty bảo hiểm dầu khí khu vực Đông Bắc
5. Công ty bảo hiểm dầu khí khu vực Đà Nẵng
6. Công ty bảo hiểm dầu khí khu vực Nam Trung Bộ
7. Công ty bảo hiểm dầu khí TP. Hồ Chí Minh
8. Công ty bảo hiểm dầu khí khu vực Vũng Tàu
9. Công ty bảo hiểm dầu khí khu vực Tây Nam
10. Công ty bảo hiểm dầu khí khu vực Đồng Nai
11. Công ty bảo hiểm dầu khí khu vực Khánh Hòa
12. Công ty bảo hiểm dầu khí Hà Nội
13. Công ty bảo hiểm dầu khí khu vực Nam Định
14. Công ty bảo hiểm dầu khí Đông Đô
15. Công ty bảo hiểm dầu khí Sài Gòn
16. Văn phòng II bảo hiểm dầu khí Việt Nam – khu vực phía Nam
4
− Ngày thành lập : ngày 23 tháng 01 năm 1996
− Ngày 12 tháng 3 năm 2007: Công ty bảo hiểm dầu khí chuyển đổi thành

Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm dầu khí.
− Vốn điều lệ: 1.700 tỷ đồng
− Ngày niêm yết: 10/08/2007
− Ngày chính thức giao dịch: 10/08/2007
− Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 234 241 867 cổ phiếu
− Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 225 414 167 cổ phiếu
− Loại cổ phiếu: cổ phiếu phổ thông
− Mã chứng khoán: PVI
− Mã ISIN: VN000000PVI1
− Mệnh giá cổ phiếu: 10.000 đồng (Mười nghìn đồng)
− Tổng giá trị cổ phiếu niêm yết theo mệnh giá: 2 342 418 670 000 đồng.
2.1.1 Lĩnh vực kinh doanh
Lĩnh vực kinh doanh: bảo hiểm phi nhân thọ
Các nghiệp vụ được phép tiến hành kinh doanh:
a. Kinh doanh bảo hiểm gốc;
 Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người;
 Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại;
 Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường
sông, đường sắt và đường không;
 Bảo hiểm thân tài và trách nhiệm dân sự của chủ tàu;
 Bảo hiểm trách nhiệm chung;
 Bảo hiểm hàng không;
 Bảo hiểm xe cơ giới;
 Bảo hiểm cháy, nổ;
 Bảo hiểm nông nghiệp.
5
b. Kinh doanh tái bảo hiểm
 Nhận và nhượng tái bảo hiểm đối với tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm
phi nhân thọ.
c. Giám định tổn thất

 Giám định, điều tra, tính toán, phân bổ tổn thất, đại lý giám định
tổn thất, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn.
d. Hoạt động đầu tư trong các lĩnh vực sau:
 Mua trái phiếu Chính phủ;
 Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp;
 Kinh doanh bất động sản;
 Góp vốn vào các doanh nghiệp khác;
 Cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;
 Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.
e. Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật
2.1.1 Mặt hàng kinh doanh
“Trung thành, tận tụy với khách hàng” là phương châm hoạt động kinh doanh
và PVI. Theo số liệu của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, trong những năm qua, PVI
dẫn đầu thị trường bảo hiểm Việt Nam trong việc cung cấp một số sản phẩm và
dịch vụ sau:
a) Bảo hiểm dầu khí
PVI hiện là công ty bảo hiểm duy nhất ở Việt Nam cung cấp dịch vụ bảo hiểm
Dầu khí. Từ năm 2002 đến nay, PVI duy trì 100% thị phần bảo hiểm và cung cấp
dịch vụ bảo hiểm không chỉ cho 100% các nhà thầu dầu khí mà trên 90% các nhà
thầu phụ dầu khí hoạt động tại Việt Nam.
PVI sẵn sàng cung cấp tất cả các sản phẩm bảo hiểm dầu khí hiện có trên thị
trường như: bảo hiểm khống chế giếng, bảo hiểm trách nhiệm bên thứ ba, bảo hiểm
tài sản và thiết bị dầu khí, bảo hiểm xây dựng ngoài khơi, dầu thô trong kho và
đang vận chuyển,… theo tiêu chuẩn quốc tế.
b) Bảo hiểm hàng hải
6
Tận dụng lợi thế là thành viên của PVN đang quản lý và điều hành các đội tài
có tải trọng lớn nhất Việt Nam, năm 2007 PVI tiếp tục tăng trưởng và dẫn đầu thị
trường trong lĩnh vực bảo hiểm Thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu. Ngoài
PVN, PVI còn cung cấp bảo hiểm cho các đội tàu lớn của Việt Nam (Vosco,

