Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp của Xí nghiệp cơ khí Bình Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.34 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ QUỐC DÂN
MỤC LỤC
SV: Hồ Sỹ Chiến Báo cáo thực tập
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ QUỐC DÂN
LỜI MỞ ĐẦU
Trải qua bao nhiêu năm dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta, nền kinh
tế của đất nước ta đã có bước phát triển nhảy vọt trước sự thán phục của bè bạn thế
giới. Đóng góp một phần quan trọng trong sự phát triển này có tham gia của các
loại hình cơ sở sản xuất kinh doanh.
Trong nền kinh tế hiện nay – nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn
tồn tại và phát triển cần phải đánh giá đúng thực trạng của mình. Các loại hình cơ
sở sản xuất kinh doanh phải nắm bắt được các thông tin, chính sách về tình hình
kinh tế để đề ra mục tiêu chiến lược hoạt động kinh doanh cho mình.
Để thực hiện được, các xí nghiệp, doanh nghiệp, công ty cần phải huy động
được vốn và sử dụng nguồn vốn đó một cách có hiệu quả. Muốn có được kết quả
như vậy thì yêu cầu đặt ra là các loại hình cơ sở sản xuất kinh doanh phải phân tích
tình hình tài chính của mình nói riêng và tình hình chung của các đơn vị trong
nước và quốc tế. Đồng thời phải hạch toán đầy chi tiết đầy đủ các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh để làm cơ sở cho việc phân tích. Công tác hoạch định chiến lược phát
triển kinh doanh là một bộ phận rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển
doanh nghiệp.
Trong quá trình học tập tại trường ĐH Kinh tế quốc dân, được sự giảng dạy
tận tâm của các thầy, cô giáo đã giúp em tích luỹ được vốn kiến thức về quản trị
chiến lược xây dựng doanh nghiệp của các doanh nghiệp thương mại nói riêng và
của các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung.
Để hiểu và vận dụng các kiến thức đã học trong quá trình thực tập tại Xí
nghiệp cơ khí Bình Minh
Với tất cả sự giúp đỡ của thầy cô giáo hướng dẫn. Đặc biệt là cô giáo ThS.
Nguyễn Thu Thủy. Cùng sự giúp đỡ của lãnh đạo các phòng ban của công ty đã
giúp em hoàn thành bản báo cáo thực tập về chuyên ngành “Quản trị kinh doanh
tổng hợp” với kết cầu gồm 2 phần.


SV: Hồ Sỹ Chiến Báo cáo thực tập
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ QUỐC DÂN
PHẦN I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP CƠ KHÍ
BÌNH MINH
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của của Xí nghiệp cơ khí Bình Minh
1.1.1 Giới thiệu về Xí nghiệp Cơ khí Bình Minh
- Địa chỉ: Tổ 18 phường Tiền Phong - Thành phố Thái Bình
- Điện thoại: 036.836341
- Fax: 036.831796
- Giám đốc: Phạm Cao Việt
Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp: sản xuất kinh doanh các mặt hàng cơ
khí, mạ
Loại hình doanh nghiệp: Kinh tế ngoài quốc doanh
Số lượng CBCN: 185
- Về cơ cấu tổ chức bộ máy: Trong đó
Lao động trực tiếp là: 150
Lao động gián tiếp( cán bộ quản lý) là: 35
- Về cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp gọn nhẹ, công việc kiêm nhiệm nhiều để tận
dụng hiệu suất và chất lượng làm việc.
Ban Giám đốc gồm: 1 Giám đốc
1 Phó Giám đốc
Có 4 phòng chức năng: Phòng Tổng hợp
Phòng Kỹ thuật
Phòng kế toán
Phòng KCS
Có 2 phân xưởng sản xuất: Phân xưởng sản xuất phụ tùng xe máy
Phân xưởng sản xuất đai chổi sơn xuất khẩu
Về hệ thống quản lý: Nhận thức được vai trò của công tác quản lý và nhằm
đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp một cách khoa học hơn, năm

2002 Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân trong Xí nghiệp đã quyết tâm tìm
hiểu, học hỏi và áp dụng được hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế
ISO 9001:2000 vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.
SV: Hồ Sỹ Chiến Báo cáo thực tập
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ QUỐC DÂN
1.1.2. Quá trình hình thành
Thái Bình là 1 tỉnh thuần nông nhưng khi nhắc đến ngành cơ khí chắc chắn
ai cũng phải nhớ đến Xí nghiệp Cơ khí Bình Minh. Trải qua bao thăng trầm của
lịch sử từ khi còn chiến tranh đến khi hoà bình, từ thời còn bao cấp chuyển sang
kinh tế thị trường, đã hơn 30 năm sóng gió, tiền thân là Hợp tác xã Cơ khí Bình
Minh được thành lập năm 1972 với việc sản xuất quả Rulô xay xát phục vụ cho các
nhà máy xay xát trong cả nước. Năm 1990 theo Quyết định số 39/QĐ-UB ngày
16/2/1990 của UBND tỉnh Thái Bình, Hợp tác xã Bình Minh chính thức được
chuyển đổi thành Xí nghiệp Cơ khí Bình Minh, một đơn vị kinh tế ngoài quốc
doanh trực thuộc UBND Thị xã Thái Bình (Nay là UBND Thành phố Thái Bình)
với nhiệm vụ chính là sản xuất kinh doanh các mặt hàng cơ khí mạ phục vụ nhu
cầu xuất khẩu và tiêu dùng.
Năm 1988 khi cơ chế kinh tế của Nhà nước đang dần được xoay chuyển, mặt
hàng Rulô của Xí nghiệp kém phát triển. Nắm bắt được chủ trương của Nhà nước
về mở cửa nền kinh tế, Xí nghiệp đã ký được hợp đồng sản xuất và xuất khẩu mặt
hàng tôn mạ kẽm sang Liên Xô và các nước Đông Âu. Đầu những năm 90 của thế
kỷ 20 khi mà tình hình chính trị ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông
Âu bị sụp đổ, một lần nữa Xí nghiệp Cơ khí Bình Minh lại đứng trước những khó
khăn và thử thách mới. Không dừng ở đó, tập thể lãnh đạo Xí nghiệp vẫn quyết tâm
tìm kiếm mặt hàng để mở lối thoát cho Xí nghiệp và mặt hàng thép cán nóng của
Xí nghiệp lại phát triển và cung cấp ra thị trường.
Trong quá trình mà cả nước đang gồng mình để đổi mới từ một nền kinh tế nghèo
nàn lạc hậu, quan liêu bao cấp, kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Năm 1994 Xí

