Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN Báo cáo thực
tập
MỤC LỤC
Công ty cổ phần Hóa Dược Việt Nam là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công
ty Dược Việt Nam, thuộc bộ y tế. Lịch sử ra đời và phát triển của Công ty cổ phần Hóa
Dược Việt Nam gẵn liền với sự hình thành và phát triển của ngành y tế Việt Nam từ năm
1945 đến nay. Tiền than của Công ty cổ phần Hóa Dược Việt Nam là Xí nghiệp Hóa Dược
– Thủy Tinh vào ngày 23/9/1966, được tách ra thành lập Xí nghiệp Hóa Dược theo quyết
định số 165/QĐUB/1996 với toàn bộ vốn ban đầu do Ngân sách Nhà nước cấp 2
Năm 1993, Công ty cổ phần Hóa Dược Việt Nam được Bộ y tế ra quyết định thành lập
doanh nghiệp Nhà Nước theo quyết định số 404/BYT-QĐ ngày 22/4/1993 với chức năng
sản xuất kinh doanh các sản phẩm như sau: 2
Tổng vốn điều lệ của công ty là 80 141 610 000 VND (tám mươi tỷ một trăm bốn mươi mốt
triệu sáu trăm mười nghìn VND), trong đó cổ đông nhà nước chiếm 13,5%, cổ đông trong
công ty chiếm 25%, còn lại là cổ đông bên ngoài. Ngành nghề kinh doanh của công ty gồm:
2
Hóa chất dược dụng, hóa chất tinh khiết, các loại tá dược 2
Bào chế các dược phẩm, sản phẩm hợp vệ sinh, sản phẩm dinh dưỡng y tế 3
Đầu tư các nghiên cứu khoa học, nghiên cứu công nghệ mới để đưa vào sản xuất, nâng cao
chất lượng sản phẩm và tăng sản lượng 3
Các dịch vụ lien quan đến ngành y tế 3
Kinh doanh các ngành theo quy dịnh của pháp luật 3
Ngày 8/12/2004 theo quyết định số 4420/QĐ của Bộ y tế Xí nghiệp Hóa Dược đã chuyển
đôi thành Công ty cổ phần Hóa Dược Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/01/2005 3
Từ đó trở di, Công ty cổ phần Hóa Dược Việt Nam được hoạt động theo luật doanh nghiệp
và các quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, hoạt dông
theo nguyên tắc: 3
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà Nước 3
Thực hiện tự chủ về sản xuất kinh doanh theo pháp luật của Nhà Nước và sự quản lý về
chuyên môn của Bộ y tế 3
Đảm bảo quan hệ đúng đắn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể trong đó lợi ích của người
lao động là trực tiếp 3
2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 3
Sản xuất ra những sản phẩm tốt đúng chất lượng đã quy định, xây dựng nước nhà càng
phồn vinh và hưng thịnh 3
Thực hiện nộp ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Thực hiện
ngân sách BHXH, BHYT. Luôn cải thiện điều kiện làm việc, trang bị đầu tư bảo hộ lao
động, vệ sinh môi trường 3
Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật, nghiệp vụ, tay nghề cho cán bộ công
nhân viên 3
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 3
Nguyễn Trọng Tùng Lớp: KT12.20
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN Báo cáo thực
tập
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
BTC : Bộ tài chính
CCDC : Công cụ dụng cụ
CK : Chiết Khấu
CP NCTT : Chi phí nhân công trực tiếp
CP NVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPSX : Chi phí sản xuất
HĐQT : Hội đồng quản trị
NG TSCĐ : nguyên giá tài sản cố định
NVL : Nguyên vật liệu
NVLP : Nguyên vật liệu phụ
SX : Sản xuất
SXC : Sản xuất chung
TK : Tài khoản
TM : Tiền mặt
TSCĐ : Tài sản cố định
Nguyễn Trọng Tùng Lớp: KT12.20
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN Báo cáo thực
tập
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa với nền kinh tế hoạt động
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước hiện nay.Với bất kỳ một
doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải thực
hiện hạch toán kế toán. Hạch toán kế toán là một nhu cầu tất yếu đối với mỗi
doanh nghiệp bởi nó phản ánh, giám đốc một cách liên tục, toàn diện và có hệ
thống tất cả các loại vật tư, tiền vốn và mọi hoạt động kinh tế.
Do tầm quan trọng của hạch toán kế toán nên các doanh nghiệp rất chú
trọng đến tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp mình sao cho khoa học,
hiệu quả. Các doanh nghiệp khi thực hiện hạch toán kế toán đều phải tuân thủ
theo những quy định của Luật, Chuẩn mực, Chế độ kế toán hiện hành. Tuy
nhiên, với các doanh nghiệp khác nhau thì quy mô, đặc điểm sản xuất kinh
doanh cũng khác nhau, do đó việc tổ chức công tác kế toán cũng có những nét
đặc thù riêng.
Sau thời gian thực tập tổng hợp, nhờ sự giúp đỡ của Công ty Cổ Phần
Hóa Dược Việt Nam cũng như sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Đặng Thị
Thùy Linh em đã tìm hiểu được một số đặc điểm sản xuất kinh doanh, tổ chức
hạch toán kế toán tại Công ty và đã hoàn thành bản Báo cáo thực tập này.
Gồm 3 chương chính:
Chương I: Khái quát chung về công ty CP Hóa Dược Việt Nam.
Chương II:Thực trạng công tác kế toán tại công ty CP Hóa Dược Việt Nam.
Chương III: Thu hoạch và nhận xét
Tuy nhiên, do thời gian thực tập ít, khả năng và kinh nghiệm của bản
thân còn nhiều hạn chế nên bản Báo cáo của em không tránh khỏi thiếu sót.
