Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Hoàn thiện công tác trả lương và các khoản trích theo lương tại Công ty CP Sợi Trà Lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.45 KB, 64 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Quản trị nhân lực
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Sợi Trà Lý và hoàn
thành báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình, em đã nhận được sự hướng dẫn
tận tình từ phía các thầy cô cũng như sự giúp đỡ từ các cô (chú), anh (chị) nơi
thực tập.
Thông qua bài báo cáo của mình, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất
đến những người đã nhiệt tình giúp đỡ để em có thể hoàn thành bài báo cáo này.
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn của mình đến thầy PGS. TS Nguyễn
Tiệp – Hiệu trưởng nhà trường là người đã hướng dẫn em trong quá trình thực
tập cũng như suốt thời gian hoàn thành bài viết. Bên cạnh đó còn có các thầy
cô khoa Quản trị nhân lực cũng đã giúp đỡ em rất nhiều để em có thể hoàn
thành nhiệm vụ của mình.
Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành của mình đến bác
Phạm Thanh Tân - trưởng phòng Tổ chức hành chính của Công ty Cổ phần
Sợi Trà Lý. Bác không chỉ giúp đỡ em trong quá trình thực tập mà còn rất
nhiệt tình hướng dẫn trong thời gian em hoàn thành báo cáo này.
Do tính chất phức tạp của vấn đề lao động tiền lương trong Công ty, mặt
khác do bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên bài báo cáo không
tránh khỏi những thiếu sót. Mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô
và các bạn để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Bùi Thị Thoan Lớp: Đ3QL7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Quản trị nhân lực
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật ngày nay, máy móc ngày
càng tham gia nhiều vào quá trình sản xuất thay thế lao động chân tay của con
người. Rất nhiều công đoạn của sản xuất được máy móc hóa. Nhưng, con người
vẫn được xem là nguồn lực vô cùng quan trọng và không gì thay thế được. Suy cho
cùng thì con người là chủ thể sáng tạo và ứng dụng máy móc vào sản xuất.


Quản trị nhân lực đang trở thành một hoạt động không thể thiếu trong
các doanh nghiệp nói riêng và xã hội nói chung. Một tổ chức muốn vẫn hành
tốt chỉ khi hoạt động quản trị nhân lực có hiệu quả. Các doanh nghiệp hiện
nay rất đề cao việc tuyển dụng và đào tạo nhân sự của mình. Song làm thế nào
để giữ chân họ và giúp họ phát huy được hết tài năng của mình phục vụ cho
doanh nghiệp còn là vấn đề nan giải hơn nữa của các nhà quản lý.
Hiện nay, các doanh nghiệp không ngừng đưa ra những ưu đãi hấp dẫn
nhằm thu hút nhân tài, như chế độ ưu đãi không chỉ với bản thân người lao
động mà còn có chế độ bảo hiểm hỗ trợ cho gia đình họ, các chế độ bảo hiểm,
phúc lợi, phụ cấp… Tất cả đều xoay quanh vấn đề tài chính là chủ yếu. Với
người lao động Việt Nam hiện nay, đặc điểm công việc hay thời gian làm
việc dường như không quan trọng bằng số tiền họ kiếm được từ công việc ấy.
Nguyên nhân của vấn đề này nằm ở chỗ, thu nhập của người lao động nước ta
hiện nay vẫn còn rất thấp không có số dư tích lũy nên họ luôn phải tận dụng
công sức và thời gian để làm việc. Tiền lương là một trong các yếu tố kích
thích tích cực đối với người lao động. Do vậy, nếu xây dựng được hình thức
trả lương phù hợp sẽ kích thích được người lao động phát huy nhất tính chủ
động, sáng tạo, chăm chỉ và có tâm huyết với nghề.
Hiện nay, tiền lương không chỉ là một phần quan trọng trong chính
sách kinh tế xã hội, là động lực tăng trưởng kinh tế và giải quyết công bằng
xã hội, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước mà tiền lương còn là
yếu tố gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội. Nếu trả lương công bằng cho
người lao động chính là tạo điều kiện cho sự phát triển, góp phần quan trọng
trong việc nâng cao tinh thần lao động và hiệu suất công tác. Để có thể trả
lương đúng và đủ cho người lao động thì công tác xây dựng các hình thức trả
lương và sử dụng quỹ tiền lương mang ý nghĩa hết sức to lớn. Nó không chỉ là
nhân tố kích thích người lao động làm việc hiệu quả mà nó còn là một trong
những chỉ tiêu đánh giá cả quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của
Sinh viên: Bùi Thị Thoan Lớp: Đ3QL7
1

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Quản trị nhân lực
Doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra hiện nay là với mỗi doanh nghiệp phải xây dựng
hình thức trả lương như thế nào cho phù hợp với tính chất, đặc điểm sản xuất
kinh doanh của đơn vị mình. Chính vì điều này, mà việc hoàn thiện các hình
thức trả lương trong doanh nghiệp đang trở thành vấn đề khá nổi bật.
Đối với Công ty Cổ phần Sợi Trà lý để phát triển được đến ngày hôm
nay Công ty cũng phải liên tục đổi mới, xây dựng chính sách tiền lương cho
phù hợp. Công ty đã nghiên cứu và xây dựng các hình thức trả lương riêng
cho mình. Tuy nhiên ngoài những mặt đạt được thì vẫn còn một số tồn tại
nhất định. Chính vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “ Hoàn thiện các hình
thức trả lương tại Công ty Cổ phần Sợi Trà Lý” với mong muốn sẽ cùng
Công ty nghiên cứu hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác này.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu:
Mỗi Doanh nghiệp từ khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh vấn đề
mà họ quan tâm đầu tiên chính là lợi nhuận mà họ thu được từ hoạt động đó.
Những yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận thì có khá nhiều như: lao động, chi phí,
tiền lương… Trong đó, vấn đề tiền lương được các nhà lãnh đạo khá quan tâm
và chú trọng. Vì nó là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, ảnh hưởng trực
tiếp tới hiệu quả làm việc của người lao động. Có rất nhiều những nghiên cứu,
khóa luận, chuyên đề viết về công tác tiền lương tại các Doanh nghiệp. Tuy
nhiên, các khóa luận, chuyên đề mới chỉ đi sâu phân tích phần thực trạng về
công tác tiền lương. Sau thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Sợi Trà Lý,
em nhận thấy mặc dù các hình thức trả lương đang được áp dụng có những ưu
điểm nhất định nhưng vẫn còn một số hạn chế. Vì vậy cần phải có những giải
pháp hoàn thiện các hình thức trả lương tại Công ty.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở lý thuyết về tiền lương cùng với nguồn nhân lực của Công
ty, tác giả muốn đưa ra cái nhìn chung nhất về một hệ thống quản lý hiệu quả
nhằm tăng năng suất lao động và cải thiện đời sống cho người lao động.
Nghiên cứu xem Công ty đã tiến hành xây dựng các hình thức trả lương