nghiệp Cơ khí Bình Minh đã tìm được đối tác mới có mặt hàng ổn định và lâu dài,
từ đó đến nay mặt hàng đai chổi sơn, khung con lăn sơn tường, ghim nhôm, vòng
khâu đui xoáy được sản xuất và xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ, Châu Âu thông
qua Tổng Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội - TOKON TAP. Năm 1997
nắm bắt được chủ trương của Nhà nước về chương trình nội địa hoá xe gắn máy 2
bánh để phát triển ngành công nghiệp xe máy Việt Nam, mặt khác qua việc tìm
hiểu và nghiên cứu thị trường Xí nghiệp Cơ khí Bình Minh đã quyết định lập dự án
đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị, công nghệ để sản xuất phụ tùng xe máy. Các
SV: Hồ Sỹ Chiến Báo cáo thực tập
3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ QUỐC DÂN
sản phẩm của Xí nghiệp nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường và được các hãng
lắp ráp xe máy lớn trong nước đặt mua. Đặc biệt năm 2002 Xí nghiệp đã ký được
hợp đồng hợp tác sản xuất lâu dài về cung cấp linh kiện phụ tùng xe máy cho Công
ty HONDA Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm, đến nay Xí nghiệp Cơ khí Bình
Minh đã phát triển và trưởng thành là doanh nghiệp sản xuất cơ khí đầu ngành
không những của Thành phố mà cả của tỉnh Thái Bình
Xí nghiệp Cơ khí Bình Minh là doanh nghiệp kinh tế ngoài quốc doanh về
mặt tài chính do doanh nghiệp hạch toán độc lập, tự lo để đáp ứng nhu cầu về vốn
phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, vì thế hiệu quả trong sản xuất kinh
doanh là mục tiêu để tồn tại Xí nghiệp, do vậy trình độ tổ chức quản lý, trình độ tay
nghề của cán bộ công nhân viên cũng là yếu tố quan trọng trong việc tồn tại và phát
triển doanh nghiệp.
1.2 Đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp
(Nguồn: Phòng kế toán)
Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy trong bốn năm liên tiếp tình hình sản
xuất kinh doanh của xớ nghiệp chưa có sự phát triển rõ rệt :
- Tổng số vốn năm 2009 so với năm 2008 tăng +1.062.533.500đồng tương
ứng với tỷ lệ tăng 1,13%.Trong đó vốn cố định năm 2009 so với năm 2008 tăng +
SV: Hồ Sỹ Chiến Báo cáo thực tập

Chỉ tiêu ĐVT Năm
2008 2009 2010 2011
1.Tổng số vốn
Trong đó :
- VCĐ
- VLĐ
Vnđ 7.816.242.000
3.958.265.000
3.857.977.000
8.878.795.500
4.594.224.000
4.284.571.500
9.722.629.407
4.668.096.428
5.054.532.979
10.456.645.668
4.803.888.895
5.651.756.765
2.Tổng lao động
Ng 135 170 180 185
3.Tổng doanh
thu
Vnđ 5.034.617.000 5.227.787.073 5.626.778.459 6.350.667.450
4.Lợi nhuận
trước thuế
Vnđ 600.733.560 614.896.779 798.488.411 995.836.194
5.thuế TNDN
Vnđ 150.183.390 153.724.194 199.622.103 225.303.626
6.lợi nhuận sau
thuế

Vnđ 450.550.170 461.172.585 598.866.309 770.532.568
7.Thu nhập
bq(đ/ng/tháng)
Vnđ 1.050.000 1.351.000 1.470.000 1.750.000
4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ QUỐC DÂN
635.959.000 đồng với tỷ lệ tăng 1,16%.vốn lưu động năm 2009 so với năm 2008
tăng +426.594.500 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 1,11%.
- Tổng số vốn năm 2010 so với năm 2009 tăng +843.833.907 đồng với tỷ lệ
tăng tương ứng là 1,09%. Trong đó vốn cố định năm 2010 so với năm 2009 tăng +
73.872.428 đồng với tỷ lệ tăng 1,01%. Vốn lưu động năm 2010 so với năm 2009
tăng + 769.961.479 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 1,17%.
- Tổng số vốn năm 2011 so với năm 2010 tăng 734.016.253 tương ứng với tỉ
lệ là 1,08%. Trong đó vốn cố định năm 2011 tăng so với 2010 200.456.771 đồng
tương ứng 1,07%. Vốn lưu động năm 2011 tăng so với năm 2010 là 598.786.534
đồng tương ứng với tỉ lệ là 1,14%. Điều đó chứng tỏ xí nghiệp đã đi vào ổn định và
bắt đầu đầu tư chiều sâu
- Lao động bình quân năm 2009 so với năm 2008 tăng +35 người với tỷ lệ
tăng 25.92%. 2010 tăng so với năm 2009 là +10 người tương ứng với tỉ lên 5,88%
và năm 2011 tăng so với năm 2010 là +5 người tương ứng với tỉ lệ 2,27%
- Tổng doanh thu năm 2009 so với năm 2008 tăng 193.170.073 đồng với tỷ lệ
tăng tương ứng là 1.03%. Vốn đầu tư cũng tăng dần qua các năm. Vốn đầu tư năm
2011 so với năm 2010 tăng lên do đó tổng doanh thu năm 2011 so với năm 2010
cũng tăng lên với số tiền tăng là 725.736.938 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng
1,17%. Vốn đầu tư năm 2010 so với năm 2009 tăng lên do đó tổng doanh thu năm
2011 so với năm 2010 cũng tăng lên với số tiền tăng là 602.217.776 đồng tương
ứng với tỷ lệ tăng 1,12%. Do đó việc kinh doanh đã đạt được hiệu quả.
- Lợi nhuận trước thuế năm 2009 so với năm 2008 tăng 14.163.219 đồng với
tỷ lệ tăng tương ứng là 1,02%. Lợi nhuận trước thuế năm 2010 so với năm 2009
tăng 183.591.632 đồng với tỷ lệ tăng là 1,29%. Lợi nhuận trước thuế năm 2011 so