Rất mong nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn, đóng góp ý kiến của các thầy cô
và các bạn để bản báo cáo được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Trọng Tùng Lớp: KT12.20
1
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN Báo cáo thực
tập
PHẦN 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN HÓA DƯỢC VIỆT NAM
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tên gọi: Công ty cổ phần Hóa Dược Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: Chemico Pharmaceutical Joint stock Company
Tên viết tắt: NSC
Điện thoại: 04 36521818 _ Fax: 04 8534184
Trụ sở văn phòng: Số 273 Tây Sơn - Đống Đa - Hà Nội
Giấy phép đăng ký kinh doanh:số 013003628 do Sở kế hoạch và Đầu tư
thành phố Hà Nội cấp ngày 06/02/2004
Công ty cổ phần Hóa Dược Việt Nam là một doanh nghiệp Nhà nước trực
thuộc Tổng công ty Dược Việt Nam, thuộc bộ y tế. Lịch sử ra đời và phát triển của
Công ty cổ phần Hóa Dược Việt Nam gẵn liền với sự hình thành và phát triển của
ngành y tế Việt Nam từ năm 1945 đến nay. Tiền than của Công ty cổ phần Hóa
Dược Việt Nam là Xí nghiệp Hóa Dược – Thủy Tinh vào ngày 23/9/1966, được
tách ra thành lập Xí nghiệp Hóa Dược theo quyết định số 165/QĐUB/1996 với toàn
bộ vốn ban đầu do Ngân sách Nhà nước cấp.
Năm 1993, Công ty cổ phần Hóa Dược Việt Nam được Bộ y tế ra quyết định
thành lập doanh nghiệp Nhà Nước theo quyết định số 404/BYT-QĐ ngày
22/4/1993 với chức năng sản xuất kinh doanh các sản phẩm như sau:
Tổng vốn điều lệ của công ty là 80 141 610 000 VND (tám mươi tỷ một trăm
bốn mươi mốt triệu sáu trăm mười nghìn VND), trong đó cổ đông nhà nước chiếm
13,5%, cổ đông trong công ty chiếm 25%, còn lại là cổ đông bên ngoài. Ngành
nghề kinh doanh của công ty gồm:
•Hóa chất dược dụng, hóa chất tinh khiết, các loại tá dược.
Nguyễn Trọng Tùng Lớp: KT12.20
2
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN Báo cáo thực
tập
•Bào chế các dược phẩm, sản phẩm hợp vệ sinh, sản phẩm dinh dưỡng y tế.
•Đầu tư các nghiên cứu khoa học, nghiên cứu công nghệ mới để đưa vào sản
xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng sản lượng.
•Các dịch vụ lien quan đến ngành y tế.
•Kinh doanh các ngành theo quy dịnh của pháp luật.
Ngày 8/12/2004 theo quyết định số 4420/QĐ của Bộ y tế Xí nghiệp Hóa
Dược đã chuyển đôi thành Công ty cổ phần Hóa Dược Việt Nam có hiệu lực từ
ngày 01/01/2005.
Từ đó trở di, Công ty cổ phần Hóa Dược Việt Nam được hoạt động theo luật
doanh nghiệp và các quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh
tế độc lập, hoạt dông theo nguyên tắc:
•Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà Nước.
•Thực hiện tự chủ về sản xuất kinh doanh theo pháp luật của Nhà Nước và sự
quản lý về chuyên môn của Bộ y tế.
•Đảm bảo quan hệ đúng đắn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể trong đó
lợi ích của người lao động là trực tiếp.
2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty.
Sản xuất ra những sản phẩm tốt đúng chất lượng đã quy định, xây dựng nước
nhà càng phồn vinh và hưng thịnh
Thực hiện nộp ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Thực hiện ngân sách BHXH, BHYT. Luôn cải thiện điều kiện làm việc, trang bị
đầu tư bảo hộ lao động, vệ sinh môi trường
Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật, nghiệp vụ, tay nghề cho
cán bộ công nhân viên.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Bộ máy quản lý của Công ty là hình thức trực tuyến chức năng. (Sơ đồ 1)
Nguyễn Trọng Tùng Lớp: KT12.20
3
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN Báo cáo thực
tập
Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có quyền lực cao nhất trong công ty, quyết
định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định. Đặc biệt các Cổ
đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài
chính cho năm tiếp theo. Đại hội đồng cổ đông sẽ thông bầu ra Hội đồng quản trị và
Ban Kiểm soát của công ty
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền quyết định mọi
vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm
quyền của Đại hội đồng cổ đông, HĐQT có trách nhiệm giám sát Tổng giám đốc điều
hành và những người quản lý khác.
Ban Kiểm soát: có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt
động kinh doanh, báo cáo tài chính của công ty. Ban Kiểm soát hoạt động độc lập với
HĐQT và Ban Tổng giám đốc.
Ban Tổng giám đốc: bao gồm có Tổng giám đốc và 03 Phó Tổng giám đốc.
Tổng giám đốc là người đứng dầu bộ máy quản lý của Công ty, chịu trách nhiệm truớc
nhà nước, cơ quan pháp luật và tổng công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty. Đồng thời đại diện cho quyền lợi của cán bộ, công nhân viên trong công
ty, chỉ đạo trực tiếp mọi hoạt động của công ty. Phó Tổng giám đốc có nhiệm vụ giúp
cho giám đốc, trực tiếp theo dõi và chỉ đạo khối kỹ thuật thông qua các trưởng phòng
và cùng chỉ đạo các vấn đề trong công ty mà Tồng giám đốc đưa ra.
Phòng kỹ thuật – nghiên cứu: có chức năng xây dựng và quản lý quy trình
công nghệ xây dựng và định múc vật tư, kỹ thuật, quy dịnh mẫu mã, cait biến kỹ
thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm , nghiên cứu sản xuất thử các sản phẩm mới
trước khi đưa vào sản xuất lớn, chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật, cùng phối hợp với
các phòng ban khác có lien quan thực hiện chức năng về mặt nghiên cứu để sản
xuất ra các sản phẩm chất lượng cao với quy trình công nghệ cải tiến.
