TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
KHOA NGÂN HÀNG
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG – PGD BÌNH TÂY.
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Trần Huy Hoàng
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Tân
Lớp – Khóa : NH7 – K32
Niên khóa 2006 – 2010
i
LỜI CẢM ƠN!
Sau 4 năm được sự dìu dắt và chỉ bảo tận tình của quý thầy cô trong trường “Đại
Học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh” đã giúp em có nhiều kiến thức về chuyên môn cũng như
cuộc sống. Thầy cô đã trang bị cho em hành trang để bước vào đời, bằng tất cả sự chân
thành, em xin cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh, đặc biệt là
các thầy cô trong khoa Ngân Hàng! Kính chúc quý thầy cô sức khỏe dồi dào để dìu dắt
những thế hệ đàn em vào đời!
Qua thời gian thực tập, tuy không dài, nhưng được sự giúp đỡ của anh chị trong
Ngân hàng TMCP Kiên Long – PGD Bình Tây đã tạo điều kiện cho em có cơ hội tiếp cận
với thực tế, tránh cho em những bở ngỡ lúc mới đi làm sau khi tốt nghiệp.
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy Trần Huy Hoàng và các anh
chị đang làm việc tại PGD Bình Tây, đặc biệt là các anh trong phòng tín dụng đã nhiệt tình
giúp đỡ em trong thời gian thực tập, tạo điều kiện và hướng dẫn em thực hiện chuyên đề
này.
Tất cả sự giúp đỡ đó là nguồn động viên lớn giúp em bước vào đời, đóng góp một
phần công sức nhỏ vào công cuộc xây dựng đất nước.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
i
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
iii
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Giới thiệu về NHTMCP Kiên Long 2
1.1 Khái quát về NHTMCP Kiên Long 2
1.2 Bộ máy tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban 3
1.2.1 B máy t ch cộ ổ ứ 3
1.2.1.1 H i đ ng qu n trộ ồ ả ị 4
1.2.1.2 Ban ki m soátể 4
1.2.1.3 Ban đi u hànhề 4
1.2.2 Ch c n ng và nhi m v các phòng banứ ă ệ ụ 4
1.2.2.1 Ban T ng giám đ cổ ố 4
1.2.2.2 Kh i t ng h p tác nghi pố ổ ợ ệ 5
1.2.2.3 Kh i h tr k thu tố ổ ợ ỹ ậ 9
1.3 Các sản phẩm kinh doanh chủ yếu 10
1.3.1 S n ph m, d ch v khách hàng cá nhânả ẩ ị ụ 10
1.3.1.1 Huy đ ng v n:ộ ố 10
1.3.1.2 Tín d ngụ 10
1.3.1.3 D ch vị ụ 11
1.3.2 S n ph m, d ch v khách hàng doang nghi pả ẩ ị ụ ệ 11
1.3.2.1 Huy đ ng v nộ ố 11
1.3.2.2 Tín d ngụ 11
1.3.2.3 D ch vị ụ 11
1.4 Mạng lưới hoạt động 11
1.4.1 Mi n B cề ắ 11
1.4.2 Mi n trungề 12
1.4.3 Mi n Namề 12
1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh tại PGD Bình Tây 2008 – 2009
12
1.5.1 Huy đ ng v nộ ố 12
1.5.2 D n cho vayư ợ 13
1.5.3 K t qu kinh doanhế ả 14
1.6 Định hướng phát triển trong tương lai 15
1.6.1 S m nh, tôn ch và ph ng châm ho t đ ng c a ngân hàng Kiên Longứ ệ ỉ ươ ạ ộ ủ 15
1.6.1.1 S m nh KienlongBankứ ệ 15
1.6.1.2 Tôn ch và ph ng châm ho t đ ngỉ ươ ạ ộ 15
1.6.2 Nhi m v , đ nh h ng ho t đ ng 2010ệ ụ ị ướ ạ ộ 16
Chương 2: Thực trạng CVTD tại ngân hàng TMCP Kiên Long –
PGD Bình Tây 17
2.1 Những vấn đề cơ bản về cho vay tiêu dùng 17
2.1.1 Khái ni m cho vay tiêu dùngệ 17
2.1.2 c đi m cho vay tiêu dùngĐặ ể 17
2.1.3 Vai trò c a cho vay tiêu dùngủ 18
iv
2.1.3.1 i v i ngân hàng th ng m iĐố ớ ươ ạ 18
2.1.3.2 i v i ng i tiêu dùngĐố ớ ườ 18
2.1.3.3 i v i n n kinh t xã h iĐố ớ ề ế ộ 18
2.1.4 Các nhân t nh h ng đ n vi c m r ng tìn d ng tiêu dùngố ả ưở ế ệ ở ộ ụ 19
2.1.4.1 i v i ngân hàngĐố ớ 19
2.1.4.2 Nhóm nhân t thu c khách hàngố ộ 21
2.1.4.3 Nhóm nhân t thu c v môi tr ng ho t đ ng c a ngân hàngố ộ ề ườ ạ ộ ủ 21
2.2 Thực trạng CVTD tại ngân hàng Kiên Long – PGD Bình Tây. 23
2.2.1 Các hình th c CVTD đ c áp d ng t i ngân hàngứ ượ ụ ạ 23