Vitranschart,…). PVI cung cấp tất cả các sản phẩm bảo hiểm hàng hải như Bảo
hiểm thân tàu, trách nhiệm dân sự chủ tàu, bảo hiểm tai nạn cá nhân cho thủy thủ
đoàn, bảo hiểm hàng hóa…
c) Bảo hiểm kỹ thuật/ tài sản
Cùng với sự phát triển của các hoạt động khâu sau (downstream), PVI đã
cung cấp thành công dịch vụ bảo hiểm cho các dự án giá trị hàng tỷ đô la Mỹ như
nhà máy lọc dầu, nhà máy điện, sản xuất phân bón, Ngoài ra, PVI còn bảo hiểm
cho các dự án và hoạt động của các ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam như
các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, nhà máy, PVI cung cấp
tất cả các sản phẩm bảo hiểm kỹ thuật, bảo hiểm kỹ thuật bao gồm Bảo hiểm xây
dựng lắp đặt trên bờ, ngoài khơi, Bảo hiểm Thiết bị điện tử, Bảo hiểm đổ vỡ máy
móc, Bảo hiểm mọi rủi ro công nghiệp, tài sản và Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh.
d) Bảo hiểm hàng không
Để bắt kịp sự phát triển mạnh mẽ của ngành hàng không trong nước và khu
vực cũng như nhu cầu vận chuyển hàng không ngày càng tăng giữa Việt Nam và
các nước, PVN và PVI đã đầu tư vào các dự án hàng không như VietAir, Vietjets
và ký các thoả thuận mua máy bay với những hãng sản xuất máy bay lớn như
Boeing, Airbus. Các dự án này sẽ giúp mở rộng các dịch vụ của hàng không Việt
Nam trên thị trường quốc tế và đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng không ngày
càng tăng.
Trên cơ sở giấy phép kinh doanh được Bộ Tài chính cấp, PVI đã và đang phối
hợp với các nhà môi giới bảo hiểm, các nhà đứng đầu bảo hiểm quốc tế để triển
khai cung cấp tất cả các loại hình bảo hiểm như bảo hiểm thân máy bay, bảo hiểm
trách nhiệm của người vận chuyển,
e) Bảo hiểm trách nhiệm
Bảo hiểm trách nhiệm Bên thứ ba
Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm
Bảo hiểm trách nhiệm của người chủ sử dụng lao động
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiến trúc sư và các tổ chức tư vấn
7

f) Bảo hiểm con người
Bảo hiểm tai nạn cá nhân
Bảo hiểm sinh mạng cá nhân
Bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật
Bảo hiểm con người kết hợp
Bảo hiểm du lịch trong nước
Bảo hiểm người Việt Nam du lịch nước ngoài
Bảo hiểm người nước ngoài du lịch Việt Nam
Bảo hiểm tai nạn cá nhân đối với người nước ngoài
g) Bảo hiểm xe cơ giới
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba và đối
với hành khách trên xe
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hoá chở trên xe
Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới
Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe và người ngồi sau xe máy, người ngồi trên xe ô tô
Bảo hiểm kết hợp xe cơ giới
h) Bảo hiểm con người trách nhiệm cao “PVI Care”, “PVI Energy Care”
Nhận thức được vai trò quan trọng của yếu tố con người đối với sự thành
công của doanh nghiệp, năm 2007, ngoài các sản phẩm bảo hiểm truyền thống, PVI
đã triển khai thành công dịch vụ bảo hiểm con người trách nhiệm cao "PVI Care"
và "Energy Golden Care" cho tất cả người lao động làm việc trong và ngoài lĩnh
vực dầu khí với phạm vi điều trị toàn cầu đạt tiêu chuẩn quốc tế và được khách
hàng đánh giá cao.
i) Bảo hiểm y tế tự nguyện
j) Bảo hiểm chi phí y tế và vận chuyển cấp cứu
k) Bảo hiểm nông nghiệp
l) Bảo hiểm khác
Với tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế, PVI sẵn sàng cung cấp nhiều loại
hình sản phẩm mới để đáp ứng các yêu cầu của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là
8

các công ty chuyển đổi mô hình hoạt động theo công ty đại chúng như D&O
Liabilities, Trade Credit, Political Risks,…
2.1.1 Thị trường kinh doanh
Xu hướng hội nhập là tất yếu, Việt Nam không thể đứng ngoài quá trình này.
Việc thực thi các chính sách mới sẽ cần phải có thời gian thích nghi với môi trường
kinh doanh mới.
Bảo hiểm là một ngành dịch vụ tài chính mang tính toàn cầu, rủi ro bảo hiểm
không giới hạn trong phạm vi một nước. Hoạt động bảo hiểm phải thực hiện Tái
bảo hiểm để phân tán rủi ro và cùng nhau gánh chịu tổn thất xảy ra. Thị trường bảo
hiểm các nước chịu sự tác động lẫn nhau vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau.
Hơn nữa, khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại Quốc tế WTO, việc hội nhập
quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm sẽ tạo ra cơ hội và thách thức đòi hỏi thị trường
bảo hiểm phải gia tăng năng lực cạnh tranh, phát triển phù hợp tiêu chuẩn và thông
lệ Quốc tế.
Việc mở cửa thị trường sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh rất cao, không những đối
với những doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động, mà còn đối với cả những doanh
nghiệp sắp hoạt động. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tiềm lực tài
chính mạnh mẽ và phong cách quản lý hiện đại sẽ là những đối thủ cạnh tranh thực
sự đối với các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam, bao gồm cả các doanh nghiệp lớn,
có kinh nghiệm, lợi thế về khách hàng truyền thống và năng lực kinh doanh như
Bảo Việt, Bảo Minh và Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam cũng
nằm trong số đó.
Trong những năm qua, PVI đã tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế,
tạo được những tiềm năng to lớn về năng lực tái bảo hiểm. Cho đến nay thị trường
bảo hiểm quốc tế đã coi PVI là nhà bảo hiểm gốc duy nhất cho các hợp đồng dầu
khí tại Việt Nam và xây dựng các hợp đồng tái bảo hiểm cố định có hạn mức lớn.
Với hợp đồng bảo hiểm năng lượng hàng tỷ USD, PVI là công ty duy nhất đã xây
dựng được hợp đồng tái bảo hiểm mở sẵn với các công ty tái bảo hiểm hàng đầu thế
giới tại London (trung tâm thị trường bảo hiểm Quốc tế). PVI đã hợp tác với một số
các nhà tái bảo hiểm và môi giới bảo hiểm đã cùng hợp tác với PVI trong nhiều

