Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

báo cáo thực tập tổng hợp về công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (666.03 KB, 38 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
LỜI MỞ ĐẦU 1
Vương Đình Tuấn Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
Báo cáo thực tập tổng hợp
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
DANH MỤC BẢNG
LỜI MỞ ĐẦU 1
DANH MỤC BIỂU
Biểu 1: Cơ cấu tổ chức công ty cổ phẩn bánh kẹo Hải Hà Error: Reference
source not found
Biểu 2: Biểu đồ tăng trưởng doanh thu/lợi nhuận công ty cổ phần bánh kẹo
Error: Reference source not found
Biểu 3: Biểu đồ tăng trưởng nguồn vốn công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà giai
đoạn 2005 - 2010 Error: Reference source not found
Vương Đình Tuấn Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
Báo cáo thực tập tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Cũng như quá trình phát triển kinh tế của nhiều nước trên thế giới, trong nền
kinh tế Việt Nam ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, ngành sản xuất
bánh kẹo đóng một vai trò quan trọng, vừa cung cấp hàng hoá trong nước, vừa tạo
điều kiện mở rộng thương mại quốc tế, thu hút nhiều lao động, tạo ra ưu thế cạnh
tranh cho các sản phẩm xuất khẩu và cũng là ngành nghề có lợi tức tương đối cao,
đặc biệt trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới.
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan đang lôi kéo tất cả các quốc gia
vào vòng vận động của nó. Tuy nhiên, sân chơi quốc tế là một cuộc đọ sức không
cân bằng và việc hội nhập mang lại cả những thời cơ vận hội và những thách thức
to lớn mà các quốc gia còn nghèo và hội nhập muộn phải vượt qua. Chính vì vậy
muốn ngành công nghiệp sản xuất bánh kẹo có đứng vững và phát huy hết khả năng
được hay không phụ thuộc rất nhiều vào cách thức và quá trình đầu tư phát triển của


mỗi doanh nghiệp.
Thời gian qua, các doanh nghiệp đã có nhiều nỗ lực trong việc đầu tư mạnh
mẽ vào các hoạt động đầu tư phát triển. Tuy nhiên, vì chủ quan và khách quan, các
doanh nghiệp đã gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện đầu tư, đặc biệt ở
giai đoạn huy động vốn. Vấn đề đặt ra là không chỉ huy động được vốn mà còn phải
đảm bảo có hiệu quả khi sử dụng các nguồn vốn đó.
Như vậy, vai trò của việc sử dụng vốn đầu tư một cách hiệu quả là hết sức
quan trọng với nền kinh tế nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng. Trong thời
gian thực tập tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, em nhận thấy việc sử dụng vốn
thời gian qua có nhiều mặt tích cực, song bên cạnh đó vẫn tồn tại một số hạn chế.
Do đó, em viết bài báo cáo thực tập tổng hợp về công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà
sau đây.
Kết cấu bản báo cáo bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về công ty cố phần bánh kẹo Hải Hà
Chương 2 : Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển của công ty cổ phần bánh kẹo
Hải Hà
Vương Đình Tuấn Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
1
Báo cáo thực tập tổng hợp
Chương 3 :Đầu tư phát triển ở công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của PGS.TS
Phạm Văn Hùng, các cô chú cán bộ công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà đã giúp đỡ
em hoàn thành báo cáo này.
Vương Đình Tuấn Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
2
Báo cáo thực tập tổng hợp
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
BÁNH KẸO HẢI HÀ
I. Giới thiệu chung về quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần

bánh kẹo Hải Hà.
1. Những sự kiện quan trọng:
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, tên giao dịch quốc tế là Haiha
Confectionery Joint-Stock Company (HAIHACO). Công ty được thành lập ngày
25/12/1960, tròn 50 năm phấn đấu và trưởng thành, từ một xưởng làm nước
chấm và magi đã trở thành một trong những nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu
Việt Nam với trên 1.200 CBCNV, gồm 7 phòng ban, 06 xí nghiệp thành viên đặt
tại Hà Nội, Việt trì, Nam Định và các chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh,
Thành phố Đà Nẵng.
Tháng 01/2004: Công ty đã chuyển đổi thành Công ty cổ phần với 51% vốn
của nhà nước, 49% vốn của người lao động. Ngày 09/12/2004 Bộ Công nghiệp (nay
là Bộ Công thương) ra quyết định chuyển giao phần vốn của Nhà nước tại Công ty
cho Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam quản lý.
Công ty được chấp thuận niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng
khoán Hà Nội theo Quyết định số 312/QĐ-TTGDHN ngày 08/11/2007 của Giám
đốc trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và đã chính thức giao dịch từ ngày
20/11/2007.
2. Quá trình phát triển
- Các hoạt động sản xuất kinh doanh chính bao gồm:
+ Sản xuất, kinh doanh bánh kẹo và chế biến thực phẩm
+ Kinh doanh xuất nhập khẩu: nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, sản phẩm
chuyên ngành, hàng hoá tiêu dùng và các sản phẩm hàng hoá khác;
+ Đầu tư xây dựng, cho thuê văn phòng, nhà ở, trung tâm thương mại;
- Tình hình hoạt động: Mặc dù giá cả vật tư trong năm 2010 tăng rất mạnh, tỷ
giá USD tăng cao ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả SXKD nhưng do có sự chủ động
Vương Đình Tuấn Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
3
Báo cáo thực tập tổng hợp
điều tiết giá bán hợp lý trong từng giai đoạn và tiến hành chính sách triệt để tiết
kiệm trong các khâu của quá trình sản xuất nhằm giảm chi phí đầu vào, Công ty vẫn