2.2.1.1 Cho vay tr góp ngàyả 23
2.2.1.2 Cho vay tr góp cán b công nhân viênả ộ 23
2.2.1.3 Cho vay mua xe ô tô 23
2.2.1.4 Cho vay tr góp sinh ho t tiêu dùngả ạ 23
2.2.1.5 Cho du h cọ 23
2.2.1.6 . Cho vay xây d ng, s a ch a nhà ự ử ữ ở 23
2.2.2 Quy đ nh v cho vay tiêu dùngị ề 24
2.2.2.1 i u ki n vay v nĐ ề ệ ố 24
2.2.2.2 H s vay v nồ ơ ố 24
2.2.2.3 Tài s n b o đ mả ả ả
24
2.2.2.4 Th i h n cho vayờ ạ
24
2.2.2.5 M c cho vay, lo i ti n cho vayứ ạ ề
25
2.2.2.6 Lãi su t và phí cho vayấ 25
2.2.2.7 Gi i h n cho vayớ ạ 26
2.2.2.8 Ph ng th c cho vayươ ứ 26
2.2.2.9 Ki m tra, giám sát v n vayể ố 27
2.2.2.10 Thu n , c c u l i th i h n tr n , chuy n n quá h nợ ơ ấ ạ ờ ạ ả ợ ể ợ ạ 27
2.2.2.11 B o đ m b ng tài s n c a bên th ba đ vay v nả ả ằ ả ủ ứ ể ố 27
2.2.3 Quy trình cho vay 28
2.2.3.1 Tìm ki m khách hàng, ti p nh n h s đ ngh vay v nế ế ậ ồ ơ ề ị ố 28
2.2.3.2 Phân tích và th m đ nh tín d ngẩ ị ụ 32
2.2.3.3 Quy t đ nh tín d ngế ị ụ 33
2.2.3.4 Gi i ngânả 38
2.2.3.5 Ki m tra giám sát thu h i n , thanh lý H TD, h p đ ng b o đ m ti n vayể ồ ợ Đ ợ ồ ả ả ề 38
2.2.4 C c u CVTD t i PGD Bình Tâyơ ấ ạ 39
2.2.4.1 C c u d n CVTD so v i t ng d n cho vayơ ấ ư ợ ớ ổ ư ợ 39
2.2.4.2 C c u d n CVTD theo m c đích vay v nơ ấ ư ợ ụ ố 39
2.2.4.3 T tr ng d n CVTD theo th i gianỷ ọ ư ợ ờ 41
2.2.4.4 T tr ng thu lãi và l i nhu n CVTD trên t ng thu lãi và l i nhu n t ho t đ ng ỷ ọ ợ ậ ổ ợ ậ ừ ạ ộ
TD 42
2.2.4.5 T l n quá h n trên t ng d n cho vay tiêu dùngỷ ệ ợ ạ ổ ư ợ 43
v
2.2.5 Qu n tr r i ro ho t đ ng cho vay tiêu dùngả ị ủ ạ ộ 44
2.2.5.1 Ph ng pháp qu n tr r i ro tín d ng:ươ ả ị ủ ụ 44
2.2.5.2 Ph ng pháp qu n lý r i ro lãi su tươ ả ủ ấ 45
2.3. Đánh giá hoạt động CVTD tại ngân hàng Kiên Long - PGD
Bình Tây 45
2.3.1 Thành t uự 45
2.3.2 H n ch - nguyên nhânạ ế 46
2.3.2.1 H n chạ ế 46
2.3.2.2 Nguyên nhân 46
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động
CVTD tại 47
3.1 Giải pháp của ngân hàng Nhà Nước 47
3.2 Giải pháp của ngân hàng Kiên Long 49
3.2.1 a d ng hóa s n ph mĐ ạ ả ẩ 49
3.2.2 Hoàn thi n quy đ nh cho vay tiêu dùngệ ị 51
3.2.3 ào t o và phát tri n ngu n nhân l cĐ ạ ể ồ ự 52
3.2.4 Nâng cao kh n ng thu nả ă ợ 54
3.2.5 Hi n đ i hóa c s v t ch t, xây d ng h th ng CNTT, ngân hàng hi n đ iệ ạ ơ ơ ậ ấ ự ệ ố ệ ạ 55
3.2.6 T ng c ng ho t đ ng ti p th , tìm ki m khách hàng ti m n ngă ườ ạ ộ ế ị ế ề ă 56
3.2.7 T ng c ng c nh tranh b ng lãi su tă ườ ạ ằ ấ 57
3.2.8 M r ng m ng l i chi nhánh và phòng giao d chở ộ ạ ướ ị 58
3.3 Kiến nghị với Ngân hàng Kiên Long 59
KẾT LUẬN 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn qua 2 năm 2008 – 2009
Bảng 1.2: Dư nợ cho vay tại PGD Bình Tây 2008 – 2009
Bảng 2.1: Cơ cấu dư nợ CVTD so với tổng dư nợ cho vay tại PGD Bình Tây 2008 2009
Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ CVTD theo mục đích sử dụng vốn tại PGD Bình Tây 2008 – 2009
Bảng 2.3: Tỷ trọng dư nợ CVTD theo thời gian tại PGD Bình Tây 2008 – 2009
Bảng 2.4: Tỷ trọng thu lãi CVTD so với tổng thu lãi tại PGD Bình Tây 2008 – 2009
Bảng 2.5: Bảng tính tỷ lệ nợ quá hạn của PGD Bình Tây năm 2008-2009
Bảng 3.1: Lãi suất huy động vốn, lãi cuối kỳ của KienlongBank và ngân hàng Đông Á, HD
Bảng 3.2: Số lượng chi nhánh và PGD của KienlongBank qua các năm
vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Tỷ trọng dư nợ cho vay theo thời gian tại PGD Bình Tây 2008 – 2009
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu dư nợ CVTD so với tổng dư nợ cho vay tại PGD Bình Tây 2008–
2009.
Biểu đồ 2.2:Cơ cấu dư nợ CVTD theo mục đích sử dụng vốn tại PGD Bình Tây 2008–
2009.
Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng dư nợ CVTD theo thời gian tại PGD Bình Tây 2008 – 2009.
viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CB-CNV : Cán bộ công nhân viên
CBNV : Cán bộ nhân viên
CHXHCN : Cộng hòa xã hội chũ nghĩa
CNTT : Công nghệ thông tin
CV : Cho vay
CVTD : Cho vay tiêu dùng
DVKH : Dịch vụ khách hàng
HĐTD : Hợp đồng tín dụng
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần
PGD : Phòng giao dịch
TCTD : Tổ chức tín dụng
TD : Tín dụng
TĐKT : Thi đua khen thưởng
TMCP : Thương mại cổ phần
Tp. : Thành phố
ix
x
LỜI MỞ ĐẦU
Với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay, đời sống của người dân ngày càng được
cải thiện, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, thì nhu cầu về ăn, ở, mặc rất đa
dạng và phong phú. Với những nhu cầu cấp thiết phục vụ cuộc sống thì khá nhiều người có
nhu cầu chi tiêu trước khi tích lũy được số tiền cần thiết, như việc chi tiêu mua sắm phục
vụ đời sống, chi phí chữa bệnh, cưới hỏi, học phí… Trong khi các tổ chức cung ứng hàng
hóa chưa sẵng lòng cấp tín dụng cho tiêu dùng thì việc vay tiền tại các ngân hàng để đáp
ứng nhu cầu chi tiêu trước mắt là phương án lựa chọn mà người dân nghỉ đến. Nhận thấy
được nhu cầu này, trong thời gian gần đây không ít ngân hàng trong và ngoài nước đã xác
định chiến lược phát triển hướng đến thị trường cho vay tiêu dùng đầy tiềm năng này.
Chính vì thế làm cho hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng cạnh tranh quyết liệt hơn.
Trong năm 2009, vì muốn khôi phục nền kinh tế sau cơn khủng hoảng, chính phủ đưa ra
các chính sách kích cầu tạo điều kiện cho vay tiêu dùng phát triển và cũng làm cho sự cạnh
tranh trong lĩnh vực này vốn rất gay gắt trở nên gay gắt hơn nữa.
Ngân hàng TMCP Kiên Long nói chung và PGD Bình Tây nói riêng đã đẩy mạnh
cho vay trong lĩnh vực này. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động cho
vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Kiên Long – PGD Bình Tây”. Phân tích tình hình cho
vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Kiên Long – PGD Bình Tây và đưa ra một số giải pháp
nhằm thúc đẩy cho vay tiêu dùng phát triển hơn nữa và có thể cạnh tranh với các
NHTMCP khác trên cùng địa bàn.
Để giải quyết được mục đích mà chuyên đề hướng tới, em đã vận dụng lý thuyết
các môn nghiệp vụ NHTM, quản trị ngân hàng làm nền tảng lý luận. Bên cạnh đó, sử dụng
các phương pháp như thống kê, tổng hợp số liệu để đánh giá tình hình hoạt động của cho
vay tiêu dùng tại PGD Bình Tây.
Ngoài phần mở bài và kết luận, chuyên đề được chia làm ba chương:
Chương 1: Giới thiệu về NHTMCP Kiên Long
Chương 2: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Kiên Long –PGD Bình Tây.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng
tại NHTMCP Kiên Long – PGD Bình Tây.
1
Chương 1: Giới thiệu về NHTMCP Kiên Long
1.1 Khái quát về NHTMCP Kiên Long
Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) được thành lập và đi vào hoạt động
từ tháng 10/1995 tại Kiên Giang. Qua hơn 15 năm hoạt động, KienlongBank trở thành một
ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin của khách
hàng. Từ một ngân hàng hoạt động cho vay tín dụng tại các vùng nông thôn Đồng bằng
sông Cửu Long với số vốn điều lệ 1,2 tỷ đồng tại thời điểm 1995, đến nay ngân hàng Kiên
Long đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên trên 1.000 tỷ đồng, điều này nói lên sự phát triển
ổn định và bền vững của Ngân hàng Kiên Long. Theo lộ trình đề ra đến cuối năm 2010,
KienlongBank sẽ có vốn điều lệ trên 3.000 tỷ đồng.
KienlongBank hoàn thành dự án hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, cụ thể: triển
khai hoàn thành dự án Core Banking với các dịch vụ Internet Banking, Moble Banking,
Home Banking. Các dịch vụ khác: dịch vụ Western Union, phát hành và đưa vào khai thác
hệ thống thẻ ATM và các sản phẩm có liên quan.
Kienlongbank đầu tư lớn cho lĩnh vực công nghệ thông tin nhằm đẩy mạnh phát
triển các sản phẩm dịch vụ, cung cấp nhiều tiện ích cho khách hàng. Cụ thể là sử dụng
công nghệ Core Banking, xây dựng trung tâm dữ liệu theo đúng tiêu chuẩn để đảm bảo
toàn hệ thống vận hành tập trung và ổn định, vận hành chương trình GoldRiver và cài đặt
cho các đơn vị mới, mở rộng hệ thống mạng WAN và hoàn thiện đường truyền dự phòng
để đảm bảo hoạt động thông suốt giữa các đơn vị.
KienlongBank tập trung đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng quy trình tuyển dụng
chắt chẽ để tuyển chọn nhân viên có năng lực và tâm huyết với công việc. Hiện tổng số
nhân viên của KienlongBank trên 1.000 người, tăng hơn 50 lần so với giai đoạn đầu thành
lập. Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm số lượng cao trong tổng số nhân viên
nghiệp vụ của KienlongBank.
Liên kết với viện nghiên cứu phát triển – Đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh đào tạo
các lớp Giám Đốc điều hành (CEO). Đặc biệt KienlongBank còn ký kết hợp tác chiến lược
với Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) trong đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công
nghệ và ký kết đào tạo nguồn nhân lực với trường Đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
KienlongBank đã xây dựng được nhiều trụ sở mới khang trang ở các thành phố lớn
như: Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Rạch Giá và các tỉnh thành khác (kể cả các huyện
thị trực thuộc). Ngoài ra, ngân hàng đã trang bị xong hệ thống phần mềm mới Core
Banking chuyên về quản lý các nghiệp vụ ngân hàng và “Chương trình quản lý nhân sự -
2
tiền lương” tương đối hiện đại, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu mở rộng kinh doanh
của ngân hàng.