như thế nào? Đối tượng áp dụng và phương pháp chi trả đối với mỗi hình thức
trả lương có hợp lý hay không?
Tác động của các hình thức trả lương đối với công tác trả lương nói
riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nói chung như thế nào?
Nghiên cứu những giải pháp có thể kiến nghị để áp dụng nhằm nâng
cao hiệu quả của các hình thức trả lương cũng như hiệu quả của công tác chi
trả lương và cùng Công ty hoàn thiện nó.
Sinh viên: Bùi Thị Thoan Lớp: Đ3QL7
2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Quản trị nhân lực
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đội ngũ cán bộ công nhân viên đang
làm việc tại Công ty Cổ phần Sợi Trà Lý.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2008 đến nay
- Phạm vi không gian: Các phòng ban, nhà máy, phân xưởng thuộc
Công ty Cổ phần Sợi Trà Lý.
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu, giải quyết các vấn đề
lý luận, thực tiễn về các hình thức trả lương đối với người lao động tại Công
ty Cổ phần Sợi Trà Lý.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Trong quá trình thực hiện đề tài, tác
giả tiến hành nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến thang, bảng lương, các
hình thức trả lương của Nhà nước và các quy định của Công ty. Bên cạnh việc
thu thập tài liệu trên thì nguồn tài liệu từ các trang web cũng có rất nhiều nội
dung đề cập xung quanh vấn đề này. Các thông tin thu được đều được so
sánh, đối chiếu để có được cái nhìn nhiều chiều và chính xác nhất. Việc chọn
lọc các thông tin chính xác và khách quan nhất trở nên quan trọng.

- Phương pháp quan sát: Quan sát thái độ, phản ứng của người lao động
khi áp dụng các hình thức trả lương tại Công ty. Đồng thời quan sát quá trình
làm việc, năng suất cụ thể của một số người lao động trong Công ty.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: Những thông tin thu được
trong quá trình làm việc được tập hợp lại, có sự phân tích và so sánh với các
thông tin bên ngoài để có kết luận khách quan nhất.
6. Kết cấu của báo cáo:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung báo cáo gồm ba phần chính:
Chương I: Cơ sở lý luận
Chương II: Thực trạng các hình thức trả lương tại Công ty Cổ phần
Sợi Trà Lý
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương
tại Công ty Cổ phần Sợi Trà Lý
Sinh viên: Bùi Thị Thoan Lớp: Đ3QL7
3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Quản trị nhân lực
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Một số khái niệm cơ bản:
1. Tiền lương và bản chất của tiền lương:
1.1. Khái niệm tiền lương:
Trong cơ chế thị trường với sự hoạt động của thị trường sức lao động
trở thành hàng hóa, loại hàng hóa đặc biệt. Giá cả sức lao động chính là tiền
lương, tiền công. Đó là khoản tiền mà người chủ sử dụng sức lao động phải
chi trả cho người lao động sau quá trình làm việc. Tiền lương là một phạm trù
kinh tế, là kết quả của sự phân phối của cải trong xã hội ở mức cao. Tuy
nhiên, cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế, quan niệm về tiền lương cũng
có những thay đổi.
Trong nền kinh tế tập trung bao cấp trước đây, người ta quan niệm rằng

tiền lương (tiền công) là một phần của thu nhập quốc dân được thể hiện bằng
tiền, được phân chia cho người lao động một cách có kế hoạch, trên cơ sở quy
luật phân phối theo lao động.
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho rằng: “Tiền lương là số tiền
mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo một số lượng nhất
định không cần căn cứ vào số giờ làm việc thực tế, thường được trả theo
tháng hoặc nửa tháng. Còn tiền công là khoản tiền trả công lao động theo hợp
đồng lao động (chưa trừ thuế thu nhập và các khoản khấu trừ theo quy định),
được tính dựa trên số lượng sản phẩm làm ra hoặc số giờ làm việc thực tế”.
Ngày nay, tiền lương là giá cả của sức lao động, được hình thành trên
cơ sở thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động thông qua
hợp đồng lao động (bằng văn bản hoặc bằng miệng), phù hợp với quan hệ
cung – cầu sức lao động trên thị trường lao động và phù hợp với các quy định
tiền lương của pháp luật lao động.
Qua một số khái niệm nêu trên chúng ta cũng thấy được tầm quan trọng
của tiền lương trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh
nghiệp. Tiền lương chính là một trong các yếu tố kích thích tích cực đối với
người lao động. Do vậy, nếu trả lương phù hợp sẽ kích thích được người lao
động phát huy hiệu quả nhất tính chủ động, sáng tạo, chăm chỉ và tâm huyết
với công việc.
Sinh viên: Bùi Thị Thoan Lớp: Đ3QL7
4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Quản trị nhân lực
1.2. Bản chất của tiền lương:
Như chúng ta đã biết, tiền lương thường xuyên biến động xoay quanh
giá trị sức lao động, nó phụ thuộc vào quan hệ cung cầu và giá cả tư liệu sinh
hoạt. Sự biến động xoay quanh giá trị sức lao động đó được coi như là sự biến
động thể hiện bản chất của tiền lương. Bản chất của tiền lương còn được thể
hiện khá rõ nét trên hai phương diện kinh tế và xã hội.
Về mặt kinh tế: tiền lương là kết quả của thỏa thuận trao đổi hàng hóa

sức lao động của người lao động cung cấp sức lao động của mình trong một
khoảng thời gian nào đó và sẽ nhận được một khoản tiền lương thỏa thuận từ
người sử dụng lao động.
Về mặt xã hội: tiền lương còn là số tiền đảm bảo cho người lao động
có thể mua được những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động
của bản thân và dành một phần để nuôi thành viên gia đình cũng như bảo
hiểm lúc hết tuổi lao động. Ngoài tiền lương cơ bản, người lao động còn nhận
được các khoản phụ cấp lương, tiền thưởng và các loại phúc lợi.
2. Các hình thức trả lương:
Các chế độ tiền lương mới chỉ phản ánh được chủ yếu mặt chất lượng
lao động mà chưa thể hiện được mặt số lượng lao động. Để khắc phục nhược
điểm này, nghiên cứu các hình thức trả lương là một trong những vấn đề cần
thiết của chế độ tiền lương trong các Doanh nghiệp.
Mỗi hình thức trả lương đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định,
song hiệu quả của trả lương cao hay thấp thì còn phụ thuộc vào kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Trong thực tiễn, công tác tổ
chức tiền lương tại các cơ quan, Doanh nghiệp và thực tiễn các quá trình quan
hệ lao động, tồn tại hai hình thức trả lương phổ biến:
- Hình thức trả lương theo sản phẩm
- Hình thức trả lương theo thời gian
Ngoài ra, trên thực tế có thể có hình thức trả lương kết hợp của hai hình
thức trên (kết hợp trả lương thời gian với trả lương sản phẩm)
Để việc trả lương đạt hiệu quả cao thì việc lựa chọn hình thức trả lương
phải đảm bảo những yếu tố sau:
- Phù hợp với tính chất công việc
- Phải có tác động khuyến khích người lao động quan tâm đến kết quả
và hiệu quả lao động.
Sinh viên: Bùi Thị Thoan Lớp: Đ3QL7
5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Quản trị nhân lực

