Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Tìm hiểu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cua xanh (Scylla paramamosain Estempado, 1949) tại Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất giống hải sản Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (939.1 KB, 54 trang )


i

LỜI CẢM ƠN


Trong thời gian thực tập và hoàn thành báo cáo tôi đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm, giúp đỡ, sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn: ThS. Lục Minh Diệp, của
Th.S Trương Quốc Thái, Th.S Đàm Bá Long cùng các anh chị kỹ sư và công nhân
của Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất Giống Hải sản Thanh Hóa.
Gia đình cùng bạn bè đã động viên và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập.
Qua đây tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những sự giúp đỡ quý
báu đó.

Nha Trang, tháng 11 năm 2007
Sinh viên thực hiện:

TRỊNH THỊ THU








ii

Các thuật ngữ viết tắt


Ar : Artemia.
C : Cua bột 1.
CW : Độ rộng của mai cua
CW
: Chiều rộng trung bình giáp đầu ngực.
M : Megalopes.
Nau : Nauplius.
TTSD : Thành thục sinh dục.
W
: Khối lượng trung bình cua mẹ


1

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam là quốc gia với gần 3260 km trải dọc bờ biển đã tạo điều kiện rất
thuận lợi cho ngành Nuôi trồng Thủy sản phát triển nhằm giải quyết công ăn việc
làm cho ngư dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển xã hội đồng thời giảm
bớt sự khai thác quá mức nguồn tài nguyên sinh vật biển.
Trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng sản phẩm thủy sản ngày một
tăng. Cùng với sự đa dạng hóa các đối tượng và hình thức nuôi thì sự phát triển quá
mức của nghề nuôi tôm sú đã làm cho dịch bệnh bùng phát. Trong khi đó, cua biển
cũng là một trong những đặc sản giàu dinh dưỡng, thịt thơm ngon, có giá trị xuất
khẩu cao.
Tuy nhiên, sản lượng cua thương phẩm lại chưa đáp ứng được nhu cầu xuất
khẩu do nguồn cua giống chủ yếu được khai thác từ tự nhiên và phụ thuộc vào mùa
vụ xuất hiện. Do đó, chưa chủ động được cua giống cả về số lượng và chất lượng
làm ảnh hưởng đến mùa vụ, hình thức nuôi.
Nghề nuôi cua ở nước ta đã có từ lâu và đang phát triển mạnh ở một số vùng

ven biển như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ
An, Quảng Bình, Nam Định, … Với hình thức nuôi xen hoặc đa canh các đối tượng
thủy sản. Mô hình nuôi một vụ cua, một vụ tôm sú được ứng dụng rộng rãi đã đem
lại hiệu qủa kinh tế cao và phần nào hạn chế được dịch bệnh tôm. Chính vì vậy nhu
cầu con giống ngày càng gia tăng nhưng nguồn cua giống được thu gom chủ yếu từ
tự nhiên chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu cua giống, còn lại 80% phải trông
chờ vào sinh sản nhân tạo [5].
Năm 2000, Trung tâm Nghiên cứu Thủy Sản III – Nha Trang đã thành công
trong việc nghiên cứu công nghệ sản xuất giống nhân tạo cua biển và đã chuyển
giao công nghệ này cho nhiều địa phương trong nước, góp phần giải quyết một
phần nhu cầu cua giống. Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn như tỉ lệ sống thấp,
không đồng đều và gần đây là dịch bệnh.

2

Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi được Khoa NTTS – Trường Đại học Nha
Trang giao cho thực hiện đề tài: “Tìm hiểu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cua
xanh (Scylla paramamosain Estempado, 1949.) tại Trung tâm Nghiên cứu và
Sản xuất Giống Hải sản Thanh Hóa”.
Với các nội dung chính sau:
1. Tìm hiểu hệ thống công trình, điều kiện tự nhiên và cơ sở vật chất tại
cơ sở.
2. Tìm hiểu kỹ thuật tuyển chọn, nuôi thành thục cua bố mẹ và cho đẻ.
3. Tìm hiểu kỹ thuật ương nuôi ấu trùng.
Hy vọng rằng kết quả đạt được trong quá trình thực hiện đề tài này giúp tôi
làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học, củng cố kiến thức đã học, tiếp cận
với thực tế sản xuất để nâng cao tay nghề, đồng thời hiểu biết hơn về quy trình sản
xuất giống nhân tạo cua biển.
Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức bản thân còn hạn chế, bước đầu làm
quen với phương pháp nghiên cứu khoa học nên báo cáo không tránh khỏi những

sai sót. Rất mong nhận được ý kiến phê bình của quý thầy cô, góp ý của các bạn.

Nha Trang, ngày 10 tháng 11 năm 2007
Sinh viên

Trịnh Thị Thu

3

PHẦN 1: TỔNG LUẬN
1. Vài nét về đối tượng nghiên cứu
1.1. Hệ thống phân loại
Tên tiếng Anh: Mud Crab, Green Crab, Mangrove Crab.
Tên tiếng Việt: Cua biển, cua sú, cua xanh, cua bùn,…
Hệ thống phân loại:
Ngành: Athropoda
Lớp: Crustacea.
Lớp phụ: Malacostraca
Bộ: Decapoda
Bộ phụ: Reptantia
Nhóm: Branchyura
Họ: Portunidae
Giống: Scylla
Loài: S. paramamosain Estempador, 1949.











Hình 1.1: Hình ảnh cua xanh S. paramamosain
(Nguồn: )

4

Keenan (1998) đã chia giống Scylla thành 4 loài: S. serrata,
S. paramamosain, S. olivace và S .tranquebarica.
1.2. Một số đặc điểm sinh học của cua biển
1.2.1. Đặc điểm hình thái
Cua có thân hình dẹp theo hướng lưng bụng. Toàn bộ cơ thể được bao
bọc trong lớp vỏ kitin dày và được chia thành hai phần chính:
Phần đầu ngực: là sự liên hợp của 5 đốt đầu và 8 đốt ngực nằm phía dưới
mai. Do ranh giới giữa các đốt không rõ ràng nên việc phân biệt các đốt có thể dựa
vào số phụ bộ trên các đốt: đầu không có mắt, anten và phần phụ miệng. Mai cua to
và phía trước có nhiều răng. Trước mai có hai hốc mắt chứa mắt có cuống và hai
cặp râu nhỏ (a
1
) và râu lớn (a
2
). Trên mai chia thành nhiều vùng bằng những rãnh
trung gian, mỗi vùng là vị trí của mỗi cơ quan. Mặt bụng của phần đầu ngực có các
tấm bụng và làm thành vùng lõm ở giữa để chứa phần bụng gập vào (yếm cua) [2].
Các phần phụ của phần đầu ngực gồm: 1 đôi mắt, đôi râu 1, đôi râu 2, 3, đôi chân
hàm 1-2-3 và 5 đôi chân bò.
 Phần bụng: (yếm cua) gập lại phía dưới phần đầu ngực. Phần bụng phân
đốt và tùy từng giới tính, hình dạng và sợ phân đốt cũng không giống nhau