Ngân hàng Kiên Long luôn giữ mối quan hệ hợp tác tốt với ngân hàng Nhà Nước
Việt Nam và các Ngân hàng thương mại Nhà nước hoạt động trên cùng địa bàn. Đồng thời
có sự kết hợp chặt chẽ với các Ngân hàng thương mại cổ phần và các Công ty Tài chính
trong và ngoài tỉnh như: Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Ngoại
Thương Tp. Hồ Chí Minh, Ngân hàng phát triển Nhà Tp. Hồ Chí Minh, Công ty Tài chính
Dầu khí Tp. Hồ Chí Minh… nhằm liên kết trong việc thực hiện các dịch vụ ngân hàng và
tạo thêm nguồn vốn đáp ứng kịp thời cho kinh doanh. Ngoài ra Ngân hàng Kiên Long còn
là thành viên tích cực của Hiệp Hội Ngân Hàng Việt Nam, Hội doanh nghiệp trẻ tỉnh Kiên
Giang, thành viên của Câu lạc bộ các Nhà quản lý Ngân hàng Khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long.
Ngân hàng Kiên Long được Nhà nước trao tặng bằng khen Thủ Tướng Chính Phủ;
mười hai năm liên tục được Hiệp Hội Ngân Hàng Việt Nam tặng cờ thi đua về hoạt động
an toàn và hiệu quả; ba năm liền (2006 – 2008) nằm trong top 10 Ngân hàng tốt nhất tại
Thương Hiệu Việt lần thứ 3 đơn vị khách hàng bình chọn. Đặc biệt trong nhiều năm liền,
Ngân hàng TMCP Kiên Long luôn được Ngân Hàng Nhà Nước xếp loại A theo tiêu chí
xếp loại hoạt động Ngân hàng TMCP.
Ngày 15/12/2007, Ngân hàng Kiên Long nhận hai giải thưởng của Westerm Union
khu vực Đông Dương và Trung tâm Dịch vụ Tài chính Eden với thành tích Ngân hàng có
doanh số chi trả cao nhất và có nhiều giải pháp tiếp thị tốt nhất 2007.
Ngày 26/10/2007 Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam ký quyết định số
1224/2007/QĐ9-CTN, về việc tặng Huân chương lao động hạng 3 cho Ngân hàng TMCP
Kiên Long và cho cá nhân Ông Trương Hoàng Lương vì đã có thành tích xuất sắc trong
công tác từ năm 2002 đến 2006, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng Chủ Nghĩa Xã
Hội và bảo vệ Tổ quốc.
Tháng 9/2008, Ngân hàng tiếp tục nhận được hai Cúp vàng Topten Sản phẩm –
Dịch vụ Uy tín Chất lượng Thương Hiệu Việt hội nhập WTO do Liên Hiệp các Hội Khoa
Học và Kỹ thuật Việt Nam, trung tâm nghiên cứu ứng dụng thương hiệu Việt tổ chức bình
chọn.
1.2 Bộ máy tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban
1.2.1 Bộ máy tổ chức
3
1.2.1.1 Hội đồng quản trị
Ông Trần Hưng Thịnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Ông Trương Hoàng Lương, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị.
Ông Vũ Văn Cần, Vũ Thế Thanh, Nguyễn Hữu Thọ, Bùi Tấn Tài, Huỳnh Bá Lân:
Ủy viên Hội đồng quản trị.
1.2.1.2 Ban kiểm soát
Ông Nguyễn Chí Nhiều, Trưởng ban kiểm soát.
Ông Lê Thành Hưng, Nguyễn Văn Phú: Kiểm soát viên.
1.2.1.3 Ban điều hành
Ông Trương Hoàng Lương, Tổng giám đốc, phụ trách chung.
Ông Nguyễn Quang Toan, Phó Tổng giám đốc, phụ trách khối điều hành – hỗ trợ.
Ông Phạm Công Văn, Phó Tổng giám đốc, phụ trách khối kinh doanh.
Ông Phạm Khắc Khoan, Phó Tổng giám đốc, phụ trách khối tổng hợp – ngân quỹ.
Ông Vũ Đức Cần, Phó Tổng giám đốc, phụ trách khu vực Miền Tây Nam Bộ kiêm
giám đốc Chi nhánh Rạch Giá.
Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó Tổng giám đốc, phụ trách khu vực Miền Bắc kiêm
giám đốc Chi nhánh Hà Nội.
Ông Trịnh Phước Hùng, Phó Tổng giám đốc, phụ trách khu vực Miền Đông Nam
Bộ và Tp. Hồ Chí Minh kiêm giám đốc Chi nhánh Sài Gòn.
Ông Nguyễn Châu, Kế toán trưởng.
1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban
1.2.2.1 Ban Tổng giám đốc
a. Tổng giám đốc
Phụ trách chung tất cả cá lĩnh vực hoạt động hàng ngày của ngân hàng.
Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo, quản lý, điều phối, kiểm tra, giám sát và chịu trách
nhiệm về thu chi tài chính, công tác tổ chức nhân sự, đầu tư, tiếp thị, phát triển mạng
lưới, công nghệ thông tin, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và các đơn vị trong hệ
thống.
Tham mưu cho Hội đồng quản trị xây dựng định hướng hoạt động và chiến lược
phát triển chung toàn ngân hàng, chiến lược nhân sự, công tác tuyển dụng, đào tạo
nhân sự và tổ chức, bố trí nhân sự quản lý cấp cao.
4
b. Các Phó Tổng giám đốc
Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo, điều phối, kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệm về kết
quả hoạt động của khối mà mình phụ trách.
Chịu trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo, triển khai, kiểm tra, giám sát công tác phát triển
sản phẩm và chất lượng dịch vụ thuộc khối phụ trách.
Phụ trách công tác quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng toàn ngân hàng.
Ký duyệt, thanh toán, tạm ứng công tác phí trong hạn mức phân công của Tổng
giám đốc.
Thay mặt Tổng giám đốc ký các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ thuộc mảng
công tác được phân công quản lý, thiết lập duy trì và phát triển các mối quan hệ đối
ngoại tại địa phương thuộc khu vực phụ trách.