- Làm cho tiền lương thể hiện rõ chức năng đòn bẩy kinh tế
- Trả lương phải đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội
Trong các Doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay thường áp dụng cả ba
hình thức trả lương trên, tùy thuộc vào tính chất công việc mà có cách lựa
chọn hình thức phù hợp. Gắn cả số lượng và chất lượng lao động của từng
người trong trả lương.
2.1. Hình thức trả lương theo thời gian:
Hình thức trả lương theo thời gian là hình thức trả lương căn cứ vào
mức lương cấp bậc hoặc chức vụ và thời gian làm việc thực tế của công nhân
viên chức. Thực chất của hình thức này là trả công theo số ngày công (giờ
công)
* Hình thức trả lương này được áp dụng chủ yếu với:
- Công chức, viên chức
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang
- Những người thực hiện quản lý, chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ
trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
- Công nhân làm trong những công việc không thể định mức lao động,
hoặc do tính chất sản xuất nếu trả lương theo sản phẩm khó đảm bảo chất
lượng,…
* Ưu điểm: Hình thức trả lương theo thời gian mang tính chính xác khá cao
* Nhược điểm: Đòi hỏi thống kê chính xác số giờ làm việc của người
lao động. Hình thức này mới chỉ xét đến mặt số lượng mà chưa quan tâm tới
mặt chất lượng nên vai trò kích thích sản xuất của tiền lương hạn chế.
2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm:
Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao
động căn cứ trực tiếp vào số lượng và chất lượng sản phẩm (hoặc dịch vụ) mà
họ đã hoàn thành
* Hình thức trả lương này được áp dụng chủ yếu với:
- Những người lao động trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm
- Những công việc có thể định mức lao động được

* Ưu điểm: Khuyến khích tăng năng suất lao động, hoàn thiện công tác
quản lý và nâng cao tính tự chủ.
Sinh viên: Bùi Thị Thoan Lớp: Đ3QL7
6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Quản trị nhân lực
* Nhược điểm: Do hình thức trả lương sản phẩm gắn với việc đánh giá
chất lượng của sản phẩm. Nếu việc đánh giá không được làm một cách chặt
chẽ sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng làm việc.
2.3. Một số hình thức trả lương khác:
Ngoài hai hình thức trả lương trên ra thì Nhà nước còn có quy định về
một số hình thức trả lương khác:
- Trả lương khi ngừng việc
- Trả lương cho các ngày nghỉ quy định
- Trả lương khi làm đêm
- Trả lương khi làm thêm giờ
- Trả lương cho sản phẩm xấu
Có thể nói chính sách tiền lương của Nhà nước hiện nay khá phong phú
về các hình thức trả lương khác nhau. Điều này nhằm khuyến khích tinh thần
làm việc cũng như sự sáng tạo trong công việc của người lao động. Các hình
thức trả lương đều đem lại những lợi ích nhất định cho người lao động giúp
họ ổn định cuộc sống và yên tâm làm việc.
3. Phụ cấp lương:
Phụ cấp lương là khoản tiền bổ sung cho lương cấp bậc, chức vụ, lương
cấp hàm khi điều kiện lao động, mức độ phức tạp của công việc và điều kiện
sinh hoạt có các yếu tố không ổn định.
Phụ cấp lương là công cụ điều tiết của Nhà nước để thực hiện các mục
tiêu kinh tế - xã hội, mục tiêu an ninh quốc phòng.
4. Tiền thưởng:
Tiền thưởng thực chất là khoản tiền bổ sung cho tiền lương. Cùng với
tiền lương, tiền thưởng góp phần thỏa mãn nhu cầu vật chất cho người lao

động và trong chừng mực nhất định được người sử dụng lao động sử dụng
như biện pháp khuyến khích vật chất.
Tiền thưởng được coi là nhân tố thuộc hệ thống đòn bẩy kinh tế nhằm
tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả làm việc, đảm bảo nguyên tắc phân
phối theo lao động.
II. Các hình thức trả lương tại Doanh nghiệp:
1. Hình thức trả lương theo thời gian:
1.1. Hình thức trả lương theo thời gian đơn giản:
Hình thức trả lương theo thời gian đơn giản là hình thức trả lương mà
Sinh viên: Bùi Thị Thoan Lớp: Đ3QL7
7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Quản trị nhân lực
tiền lương nhận được của mỗi người lao động phụ thuộc vào mức lương cấp
bậc, chức vụ hay cấp hàm và thời gian làm việc thực tế của họ.
* Hình thức trả lương này áp dụng chủ yếu đối với khu vực hành chính
sự nghiệp hoặc đối với công việc khó xác định mức lao động chính xác, khó
đánh giá công việc chính xác.
Tiền lương theo thời gian đơn giản được tính theo công thức:
LVTTTG
TMLTL ×=
Trong đó:
+
TG
TL
: Tiền lương thời gian đơn giản trả cho người lao động
+
ML
: Mức lương tương ứng với các bậc trong thang lương,
bảng lương.
+

LVTT
T
: Thời gian làm việc thực tế của người lao động
Có hai hình thức trả lương theo thời gian đơn giản:
- Hình thức trả lương tháng là hình thức trả lương tính theo mức lương
cấp bậc hoặc chức vụ tháng của công nhân viên chức.
Hình thức này áp dụng chủ yếu với công chức làm việc trong khu vực
Nhà nước.
Công thức tính:
ML
tháng
= ML
cb,cv
+ PC = H
hsl
x TL
min
+ PC
Trong đó:
+ ML
tháng
: Mức lương tháng
+ ML
cb,cv
: Mức lương cấp bậc, chức vụ
+ H
hsl
: Hệ số lương
+ TL
min

: Tiền lương tối thiểu
+ PC: Các khoản phụ cấp (nếu có)
* Ưu điểm: Hình thức trả lương này khá đơn giản, dễ tính toán.
* Nhược điểm: Tiền lương còn mang tính bình quân, chưa gắn tiền
lương với hiệu suất công tác của mỗi người.
- Hình thức trả lương ngày là hình thức trả lương tính theo mức lương
(cấp bậc hoặc chức vụ) ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng.
Sinh viên: Bùi Thị Thoan Lớp: Đ3QL7
8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Quản trị nhân lực
Hình thức này áp dụng đối với công nhân viên chức trong các cơ quan,
đơn vị mà có thể tổ chức chấm công và hạch toán ngày công cho mỗi người
được cụ thể, chính xác.
Mức lương ngày được tính theo công thức:
ngày
ML