Phòng kiểm tra chất lượng - KCS: chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng mẫu
mã của các nguyên liệu, các loại sản phẩm trước và sau khi nhập kho, kiểm tra việc
Nguyễn Trọng Tùng Lớp: KT12.20
4
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN Báo cáo thực
tập
thực hiện hay hoàn thành các kế hoạch của công ty.
Phòng tổ chức- hành chính: Có nhiệm vụ quản lý về nhân sự, tính lương và
các khoản khác cho cán bộ nhân viên đồng thời tham mưu cho Tổng giám đốc về
mặt tổ chức cũng như công tác hành chính của công ty.
Phòng kế hoạch - cung tiêu: Có nhiệm vụ phân tích thị trường, giá cả,
nguồn hang, chỉ tiêu kế hoạch được giap, xây dựng chiên lược maketing và tham
mưu cho Tổng giám đốc về các kế hoạch tổng hợp, kế hoạch giá thành, cung ứng
vật tư… và nghiên cứu, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm: theo dõi tiến độ thực
hiện hợp đồng, quá trình cung ứng vật tư, nguyên vật liệu, bán hang, hệ thống kho
hang hóa.
Phòng tài vụ: Chịu trách nhiệm hạch toán kế toán toàn bộ các nghiệp vụ liên
quan đến vốn và tài sản của công ty đồng thời biết tính toán ra kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty. Quan hệ với các cơ quan chức năng khai thác
nguồn bổ sung nguồn vốn cho công ty; thực hiện công tác giám sát và kiểm tra hoạt
động tài chính của các bộ phận, lập báo cáo định kỳ, phân tích đánh giá kết quả sản
xuất kinh doanh và lập quyết toán với cơ quan cấp trên và cơ quan tài chính theo
quy trình.
Ban bảo vệ: Thực hiện bảo vệ cơ sở vật chất, giữ gìn an ninh trật tự củacông
ty để bảo đảm hoạt động sản xuất của công ty luôn an toàn.
Các phân xưởng trực tiếp sản xuất:
1. Phân xưởng I và II: Chuyên sản xuất các loại sản phẩm hóa dược.
2. Phân xướng III: Chuyen sản xuất các loại thuốc bào chế.
3. Phân xưởng viên: Chuyên sản xuất các loại thuốc ở dạng viên nén, thuốc
dạng bột.
4. Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty: (Sơ đồ 2)
Toàn bộ quy trình sản xuất các sản phẩm dược của công ty được thực hiện với
đội ngũ chuyên gia khoa học đầu ngành và các cán bộ, công nhân kỹ thuật giàu
Nguyễn Trọng Tùng Lớp: KT12.20
5
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN Báo cáo thực
tập
kinh nghiệm. Hệ thống máy móc thiết bị, hệ thống phòng thí nghiệm và cán bộ
kiểm tra đồng bộ và hiện đại bậc nhất Việt Nam, cho phép công ty sản xuất ra
những sản phẩm có chất lượng cao. Điều này đã giúp sản phẩm hóa dược của công
ty có chỗ đứng trên thị trường.
5. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây của công
ty ( Biểu mẫu 3)
Căn cứ vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta có thể thấy doanh thu
tăng dần theo các năm: năm 2009 tăng trưởng hơn hẳn so với năm 2008. Nhìn
chung, hoạt động kinh doanh của công ty trong 4 năm gần đây rất thành
công.Năm 2009, tổng doanh thu và lợi nhuận của công ty đều đạt tốc độ tăng
trưởng cao, với tổng doanh thu đạt 60.507 triệu, hoàn thành vượt mức kế hoạch
và tăng trưởng 67% so với 2008. Điểm nổi bật nhất trong kết quả kinh doanh
năm 2009 là tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với tăng trưởng
doanh thu. Nếu như doanh thu năm 2009 chỉ tăng 67% so với năm 2008 thì lợi
nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 145% so cùng kỳ năm 2008.Tóm lại qua
bảng phân tích kết quả kinh doanh trong mấy năm gần đây ta có thể thấy công ty
đang từng ngày có những bước phát triển ngày càng vững chắc. Thông qua
những con số trên để thấy được công ty ngày càng lớn mạnh, ngày càng khẳng
định được vị thế của mình trong kinh doanh, đời sống công nhân viên trong công
ty cũng được cải thiện một cách ro nét. Đó là những nhân tố tích cực mà công ty
đã, đang và sẽ phát huy.
Nguyễn Trọng Tùng Lớp: KT12.20
6
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN Báo cáo thực
tập
PHẦN 2
TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA DƯỢC VIỆT NAM
1.Tình hình tổ chức bộ máy và hình thức tổ chức kế toán tại công ty:
1.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán:
Công ty cổ phần Hóa Dược Việt Nam là một đơn vị thống nhất độc lập,
có tư cách pháp nhân đầy đủ, không có sự phân tán quyền lực quản lý hoạt
động sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động tài chính kế toán. Mặt khác
công ty có đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh khá tập trung, có kỹ thuật
xử lý thông tin hiện đại, nhanh chóng. Vì vậy bộ máy kế toán của công ty
được tổ chức theo hình thức tập trung. Công ty chỉ mở một bộ sổ kế toán.
Toàn bộ công tác kế toán từ tiếp nhận chứng từ, ghi sổ, xử lý thông tin…
được thực hiện tại phòng tài chính kế toán tại trụ sở chính.
1.2. Tổ chức bộ máy kế toán (Sơ đồ 4)
Bộ máy kế toán tại Phòng tài chính kế toán của công ty gồm có 9 người
bao gồm: Kế toán trưởng, Kế toán tổng hợp, Kế toán hàng hóa, Kế toán công
nợ, Kế toán vật tư TSCĐ, Kế toán tiền mặt, Kế toán tiền gửi NH, Kế toán tiền
lương, Thủ quỹ, Kế toán kho.
Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm quản lý giám sát và điều phối
các hoạt động tài chính – kế toán theo chức năng nhiệm vụ của phòng. Tham
mưu đề xuất cho Tổng GĐ, Phó tổng GĐ Quản trị trong việc xây dựng kế
hoạch tài chính và ngân sách hàng năm cho công ty. Tổ chức, thực hiện công
tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và chi tiêu nội bộ, kiểm tra, giám sát
kế hoạch chi tiêu, thực hiện công tác kế toán thuế, lập báo cáo tài chính, lưu
trữ, báo cáo,cung cấp thông tin số liệu kế toán theo quy định.
Nguyễn Trọng Tùng Lớp: KT12.20
7
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN Báo cáo thực
tập
Kế toán tổng hợp: tổng hợp số liệu tại văn phòng trung tâm, các đơn vị
trực thuộc và toàn công ty, lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực và chế độ kế
toán hiện hành, ngoài ra còn quản lý các tài khoản nguồn vốn, các quỹ doanh
nghiệp trong đó có vốn cổ phần.
Kế toán hàng hóa: có trách nhiệm tiếp nhận các chứng từ như hóa đơn,
vận đơn… thực hiện việc ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc phần
hành mà mình phụ trách, trực tiếp quản lý các tài khoản về sản phẩm, hàng
hóa, doanh thu, các khoản giảm trừ giá vốn, chi phí bán hàng, công nợ và các
tài khoản có liên quan khác, lập các báo cáo quản trị có liên quan như báo cáo
bán hàng, báo cáo công nợ… báo cáo lên Kế toán trưởng những vấn đề về
nghiệp vụ, chuyên môn, hàng hóa… phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với các bộ
phận có liên quan.
Kế toán công nợ: theo dõi tình hình công nợ hiện có của công ty chủ yếu
là tình hình công nợ với khách hàng và với ngân hàng, phụ trách về mảng
thuế và tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, báo cáo với kế toán trưởng
những vấn đề có liên quan đến thuế, công nợ.
Kế toán vật tư, TSCĐ: tiếp nhận và ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh liên quan đến vật tư, TSCĐ, thực hiện phân loại tài sản hiện
có của công ty, theo dõi tình hình tăng giảm, trích khấu hao, theo dõi tình
hình nhập xuất vật tư, báo cáo với Kế toán trưởng những vấn đề có liên quan
đến vật tư, TSCĐ.
Kế toán tiền mặt, tiền gửi, tiền lương: thực hiện kiểm tra tính hợp lệ của
chứng từ gốc, viết phiếu thu, phiếu chi, lập sổ chi tiết tiền mặt, tiền gửi để đối
chiếu với thủ quỹ, với sổ phụ ngân hàng, tính lương, các khoản trích theo lương.
Thủ quỹ: chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của công ty, hàng ngày căn
cứ vào phiếu thu, phiếu chi hợp lệ để nhập, xuất quỹ, ghi sổ quỹ cuối ngày đối
chiếu sổ quỹ với sổ chi tiết của kế toán tiền mặt. Đề xuất ý kiến với Kế toán
trưởng và xin hướng giải quyết khi phát sinh công việc ngoài quy chế quy định.
Nguyễn Trọng Tùng Lớp: KT12.20
8
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN Báo cáo thực
tập
2. Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty:
•Chế dộ kế toán tại công ty:
Công ty đang áp dụng chế độ kế toán Doanh nghiệp Việt Nam ban hành
kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính.
•Hình thức kế toán tại công ty:
Để phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh, xử lý thông tin kịp thời
Công ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ
•Niên độ kế toán tại công ty:
Niên độ kế toán của công ty được áp dụng theo năm tài chính bắt đầu
vào ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12.
•Kỳ kế toán tại công ty:
Theo quý, năm.
•Hệ thống báo cáo tài chính tại công ty:
Công ty lập báo cáo tài chính bao gồm:
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Thuyết minh báo cáo tài chính.
•Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng
•Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ
•Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai
thường xuyên
•Phương pháp tính giá hàng xuất kho: Theo phương pháp nhập trước
xuất trước.
Nguyễn Trọng Tùng Lớp: KT12.20
9
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN Báo cáo thực
tập
3.Phương pháp kế toán một số phần hành chủ yếu tại công ty:
3.1. Kế toán vốn bằng tiền:
3.1.1. Kế toán tiền mặt:
a) Chứng từ kế toán sử dụng: phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng,
giấy thanh toán tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán, biên lai thu tiền, bảng kiểm
kê quỹ (dùng cho VNĐ), bảng kiểm kê quỹ (dùng cho ngoại tệ), bảng kê chi
tiền, giấy báo nợ báo có,bảng sao kê.
b) Tài khoản sử dụng: TK 111 và các tài khoản liên quan:141, 515, 131,
331,112.
c) Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Ngày 20/12/2009 công ty tạm ứng cho nhân viên Nguyễn Văn
Toàn tiền đi công tác 10.000.000đ (biểu mẫu 5)
Kế toán hạch toán:
Nợ TK 141: 10.000.000đ
Có TK 111: 10.000.000đ
3.1.1. Kế toán tiền gửi Ngân hàng:
a) Chứng từ kế toán sử dụng: ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi ….
b) Tài khoản sử dụng: TK 112 và các tài khoản liên quan:141, 515, 131,
331,111.
c) Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Ngày 10/12/2009 công ty trả tiền cho cty TNHH HC Thanh Bình
bằng tiền gửi tại ngân hàng Công thương số tiền hàng 546.500.000đ. Đã có
giấy báo nợ của ngân hàng về số tiền trên.