Bên cạnh đó còn có phần phụ bụng: Cua đực có đôi chân bụng 1-2 biến
thành đôi gai giao cấu, cua cái có 4 đôi chân bụng phân nhánh có nhiều sợi tơ mảnh
để giữ trứng sau khi đẻ [4].
Đặc điểm phân biệt cua cái và cua đực:
+ Con cái trước thời kỳ thành thục sinh dục, yếm có hình hơi vuông, khi
thành thục yếm trở nên phình rộng với 6 đốt phân biệt rõ ràng và các khớp cử động
bình thường. Trước thời kỳ thành thục, yếm có hình hơi vuông, khi thành thục, yếm
trở nên nở rộng, tròn, màu sẫm.
+ Con đực có yếm hẹp hình chữ V, chỉ có các đốt 1,2,6 thấy rõ còn các đốt 3,
4, 5 liên kết với nhau.
Đối với loài S. paramamosain: các gai trán thường cao trung bình, nhọn và
hình tam giác, cặp gai lớn trên procarpus, trên carpus; gai trong không có và gai

5

ngoài thoái hóa, vân nhiều góc hiện diện trên 2 cặp chân cuối, mờ hoặc không có
các phụ bộ
1.2.2. Đặc điểm phân bố
Cua biển có khả năng phân bố rộng ở khắp các vùng biển nhiều nước trong
khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương bao gồm các nước Ấn Độ, Miến Điện, Srilanca,
Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Philippin, Úc, Nhật Bản,Triều Tiên. Ở Việt Nam
cua biển phân bố ở các vùng, đầm nước lợ, mặn từ Bắc vào Nam. Cua có thể phân
bố ở những vùng có độ mặn từ 2‰ đến 30‰ [4].
1.2.3. Chu kỳ phát triển của ấu trùng cua
Ấu trùng cua trải qua 4 lần lột xác để chuyển thành ấu trùng Zoea5. Sau
khoảng thời gian từ 15 - 17 ngày ấu trùng Zoea 5 sẽ lột xác và chuyển sang giai
đọan Megalop và giai đoạn này kéo dài từ 7 - 9 ngày, ấu trùng sẽ lột xác trở thành
cua con [1].

Bảng 1.1: Các giai đoạn ấu trùng cua biển [3]


Giai đoạn phát triển Thời gian (ngày) Đặc điểm phân biệt
Z1 4 - 5 Đôi mắt kép màu đen, chưa có cuống mắt
Z2 3 - 4
Mắt đã xuất hiện cuống mắt. Nhánh ngoài
của chân hàm I và II mang 6 lông tơ. Có 5
đốt bụng
Z3 3 - 4
Nhánh ngoài của chân hàm I mang 8 lông
tơ chân hàm II mang 9 lông tơ, đã hình
thành cuống mắt nhưng chưa phân đốt,
chưa có mầm chân bụng.
Z4 3 - 4
Hình thành mầm chân bụng, cuống mắt đã
phân đốt.
Z5 3 - 4
Chân bụng phát triển, chẻ đôi thành 2,
mép ngoài chân bụng có lông tơ.
Megalop 7 - 9
Mất gai lưng. Gai trán rất ngắn, mắt
to.Telson không còn chẻ 2 mà dạng bầu và
có nhiều lông trên chân đuôi. Chân bụng
rất phát triển và có nhiều lông trên các
nhánh. Ấu trùng xuất hiện 2 càng.


6

Giai đoạn cua bột (sau khi nở 25 - 30 ngày): cua có hình dạng như cua
trưởng thành, mặc dù giáp đầu ngực hơi tròn [2].

1.2.4. Đặc điểm sinh trưởng, lột xác của cua
Quá trình phát triển của cua trải qua nhiều lần lột xác và biến thái để lớn lên.
Thời gian lột xác thay đổi theo từng giai đoạn ấu trùng. Cua càng lớn thời gian lột
xác sẽ càng chậm hơn vì cần thời gian tích lũy dinh dưỡng lâu hơn. Đặc biệt trong
qúa trình lột xác cua có thể tái sinh lại những phần đã mất như chân hoặc càng. [2]
Trong 4 loài thuộc giống Scylla thì S. serrata có tốc độ tăng trưởng cao
nhất, kích thước tối đa ở con đực 25 - 28 cm độ rộng của mai cua (CW) và có khối
lượng tương ứng khoảng 2-3 kg, so với 20cm CW ở S. paramamosain, S.
tranquebarica và 18 cm CW ở S. olivacea. Qua mỗi lần lột xác khối lượng cua tăng
trung bình 20 – 50%.
1.2.5. Đặc điểm dinh dưỡng
Tính ăn của cua biển thay đổi đối với mỗi giai đoạn phát triển của cua. Trong
giai đoạn ấu trùng cua ăn động vật phù du. Cua con chuyển dần sang ăn tạp như
rong, tảo, giáp xác, nhuyễn thể, cá hay ngay cả xác chết động vật. Cua con 2- 7cm
CW chủ yếu ăn giáp xác. Cua tiền trưởng thành (7 - 13 cm CW) ăn nhiều bọn hai
mảnh vỏ và phúc túc.Trong khi đó cua lớn thường ăn cua con và cá. Cua con S.
serrata là loại ăn tạp. Giáp xác là thức ăn trong giai đoạn đầu [2]. Theo Jaymane và
Jinadas 1991, thức ăn của cua tiền trưởng thành lại là nhóm hai mảnh vỏ ( trích theo [1]).
Các loại thức ăn dùng để nuôi cua thịt gồm cá, tôm, cua, nhuyễn thể, tảo sợi
và các loại phế phẩm từ nhà bếp, lò mổ, xưởng đông lạnh thủy sản để giảm giá
thành và tái sinh phế phẩm nguồn gốc động vật. Cua nuôi thịt hoặc nuôi vỗ được
cho ăn mồi chết còn tươi có nguồn gốc động vật (tôm, tép, cá, hai mảnh vỏ, mực có
kích thước nhỏ). Ấu trùng cua được cho ăn với nhiều loại thức ăn khác nhau như:
Luân trùng, Artemia và thức ăn viên kích thước nhỏ. Khác với cua lớn hoạt động
nhiều về đêm, ấu trùng cua có tính hướng quang rất mạnh và có có dùng ánh sáng
để kích thích chúng bắt mồi [2].
Trong tự nhiên, tỉ lệ tử vong của cua rất cao và xảy ra trong suốt chu kỳ
sống. Tuy nhiên, bên cạnh những kẻ thù của chúng thì tính ăn nhau cũng là một
nhân tố quan trọng làm giảm đáng kể tỉ lệ sống của quần đàn, nhất là trong điều
kiện nuôi.


