Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.95 KB, 33 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp
MỤC LỤC
Kéo sợi 6
Dệt 6
Cắt 6
May 6
In 6
Đơn vị tính: đồng 11
Chỉ tiêu 11
Số nộp ngân sách 11
2.3.TỔ CHỨC KẾ TOÁN CÁC PHẦN HÀNH CỤ THỂ TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI DƯƠNG 22
Nguyễn Thị Thanh Huyền KT2 (Cao đẳng Bắc Hà)
Báo cáo thực tập tổng hợp
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ : Tài sản cố định
NVL : Nguyên vật liệu
CCDC : Công cụ dụng cụ
QL : Quản lý
SXC : Sản xuất chung
SXKD : Sản xuất kinh doanh
GTGT : Giá trị gia tăng
Nguyễn Thị Thanh Huyền KT2 (Cao đẳng Bắc Hà)
Báo cáo thực tập tổng hợp
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Kéo sợi 6
Dệt 6
Cắt 6
May 6
In 6


Bảng 1.4:Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu trong các năm 2008, 2009,
2010 11
Đơn vị tính: đồng 11
Chỉ tiêu 11
Số nộp ngân sách 11
2.3.TỔ CHỨC KẾ TOÁN CÁC PHẦN HÀNH CỤ THỂ TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI DƯƠNG 22
Nguyễn Thị Thanh Huyền KT2 (Cao đẳng Bắc Hà)
Báo cáo thực tập tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có những bước tiến
cực kỳ quan trọng, đặc biệt là sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150
của WTO (7/11/2008). Sự ổn định của nền kinh tế còn được minh chứng khi
trong bối cảnh của nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng khủng hoảng thì Việt
Nam dưới đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Chính Phủ vẫn có mức
tăng trưởng dương. Vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định trên
trường quốc tế khi Việt Nam được bầu giữ chức ủy viên không thường trực
của Hội Đồng Bảo An Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008 – 2009.
Để đạt được điều đó thì vai trò của hệ thống các doanh nghiệp nói
chung là rất quan trọng. Sự tồn tại, phát triển và lớn mạnh của các doanh nghiệp
sẽ thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu.
Song, việc làm thế nào để sử dụng đồng vốn một cách hiệu quả, đem lại
lợi nhuận cao nhất luôn là bài toán đối với các doanh nghiệp. Và một trong
các công cụ giúp các doanh nghiệp giải quyết bài toán này chính là bộ phận
kế toán. Vì kế toán là một công cụ rất cần thiết đối với việc quản lý DN nói
riêng cũng như quản lý nền kinh tế nói chung.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, Công ty Cổ phần đầu tư và phát
triển Thái Dương đã liên tục đổi mới máy móc trang thiết bị, nâng cao trình
độ tay nghề công nhân viên, đặc biệt là công tác kế toán. Với những kiến thức
được học ở trường và trên em đã rút ra được những nhận xét khái quát chung

về thực trạng của công ty.
Nguyễn Thị Thanh Huyền KT2 (Cao đẳng Bắc Hà)
1
Báo cáo thực tập tổng hợp
Nội dung của báo cáo thực tập tổng hợp gồm 3 phần:
Phần 1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ
máy quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư
và phát triển Thái Dương.
Phần 2: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại công ty cổ
phần đầu tư và phát triển Thái Dương.
Phần 3: Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại
công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương.
Do còn hạn chế về thời gian và kiến thức, bài báo cáo thực tập tổng hợp
này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong có sự góp ý của các
thầy cô giáo, các anh chị trong phòng kế toán của Công ty cổ phần xây lắp
điện công nghiệp để bài báo cáo này càng hoàn thiện hơn.
Em xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Thạc sĩ Đinh
Thế Hùng và các thầy cô giáo trong bộ môn kế toán - khoa kế toán Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân, cảm ơn sự giúp đỡ của các anh chị phòng kế toán và các
phòng ban khác của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương
Em xin trân thành cảm ơn!
Sinh viªn
Nguyễn Thị Thanh Huyền KT2 (Cao đẳng Bắc Hà)
2
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KĨ THUẬT
VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẨU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN THÁI DƯƠNG

1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI DƯƠNG.
Tên công ty: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương
Ngày thành lập: 20-05-2003
Nơi thành lập: Hà Nội.
Văn phòng: Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.
Nhà máy: Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.
Tel: 03213 990 799
Fax: 03213 990 798
Email:
Website: www.thaiduongcorp.com
Công ty hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, hoạt động theo luật
doanh nghiệp và các quy định hiện hành của nước CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM. Quá trình hình thành và phát triển của công ty :
- Ngày 20/05/2003: thành lập Công ty TNHH Kỹ nghệ Thái Dương; tọa
lạc tại Km số 3, đường 70, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
- Ngày 30/04/2005: Chuyển về nhà máy mới tại Dốc Vân, Mai Lâm,
Đông Anh, Hà Nội.
- Ngày 20/05/2009: xây dựng Nhà máy mới tại Khu Công nghiệp Phố
Nối A, Văn Lâm, Hưng Yên với diện tích trên 30.000 m2.
- Ngày 04/11/2009: thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thái Dương.
Nguyễn Thị Thanh Huyền KT2 (Cao đẳng Bắc Hà)
3
Báo cáo thực tập tổng hợp
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA
CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI DƯƠNG.
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Thái Dương
1.2.1.1. chức năng:
Công ty Thái Dương là nhà cung cấp hàng đầu Việt Nam về sản phẩm
bao bì PP, PP/BOPP, PE, HDPE chất lượng cao được khách hàng tin tưởng