Phụ trách công tác tổng hợp, xây dựng các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh
doanh, dịch vụ, đầu tư của ngân hàng.
Phụ trách công tác mở rộng mạng lưới hoạt động, giám sát quy trình xây dựng, sữa
chữa các công trình tại khu vực phụ trách.
Tham mưu cho Tổng giám đốc trong các công tác: định hướng hoạt động kinh
doanh trong lĩnh vực phụ trách; xây dựng kế hoạch, chiến lược nhân sự, tuyển dụng
nhân sự cho các phòng nghiệp vụ, các mảng công tác được phân công quản lý.
Thực hiện các công việc khác theo sự phân công, ủy quyền của Tổng giám đốc
hoặc theo các quy chế, quy trình nghiệp vụ có liên quan.
1.2.2.2 Khối tổng hợp tác nghiệp
a. Phòng kinh doanh
Là trung tâm và đầu mối tổ chức, hướng dẫn, thực hiện hoạt động kinh doanh của
ngân hàng.
Tham mưu cho Ban Tổng Giám Đốc chính sách tín dụng và quản lý rủi ro trong
hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
Xây dựng kế hoạch kinh doanh của Phòng và tham gia lập kế hoạch, phân bổ chỉ
tiêu dư nợ cho vay, chất lượng tín dụng của Ngân hàng.
Hoạch định và triển khai các chính sách tín dụng và tài trợ thương mại cũng như
các sản phẩm dịch vụ khác của Ngân hàng Kiên Long.
Biên soạn các quy chế, quy định, quy trình liên quan đến hoạt động tín dụng, tài trợ
thương mại; Giám sát và hướng dẫn và huấn luyện nhân viên các đơn vị trực thuộc về
nghiệp vụ thực hiện các sản phẩm, dịch vụ.
5
Tổ chức hướng dẫn và thực hiện nghiệp vụ cho vay, tài trợ thương mại của Ngân
hàng theo quy định, trên cơ sở hiệu quả và an toàn.
Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, cải tiến liên tục các sản phẩm, lập kế
hoạch triển khai thực hiện sản phẩm theo từng gian đoạn phát triển của Ngân hàng.
Thống kê và phân tích số liệu liên quan đến tín dụng và tài trợ thương mại, cung
cấp số liệu cho Ban lãnh đạo cũng như các phòng ban chức năng liên quan.
Theo dõi và hổ trợ các đơn vị trực thuộc hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch. Tham mưu
cho Ban Tổng giám đốc giải quyết đề xuất hợp lý của các đơn vị trực thuộc nhằm tạo
điều kiện thuận lợi trong tín dụng và tài trợ thương mại cho các đơn vị này.
Phân tích, tái thẩm định và trình Ban Tổng giám đốc, Hội đồng tín dụng những
món cho vay vượt hạn mức ủy quyền của các đơn vị trực thuộc.
Phối hợp với Phòng kiểm tra và kiểm toán nội bộ giám sát và tổ chức kiểm tra việc
thực hiện các quy chế, quy trình, quy định của các cơ quan trực thuộc toàn hệ thống
Ngân hàng.
Phối hợp với phòng tiếp thị thu thập thông tin về sản phẩm, lãi suất cho vay bằng
VND, ngoại tệ, vàng của các ngân hàng bạn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của
ngân hàng.
Chấp hành và thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Tổng giám đốc giao.
b. Phòng kế toán tài vụ
Tổ chức, quản lý công tác kế toán, tài chính của Ngân hàng, hoạt động theo đúng
quy định của Ngân hàng và của Nhà nước; giúp Tổng giám đốc điều hành và quản lý
nguồn vốn và tài sản của Ngân hàng một cách chính xác, an toàn, hiệu quả và phát
triển vốn theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Tham mưu và xây dựng kế hoạch về công tác kế toán, tài chính.
Tính toán, ghi chép và phản ảnh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của Ngân
hàng một cách đầy đủ, chính xác tuyệt đối, trung thực, kịp thời và có hệ thống.
Tổ chức và thiết lập đầy đủ hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán; tổ chức bảo quản
và lưu trữ các chứng từ kế toán, các tài liệu, dữ liệu kế toán theo đúng quy định của
Nhà nước và Ngân hàng.
Bảo đảm việc sử dụng hợp lý tiền vốn, việc thu chi, thanh toán đúng chế độ, đúng
đối tượng, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về tài chính.
6
Bảo vệ tài sản của ngân hàng, phát hiện và ngăn ngừa kịp thời các hiện tượng tham
ô lãng phí; kếp hợp với các phòng ban, các đơn vị tổ chức kiểm kê tài sản của Ngân
hàng theo định kỳ và đột xuất.
Tổ chức thực hiện quyết toán tài chính theo đúng chế độ và quy định của Nhà
nước; lập và gởi lên cho các cơ quan quản lý Nhà nước đầy đủ và đúng hạn các Báo
cáo thường xuyên và định kỳ.
Phân tích tình hình tài chính, tình hình hoạt động của Ngân hàng, qua đó tham mưu
cho Tổng giám đốc tổ chức quản lý hoạt động tài chính phục vụ hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng.
Tính toán và nộp các khoản thuế cho Ngân sách Nhà nước theo đùng quy định và
phù hợp với kết quả kinh doanh của Ngân hàng; trích lập đầy đủ các quỹ, tổ chức phân
phối thu nhập theo đúng chế độ và chính sách.
Tổ chức khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác hoạch toán kế
toán, công tác quản lý đạt hiệu quả, nhanh chóng, chính xác và an toàn.
Chấp hành, thực hiện các công việc khác do Tổng giám đốc giao.
c. Phòng thanh toán quốc tế
Quản lý và thực hiện việc thanh toán quốc tế của Ngân hàng. Theo dõi tài khoản
tiền gởi của ngân hàng tại nước ngoài (tài khoản Nostro) khi Ngân hàng Nhà Nước cho
phép ngân hàng mở tài khoản giao dịch tại nước ngoài.