đảm bảo đạt và vượt các chỉ tiêu về doanh số, nộp ngân sách và lợi nhuận so với kế
hoạch
3. Định hướng phát triển
Thực hiện chủ trương của Thành phố Hà Nội về việc di dời các đơn vị sản
xuất ra khỏi nội thành. Trong thời gian tới, Công ty cùng lúc vừa phải bảo đảm việc
làm, đời sống cho CBCNV vừa phải chỉ đạo triển khai dự án đầu tư xây dựng Nhà
máy mới tại khu công nghiệp VSIP (Bắc Ninh) và di dời nhà máy cũ tại Hà Nội.
Tiến độ lập dự án, thiết kế nhà máy, xây dựng và di dời sẽ thực hiện từng bước
trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2013.
Để bảo đảm sự phát triển bền vững, Công ty phải không ngừng mở rộng và
xây dựng phát triển theo hướng đa ngành, phù hợp với sự phát triển của cơ chế thị
trường theo định hướng của Nhà nước, bảo đảm lợi ích hài hoà của Nhà nước,
doanh nghiệp, người lao động và nhà đầu tư. Cụ thể:
- Công ty tiếp tục đẩy mạnh phát triển, nhắm đến thị trường dành cho người có
thu nhập cao.
- Định hướng đầu tư đổi mới trang thiết bị, phát triển thêm những dòng sản
phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường và phù hợp với nhu cầu đổi mới công
nghệ của Công ty, phấn đấu giữ vững vị trí là một trong những doanh nghiệp hàng
đầu của ngành bánh kẹo Việt Nam.
- Đẩy mạnh bộ phận nghiên cứu nhằm đa dạng hoá sản phẩm, tạo ra những
sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và hướng tới xuất khẩu.
- Xác định sản phẩm kẹo Chew, kẹo Jelly, kẹo xốp, bánh kem xốp, bánh mềm
cao cấp, bánh phủ sôcôla và các sản phẩm dinh dưỡng là những sản phẩm chủ lực
của HAIHACO. Tiếp tục cơ cấu danh mục sản phẩm, chú trọng các mặt hàng đem
lại lợi nhuận cao.
- Phát triển và nâng cao thương hiệu HAIHACO, liên kết, liên doanh với các
doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm đưa thương hiệu Công ty trở thành một
thương hiệu mạnh trong nước và khu vực.
Vương Đình Tuấn Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
4

Báo cáo thực tập tổng hợp
- Đảm bảo tốc độ tăng trưởng doanh thu ổn định hàng năm Phấn đấu giai
đoạn 2011 – 2015 bình quân mức tăng trưởng của Công ty là 10%/năm.
- Kiện toàn bộ máy quản lý, phát triển nguồn nhân lực, thu hút lực lượng lao
động giỏi, lành nghề. Không ngừng cải thiện điều kiện việc làm và các chế độ phúc
lợi cho người lao động.
II. Khái quát chung về công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà.
1. Tên đầy đủ.
o Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà.
o Tên giao dịch quốc tế: Haiha Confectionery Joint-Stock Company
o Viết tắt: HAIHACO
2. Ngày thành lập.
o 25/12/1960
3. Cơ cấu bộ máy quản lý và hệ thống phân phối
• Cơ cấu tổ chức của Công ty:
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo
Luật doanh nghiệp 2005. Các hoạt động của Công ty tuân theo Luật Doanh nghiệp,
các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty. Điều lệ Công ty bản sửa đổi đã được
Đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 26/03/2011 là cơ sở chi phối cho mọi hoạt
động của Công ty.
Vương Đình Tuấn Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
5
Báo cáo thực tập tổng hợp
Biểu 1: Cơ cấu tổ chức công ty cổ phẩn bánh kẹo Hải Hà
Trụ sở, chi nhánh Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà
+ Trụ sở chính: 25 Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
+ Chi nhánh miền Nam: Lô 27, đường Tân Tạo, Khu Công nghiệp Tân Tạo,
Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh.
+ Chi nhánh miền Trung: 134 đường Phan Thanh, quận Thanh Khê, TP Đà
Nẵng.

+ Các nhà máy, xí nghiệp sản xuất tại Hà Nội, Việt Trì và Nam Định.
•Số lượng cán bộ, nhân viên và chính sách đối với người lao động:
- Số lượng cán bộ công nhân viên: 1.265 người
- Chính sách đối với người lao động:
+ Chế độ làm việc: Công ty luôn thực hiện đảm bảo tuân thủ các chế độ đối
với người lao động trong Công ty theo các quy định trong Thoả ước lao động tập
thể của Công ty và đúng Luật Lao động.
+ Chính sách đào tạo: Công ty chú trọng việc đẩy mạnh các hoạt động đào tạo,
bồi dưỡng, đặc biệt là trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Việc đào tạo thường được
tiến hành tại Công ty, ngoài ra Công ty cũng thường xuyên cử cán bộ công nhân
viên đi học nâng cao tại các trường đại học, các trung tâm hoặc tham gia các khoá
đào tạo ngắn hạn để cập nhập kiến thức, thông tin mới.
+ Chính sách lương, thưởng và phúc lợi
Công ty xây dựng chính sách lương riêng phù hợp với đặc trưng theo ngành
nghề hoạt động và đảm bảo cho người lao động được hưởng đầy đủ các chế độ theo
quy định của Nhà nước phù hợp với trình độ, năng lực và công việc của từng người.
Thu nhập bình quân của người lao động năm 2010 là 4,06 triệu đồng/người/tháng.
Cụ thể:
Đối với lao động trực tiếp sản xuất: trả lương theo sản phẩm; Có phụ cấp cho
số CNKT có tay nghề cao.
Đối với lao động gián tiếp: Trả lương theo vị trí và hiệu quả công việc. Có chế
độ lương, thưởng và phụ cấp trách nhiệm, công tác phí cho những cán bộ, CNV đi
công tác tại các thị trường vùng sâu vùng xa.
Vương Đình Tuấn Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
6
Báo cáo thực tập tổng hợp
•Những thông tin liên quan về tổ chức và nhân sự chủ chốt
* Tóm tắt lý lịch của các cá nhân trong Ban điều hành
1. Ông Trần Hồng Thanh – Tổng giám đốc
2. Bà Nguyễn Thị Kim Hoa – Phó Tổng giám đốc