=

tháng
N
PCML +
Trong đó:
+
ngày
ML
: Mức lương ngày
+

N

: Số ngày chế độ của tháng
+
PC
: Các khoản phụ cấp (nếu có)
Tiền lương thời gian tháng của người lao động được xác định theo công thức:
ttngàytgtháng
NMLTL ×=
Trong đó:
+
tgtháng
TL
: Tiền lương thời gian tháng của người lao động
+
tt
N
: Số ngày làm việc thực tế
* Ưu điểm: giảm bớt tính bình quân trong trả lương, có tác dụng
khuyến khích nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian lao động trong tháng.
* Nhược điểm: chưa phản ánh được hiệu quả lao động trong ngày làm việc
1.2. Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng:
Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng là sự kết hợp thực thiện
hình thức trả lương theo thời gian đơn giản với việc áp dụng các hình thức
thưởng nếu người lao động đạt được các chỉ tiêu và điều kiện thưởng quy định.
* Hình thức này thường áp dụng đối với những bộ phận sản xuất,
những công việc đòi hỏi tính chính xác cao, những công việc có trình độ cơ
khí hóa, tự động hóa cao.
Tiền lương theo thời gian có thưởng được tính theo công thức:
TL
Tg
= ML x T

LVTT
+ T
thưởng
Trong đó:
+ ML: Mức lương thời gian của người lao động
+
LVTT
T
: Thời gian làm việc thực tế của người lao động
Sinh viên: Bùi Thị Thoan Lớp: Đ3QL7
9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Quản trị nhân lực
+ T
thưởng
: Tiền thưởng
* Ưu điểm: Khuyến khích người lao động trong quá trình sản xuất, đã
có sự gắn chặt tiền lương với thành tích công tác của từng người lao động.
* Nhược điểm: Việc xác định mức thưởng sao cho phù hợp với từng
người là điều khó khăn trong khi trả lương theo hình thức này.
2. Hình thức trả lương theo sản phẩm:
2.1. Hình thức trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân:
Hình thức trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân là trả lương cho người
lao động căn cứ trực tiếp vào số lượng, chất lượng sản phẩm (hay chi tiết sản
phẩm) mà người lao động làm ra.
* Hình thức này được áp dụng rộng rãi đối với người trực tiếp sản xuất,
trong điều kiện quá trình lao động của họ mang tính chất độc lập tương đối,
công việc có thể định mức lao động và kiểm tra nghiệm thu sản phẩm một
cách cụ thể, riêng biệt.
Tiền lương sản phẩm trực tiếp cá nhân tính theo công thức sau:
iSPi

QĐGTL ×=
tgCBCV
MPCLĐG ×+= )(
Hoặc:
SL
CBCV
M
PCL
ĐG
+
=
Trong đó:
+
SPi
TL
: Tiền lương sản phẩm của công nhân i
+ ĐG: Đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm
+ Q: Sản lượng (hoặc doanh thu) của công nhân I trong một thời
gian xác định
+
CBCV
L
: Lương cấp bậc công việc
+ PC: Phụ cấp lương
+
tg
M
: Mức thời gian
+
SL

M
: Mức sản lượng
* Ưu điểm: Hình thức trả lương này đơn giản, dễ tính, tiền lương gắn
với kết quả lao động của người lao động. Khuyến khích nâng cao năng suất
lao động
Sinh viên: Bùi Thị Thoan Lớp: Đ3QL7
10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Quản trị nhân lực
* Nhược điểm: Người lao động chạy theo số lượng mà không quan tâm
đến chất lượng sản phẩm. Người lao động ít quan tâm đến tiết kiệm vật tư,
nguyên vật liệu hay sử dụng quá nhiều máy móc thiết bị nếu như không có
quy định cụ thể.
2.2. Hình thức trả lương sản phẩm tập thể:
Hình thức trả lương sản phẩm tập thể là hình thức trả lương căn cứ vào
số lượng sản phẩm hay công việc do một tập thể công nhân đã hoàn thành và
đơn giá tiền lương của một đơn vị sản phẩm hay một đơn vị công việc trả cho
tập thể.
* Hình thức này áp dụng đối với các công việc hoặc các sản phẩm
không thể giao chi tiết cho từng người, để hoàn thành sản phẩm hay công việc
đó đòi hỏi một nhóm cùng phối hợp.
Tiền lương sản phẩm tập thể được tính theo công thức:
SL
n
i
CBCV
M
PCL
ĐG
)(
1

+
=

=
Hoặc:
TG
n
i
CBCV
MPCLĐG ×+=

=1
)(
TTTTSPTT
QĐGTL ×=
Trong đó:
+ ĐG: Đơn giá tiền lương sản phẩm trả cho tập thể
+
)(
1
PCL
n
i
CBCV
+

=
: Tổng số tiền lương và phụ cấp tính theo cấp
bậc công việc của cả tổ
+ n: Số công nhân trong tổ

+
SL
M
: Mức sản lượng của cả tổ
+
TG
M
: Mức thời gian của cả tổ
+
TT
Q
: Sản lượng (doanh thu) của cả tổ
* Ưu điểm: Có tác dụng nâng cao ý thức, tinh thần hợp tác và phối hợp
có hiệu quả giữa các công nhân làm việc trong tổ, khuyến khích người làm
việc theo tính chất tự quản.
* Nhược điểm: Nếu việc phân phối tiền lương không chính xác dễ gây
mất đoàn kết trong tổ, làm giảm năng suất lao động. Tiền lương của mỗi công
nhân không gắn với năng suất làm việc của họ.
Sinh viên: Bùi Thị Thoan Lớp: Đ3QL7
11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Quản trị nhân lực
Tiền lương sản phẩm tập thể được chia cho công nhân qua 3 phương
pháp: phương pháp dùng thời gian hệ số, phương pháp theo bình điểm hệ số
và hệ số lương, phương pháp dùng hệ số điều chỉnh.
- Phương pháp dùng thời gian hệ số:
Bước 1: Tính thời gian làm việc thực tế quy đổi cho từng công nhân
CBCNii
i

HSLTT ×=

Bước 2: Tính lương sản phẩm cho một đơn vị thời gian quy đổi


=
=
=
n
i

n
i
SPTT
i
i
T
TL
TL
1
1
1
Bước 3: Tính tiền lương sản phẩm cho từng công nhân
i
qđSPi
TTLTL ×=
1
Trong đó:
+ HSL
CBCNi
: Hệ số lương cấp bậc của công nhân i
+


