Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

phương pháp và công nghệ dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.91 KB, 8 trang )

17:21:39 a4/p4
phương pháp và công nghệ dạy học
I. Giới thiệu công nghệ thông tin trong dạy học:
Trong thời đại ngày nay, trước sự phát triển như vũ bão của khoa
học kỹ thuật và công nghệ (đặc biệt là lĩnh vực thông tin) đã dẫn đến sự
tăng lên nhanh chóng khối lượng tri thức nhân loại và tốc độ ứng dụng
tri thức vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tình hình đó đã làm thay
đổi nhiều quan niệm về giáo dục. Ngày nay giáo dục không chỉ được
xem là sự chuyển tải kinh nghiệm xã hội của thế hệ trước cho thế hệ
sau, mà quan trọng hơn là trang bị cho mỗi người phương pháp học tập,
tìm cách phát triển năng lực nội sinh, phát triển tư duy nội tại, tư duy độc
lập, sáng tạo, xây dựng cho họ kỹ năng, phương pháp tự học tập, tự
phát triển. Để đáp ứng được tốt yêu cầu đó giáo dục phải đổi mới mộc
cách toàn diện. Đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới phương pháp dạy
học nói riêng và đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học môn Toán
hiện nay ở trường THPT chính là tổ chức cho học sinh học tập trong
hoạt động và bằng hoạt động, tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo.
Việc sử dụng các phương tiện dạy học trực quan là một yêu cầu
không thể thiếu đối với các giáo viên dạy toán. Phần mềm Geometer ’s
Sketchpad đã trở thành một phương tiện dạy học trực quan mới mẻ, hấp
dẫn được đưa vào nhà trường để trợ giúp dạy học hình học; là công cụ
để tạo ra các hiện tượng trực quan giúp học sinh quan sát, giải thích và
nêu ra các điều dự đoán.
* Geometer’s Sketchpad cho phép dựng hình trên mặt phẳng một
cách nhanh chóng với hình vẽ rõ ràng, chính xác và sinh động.
* Hoạt hình trong Geometer’s Sketchpad: Đây là tính năng làm cho
phần mềm này trở nên trực quan, có hiệu quả hơn nhiều các phương
tiện trực quan trước đây. Nó cho phép người sử dụng khảo sát nghiên
cứu các bài toán một cách sinh động, giúp tìm ra hướng giải quyết
nhanh hơn.
* Một chức năng quan trọng khác của Geometer’s Sketchpad đó là


chức năng Trace (để lại kết quả, một đối tượng khi chuyển động). Nhờ
chức năng này, giáo viên có thể giúp học sinh dự đoán được quỹ tích và
diễn tả một quá trình vẽ hình.
1
17:21:39 a4/p4
Để vẽ quỹ tích, ta cũng có thể chọn các đối tượng liên quan vào
Construet/ Locus.
* Phần mềm Sketchpad có một tính năng ưu việt là tính động
(dynamic), nhờ nó mà phần mền này càng trở nên tiện ích và được sử
dụng rộng rãi trong mục đích hỗ trợ việc học, dạy toán, tạo ra hiệu quả
cao hơn, vượt xa các phương tiện dạy học truyền thống như giấy, bút,
bảng đen, tranh ảnh, đèn chiếu…
* Phần mềm cho phép người sử dụng kết hợp việc dựng các hình
cơ bản như dựng một điểm, một đoạn thẳng, một đường thẳng, một tia,
một đường tròn, một đường cônic, đa giác…
* Phần mềm hỗ trợ dự đoán, đề xuất giả thuyết, sáng tạo toán học
với tính năng động của phần mềm cho phép tạo ra một loạt hình vẽ của
một hình học nào đó tron gmột thời gian rát ngắn. Kết hợp với ác thao
tác dựng hình với việc sử dụng công cụ đo đạc, tính toán để nghiên cứu
phát hiện ra một số tính chất nào đó và dự đoán cho trường hợp tổng
quát. Tính chất được dự đoán, được khái quát từ nhiều trường hợp
riêng lẻ và được tạo ra một cách động nên có độ tin cậy cao.
* Trong dạy học hình học, chúng ta dùng phần mềm này để dạy các
khái niệm hình học, dạy phát hiện định lý, tính chất, dạy chứng minh
định lý, dạy giải bài toán hình học.
* Phần mềm GSP được Nicholas Jachiw viết năm 1995 và đã được
sử dụng rộng rãi trong các trường phổ thông ở Mỹ, úc…
II. Giới thiệu 1 ví dụ về việc sử dụng một phần mềm:
Sử dụng phần mềm Geometer’s Sketchpad (GSP) trong dạy học
Toán (Hình học) cho nội dung hình học.