3. Bà Đỗ Thị Kim Xuân – Kế toán trưởng
*Tóm tắt lý lịch cá nhân của thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát
1. Ông Bùi Minh Đức – Chủ tịch HĐQT
2. Bà Trần Thị Hoàng Mai – Uỷ viên HĐQT
3. Ông Nguyễn Hà Nam – Uỷ viên HĐQT
4. Ông Trần Hồng Thanh – Uỷ viên HĐQT, Tổng Giám đốc:
5. Bà Nguyễn Thị Kim Hoa – Uỷ viên HĐQT, Phó Tổng giám đốc:
6. Bà Nguyễn Thị Thuý Hồng – Trưởng Ban Kiểm soát
7. Ông Nguyễn Công Nhân – Thành viên BKS
8. Bà Đỗ Thu Hà– Thành viên BKS
•Thông tin về hoạt động của HĐQTvà Ban kiểm soát
Hoạt động của HĐQT:
Hoạt động theo Điều lệ Công ty, quy chế làm việc của HĐQT và Luật doanh
nghiệp. Trong năm 2010, Hội đồng quản trị có sự thay đổi về nhân sự chủ chốt:
Tháng 11/2010 ông Quách Đại Đắc - Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng giám đốc Công ty
đã nghỉ hưu. Tại đại hội cổ đông bất thường ngày 20/11/2010, đại hội đã bầu bổ
sung ông Bùi Minh Đức làm thành viên HĐQT. Phiên họp HĐQT ngày 03/12/2010
đã bầu ông Bùi Minh Đức giữ chức Chủ tịch HĐQT Công ty.
HĐQT đã ban hành và giám sát việc thực hiện Quy chế quản trị nội bộ, quy
chế quản lý tài chính Công ty. Trong hoàn cảnh thị trường đầy biến động, HĐQT đã
năng động hơn, nhạy bén hơn và theo sát các hoạt động của Công ty. Tại các kỳ
họp, HĐQT đã xem xét kết quả sản xuất của từng quý, từng thành viên với kinh
nghiệm và trình độ chuyên môn cao đã đưa ra những nhận định, đánh giá tình hình
và vạch ra những định hướng, biện pháp chiến lược tháo gỡ những khó khăn để
thực hiện các mục tiêu mà ĐHĐCĐ đã thông qua. Các thành viên HĐQT đã khẳng
Vương Đình Tuấn Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
7
Báo cáo thực tập tổng hợp
định được trách nhiệm và vai trò của mình trong việc giám sát chặt chẽ các hoạt
động đầu tư, chiến lược và định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Cụ thể hoạt động của HĐQT trong năm 2010 như sau:
- HĐQT tổ chức 01 ĐHCĐ thường niên, 01 ĐHCĐ bất thường để thông qua
các quyết định về định hướng phát triển HAIHACO, tình hình thực hiện kế hoạch,
báo cáo tài chính, phân chia lợi nhuận, bầu bổ sung thành viên HĐQT, Phương án
phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ.
- Đã tổ chức 04 phiên định kỳ, 02 phiên bất thường. HĐQT đ• ra các quyết
định về nhân sự, cơ cấu tổ chức, đầu tư, tăng vốn điều lệ.
Trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển của Công ty, trong năm 2011
HĐQT sẽ thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Xem xét phê duyệt Dự án di dời và đầu tư xây dựng nhà máy mới tại KCN
VSIP Bắc Ninh
- Quyết định thành lập pháp nhân mới và Quản lý giám sát việc thực hiện Dự
án hợp tác đầu tư khai thác diện tích đất tại 25 Trương Định, Hà Nội sau khi Công
ty di dời.
Ngoài các nhiệm vụ chiến lược trên, HĐQT tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ
thông thường khác bao gồm:
- Soạn thảo và trình ĐHĐCĐ bản điều lệ sửa đổi cho phù hợp luật doanh
nghiệp 2005 và điều lệ mẫu theo QĐ số 15/2007/QĐ-BTC của Bộ Tài chính, phù
hợp với quy mô phát triển của Công ty trong tình hình mới.
- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát Ban điều hành thực hiện các mục tiêu đặt ra theo
nghị quyết ĐHĐCĐ.
- Thực hiện các nghĩa vụ và quyền hạn khác của HĐQT theo quy định của
Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty.
- Tổ chức thực hiện tốt Quy chế quản trị nội bộ, Quy chế quản lý tài chính,
đảm bảo Công ty phát triển bền vững, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cổ đông.
•Hoạt động của Ban Kiểm soát:
Theo quy chế hoạt động của BKS, Điều lệ Công ty, Luật doanh nghiệp và quy
định hiện hành.
Vương Đình Tuấn Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
8