cho các lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, đóng gói lương thực, thực phẩm,
đường và phân bón.
Công ty Thái Dương chuyên sản xuất Vải không dệt PP là sản phẩm đa
dạng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: May mặc; Y tế, Vệ sinh; Công
trình xây dựng; Vật liệu xây dựng; Ngành công nghiệp ô tô; phục vụ nông
nghiệp; Đồ nội thất, vật dụng trong nhà,… .
Ngoài ra công ty còn cung ứng các loại hạt nhựa PP, HDPE, LDPE,
LLDPE tại thị trường Việt Nam.
1.2.1.2. nhiệm vụ:
Công ty còn một số nhiệm vụ sau:
- Tổ chức bán hàng các mặt hàng đa dạng cho một số đối tượng trong và
ngoài nước có nhu cầu, Nguồn vốn hoạt động kinh doanh phải được thực
hiện liên tục, không bị gián đoạn gây tổn thất về kinh tế cho doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm túc chính sách tài chính của Nhà
nước và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế của mình.
- Quản lý đội ngũ nhân viên trong toàn công ty, thực hiện phân phối thu
nhập hợp lý chăm lo đời sống tinh thần và vật chất của họ.
- Phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Đây là nhiệm
vụ có tính chất kinh tế xã hội, công ty cần đẩy mạnh các hoạt động theo
hướng cụ thể, đẩy nhanh hoạt động linh doanh góp phần đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nguyễn Thị Thanh Huyền KT2 (Cao đẳng Bắc Hà)
4
Báo cáo thực tập tổng hợp
1.2.2. Đặc điểm hoạt đông sản xuất- kinh doanh của công ty Thái Dương
Các sản phẩm chính của công ty bao gồm :
- Vải không dệt và ứng dụng: sử dụng trong ngành y tế và bảo hộ, ngành
công nghiệp, ngành nông nghiệp, túi quảng cáo và quà tặng, đồ dùng gia đình.
- Bao bì PP dệt: sử dụng trong ngành lương thực, thực phẩm, ngành thức
ăn chăn nuôi, ngành phân bón.

- Bao bì PE
- Bao bì BOPP
- Hạt nhựa các loại
Công ty Thái Dương đã và đang khẳng định được vị trí vững chắc trên
thị trường trong và ngoài nước bằng các sản phẩm uy tín, chất lượng, dịch vụ
hoàn hảo. Thái Dương đã thiết lập được các mối quan hệ kinh doanh với các
Tập đoàn và Doanh nghiệp nổi tiếng trên thế giới tại: Châu Âu, Mỹ, Canada,
Nhật Bản, Hàn Quốc Công ty đang hợp tác với nhiều tập đoàn lớn về việc
cung ứng các loại hạt nhựa PP, HDPE, LDPE, LLDPE tại thị trường Việt
Nam như: Jampoo Corporation; Lotte Corporation; Lyondell Basell; Be Max
Trading Co., Ltd; Mitsui & Co., Ltd; Honam Petrochemical Corp; Intochu
Plastics Pte., Ltd,
1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty Thái Dương
Việc tổ chức quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm một cách
khoa học và hợp lý có tính chất quyết định đến năng suất, chất lượng sản
phẩm, vị thế của bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào trên thương trường. Tuy
nhiên việc tổ chức một quy trình sản xuất trong doanh nghiệp lại phụ thuộc
vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp.
Là một doanh nghiệp sản xuất bao bì từ nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu
là các hạt nhựa các loại khác nhau, qua dây chuyền công nghệ sản xuất hiện
đại, cho ra sản phẩm là các loại bao bì với kích cỡ khác nhau theo lệnh sản
Nguyễn Thị Thanh Huyền KT2 (Cao đẳng Bắc Hà)
5
Báo cáo thực tập tổng hợp
xuất. Quy trình sản xuất bao bì của Công ty được thực hiện từ khâu trộn lẫn
các nguyên liệu thô bắt đầu từ các hạt nhựa và các chất phụ gia khác, ép các
nguyên liệu thô thành sợi, dệt sợi thành một mặt lưới phẳng giống như quy
trình dệt vải, dát mỏng mặt phẳng, cắt mặt phẳng ra thành các kích cỡ thích
hợp cho các loại bao, may bao, in bao và cuối cùng là đóng gói các sản phẩm
bao bì này lại. Quy trình sản xuất được thiết kế với một dây chuyền làm việc