năm qua như các nhà nhận tái bảo hiểm xây dựng, lắp đặt trên bờ: AIG Group,
Swiss Re, Munich Re, Allianz…, các nhà tái bảo hiểm xây dựng, lắp đặt ngoài
khơi: New Hampshire, Munich Re Co, Lloyds Syndicates…, các nhà môi giới bảo
9
hiểm hàng đầu Quốc tế: Marsh & Mc Lennan (Marsh), AON, Willis, Jardine Lloy
Thompson (JLT)…
Tuy nhiên, PVI cũng tự nhận thấy rằng PVI thành viên chưa tận dụng hết sức
mạnh của Tập đoàn và các định mức ưu việt PVI đưa ra để tập trung phát triển
theo định hướng Tổng công ty. Có thể khẳng định đây là thị trường tiềm năng mà
PVI cần tiếp tục vươn tới trong tương lai.
Công tác nhận, nhượng tái bảo hiểm và kinh doanh qua môi giới.
Do là nhà Bảo hiểm Công nghiệp hàng đầu Việt Nam nên PVI hoàn toàn có thế
mạnh trong lĩnh vực này. Tuy nhiên việc phát triển kinh doanh lại chưa tương xứng
và đồng đều. Có những mảng kinh doanh trong nhiều năm vẫn bị bỏ ngỏ như kinh
doanh qua môi giới. Gần đây, PVI đã mở văn phòng II tại TP Hồ Chí Minh, Ban
Tái bảo hiểm cũng đã tập trung nâng cao doanh thu nhận tái bảo hiểm, nhưng rõ
ràng đây vẫn là mảng kinh doanh tiềm năng, có hiệu quả cao mà Lãnh đạo PVI cần
tập trung phát triển trong thời gian tới.
II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
1. Môi trường kinh tế vĩ mô
a. Chính trị: Bảo hiểm Việt Nam ra đời khá muộn so với sự phát triển chung
của ngành bảo hiểm thế giới do nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan.
Ở Miền Bắc, ngày 15/01/1965 Công ty bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt)
mới chính thức đi vào hoạt động. Bắt đầu từ năm 1994, Chính phủ Việt Nam mới
ban hành thông tư đầu tiên hướng dẫn về bảo hiểm các công trình xây dựng. Sau đó
là hàng loạt các nghị định, thông tư cũng như luật pháp quy định về kinh doanh bảo
hiểm.
Tác động: dịch vụ bảo hiểm được quan tâm và sẽ có nhiều đơn vị tham gia
dịch vụ này, các công ty về bảo hiểm sẽ phát triển nhanh và cạnh tranh gay gắt để
giành thị phần. Chính vì vậy mà các sản phẩm dịch vụ về bảo hiểm luôn được đổi

mới và phong phú hơn nhiều để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Thách thức: Chính vì đang trên đà phát triển nên đây vừa là cơ hội vừa là
thách thức cho các công ty bảo hiểm. Với một thị trường mới mẻ thì PVI cần phải
đẩy mạnh công tác marketing, truyền thông để nhiều đơn vị biết đến hoạt động kinh
doanh của mình.
Cơ hội: Với một thị trường còn khá non trẻ, tỷ lệ doanh nghiệp, cá nhân tham
gia bảo hiểm còn thấp thì việc khai thác tốt thị trường này sẽ giúp PVI khẳng định
thương hiệu cũng như chiếm lĩnh thị phần dễ dàng hơn.
10
b. Kinh tế: Tình hình kinh tế Việt Nam trong năm 2013 nhìn chung có những
chuyển biến tích cực. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, GDP năm 2013 ước tính
tăng 5,42% so với năm 2012. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mục tiêu tăng
5,5% đề ra nhưng cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và có tín hiệu phục hồi.
Điểm khá bất ngờ là tăng trưởng GDP quý 4 năm 2013 có mức tăng khá cao so với
các quý trước đó.
Đối với thị trường bảo hiểm, năm 2013 tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị
trường đạt trên 47 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 14,13% so với năm 2012; trong đó
doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt gần 24,5 nghìn tỷ, tăng khoảng 7%, doanh
thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt trên 22,6 tỷ đồng, tăng khoảng 23,1%. Đây là tín
hiệu tốt đối với nền kinh tế nói chung và thị trường bảo hiểm nói riêng. Tuy nhiên,
sự phát triển của thị trường bảo hiểm vẫn tập trung vào một số sản phẩm nhất định,
vào một số doanh nghiệp bảo hiểm lớn trên thị trường
PVI cần nghiên cứu để thấy rằng, với sự phát triển cần sự đảm bảo an toàn
trong tương lai, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tại Việt Nam luôn chú
trọng đến công tác bảo hiểm. Chính vì rủi ro ngày càng có xu hướng gia tăng do
thời tiết, do công tác an toàn trong sản xuất, kinh doanh nên khách hàng cần có
những khoản đảm bảo khi rủi ro xảy ra. Và đây cũng chính là cơ hội cho PVI để
PVI thể hiện những dịch vụ tốt nhất của mình, tạo niềm tin và tìm kiếm những thị
trường mới sẽ mang lại nhiều doanh thu hơn nữa vì thị trường ngày càng được mở
rộng hơn.