với năm 2010 tăng 198.203.287 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 1,3%.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2009 với năm 2008 tăng 3.540.804 đồng
với tỷ lệ tăng là 1,02%. Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2010 với năm 2009 tăng
45.897.908 đồng với tỷ lệ tăng 1,29%. Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2011 với
năm 2010 tăng 25.097.908 đồng với tỷ lệ tăng 1,03%.
SV: Hồ Sỹ Chiến Báo cáo thực tập
5
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ QUỐC DÂN
- Lợi nhuận sau thuế năm 2009 so với năm 2008 tăng 10.622.415 đồng với tỷ
lệ tăng 1,02%. Lợi nhuận sau thuế năm 2010 với năm 2009 tăng 137.693.724 đồng
với tỷ lệ tăng 1,29%. Lợi nhuận sau thuế năm 2011 với năm 2010 tăng
182.452.354 đồng với tỷ lệ tăng 1,32%
- Thu nhập bình quân của 1 người trong 1 tháng năm 2009 với năm 2008 tăng
401.000 đồng với tỷ lệ tăng 16,36%.Năm 2010 với năm 2009 tăng 219.000 đồng
với tỷ lệ tăng 7,68%. Năm 2011 với năm 2010 tăng 180.000 đồng với tỷ lệ tăng
5,86%.
Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của dựng xí nghiệp cơ khí Bình
Minh kinh doanh đã có hiệu quả ,hiệu quả kinh doanh đảm bảo thu nhập hợp lý
cho người lao động đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động , đảm bảo việc
nộp ngân sách nhà nước ,mang lại lợi nhuận cho xí nghiệp và phát triển xí
nghiệp.Với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay thì mục tiêu kế hoạch đặt ra cho
xí nghiệp cơ khí Bình Minh là phải tạo ra được nhiều sản phẩm phù hơp với nhu
cầu của thị trường và phải tìm được các đối tác trong kinh doanh để tiêu thụ được
sản phẩm đạt hiệu quả cao mang lại lợi nhuận cho xí nghiệp.
SV: Hồ Sỹ Chiến Báo cáo thực tập
6
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ QUỐC DÂN
PHẦN II: ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ
2.1. Cơ hội và thách thức của xí nghiệp
Dù đã có bước phát triển trong thời gian qua, nhưng trong bối cảnh kinh doanh

thay đổi nhanh và ngày càng khác nghiệt lãnh đạo xí nghiệp cũng như các doanh
nghiệp xây dựng khác trước nhũng cơ hội và thách thức mà doanh nghịêp nào sớm
nhận thức được nó, tận dụng nhứng thế mạnh củca mình dể hoạt động chắc chắc sẽ
dành được những thành công vượt trội. Với xí nghiệp cơ khí Bình Minh, có thể kể
đến một số điểm mạnh và điểm yếu và các cơ hội và thách thức với công ty trong
thời gian tới như sau:
- Điểm mạnh:
Tập thể Xí nghiệp đoàn kết năng động nhạy bén tiếp cận cái mới.
Các mặt hàng do xí nghiệp sản xuất ngày càng có uy tín trên thị trường.
Mặt bằng sản xuất có khả năng mở rộng để trở thành doanh nghiệp kinh doanh
đa ngành đa nghề.
Tài chính lành mạnh, có khả năng huy động vốn.
Có đội ngũ cán bộ quản lý cán bộ kỹ thuật được đào tạo cơ bản.
Có tầm nhìn chiến lược về thị trường sản phẩm
- Điểm yếu:
Đội ngũ cán bộ quản lý cán bộ kỹ thuật chủ chốt còn thiếu sẽ gây khó khăn
cho yêu cầu phát triển mở rộng ngành nghề mở rộng địa bàn
Công tác kế hoạch, tổ chức sản xuất còn bất cập khi có những hợp đồng đột
xuất.
- Cơ hội:
Xí nghiệp có điều kiện đầu tư mở rộng, tăng vốn kinh doanh khi công ty tham
gia thị trường chứng khoán có đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật chứng
khoán
SV: Hồ Sỹ Chiến Báo cáo thực tập
7
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ QUỐC DÂN
Các doanh nghiệp phải tận dụng tốt cơ hội và các yếu tố thuận lợi sau khi gia
nhập WTO để tạo ra thế và lực mới, thúc đẩy phát triển kinh tế. Gia nhập WTO
chúng ta có điều kiện thuận lợi để hợp tác với các nước, tăng cường thu hút đầu tư.
Việc gia nhập WTO sẽ thúc đầy công cuộc đổi mới hoàn thiện cơ chế, xoá bỏ các

rào cản về đầu tư đặc biệt là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển cơ sở
hạ tầng không chỉ tốn kém mà còn có ý nghĩa quyết định đối với hiệu quả đầu tư
toàn xã hội, đối với tiến trình phát triển của một quốc gia độ mở và quy mô của nền
kinh tế sẽ tăng mạnh thậm chí bùng nổ đặc biệt là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
Thực tế cho thấy việc cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện dại
vào năm 2020 có thực hiện được hay không là tuỳ thuộc vào kết quả đầu tư phát
triển cơ sở hạ tầng. Do vậy chúng ta phải làm tốt công tác quy hoạch phát triển cơ
sỏ hạ tầng khắc phục tình trạng dàn trải và hiệu quả thấp như lâu nay.
- Thách thức:
Đồng thời với việc gia nhập WTO chúng ta sẽ phải đối đầu với các thách thức
cạnh tranh, thách thức dù là rất lớn, nhưng tác động đến mức nào còn tuỳ thuộc vào
bản lĩnh và sự nỗ lực chủ quan của chúng ta, Vì vậy nếu có quyết tâm cao, có sự
chuẩn bị tích cực thì không những vượt qua được thách thức, mà còn có thể biến
các thách thức đó thành động lực cho sự phát triển
Để tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức, hội nhập kinh tế thắng lợi, chúng
ta phải xây dụng nhứng chính sách đúng đắn. phù hợp bảo đảm sự phát triển chung
của nền kinh tế mà còn là sự phát triển của các doanh nghiệp
Đang có rất nhiều doanh nghiệp chú trọng đầu tư, công nghệ tiên tiến, đầu tư
đồng bộ do đó sẽ có sự cạnh tranh gay gắt hơn khi doanh nghiệp tham gia đấu thầu.
2.2. Đánh giá các hoạt động của Xí Nghiệp
2.2.1 Mô tả cơ cấu tổ chức xí nghiệp
SV: Hồ Sỹ Chiến Báo cáo thực tập
8
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ QUỐC DÂN
Sơ đồ tổ chức Xí nghiệp
( Nguồn: Phòng Tổng hợp)
- Chức năng nhiệm vụ của tổ chức bộ máy
+ Giám đốc Xí nghiệp: Là người có quyền cao nhất, phụ trách chung toàn Xí
nghiệp về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, đối nội, đối ngoại, chịu trách nhiệm
về bảo toàn và phát triển đồng vốn của Xí nghiệp.