Báo cáo thực tập tổng hợp
Ban Kiểm soát họp định kỳ một quý một lần. Nội dung các cuộc họp thường
kỳ là lấy ý kiến các thành viên của Ban để xem xét việc chấp hành của Công ty CP
bánh kẹo Hải Hà theo các chính sách, chế độ của Nhà nước; tính hợp lý của các số
liệu được trình bày trên báo cáo tài chính; Thực hiện việc kiểm soát theo các chuẩn
mực kế toán Việt nam.
Cụ thể hoạt động của Ban Kiểm soát trong năm 2010:
- Thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong việc quản lý,
điều hành Công ty; thực hiện các công việc khác theo Quy chế hoạt động của Ban
kiểm soát, Điều lệ Công ty và quy định hiện hành;
- Thẩm định báo cáo tài chính năm 2010;
- Thẩm định báo cáo của HĐQT Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà về việc
đánh giá công tác quản lý kinh doanh năm 2010 trước khi trình đại hội đồng cổ
đông trong phiên họp ngày 26/03/2011;
- Tham gia ý kiến trong lựa chọn công ty kiểm toán báo cáo tài chính năm
2010 theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty;
- Kiểm tra việc thực hiện các quy định hiện hành của nhà nước, công ty trong
công tác hạch toán kế toán, quản lý tài chính và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản,
tại các Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và tại Công ty;
- Tham dự các cuộc họp của HĐQT công ty theo thư mời;
- Trong năm Ban kiểm soát Công ty không nhận được đơn thư khiếu nại, tố cáo.
Kế hoạch hoạt động của Ban kiểm soát năm 2011:
- Thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong việc quản lý,
điều hành Công ty; thực hiện các công việc khác theo Quy chế hoạt động của Ban
kiểm soát, Điều lệ Công ty và quy định hiện hành.
- Rà soát Điều lệ Công ty, hệ thống văn bản quy định của Công ty kiến nghị sửa
đổi cho phù hợp các quy định Nhà nước hiện hành và nâng cao hiệu quả Công ty.
- Kiểm tra thực hiện các quy định về hạch toán kế toán, quản lý tài chính, quản
lý đầu tư xây dựng cơ bản, huy động vốn, mua nguyên vật liệu tại các xí nghiệp, chi
nhánh và văn phòng Công ty.

•Số lượng thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát, Ban Giám đốc đã có chứng
Vương Đình Tuấn Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
9
Báo cáo thực tập tổng hợp
chỉ đào tạo về quản trị công ty:
- Hội đồng quản trị: 5/5 thành viên
- Ban TGĐ: 2/2 thành viên
- Ban Kiểm soát: 3/3 thành viên
•Các dữ liệu thống kê về cổ đông
* Tổng hợp người sở hữu chứng khoán (thực hiện quyền tham dự đại hội tại
ngày đăng ký cuối cùng: 04/03/2011)
o Trong nước:
 Tổ chức:
+ Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (Nhà nước): Số lượng chứng khoán nắm
giữ là 2.792.250 CP, chiếm tỷ lệ 51% so với Vốn điều lệ.
+ CTCP Chứng khoán Ngân hàng PT Nhà đồng bằng SCL: Số lượng chứng
khoán nắm giữ là 387.600 CP, chiếm tỷ lệ 7,08% so với Vốn điều lệ.
+ 17 tổ chức khác: Số lượng chứng khoán nắm giữ là 187.420 CP, chiếm tỷ lệ
3,42% so với Vốn điều lệ.
 Cá nhân:
771 người: Số lượng chứng khoán nắm giữ là 2.101.930 CP, chiếm tỷ lệ
38,39% so với Vốn điều lệ.
o Nước ngoài:
 Tổ chức:
+ 1 tổ chức với Số lượng chứng khoán nắm giữ là 1.000 CP, chiếm tỷ lệ
0,02% so với Vốn điều lệ.
 Cá nhân:
+ 5 người, số lượng chứng khoán nắm giữ là 4.800 CP, chiếm tỷ lệ 0,09% so
với Vốn điều lệ.
* Thông tin chi tiết về cổ đông lớn:z

1. Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam
- Địa chỉ: 25A Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Ngành nghề hoạt động: Sản xuất, chế biến và kinh doanh thuốc lá; Kinh
doanh trong ngành công nghiệp thực phẩm, ngân hàng, sản xuất nước tinh khiết, sản
Vương Đình Tuấn Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
10
Báo cáo thực tập tổng hợp
xuất rượu, sản xuất trà giải độc, đầu tư vào ngành bảo hiểm…
- Số lượng cổ phần sở hữu: 2.792.250 CP
- Giá trị theo mệnh giá: 27.922.500.000 đồng
- Tỷ lệ sở hữu: 51%
2. CTCP Chứng khoán Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng Sông Cửu Long
- Địa chỉ:236 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
- Giấy phép ĐKKD số: 4103005787 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí
Minh cấp ngày 25/12/2006.
- Số lượng cổ phần sở hữu: 387.600 CP
- Giá trị theo mệnh giá: 3.876.000.000 đồng
- Tỷ lệ sở hữu: 7,08%
•Các thông tin khác
1. Các sự kiện tiêu biểu trong năm:
- Năm 2010 là năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của đất nước, kỷ niệm
Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và cũng là năm đánh dấu quá trình hình
thành và phát triển Công ty tròn 50 năm. Trải qua bao gian nan, thử thách, bằng sự
nỗ lực cố gắng hết mình của các thế hệ CBCNV trong Công ty, Hải Hà đã vượt qua
mọi gian khó, vững vàng tiến bước và khẳng định rõ vị trí hàng đầu của mình trong
ngành sản xuất kinh doanh bánh kẹo Việt Nam.
- Đại hội Đảng bộ Công ty lần thứ 26 nhiệm kỳ 2010-2015. Đại hội là đợt
sinh hoạt chính trị góp phần nâng cao ý thức tổ chức, niềm tự hào, trách nhiệm của
mỗi Đảng viên trong Công ty.
- Hội nghị điển hình tiên tiến 5 năm 2006 - 2010. Tại Hội nghị này, Công ty