Xử lý hồ sơ thanh toán quốc tế về xuất khẩu, nhập khẩu; thực hiện các lệnh thanh
toán trên tài khoản Nostro được phép sử dụng, kiểm tra và thực hiện việc kết nối để
tiếp nhận điện hoặc chuyển điện đi; phân loại và chuyển tiếp các điện báo có; ghi nợ
phát sinh từ hệ thống SWIFT cho các phòng nghiệp vụ liên quan.
Phối hợp với Phòng công nghệ thông tin trong việc nâng cấp hệ thống SWIFT, phối
hợp với bộ phận tín dụng trong các nghiệp vụ liên quan.
Phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế cho toàn hệ
thống Ngân hàng.
Tổng hợp, lập báo cáo về hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng theo quy
định.
d. Phòng thẩm định tài sản
Tham mưu xây dựng chính sách, quy trình, hướng dẫn nghiệp vụ thẩm định tài sản
bảo đảm.
Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động thẩm định tài sản bảo đảm.
7
Trực tiếp thẩm định tài sản theo quy định của Ngân hàng.
Khảo sát, ban hành, quản lý biến động giá đất thị trường tại thành phố Hồ Chí
Minh; hướng dẫn việc xây dựng, quản lý biến động giá đất thị trường tại các tỉnh thành
khác.
Đào tạo nghiệp vụ thẩm định tài sản bảo đảm cho nhân viên trong toàn hệ thống.
Tham mưu cho Tổng giám đốc trong quan hệ với các cơ quan, tổ chức có liên quan
đến hoạt động của Phòng thẩm định tài sản.
Chấp hành, thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc giao.
e. Phòng tiếp thị
Quản lý hoạt động Marketing, PR và phát triển thương hiệu của Ngân hàng Kiên
Long.
Phân tích và nghiên cứu hành vi khách hàng. Thực hiện thiết kế các ấn phẩm quảng
cáo sản phẩm, dịch vụ, ấn phẩm về Ngân hàng Kiên Long.
Quảng cáo: sản phẩm, thương hiệu KienlongBank; hoạch định, quản lý chi phí,
chiến lược marketing; nghiên cứu, quản lý các kênh quảng cáo.
Hoạt động PR: tổ chức sự kiện; quan hệ công chúng; thu thập và xử lý thông tin;
quản lý website KienlongBank; viết thông cáo báo chí, bài phát biểu cho từng xự kiện.
Chấp hành, thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc giao.
f. Phòng kế hoạch đầu tư
Công tác kế hoạch: xây dựng, quản lý kế hoạch kinh doanh ngân hàng; thống kê
báo cáo; các công việc khác.
Về công tác đầu tư: quản lý hoạt động đầu tư, kinh doanh chứng khoán vốn và đầu
tư dự án; phát triển sản phẩm – dịch vụ; công việc khác.
g. Phòng ngân quỹ
Công tác nguồn vốn; công tác ngoại hối; các nhiệm vụ khác.
Chấp hành, thực hiện các công việc khác do Tổng giám đốc giao.
h. Phòng kinh doanh vàng
Kinh doanh nguồn vàng huy động của ngân hàng, nguồn vàng vay hoặc xuất nhập
khẩu để sinh lời. Thực hiện kế hoạch kinh doanh vàng theo quy định của pháp luật,
ngân hàng Nhà Nước và ngân hàng Kiên Long.
Kinh doanh vàng trong nước và nước ngoài.
Kinh doanh các sản phẩm phái sinh về vàng.
Thực hiện quản lý kinh doanh vàng của ngân hàng Kiên Long.
8
Xây dựng kế hoạch hoạt động kế hoạch vàng đảm bảo an toàn hiệu quả.
Nghiên cứu soạn thảo quy chế, quy trình liên quan hoạt động kinh doanh vàng.
Kết hợp với các phòng ban khác, các chi nhánh, PGD để thực hiện tốt hoạt động
kinh doanh vàng tại ngân hàng Kiên Long.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc phân công.
1.2.2.3 Khối hổ trợ kỹ thuật
a. Phòng nhân sự
Xây dựng cơ cấu tổ chức; hoạch định, kế hoạch và quản trị nguồn nhân lực; tuyển
dụng và bố trí nhân sự; đánh giá và đãi ngộ, thi đua – khen thưởng; đào tạo nhân lực.
b. Phòng hành chánh quản trị
Quản lý tài sản.
Văn thư lưu trữ.
Lễ tân và hành chánh hổ trợ.
Quản lý bảo vệ và đội xe.
c. Phòng pháp chế và xử lý nợ
Nhóm chức năng nhiệm vụ pháp chế:
Theo dõi cập nhật và phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành có
liên quan đến tổ chức và hoạt động của Ngân hàng, đến các đơn vị có liên quan thuộc
Ngân hàng.
Tham mưu thẩm định về mặt pháp luật đối với các văn bản quy phạm nội bộ do
Ngân hàng ban hành mới; tham mưu hoặc kiến nghi sửa đổi các văn bản quy phạm nội
bộ không còn phù hợp với pháp luật hiện hành.
Tham mưu Tổng giám đốc về tính pháp lý của các hợp đồng mà Ngân hàng giao
kết với đối tác, khách hàng.
Đại diện theo ủy quyền của Tổng giám đốc tham gia tố tụng các vụ án mà ngân
hàng là người tham gia tố tụng.
Soạn thảo các quy trình xử lý nợ, các văn bản có liên quan đến chức năng, nhiệm
vụ của Phòng; tổ chức tập huấn tuyên truyền, phổ biến pháp luật có liên quan đến hoạt
động của Ngân hàng đến đơn vị trực thuộc theo chỉ đạo của Tổng giám đốc.
Thực hiện các vấn đề mang tính pháp lý khác do Tổng giám đốc giao.
Nhóm chức năng nhiệm vụ xử lý nợ:
Quản lý và xử lý các khoản nợ khó đòi, các khoản nợ lớn quá hạn.