7

1.2.5. Đặc điểm sinh sản
- Tuổi và kích thước thành thục: Trong tự nhiên, cua biển thành thục ở độ
tuổi 1 - 1,5 năm với chiều rộng giáp đầu ngực (CW) thấp nhất là 83 - 144 mm, cua
chỉ tham gia sinh sản khi CW đạt từ 120 - 180 mm. Theo Prassad, 1989 thì cua cái
không bao giờ đạt đến 100% độ thành thục ở bất kỳ kích cỡ nào ( trích theo [1] )
- Mùa vụ sinh sản: Sự thành thục và sinh sản của các loài Scylla xảy ra hầu
như liên tục quanh năm với đỉnh cao theo mùa [2]. Theo nghiên cứu của Le Vay và
ctv ở Việt Nam loài S. paramamosain thành thục quanh năm, đỉnh cao cho sự thành
thục ở con cái là T9 -T10. Ở các quần thể vùng nhiệt đới, tỷ lệ thành thục cao hơn ở
con cái tăng lên vào mùa có lượng mưa cao. Có thể nói mối liên hệ giữa tỷ lệ này
với những thời kỳ có năng suất sinh học tăng ở các thủy vực ven bờ (Heasman và
ctv, 1985) [5]. Do vào mùa mưa hàm lượng các chất hữu cơ trong các thủy vực tăng lên.
Trong vùng cận nhiệt đới, tính mùa vụ trong sinh sản có liên quan mật thiết
hơn đến nhiệt độ và độ dài ngày, với một đỉnh cao sinh sản nổi bật xảy ra vào mùa
hè khi nhiệt độ nước tăng cao nhất [5].
1.3. Một số vấn đề cần quan tâm trong sản xuất giống nhân tạo cua biển
1.3.1. Thức ăn
Hiện nay thức ăn dùng để ương nuôi ấu trùng trong sản xuất hay nuôi thử
nghiệm chủ yếu là: Artemia, luân trùng, tảo, có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng
loại thức ăn này trong việc ương ấu trùng cua. Trong đó vai trò của Artemia là rất
quan trọng, điều này được thấy rõ thông qua các nghiên cứu như: Ong (1964) sử
dụng một lọai thức ăn là nauplii Artemia để làm nguồn thức ăn ương ấu trùng cua
và có nhận xét rằng rằng ấu trùng Artemia dường như quá lớn và bơi lội quá nhanh
nên ấu trùng cua khó bắt được mồi. Trong khi đó, Dominisae (1974) thử ương ấu
trùng cua với luân trùng, nauplii Artemia và men bánh mì ở giai đoạn Zoea, dùng
nghêu và Artemia cỡ lớn cho giai đoạn Megalop. Brick (1974), Simon (1975) và
Chen (1980) dùng Artemia làm thức ăn cho ấu trùng cua đạt kết qủa tốt. Dùng luân

trùng, tảo Chlorela và Spirulina để ương ấu trùng và dùng Artemia cho các giai
đoạn ương cua sau (Jing & ctv, 1980, trích theo [1]).
Brick (1974), thử nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng nước, thuốc
kháng sinh, phytoplankton và thức ăn đến tỉ lệ ấu trùng cua biển Scylla. Qua kết

8

quả nghiên cứu, tác giả kết luận: ấu trùng cua biển đã nuôi thành công khi sử dụng
phối hợp thuốc kháng sinh – phytoplankton – nauplii Artemia. Tảo Chlorella có tác
dụng làm tăng tỉ lệ sống của ấu trùng Zoea, trong khi đó nauplii của Artemia được
xem là thức ăn thích hợp nhất trong ương ấu trùng cua. Ngoài ra, axít béo rất quan
trọng, nó giúp tăng tỉ lệ sống chi ấu trùng cua . Luân trùng với hàm lượng 0,8% (n –
3)HUFA là thức ăn thích hợp nhất giúp tăng tỷ lệ sống cho ấu trùng cua [10]. Thức
ăn sống được làm giàu bằng thức ăn tổng hợp cũng giúp nâng cao tỷ lệ sống ấu
trùng cua [10].
Vì vậy, nguồn thức ăn sống: Artemia, luân trùng, tảo… đựơc xem là nguồn
thức ăn chính cho ấu trùng cua, nhưng việc sử dụng thức ăn này tốn thời gian nuôi,
giá thành cao mà nó còn là nguồn mang mầm bệnh rất nhiều làm ảnh hưởng tới quá
trình ương cua nếu như chúng ta không quản lý, chăm sóc cẩn thận trong quá trình
chuẩn bị thức ăn sống. Vấn đề đặt ra là phải tìm nguồn thức ăn thay thế thức ăn tươi
sống mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ din h dưỡng cho ấu trùng cua.
Năm 2004, Genodepa công bố công trình nghiên cứu thức ăn nhân tạo MBD
(Microbound diet) thay thế thức ăn sống [9]. Công thức sau:

Công thức thức ăn chế biến MBD
Thành phần Hàm lượng (%)
Thịt mực 39,7
Luân trùng 39,7
Dầu cá 5
Dầu đậu nành 1

Lecithin 3
Cholesterol 1
Calcium phosphat 0,6
Khoáng 4
Vitamin 3
Zein 3
Dựa trên công thức thức ăn nhân tạo MBD( Microbound diet) của Genodepa,
May – Helen Holme và ctv (2006) đã nghiên cứu sử dụng các loại thức ăn trong