1. Yêu cầu:
- Chép thư mục Geometry vào ổ cứng của máy. Nếu có được bộ
install thì có thể setup.
- Khi kích đúp chuột vào biểu tượng của chương trình ở màn hình
Desktop, chương trình hoạt động.
- Khi đã chọn một hoặc nhiều đối tượng, để chọn hộ lệnh liên quan.
Ví dụ vào thanh Menu, chọn liên tiếp các lệnh Display, một menu con
kéo xuống xuất hiện, kích chọn tiếp lệnh Line style, sau đó chọn kiểu
đường.
- Khi đưa con trỏ chuột vào đối tượng đã chọn, nếu bạn kích nút
phải chuột xuất hiện ngay bên phải trỏ chuột một Menu tắt gọi là
2
17:21:39 a4/p4
Shortcut Menu, nếu chọn lệnh construct và chọn tiếp lệnh Point At
Midpoint, quy ước viết là [Shortcut] Construct/ Point At Midpoint.
2. Một ví dụ tìm quỹ tích của một điểm:
Nhận xét: Với bài toán quỹ tích, phần mềm GSP là một phần mềm
thể hiện tính động (dynamic) trong việc dạy và học môn hình học và hầu
như không có một phương tiện trực quan nào có thể thực hiện được.
Bài toán: Cho ∆ ABC nội tiếp trong đường tròn tâm O. Dựng trực
tâm H của ∆ABC và tìm quỹ tích của nó khi A chạy trên đường tròn tâm
O.
Với bài toán này, người giáo viên phải sử dụng kỹ thuật tạo nết
(Trace) cho một điểm (cho một đối tượng) di chuyển để dễ phân biệt.
- Khi tạo vết cho một điểm, một đối tượng lưu ý:
+ Nháy chuột chọn điểm hoặc đối tượng sẽ di chuyển và để lại vết.
+ Chọn màu cho đối tượng, điểm.
* Chuẩn bị hình vẽ của giáo viên phục vụ cho bài dạy:
Cách vẽ: HV1.gsp
H

0
B
C
A
+ Vẽ đường tròn tâm O và vẽ 3 điểm A, B, C ở trên đường tròn đó.
+ Vẽ các đoạn thẳng nối các đỉnh tạo thành các cạnh của ∆ABC
+ Dựng trực tâm H của ∆ABC.
+ Tạo vết cho điểm H: Chọn điểm H và [Menu] Display/ Trace Point.
+ Chọn màu cho điểm H.
3
17:21:39 a4/p4
+ Trỏ chuột vào điểm A và Drag để di chuyển trên đường tròn (O)
hoặc cho di chuyển tự động, quan sát điểm H ⇒ Dự đoán quỹ tích H.
+ Chọn đồng thời điểm A và H vào [Menu] Construct/ Locus
→ Quỹ tích của H cần tìm sẽ được vẽ. HV1 copy.gsp
H
0
B
C
A
Giáo viên: Yêu cầu học sinh thực hiện các hoạt động
+ Hãy vẽ hình trên bảng trong một số trường hợp đặc biệt
- Trường hợp BC là đường kích thì điểm H ở vị trí nào, quỹ tích
HHV2.gsp
B
C
0
A
- Giáo viên cho học sinh quan sát hình vẽ trong trường hợp đặc biệt
này rút ra kết luận: H trùng A, do đó H nằm trên đường tròn cố định

(O,R)
+ Trường hợp BC không là đường kính:
4
17:21:39 a4/p4
- Hãy vẽ một số trường hợp của hình vẽ, xác định (dự đoán) quỹ
tích H.
- Các yếu tố cố định của bài toán là gì?
- Gọi H’ là giao của AH với (()) ⇒ Như vậy với mỗi điểm A ∈ (O,R)
khác B và C thì ta xác định được H’ ∈ (O;R)
- Gọi AA’ là đường kính của đường tròn (O;R) thì ⇒ Nhận xét gì về
A’B và CH.
→ A’B // CH (vì cùng ⊥ AB)
- Tứ giác A’BHC có đặc điểm gì? ⇒ Hình bình hành, hai đường A’H
và BC cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.
- Nhận xét về A’H’ và BC ⇒ A’H’ // BC (Vì cùng ⊥ AH)
- Gọi K là giao điểm của BC và HH’: Nhận xét gì về điểm K → K là
trung điểm HH’.
- Quỹ tích điểm H thay đổi như thế nào khi A chuyển động trên (O)
→ H chuyển động, và H & H’ luôn thoả mãn: KH = H’K;
- Hãy dự đoán quỹ tích H.HVO.gsp
CH = 3.61 cm
A'B = 3 .61 cm
KH = 1.14 cm
H'K = 1.14 cm
A'
H'
H
K
B
C

A
⇒ Do H’ chuyển động trên (O) cố định, mà KH’ = KH ⇒ H chuyển
động trên đường tròn (O’) (Dự đoán).
Giáo viên: - Thao tác trên hình cho học sinh quan sát vết mà điểm
H tạo ra.
⇒ Nhận xét về hình dạng quỹ tích: là đường tròn.
5

×