c. Xã hội: Việt Nam ngày càng phát triển đi lên với những nhu cầu ngày càng
cao của con người cũng như sự phát triển nhanh và mạnh của các ngành kinh tế.
Con người ngày càng có nhu cầu cao trong việc đảm bảo một cuộc sống an nhàn,
một tương lai cho con cái, cho gia đình. Các doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu
trong việc đảm bảo những dự định về tài chính trong tương lai khi rủi ro xảy ra.
Chính vì vậy, ngày càng nhiều tổ chức, cá nhân tìm đến với bảo hiểm để thỏa mãn
nhu cầu của họ.
Chính vì vậy dịch vụ bảo hiểm sẽ ngày càng phát triển do tầm quan trọng của
nó mang lại. Với một lượng lớn khách hàng chưa được khai thác thì PVI cần đẩy
mạnh hơn nữa dịch vụ và sản phẩm của mình, mang tới cho khách hàng những sản
phẩm tiện lợi, linh hoạt.
Chính điều này sẽ đưa PVI đến một thách thức vô cùng lớn đó chính là chế độ
chăm sóc khách hàng cũ và khai thác tối đa lượng khách hàng mới. Lực lượng đại
11
lý bảo hiểm cần được tăng cường cả về số lượng và chất lượng để đảm bảo dịch vụ
được cung cấp một cách tốt nhất.
d. Công nghệ: Với việc doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước ngày
càng tham gia nhiều hơn vào thị trường kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam sẽ khiến
cho ngành này ngày càng sôi động với dịch vụ ngày càng phát triển. Việc các
doanh nghiệp mới luôn đổi mới sản phẩm, dịch vụ sẽ khiến cho các doanh nghiệp
khác cũng phải làm theo để tránh bị bỏ lại trên cuộc đua giành miếng bánh thị
phần. PVI là một doanh nghiệp bảo hiểm lâu đời nên ngoài việc kinh doanh dựa
trên thương hiệu và uy tín thì vẫn cần phải có những chiến lược mới mẻ, những kế
hoạch mới, hấp dẫn để khai thác nguồn khách hàng mới.
Để các doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh được thì nhiều doanh
nghiệp phải có chiến lược và dự án phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin cụ thể,
rõ ràng. Tại ngành xăng dầu hướng phát triển lâu dài trong công nghệ thông tin đã
bổ trợ cho hoạt động kinh doanh rất nhiều, trên cơ sở kế hoạch tổng thể, một loạt
các dự án đã được triển khai như: trung tâm dữ liệu, hệ thống mạng lưới…
e. Môi trường: Vấn đề môi trường là một trong những vấn đề được quan tâm

trên toàn cầu. Nó cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra sự thay đổi
về thời tiết, gây nhiều thiên tai, địch họa cho con người trong thời đại hiện nay. Vì
nguyên do như vậy nên các doanh nghiệp ngày càng quan tâm tới bảo hiểm nhiều
hơn. Để đảm bảo hạn chế những tác hại do quá trình sản xuất, kinh doanh gây ô
nhiễm môi trường thì PVI ngoài việc đưa tới cho khách hàng những sản phẩm bảo
hiểm mà còn đưa ra những hướng tư vấn giúp cho doanh nghiệp bảo vệ môi trường
tốt hơn. Chính điều này cũng một phần giúp cho doanh nghiệp hạn chế gặp phải
các rủi ro không đáng có trong kinh doanh.
f. Luật pháp: Nhìn chung các văn bản luật pháp tại Việt Nam về lĩnh vực bảo
hiểm đã khá hoàn thiện, tuy nhiên với việc cạnh tranh thiếu lành mạnh như hiện
nay thì luật pháp sẽ có nhiều cơ chế cũng như chế tài nhằm hạn chế những việc như
thế này xảy ra. Nhìn nhận được vấn đề đó thì PVI cần nắm vững luật về kinh doanh
bảo hiểm để thực hiện nghiêm chỉnh. Tránh những ảnh hưởng xấu liên quan đến
pháp luật gây mất hình ảnh của Công ty.
2. Môi trường cạnh tranh ngành
Môi trường cạnh tranh ngày sẽ được tìm hiểu và đánh giá qua mô hình
PORTER'S FIVE FORCES như sau:
a. Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp.
12
Ta có thể thấy rằng, ngành bảo hiểm là một ngành dịch vụ kinh doanh các sản
phẩm vô hình. Chính vì vậy không có sự tham gia của các nhà cung cấp như các
doanh nghiệp cung cấp sản phẩm và dịch vụ hữu hình. Chính vì lẽ đó nên áp lực
cạnh tranh của các nhà cung cấp lên doanh nghiệp là không có.
b. Áp lực cạnh tranh từ khách hàng.
Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp
được mang tới cho khách hàng thông qua hệ thống đại lý bảo hiểm và một số công
ty môi giới. Các công ty môi giới là đơn vị đại diện cho khách hàng, giúp khách
hàng đảm bảo được tối đa lợi ích của họ khi tham gia dịch vụ. Chính đối tượng này
sẽ gây ra áp lực cho doanh nghiệp để doanh nghiệp phải có sản phẩm, dịch vụ cạnh
tranh hơn so với đối thủ.

c. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn
PVI cũng như các doanh nghiệp bảo hiểm đều thấy rằng ngành bảo hiểm của
Việt Nam hiện nay còn khá non trẻ, thị trường còn chưa được khai thác theo cả
chiều rộng và chiều sâu. Chính vì lẽ đó nên có rất nhiều đối thủ tiềm ẩn ở trong
nước cũng như nước ngoài trong tương lai sẽ xuất hiện. Chính vì lẽ đó việc gia tăng
chiếm lĩnh thị phần cần được thực hiện nhanh chóng. Ngoài ra việc gây dựng uy tín
và lòng tin từ khách hàng cũng vô cùng quan trọng để khách hàng yên tâm hợp tác
với doanh nghiệp về lâu dài.
d. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế
Hiện nay chưa có các sản phẩm thay thế nào có đặc trưng hoàn toàn như bảo
hiểm. Tuy nhiên do sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt nên các công ty bảo
hiểm đang nỗ lực tự làm mới mình bằng cách tung các sản phẩm mới gia tăng tiện
ích và chất lượng dịch vụ để thu hút khách hàng. Ví dụ như thời gian gần đây nở rộ
các sản phẩm bảo hiểm nhà tư nhân, bảo hiểm mất cắp hay cháy nổ xe máy, bảo
hiểm du lịch, bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm doanh nghiệp. Nếu biết cách khai
thác thì PVI có thể là doanh nghiệp tiên phong trong việc phát triển các dịch vụ bảo
hiểm đang phổ biến trên thế giới này.
e. Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành
Sau một thời gian mở cửa thị trường, nền kinh tế Việt Nam đã có những
chuyển biến mạnh mẽ. Thị trường bảo hiểm nước ta nói chung và lĩnh vực bảo
hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm nhân thọ nói riêng cũng ngày càng được mở rộng với
13
sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế vào việc kinh doanh dịch vụ bảo
hiểm.
Tính đến nay, cả nước đã có 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 16
doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 10 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoạt động.
Ngoài ra, còn có sự hiện diện của hơn 33 văn phòng đại diện của các công ty bảo
hiểm và công ty môi giới bảo hiểm nước ngoài.
Rất nhiều loại sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ liên quan tới bảo
hiểm con người, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm… đã được các công ty