9

ương nuôi ấu trùng cua biển Scylla serrata. Tác giả kết luận: giai đoạn Megalop nếu
cho ăn thức ăn chế biến MBD trong đó Rotifer được thay bằng thịt mực hoăc thịt cá
thì tỉ lệ sống của ấu trùng cua đạt 60% giai đoạn Zoea 3 đến Zoea 4, cho ăn
Artemia tỉ lệ sống đạt 50%. Kết quả này đã mở ra một hướng phát triển mới cho sản
xuất nhân tạo giống cua biển: chế biến thức ăn từ thịt mực, thịt cá, khoáng chất,
vitamin, … thay thế cho nguồn thức ăn sống truyền thống: Artemia, Luân trùng, …
giá thành không cao mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho ấu trùng
cua, cho tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng vẫn hiệu quả. Tuy nhiên, kết quả này chưa
được áp dụng rộng rãi mà hiện nay việc ương cua vẫn dựa vào nguồn thức ăn chính
là nauplii Artemia.
1.3.2. Tập tính ăn nhau trong giai đọan ương ấu trùng cua
Hiện tượng này xảy ra ở tất cả các giai đoạn ấu trùng cua biển đặc biệt là giai
đoạn Megalops, giai đoạn bắt đầu xuất hiện càng đầu tiên [15]. Nguyên nhân sự ăn
nhau là do lột xác không đồng đều, ấu trùng lột xác trước ăn ấu trùng còn lại chưa
lột xác [7] và do thức ăn không thích hợp [10]. Nuôi Megalops với mật độ cao trong
bể ương làm trầm trọng thêm sự hao hụt do ăn thịt lẫn nhau. Hiện tượng này làm tỷ
lệ sống giảm vì Megalops là giai đoạn mà ấu trùng rất năng động, bơi lội tự do và
ăn mồi sống [10]. Sự phong phú thức ăn tự nhiên trong môi trường nuôi và mật độ
thưa có thể khắc phục được vấn đề này.

1.2.3. Bệnh
Bệnh cua thường là do vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật và virus gây ra.
Trước đây những bệnh này thường ít xuất hiện trong nuôi thương phẩm, do diện
tích nuôi cua chưa nhiều. Hiện nay, bệnh cua cũng là một trở ngại lớn ảnh hưởng
đến sản lượng cua nuôi. Việc phát triển không ngừng những trại sản xuất cua giống
cũng là một nguyên nhân làm xuất hiện dịch bệnh cua trong quá trình ương ấu
trùng. Chen (1980) quan sát thấy cua đẻ trong ao thường nhiễm nguyên sinh động
vật hoặc các mầm bệnh khác dẫn đến tỉ lệ nở thấp. Một số nghiên cứu bệnh pháp
phòng và chữa bệnh cho cua được thực hiện như: thí nghiệm của Hamasaki và

10

Haitai (1993) sử dụng formol 25 ppm để khử sự nhiễm nấm của trứng cua cho thấy,
nó gây độc cho trứng một ngày sau khi đẻ và độc với cả cua mẹ nếu giữ cua một
thời gian lâu hơn. Vì vậy ông đề nghị xử lý nhiễm nấm bằng formol ở các giai đoạn
đầu của ấu trùng cua tốt hơn ở giai đoạn cua mang trứng. Một phương pháp hạn chế
nhiễm bệnh cho cua mẹ và ấu trùng cua là trong quá trình nuôi cua ôm trứng không
nên cho cua mẹ ăn vào những ngày trứng gần nở để tránh bẩn nước [3]. Cũng theo
tác giả này cho rằng ấu trùng cua thường bị trùng loa kèn Zoothamnium, Epistylis,
… bám vào thân, đầu làm cho ấu trùng không co duỗi được bơi chậm chạp, không
bắt mồi được, yếu dần và chết. Có thể dùng sulfat đồng 0,5 – 0,6 ppm, formol 10 –
15 ppm, thời gian 12 – 24h. Ngoài ra, ấu trùng cua có thể mắc bệnh trùng phát sáng
do vi khuẩn Vibrrio parahaemolyticus làm ấu trùng yếu, bỏ ăn, lắng xuống đáy, chế
hàng loạt, khi đã bệnh nặng tốt nhất là hủy bỏ ấu trùng, vệ sinh thật kỹ để ương đợt khác.
1.2.4. Các điều kiện môi trường trong ương cua
Trong tự nhiên cũng như điều kiện trong điều kiện nuôi, nhiệt độ, độ mặn và
ánh sáng là những yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng, lột xác và tỉ lệ
sống của ấu trùng. Hill (1974) thấy rằng ấu trùng Zoea thích hợp sống trong điều
kiện vùng cửa sông là do độ mặn thấp. Còn Heasman và ctv (1983) lại nhận thấy
tần số bắt mồi của ấu trùng tăng lên khi nhiệt độ tăng trên khoảng 20 – 27

0
C và
chậm lại khi nhiệt độ thấp dưới 20
0
C. Nguyễn Cơ Thạch (2003) đã xác định nhiệt
độ từ 26 – 30
0
C, độ muối 25 – 30 ‰ là điều kiện thích hợp nhất cho sự phát triển
của ấu trùng cua biển. Giai đoạn ấu trùng cua biển có quá trình di cư (trôi theo dòng
nước) theo chiều hướng độ mặn giảm dần, giai đoạn Megalop có khuynh hướng lớn
nhanh khi độ mặn giảm còn 21 – 27 ‰ và chúng có khuynh hướng di chuyển vào
vùng nước lợ [15].
Ngoài yếu tố nhiệt độ, độ mặn thì ánh sáng cũng ảnh hưởng đến tốc độ sinh
trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng cua biển Scylla sp. Theo Wormhoudt và Humbert
(1994), đối với giáp xác, mức độ sáng tối ổn định, nhiệt độ giảm và sự đói ăn đều
làm chậm tần số lột xác. Ngược lại khi tăng nhiệt độ, chiều dài thời gian chiếu sáng
thích hợp sẽ kích thích quá trình lột xác. Ánh sáng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động