+ Phó Giám đốc: Là người giúp Giám đốc xây dựng, duy trì, giám sát các định
mức kinh tế kỹ thuật, phụ trách phòng kỹ thuật và quản lý kỹ thuật mạ.
+ Phòng Tổng hợp: Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, cơ sở vật chất các
phương tiện thiết bị của xí nghiệp. Giúp Giám đốc tìm kiếm thị trường, xây
SV: Hồ Sỹ Chiến Báo cáo thực tập
9
PHÓ GIÁM
ĐỐC
PHÒNG
TỔNG HỢP
PHÒNG
KẾ TOÁN
PHÒNG
KỸ THUẬT
PHÒNG KCS
P. Xưởng sản xuất
phụ tùng xe máy
P. Xưởng sản xuất
hàng xuất khẩu
GIÁM ĐỐC
XÍ NGHIỆP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ QUỐC DÂN
dựng kế hoạch sản xuất, quản lý sản xuất, kế hoạch mua nguyên vật liệu, kế
hoạch bán hàng.
+ Phòng kế toán: Giúp Giám đốc quản lý, phản ánh một cách chính xác,
trung thực, kịp thời toàn bộ số liệu kế toán trong kỳ sản xuất, tháng, quý, năm theo
đúng chế độ kế toán tài chính.
+ Phòng Kỹ thuật: Giúp Giám đốc xây dựng, quản lý, giám sát toàn bộ quá
trình sản xuất về mặt chất lượng kỹ thuật.
+ Phòng KCS: Giúp Giám đốc kiểm tra, giám sát toàn bộ chất lượng sản

phẩm trong quá trình sản xuất và sản phẩm cuối cùng.
+ 2 phân xưởng: Giúp Giám đốc tổ chức thực hiện, quản lý giám sát kế
hoạch sản xuất đảm bảo tiến độ thời gian và chất lượng sản phẩm.
- Vai trò lãnh đạo, chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp: Là một doanh nghiệp
kinh tế ngoài quốc doanh, Xí nghiệp Cơ khí Bình Minh có chức năng nhiệm vụ
là sản xuất - kinh doanh các mặt hàng cơ khí, mạ, phục vụ cho nhu cầu sản xuất
trong nước, xuất khẩu và tiêu dùng. Mặt hàng chủ yếu:
+ Đai chổi sơn xuất khẩu
+ Ghim nhôm
+ Vòng khuôn đui xoáy
+ Khung con lăn
+ Phụ tùng xe máy
- Xuất phát từ thực tế đó, để đảm bảo giữ vững ổn định và phát triển sản xuất
đem lại hiệu quả kinh tế cao thì vai trò lãnh đạo là rất quan trọng. Lãnh đạo doanh
nghiệp cần đưa ra được các đường lối, chính sách phát triển mang tính chiến lược,
đúng đắn vì họ đã xác định được muốn tồn tại bền vững và phát triển trong cơ chế
thị trường hiện nay không còn con đường nào khác ngoài việc tự khẳng định mình
qua việc phải luôn đảm bảo được các yêu cầu của khách hàng về chất lượng, giá
thành sản phẩm và tiến độ kịp thời. Cần cung cấp sản phẩm mà khách hàng cần chứ
không cung cấp sản phẩm mà doanh nghiệp có.
SV: Hồ Sỹ Chiến Báo cáo thực tập
10
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ QUỐC DÂN
- Về hoạt động bộ máy kế toán: Để đảm bảo cho yêu cầu cung cấp thông tin
một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời nhằm duy trì, phát huy trình độ nghiêp vụ
của bộ máy các cán bộ kế toán, Xí nghiệp cơ khí Bình Minh tổ chức bộ máy kế
toán theo mô hình kế toán tập trung. Theo mô hình này, Phòng kế toán mở sổ sách
ghi chép theo dõi, tổng hợp số liệu kế toán toàn Xí nghiệp, kiểm tra hướng dẫn việc
thực hiện các nguyên tắc quản lý, các chế độ kế toán, tài chính, quản lý toàn bộ về
hoạt động kế toán, về nguồn vốn và tài sản của Công ty, phản ánh kịp thời bằng