linh hoạt để có thể tuỳ biến sản xuất theo yêu cầu của mỗi khách hàng.
Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty là một quy trình sản xuất liên
tục qua nhiều khâu được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2.3:
Sơ đồ đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
(nguồn từ phòng tổ chức hành chính)
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA
CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI DƯƠNG.
Tại công ty Thái Dương bộ máy quản lí được tổ chức theo bộ máy quản
lý một cấp. Ban giám đốc công ty lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp tới từng phân
xưởng sản xuất và các phòng ban. Các đơn vị, phòng chuyên môn nghiệp vụ
có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong việc quản lý và điều hành công
việc, theo dõi, hướng dẫn các phân xưởng, các bộ phận sản xuất kinh doanh,
nhân viên thực hiện đúng đắn, kịp thời những quyết định quản lý
- Giám đốc công ty: Giám đốc là đại diện pháp nhân của Công ty và chịu
trách nhiệm trước hội đồng quản trị, tổng giám đốc công ty và trước pháp luật
về điều hành hoạt động của Công ty. Giám đốc là người có quyền điều hành
cao nhất.
Nguyễn Thị Thanh Huyền KT2 (Cao đẳng Bắc Hà)
6
Kéo sợi Dệt Cắt May In Đóng kiện
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Phó giám đốc kỹ thuật (kiêm trưởng phòng kỹ thuật): Là người giúp
việc phó giám đốc, điều hành trực tiếp hai phòng ban: Phòng kỹ thuật và Ban
cơ điện. Bên cạnh đó, Phó giám đốc kỹ thuật còn là người điều hành và theo
dõi hoạt động sản xuất của các phân xưởng, chịu trách nhiệm trước giám đốc
về nhiệm vụ được Giám đốc phân công, uỷ quyền
- Trưởng phòng nhân sự: Là người giúp việc cho giám đốc về tuyển dụng
lao động để đáp ứng yêu cầu sản xuất. Tổ chức thực hiện về chăm lo sức khoẻ
để đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường cho cán bộ công nhân

viên. Lập chế độ phân phối tiền lương và kiểm soát công tác tiền lương. Kết
hợp với các bộ phận liên quan thực hiện kế hoạch lao động tiền lương và đào
tạo. Báo cáo giám đốc việc thực hiện kế hoạch tiền lương an toàn bảo hộ lao
động và đào tạo ở các bộ phận
- Phó phòng kỹ thuật (Quản lý chất lượng sản phẩm)
Điều hành việc kiểm tra thử nghiệm chất lượng nguyên vật liệu, bán
thành phẩm và sản phẩm cuối cùng. Nghiên cứu cải tiến chất lượng, cải tiến
công nghệ, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất nhằm không ngừng cải tiến
chất lượng sản phẩm. Báo cáo phó giám đốc kỹ thuật việc thực hiện các kế
hoạch kỹ thuật và báo cáo giám đốc các vấn đề về chất lượng sản phẩm của
Công ty
- Trưởng phòng kế hoạch – kinh doanh
Lập kế hoạch sản xuất, điều hành và kiểm soát việc thực hiện kế hoạch
kinh doanh và triển khai sản xuất của các phân xưởng sản xuất nhằm đảm bảo
đúng tiến độ. Báo cáo giám đốc việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh,
mua hàng, thực hiện hợp đồng và các hoạt động khác của phòng.
- Kế toán trưởng
Xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác tài chính, kế toán. Tổ chức và
thực hiện việc kiểm toán nội bộ.Định kỳ báo cáo giám đốc về kết quả hoạt
Nguyễn Thị Thanh Huyền KT2 (Cao đẳng Bắc Hà)
7
Báo cáo thực tập tổng hợp
động sản xuất kinh doanh và công tác kế toán – tài chính của Công ty
- Trưởng ban cơ điện
Điều hành và duy trì việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa toàn bộ thiết bị
và khuôn mẫu theo kế hoạch, tổ chức triển khai chế tạo khuôn mẫu mới gia
công các chi tiết, dụng cụ để duy trì sản xuất và sản xuất mặt hàng mới.Báo
cáo kịp thời phó giám đốc kỹ thuật kết quả việc kiểm soát chất lượng máy,
thiết bị và thực hiện chế tạo khuôn mẫu mới theo kế hoạch được giao.
- Quản đốc các phân xưởng: chịu trách nhiệm quản lý , đốc thúc công