9
Tiến hành các thủ tục xử lý tài sản bảo đảm nợ vay theo quy định của pháp luật để
thu hồi nợ.
Hoàn tất thủ tục yêu cầu thi hành án đối với các vụ án do ngân hàng khởi kiện mà
bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Giải quyết hoặc tham mưu giải quyết các vấn đề khác có liên quan đến việc xử lý
nợ.
d. Phòng công nghệ thông tin
Quản trị hệ thống công nghệ thông tin toàn ngân hàng.
Lập kế hoạch phát triển tổng thể công nghệ thông tin theo từng giai đoạn.
Quản lý, khai thác tài nguyên công nghệ thông tin, hệ thống ngân hàng lõi.
Đào tạo nghiệp vụ công nghệ thông tin cho các đơn vị trực thuộc ngân hàng.
Công tác an toàn và bảo mật thông tin, quản lý trung tâm dữ liệu, đảm bảo hoạt
động liên tục hệ thống công nghệ thông tin.
Phát triển ứng dụng độc lập ngoài hệ thống ngân hàng lõi đáp ứng yêu cầu hoạt
động của các đơn vị trong toàn ngân hàng.
Chấp hành, thực hiện các công việc khác do tổng giám đốc giao.
1.3 Các sản phẩm kinh doanh chủ yếu
Đi đôi với việc mở rộng mạng lưới, Ngân hàng Kiên Long luôn chú trọng đến việc
phát triển sản phẩm và dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, phù hợp với
khách hàng trong giai đoạn hội nhập. Các sản phẩm chính của ngân hàng Kiên Long như:
1.3.1 Sản phẩm, dịch vụ khách hàng cá nhân
1.3.1.1 Huy động vốn:
Tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn.
Tiền gởi tiết kiệm không có kỳ hạn.
Tài khoản tiền gởi siêu lãi suất.
Tiền gởi thanh toán.
Tiền gởi tiết kiệm linh hoạt.
1.3.1.2 Tín dụng
Cho vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng;
Cho vay sản xuất kinh doanh.
Cho vay trả góp cán bộ công nhân viên.
Cho vay mua xe ô tô.
Cho vay du học.
10
Cho vay trả góp ngày.
Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà, chuyển nhượng bất động sản.
Cho vay sản xuất nông nghiệp.
Cho vay cầm cố chứng từ có giá, vàng, ngoại tệ.
Cho vay cầm cố chứng khoán.
Cho vay theo hạn mức tín dụng.
Cho vay theo dự án tài chính nông thôn.
1.3.1.3 Dịch vụ
Dịch vụ chuyển tiền trong nước;
Dịch vụ nhận chuyển tiền từ trong nước;
Dịch vụ chuyển tiền nhanh kiều hối Westerm Union.
1.3.2 Sản phẩm, dịch vụ khách hàng doanh nghiệp
1.3.2.1 Huy động vốn
Tiền gởi thanh toán.
Tiền gởi có kỳ hạn.
1.3.2.2 Tín dụng
Cho vay sản xuất kinh doanh.
Cho vay mua xe ô tô.
Cho vay cầm cố chứng khoán.
Cho vay theo hạn mức tín dụng.
1.3.2.3 Dịch vụ
Chuyển tiền trong nước.
Bảo lãnh thanh toán trong nước.
1.4 Mạng lưới hoạt động
Hiện KienlongBank đã có mạng lưới hoạt động tại các vùng trọng điểm trong cả
nước với 61 chi nhánh và phòng giao dịch. Phấn đấu đến năm 2010 sẽ có 100 chi nhánh và
PGD trong cả nước.
1.4.1 Miền Bắc
Có 8 chi nhánh và PGD ở Hà Nội và Hải Phòng:
Hà Nội: Chi nhánh Hà Nội, Phòng giao dịch: Láng Hạ, Bạch Mai, Đồng Xuân.
Hải Phòng: Chi nhánh Hải Phòng, Phòng giao dịch: Lạch Tray, Ngô Quyền, Trần
Nguyên Hãn.
11
1.4.2 Miền trung
Có 6 chi nhánh và PGD tại Đà Nẵng và Khánh Hòa:
Đà Nẵng: Chi nhánh Đà Nẵng, Phòng giao dịch: Cai Lang, Hòa Khánh.
Khánh Hòa: Chi nhánh khánh hòa, Phòng giao dịch: Vĩnh Hải, Diên Khánh.
1.4.3 Miền Nam
Có 47 chi nhánh và phòng giao dịch:
Tp. Hồ Chí Minh: Chi nhánh Sài Gòn, Phòng giao dịch: Bình Tây, Gò Vấp, An
Lạc, Ngô Gia Tự, Đầm Sen, PGD Quận 12, Thủ Đức, Tân Bình, Tân Sơn Nhì.
Kiên Giang: Chi nhánh Rạch Giá, Phú Quốc, Phòng giao dịch: Bến Nhức, Kinh 8,
Tân Hiệp, Tân Thành, An Thới, Há Tiên, Rạch Sỏi, An Biên, Vĩnh Thuận, Gò Quao,
Hòn Đất, PGD Số 2, PGD Số 3, PGD Số 4.
An Giang: Chi nhánh An Giang, PGD Châu Đốc.
Hậu Giang: Chi nhánh Hậu Giang, PGD Long Mỹ.
Bạc Liêu: Chi nhánh Bạc Liêu, PGD Hộ Phòng.
Bến Tre: Chi nhánh Bến Tre, PGD Bình Đại.
Bình Dương: Chi nhánh Bình Dương, PGD Lái Thiêu.
Cần Thơ: Chi nhánh Cần Thơ, PGD Cái Răng, Thốt Nốt.
Vĩnh Long: Chi nhánh Vĩnh Long.
Trà Vinh: Chi nhánh Trà Vinh, PGD Duyên Hải, Tiểu Cần.
Daklak: Chi nhành Daklak, PGD Tân Lập.
Đồng Tháp: Chi nhánh Đồng Tháp, PGD Hồng Ngự.