triển khai cung cấp cho khách hàng, đáp ứng phần nào nhu cầu phong phú, đa dạng
của người tham gia bảo hiểm và tạo được sự lựa chọn mang tính cạnh tranh cho
khách hàng.
Bên cạnh sự phát triển về số lượng doanh nghiệp, sự mở rộng quy mô hoạt
động, số lượng người làm việc trong ngành bảo hiểm cũng tăng lên đáng kể, tạo
công ăn việc làm cho hơn 14.000 cán bộ, nhân viên và hơn 140.000 đại lý bảo hiểm
trên cả nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp bảo hiểm được cấp
phép hoạt động ngày một gia tăng càng làm cho môi trường bảo hiểm vốn đã có sự
cạnh tranh gay gắt nay càng gay gắt hơn, đặc biệt nguồn nhân lực luôn bị xáo trộn
bởi sự chèo kéo của các doanh nghiệp mới. Tính chất khắc nghiệt này đã buộc các
công ty bảo hiểm phải chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, mở rộng
mạng lưới phân phối và điều quan trọng là đánh thức nhu cầu bảo hiểm từ người
dân thông qua việc nâng cao chất lượng dịch vụ giám định và giải quyết bồi thường
Dự báo từ nay đến năm 2015, thị trường bảo hiểm Việt Nam tiếp tục phát
triển và biến chuyển không ngừng. Gần đây việc đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
(FDI) và đầu tư trong nước phát triển nhanh chóng, kéo theo ngành bảo hiểm cũng
phát triển. Điều đó mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp bảo hiểm
Việt Nam.
Trong mảng bảo hiểm phi nhân thọ, khối nội không chỉ vượt trội về số lượng
mà còn chiếm lĩnh cả thị phần. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội bảo hiểm Việt
Nam, hiện nay 17 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước đang chiếm gần
80% thị phần, 12 doanh nghiệp FDI chia nhau 20% thị phần còn lại.
Trong đó một số doanh nghiệp nội trong tốp dẫn đầu hiện nay như Bảo Việt,
PVI, Bảo Minh, Petrolimex hay bảo hiểm bưu điện…
14
Biểu đồ 1: Thị phần doanh thu bảo hiểm gốc theo doanh nghiệp năm 2013.
Biểu đồ 2: Doanh thu phí bảo hiểm gốc theo nghiệp vụ năm 2013
Đơn vị: triệu đồng
Theo như biểu đồ 1 trong năm 2013, Bảo Việt đang là đơn vị chiếm thị phần
lớn nhất trong ngành bảo hiểm tại Việt Nam. Trong thời gian tới, sự cạnh tranh trên

thị trường bảo hiểm của các doanh nghiệp mới sẽ đi vào chiều sâu bằng chất lượng
dịch vụ và sản phẩm mới … kỳ vọng gia tăng thị phần năm 2014. Theo đánh giá
của giới chuyên môn trong lĩnh vực bảo hiểm, khách hàng ngày càng có nhiều lựa
chọn hơn về sản phẩm và dịch vụ nên việc các doanh nghiệp bảo hiểm cũ bị mất thị
phần khai thác mới về tay các doanh nghiệp bảo hiểm mới gia nhập thị trường là
điều bình thường. Chính vì vậy các doanh nghiệp lâu đời như PVI cũng cần phải có
15
những chiến lược phát triển mới để gia tăng thị phần hơn nữa trong tương lai nếu
không muốn bị soán ngôi.
Qua phân tích ta có thể thấy rằng hiện nay ngành bảo hiểm tại Việt Nam còn
khá non trẻ và chứa đựng rất nhiều tiềm năng để khai thác. Chính vì vậy, việc các
doanh nghiệp đang cạnh tranh gay gắt để chiếm thị phần là hoàn toàn dễ hiểu. Với
sự ra đời của PVI Sun life, PVI dự báo sẽ tạo ra những cuộc đua thú vị trong thị
trường bảo hiểm tại Việt Nam. Ngoài ra, PVI sẽ tiếp tục hoàn thiện mô hình tái cấu
trúc để đầu tư phát triển, phát huy tối đa thế mạnh của một tập đoàn bảo hiểm – tài
chính chuyên nghiệp, qua đó mọi tài sản của khách hàng được bảo vệ an toàn, cũng
như đem lại hiệu quả đầu tư cao nhất cho cổ đông.
III. PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP
1. Phân tích SWOT
Điểm mạnh: Tổng Công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực có rào cản
gia nhập tương đối lớn. Tính phức tạp và nguồn vốn đầu tư lớn chính là hạn chế với
nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực này. Môi trường chính trị, xã hội ổn định, nền kinh tế
tăng trưởng tốt cùng với sự lên ngôi của ngành dịch vụ tài chính là một trong
những nhân tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng vượt bậc của PVI.
Theo định hướng 2020, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hướng tới đạt doanh thu
chiếm 30%GDP quốc gia và khẳng định vị thế là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam.
Trong sự phát triển này, tập đoàn cũng xác lập tam giác định chế kinh tế, tài chính
Khai thác, sản xuất, chế biến – Bảo hiểm, tài chính, ngân hàng – dịch vụ, thương
mại”. Đây chính là nền tảng cho sự tăng tưởng mạnh mẽ của PVI cho những năm
tiếp theo.