đã tổng kết công tác thi đua và biểu dương những tập thể lao động giỏi, cá nhân
chiến sỹ thi đua, các điển hình tiên tiến của Công ty, phát động CBCNV thi đua lao
động sản xuất, đóng góp tích cực vào việc nâng cao đời sống vật chất, đời sống tinh
thần của toàn thể CBCNV, đồng thời đóng góp vào sự phát triển bền vững của
Công ty .
- Công ty đã vinh dự được đón nhận Cúp Thăng Long do UBND Thành phố
Hà Nội trao tặng và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích sản xuất
Vương Đình Tuấn Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
11
Báo cáo thực tập tổng hợp
kinh doanh và các mặt công tác khác trong giai đoạn 2005 – 2010. Đây là nguồn cổ
vũ, động viên lớn lao ghi nhận những thành tích đạt được của Công ty giai đoạn
chuyển sang mô hình Công ty cổ phần.
2. Các hoạt động xã hội
- Công ty nhận phụng dưỡng 03 Mẹ Việt Nam anh hùng;
- Đóng góp xây dựng 01 căn nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách tại Hà
Quảng, Cao Bằng;
- ủng hộ Quỹ vì người nghèo Thành phố, Quỹ trẻ em tàn tật, chất độc màu da
cam, Hội người mù, đồng bào bị bão lụt và tham gia đóng góp vào các hoạt động từ
thiện khác do địa phương phát động.
3. Hoạt động chăm sóc nhà đầu tư
Hoạt động chăm sóc nhà đầu tư luôn là một nhiệm vụ quan trọng của Công ty
trong việc xây dựng chiến lược hoạt động và phát triển lâu dài, nhằm thu hút sự
quan tâm chú ý của các nhà đầu tư đối với cổ phiếu HHC.
Công ty đã định kỳ thực hiện công bố các tin tức, thông cáo báo chí cũng như
các báo cáo tài chính tại Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán
Hà Nội và gửi đến nhà đầu tư thông qua hình thức gửi thư, trang web Công ty và
thông qua các Công ty chứng khoán.
Vương Đình Tuấn Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
12

Báo cáo thực tập tổng hợp
Sơ lược kết quả kinh doanh của công ty
Bảng 1: Kết quả kinh doanh công ty bánh kẹo Hải Hà
KET QUA KINH
DOANH
2011 2010 2009 2008 2007 2006
Tài sản ngắn hạn 173101 156894 125348 126806 112788 120227
Tiền và các khoản
tương đương tiền
45088 28400 19698 23440 25992 19614
Các khoản phải
thu ngắn hạn
23132 23956 27809 25060 24666 36027
Hàng tồn kho 100951 100970 70987 76931 60298 63456
Tài sản ngắn hạn
khác
3929 3568 1853 1374 1831 1129
Tài sản dài hạn 115008 67503 67002 78483 84402 46627
Tài sản cố định 54693 52946 62440 74448 80624 42599
Giá trị hao mòn
lũy kế TSCĐ hữu
hình
0 -140472 -126648 -112190 -98649 -85496
Giá trị hao mòn
lũy kế TSCĐ vô
hình
0 -151 -118 -97 -95 -95
Tài sản dài hạn
khác
60315 14557 4562 4035 3778 4027

Nhận xét:
TSCĐ ngắn hạn của công ty có sự biến động không ổn định, nhưng sự biến động
không quá lớn và có xu hướng ngày một tăng lên, điều này chứng tỏ quy mô của
doanh ngiệp có sự phát triển tăng lên
Mức sản lượng tồn kho vẫn ở mức lớn, tuy nhiên lại được duy trì một cách ổn định,
qua các năm có sự biến động ở biên độ nhỏ, chứng tỏ công ty đã có kế hoạch tính
toán sản lượng sản xuất và có mức tiêu thụ ổn định
Việc giá trị TSCĐ có sự giảm sút trong những năm gần đây có thể được giải thích
bằng nguyên nhân công ty đã thanh lý bớt những dây chuyền công nghệ máy móc
đã cũ, ko còn đạt năng suất cao để tập trung vào những dây chuyền sản xuất những
sản phẩm chuyên biệt có chất lượng cao.
Tổng quát lại, qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2006-2011
ta có thể thấy: công ty đang có sự tăng trưởng đều đặn trong việc kinh doanh, các hoạt
động đầu tư đều đang mang lại những kết quả như dự đoán một cách trơn tru.
Bảng 2: Kết quả kinh doanh công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà
giai đoạn 2006 - 2010
Vương Đình Tuấn Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
13
Báo cáo thực tập tổng hợp
Nhận xét:
Doanh thu của công ty có sự tăng lên với biên độ khá lớn nhưng không
đều đặn (4% năm 2007/ 22% năm 2008/ 10,2% năm 2009/ 15% năm 2010).
Điều này thể hiện việc kinh doanh cũng đang phát triển thuận lợi. Tuy nhiên
việc tăng đột biến daonh thu năm 2008 có thể giải thích bằng việc mở rộng thị
trường và đổi mới dây chuyền công nghệ của công ty. Tuy nhiên sau đó thì
doanh thu có sự tăng lên không mạnh nữa lý do thời điểm đó cũng là lúc thị
trường xuất hiện các sản phẩm từ các công ty khác trong và ngoài nước vào
thị trường bánh kẹo.
Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng giống như doanh thu, có sự biến
động không ổn định, nhưng là theo chiều hướng tăng lên.