những con số cụ thể, chính xác cho Giám đốc Xí nghiệp để Giám đốc đưa ra những
phương án cụ thể trong sản xuất kinh doanh.
Như chúng ta đã biết, trong nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta, đặc
biệt là từ khi nước ta hội nhập nền kinh tế quốc tế thì việc Nhà nước, các doanh
nghiệp, các thành phần kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách mới là
không thể tránh khỏi. Các thành phần kinh tế kể cả từ sản xuất đến kinh doanh,
dịch vụ đều phải xác định được mục tiêu phát triển của mình trên cơ sở cạnh tranh
lành mạnh, chiếm ưu thế chủ động và tuân thủ các quy định chung của pháp luật.
Xuất phát từ thực tế đó, trong những năm gần đây ban lãnh đạo Xí nghiệp cơ
khí Bình Minh đã xây dựng được hướng phát triển mới, mở rộng quy mô sản xuất
kinh doanh, nhằm không ngừng củng cố, hoàn thiện và đáp ứng ngày một tốt hơn
nhu cầu của khách hàng, với phương châm "sản xuất và cung cấp những sản phẩm
mà khách hàng cần chứ không cung cấp những sản phẩm mà Xí nghiệp có". Vì thế
Xí nghiệp luôn cung cấp những sản phẩm và dịch vụ vượt trên cả sự mong đợi của
khách hàng. Bên cạnh đó lãnh đạo Xí nghiệp còn không ngừng tìm hiểu, mở rộng
thị trường, đáp ứng yêu cầu của khách hàng, tạo được uy tín tốt trên thương trường.
Vì vậy kết quả từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp cơ khí Bình Minh
trong những năm gần đây đạt tốc độ tăng trưởng tốt, năm sau cao hơn năm truớc.
Có được kết quả đó là sức mạnh đoàn kết và sự cố gắng hết mình của tập thể lãnh
đạo và cán bộ công nhân trong Xí nghiệp. Họ đã phát huy được nội lực, không
ngừng tìm tòi, học hỏi và trau dồi thêm kiến thức, nâng cao trình độ quản lý, trình
độ tay nghề, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất thường xuyên cải
tiến công nghệ, giảm các chi phí sản xuất xuống thấp, duy trì và thực hiện tốt các
SV: Hồ Sỹ Chiến Báo cáo thực tập
11
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ QUỐC DÂN
định mức kinh tế kĩ thuật một cách hợp lý nhất, đưa Xí nghiệp phát triển ngày một
vững mạnh và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.
2.2.2. Chiến lược và kế hoạch
Đánh giá công tác hoạch định: hoạch định là việc đề ra các qui định, các kế hoạch

cho hoạt động trong tương lai, nhằm cụ thể hoá các mục tiêu sắp tới của doanh
nghiệp. ở xí nghiệp cơ khí Bình Minh, ban quản lý công ty đã đề ra các mục tiêu
hết sức rõ ràng và chi tiết cho quá trình kinh doanh trong tương lai như: không
ngừng mở rộng thị trường, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Để
thực hiện được thì xí nghiệp đã không ngừng nỗ lực vươn lên, tự hoàn thiện mình,
nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.
Các chiến lược kinh doanh của xí nghiệp đã được chú trọng xây dựng một
cách nghiêm túc và được sự tham gia xây dựng và thực hiện của toàn bộ các cán bộ
nhân viên trong công ty.
2. 2.3. Đánh giá công tác tổ chức:
Tổ chức là xác định các công việc cần phải làm và những người làm công việc đó.
Tại xí nghiệp, công tác tổ chức được thực hiện tốt, giám đốc là người có tài tổ chức
và sắp xếp công việc một cách rõ ràng, đúng với khả năng của mỗi người. Mô hình
cấu trúc tổ chức bộ máy quản lý được phân biệt cho từng lĩnh vực, từng khâu sản
xuất. Mỗi cá nhân lại có quyền hạn riêng của mình và cũng phải chịu trách nhiệm
của riêng mình.
Mô hình tổ chức này tạo điều kiện cho mỗi người trong xí nghiệp phát huy
được năng lực của mình, nâng cao khả năng chuyên môn và sự nhiệt tình vì họ
được làm đúng công việc chuyên môn của họ.
2.2.4. Đánh giá công tác lãnh đạo, điều hành
Đây là quá trình tác động, điều hành của ban quản trị của công ty lên đối tượng
tác động nhằm hoàn thành công việc, mục tiêu thông qua sự nỗ lực của người khác. Xí
nghiệp đã đề ra phương châm làm việc "Đoàn kết - Kỷ cương - Cần cù - Sáng tạo -
Văn minh". Chính phương châm này được tất cả các cán bộ công nhân viên nhiệt tình
SV: Hồ Sỹ Chiến Báo cáo thực tập
12
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ QUỐC DÂN
hưởng ứng, làm việc hết mình để thực hiện mục tiêu đã đề ra. Ban lãnh đạo xí nghiệp
đã thực hiện phong cách lãnh đạo dân chủ, kêu gọi sự tham gia đóng góp ý kiến của
công nhân viên, thường xuyên khen thưởng và động viên có những sáng kiến hay,

tinh thần làm việc hăng say và có những thành tích nổi trội.
2.2.5. Đánh giá công tác kiểm soát
Kiểm soát là quá trình xem xét, đo lường và chấn chỉnh việc thực hiện nhằm
đảm bảo hoàn thành các kế hoạch và mục tiêu hoạt động. Các phòng ban trong xí
nghiệp đã được lượng hoá tất cả các chỉ tiêu có liên quan đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của xí nghiệp rồi báo cáo với cấp trên. Nó đã giúp cho ban kiểm soát
của xí nghiệp kiểm soát tốt mọi việc trong xí nghiệp. Ngoài ra xí nghiệp còn sử
dụng hết sức hữu hiệu hệ thống tổ chức không chính thức trong hoạt động kiểm
soát như mọi cá nhân có thể đề xuất trực tiếp những sáng kiến, những phát minh
hoặc những việc làm chưa tốt đối với ban giám đốc nên giám đốc có thể thu thập
thông tin chính xác hơn và nhanh hơn phục vụ cho quá trình ra quyết định, kiểm
soát tốt mọi hoạt động, phát hiện kịp thời những sai trái để tìm ra những giải pháp
khắc phục, hạn chế mọi tổn thất.
2.2.6. Công tác quản trị nhân sự
Hàng năm xí nghiệp đều tiến hành tuyển dụng nhân sự với số lượng không
nhiều. Tuy nhiên chất lượng đầu vào của xí nghiệp là khá cao. Trong tổng số nhân
viên của xí nghiệp thì số nhân viên có trình độ cao đẳng và đại học chiếm 25%. Số
lượng nhân viên có trình độ trung cấp chiếm tỷ trọng khá cao. Nhìn chung công ty
tuyển chủ yếu là nhân viên có trình độ và đã qua đào tạo, những người này đáp ứng
được những yêu cầu công việc đề ra.
Đối với công tác đào tạo và phát triển nhân sự xí nghiệp đã thực hiện
phương pháp nâng cao nghiệp vụ và luân phiên công việc đối với các nhà quản trị,
còn đối với nhân viên công ty áp dụng phương pháp đào tạo tại chỗ và qua đào tạo
nghề. Bên cạnh đó xí nghiệp luôn luôn thực hiện các biện pháp tăng cường và phát
triển lực lượng công nhân có tay nghề cao phù hợp với trình độ công nghệ kỹ thuật
hiện đại. Xí nghiệp có chủ trương cử người đi đào tạo ngoài và nhận những người
SV: Hồ Sỹ Chiến Báo cáo thực tập
13
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ QUỐC DÂN
có chuyên môn ở các trường khối kỹ thuật, khối kinh tế về xí nghiệp. Điều này