việc tại các phân xưởng.
Bộ máy quản lý của công ty được khái quát theo sơ đồ sau:
Nguyễn Thị Thanh Huyền KT2 (Cao đẳng Bắc Hà)
8
Bỏo cỏo thc tp tng hp
S 1.3
S t chc b mỏy qun lý v hot ng sn xut
khinh doanh ca cụng ty c phn u t v phỏt trin Thỏi Dng
(ngun t phũng t chc hnh chớnh)
1.4. TèNH HèNH TI CHNH V KT QU KINH DOANH CA
CễNG TY CA CễNG TY U T V PHT TRIN THI DNG
Qua hn 6 nm hỡnh thnh v phỏt trin Cụng ty c phn u t v phỏt
trin Thỏi Dng ó tri qua khụng ớt khú khn, th thỏch nhng cng gt hỏi
c rt nhiu thnh cụng nh s n lc ca doanh nghip v s quan tõm
Nguyn Th Thanh Huyn KT2 (Cao ng Bc H)
9
Phân x ởng 1
Phân x ởng 2
Các phân x ởng
Phòng kỹ thuật
Phòng tổ chức
hành chính
Phòng kế
hoạch kinh
doanh
Ban cơ điện
Phòng tài chính
kế toán
Phó giám đốc
kỹ thuật

Phó giám đốc
tổ chức
Giám đốc
Kế toán trởng
Báo cáo thực tập tổng hợp
của cán bộ ngành. Đó chính là sự phát triển ổn định, hiệu quả hoạt động kinh
doanh của công ty luôn đảm bảo năm sau cao hơn năm trước. Doanh thu của
công ty đạt trung bình từ 7 đến 8 tỷ đồng/ 1 tháng, tương đương khoảng gần
100 tỷ đồng/ 1 năm và liên tục tăng dần theo thời gian. Đặc biệt có năm doanh
thu vượt mức 100 tỷ đồng/ 1 năm như năm 2009. Doanh thu năm 2009 lên
đến 115.598.720.000 đồng/ 1 năm. Sản phẩm của công ty đã chiếm lĩnh thị
trường và được tiêu thụ rộng khắp cả nước. Đây là 1 tín hiệu rất đáng mừng
cho công ty, chứng tỏ công ty đang trên đà phát triển vững mạnh và sẽ thu hút
được các nhà đầu tư. Tuy nhiên cũng thật đáng buồn là sang đến năm 2010,
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty rất thấp. Trong năm
2010, đặc biệt 6 tháng cuối năm hoạt động kinh doanh của công ty kém hiệu
quả. Giá vốn còn cao hơn cả doanh thu. Lợi nhuận trước thuế của năm 2010
âm và công ty được miễn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Nguyên nhân chủ
yếu do ảnh hưởng nền kinh tế suy thoái, lạm phát tăng cao, các khoản chi phí
phát sinh đều tăng đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng rất cao, để
đảm bảo chất lượng của sản phẩm và uy tín của công ty trên thương trường
đòi hỏi vẫn sử dụng nguyên vật liệu đúng yêu cầu, đảm bảo chất lượng. Mặt
khác, nguồn vốn của công ty chủ yếu lại là vốn vay mà lãi suất ngân hàng
năm vừa qua cũng tăng cao. 1 năm chi phí trả lãi vay ngân hàng lên đến 200-
300 triệu/ 1 tháng. Bên cạnh đó, do đặc thù của ngành sản xuất kinh doanh
bao bì phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh doanh của bạn hàng là các công
ty cám, công ty mì tôm, công ty rượu Các công ty này trong năm vừa qua
cũng không tránh khỏi ảnh hưởng nền kinh tế, hiệu quả hoạt động kinh doanh
cũng không được tốt nên doanh số về sản phẩm bao bì mà công ty sản xuất và
bán ra bị hạn chế rất nhiều. Mặc dù đang gặp rất nhiều khó khăn, Công ty vẫn

luôn cố gắng duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và hi vọng nền kinh tế
chuyển biến tích cực, tình hình sản xuất kinh doanh sẽ được cải thiện và ổn
định. Sau đây là một số chỉ tiêu của công ty:
Nguyễn Thị Thanh Huyền KT2 (Cao đẳng Bắc Hà)
10
Báo cáo thực tập tổng hợp
Bảng 1.4:Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu trong các năm 2008, 2009, 2010.
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tổng doanh thu 89.133.250.000 115.598.720.000 78.294.735.000
Tổng tài sản 134.300.152.000 138.210.030.000 140.350.150.000
Lợi nhuận trước
thuế
980.042.772 1.215.189.530 (15.030.680)
Số nộp ngân sách 274.411.976 340.253.068 0
Số lượng lao động 550 720 720
Thu nhập BQ 1 LĐ 1.700.000 1.900.000 2.200.000
(nguồn từ phòng kế toán)
Dựa vào bảng các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Công ty cổ phần đầu tư
và phát triển Thái Dương trong 3 năm vừa qua ta thấy:
-Về doanh thu: Doanh thu năm 2009 đạt 115.598.720.000 đồng tăng
26.465.470.000 đồng so với năm 2008 tương ứng với tốc độ tăng 22,6%.
Điều này có thể lý giải là do công ty đã thực hiện tốt kế hoạch hạ giá thành
sản phẩm, mẫu mã sản phẩm được cải thiện đồng thời do nhu cầu về sản
phẩm trên thị trường tăng cao. Đây là 1 tín hiệu tốt, rất đáng mừng cho công
ty. Tuy nhiên sang đến năm 2010, thì doanh thu cả năm chỉ đạt
78.294.735.000 đồng thấp hơn hẳn so với năm 2008, 2009. Bằng 87,84% so
với năm 2008 và 67,73% so với năm 2009. Nguyên nhân là do ảnh hưởng nền
kinh tế suy thoái, lạm phát tăng cao, hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào
chưa được tốt, đầu ra lại không đảm bảo dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh

kém hiệu quả.
Nguyễn Thị Thanh Huyền KT2 (Cao đẳng Bắc Hà)
11
Báo cáo thực tập tổng hợp
-Về tài sản: Nhìn chung tài sản của công ty không có biến động nhiều.
Tổng tài sản năm 2009 là 138.210.030.000 đồng tăng 3.909.878.000 đồng so
với năm 2008 tương ứng với tốc độ tăng 2,83%. Năm 2010 có giá trị tổng tài
sản là 140.350.150.000 đồng tăng 2.140.120.000 đồng so với năm 2009 tương
ứng với tốc độ tăng 1,52%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang cố gắng mở
rộng quy mô sản xuất, thu hút vốn từ các nhà đầu tư.
-Về lợi nhuận: Lợi nhuận trước thuế năm 2009 đạt 1.215.189.530 đồng
tăng 235.146.758 đồng so với năm 2008 tương ứng với tốc độ tăng 19,35%.
Điều này có thể được lý giải là do hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
năm 2009 rất tốt, doanh thu năm 2009 tăng 22,6% so với năm 2008. Bên cạnh
đó, lợi nhuận của năm 2010 lại âm do một loạt các yếu tố tác động làm cho
giá thành sản phẩm cao hơn cả giá bán, giá vốn cao hơn doanh thu nhưng vẫn
phải duy trì sản xuất.
-Nộp ngân sách nhà nước năm 2009 tăng 65.841.092 đồng so với năm
2008 tương ứng với tốc độ tăng 19,35%. Điều này là đương nhiên vì tổng
doanh thu và giá trị sản lượng sản xuất sản phẩm của năm 2009 đều cao hơn
rất nhiều so với năm 2008. Điều này cũng chứng tỏ doanh nghiệp đã chấp
hành nộp ngân sách đầy đủ theo quy định của nhà nước. Tuy nhiên năm 2010
với mức lợi nhuận âm, công ty đã được miễn khoản nộp ngân sách nhà nước.
-Về số lượng lao động: Tổng số lao động năm 2009 tăng 170 người so
với năm 2008 tương ứng với tốc độ tăng 23,6 %. Có sự biến động vậy là do
năm 2009 công ty chuyển về địa điểm mới có quy mô sản xuất lớn hơn. Năm
2010 ít biến động vì công ty đã đi vào ổn định sản xuất. Tuy tổng số lao động
tăng nhưng công ty vẫn đảm bảo đời sống thu nhập cho người lao động. Điều
đó được thể hiện qua chỉ tiêu thu nhập bình quân một lao động
Qua những phân tích trên ta thấy: Từ năm 2009 trở về trước hiệu quả

hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nhìn chung là tốt. Năm 2010 do
Nguyễn Thị Thanh Huyền KT2 (Cao đẳng Bắc Hà)
12
Báo cáo thực tập tổng hợp
ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế suy thoái hoạt động của Công ty không
hiệu quả. Đây là nhân tố khách quan nên khó có thể tránh được. Tuy nhiên để
có thể vượt qua khó khăn, muốn duy trì và phát triển ổn định đòi hỏi công ty
cần phải có những biện pháp thích hợp nhằm giảm bớt chi phí, tăng lợi
nhuận . Công ty cũng nên xem xét việc đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ, tăng
tốc độ bán hàng bằng các chiến dịch quảng cáo, chào hàng kèm theo dịch vụ
hậu mãi, giảm giá mở rộng thị trường để nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh, tạo những bước tiến vững chắc để công ty ngày càng mở
rộng và phát triển.
Nguyễn Thị Thanh Huyền KT2 (Cao đẳng Bắc Hà)
13
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN 2
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG
KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
THÁI DƯƠNG
2.1 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN THÁI DƯƠNG
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương là doanh nghiệp có địa
bàn hoạt động và tổ chức kinh doanh tập trung. Xuất phát từ vai trò quan
trọng của kế toán trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp nói riêng và trong quản lý nền kinh tế nói chung. Thì công ty rất
chú trọng đến khâu tổ chức quản lý nền kinh tế. Đồng thời công ty rất chú
trọng đến khâu tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, hợp lý. Trên cơ sở
chế độ hiện hành về tổ chức công tác kế toán và căn cứ vào đặc điểm sản xuất
tổ chức quản lý, công ty thực hiện tổ chức bộ máy kế toán tập trung.