Kế toán hạch toán:
Nợ TK 331: 546.500.000đ đ
Nguyễn Trọng Tùng Lớp: KT12.20
10
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN Báo cáo thực
tập
Có TK 112: 546.500.000đ đ
3.1.1. Kế toán tiền đang chuyển:
a) Chứng từ kế toán sử dụng: phiếu thu, phiếu chi, ủy nhiệm thu, ủy
nhiệm chi…
b) Tài khoản sử dụng: TK 113 và các tài khoản liên quan:141, 515, 131, 331.
c) Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Ngày 18/12/2009 công ty CP DP Trà Vinh Pharm trả tiền hàng
cho công ty bằng séc công ty đã nộp lên ngân hàng nhưng chưa nhận được
giấy báo có của ngân hàng, đến ngày 20/12/2009 ngân hàng công thương gửi
giấy báo có khoản tiền trên, tổng số tiền là 91.800.001đ
Kế toán hạch toán:
BT1: Nợ TK 1131: 91.800.001đ
Có TK 131: 91.800.001đ
BT2: Nợ TK 112: 91.800.001đ
Có TK 1131: 91.800.001đ
3.2. Kế toán tài sản cố định:
Tài sản cố định của doanh nghiệp phân thành 2 loại: tài sản cố định hữu
hình và tài sản cố định vô hình.
3.2.1. Đặc điểm và phân loại tài sản cố định:
* TSCĐ hữu hình bao gồm: Thiết bị phản ứng tráng men, tủ sấy điện,
máy li tâm inox…Ngoài các tài sản phục vụ trong việc sản xuất giống công ty
còn có các tài sản như nhà cửa, ô tô tải, ô tô con và các thiết bị trong văn
phòng có giá trị lớn…
* TSCĐ vô hình bao gồm: quyền sử dụng đất, bằng sang chế, bản quyền
sử dụng phần mềm kế toán SAS….(biểu mẫu 6)
3.2.2 Đánh giá TSCĐ:
- Tài sản cố định được phản ánh theo nguyên giá và giá trị hao mòn luỹ kế.
Nguyễn Trọng Tùng Lớp: KT12.20
11
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN Báo cáo thực
tập
- Nguyên giá tài sản cố định của công ty được xác định:
NG TSCĐ =
Giá mua thực tế
(đã trừ TSCĐ,
CKTH,GG)
+
Các khoản thuế
không được
hoàn lại
+
Chi phí liên
quan trực tiếp
khác
Ví dụ: Tháng 6 công ty A mua 1 tủ sấy điện dùng trong phòng thí
nghiệm với giá (chưa thuế) 15.400.000đ. Thuế suất thuế GTGT của hàng
nhập khẩu là 10%, thuế suất thuế nhập khẩu 20%, chi phí vận chuyển lắp đặt:
300.000đ. (Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên,
tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
NG
TSCĐ
= 52.306.000 + 52.306.000 x 20% + 300.000 = 63.067.200đ
3.2.3. Kế toán chi tiết TSCĐ tại công ty:
- Kế toán chi tiết tại nơi bảo quản, sử dụng: kế toán công ty mở sổ TSCĐ
theo đơn vị sử dụng cho từng đơn vị, kho để theo dõi tình trạng tăng giảm
TSCĐ trong thời gian sử dụng tại đơn vị trên cơ sở chứng từ gốc.
- Kế toán chi tiết tại phòng kế toán: kế toán công ty sử dụng thẻ TSCĐ
để theo dõi chi tiết từng TSCĐ của công ty, trình hình thay đổi nguyên giá và
giá trị hao mòn đã trích từng năm của TSCĐ.
3.2.4 Kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ tại công ty:
a) Chứng từ kế toán sử dụng: : biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh
lý TSCĐ, biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành, biên bản đánh
giá lại TSCĐ, biên bản kiểm kê TSCĐ, hợp đồng mua bán TSCĐ, hóa đơn
GTGT, phiếu chi, biên bản thanh lý TSCĐ…
b) TK kế toán sử dụng: TK 211, 213.
c) Phương pháp kế toán:
-Kế toán tổng hợp tăng:
Ví dụ 1: Căn cứ vào hóa đơn ngày 2/12/2009 công ty mua 1 máy tính
laptop HP giá chưa thuế GTGT 16.000.000đ. Thuế GTGT 10% công ty thanh
Nguyễn Trọng Tùng Lớp: KT12.20
12
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN Báo cáo thực
tập
toán bằng tiền mặt, số tiền trích ra từ quỹ đầu tư. (biểu mẫu 7)
Kế toán hạch toán: (đơn vị: đồng)
BT1: Ghi tăng nguyên giá:
Nợ TK 211: 16.000.000
Nợ TK 133(2): 1.600.000
Có TK 111: 17.600.000
BT2: Kết chuyển nguồn vốn:
Nợ TK 414: 17.600.000
Có TK 411: 17.600.000
-Kế toán tổng hợp giảm:
Ví dụ 2: Căn cứ vào hóa đơn ngày 28/12/2009 công ty thanh lý thiết bị
phản ứng tráng men 15.400.000đ, hao mòn lũy kế là 13.000.000đ, chi phí
thanh lý hết 100.000đ bằng tiền mặt (chưa tính thuế 10% thuế GTGT) số tiền
thu từ thanh lý là 3.000.000đ thu bằng tiền mặt, đã nộp thuế GTGT 10%
Kế toán hạch toán: (biểu mẫu 8)
BT1: Phản ánh NG thiết bị phản ứng tráng men, ghi:
Nợ TK 214: 13.000.000đ
Nợ TK 811: 2.400.000đ
Có TK 211: 15.400.000đ
BT2: Phản ánh chi phí thanh lý TSCĐ, ghi:
Nợ TK 811: 100.000đ
Nợ TK 133(1): 5.000đ
Có TK 111: 105.000đ
BT3: Phản ánh thu nhập từ thanh lý TSCĐ, ghi:
Nợ TK 111: 3.300.000đ
Nguyễn Trọng Tùng Lớp: KT12.20
13
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN Báo cáo thực
tập
Có TK 711: 3.000.000đ
Có TK 333(1):300.000đ
3.2.5. Kế toán khấu hao TSCĐ:
a) Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: phương pháp đường thẳng.