=
n
i
SPTT
i
TL
1
: Tổng tiền lương sản phẩm của tổ, nhóm
+ T
i
: Thời gian làm việc thực tế của công nhân i
* Ưu điểm: đơn giản, dễ tính, có tính tới thời gian làm việc cũng như
trình độ chuyên môn lành nghề của người lao động
* Nhược điểm: Chưa phản ánh hết hiệu quả làm việc của từng người
trong cùng tổ, nhóm
- Phương pháp chia lương theo bình điểm và hệ số lương:
Bước 1: Tính điểm quy đổi cho từng công nhân
ii
CBCNiqđ
HSLĐĐ ×=
Bước 2: Tính tiền lương sản phẩm cho một điểm quy đổi


=
=
=
n
i


n
i
SPTT
i
i
Đ
TL
TL
1
1
1
Bước 3: Tính tiền lương sản phẩm cho từng công nhân
Sinh viên: Bùi Thị Thoan Lớp: Đ3QL7
12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Quản trị nhân lực
ii
qđSP
ĐTLTL ×=
1
Trong đó:
+
i
CBCN
HSL
: Hệ số lương cấp bậc của công nhân i
+
i
SPTT
TL
: Tiền lương sản phẩm tập thể của tổ, nhóm

* Ưu điểm: Phương pháp này có tính tới hiệu quả làm việc và trình độ
chuyên môn của người lao động
* Nhược điểm: Mất thời gian xây dựng hệ thống tiêu chí theo dõi, có
thể bị ảnh hưởng bởi ý kiến chủ quan của người chấm điểm.
- Phương pháp chia lương dùng hệ số điều chỉnh:
Bước 1: Tính tiền lương làm việc thực tế của công nhân
iTGTG
TMLTL
ii
×=
Bước 2: Tính hệ số điều chỉnh


=
=
=
n
i
TG
n
i
SPTT

i
i
TL
TL
H
1
1

/
Bước 3: Tính tiền lương sản phẩm cho từng người
ii
TGcđSP
TLHTL ×=
/
Trong đó:
+
i
T
: Thời gian làm việc thực tế của công nhân i
+

=
n
i
SPTT
i
TL
1
: Tiền lương sản phẩm tập thể của tổ, nhóm
+
i
TG
ML
: Mức lương thời gian của công nhân i
2.3. Hình thức trả lương sản phẩm gián tiếp:
Hình thức trả lương sản phẩm gián tiếp là chế độ trả lương sản phẩm
cho công nhân phục vụ căn cứ vào đơn giá tiền lương gián tiếp và sản lượng
thực tế do công nhân chính hoặc nhóm công nhân chính do họ phục vụ tạo ra.

* Hình thức này áp dụng đối với một số công nhân phục vụ mà kết quả
phục vụ của họ có tác động trực tiếp đến năng suất lao động của công nhân
chính làm tăng năng suất lao động.
Tiền lương sản phẩm gián tiếp được tính theo công thức:
Sinh viên: Bùi Thị Thoan Lớp: Đ3QL7
13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Quản trị nhân lực
i
P
PV
i
SL
n
i
PCBCN
i
P
H
M
PCL
ĐG ×
+
=

=1
)(
Hoặc:
iiPi
PVtgPCBCNP
HMPCLĐG ××+= )(

)(
1
ii
TTP
n
i
SPP
QĐGTL ×=

=
Trong đó:
+
i
P
ĐG
: Đơn giá tính theo sản phẩm gián tiếp (của công nhân
phụ, phụ trợ)
+
i
TT
Q
: Sản lượng hoàn thành của công nhân chính thứ i
+
CBCVP
L
: Lương cấp bậc của công nhân phụ
+
P
PC
: Phụ cấp của công nhân phụ

+
i
SL
M
: Mức sản lượng của công nhân chính thứ i được công
nhân phụ phục vụ
+
i
tg
M
: Mức thời gian của công nhân chính thứ i được công nhân
phụ phục vụ
+
i
PV
H
: Hệ số phục vụ của công nhân phụ đối với công nhân
chính thứ i ( bằng thời gian phục vụ một công nhân chính thứ i trên tổng số
thời gian phục vụ của công nhân phụ)
* Ưu điểm: Khuyến khích công nhân phụ phục vụ tốt hơn cho công
nhân chính, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động cho công nhân chính.
* Nhược điểm: Tiền lương của công nhân phụ phụ thuộc vào năng suất
lao động của công nhân chính. Do vậy, nhiều khi tiền lương của công nhân
phụ không phản ánh chính xác kết quả lao động của công nhân phụ.
2.4. Hình thức trả lương sản phẩm khoán:
Hình thức trả lương sản phẩm khoán là chế độ trả lương cho một người
hay một tập thể công nhân căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc và đơn
giá tiền lương được quy định trong hợp đồng giao khoán.
* Hình thức này áp dụng trong trường hợp sản phẩm hay công việc khó
giao chi tiết, phải giao nộp cả khối lượng công việc hay nhiều việc tổng hợp

yêu cầu phải làm xong trong một thời gian xác định, với chất lượng nhất định.
Tiền lương sản phẩm khoán được tính theo công thức:
KKSPK
QĐGTL ×=
Sinh viên: Bùi Thị Thoan Lớp: Đ3QL7
14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Quản trị nhân lực
Trong đó:
+
SPK
TL
: Tiền lương sản phẩm khoán
+
K
ĐG
: Đơn giá khoán cho một sản phẩm hay một công việc
+
K
Q
: Khối lượng sản phẩm khoán hoàn thành
* Ưu điểm: Khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến, cải tiến
kỹ thuật để tối ưu hóa quy trình lao động, đảm bảo chất lượng như trong hợp
đồng giao khoán
* Nhược điểm: Việc xác định đơn giá giao khoán đòi hỏi phảo phân
tích kỹ, tính toán phức tạp. Nếu công tác kiểm tra, nghiệm thu thực hiện thiếu
chặt chẽ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
2.5. Hình thức trả lương sản phẩm có thưởng:
Hình thức trả lương sản phẩm có thưởng là chế độ trả lương theo sản
phẩm kết hợp thực hiện các hình thức tiền thưởng nếu công nhân đạt được các
tiêu chuẩn thưởng quy định.