11

bơi lội và khả năng bắt mồi của giáp xác (Sulkin, 1984). Một điều chắc chắn rằng
ấu trùng giáp xác là loài bắt mồi không cần sự hiện diện của ánh sáng nhưng không
loại trừ khả năng sự hiện diện của ánh sáng giúp chúng bắt mồi hiệu quả hơn [7].
Theo Minagava và Murano, 1993, tốc độ bắt mồi cuả ấu trùng Zoea cua Ranina
trong ngày cao cấp 2,6 – 2,8 lần so với vào ban đêm (trích từ [1]). Trong khi đó thì
Yatsuzuka, 1962 cho rằng tốc độ bắt mồi của ấu trùng ghẹ Portunus pelagicus
trong ngày cao gấp 3 đến 4 lần so với ban đêm ( trích từ [1] ). Ánh sáng giúp ấu
trùng dễ dàng tìm thấy mồi nhưng cũng dễ dàng phát hiện nhau nên hiện tượng ăn
nhau càng mạnh mẽ hơn.
Ánh sáng phản xạ từ mặt bể cũng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trường và phát

triển của ấu trùng. Ấu trùng cua biển có màu đen do đó trong ương nuôi người ta
thường sử dụng bể có màu trắng hoặc sáng để dễ quan sát ấu trùng. Nhưng theo
nghiên cứu của Abed và Chaoshu Zeng (2005) về ảnh hưởng của màu sắc bể đến tỷ
lệ sống và sự phát triển của ấu trùng cua biển Scylla serrata, với 5 màu bể: đen, nâu
sẫm, xanh đen, xanh da trời và trắng, bể màu đen cho tỷ lệ sống của ấu trùng cao
nhất, bể màu trắng tỷ lệ sống ấu trùng thấp nhất. Ương trong bể màu đen và nâu
sẫm, thời gian phát triển của các giai đoạn ấu trùng ngắn nhất [7].

2. Tình hình sản xuất giống nhân tạo cua biển trên thế giới
Cua biển Scylla là đối tượng nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao ở nhiều nước
Châu Á [13]. Nó được xem là đối tượng thay thế tôm sú trong tình trạng dịch bệnh
bùng phát từ việc nuôi tôm sú tràn lan không tuân thủ quy họach [8]. Nhiều trang
trại nuôi cua thương phẩm được xây dựng, bên cạnh đó có nhiều trại nuôi tôm sú
chuyển sang nuôi cua [8]. Trên thế giới, có nhiều công trình nghiên cứu về cua biển
nhằm xây dựng hoàn thiện quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo giống cua biển như
nghiên cứu về vòng đời [15], nghiên cứu của Serene, 1980; Starobogator, 1980 về
các đặc điểm sinh lý, sinh hóa, kỹ thuật sinh sản nhân tạo, sự tác động của các yếu
tố môi trường như nhiệt độ, độ mặn, … đến sự sinh trưởng và phát triển cua [12].
Úc và nhiều nước Châu Á đã tiến hành cho sinh sản nhân tạo giống cua biển với
nhiều phương pháp kỹ thuật khác nhau. Úc sử dụng hệ thống nước chảy liên tục với

12

vận tốc 5 L/phút trong bể ương 350L. Trong khi đó, Nhật sử dụng hệ thống bể ương
ngoài trời và thay nước 10% mỗi ngày, đôi khi trong bể ương còn đặc một thanh
khuấy trộn ở đáy bể làm sạch đáy bể và giữ cho thức ăn lơ lửng trong nước.
Malaysia ương ấu trùng cua trong nhà có mái che trong suốt. Trong khi đó, ở Ấn Độ
các bể ương được che kín với vải đen để duy trì sự phân bố đều của ấu trùng cũng
như của thức ăn trong bể và cũng như là lợi dụng tập tính hướng quang của ấu trùng
cua và Artemia để thu hút chúng đến vùng có ánh sáng nhằm tăng cường khả năng

bắt mồi của ấu trùng [8].
Mặc dù quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo giống cua biển luôn được cải
tiến hoàn thiện nhưng cho đến này vẫn chưa thành công còn gặp nhiều trở ngại. Tỉ
lệ sống ấu trùng thấp và không ổn định [13]. Tại Philippine, tỉ lệ sống từ giai đoạn
Zoea1 đến cua bột đạt 3%, Indonexia từ Zoea 1 đến Megalop đạt 1,3-1,5%,
Megalop đến cua bột đạt 70-80%, Malaysia tỉ lệ sống đến cua bột là 1-2%, Úc 5-
19%, Nhật 15-25% [14] Những trở ngại mà sinh sản nhân tạo ở các nước gặp phải
là: Trứng trong qúa trình ấp bị nhiễm nấm, vi khuẩn, trứng không thụ tinh, kỹ thuật
nuôi thức ăn tươi sống cho ấu trùng cua không hiệu quả, ấu trùng không lột xác
được đặc biệt là từ giai đoạn Zoea 5 đến Megalop và một trong những trở ngại lớn
nhất là hiện tượng ăn thịt nhau trong quá trình ương ấu trùng [15].
3. Tình hình sản xuất giống cua biển ở Việt Nam
Từ những năm 1980, để giải quyết vấn đề cua giống, Bộ Khoa học Công
Nghệ - Môi trường (KHCN-MT) và Bộ Thủy Sản đã giao nhiệm vụ cho các Viện
nghiên cứu triển khai thực hiện việc nghiên cứu vấn đề này nhưng ở thời điểm đó
các nghiên cứu chủ yếu tập trung về xác định loài và một số đặc điểm sinh học làm
cơ sở cho nhũng nghiên cứu sau này [5]. Năm 1995, tác giả Hoàng Đức Đạt đã xuất
bản cuốn “Kỹ thuật nuôi cua biển” đây là tài liệu khá hoàn chỉnh về quy trình sản xuất
giống cua biển tại Việt Nam.
Từ năm 1998, Bộ KHCN-MT đã giao cho Trung tâm nghiên cứu thủy sản III
thực hiện đề tài “Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và xây dựng quy trình kỹ thuật sản
xuất giống cua xanh loài Scylla paramamosain”. Tiến hành nghiên cứu về sức sinh

13

sản thực tế cua mẹ, ảnh hưởng của độ mặn đến quá trình phát triển phôi, ảnh hưởng
của độ muối và thức ăn đến tỉ lệ sống và sự lột xác biến thái chuyển giai đoạn của
ấu trùng cua Xanh. Kết qủa nghiên cứu của đề tài đã được ứng dụng vào thực tế và
đã được chuyển giao cho các tỉnh như: Quảng Bình, Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ
An,…Kết quả chính của đề tài và quy trình sản xuất cua nhân tạo có thể được tóm

tắt như sau:
Sức sinh sản thực tế của cua mẹ liên quan đến chiều rộng giáp đầu ngực và
khối lượng của cua. Cua lớn có sức sinh sản thực tế lớn hơn cua nhỏ hơn. Cụ thể
được trình bày trong bảng 1.