Giá trị khấu hao từng năm =
Nguyên giá tài sản cố định
Thời gian sử dụng
Ví dụ: Ngày 2/12/2009 công ty mua 1 máy tính laptop HP giá chưa thuế
GTGT 24.000.000đ. Thời gian sử dụng là 2 năm.
ơ
Giá trị khấu
hao từng năm
=
24.000.000
= 12.000.000
2
Giá trị khấu hao
hàng tháng
=
12.000.000
= 1.000.000
12
b) Tài khoản sử dụng: TK 214
c) Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Tháng 12/2009 công ty trích khấu hao TSCĐ phân bổ cho các đối
tượng sử dụng: phân bổ vào CPQLDN là 65.347.202đ, CP sử dụng máy móc
thiết bị là 89.875.314đ, CPBH là 27.987.123đ. Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 627: 89.875.314đ
Nợ TK 641: 27.987.123đ
Nợ TK 642(4): 65.347.202đ
Có TK 214: 183.209.639đ
3.3.Kế toán nguyên vật liệu (NVL), công cụ dụng cụ(CCDC):
3.3.1. Đặc điểm phân loại NVL,CCDC:
Do đặc điểm của doanh nghiệp là sản xuất, kinh doanh các loại dược
Nguyễn Trọng Tùng Lớp: KT12.20
14
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN Báo cáo thực
tập
phẩm hóa chất; trong đó sản phẩm, hàng hóa chủ yếu là các thuốc, hóa chất
nên nguyên liệu chính là hóa chất (axít HCL,H
2
SO
4
, MgCl
2
… ). Nguyên vật
liệu phụ là chai, lọ thủy tinh, can, hộp nhựa, bao bì, nhãn mác…
3.3.2. Đánh giá NVL,CCDC:
Về tính giá nguyên vật liệu nhập,xuất kho:
- Nguyên vật liệu nhập kho thì giá nhập kho bao gồm giá mua và chi phí
thu mua.
- Nguyên vật liệu xuất kho thì áp dụng phương pháp bình quân gia quyền
mà cụ thể là phương pháp bình nhập trước xuất trước.
Xác định trị giá vốn NVL xuất kho theo nhập trước xuất trước:
Ví dụ: Trong kỳ có số lượng Quần áo Blu trắng 06 như sau:
Tồn đầu kỳ: 10 bộ đơn giá 70.400đ
Ngày 2 tháng 6 nhập về 20 bộ đơn giá 72.400đ
Xuất dùng trong kỳ: 2 bộ
Đơn giá nhập trước xuất trước: = 2 x 70.400 = 140.800đ
3.3.3. Kế toán chi tiết NVL,CCDC:
- Chứng từ kế toán sử dụng tại công ty bao gồm: phiếu nhập kho, phiếu
xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, biên bản kiểm nghiệm vật tư,
sản phẩm, hàng hóa, biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa, các hóa đơn.
- Công ty hạch toán chi tiết theo phương pháp ghi thẻ song song
3.3.4. Kế toán tổng hợp tăng, giảm NVL,CCDC:
Công ty hạch toán tổng hợp NVL,CCDC theo phương pháp kê khai
thường xuyên tức theo dõi, phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình
hình nhập xuất, tồn kho NVL trên sổ sách kế toán.
a) Chứng từ kế toán sử dụng : phiếu nhập kho, xuất kho, hóa đơn GTGT,
biên bản kiểm nghiệm, thẻ kho…
b) Tài khoản sử dụng: TK 152, 153.
Nguyễn Trọng Tùng Lớp: KT12.20
15
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN Báo cáo thực
tập
c) Phương pháp hạch toán:
Ví dụ 1: Ngày 4/12/2009 nhập kho 1.500kg
nguyên liệu CACO4 -
Acesulfam giá chưa thuế 272.727.273đ, thuế suất thuế GTGT 10%. (biểu
mẫu 9)
Kế toán hạch toán: (đơn vị đồng)
Nợ TK 152:300.000.000đ
Nợ TK 133(1): 27.272.727đ
Có TK 331: 272.727.273đ
Ví dụ 2: NVL xuất dùng cho sản xuất: ngày 13/12/2009 xuất kho 500kg
CACO4 – Acesulfam phục vụ cho sản xuất trị giá :90.909.091đ (biểu mẫu 10)
Kế toán hạch toán: (đơn vị đồng)
Nợ TK 621: 90.909.091đ
Có TK 152: 90.909.091đ
3.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương:
3.4.1. Các hình thức trả lương và phương pháp tính lương:
a) Cơ cấu lao động
Tổng số lao động: 168. Trong đó công nhân sản xuất trực tiếp là: 71 người.
Công nhân thuê ngoài là: 11 người. Cán bộ công nhân viên là: 86 người
b)Công ty tiến hành trả lương theo hình thức: đối với công nhân viên
gián tiếp quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh có thời gian làm việc
tương đối ổn định công ty tiến hành trả lương theo thang điểm và giao khoán
c)Chứng từ kế toán sử dụng: Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương …
d)Tài khoản sử dụng: TK 334,338.
e)Phương pháp tính lương:
•Hình thức trả lương theo giao khoán:
Tiền lương
phải trả
= Số lượng sản phẩm hay
công việc hoàn thành
x Đơn giá tiền lương của
một đơn vị sản phẩm
Nguyễn Trọng Tùng Lớp: KT12.20
16
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN Báo cáo thực
tập
hay công việc
Ví dụ: Ngày 05/01/2010 công ty đã trả lương tháng 12/2009 cho công
nhân giao khoán. Từ phiếu chi số 125 ngày 05/12/2009 kế toán vào sổ chi tiết
tài khoản 334 theo định khoản sau:
Nợ TK 334: 71.078.760
Có TK 111: 71.078.760
•Hình thức trả lương theo thang điểm:
Ví dụ: Căn cứ vào bảng ứng lương tháng 12/2009 (biểu mẫu 11) kế toán
tính lương phải trả nhân viên phòng kinh doanh tổng số tiền 56.742.000đ
Kế toán ghi:
Nợ TK 641: 56.742.000
Có TK 334: 56.742.000
3.4.2. Kế toán các khoản trích theo lương:
a) Nội dung các khoản trích theo lương:
Các khoản trích theo lương cũng áp dụng theo quy định của Nhà nước:
- Kinh phí công đoàn: trích 2% trên lương thực tế tính vào chi phí
SXKD.