Theo hình thức này, toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung
tại phòng kế toán. Phòng kế toán có chức năng thu thập, cung cấp thông tin
kinh tế phục vụ cho công tác quản lý, tổ chức thực hiện hạch toán và quản lý
tài chính từ khâu đầu đến khâu cuối, từ việc thu thập, xử lý chứng từ đến việc
định khoản kế toán, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, lập
các báo cáo tài chính.
Nguyễn Thị Thanh Huyền KT2 (Cao đẳng Bắc Hà)
14
Báo cáo thực tập tổng hợp
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty
(nguồn từ phòng kế toán)
Nhiệm vụ của bộ máy kế toán công ty
Tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện toàn bộ công tác kế toán của
công ty giúp ban lãnh đạo công ty tổ chức thông tin kinh tế, phân tích hoạt
động kinh tế hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra các bộ phận trong công ty thực hiện
chế độ ghi chép ban đầu, chế độ quản lý kinh tế tài chính.
• Kế toán trưởng: là người có chức năng tổ chức, kiểm tra công tác kế
toán ở đơn vị do mình phụ trách. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức bộ máy
kế toán nhằm thực hiện hai chức năng cơ bản của kế toán là: thông tin và
kiểm tra hoạt động kinh doanh; thông qua trưởng phòng kế toán (hoặc trực
tiếp kiêm trưởng phòng) để điều hành và kiểm soát hoạt động của bộ máy kế
toán; chịu trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn kế toán, tài chính của đơn vị
thay mặt nhà nước kiểm tra việc thực hiện chế độ, thể lệ quy định của nhà
nước về lĩnh vực kế toán cũng như lĩnh vực tài chính. Quyền hạn của kế toán
trưởng gắn liền với trách nhiệm được giao vì lợi ích của công ty và lợi ích của
nhà nước, phổ biến chủ trương và chỉ đạo thực hiện các chủ trương về chuyên
môn; ký duyệt các tài liệu kế toán, có quyền từ chối không ký duyệt các vấn
đề liên quan đến tài chính doanh nghiệp không phù hợp với chế độ quy định,
có quyền yêu cầu các bộ phận chức năng khác trong bộ máy quản lý ở đơn vị
cùng phối hợp thực hiện những công việc chuyên môn có liên quan tới các bộ

Nguyễn Thị Thanh Huyền KT2 (Cao đẳng Bắc Hà)
15
Kế toán trưởng
Kế toán thanh
toán
Kế toán VT
Kế toán lao
động tiền
lương
Kế toán tổng
hợp và tính
giá thành
Báo cáo thực tập tổng hợp
phận chức năng đó. Kế toán thanh toán: theo dõi công nợ giữa người mua và
người bán, tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng.
• Kế toán vật tư: theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư.
• Kế toán lao động tiền lương: dõi thanh toán tiền lương của các cán bộ
công nhân viên trong công ty, các khoản trích theo lương.
• Kế toán tổng hợp và tính giá thành: theo dõi TSCĐ, tính khấu hao TSCĐ,
tập hợp chi phí phát sinh theo từng đối tượng và tính giá thành sản phẩm. Tiến
hành tổng hợp số liệu và lập báo cáo tài chính cho các bên liên quan.
Mối quan hệ của phòng tài chính kế toán.
Phòng tài chính kế toán:
- Trực tiếp chịu sự chỉ đạo của Ban giám đốc công ty
- Được tham gia bàn bạc trao đổi và yêu cầu các đơn vị trong công ty
cung cấp đầy đủ kịp thời chính xác các thông tin và chứng từ kế toán ban đầu
nhằm thực hiện nhiệm vụ được giao.
2.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN THÁI DƯƠNG
2.2.1. Các chính sách kế toán chung

- Chế độ kế toán áp dụng:
Công ty áp dụng chế độ kế toán DN ban hành theo Quyết định số
15/2006/QĐ – BTC ngày 20/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
- Hình thức kế toán áp dụng:
Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung
- Đồng tiền sử dụng trong hạch toán:
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là VNĐ. Việc quy đổi
ngoại tệ sang VNĐ được áp dụng theo tỷ giá hạch toán thực tế tại thời điểm
Ngân hàng công bố.
- Niên độ kế toán:
Nguyễn Thị Thanh Huyền KT2 (Cao đẳng Bắc Hà)
16
Báo cáo thực tập tổng hợp
Bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.
- Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
+ Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra phải nộp – Thuế GTGT
đầu vào được khấu trừ.
+ Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ bán ra x
Thuế suất thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ đó.
+ Thuế GTGT đầu vào + Tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua
hàng hoá, dịch vụ (bao gồm cả TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ chịu thuế GTGT) , số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng
hoá nhập khẩu và số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ %.
-Phương pháp kế toán TSCĐ: Công ty áp dụng phương pháp đường
thẳng để tính khấu hao TSCĐ.
Mức trích khấu hao Nguyên giá của TSCĐ
trung bình hàng năm =
của tài sản cố định Thời gian sử dụng
Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng được tính như sau:
Mức trích khấu hao số khấu hao phải trích của cả năm