Nỗ lực của Ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên Tổng công ty là nhân tố quan
trọng nhất quyết định sự thành công của PVI. Với những chính sách phù hợp trong
hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, kinh doanh tái bảo hiểm và hoạt động đầu tư
tài chính, doanh thu của PVI đã tăng nhanh. Công tác giám định bồi thường và giải
quyết bồi thường đảm bảo nhanh, đúng, đủ đã góp phần thu hút, củng cố niềm tin
của khách hàng và đối tác vào thương hiệu PVI. Bản sắc văn hóa công ty được xây
dựng trên nguyên tắc đoàn kết để phát huy sức mạnh tổng thể của cả đơn vị,
khuyến khích việc chia sẻ các giá trị, đặc biệt là giá trị tinh thần, kinh nghiệm sáng
tạo và kiến thức của toàn bộ cán bộ nhân viên trong Tổng công ty cùng với công
tác phát triển nguồn nhân lực đúng đắn đã tạo ra tinh thần làm việc hăng say, nhiệt
tình trong toàn công ty từ trên xuống dưới. Chính những bản sắc văn hóa ấy đã
16
được đưa vào mỗi sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm cung ứng cho thị trường, tạo nên ưu
thế cho từng dịch vụ bảo hiểm của PVI. Những ưu thế ấy tạo nên sự khác biệt rõ
ràng giữa sản phẩm của PVI và sản phẩm của các doanh nghiệp cùng ngành, là cơ
sở để khách hàng lựa chọn sản phẩm của PVI, là nhân tố quan trọng giữ chân
những khách hàng truyền thống và thu hút thêm nhiều khách hàng mới, là nguồn
gốc của những thành quả bề nổi là sự tăng trưởng trong những năm vừa qua.
PVI là một trong những Tổng công ty dẫn đầu thị trường bảo hiểm phi nhân
thọ, cung cấp hầu hết các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ cho thị trường bảo hiểm
Việt Nam. Nhìn chung, trên thị trường các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước vẫn
tiếp tục giữ vai trò chủ đạo. Các đối thủ cạnh tranh khác trong ngành gồm Bảo
Việt, Bảo Minh và một số đơn vị khác. Lợi thế cạnh tranh của Tổng công ty tập
trung ở một số lĩnh vực bảo hiểm như bảo hiểm năng lượng, bảo hiểm hàng hải,
bảo hiểm tài sản, xây dựng lắp đặt. Sau gần 20 năm hạt động, Tổng công ty đã có
những bước phát triển vượt bậc. Một mặt Tổng công ty đảm bảo an toàn cho tài sản
và con người của ngành dầu khí trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt khác
hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đạt hiệu quả cao. Những thành
công ngày càng khẳng định vị thế của Tổng công ty trên thị trường bảo hiểm Việt
Nam, đặc biệt sau khi cổ phần hóa và có thêm PVI Sun Life .

Điểm yếu: Đặc thù của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là khi có các tổn thất
xảy ra sẽ phát sinh các khoản chi bồi thường trực tiếp cho người thụ hưởng. Trong
một vài năm gần đây, các vụ hỏa hoạn đã khiến cho PVI phải chi trả những khoản
bồi thường khá lớn. Ngoài ra, do sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm
nhân thọ và phi nhân thọ rất gay gắt nên doanh nghiệp phải tăng các khoản chi khác
từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm để phát triển thị phần. Chính điều này đã làm
cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm không còn cao như những
năm trước đây.
Môi trường pháp lý và các chính sách thuế tuy đã được cải thiện nhưng vẫn
còn nhiều bất cập cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Ý thức xây dựng một tập đoàn kinh tế mạnh mà lợi nhuận tập trung về công ty
mẹ chưa được hiểu thông suốt từ Tổng công ty tới các đơn vị thành viên thông qua
việc tạo điều kiện sử dụng dịch vụ của nhau trong toàn ngành.
Cơ hội: Bên cạnh việc các văn bản pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm ngày
càng được hoàn thiện là sự nhận thức rõ hơn của người dân và doanh nghiệp về ý
nghĩa là lợi ích của việc tham gia bảo hiểm. Khi thu nhập và mức sống ngày càng
17
tăng thì mọi người càng có nhu cầu bảo vệ tài chính cao hơn cho tương lai. Chính
vì vậy mặc dù vài năm trở lại đây, nền kinh tế cũng còn một số khó khăn thì ngành
bảo hiểm vẫn có tỷ lệ tăng trưởng tốt. Mặc dù ra đời sau nhưng PVI Sun Life đã
vượt qua một số đối thủ để giành được vị trí số 3 của mình trên thị trường bảo hiểm
nhân thọ. Điều này càng khẳng định vào uy tín cũng như niềm tin của khách hàng
dành cho PVI trong thời gian vừa qua. Đây cũng chính là động lực để PVI cố gắng
và mở rộng thị phần hơn nữa trong tương lai.
Tại Hội nghị bảo hiểm Việt Nam năm 2013 lần đầu tiên được tổ chức tại Việt
Nam, các chuyên gia trong ngành đã nhận định chừng nào ngành bảo hiểm và tái
bảo hiểm còn được kỳ vọng phát triển thì chừng đó Việt Nam sẽ vẫn là thị trường
đầy hấp dẫn. Các công ty bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ đều đạt mức tăng
trưởng 2 con số.
Thách thức: Nhìn nhận về triển vọng năm 2014, cùng với sự phục hồi của