* Hình thức này áp dụng đối với công nhân hưởng lương theo sản
phẩm mà công việc hoặc sản phẩm có vai trò quan trọng hoặc yêu cầu bức
thiết góp phần vào việc hoàn thành toàn diện chỉ tiêu kế hoạch của đơn vị.
Tiền lương sản phẩm có thưởng được tính theo công thức:
100
SP
SPSPT
TLmh
TLTL
××
+=
Trong đó:
+
SPT
TL
: Tiền lương sản phẩm có thưởng
+
h
: Số phần trăm vượt mức
+
m
: Tỉ lệ thưởng cho 1% vượt mức chỉ tiêu thưởng
* Ưu điểm: Kích thích tăng năng suất lao động, người lao động quan
tâm tới số lượng, chất lượng của sản phẩm, tiết kiệm vật tư, nguyên vật liệu.
* Nhược điểm: Nếu quy định mức thưởng không hợp lý sẽ không đạt
được mục đích tăng năng suất lao động mà còn gây ra lãng phí tiền lương.
2.6. Hình thức trả lương sản phẩm lũy tiến:
Hình thức trả lương sản phẩm lũy tiến là hình thức trả lương theo sản
phẩm mà tiền lương của những sản phẩm ở mức quy định hoàn thành được trả
theo đơn giá bình thường, còn tiền lương của những sản phẩm vượt mức khởi

Sinh viên: Bùi Thị Thoan Lớp: Đ3QL7
15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Quản trị nhân lực
điểm lũy tiến được trả theo đơn giá lũy tiến.
* Hình thức này được áp dụng đối với: Khâu yếu của quá trình sản
xuất, hoặc khi có yêu cầu đột xuất phải hoàn thành công việc lớn.
Tiền lương sản phẩm lũy tiến được tính theo công thức:
CĐnnttCĐii
n
i
iCĐSPLT
ĐGkQQĐGkQQĐGQTL ×+×−+×+×−+×=


=
+
)1()()1()(
1
1
11
Trong đó:
+
SPLT
TL
: Tiền lương sản phẩm lũy tiến
+
1
Q
: Mức sản lượng khởi điểm
+

i
k
: Tỷ lệ tăng đơn giá đối với các sản phẩm vượt mức
i
Q
đạt
đến
1+i
Q
+
tt
Q
: Sản lượng thực tế người lao động đạt được
+

ĐG
: Đơn giá cố định dùng để tính cho sản phẩm từ 1 đến Q
1
.
* Ưu điểm: Khuyến khích tăng năng suất lao động
* Nhược điểm: Nếu quy định không hợp lý sẽ không đạt mục tiêu về
tăng năng suất lao động mà còn gây lãng phí tiền lương. Hình thức này còn
làm cho tốc độ tăng của năng suất lao động thấp hơn tốc độ tăng tiền lương.
III. Ý nghĩa của các hình thức trả lương:
1. Về phía Doanh nghiệp:
Đối với các chủ Doanh nghiệp, tiền lương là một yếu tố của chi phí sản
xuất. Nhưng tiền lương không chỉ mang tính chất chi phí mà còn trở thành
phương tiện tạo ra giá trị mới hay đúng hơn là nguồn cung ứng sáng tạo sức
sản xuất lao động để sản xuất ra giá trị gia tăng.
Nhận được tiền lương xứng đáng với giá trị sức lao động sẽ kích thích

người lao động gắn bó với Doanh nghiệp, không ngừng học hỏi nâng cao
năng lực sáng tạo, từ đó nâng cao năng suất lao động. Mỗi mức giá thỏa đáng
cho người lao động sẽ tạo ra sự gắn kết cộng đồng giữa người lao động và
người sử dụng lao động, giữa lợi ích của người lao động và lợi ích của Doanh
nghiệp. Chính vì điều này mà tiền lương là yếu tố quan trọng của mỗi Doanh
nghiệp, để hoạt động hiệu quả thì các Doanh nghiệp cần phải có chính sách
xây dựng các hình thức trả lương phù hợp, thỏa đáng với người lao động.
2. Về phía người lao động:
Đối với các chủ Doanh nghiệp, tiền lương là một yếu tố của chi phí sản
xuất còn đối với người lao động tiền lương là một nguồn thu nhập chủ yếu.
Sinh viên: Bùi Thị Thoan Lớp: Đ3QL7
16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Quản trị nhân lực
Tiền lương dùng để trang trải mua sắm tư liệu sinh hoạt, các dịch vụ và nhu
cầu thiết yếu phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của người lao động như ăn, ở,
đi lại… Tiền lương không chỉ đảm bảo cho cuộc sống vật chất mà còn đảm
bảo cho cuộc sống tinh thần như: Văn hóa, nghỉ ngơi, tham quan du lịch…
Hình thức trả lương phù hợp sẽ kích thích người lao động làm việc tốt
hơn, nâng cao năng suất lao động. Tạo cảm giác thoải mái cũng như hăng hái,
hứng thú hơn trong quá trình làm việc. Qua đó ta cũng thấy được phần nào ý
nghĩa to lớn của các hình thức trả lương.
3. Về phía Nhà nước:
Khi các hình thức trả lương trong Doanh nghiệp được xây dựng và áp
dụng một cách có hiệu quả sẽ làm cho hiệu quả của sản xuất tăng lên, tiết kiệm
được chi phí nguyên vật liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ đó, làm cho lợi
nhuận của Doanh nghiệp tăng lên, giúp cho đất nước ngày càng phát triển.
Các Doanh nghiệp của Nhà nước cũng có thể học hỏi, áp dụng các hình
thức trả lương đó để hiệu quả trả lương tăng cao hơn.
4. Về phía xã hội:
Hình thức trả lương tác động trực tiếp đến trình độ của người lao động

tại Doanh nghiệp. Nếu trả lương không hợp lý, người lao động có trình độ sẽ
bỏ Doanh nghiệp đi làm nơi khác có mức lương cao hơn, hoặc người lao động
không hứng thú làm việc, chán nản ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh
doanh. Vì vậy, để Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao thì cần phải xây
dựng các hình thức trả lương một cách hợp lý. Có như thế mới nâng cao được
hiệu quả sản xuất, giúp cho xã hội phát triển.
Sinh viên: Bùi Thị Thoan Lớp: Đ3QL7
17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Quản trị nhân lực
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN SỢI TRÀ LÝ
I. Tổng quan về Công ty Cổ phần Sợi Trà Lý:
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Sợi Trà Lý:
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Sợi Trà Lý (Tra Ly Spinning Joint
Stock Company)
Địa chỉ: 128 phố Lê Quý Đôn, phường Tiền Phong, Thành phố Thái Bình.
Điện thoại : (0363) 831 580
Số Fax: (0363) 834 830
Email: Tralyco@.com.vnn.vn
Loại hình Doanh nghiệp: Công ty Cổ phần
Mặt hàng sản xuất chủ yếu: Các loại sợi cotton, sợi PE, sợi đay, bao đay…
Tổng số công nhân viên: 523 người.
Công ty CP Sợi Trà Lý trực thuộc Tổng Công ty Dệt May Việt Nam
nay là Tập Đoàn Dệt May Việt Nam. Là một Công ty chuyên sản xuất và kinh
doanh các loại sợi đay và bao đay, sợi cotton, sợi PE, sợi pha.
Công ty được thành lập theo quyết định của Tỉnh Thái Bình, năm 1978
bắt đầu khởi công xây dựng. Toàn bộ nguồn vốn xây dựng và mua sắm thiết
bị đều do ngân sách Nhà nước cấp.
Tháng 5/1980, Công ty bắt đầu đi vào hoạt động với tên gọi là: “Nhà