trung bình hàng tháng =
của TSCĐ 12 tháng
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường
xuyên. Đây là phương pháp theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng, giảm
hàng tồn kho một các thường xuyên liên tục trên các tài khoản phản ánh từng
loại tồn kho.
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Hệ thống chứng từ kế toán công ty đang sử dụng được thực hiện theo
đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật kế toán
và Nghị định số 129/2004/NĐ – CP ngày 31/05/2004 của Chính phủ, các văn
bản pháp luật khác có liên quan đến chứng từ kế toán và các quy định trong
chế độ kế toán DN tại Quyết định số 15/2006/QĐ –BTC gồm một số chứng từ
Nguyễn Thị Thanh Huyền KT2 (Cao đẳng Bắc Hà)
17
Báo cáo thực tập tổng hợp
chủ yếu sau: phiếu xuất, phiếu nhập, bảng chấm công, bảng thanh toán tiền
lương, phiếu thu, phiếu chi, hóa đơn thuế GTGT, giấy báo nợ, báo có, giấy đề
nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán Chứng từ
được lập đúng quy định, luân chuyển chứng từ theo trình tự hợp lý và khoa
học, luôn kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của chứng từ. Khi báo cáo quyết
toán năm được duyệt chứng từ được chuyển vào lưu trữ.
2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản mà công ty áp dụng theo Quyết định số 15/2006/QĐ
–BTC ban hành ngày 20/3/2006 – Bộ Tài Chính.
Một số tài khoản công ty thường sử dụng như:
- Tài khoản 112: Tiền gửi ngân hàng.
- Tài khoản 131: Phải thu khách hàng.
- Tài khoản 211: Tài sản cố định hữu hình.
- Tài khoản 214: Hao mòn tài sản cố định hữu hình.
- Tài khoản 152: Nguyên liệu, vật liệu.

- Tài khoản 334: Phải trả công nhân viên.
- Tài Khoản 632: Giá vốn.
- Tài khoản 331: Phải thu nhà cung cấp.
- Tài khoản 111: Tiền mặt.
- Tài khoản 532: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán.
- Tài khoản 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- Tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Tài khoản 622: Chi phí nhân công trực tiếp.
2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Công ty sử dụng hình thức sổ kế toán nhật ký chung. Việc áp dùng này
xuất phát từ đặc điểm của công ty là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều,
phức tạp, đòi hỏi quá trình hạch toán phải đầy đủ, kịp thời, chính xác, kết hợp
với trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán khá vững vàng, khá đồng đều. Hình
thức kế toán Nhật ký chung giúp cho công việc ghi chép kiểm tra đối chiếu số
Nguyễn Thị Thanh Huyền KT2 (Cao đẳng Bắc Hà)
18
Báo cáo thực tập tổng hợp
liệu không bị dồn khối đáp ứng yêu cầu nắm bắt thông tin kịp thời của lãnh
đạo doanh nghiệp.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung ở Công ty cổ phần
xây lắp điện công nghiệp như sau:
Sơ đồ 2.2.4: trình tự kế toán theo hình thức Nhật ký chung
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng, cuối quý:
Quan hệ đối chiếu:
(nguồn từ phòng kế toán)
Căn cứ vào các chứng từ gốc, bảng tổng hợp chứng từ gốc hàng ngày vào
Nguyễn Thị Thanh Huyền KT2 (Cao đẳng Bắc Hà)
19
Chứng từ gốc

Nhật ký chung
Sổ, thẻ kế toán chi
tiết
Sổ cái TK Sổ chi tiết
Bảng cân đối số
phát sinh
Báo cáo tài chính
BTH chi tiết
Nhật ký đặc
biệt
Báo cáo thực tập tổng hợp
Nhật ký chung từ các sổ thẻ chi tiết. Sau đó căn cứ vào Nhật ký chung để ghi
vào sổ cái. Căn cứ vào Sổ cái, Bảng tổng hợp chi tiết để lên Báo cáo tài chính.
Kế toán đối chiếu kiểm tra số liệu ở Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết.
- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ
ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ
vào số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi và Sổ cái theo các tài khoản
kế toán phù hợp. Nếu đơn vị mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc
ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế
toán chi tiết liên quan.
- Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ
vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ
Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10 … ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ
khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu
để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp
do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
- Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ cái, lập Bảng cân
đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ
cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được
dùng để lập các Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, tổng số phát sinh nợ và