chứng tỏ xí nghiệp đã xây dựng được chiến lược về con người một cách lâu dài và
có hệ thống.
2.2.7. Công tác quản trị dự án
Là một xí nghiệp đa sản phẩm sản xuất nên xí nghiệp đã thực hiện nhiều dự
án lớn như: mở rộng phân xưởng nhà kho, đầu tư dây chuyền công nghệ mới, mua
sắm trang thiết bị máy móc…
Đối với mỗi dự án xí nghiệp đều tổ chức một bộ phận riêng quản lý dự án
đó. Mỗi dự án đều được đặt ra những mục tiêu nghiêm ngặt và được kiểm soát sát
sao của Ban giám đốc xí nghiệp. Sau mỗi dự án kết thúc đều có nghiệm thu và đánh
giá nghiêm túc, đúc rút kinh nghiệm qua các dự án. Tiến hành khen thưởng và kỷ
luật một cách minh bạch, rõ ràng, công khai.
SV: Hồ Sỹ Chiến Báo cáo thực tập
14
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ QUỐC DÂN
2.2.8. Tình hình tài chính của Xí nghiệp cơ khí Bình Minh
XÍ NGHỊÊP CƠ KHÍ BÌNH MINH
PHỪƠNG TIỀN PHONG_TPTB
Mẫu số B02-DN
(Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC
ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC)
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Năm 2011
đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Năm nay Năm trước
1.Doanh thu BHvà cung
cấp dịch vụ
01 VI.08 16.899.557.07
0
16.171.824.952
2.Các khoản giảm trừ DT 02

3.DTT về BH và cung cấp
dịch vụ
10 16.899.557.07
0
16.171.824.952
4.Giá vốn hàng bán 11 15.356.466.710 14.695.183.453
5.LN gộp về BH và cung
cấp dịch vụ
20 1.543.090.366 1.476.641.499
6.DT hoạt động tài chính 21 261.571.666 250.307.815
7.Chi phí hoạt động tài
chính
22
8.Chi phí bán hàng 24
9.Chi phí quản lý doanh
nghiệp
25
659.962.934 584.175.056
10. LN thuần từ hoạt động
kinh doanh
30 995.836.194 798.488.411
11.Thu nhập khác 31
12.Chi phí khác 32
13. LN khác 40
14.Tổng LN kế toán trước
thuế
50 995.836.194 798.488.411
15.Chi phí thuế TNDN
hiện hành
51 VI.09 225.303.626 199.622.103

16.Chi phí thuế TNDN
hoãn lại
52
17.LN sau thuế TNDN 60 770.532.568 598.866.309
18.Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70
Ngày 31 tháng 12 năm 2011
Người lập biểu
(đã ký)
Kế toán trưởng
(đã ký)
Giám đốc
(đã ký, đóng dấu)
( Nguồn: Phòng kế toán)
SV: Hồ Sỹ Chiến Báo cáo thực tập
15
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ QUỐC DÂN
• Phân tích một số chỉ tiêu cơ bản liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn lưu
động của công ty.
2.2.8.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động
+ Tốc độ luân chuyển vốn lưu động:
Vòng quay vốn lưu
động
= Doanh thu thuần
Số vốn lưu động bình quân
Số vốn lưu động bình
quân
= VLĐ đầu kỳ +VLĐ cuối kỳ
2
Số VLĐ bình
quân

= 4.284.571.500+5.054.532.979
2
= 4.669.552.240
Vòng quay
vốn lưu động
= 5.626.778.459
4.669.552.240
= 1,20 vòng
Nhận xét: trong kỳ vốn lưu động quay được 1,20 vòng
*Kỳ luân chuyển vốn lưu động :
Kỳ luân
chuyển vốn
lưu động
= Số ngày kỳ phân tích
Số vòng quay vốn lưu động
= 360
1,20
= 300
ngày
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Hiệu quả sử dụng vốn
lưu động
= Doanh thu thuần
Số VLĐ bình quân
Số VLĐ
bình
quân
= 4.284.571.500+5.054.532.979
2
=4.669.552.240

Hiệu quả sử
dụng VLĐ
= 5.626.778.459
4.669.552.240
= 1,20 đồng
SV: Hồ Sỹ Chiến Báo cáo thực tập
16
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ QUỐC DÂN
Nhận xét: Cứ 1 đồng vốn lưu động tham gia vào hoạt động sản xuất sẽ tạo ra được
1,20 đồng doanh thu
Tỷ suất lợi
nhuận VLĐ
= LN trước thuế
Số VLĐBQ
trong kỳ
= 798.488.411
4.669.552.240
= 0,17
Nhận xét: Cứ 1 đồng vốn lưu động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ
tạo ra được 0,17 đồng lợi nhuận
2.2.8.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh vốn cố định
Vòng quay vốn cố đinh = Doanh thu thuần
Số VCĐBQ
Số VCĐ bình quân = VCĐ đầu kỳ + VCĐ cuối kỳ
2
Số VCĐ
bình quân
= 4.594.224.000+4.668.096.428
2
= 4.631.160.214

Vòng quay
VCĐ
= 5.626.778.459
4.631.160.214
= 1.21 (vòng)
Nhận xét :trong kỳ vốn cố định quay được 1,21 vòng
• Kỳ luân chuyển vốn cố định.
Kỳ luân chuyển
VCĐ
= Số ngày kỳ phân tích
Số vòng quay VCĐ
= 360
1,21
= 298(ngày)
• Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Hiệu quả
sử dụng
VCĐ
= Doanh thu thuần
Số VCĐ BQ
= 5.626.778.459
4.631.160.214
= 1,21(đồng)
Tỷ suất
lợi
nhuận
VCĐ
= LN trước thuế
Số VCĐBQ trong kỳ
= 798.488.411

4.631.160.214
= 0.17
(đồng)
SV: Hồ Sỹ Chiến Báo cáo thực tập
17
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ QUỐC DÂN
Nhận xét cứ 1 đồng VCĐ tham gia vào hoạt động sản xuất sẽ tạo ra được
1,21đồng doanh thu và 0,17đồng lợi nhuận.
2.2.8.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính
• Tỷ suất đầu tư
Tỷ suất đầu