máy Sợi đay thảm Thái Bình”
Từ khi đi vào hoạt động năm 1980 – 1990, nước ta và Liên Xô (cũ) ký kết
hiệp định kinh tế về xuất khẩu thảm đay nên nhiệm vụ chính của Công ty trong
giai đoạn này là kéo đay tơ thành sợi để làm thảm xuất khẩu. Ngoài ra còn xuất
sợi đay là nguyên liệu dệt bao phục vụ cho nhu cầu khác trong xã hội.
Tháng 5/1990, do tình hình kinh tế, chính trị Liên Xô có sự thay đổi
làm hiệp định kinh tế giữa Việt Nam và Liên Xô về xuất khẩu thảm đay bị cắt
bỏ. Sản phẩm làm ra bị ứ đọng với số lượng rất lớn, không tiêu thụ được, tổ
chức sản xuất lúc này chỉ mang tính chất duy trì và bắt buộc. Trước tình hình
cấp bách đó khiến Công ty phải tìm ra hướng đi mới, Công ty quyết định
Sinh viên: Bùi Thị Thoan Lớp: Đ3QL7
18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Quản trị nhân lực
chuyển sản xuất thảm đay sang sản xuất sợi đay để dệt bao phục vụ cho xuất
khẩu gạo và các mặt hàng nông sản khác.
Tháng 9/1995 theo Quyết định của Bộ Công Nghiệp, Nhà máy sợi đay
thảm Thái Bình đổi tên thành “Công ty Đay Trà Lý”.
Trong quá trình hoạt động, Công ty đã có những đóng góp đáng kể cho
ngân sách Nhà nước. Giải quyết một số lượng lớn lao động có việc làm. Song
do sự thay đổi của cơ chế thị trường, sự biến động khủng hoảng chung của
tình hình đay cả nước, Công ty đã gặp phải không ít những khó khăn trong
quá trình sản xuất kinh doanh. Nhưng với tinh thần chủ động, sáng tạo, cần cù
trong lao động Ban Giám đốc cùng với toàn bộ công nhân viên trong Công ty
đã từng bước khắc phục những khó khăn đưa tình hình sản xuất của Công ty
dần đi vào ổn định và phát triển cho đến hôm nay.
Tháng 7/2003, Công ty đã hoàn thành dự án đầu tư dây chuyền kéo sợi
hai vạn cọc đưa vào hoạt động. Đây là dây chuyền kéo sợi tiên tiến nhất hiện
nay với các máy móc thiết bị được nhập từ nhiều nước có trình độ khoa học
kỹ thuật phát triển như Đức, Nhật Bản, Thụy Sĩ, Trung Quốc. Góp phần làm
phong phú thêm các mặt hàng sản xuất của Công ty, giải quyết việc làm cho

thêm gần 300 lao động. Đồng thời Công ty cũng đổi tên thành: “Công ty Sợi
Trà Lý”.
Tháng 7/2005, Công ty Sợi Trà Lý đã chính thức chuyển đổi hình thức
sở hữu vốn từ Công ty nhà nước thành Công ty Cổ phần 51% vốn Nhà nước.
Công ty đã đổi tên thành: “Công ty Cổ phần Sợi Trà Lý”.
Sản phẩm sản xuất của Công ty hiện nay chủ yếu là:
+ Sợi cotton, sợi PE, sợi pha dùng cho dệt kim và dệt thoi.
+ Sợi đay và bao đay các loại.
Bên cạnh việc sản xuất các loại đay và sợi Công ty còn kinh doanh một
số hoạt động như: Cho thuê văn phòng, cửa hàng, kiot bán hàng, nhà xưởng
cho sản xuất.
2. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần Sợi Trà Lý:
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu tham mưu trực
tuyến chức năng. Hình thức tổ chức bộ máy của Công ty khá chặt chẽ mang
lại hiệu quả làm việc cao trong quá trình sản xuất. Tổng Giám đốc là người
bao quát toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, giúp mọi người
cùng hướng tới mục tiêu chung của cả Công ty. Đây là một điểm khá nổi bật
giúp cho năng suất lao động ngày càng tăng cao. Mỗi phòng ban giữ một vai
Sinh viên: Bùi Thị Thoan Lớp: Đ3QL7
19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Quản trị nhân lực
trò, nhiệm vụ khác nhau hỗ trợ cho Tổng giám đốc giúp cho quá trình hoạt
động sản xuất luôn liên tục theo một trật tự nhất định. Sơ đồ bộ máy tổ chức
của Công ty được thể hiện ở sơ đồ dưới đây.
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần Sợi Trà Lý
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty
và tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết đều được tham dự. Đại hội đồng cổ

đông thường niên được tổ chức mỗi năm một lần.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền,
nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền
lợi của Công ty trừ những vấn đề thược Đại hội đồng cổ đông: bổ nhiệm miễn
nhiệm, cách chức giám đốc và cán bộ quản lý quan trọng khác của Công ty…
Sinh viên: Bùi Thị Thoan Lớp: Đ3QL7
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Tổng Giám đốc
Ban kiểm soát
Phó Tổng
Giám đốc
Phó Tổng
Giám đốc
Phó Tổng
Giám đốc
Các phòng
ban
Nhà
máy
sợi
Nhà
máy
đay
Phòng
nghiệp
vụ kinh
doanh
Phòng
tổ

chức
hành
chính
Phòng
kế
toán
tài vụ
20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Quản trị nhân lực
Ban kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc đại hội đồng cổ đông, do đại hội
đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp
pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty.
Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và ban giám đốc.
Tổng Giám đốc Công ty: Là người có quyền cao nhất trong việc điều
hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Trong phạm vị quyền hạn được giao, các Phó Tổng Giám đốc phụ trách
các lĩnh vực chủ động xử lý giải quyết công việc liên quan đồng thời đề xuất
những giải pháp trình Tổng giám đốc khi cần thiết.
* Phó Tổng Giám đốc và kế toán trưởng: Là người tham mưu giúp cho
Tổng Giám đốc điều hành sản xuất kinh doanh và quản lý
+ Phó Tổng Giám đốc phụ trách về sản xuất vật liệu, tham mưu cho
Tổng Giám đốc về kế hoạch sản xuất vật liệu, quy trình quy phạm kỹ thuật.
Lập kế hoạch sản xuất, lập biện pháp sản xuất, kiểm tra trong quá trình sản
xuất. Tổng Giám đốc phân công mỗi Phó Tổng Giám đốc phụ trách một khối
(theo sơ đồ).
+ Kế toán trưởng giúp Tổng Giám đốc thực hiện điều lệ sản xuất kinh
doanh của Công ty đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát viên kinh tế tài chính
của Nhà nước tại đơn vị. Kế toán trưởng phụ trách phòng kế toán tài vụ.
* Phòng nghiệp vụ kinh doanh: Đây là phòng chủ đạo của Công ty
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.