nền kinh tế, thị trường bảo hiểm cũng sẽ phục hồi tốt trong năm 2014. Đây cũng sẽ
là thời điểm quan trọng cho nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khẳng định chiến lược
phát triển và tăng tốc. Tuy nhiên đây cũng chính là thách thức của mỗi doanh
nghiệp bảo hiểm trong việc tăng trưởng để chiếm thị phần.
Ngoài ra, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng phải đối mặt với thách thức trong
việc trục lợi bảo hiểm. Đây là vấn đề đau đầu của các doanh nghiệp bảo hiểm nói
chung và của PVI nói riêng khi mà mức độ trục lợi ngày càng tăng và thủ đoạn
ngày càng tinh vi.
Thị trường bảo hiểm hiện nay bị chi phối bởi các doanh nghiệp lớn trong
nước với hệ thống công ty thành viên và chi nhánh rộng khắp nên khối bảo hiểm
phi nhân thọ có nhiều thách thức cần phải vượt qua như chính sách phân cấp quản
lý có những ảnh hưởng tiêu cực đến áp dụng thống nhất các quy trình, quy định
trong nội bộ các doanh nghiệp lớn cũng như việc cạnh tranh nội bộ, hệ thống công
nghệ thông tin phục vụ cho việc quản lý rủi ro và thống kê còn yếu nên khó có thể
tính phí bảo hiểm một cách chính xác.
Đối với khối bảo hiểm nhân thọ, thị trường phát triển nhanh hơn tốc độ phát
triển đội ngũ cán bộ, chuyên gia cả về mặt số lượng và chất lượng. Việc thiết hụt
nhân tài vẫn là vấn đề cần giải quyết. Mặc dù trong vài năm gần đây, đội ngũ nhân
viên trẻ được đào tạo bài bản gia tăng đáng kể nhưng các công ty bảo hiểm vẫn cần
chú trọng đầu tư vào nguồn nhân lực. Việc tuyển dụng đại lý liên tục cũng tạo sức
ép cho việc kiểm soát chất lượng tư vấn của đội ngũ này. Ngoài ra, hoạt động chi
18
trả bảo hiểm tại Việt Nam cũng sẽ là một thách thức lớn cho các doanh nghiệp vì
thị trường đang tăng trưởng nhanh.
IV. PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH
1. Các chỉ tiêu tài chính qua các năm
Chỉ tiêu 2013 2012 2011
Ngành
2013
Các chỉ tiêu quan trọng

Giá cổ phiếu
cuối năm
(Đ)
18 100 14 500 16 100 18 457
Thu nhập
trên 1 Cổ
phiếu (EPS)
1,459.30 1,797.24 1,642.89 1,841
Giá sổ sách
1 cổ phiếu
12 658 10 917 10 353 15 741
Số cổ phiếu
cuối năm
234 241 867 234 241 867 212 947 152 174 024 819
Lãi cơ bản
trên cổ
phiếu
1.461 1.813 2.066 1.313
Chỉ tiêu báo cáo lãi/lỗ
Tổng doanh
thu
2,763,627,965,867 5,406,690,816,697 4,751,143,065,721 3,563,014,554,260.5
Lợi nhuận
gộp
1,577,391,741,761 1,212,385,733,934 1,164,200,758,328
772,984,543,433
Lợi nhuận/
(lỗ) từ hoạt
động kinh
doanh

592,273,001,126 559,797,791,015 408,829,286,732
592,273,001,126.0
Lợi nhuận
trước thuế
537,897,924,704.
549,462,203,844 467,997,784,250
405,512,632,634.5
Lợi nhuận
355,438,885,354
389,049,061,130 347,627,235,120
313,677,310,453.8
19
thuần
Chỉ tiêu bảng cân đối kế toán
Tài sản lưu
động
10,290,581,231,152 8,389,906,062,676 6,060,882,350,961
6,167,958,861,760
.8
Tổng tài sản
12,399,873,804,616 10,771,204,428,792 8,194,870,179,834
11,701,908,832,89
9.1
Nợ ngắn
hạn
4,930,377,481,511 4,185,637,098,830 2,731,262,122,357
1,961,595,238,594
Tổng nợ
5,479,960,157,619 4,687,926,552,028 2,733,521,213,907
7,678,798,456,995

.14
Vốn cổ phần
2,342,418,670,000 2,342,418,670,000 2,129,471,520,000
3,048,606,714,057
.71
Nguồn vốn
chủ sở hữu
6,174,698,734,599 6,083,277,876,764 5,461,348,965,927
3,596,075,294,714
.71
Chỉ tiêu về định giá cổ phiếu
P/E
12.56 8.46 11.26
11.874
P/B cuối kỳ
0.61 0.54 0.72 0.61
Hệ số giá/
doanh thu
1.5 0.61 0.82
0.983
Chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Lợi nhuận
gộp biên(%)
57.08 22.42 24.5
35.943
Lợi nhuận
hoạt động
biên(%)
21.43 10.35 8.6
4.896

Tỷ lệ lợi
nhuận trước
thuế/doanh
thu(%)
19.46 10.16 9.85
19.460
Lợi nhuận
thuần biên
sau thuế(%)
12.86 7.2 7.32
15.770
20
ROA(%)
2.85 4.1 16.97 3.771
ROCE(%)
7.27 9.12 8.57
10.246
ROE(%)
5.39 6.74 25.46 8.561
Chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động
Vòng quay
tổng tài sản
0.24 0.57 0.58 -
Vòng quay
vốn lưu
động
0.58 1.44 1.43
-
Vòng quay
hàng tồn

kho
534.69 2783.78 3503.94 -
Vòng quay
các khoản
phải thu
2.14 4.73 4.27 -
Hiệu suất sử
dụng vốn
chủ sở hữu
0.45 0.94 0.87 7.600
Hiệu suất sử
dụng tài sản
cố định
2.29 6.88 8.8 2.290
Cơ cấu vốn
Nợ phải
trả/tổng
cộng tài sản
0.44 0.44 0.33 0.523
Nợ dài
hạn/vốn chủ
sở hữu
0.09 0.08 0.00 0.028
Tổng
nợ/vốn chủ
sở hữu
0.89 0.77 0.5 1.519
Tỷ lệ tổng
nợ/ vốn dài
hạn