Bảng 1.2: Sức sinh sản thực tế của cua Xanh loài S. paramamosain [7]

CW (cm) Ptb (gr) N (con) SSStt (x 100)
10 ÷ 11 167,1 ± 2,3 30 1123,5 ± 2,8
11.1 ÷ 12 268,7 ± 4,7 30 1752,68 ± 7,61
12.1 ÷ 13 327,2 ± 7,6 30 1805,81 ± 28,46
13.1 ÷ 14 428,6 ±1,2 30 1993,74 ± 19,19
CW : Chiều rộng của giáp đầu ngực (mai cua), Ptb (g): Khối lượng trung bình, N: Tổng số mẫu
kiểm tra, SSStt: Sức sinh sản thực tế.

Bên cạnh đó, độ mặn dao động 30 - 35‰ được coi là khoảng độ mặn thích
hợp cho quá trình phát triển phôi xảy ra bình thường.Việc nghiên cứu về sự tác
động của độ mặn đến quá trình phát triển và ngưỡng chết của phôi, thang độ mặn
được chọn để tiến hành bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến tỉ
lệ sống và sự lột xác biến thái giai đoạn của ấu trùng Zoea và Megalops là 20‰,
30‰ và 35‰. Kết quả nghiên cứu đã tìm ra độ mặn thích hợp cho giai đoạn phát
triển của ấu trùng Zoea 1 - Megalops là 30‰ và giai đoạn Megalops đến cua bột
dao động trong khoảng 27 - 29‰.
Về ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tỷ lệ sống và sự lột xác chuyển giai
đoạn của trùng của ấu trùng cua qua nghiên cứu đã kết luận rằng: Ở giai đoạn ấu
trùng Zoea, cho ấu trùng ăn một loại thức ăn trong suốt quá trình phát triển là không
phù hợp, nên phối hợp nhiều loại thức ăn trong một giai đoạn phát triển. Luân trùng

14


là loại thức ăn rất phù hợp ở giai đoạn Zoea 1 và đầu Zoea 2 nhưng không phù hợp
ở các giai đoạn kế tiếp. Nauplii của Artemia cho ăn ở giai đoạn Zoea 2 đến đầu
Zoea 4, Artemia cho ăn từ đầu giai đoạn Zoea 4 đến hết Zoea 5. Tảo được cho ăn từ
đầu đến cuối Zoea, tảo là thức ăn gián tiếp ở các giai đọan ấu trùng Zoea. Ở giai
đoạn Megalops, 3 ngày đầu cho ăn Nauplius của Artemia, từ ngày thứ 3 trở đi cho
ấu trùng ăn Artemia sinh khối, từ ngày thứ 5 đến kết thúc giai đoạn Megalops kết
hợp sử dụng Artemia sinh khối và thức ăn chế biến làm thức ăn cho ấu trùng [6].
Cho tới thời điểm này, có thể nói rằng chỉ có quy trình sinh sản giống nhân tạo cua
loài Scylla parammosain [6] đưa ra là gần như hoàn chỉnh nhất với một số nội dung
cơ bản sau:
Chọn cua mẹ dựa trên các chỉ tiêu kỹ thuật: Cua mẹ có khối lượng từ
400gam trở lên, chiều rộng giáp đầu ngực từ 12 cm trở lên. Cua khỏe mạnh, không
bị dập nát, chân bò và chân bơi đầy đủ, đã giao vĩ, buồng trứng phát triển từ giai
đoạn II đến giai đoạn IV. Cua đủ tiêu chuẩn được đưa về nuôi vỗ trong bể xi măng
có diện tích đáy 1 - 20m
2
, độ sâu mức nước trong bể 1,0 – 1,2m, 1/3 đáy bể có lớp
bùn cát hoặc cát có độ dày từ 15 - 20 cm. Mật độ nuôi 2 - 3 con/m
2
. Thức ăn sống
gồm: cá liệt (60 - 70% tỉ lệ cho ăn), tôm, mực nhuyễn thể (30 - 40% tỉ lệ cho ăn).
Thức ăn được làm giàu khoáng vi lượng và Vitamin trước khi cho cua mẹ ăn. Hàng
ngày cho cua ăn 2 lần 5 - 7 giờ và 17 - 18 giờ. Độ mặn của nguồn nước nuôi thành thục
cua mẹ và nuôi cua ôm trứng là 30 - 35 ‰.
Cua mẹ ôm trứng được ấp bằng phương pháp treo trong bể có thể tích 100 - 150 L.
Hàng ngày cho cua mẹ ăn 1 lần/ngày và thay nước 100%, duy trì sục khí 24/24 giờ.
Trước khi trứng nở thành ấu trùng 2 ngày, tiến hành xử lý trứng phôi và cua mẹ
đồng thời ngừng cho cua mẹ ăn.
Ấu trùng từ Zoea 1 đến Zoea 5 được ương trong bể hình tròn, thể tích 500 -
1000L, sục khí 24/24. Sử dụng luân trùng là thức ăn ở giai đoạn Zoea 1 và giai đoạn

Zoea 2 với mật độ 15 - 20 con/mL, Artemia bung bù được sử dụng giai đoạn Zoea 1
đến giữa giai đoạn Zoea 3. Đầu giai đoạn Zoae 2 đến hết giai đoạn ấu trùng Zoea
cho ăn nauplius của Artemia là 10 - 15 con/L. Hàng ngày cho ăn từ 2 - 3 lần/ngày
vào lúc 5 - 6 giờ; 15 - 18 giờ và 24 - 1 giờ sáng. Cuối giai đoạn Zoae 1 tiến hành