+ Ngoài nghiệp vụ chính là tạo ra các nguồn hàng sản xuất kinh doanh
tại Công ty, phòng còn đảm nhận cùng Tổng Giám đốc ra chế độ văn bản điều
chỉnh bán hàng, giá cả, phương thức kinh doanh, củng cố và mở rộng mạng
lưới thị trường…
+ Tham mưu cho lãnh đạo Công ty trong chỉ đạo chiến lược sản xuất
kinh doanh kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và chức năng kế
hoạch trong toàn Công ty.
+ Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh theo tháng, quý,
năm và kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch của đơn vị.
* Phòng kế toán tài vụ: Là một bộ phận của hệ thống quản lý theo mô
hình trực tuyến có chức năng tham mưu cho Hội đồng quản trị và Tổng Giám
đốc Công ty về khai thác, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn theo
chức năng sản xuất kinh doanh của Công ty.
Sinh viên: Bùi Thị Thoan Lớp: Đ3QL7
Nhà
máy
sợi
Nhà
máy
đay
Phòng
nghiệp
vụ kinh
doanh
Phòng
tổ
chức
hành
chính
Phòng

kế
toán
tài vụ
21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Quản trị nhân lực
+ Đồng thời ghi chép và theo dõi đầy đủ các hoạt động kinh tế của
Công ty, thiết lập hệ thống sổ sách kế toán, bảo quản, lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế
toán theo quy định.
+ Định kỳ tổ chức phân tích hoạt động kinh tế, tham mưu cho Tổng
Giám đốc những biện pháp nhằm quay vòng vốn nhanh.
+ Ngoài ra phòng kế toán tài vụ còn phải làm tốt mối quan hệ với các
phòng ban, các phân xưởng sản xuất với tinh thần hợp tác để cùng hoàn thành
nhiệm vụ chung của Công ty.
* Phòng tổ chức hành chính: Là một bộ phận của hệ thống quản lý
trong Công ty theo mô hình trực tuyến có chức năng là tổ chức bộ máy quản
lý, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động và các tổ chức đoàn thể.
+ Thực hiện việc quản lý bố trí lao động và phương án phân phối thu
nhập toàn Công ty, thực hiện công việc hành chính, quản trị, duy trì trật tự an
toàn trong Công ty, tổ chức bữa ăn ca, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người
lao động.
+ Làm tốt mối quan hệ với các phòng ban, các phân xưởng sản xuất với
tinh thần hợp tác để cùng hoàn thiện nhiệm vụ chung của Công ty, đồng thời
thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của cấp trên.
* Các nhà máy sản xuất: có nhiệm vụ chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch sản
xuất hàng tháng, quý, năm về sản lượng, quy cách, chất lượng của sản phẩm.
Phân công nhiệm vụ và giao kế hoạch sản xuất cho các đầu ca, theo dõi kiểm tra
mọi hoạt động của máy móc, có kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng định kỳ.
3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty:
Quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất của Công ty Cổ phần Sợi Trà Lý
là quy trình sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục, loại hình sản xuất với

khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục. Nói đến chu kỳ sản
xuất là nói đến vòng đời của một sản phẩm từ khi hình thành đến khi xuất
xưởng là cả một chuỗi khép kín và móc xích. Ở đây chu kỳ sản xuất của Công
ty được tuân thủ một cách nghiêm ngặt theo quy trình công nghệ sản xuất. Từ
khâu chuẩn bị nguyên liệu đến khâu bài phối nguyên liệu, khâu chọn lọc xử lý
làm mềm nguyên liệu. Tất cả là một chuỗi khép kín và liên tục kéo dài thường
thì một ca sản xuất là 8 tiếng sản xuất ra 12 tấn sản phẩm là sợi cotton và 7
tấn sợi đay.
Sinh viên: Bùi Thị Thoan Lớp: Đ3QL7
22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Quản trị nhân lực
3.1. Quy trình công nghệ sản xuất nhà máy sợi:
3.2. Quy trình công nghệ sản xuất nhà máy đay:
(Nguồn: Công ty Cổ phần Sợi Trà Lý)
4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty:
Để có được cái nhìn một cách tương đối đầy đủ và chính xác về hiệu quả
hoạt động của Công ty Cổ phần Sợi Trà Lý ta có thể đánh giá thông qua kết quả sản
xuất kinh doanh của Công ty một số năm gần đây. Cụ thể như sau:
Sản lượng các mặt hàng:
STT Tên sản phẩm Đơn vị
tính
Diễn biến
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1 Sợi cotton Kg 2.800.210 3.019.004 3.200.370
2 Sợi PE Kg 43.100 45.000 45.801
3 Sợi đay các loại Kg 1.600.789 1.921.300 2.201.892
4 Bao tải đay Cái 1.541.000 1.700.897 1.801.535
Sinh viên: Bùi Thị Thoan Lớp: Đ3QL7
Gian
cung

bông
Máy
chải
Máy
ghép
Máy
thô
Máy
sợi
con
Máy
đánh
ống
Thành
phẩm
Sợi
Suốt
Mắc
Dệt Cán, là, đo,
gấp, cắt
Khâu Bao
23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Quản trị nhân lực
Bảng kết quả kinh doanh của Công ty một số năm:
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1
Doanh thu
bán hàng
Đồng 125.589.143.254 158.445.154.411 173.458.123.347
2

Lợi nhuận
trước thuế
Đồng 508.154.324 843.158.487 3.724.158.007
3
Lợi nhuận sau
thuế
Đồng 201.147.258 645.487.485 2.731.471.454
4
Giá trị tài sản
cố định bình
quân trong
năm
Đồng 74.388.907.854 79.643.325.008 83.456.789.023
5
Vốn lưu động
bình quân
trong năm
Đồng 5.023.456.490 5.231.467.890 5.321.347.780
6
Tổng chi phí
sản xuất trong
năm
Đồng 247.158.169.040 341.012.014.141 351.245.775.120
(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ)
Với cách nghĩ, cách làm đúng hướng, kết hợp giữa biện pháp chủ động
phát huy nội lực, gắn liền với biện pháp khai thác, tận dụng tối đa ngoại lực.
Cùng với sự phấn đấu nỗ lực không mệt mỏi của tập thể cán bộ công nhân
viên, từ ngày thành lập tới nay Công ty đã liên tục tăng trưởng trong sản xuất,
năm sau cao hơn năm trước và có những thành tựu vượt bậc trong năm tới.
Nhìn tổng quát cho thấy các số liệu của Công ty có tịnh tiến dần qua

các năm, điều này chứng tỏ Công ty sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tiết
kiệm được nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm, nâng dần giá bán và giảm
các chi phí, đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng lên.
II. Thực trạng nguồn nhân lực tại Công ty:
Do đặc điểm sản xuất của Công ty là làm những công việc bình thường
nên lực lượng lao động chủ yếu là lao động phổ thông.
Sinh viên: Bùi Thị Thoan Lớp: Đ3QL7
24

×