tổng số phát sinh có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ
Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt)
cùng kỳ.
2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Hệ thống Báo cáo tài chính áp dụng cho doanh nghiệp được lập với mục đích:
- Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản,
nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và kết quả hoạt
động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong một năm tài chính.
- Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình
hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá tình hình tài chính của
doanh nghiệp trong năm tài chính đã qua và những dự đoán trong tương lai.
Nguyễn Thị Thanh Huyền KT2 (Cao đẳng Bắc Hà)
20
Báo cáo thực tập tổng hợp
Thông tin của Báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng cho việc đề ra những
quyết định về quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư vào các
doanh nghiệp của các chủ doanh nghiệp, chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ
nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp, đồng thời cung cấp thông tin phục
vụ yêu cầu quản lý vĩ mô của nhà nước.
Báo cáo tài chính quy định cho công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Thái
Dương bao gồm:
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( Mẫu B01-DN) :
Báo cáo kết quả kinh doanh được lập theo biểu mẫu quy định của chế độ
kế toán hiện hành, phản ánh tổng hợp doanh thu, chi phí và kết quả của các
hoạt động kinh doanh của công ty. Qua báo cáo kết quả kinh doanh kế toán có
thể đánh giá được tỷ suất sinh lời và đánh giá được khải quát hiệu quả hoạt
động kinh doanh của công ty.
+ Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01-DN) :
Bảng cân đối kế toán phản ánh giá trị tài sản và nguồn vốn tại thời điểm
cuối kì. Bảng cân đối kế toán được lập dựa trên số dư tài khoản từ loại 1 đến

loại 4. bảng cân đối kế toán của công ty được lập theo đúng mẫu B01 – DN.
Ngoài ra còn có các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán như: tài sản thuê
ngoài, nợ khó đòi đã xử lí, ngoại tệ các loại
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu B03-DN):
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo phương pháp gián tiếp, tức là
lập bằng cách điều chỉnh lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt
động sản xuất kinh doanh khỏi ảnh hưởng của các khoản mục không phải
bằng tiền, các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả
từ hoạt động kinh doanh và các khoản mà ảnh hưởng về tiền của chúng không
thuộc hoạt động đầu tư.
+ Thuyết minh báo cáo tài chính ( Mẫu B09-DN):
Thuyết minh báo cáo tài chính được công ty lập để làm rõ thêm các chỉ
tiêu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh. Giải thích về
chuẩn mực và chế độ kế toán đang áp dụng, kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ đang sử
Nguyễn Thị Thanh Huyền KT2 (Cao đẳng Bắc Hà)
21
Báo cáo thực tập tổng hợp
dụng, hình thức sổ kế toán và các chính sách kế toán đang áp dụng.
2.3.TỔ CHỨC KẾ TOÁN CÁC PHẦN HÀNH CỤ THỂ TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI DƯƠNG
2.3.1. Kế toán vốn bằng tiền:
Vốn bằng tiền tại công ty bao gồm 2 loại là tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.
Tiền mặt được quản lý thống nhất tại công ty gồm cả tiền Việt Nam và
ngoại tệ. Các nghiệp vụ thanh toán liên quan đến tiền diễn ra khá thường xuyên.
Định kỳ cuối tháng công ty kiểm kê quỹ tiền mặt một lần, việc tiến hành
kiểm tra được thực hiện nghiêm túc và đảm bảo sự chính xác cũng như đảm
bảo thực hiện theo đúng quy định của chế độ hiện hành. Công ty còn có thể có
những cuộc kiểm tra quỹ đột xuất để đảm bảo rằng quỹ tiền mặt của công ty
không bị sử dụng sai mục đích, không bị chiếm dụng và thất thoát.
- Tài khoản kế toán sử dụng:

Tài khoản 111: tiền mặt Các tài khoản có liên quan
Các tài khoản có liên quan khác
Các tài khoản có nội dung và kết cấu theo đúng quy định hiện hành.
- Chứng từ và sổ kế toán sử dụng:
+ Chứng từ : phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy đề nghị
thanh toán, giấy thanh toán tạm ứng.
+ Sổ kế toán: nhật ký chung, sổ cái tài khoản , sổ chi tiết tiền mặt, bảng
tổng hợp chi tiết tiền mặt
- Quy trình luân chuyển chứng từ:
+ Quy trình luân chuyển phiếu thu
(1) Người nộp tiền chuẩn bị tiền đến đề nghị nộp tiền
(2) Kế toán tiền mặt viết phiếu thu gồm 3 liên.
(3) Trình kế toán trưởng hoặc thủ trưởng đơn vị ký 3 liên.
(4) Phiếu thu chuyển trả lại cho kế toán tiền mặt (3 liên) lưu 1 liên sau
đó chuyển liên 2, 3, sang cho thủ quỹ, thủ quỹ thu tiền và ký nhận vào phiếu
thu. (liên 2) rồi chuyển phiếu thu cho người nộp tiền ký(2 liên)- người nộp
tiền gửi lại liên 3, chuyển trả liên 2 cho thủ quỹ; thủ quỹ ghi sổ quỹ.
Nguyễn Thị Thanh Huyền KT2 (Cao đẳng Bắc Hà)
22

×