Về mặt giá trị tuyệt đối, có thể thấy, năm 2007 tăng thêm 6,119 tỉ đồng,
năm 2008 giảm 2.152 tỉ, năm 2009 tăng 1,37 tỉ còn năm 2010 lại giảm 1,455
tỉ đồng. Nhìn chung lợi nhuận sau thuế của công ty đã biến động xoay quanh
mốc trung bình 18,887 tỉ đồng, sự tăng giảm chỉ trong biên độ trung bình.
Vương Đình Tuấn Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
14
Báo cáo thực tập tổng hợp
Biểu 2: Biểu đồ tăng trưởng doanh thu/lợi nhuận công ty cổ phần bánh kẹo
Hải Hà giai đoạn 2005 - 2010
Nhận xét:
Qua biểu đồ tăng trưởng danh thu/lợi nhuận của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà,
ta có thể thấy được những nhận xét sau:
Doanh thu có sự sụt giảm nhẹ vào giai đoạn 2005-2006 nhưng tăng lên liên tục
trong giai đoạn sau đó 2006-2010
Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế lại có sự biến động không lớn, có xu hướng khá ổn
định
Tương quan gữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu hằng năm có sự chênh lệch khá
lớn, có thế thấy lợi nhuận chưa bằng 1/10 của doanh thu. Điều này thể hiện rằng chi
phí sản xuất và các loại chi phí của công ty vẫn còn lớn, mặt khác số tiền đầu tư vào
các hoạt động phát triển của công ty cũng chiếm một chi phí lớn.
Điều này đặt ra một đòi hỏi với công ty là làm sao cắt giảm được chi phí, tăng năng
suất lao động và máy móc nhằm tăng doanh thu và tăng lợi nhuận, đồng thời giảm
thiểu cả tương quan giữa doanh thu và lợi nhuận sau thuế.
Vương Đình Tuấn Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
15
Báo cáo thực tập tổng hợp
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ.
I. Những đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng tới huy động và sử dụng vốn

1. Bộ máy tổ chức của công ty
Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty theo mô hình trực tuyến,
tham mưu do đó có sự thống nhất cao trong công việc, tách biệt rõ ràng các
trách nhiệm. Đứng đầu công ty là giám đốc - người chịu trách nhiệm chung
trước nhà nước, trước cấp trên, trước pháp luật và tập thể công nhân viên
chức trong công ty về mọi hoạt động của công ty. Tham mưu và trợ giúp cho
giám đốc là bốn phó giám đốc: Phó giám đốc chỉ đạo công tác sản xuất, phó
giám đốc kỹ thuật an toàn và đầu tư, phó giám đốc đời sống, phó giám đốc về
kế toán tài chính và kiểm toán.
Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu của việc quản lý
sản xuất kinh doanh và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty. Các
phòng ban chức năng gồm có:
- Phòng tổ chức nhân sự: Có nhiệm vụ tổ chức sắp xếp quản lý lao động
của công ty sao cho phù hợp đạt hiệu quả cao nhất. Nghiên cứu các biện pháp
tổ chức thực hiện giảm lao động gián tiếp, nghiên cứu hoàn thiện công tác trả
lương và phân phối lương.
- Phòng thống kê kế toán tài chính: Giám sát toàn bộ tài chính của công
ty, tổ chức bộ máy kế toán từng xí nghiệp. Quản lý việc phân phối cho các
đơn vị thành viên lập kế toán tài chính, vay vốn.
Tập hợp cung cấp tin tức tổng thể về tình hình sản xuất kinh doanh của
công ty.
- Phòng thương mại: Tham mưu cho Giám đốc xác định mặt hàng, thị
trường giá cả, ký kết hợp đồng với các đối tác trong và ngoài nước đồng thời
thực hiện các nghĩa vụ về xuất khẩu.
Vương Đình Tuấn Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
16
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Phòng kỹ thuật an toàn sản xuất: Lập kế hoạch sản xuất cung ứng cho
các đơn vị thành viên, quản lý triển khai các kế hoạch.
- Văn phòng công ty: Làm công tác đối nội, đối ngoại, tiếp khách hàng

trong và ngoài nước, tổ chức hội nghị và hội thảo với các đơn vị thành viên
của công ty.
- Phòng thanh tra - pháp chế: giúp giám đốc thanh tra, kiểm tra việc thực
hiện chính sách pháp luật.
Tuy mỗi phòng thực hiện nhiệm vụ riêng của mình nhưng các phòng đều
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tập trung vào sự điều hành chỉ huy thống
nhất của giám đốc. Công tác quản lý tài chính tại Công ty bánh kẹo Hải Hà
xác định nguyên nhân, sự ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính
và có biện pháp tăng cường quản lý tài chính. Vì đây là một DNNN nên huy
động vốn cần chú ý đến vẫn đề sở hữu của doanh nghiệp.
Bộ máy tổ chức của công ty ngày càng mở rộng và lớn mạnh, điều đó tồn tại
hai mâu thuẫn: Công ty có thể tiếp cận sâu được vào thị trường nên sẽ đạt được sự
phục vụ khách hàng tốt hơn. Nhưng bên cạnh đó sẽ làm chậm vòng quay của vốn
lưu động bởi vì sự luân chuyển của đồng tiền phải qua các chi nhánh, xí nghiệp rồi
mới trở về công ty. Nên người chủ doanh nghiệp phải tính toán để xông vào khách
hàng và phục vụ khách hàng tốt hơn. Đồng thời biết tổ chức luân chuyển tiền, thu
hồi tiền nhanh.
2. Đặc điểm về nhiệm vụ sản xuất
Nhiệm vụ của công ty tương đối ổn định, vẫn sản xuất các loại mặt hàng
truyền thống: Khối lượng công việc ngày càng nhiều, theo kế hoạch sản lượng mỗi
năm của công ty tăng từ 3% đến 5%. Công ty phải thường xuyên đầu tư, đổi mới
công nghệ, tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân viên của công ty cho phù
hợp với vị trí mà họ đảm nhận.
Công ty có 6 xí nghiệp trực thuộc bao gồm: Xí nghiệp kẹo mềm, xí nghiệp
kẹo cứng, xí nghiệp bánh, nhà máy thực phẩm Việt Trì, nhà máy bột dinh dưỡng trẻ
em Nam Định.
Vương Đình Tuấn Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
17
Báo cáo thực tập tổng hợp
Từ khi thành lập đến nay công ty không ngừng đổi mới công nghệ như: năm