= TS dài hạn
Tổng TS
= 2.013.022.246
9.722.629.704
= 0,21(đồng)
Tỷ suất nợ = Tổng nợ phải trả
Tổng TS
=
4.489.375.673
9.722.629.704
= 0,46
Nhóm hệ số khả năng thanh toán
+ Khả năng thanh toán nhanh
Khả năng
thanh
toán
nhanh
= Tiền và các khoản tương đương tiền

Tổng nợ ngắn hạn
= 4.085.091.050
3.952.535.537
= 1.03
2.2.9. Kế toán và tính hiệu quả
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh bộ máy kế toán của công
ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Toàn bộ công việc kế toán được tập trung
tại phòng kế toán của công ty.
Bộ máy kế toán ở công ty trực tiếp theo dõi và hạch toán những phần việc
nắm chắc tình hình tài chính về vốn, về tài sản của công ty.
• Theo dõi việc thực hiện kế hoạch tài chính cho từng tháng, quý.
• Theo dõi công tác quản lý taid sản.
• Tính giá thành thực tế các mặt hàng
• Công tác bán hàng và giao dịch.
• Theo dõi đối chiếu công nợ.
• Các chi phí quản lý của công ty.
Tổng hợp các số liệu ở các phân xưởng và phần phát sinh ở khối văn phòng
hay phòng kĩ thuật- tài chính lập báo cáo chung của toàn công ty.
Sơ đồ bộ máy kế toán ở Xí nghiệp Cơ khí Bình Minh
SV: Hồ Sỹ Chiến Báo cáo thực tập
18
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ QUỐC DÂN
( Nguồn: Phòng kế toán)
+ Kế toán trưởng: Phòng kế toán đứng đầu là kế toán trưởng kiêm kế toán
tổng hợp ngoài nhiệm vụ là quản lý chỉ đạo tại phòng kỹ thuật còn có nhiệm vụ lập
chứng từ ghi sổ làm căn cứ để ghi vào sổ cái các tài khoản sau đó lập bảng cân đối
kế toán bảng tổng kết TS và các báo cáo tài chính khác.
+ Kế toán thanh toán:
- Lập kế hoạch tài chính của công ty, thực hiện việc kiểm tra tài chính trong
công ty, theo dõi công nợ, lập và ghi chép sổ chi tiết tài khoản 131 và tài khoản

331. Cuối năm lập bảng giải trình kết quả sản xuất kinh doanh.
- Viết phiếu thu, phiếu chi, nhận bảng chấm công, thời gian và số lượng sản
phẩm của từng công nhân tổng hợp số liệu lập bảng thanh toán lương toàn công ty.
- Căn cứ vào quyết định về việc khoán quỹ lương theo doanh thu và xác định
tỷ lệ lương được hưởng theo doanh thu của từng bộ phận. Cuối quý lập "Báo cáo
tiền lương".
+ Kế toán TSCĐ, CCDC, NVL và giá thành.
- Theo dõi các khoản phải thu, phải trả, thanh toán cho người bán theo dõi
SV: Hồ Sỹ Chiến Báo cáo thực tập
KT tổng hợp
KT thanh toán
Thủ quỹ
KT vật tư
KT tiền lương
Thủ kho
KT trưởng
Thu nhập thông
tin
19
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ QUỐC DÂN
công cụ lao động nhỏ.
- Theo dõi quá trình nhập, xuất, tồn NVL, CCDC và đến cuối quý tổng hợp số
liệu.
- Hàng tháng nhận báo cáo từ các phân xưởng gửi lên tổng hợp lập "Báo cáo
chế biến nguyên liệu cắt" để đưa vào sổ chi tiết TK 621 (phân nguyên liệu TT) tổng
hợp phần chế biến TP và số lượng vải tiêu hao vào "báo cáo tổng hợp chế biến".
- Nhận tài liệu từ các bộ phận kế toán khác đưa vào giá thành và lên biểu chi
phí sản xuất 6 tháng 1 lần.
+ Kế toán kho hàng và tiêu thụ: Theo dõi chi tiết tình hình tiêu thụ hàng hoá
nhập - xuất, tồn kho - thành phẩm, ghi sổ chi tiết tài TK 155.

+ Thủ quỹ: Có nhiệm vụ giữ tiền mặt căn cứ vào các chứng từ gốc hợp lệ để
xuất hoặc nhập quỹ phần thu, chi cuối ngày để đối chiếu với sổ quý của kế toán
thanh toán.
* Phương pháp tính giá vật tư, thành phẩm xuất kho.
+ Nguyên vật liệu nhập kho của công ty chủ yếu từ nguồn mua ngoài, còn
một số tự gia công và nhận theo đơn đặt hàng. Đối với mỗi loại có cách tính giá
khác nhau.
– Vật liệu mua ngoài nhập kho:
Công ty tính giá nguyên vật liệu theo giá thực tế.
Giá thực tế
của NVL
mua ngoài
nhập kho
=
Giá mua
chưa có
thuế VAT
+
Chi phí
thu mua
thực tế
+
Các khoản
thuế không
được hoàn
lại( nếu có)
_
Các khoản
giảm giá,
chiết khấu

( nếu có)
Trong đó:
. Công ty sử dụng phương pháp tính thuế theo phương pháp khấu trừ nên giá
mua là gía không bao gồm thuế GTGT.
. Các khoản chi phí thu mua thực tế là những khoản chi phí bốc rỡ, vận
SV: Hồ Sỹ Chiến Báo cáo thực tập
20
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ QUỐC DÂN
chuyển, lưu kho, bến bãi mà công ty phải trả.
. Các khoản thuế không được hoàn lại là các khoản thuế: tiêu thụ đặc biệt,
thuế nhập khẩu
. Các khoản giảm trừ như giảm giá, chiết khấu thương mại do mua với số
lượng lớn.
– Đối với nguyên vật liệu tự gia công, chế biến:
Giá của nguyên vật liệu nhập kho được đánh giá theo giá thành sản xuất thực
tế của nguyên vật liệu.
Giá thực tế của
VL đem gia công
chế biến
= Giá trị vật liệu
xuất gia công
chế biên
+ Chi phí
vận
chuyển
+ Chi phí
gia công
chế biến
– Đối với nguyên vật liệu xuất kho:
Công ty sử dụng phương pháp tính bình quân gia quyền theo tháng để tính

giá xuất kho vật liệu và xác định giá vốn.
Căn cứ vào đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ được tính vào cuối tháng ta xác
định giá xuất của nguyên vật liệu như sau:
Giá thực tế NVL
xuất kho
=
Số lượng NVL xuất
dùng