1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh tại PGD Bình Tây 2008 – 2009
Ngân hàng NHTMCP Kiên long – PGD Bình Tây được thành lập và đi vào hoạt
động từ ngày 14 tháng 9 năm 2007, trực thuộc NHTMCP Kiên long – Chi nhánh Sài Gòn.
Qua hơn 2 năm hoạt động, NHTMCP Kiên long –PGD Bình Tây đã tạo được niềm tin đối
với khách hàng, số lượng khách hàng đến giao dịch tăng lên hằng ngày, tạo được lợi
nhuận góp phần làm tăng tổng lợi nhuận của NHTMCP Kiên long.
1.5.1 Huy động vốn
Trong huy động vốn ngân hàng chú trọng khai thác nguồn vốn tại chổ bằng các giải
pháp huy động vốn hiệu quả phù hợp với tình hình cụ thể. Đồng thời ngân hàng luôn chú
trọng nâng cao chất lượng phục vụ, chính vì thế mà mối quan hệ của khách hàng và ngân
hàng ngày càng được cũng cố. Từ đó, nguồn vốn huy động tiền gởi dân cư không ngừng
tăng lên qua các năm.
12
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn qua 2 năm 2008 – 2009
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm So sánh 2009/2008
2008 2009 Số tiền %
1. Tiền gửi thanh toán
45,000 23,000 -22,000 -48.89
2. Tiền gửi tiết kiệm
21,800 48,200 26,400 121.10
• Không kỳ hạn
100 0 -100 -100
• Có kỳ hạn dưới 1 năm
17,600 47,600 30,000 170.45
• Có kỳ hạn trên 1 năm
4,100 600 -3,500 -85.36
TỔNG CỘNG
66,800 71,200 4,400 6.59
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Kiên Long -: Phòng kế toán, PGD Bình Tây )
Nhìn chung tình hình huy động vốn trong năm 2009 tăng so với 2008 4,400 triệu
đồng tương đương 6.59%. Trong đó, tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 1 năm tăng mạnh
nhất với 170.45% so với 2008 do trong năm ngân hàng có chính sách thu hút được nhiều
khách hàng. Tuy nhiên tiết kiệm kỳ hạn trên một năm lại giảm khá mạnh giảm 85.36%.
Nguyên nhân là do khách hàng kỳ vọng lãi suất trong tương lai sẽ cao hơn nên họ không
gởi thời gian quá dài. Vì nếu lãi suất tăng lên những khách hàng gởi tiết kiệm với thời gian
dài sẽ bị thiệt. Nhưng giảm mạnh nhất là tiết kiệm không kỳ hạn giảm 100%, tức không có
một khách hàng nào gởi tiết kiệm không kỳ hạn tại ngân hàng. Tiền gởi thanh toán cũng bị
giảm tương đối 48.89%. Song nhìn chùng trong hai năm 2008 – 2009 thì huy động vốn tại
PGD Bình Tây có tăng lên. Và kỳ vọng sẽ tăng mạnh trong năm 2010, do nền kinh tế có
dấu hiệu phục hồi, kế hoạch năm 2010 PGD Bình Tây huy động 135,000 triệu đồng.
1.5.2 Dư nợ cho vay
Bảng 1.2: Dư nợ cho vay tại PGD Bình Tây 2008 – 2009.
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
2008 2009
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng(%)
Ngắn hạn 2,883.959 25.77 7,416.666 17.49
Trung hạn 7,047.065 62.97 28,604.088 67.43
Dài hạn 1,260.027 11.26 6,395.062 15.08
Tổng 11,191.15
0
100 42,415.81
6
100
(Nguồn: NHTMCP Kiên Long – phòng tín dụng, PGD Bình Tây.)
Biểu đồ 1.1: Tỷ trọng dư nợ cho vay theo thời gian tại PGD Bình Tây 2008 – 2009.
13
Tổng dư nợ cho vay tính tới 31/12/2009 đạt 42,415.816 triệu đồng tăng 379% so
với tổng dư nợ năm 2008. Nợ xấu chiếm tỷ lệ rất thấp. Doanh số cho vay năm 2009 đạt
khoảng 52,063 triệu đồng tăng 37,399 triệu đồng so với năm 2008, phục vụ nhu cầu vay
vốn của trên 200 khách hàng. Trong đó, nợ trung và dài hạn có xu hướng tăng lên, nợ trung
hạn tăng từ 62.97% lên 67.43%, nợ dài hạn tăng từ 11.26% lên 15.08%, trong khi nợ ngắn
hạn có xu hướng giảm từ 25.77% xuống còn 17.49%. Từ đó chứng tỏ PGD đã tạo được sự
tin tưởng cho khách hàng. Khách hàng tin tưởng PGD nên yên tâm vay thời gian dài để
phục vụ nhu cầu sử dụng vốn của mình.
1.5.3 Kết quả kinh doanh
PGD Bình Tây mới được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 9 năm 2007, do đó
còn khá non trẻ, mọi hoạt động đều trực thuộc Chi nhánh Sài Gòn. Trong năm 2008, PGD
chưa được giao chỉ tiêu lợi nhuận.
Sang 2009, PGD được giao chỉ tiêu lợi nhuận là 1,200 triệu đồng, song chỉ đạt 865
triệu đồng, đạt khoảng 72% kế hoạch đề ra. Nguyên nhân một phần do PGD mới thành lập,
còn non trẻ. Hơn nữa trên địa bàn hoạt động của PGD có rất nhiều chi nhánh và phòng
giao dịch của các ngân hàng khác đã có từ trước, do đó việc cạnh tranh gặp rất nhiều khó
khăn.
Bước sang 2010, PGD Bình Tây được giao chỉ tiêu lợi nhuận cả năm là 2,300 triệu
đồng, cuối quý một cùng năm PGD đã đạt lợi nhuận 430 triệu. Dự báo cuối năm nay sẽ
hoàn thành kế hoạch 100% và có thể vượt mức kế hoạch đề ra, do nền kinh tế 2010 có dấu
14