1997 trang bị cho xí nghiệp thực phẩm Việt Trì một dây chuyền Jelly khuôn và
Jelly cốc. Năm 1997, đã đầu tư mua máy gói kẹo của hang KLOCNER HANSEL
TEVONPHAN với công suất 1000 viên/phút. Năm 1998, Công ty đầu tư thêm máy
đóng gói nhỏ các loại bánh có công suất 1 tấn/ngày, máy quật kẹo với công suất 10
tấn/ngày. Dây chuyền sản xuất bánh xốp dạng que công suất 10 tấn/ngày. Dây
chuyền sản xuất kẹo caramel có công suất 200-300kg/giờ. Công nhân của nhà máy
là 1709 người. Đòi hỏi công ty phải có một lượng vốn để thực hiện hoạt động kinh
doanh, ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động vốn của công ty
3. Đặc điểm về nguyên vật liệu
Hiện nay, nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào cho công ty chủ yếu từ hai
nguồn trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài. Các nguyên vật liệu bao gồm: bột
mỳ, bơ, bột ca cao, hương liệu, phẩm màu. Các cơ sở trong nước cung cấp nguyên
vật liệu cho công ty bao gồm: nhà máy đường Lam Sơn, Quảng Ngãi, công ty sữa
Việt Nam. Đây là nhà cung cấp thường xuyên nguyên vật liệu cho công ty, đảm bảo
chất lượng và giá cả hợp lý. Tuy nhiên, công ty bánh kẹo Hải Hà phần nào chịu ảnh
hưởng của những nhà cung cấp ở nước ngoài. Các nguyên vật liệu được nhập từ
nước ngoài như Singapo, Malaixia, Thái Lan Để tránh bị ép giá công ty luôn luôn
theo dõi, bám sát thị trường tìm nguồn hàng có chất lượng tốt. Công ty rất năng
động trong việc tìm nguồn cung cấp, có chính sách thưởng cho các cá nhân, tổ chức
nào tìm được nguồn cung cấp tốt, ổn định, giá rẻ.
Về thị trường cung ứng nguyên vật liệu:
Hàng năm, công ty sản xuất và kinh doanh một khối lượng lớn bánh kẹo do
vậy nhu cầu tiêu dùng cao về đường, sữa, bột gạo, bột mỳ, tinh dầu, gluco, nha
Trong khi đó thị trường trong nước mới chỉ cung cấp được nguyên liệu như đường,
bột gạo, bột mỳ, nha từ các nhà máy Lam Sơn, Quảng Ngãi, công ty Cái Lân. Còn
phần lớn các loại nguyên liệu khác phải nhập và chịu sự biến động giá cả trên thị
trường thế giới. Tỷ giá hối đoái thường thay đổi đã gây ra nhiều khó khăn trong việc
cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Để
khắc phục tình trạng này công ty đã chủ động ký kết các hợp đồng cung ứng dài hạn
Vương Đình Tuấn Lớp: Kinh tế đầu tư 50C

18
Báo cáo thực tập tổng hợp
với một số công ty, nhà máy chuyên sản xuất và kinh doanh các loại nguyên vật liệu
nhằm giảm bớt chi phí và bảo quản nguyên vật liệu, góp phần nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh.
4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Sản phẩm của công ty được đông đảo người dân tin dùng, đời sống được nâng
cao, người tiêu dùng mua bánh kẹo không chỉ vì hàm lượng dinh dưỡng của nó,
không chỉ để ăn mà còn dùng vào mục đích biếu tặng, cưới xin, lễ tết Đây còn là
yếu tố thuận lợi để công ty mở rộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Khác với trước
đây, việc tiêu thụ sản phẩm của công ty chỉ bó hẹp trong phạm vi chỉ tiêu của Nhà
nước do Nhà nước phân phối và bao cấp thì nay sản phẩm của công ty được tiêu thụ
theo đơn đặt hàng của mọi đối tượng và được bán rộng rãi trên thị trường phục vụ
cho nhu cầu tiêu dùng của mọi tầng lớp dân cư. Để thực hiện công tác tiêu thụ một
cách có hiệu quả nhất, công ty chọn phương thức tiêu thụ tổng hợp.
Cho đến nay, công ty đã thiết lập một mạng lưới bán hàng rộng khắp ở hầu
hết các thành phố lớn và thị xã ở cả ba miền. Việc tiêu thụ sản phẩm của công ty
chủ yếu do các đại lý đảm nhận, công ty đã có trên 200 đại lý và các cửa hàng giới
thiệu sản phẩm trên toàn quốc. Tuy nhiên thị trường của công ty mới chỉ phát triển
mạnh ở các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định còn ở các
khu vực khác tiêu thụ không đáng kể.
Thị trường tiêu thụ có rộng và hiệu quả hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Hiện nay, thị trường Hà Nội là thị trường
tiêu thụ sản phẩm mạnh nhất. Năm 1999, thị trường Hà Nội tiêu thụ khoảng 4837
tấn sản phẩm bánh kẹo các loại trong đó sản lượng tiêu thụ ở công ty Hải Hà là
2902 tấn, chiếm 60%; Hải Châu chiếm 15%; Công ty Biên Hoà chiếm 12,3%;
Công ty bánh kẹo Hà Nội chiếm 9%, thị phần còn lại giành cho các công ty sản
xuất bánh kẹo khác.
Vì vậy, muốn mở rộng thị trường Công ty bánh kẹo Hải Hà luôn luôn nâng
cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và thực hiện tốt công tác marketing đáp ứng

