Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Phương Pháp Và Công Nghệ Dạy Học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.06 KB, 5 trang )

BÁO CÁO
Phương Pháp Và Công Nghệ Dạy Học
(Nhóm 2)
A. Những người thực hiện:
1. Trần Thị Hiền
2. Nguyễn Thị Hòa
3. Ngô Thị Huệ
4. Thăng Văn Huy
5. Bùi Thị Mai Hương
6. Cao Thị Hương
7. Lê Thị Hường
8. Nguyễn Văn Khoa
9. Nguyễn Thị Lan
10.Đặng Văn Lân
11.Lê Thị Lệ
12.Trần Thị Hồng Liên
B. Nội dung
Câu1:
Phương pháp dạy học là tổ hợp các cách thức, biện pháp thực hiện hoạt
động hợp tác, tương tác giữa người dạy và người học nhằm đạt mục tiêu dạy
học.
Có bốn kiểu phương pháp dạy học đó là:
+ Kiểu thông báo – tái hiện
+ Kiểu làm mẫu – bắt chước
+ Kiểu giải thích – tìm kiếm bộ phận
+ Kiểu nêu vấn đề nghiên cứu
1. Kiểu thông báo – tái hiện
* Khái niệm: Là phương pháp mà giáo viên thông báo, truyền đạt thông tin -
nội dung bài học một cách có hệ thống, lôgic cho học sinh tiếp thu bằng các
phương tiện khác nhau, trong đó chủ yếu là ngôn ngữ, phương tiện trực quan
(sơ đồ, bảng biểu, ví dụ minh họa…)


* Ưu điểm:
+ Dễ triển khai thực hiện, giáo viên hoàn toàn chủ động
+ Trong một thời gian ngắn, giáo viên có thể trình bày một khối lượng kiến
thức lớn cho nhiều người học. Tức là giải quyết được mâu thuẫn giữa thời
gian, không gian, số lượng lớn người học với khối lượng lớn thông tin
* Nhược điểm:
+ Học sinh dễ hình thành thói quen thụ động, chóng mệt mỏi => thiếu sáng
tạo, ghi nhớ kém bền vững
+ Học sinh thiếu cơ hội phát triển ngôn ngữ nói
+ Giáo viên khó có thể chú ý đầy đủ đến trình độ nhận thức của từng học
sinh
* Ví dụ: Giáo viên giảng bài: Chiến dịch Việt Bắc
Giáo viên dùng lời nói trình bày nội dung bài học, học sinh nghe giảng và
chép bài vào vở. Về nhà học sinh phải học thuộc phần nội dung giáo viên
cho ghi
2. Kiểu làm mẫu – bắt chước
* Khái niệm: Là phương pháp mà giáo viên thiết kế, đưa ra các “mẫu” (bài
tập, công thức, bảng biểu…) liên quan đến nội dung dạy học và giáo viên
thực hiện làm mẫu trước, sau đó người học thao tác, lặp lại theo mẫu, theo
chỉ dẫn của giáo viên, từ đó nhận diện và hiểu rõ vấn đề
* Ưu điểm:
+ Học sinh hiểu bản chất vấn đề, hình thành kỹ năng vận dụng tri thức đã
lĩnh hội
+ Dễ thực hiện
* Nhược điểm:
+ Học sinh dễ rập khuôn cứng nhắc, không đào sâu, mở rộng kiến thức
+ Không hình thành khả năng tìm tòi, sáng tạo của học sinh
* Ví dụ: Dạy hát cho học sinh lớp 2, giáo viên hát qua một lượt sau đó dạy
học sinh hát từng câu, học sinh sẽ hát theo giáo viên
3. Kiểu giải thích – tìm kiếm bộ phận

* Khái niệm: Là phương pháp giáo viên đưa ra các vấn đề, giải thích, hướng
dẫn học sinh tự lực thực hiện từng phần, từng bước trong việc giải quyết vấn
đề đặt ra, từ đó học sinh tự giải quyết toàn bộ vấn đề
* Ưu điểm:
+ Phát huy khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh
+ Phát triển kỹ năng độc lập giải quyết vấn đề, tìm kiếm phương pháp mới
cho cùng một vấn đề
* Nhược điểm:
+ Khó tổ chức triển khai, tốn nhiều công sức, thời gian. Đòi hỏi phải có sự
chuẩn bị kỹ lưỡng
+ Vẫn còn hạn chế sự giao tiếp giữa giáo viên và học sinh
+ Học sinh dễ bị phân tán, lạc hướng trong việc giải quyết vấn đề
* Ví dụ: Khi dạy về “Mục tiêu quản lý giáo dục” của môn Khoa học quản lý
giáo dục I, giảng viên giải thích các khái niệm liên quan đến mục tiêu, căn
cứ để xác định các mục tiêu. Từ đó yêu cầu sinh viên dựa trên những kiến
thức đó xác định mục tiêu cho một trường học nhất định, những mục tiêu đó
được xác định dựa trên những căn cứ cụ thể nào?
4. Kiểu nêu vấn đề nghiên cứu
* Khái niệm: Là phương pháp giáo viên nêu vấn đề và hướng dẫn học sinh
tự nghiên cứu giải quyết vấn đề học tập đó. Tức là trong quá trình nghiên
cứu, tự khám phá của học sinh luôn có sự dẫn dắt của giáo viên. Học sinh có
thể thảo luận theo nhóm để nghiên cứu vấn đề
* Ưu điểm:
+ Phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, kỹ năng tìm tòi kiến thức, hình thành
năng lực tự nghiên cứu của học sinh.
+ Cả giáo viên và học sinh đều có thể nhanh chóng thu được tín hiệu ngược
chiều để điều chỉnh hoạt động của mình
+ Học sinh ghi nhớ lâu, phát triển kỹ năng làm việc nhóm, các thành viên
được giao tiếp với nhau, khuyến khích tính tích cực ngay cả với những thành
viên rụt rè, tạo cơ hội tự thể hiện. Giáo dục tính độc lập, trách nhiệm, tự

tin…
* Nhược điểm:
+ Khó tổ chức do trình độ các học sinh không đồng đều, yêu cầu kinh
nghiệm từ phía giáo viên cao
+ Tốn nhiều thời gian
* Ví dụ: Khi dạy về bài “Ô nhiễm môi trường” thì giáo viên đưa ra khái
niệm “Ô nhiễm môi trường”, cho học sinh xem những hình ảnh về thực
trạng môi trường. Từ những quan sát thực tế về môi trường hiện nay các em
có nhận xét gì? Tác hại của việc môi trường bị ô nhiễm? Nêu nguyên nhân
gây ra ô nhiễm môi trường và biện pháp khắc phục?
Câu 2:
Trong các kiểu phương pháp dạy học trên, kiểu phương pháp nêu vấn đề
nghiên cứu là kiểu có khả năng phát huy tính tích cực của học sinh.
Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh là phương pháp
dạy học lấy người học làm trung tâm, giáo viên giữ vai trò chủ đạo: tổ chức,
hướng dẫn, cố vấn cho học sinh tìm kiếm, khám phá tri thức. Học sinh hứng
thú với bài học, hình thành các phẩm chất nhân cách của người học như tính
tự giác, tính độc lập tư duy, tính chủ động và tính sáng tạo. Kiểu phương
pháp dạy học nêu vấn đề nghiên cứu có khả ăng hình thành những phẩm
chất đó

×