15

siphon đáy; từ giai đoạn Zoae 2 đến Zoae 5, cuối mỗi giai đoạn làm vệ sinh siphon
đáy bể ương 1 lần.
Ấu trùng Zoea 4, 5 đến cua bột được ương trong bể xi măng có thể tích 5 -
6 m
3
, độ sâu mức nước 1.2m. Độ mặn của nước ương ở giai đoạn này là 25 - 27 ppt.
mật độ ương ấu trùng khoảng 50 cá thể/L. Thức ăn sử dụng ở giai đoạn ương này là
cả nauplii Artemia, Artemia sinh khối và thức ăn chế biến. Nauplius của Artemia
cho ăn hết giai đoạn Zoea và Megalopes. Artemia sinh khối cho ấu trùng ăn 5 ngày
đầu, hàng ngày cho ăn 3 lần (5 - 6 giờ, 17 - 18 giờ, 24 - 1 giờ sáng). Mật độ Artemia
duy trì từ 20 - 25 cá thể/L. Khoảng 2 - 3 ngày cuối giai đoạn ấu trùng Megalopes,
cho ấu trùng ăn thêm thức ăn chế biến. Khi giai đoạn Megalopes kết thúc, vẫn tiếp
tục cho ăn Artemia sinh khối và thức ăn chế biến cho đến khi thu hoạch cua bột 3 -
5 ngày tuổi. Siphon đáy bể loại bỏ thức ăn dư thừa và những cá thể chết do chuyển
giai đoạn Zoea 5 sang Megalopes và từ Megalopes sang cua bột.
Theo tạp chí hoạt động khoa học, số 7/2006. Việt Nam đã tạo được quy trình
sản xuất giống cua biển với trình độ sản xuất đạt mức cao trên thế giới. Trên cơ sở
đó, đã sản xuất được 3 triệu cua giống, hình thành 119 trại sản xuất giống cua trải
khắp 15 tỉnh từ Quảng Ninh đến Cà Mau, sản xuất được từ 50.000 đến 1.000.000
cua giống/năm.
Hiện nay, việc chuyển giao công nghệ sản xuất giống nhân tạo của biển đã
và đang được tiến hành ở nhiều địa phương trong cả nước như:: Hải Phòng, Thanh
Hoá, Ninh Bình, Nam Định, Nghệ An, Quảng Trị, Huế, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà

Mau… Đây là bước đi kịp thời, đúng hướng, giúp đáp ứng nhu cầu khá lớn về con
giống, đồng thời từng bước giảm dần nguy cơ khai thác cạn kiệt nguồn cua giống
tự nhiên. Cụ thể như: năm 2003, Bộ Thủy Sản đã phê duyệt đự án chuyển giao công
nghệ sản xuất giống cua biển loài Scylla paramamosain cho 4 tỉnh: Ninh Bình, Nam
Định, Bến Tre và Nghệ An do viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III đảm nhiệm.
Kết quả, tỷ lệ sống từ Zoea 1 - cua bột lần lượt là 6,5%, 6,8%, 824%, 6,7% (http://
www.nafec.gov.vn).

16








































Hình 1.2: Cua ôm trứng sau khi đẻ
(Nguyễn Cơ Thạch, 2006)






17





































Hình 1.3: Các giai đoạn ấu trùng đến cua bột
(David Man, 1998)
Trứng sau khi đẻ 12 ngày

Ấu trùng Zoea 1

Ấu trùng Megalopa

Ấu trùng Zoea 5

Cua bột 1 tuổi


18

PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Thời gian và địa điểm đối tượng nghiên cứu
- Thời gian thực tập: 25/08/2007 đến 10/11/2007
- Địa điểm: Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất Giống Hải sản Thanh Hóa
- Đối tượng nghiên cứu: Cua biển ( Scylla paramamosain Estempador, 1949)
2. Nội dung nghiên cứu































Hình 1.4: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

Tìm hi
ểu hệ thống
công trình – Kỹ
thu

ật xử lý n
ư
ớc

Tìm hi
ểu kỹ thuật
ương nuôi trùng
Điều
kiện tự
nhiên
và hệ
thống
công
trình
Ngu
ồn
Nước
và kỹ
thuật
xử lý
nước
Tuy
ển
chọn
cua mẹ
K

thuật
nuôi
cua mẹ

thành
thục
K
ỹ thuật
ương
nuôi ấu
trùng
thành
cua bột
1
Kết luận và đề xuất ý kiến
N
ỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Tìm hi
ểu kỹ thuật
tuyển chọn, nuôi vỗ
cua m
ẹ v
à cho đ


K

thuật
cho đẻ
và nuôi
cua ôm
trứng

19


3. Hệ thống bể và thức ăn phục vụ sản xuất
- Nuôi cua mẹ thành thục:
+ Bể ximăng có thể tích 10m
3
/bể, đáy nghiêng về nơi thoát nước, có hệ
thống sục khí. Sử dụng ngói để tạo hang trú ẩn cho cua.
+ Sử dụng thức ăn sống: cá liệt, tôm kí cư, ngao,… cắt miếng nhỏ khoảng
0,1 - 0,2cm.
- Nuôi cua ôm trứng:
+ Bể composite có thể tích 120L đã đựợc vệ sinh sạch sẽ, có hệ thống sục khí.
+ Sử dụng thức ăn như nuôi cua mẹ thành thục.
- Ương ấu trùng:
+ Bể composite hình tròn, thể tích 1000 L. Bể được vệ sinh bằng xà phòng
và dung dịch chlorine 200 ppm trong thời gian 24 giờ, sau đó đánh xà phòng lần 2
và rửa lại bằng nước ngọt.
+ Thức ăn: Artemia bung dù và Nauplius của Artemia. Nauplius của Artemia
được làm giàu trước khi cho cua ăn. Cách làm giàu: thành phần làm giàu: 1/3
Spirulina + 1/3 Fripak + 1/3 Lansy + dầu gan mực + ET600. Cho hỗn hợp trên vào
máy xay rồi cho ấu trùng của Artemia ăn.
Lượng Nauplius của Artemia đã được làm giàu phải được sử dụng cho ấu trùng
cua ăn hết trong vòng 8 giờ kể từ khi ấu trùng Nauplius được làm giàu.
- Ương ấu trùng cua từ Megalop đến cua bột 1:
+ Bể ximăng có thể tích 10m
3
, phần bể tập trung nhiều ánh sáng được phủ
bằng lưới chắn ánh sáng giúp ấu trùng phân bố đều trong bể ương. Bể bố trí 9 viên
đá sục khí/bể. Lưới, vỏ sò đã được vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng, chlorine sau đó
rửa lại bằng nước ngọt nhiều lần rồi đem phơi khô trước khi sử dụng làm giá thể.
+ Thức ăn: Nauplius của Artemia cà thức ăn chế biến. Thức ăn được chế

biến: nguyên liệu bao gồm: cá liệt 5% + cá ù 4% + Lansy 5% + bột hầu 10% + tôm
20% + ngao + mực 14% và thêm gan dầu mực 0,5% + tảo khô 0,5% + lòng đỏ trứng
gà 5%. Cho hỗn hợp này xay mịn, sau đó đem hấp cách thủy trong 20 - 30 phút đến
khi thức ăn chín. Để nguội và bảo quản trong tủ lạnh, sử dụng trong 2 - 3 ngày sau
khi chế biến.