nhu cầu người tiêu dùng.
Vương Đình Tuấn Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
19
Báo cáo thực tập tổng hợp
II. Thực trạng về tình hình huy động vốn của công ty cổ phần bánh kẹo
Hải Hà
Trước hết chúng ta xem xét tình hình tài sản các nguồn vốn của công ty
qua một số chỉ tiêu của bảng cân đối kế toán của các năm như sau:
Bảng 3: Bảng cân đối kế toán công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà
giai đoạn 2006 - 2010
Qua xem xét Bảng cân đối kế toán qua các năm của công ty, ta có kết quả tổng
tài sản các năm như sau:
Ta thấy tình hình biến động về tài sản của công ty là không ổn định, thể hiện:
III. Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần bánh
kẹo Hải Hà
1. Thực trạng chung về nguồn vốn trong kinh doanh
Công ty bánh kẹo Hải Hà cũng như mọi doanh nghiệp khác hoạt động trong
Vương Đình Tuấn Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
20
Báo cáo thực tập tổng hợp
nền kinh tế thị trường thì phải quán triệt nguyên tắc “cạnh tranh”. Các doanh nghiệp
muốn phát triển thì phải coi chất lượng là yếu tố hàng đầu, giá cả hợp lý. Muốn vậy
phải sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để mục đích làm cho giá thành thấp.
Nói là như vậy nhưng việc thực hiện nó không dễ một chút nào. Các doanh
nghiệp còn phải đương đầu với rất nhiều khó khăn mà một trong những khó khăn là
thiếu vốn. Việc thiếu vốn của Công ty bánh kẹo Hải Hà làm cho công ty không đổi
mới được máy móc thiết bị, khả năng cạnh tranh của công ty là khó.
Tuy nhiên trong những năm gần đây Công ty bánh kẹo Hải Hà đã mua sắm
mới cũng như tự nghiên cứu để sản xuất ra những máy móc thiết bị tiên tiến. Tuy
nhiên do thiếu vốn nên việc đầu tư chủ yếu trên quy mô nhỏ và không đồng bộ,

năng lực sản xuất của công ty thay đổi nhưng chưa mang lại hiệu quả rõ rệt. Không
chỉ thiếu vốn đổi mới công nghệ mà công ty còn thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh.
2. Thực trạng tình hình sử dụng vốn cố định
Cơ cấu vốn cố định theo nguồn hình thành
Bảng 4: Kết quả kinh doanh công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà
giai đoạn 2005 -2011
KET QUA KINH
DOANH
2011 2010 2009 2008 2007 2006 2005
Tổng nguồn vốn
257064 224397 192350 205289 197190 166853 157177
Vốn chủ sở hữu
178826 127763 110736 102488 99736 68629 63233
Nguồn vốn bên ngoài
78238 96634 81614 102801 97454 98224 93944
Vương Đình Tuấn Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
21
Báo cáo thực tập tổng hợp
Biểu 3: Biểu đồ tăng trưởng nguồn vốn công ty cổ phần bánh kẹo
Hải Hà giai đoạn 2005 - 2010
Vương Đình Tuấn Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
22
Báo cáo thực tập tổng hợp
CHƯƠNG III
TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
BÁNH KẸO HẢI HÀ
I. Tình hình đầu tư phát triển tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà.
1. Đầu tư vào tài sản cố định (TSCĐ)
Vào đầu những năm 1990, chưa có một doanh nghiệp (DN) sản xuất bánh
kẹo nào của Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam. Với số vốn 4 triệu USD đầu tư

ban đầu, một số dây chuyền sản xuất hiện đại và công nghệ tiên tiến của
Nhật Bản đã được Kotobuki đưa vào khi hợp tác với Hải Hà. Trên thị
trường bắt đầu xuất hiện hàng chục sản phẩm mới, mẫu mã đẹp, chất lượng
cao. Cái tên Hải Hà - Kotobuki dần trở nên quen thuộc với người tiêu
dùng. Đến nay, chỉ riêng Công ty Hải Hà đã cho ra đời trên 100 sản phẩm
bánh kẹo. Mặc dù ra đời từ năm 1960 nhưng trước thời điểm vào liên
doanh, khái niệm marketing đối với Hải Hà vẫn hết sức lạ lẫm, chẳng ai có
thể nghĩ rằng sẽ đem hàng trăm thùng kẹo đi phát không. Kinh nghiệm của
DN đối tác giúp Hải Hà -Kotobuki nhận ra rằng, số bánh kẹo phát không là
rất nhỏ so với những gì thu được.
Vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu, công ty liên tục đầu tư dây chuyền sản
xuất bánh kẹo hiện đại của Italia, Đức, Hà Lan để đưa ra thị trường sản
phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá cả phù hợp. Đến nay, sản phẩm
bim bim, kẹo chíp chíp, bánh ướt và đặc biệt là kẹo chew của Hải Hà đã
trở nên quen thuộc với người tiêu dùng. Dây chuyền sản xuất kẹo chew là
một trong những dây chuyền mới và hiện đại với công suất 10-12 tấn/ngày
vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường.
Vương Đình Tuấn Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
23

×