Giá đơn vị bình
quân
Giá đơn vị bình quân gia quyền được tính theo công thức sau:
Giá đơn
vị bình
quân

=
Giá thực tế NVL tồn đầu
kỳ +
Giá thực tế NVL nhập
trong kỳ
Số lượng thực tế NVL
tồn đầu kỳ
+
Số lượng thực thế NVL
nhập trong kỳ
Theo phương pháp này, sau khi có đầy đủ thông tin về tình hình tồn đầu kỳ
và nhập trong tháng của từng loại nguyên vật liệu, vào cuối tháng kế toán mới xác
định đựơc đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ và giá trị xuất kho của nguyên vật liệu
đó.

SV: Hồ Sỹ Chiến Báo cáo thực tập
21
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ QUỐC DÂN
* Nguyên tắc ghi nhận và vốn hoá các khoản chi phí khác:
Chi phí trả trứơc dài hạn là chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng với giá trị lớn
và được phân bổ vào kết quả hoạt động kinh doanh thời gian từ 3 – 7 năm.
* Phương pháp tính thuế, nộp thuế GTGT:
Công ty cổ phần hàng thể thao Maxport, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Thuế VAT Thuế VAT Thuế VAT đầu vào
= -
Phải nộp đầu ra được khấu trừ

Thuế VAT đầu ra được xác nhận trên doanh thu của sản phẩm bán ra hạch
toán trên TK 3331.
Thuế VAT đầu vào được khấu trừ được xác định trên TK 133 là tổng số thuế
ghi trên hoá đơn mua vật liệu.
2.2.9.1 Hình thức kế toán áp dụng
2.2.9. 1 Hình thức kế toán.
Công ty áp dụng hình thức kế toán theo phương pháp chứng từ ghi sổ và hạch
toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, tính thuế giá trị gia tăng theo
phương pháp khấu trừ. Rất phù hợp với quy mô sản xuất của doanh nghiệp.
Sơ đồ hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng

: Kiểm tra đối chiếu
( Nguồn: Phòng kế toán)
SV: Hồ Sỹ Chiến Báo cáo thực tập
22

Chứng từ gốc
Sổ chi tiết TK 632,511,131Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký
chứng từ ghi
sổ
Sổ cái các
tài khoản
Bảng tổng
hợp các sổ
chi tiết
Các sổ kế
toán khác
Báo cáo tài chính
Báo cáo chi tiết về doanh thu và kết quả kinh doanh
Sổ chi tiết TK 911
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ QUỐC DÂN
2.9.1.1.2. Sổ kế toán.
Sổ kế toán dùng để ghi chép hệ thống và lưu giữ cácngiệp vụ kinh tế tài chính
đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán.
Với hình thức kế toán chứng từ ghi sổ thì mọi nghiệp vụ kinh tế ở các chứng
từ gốc đều được phân loại và để lập chứng từ ghi sổ trước khi ghi vào sổ kế toán
tổng hợp.
Hệ thống sổ kế toán doanh nghiệp sử dụng bao gồm:
- Sổ cái các tài khoản.
- Các sổ, thẻ, kế toán chi tiết.
Cuối tháng kế toán chi tiết tiến hành tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
trong tháng, lập chứng từ ghi sổ và sổ cái các tài khoản một lần. Sổ cái mà doanh
nghiệp sử dụng và mẫu sổ ít cột để phù hợp với đặc điểm vận hành máy, đảm bảo
được các nguyên tắc chuẩn mực kế toán chi tiết khi sử dụng máy vi tính.
2.2.9.2 Phương hướng và đề xuất đối với Công ty

Qua những gì đã phân tích ở trên ta thấy Xí nghiệp cơ khí Bình Minh là một
xí nghiệp có bề dày kinh nghiệm đã đạt được những thành công nhất định trong
hoạt động sản xuất kinh doanh và xây dựng các giá trị của doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, xí nghiệp cũng còn một số hạn chế cần phải khắc phục. Chính vì vậy tôi
có một số kiến nghị đề xuất để xí nghiệp có thể phát triển hơn nữa, nâng cao năng
lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
* Xí nghiệp cần đầu tư, nâng cao khả năng ứng dụng máy móc thiết bị công
nghiệp hiện đại trong thiết kế, chế tạo và sản xuất.
- Xí nghiệp cần đào tạo thêm đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật để
mở rộng vào phát triển các ngành nghề.
Trong công tác kế hoạch tổ chức sản xuất cần nâng cao năng lực và khoa học
hơn.
* Cải tạo môi trường làm việc và xây dựng cơ sở hạ tầng có quy mô lớn hơn
phù hợp với sự phát triển của đất nước.
SV: Hồ Sỹ Chiến Báo cáo thực tập
23
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ QUỐC DÂN
* Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng.
2.2.9.3 Các kiến nghị đối với Nhà nước, cấp trên và các cơ quan hữu quan
Xí nghiệp cơ khí Bình Minh là một tế bào của xã hội. Hoạt động và mang lại
hiệu quả cũng như những giá trị nhất định cho đất nước. Vì vậy Nhà nước trước hết
cần tạo ra hành lang pháp lý ổn định, thuận lợi cho hoạt động của công ty và môi
trường kinh doanh ổn định.
Xí nghiệp cơ khí Bình Minh trực thuộc UBND tỉnh Thái Bình do vậy kiến
nghị ở đây là UBND tỉnh Thái Bình phải có những chính sách tạo điều kiện cho
Công ty hoạt động thuận lợi và tạo ra một hiệp hội có vai trò quan trọng trong việc
tạo ra một kênh thông tin riêng cũng như đưa ra các giải pháp cạnh tranh trong điều
kiện Việt Nam mới là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại Thế giới
(WTO)
SV: Hồ Sỹ Chiến Báo cáo thực tập

24

×