20

4. Phương pháp thu thập số liệu

- Phương pháp gián tiếp: Qua các báo cáo khoa học, luận văn tài liệu, tạp chí
khoa học web.
- Phương pháp trực tiếp: Thông qua cán bộ kỹ thuật, trực tiếp tham gia sản
xuất để tìm hiểu về các chỉ tiêu tuyển chọn cua bố mẹ( khối lượng, kích thước, tình
trạng sức khỏe, giai đoạn thành thục, màu sắc,…kỹ thuật nuôi cua mẹ thành thục và
nuôi cua ôm trứng ( trang thiết bị, nguồn nước, mật đọ uôi, phương pháp chăm sóc
và quản lý), kỹ thuật thu và ương ấu trùng thành cua bột ( dụng cụ thu ấu trùng,
thiết bị ương nuôi, phương pháp chăm sóc và quản lý).
5. Phương pháp xác định các thông số
5.1. Xác định các yếu tố môi trường
- Xác định nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân .
- Xác định độ mặn bằng khúc xạ kế.
- Xác định pH bằng test đo pH
5.2. Xác định các chỉ tiêu
- Tỷ lệ sống cua mẹ:
T
s
= C
s
/C

o

*
100
- Tỷ lệ cua mẹ ôm trứng:
T
o
= C
t
/C
o
*
100
Trong đó:
T
s
: Tỷ lệ sống cua mẹ trong nuôi vỗ
T
0
: Tỷ lệ cua ôm trứng
C
S
: Số cua mẹ sống
C
0
: Số cua mẹ ban đầu
C
t
: Số cua ôm trứng
- Xác định số lượng ấu trùng theo phương pháp thể tích:

+ Xác định số lượng ấu trùng Zoea1: Sau khi trứng nở thàng ấu trùng
chuyển cua mẹ sang bể khác, sục khí mạnh để ấu trùng phân tán đều, dùng cốc đong
100 mL nước tại 3 điểm bất kỳ. Đếm số ấu trùng có trong cốc suy ra số lượng ấu trùng
trong cả bể.
+ Xác định số lượng ấu trùng Megalops: Tương tự giai đoạn Zoea.
+ Xác định số lượng cua bột: Đếm trực tiếp.
+ Công thức tính số lượng ấu trùng:


21

T = V * A

T: Số lượng ấu trùng cần định lượng
V: Thể tích nước chứa số ấu trùng cần định lượng
A: Số lượng ấu trùng trong thể tích nước mẫu
- Tỷ lệ sống của ấu trùng (T
at
):
T
at
= A
1
/A
2
* 100
Trong đó:
A
1
: Số lượng ấu trùng giai đoạn sau

A
2
: Số lượng ấu trùng giai đoạn trước.
+ Công thức tính tỉ lệ sống của các giai đoạn ấu trùng:

Z
1
giai đoạn đầu
Z
2
=
Z
2

x100

Z
2
giai đoạn đầu

Z
3
=

Z
3

x100

Z

3
giai đoạn đầu

Z
4
=

Z
4

x100

Z
4
giai đoạn đầu

Z
5
=

Z
5

x100

Z
5
giai đoạn đầu

Megalops


=
Megalops
x100

- Thời gian chuyển giai đoạn (T):
T = T
2
– T
1

Trong đó:
T
1
: Thời điểm xuất hiện ấu trùng giai đoạn trước
T
2
: Thời điểm xuất hiện ấu trùng giai đoạn sau.
- Tỉ lệ đẻ (TLĐ %):
Số cua mẹ đẻ trứng
TL Đ =
Tổng số cua nuôi thành thục
x 100


22

- Xác định chất lượng ấu trùng: Sau khi xác định được số lượng ấu trùng Z1,
tắt sục khí 1- 2 phút để ấu trùng khỏe có tính hướng quang và nổi lên tầng mặt, số
ấu trùng yếu bị lắng đáy, siphon loại bỏ số ấu trùng yếu. Sau đó sục khí mạnh để ấu

trùng khỏe phân bố đều rồi dùng cốc đong 100 mL nước lấy ở 3 vị trí khác nhau.
Đếm số lượng ấu trùng trong cốc suy ra số trùng khỏe trong cả bể.
Nhận biết ấu trùng khỏe: khi vặn nhỏ hoặc tắt sục khí, toàn bộ ấu trùng khỏe nổi
nhanh và dày trên mặt nước, ấu trùng hướng quang nhanh và có màu đen sậm.
+ Chất lượng ấu trùng ( CLAT%)

Số lượng ấu trùng khỏe
CLAT =

Tổng số ấu trùng Zoea
x 100
5.3. Phương pháp xử lý số liệu:
- Sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu các yếu tố môi trường
- Công thức tính giá trị trung bình:



n
i
i
X
n
X
1
*
1

- Độ lệch chuẩn:




n
i
XXi
n
1
2
)(*
1



23

PHẦN 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

1. Đặc điểm tự nhiên của vùng
1.1. Vị trí địa lý
Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất Giống Hải sản Thanh Hoá tại xã Hoàng
Thanh, huyện Hoàng Hoá có vị trí sát biển, có nguồn nước biển chủ động cho sản
xuất. Khuôn viên trại độc lập có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu, sản
xuất giống. Các điều kiện này thuận lợi cho việc triển khai sản xuất giống nhân tạo
cua và ương nuôi cua bột thành cua giống.
1.2. Điều kiện tự nhiên
1.2.1. Điều kiện khí hậu
Trại sản xuất nằm trong vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới
gió mùa và ven biển Bắc Trung Bộ.Trong năm có 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông.
Mùa hạ chịu chi phối của gió mùa Tây Nam, khí hậu nóng ẩm. Mùa đông chịu ảnh
hưởng của gió mùa đông Bắc, khí hậu khô lạnh. Nhiệt độ không khí trung bình là

23,7
o
C, nhiệt độ cao nhất 41
o
C vào màu hè, mùa đông nhiệt độ xuống thấp, có ngày
nhiệt độ xuống dưới 7
o
C. Lượng mưa trung bình hàng năm là: 1.896mm, cao nhất
vào tháng 7 - 8.
1.2.2. Chế độ thủy triều
Vùng biển Hoàng Thanh thuộc chế độ nhật triều, biên độ dao động từ 2,9 -
3,2m. Một tháng có hai con nước lớn, trung bình từ 6 - 7 ngày.
2. Hệ thống công trình trại sản xuất
Trung tâm được xây dựng năm 1994 với tổng diện tích gần 1ha, công suất
thiết kế khoảng 55 vạn cua bột/năm, có vị trí thuận lợi: Phía Đông giáp biển, phía
Tây giáp khu dân cư và đường giao thông. Trước đây trại chủ yếu tập trung nghiên

×