0.81 0.71 0.5 1.409
21
Chỉ số đòn
bẩy(tổng tài
sản/vốn chủ
sở hữu)
2.01 1.77 1.5 2.573
Tỷ lệ nợ dài
hạn/tổng
nguồn vốn
0.04 0.05 0.00 0.020
Các chỉ số thanh khoản
Khả năng
thanh toán
tức thời
0.54 0.42 0.25 0.540
Khả năng
thanh toán
nhanh
2.09 2.00 2.22 3.626
Khả năng
thanh toán
hiện hành
2.09 2.00 2.22 3.646
Khả năng
trả lãi vay
(dựa trên lợi
nhuận)
- - - 6.130
Tỷ lệ lưu

chuyển tiền
thuần/nợ
ngắn hạn
bình quân
- - - -
Chỉ tiêu về tăng trưởng
Tăng trưởng
doanh thu
(%)
-48.89 13.8 - -2.998
Tăng trưởng
lợi nhuận
gộp(%)
30.11 4.14 - 23.226
Tăng trưởng
lợi nhuận/
5.8 36.93 - 817.160
22
(lỗ) từ hoạt
động kinh
doanh(%)
Tăng trưởng
lợi nhuận
trước
thuế(%)
-2.1 17.41 - -1.203
Tăng trưởng
lợi nhuận
thuần(%)
-8.64 11.92 - -1.529

Tăng trưởng
tài sản lưu
động(%)
22.65 38.43 - 14.731
Tăng trưởng
EPS(%)
-18.8 9.4 - -9.063
Tăng trưởng
tổng tài
sản(%)
15.12 31.44 - 12.909
Tăng trưởng
nguồn vốn
chủ sở
hữu(%)
1.5 11.39 -
0.946
Các chỉ số định giá cổ phiếu
Tăng trưởng
giá cổ phiếu
(%)
12 -10 25 -
Cổ tức tiền
mặt
15 8 N/A -
23
V. PHÂN TÍCH ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
1. Theo phương pháp chiết khấu cổ tức
 Thông tin giá cổ phiếu PVI (niêm yết trên sàn HNX) ngày 30/05/2014 như
sau:

− Giá cổ phiếu: 17 500 VND
− Dư mua: 24,110
− Dư bán: 13,110
− Cao nhất 52T: 21 200 VND
− Thấp nhất 52T: 14 500 VND
− KLBQ 52T: 26,220
− NN mua: 0
− % NN nắm giữ: 43.9%
− Cổ tức TM: 1,500
− Tỷ suất cổ tức: 0.08
− Bêta: 0.56
− EPS: 1,242
− P/E: 14.25
− P/B: 0.64
 Thông tin cổ phiếu vào 31/05/ 2013
− Giá đóng cửa: 15 200 VND
− Giá mở cửa: 15 200 VND
− ROE: 5.17 %
− RER = 0.5
− Cổ tức: 1 520 VND/ cổ phiếu
 Như vậy lãi suất chiết khấu (tính theo phương pháp Implied) là:
r = 5.17% x 0.5 + 1520/15200 = 12.585 %
Giá cổ phiếu vào ngày 30/05/2014 là 17 500 VND
24
Như vậy, giá cổ phiếu (tính theo năm 2014) = (1520 + 17500)/(1+12.585%) =
16 894 VND
Giá hiện tại của cổ phiếu đang giao dịch là 17 500 VND. Các nhà đầu tư nên
tiến hành bán cổ phiếu ra.
 Tỷ lệ lãi suất tính theo phương pháp Risk Premium:
r = 0.05 + 0.07 = 0.12 = 12%

 Như vậy Giá cổ phiếu: = (1520 + 17 500) / (1+12%) = 16 982 VND
Một cổ phiếu PVI có giá trị nội tại thấp hơn giá trị thị trường vậy có nghĩa là
giá cổ phiếu đang được định giá cao hơn so với giá trị thực của nó. Tuy nhiên, với
sự phục hồi kinh tế trong năm 2014 và theo kết quả hoạt động kinh doanh của PVI
thời gian gần đây thì nhà đầu tư cũng có thể cân nhắc để đưa cổ phiếu này vào danh
mục đầu tư trong thời gian tới.
2.1.1 Theo phương pháp chiếu khấu luồng tiền
Ta có bản báo cáo kết quả kinh doanh của công ty như sau:
(đơn vị: 1000 000 VNĐ)
DANH MỤC Q1/2014 Q4/2013 Q3/2013 Q2/2013 Q1/2013
Doanh thu thuần 728,261 813,767 696,073 -137,610 1,391,398
Giá vốn hàng bán 616,477 305,225 331,633 -523,513 1,072,892
Lợi nhuận gộp 111,784 508,542 364,441 385,903 318,506
Chi phí tài chính 52,690 27,754 58,228 93,744 59,984
Trong đó: Chi phí lãi
vay
13,328 N/A N/A N/A N/A
Chi phí bán hàng 9,440 265,709 251,543 229,951 199,397
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
153,957 162,194 132,233 137,208 101,615
Tổng chi phí hoạt
động
216,087 455,657 442,004 460,903 360,996
Tổng doanh thu hoạt
động tài chính
177,673 209,800 172,705 174,760 177,177
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
73,370 262,685 95,142 99,760 134,686

Lợi nhuận khác -1748 -804 -14 -65 163
25

×