- Bảo hiểm xã hội: trích 20% trên lương cơ bản, trong đó 15% tính vào
chi phí SXKD, 5% khấu trừ vào lương của người lao động.
- Bảo hiểm y tế: trích 3% trên lương cơ bản, trong đó 2% tính vào chi phí
SXKD, còn 1% người lao động phải chịu
b) Tài khoản sử dụng: 338
c) Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Cuối tháng 12/2009 khi tính lương, các khoản phụ trợ cấp và các
khoản khác cho toàn bộ công nhân viên trong công ty.
Tiền lương phải trả công nhân viên và trích BHYT, BHXH, KPCĐ theo
Nguyễn Trọng Tùng Lớp: KT12.20
Tiền lương
phải trả
= Số điểm đạt được x
Đơn giá tiền lương
của một đơn vị điểm
17
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN Báo cáo thực
tập
tỷ lệ quy định:
Nợ TK 622: 217.565.534đ
Có TK 334: 183.616.000đ
Có TK 338: 33.949.534đ
338(2): 1.565.985đ
338(3): 32.383.549đ
3.5. Kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm:
3.5.1. Kế toán tập hợp CPSX:
3.5.1.1. Đặc điểm và phân loại CPSX:
Với đặc điểm sản xuất và chế biến liên tục công ty đã phân loại chi phí
sản xuất thành 3 loại: chi phí NVLTT, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản
xuất chung.
3.5.1.2. Đối tượng kế toán tập hợp CPSX:
Đối tượng kế toán tập hợp CPSX là toàn bộ chi phí trong quy trình của
công nghệ sản xuất và chế tạo giống.
3.5.1.3. Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ CPSX:
a) Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí NVLTT:
* Nội dung chi phí NVLTT; là toàn bộ chi phí về NVLC,NVLP, CCDC
được sử dụng trực tiếp để SX và chế tạo giống.
* Chứng từ kế toán sử dụng: hóa đơn mua hàng, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho.
* Tài khoản sử dụng: TK 621
* Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Căn cứ vào sổ chi tiết NVL, sổ chi tiết CCDC và bảng tổng hợp
xuất NVL CCDC, kế toán tiến hành lập bảng phân bổ NVL CCDC vào cuối
tháng kế toán ghi sổ theo định khoản:
- NVL xuất dùng trong tháng 12/2009
Nợ TK 621: 1.375.793.171đ
Có TK 152: 1.375.793.171đ
- Cuối tháng kế toán tổng hợp tiến hành kết chuyển chi phí NVLTT vào tài
Nguyễn Trọng Tùng Lớp: KT12.20
18
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN Báo cáo thực
tập
khoản tính giá thành, ghi vào sổ cái TK 621 (biểu mẫu12) và các sổ liên quan.
Nợ TK 154: 1.375.793.171đ
Có TK 621: 1.375.793.171đ
b) Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
* Nội dung chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm: lương chính, lương
phụ, phụ cấp… của nhân công trực tiếp sản xuất hạt giống.
* Chứng từ kế toán sử dụng: bảng chấm công, phiếu giao nộp sản phẩm,
bảng thanh toán lương…
* Tài khoản sử dụng: TK 622,334,338
* Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất tháng 12/2009
Nợ TK 622: 217.565.534đ
Có TK 334: 183.616.000đ
Có TK 338: 33.949.534đ
Sau đó kế toán tổng hợp kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào chi
phí SXKD để tính giá thành sản phẩm ghi vào sổ
Nợ TK 154: 217.565.534đ
Có TK 622: 217.565.534đ
Cuối tháng,căn cứ vào chứng từ kế toán tiến hành ghi sổ cái TK
622(biểu mẫu 13)
c) Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung:
* Nội dung chi phí sản xuất chung: là chi phí có liên quan đến việc phục
vụ quản lý các hoạt động ở xí nghiệp, nhà máy như chi phí tiền lương, các
khoản trích theo lương của nhân viên quản lý…
* Tài khoản sử dụng: TK 627
* Phương pháp kế toán chi phí nhân viên xí nghiệp:
Ví dụ: Kế toán các khoản chi phí trong (tháng 12/2009) phục vụ quản lý
hoạt động của xí nghiệp
Nợ TK 627: 612.283.049đ
Nguyễn Trọng Tùng Lớp: KT12.20
19
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN Báo cáo thực
tập
Có TK 334: 51.660.000đ
Có TK 338: 7.539.000đ
Có TK 152: 297.473.103đ
Có TK 153: 8.595.873đ
Có TK 214: 78.922.875đ
+ Phân bổ kết chuyển chi phí sản xuất chung: Cuối kỳ chi phí SXC được
kết chuyển và ghi vào Chứng từ ghi sổ và sổ chi tiết TK 627 theo định khoản:
Nợ TK 154: 612.283.049đ
Có TK 627: 612.283.049đ
Cuối cùng căn cứ vào chứng từ ở các dòng, các cột liên quan đến CPSX,
kế toán tổng hợp tiến hành ghi sổ cái (biểu mẫu 14) TK 627
a) Kế toán tổng hợp chi phí SX toàn công ty:
Cuối kỳ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và kết chuyển chi phí sản xuất
từ các TK 621, 622, 627 sang TK 154 theo định khoản sau:
Nợ TK 154: 2.293.695.855đ
Có TK 621: 1.463.847.272đ
Có TK 622: 217.565.534đ
Có TK 627: 612.283.049đ
3.6. Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh:
3.6.1. Kế toán bán hàng:
a) Nội dung doanh thu bán hàng: doanh thu bán hàng tại công ty chủ yếu
gồm doanh thu từ bán hạt giống nguyên chủng…
b) Chứng từ kế toán sử dụng: hóa đơn bán hàng, phiếu thu, giấy báo có…
c) Tài khoản sử dụng: TK 511(doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ)
TK 512(doanh thu nội bộ)
TK 3331(thuế GTGT phải nộp)
TK 3387(doanh thu chưa thực hiện) và các TK liên
quan khác (111,112,131…)
d) Phương pháp kế toán:
Nguyễn Trọng Tùng Lớp: KT12.20
20
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN Báo cáo thực
tập
Ví dụ: căn cứ vào hóa đơn ngày 5/12/2009 công ty bán cho công ty CP
DP Trà Vinh Pharm lô hàng Terpin hydrat ký hiệu kho TP02 trị giá chưa thuế
là 87.428.572đ, (thuế suất thuế GTGT là 5%) Công ty CP DP Trà Vinh Pharm
chưa trả tiền. (biểu mẫu 15)
Kế toán hạch toán:
Nợ TK 131: 91.800.001đ
Có TK 511(1): 87.428.572
Có TK 333(1): 4.371.429
Tổng doanh thu trong tháng của công ty là 5.489.793.277đ
Cuối tháng,căn cứ vào chứng từ kế toán tiến hành ghi sổ cái 511 (biểu
mẫu 16)
3.6.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu:
a) Nội dung các khoản giảm trừ doanh thu: là CK thương mại, giảm giá
hàng bán, hàng bán bị trả lại.
b) Tài khoản sử dụng: TK 521,531,532
c) Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Trong lô hàng xuất ngày 25/12/2009 do bán cho công ty CP DP
Kim Bảng sản phẩm TTP03 Do mua với số lượng lớn nên công ty triết khấu
2% trên tri giá lô hàng.
- Hạch toán chiết khấu thương mại như sau:
Nợ TK 521: 2.000.000đ
Nợ TK 333(1): 200.000đ
Có TK 131: 2.200000đ
- Cuối kỳ kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu:
Nợ TK 511: 2.000.000đ
Có TK 521: 2.000.000đ
3.6.3. Kế toán giá vốn hàng bán:
a) Phương pháp xác định giá vốn hàng bán: nhập trước xuất trước
b) Tài khoản sử dụng: TK 632
Nguyễn Trọng Tùng Lớp: KT12.20
21
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN Báo cáo thực
tập
c) Chứng từ kế toán sử dụng: hóa đơn sử dụng, các hóa đơn thanh toán,
bảng tính khấu hao TSCĐ.
d) Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Căm cứ vào hóa đơn ngày 5/12/2009 công ty bán cho công ty CP
DP Trà Vinh Pharm lô hàng Terpin hydrat ký hiệu kho TP02 bảng giá vốn
hàng xuất bán là : 73.226.866đ (biểu mẫu 17)
Kế toán hạch toán:
Nợ TK 632: 73.226.866đ
Có TK 154: 73.226.866đ
Cuối tháng,căn cứ vào chứng từ kế toán tiến hành ghi sổ cái TK
632(biểu mẫu 18)
3.6.4. Kế toán chi phí bán hàng:
a) Nội dung chi phí bán hàng: là những chi phí liên quan đến trong quá
trình bán hàng, tiêu thụ sản phẩm: chi phí nhân viên bán hàng, chi phí bao bì,
bảo quản sản phẩm, chi phí vận chuyển, bốc xếp, thuê kho bãi, chi phí khấu
hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền…
b) Tài khoản sử dụng: TK 641 và các TK có liên quan: 334,338,214
c) Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Chi phí bán hàng trong kỳ(12/2009) là 118.058.613đ trong đó chi
phí tiền lương trả cho nhân viên là 56.742.000đ,các khoản trích theo lương là
8.280.000đ, chi phí khác bằng tiền là 53.036.613đ
Kế toán hạch toán:
Nợ TK 641: 118.058.613đ
Có TK 334: 56.742.000đ
Có TK 338: 8.280.000đ
Có TK 111: 53.036.613đ
Cuối tháng,căn cứ vào chứng từ kế toán tiến hành ghi sổ cái TK
641(biểu mẫu 19)
Nguyễn Trọng Tùng Lớp: KT12.20
22
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN Báo cáo thực
tập
3.6.5. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp:
a) Nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp: là những khoản chi phí phát
sinh chúng liên quan đến toàn bộ quá trình quản lý hoạt động của công ty.
b) Tài khoản sử dụng: TK 642, các TK có liên quan:
TK334,338,111,112…
c) Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Chi phí QLDN tính cho hàng bán ra tập hợp được cho tháng
12/2009 là 204.441.681đ, trong đó: chi phí cho lương cán bộ quản lý là
107.892.000đ, các khoản trích theo lương là 15.758.000đ, chi phí bằng tiền
khác là 80.701.681đ
Kế toán hạch toán:
Nợ TK 642: 204.441.681đ
Có TK 334: 107.892.000đ
Có TK 338: 15.758.000đ
Có TK 111:80.701.681đ
Cuối tháng,căn cứ vào chứng từ kế toán tiến hành ghi sổ cái TK
642(biểu mẫu 20)
3.6.6. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính:
a) Nội dung doanh thu hoạt động tài chính: gồm tiền lãi gửi Ngân hàng.
b) Tài khoản sử dụng: TK 515
c) Phương pháp kế toán:
Ví dụ: ngày 28/12/2009 công ty nhận được từ lãi suất Ngân hàng là
45.670.000đ. Công ty nhận bằng tiền gửi ngân hàng
Kế toán hạch toán:
Nợ TK 112: 45.670.000đ
Có TK 515: 45.670.000đ
Cuối tháng,căn cứ vào chứng từ kế toán tiến hành ghi sổ cái TK
515(biểu mẫu 21)
Nguyễn Trọng Tùng Lớp: KT12.20
23