Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Báo cáo thực tập tổng quan Công ty cổ phần Giải pháp tự động và Thiết bị công nghiệp Asinco

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.67 KB, 25 trang )

Báo cáo thực tập tổng quan
MỤC LỤC
Nguyễn Thị Quyên Lớp: KT01 khóa I
Báo cáo thực tập tổng quan
PHẦN I
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP TỰ ĐỘNG
VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP ASINCO
1. Tên công ty :
Tên công ty: Công ty cổ phần Giải pháp tự động và Thiết bị công
nghiệp Asinco
Tên giao dịch: Asinco Automation solution and Industrial Equipment
Joint Stock Company.
2. Giám đốc hiện tại
Giám đốc hiện tại : Ông Vũ Hà Lĩnh
Địa chỉ:
Địa chỉ trụ sở chính: Số 10 ngách 192/30 phố Yên Duyên, phường Yên
Sở, quận Hoàng mai, Hà Nội.
Điện thoại : 04.36453543
Fax : 04.36453543
Cở sở pháp lý
Công ty cổ phần Giải pháp tự động và Thiết bị công nghiệp Asinco
được thành lập ngày 10 tháng 03 năm 2007, theo Giấy chứng nhận kinh
doanh số 0103000148, do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và đầu
tư thành phố Hà Nội cấp.
Công ty cổ phần Giải pháp tự động và Thiết bị công nghiệp Asinco
được thành lập bởi 4 cổ đồng, với số vốn điều lệ là 4.900.000.000 đồng (Bốn
tỷ chín trăm triệu đồng chẵn).
Nguyễn Thị Quyên Lớp: KT01 khóa I
1
Báo cáo thực tập tổng quan
Bảng 1: Danh sách cổ đông sáng lập


STT Tên cổ đông
Nơi đăng ký HKTT đối
với cá nhân hoặc trụ sở
chính đối với tổ chức
Số cổ phần
1 Vũ Hà Lĩnh
P304-CT4B, khu đô thị
Bắc Linh Đàm, phường
Đại Kim, quận Hoàng
Mai, thành phố Hà Nội,
Việt Nam.
40%
2 Lê Văn Nam
Số 17, phố Tôn Thất
Tùng, Phường Đông
Thọ, thành phố Thanh
Hoá, tỉnh Thanh Hoá,
Việt Nam
20%
3 Nguyễn văn Long
Xã Đông Hương,
Thành phố Thanh Hoá,
tỉnh Thanh Hoá, Việt
Nam
20%
4 Nguyễn Văn Hiếu
Số 63 Phố Hải Thượng
Lãn Ông, phường Đông
Vệ, Thành Phố Thanh
Hoá, Tỉnh Thanh Hoá,

Việt Nam
20%
3. Loại hình doanh nghiệp
Công ty cổ phần Giải pháp tự động và Thiết bị công nghiệp Asinco là
Nguyễn Thị Quyên Lớp: KT01 khóa I
2
Báo cáo thực tập tổng quan
công ty cổ phần.
4. Nhiệm vụ doanh nghiệp
• Kinh doanh các ngành nghề sau:
- Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp
- Lắp đặt hệ thống điện
- Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân
vào đâu
- Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông (trừ thiết bị thu
phát sóng).
- Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí
- Lập trình máy vi tính.
- Bán buôn đồ điện gia dụng, đèn và bộ đèn điện
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp
- Bán buôn kim loại và quặng kim loại
- Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm
- Sản xuất, truyền tải và phân phối điện
• Tạo công ăn việc làm cho người lao động
• Đóng góp ngân sách nhà nước
Nguyễn Thị Quyên Lớp: KT01 khóa I
3
Báo cáo thực tập tổng quan
PHẦN II
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH

NGHIỆP
1. Mặt hàng sản phẩm (dịch vụ)
Hiện tại, công ty cổ phần Giải pháp tự động và Thiết bị công nghiệp
Asinco là công ty chuyên:
+ cung cấp các sản phẩm như :
-Hệ thống quản lý toà nhà BMS
-Hệ thống CCTV
-Hệ thống báo cháy,PCCC
-Hệ thống Access control
-Hệ thống cung cấp, phân phối điện toà nhà
-Hệ thống cung cấp nước
-Hệ thống điều khiển, và giải pháp tự động trong công nghiệp
+ Các sản phẩm mà Asinco phân phối:
-Camera quan sát: bao gồm camera IP và camera analog. Trong đó sản
phẩm camera IP chủ yếu là sản phẩm của hãng VIVOTECH Đài Loan,
camera analog tập trung vào sản phẩm có chất lượng và giá thành rẻ như của
hãng AVTECH, VANTECH
-Thiết bị toà nhà bao gồm:
Bóng đèn của hãng Philips, Paragon
Ổ cắm, bảng điện của hãng Vanlock, clipsal
Thiết bị đóng cắt của Sino, clipsal
- Thiết bị điện công nghiệp: là sản phẩm thiết bị tập trung chủ yếu là các
thiết bị đóng cắt, biến tần của hãng LS (Hàn Quốc). Các cảm biến và đồng
Nguyễn Thị Quyên Lớp: KT01 khóa I
4
Báo cáo thực tập tổng quan
hồ đo, hiển thị của Autonic, Omron.PLC của hãng Mitsubisi, Siemens.
-Thiết bị vật tư y tế: Các sản -phẩm thiết bị vật tư y tế bao gồm: hệ
thống gọi y tá, hệ thống hàng đợi, các máy y tế sử dụng cho phòng
khám răng hàm mặt, các máy y tế sử dụng cho phòng khám tai mũi

họng.
-Máy phát điện: Các sản máy phát điện: nhập hàng từ nước ngoài và cung
cấp trong các dự án cung cấp máy phát
-Tủ điện: Sản phẩm tủ điện là sản phẩm cung cấp trọn gói bao gồm vỏ tủ
ddienj và thiết bị trong tủ theo như yêu cẩu hoặc bản vẽ thiết kế của
khách hàng.
-Cáp điện: Sản phẩm cáp điện chủ yếu tập trung vào các hãng: LS-Vina.
Sino.
Các dịch vụ khách hàng bao gồm dịch vụ tư vấn kỹ thuật và dịch vụ bảo
hàng sau bán hàng.
2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Giải
pháp tự động và thiết bị công nghiệp Asinco
Nguyễn Thị Quyên Lớp: KT01 khóa I
5
Báo cáo thực tập tổng quan
Bảng 2: Kết quả kinh doanh giai đoạn 2008 – 2010
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 % thay đổi Năm 2010 % thay đổi
Sản lượng 1.352.800 2.030.700 +1,5% 2.820.000 +1,39%
Doanh thu 15.032.670.790 16.988.775.499 +1,13% 17.898.564.320 +1,05%
Lợi nhuận trước thuế 2.867.954.641 3.394.141.399 +1,18% 3.509.348.870 +1,03%
Lợi nhuận sau thuế 419.475.790 447.602.060 +1,07% 463.170.476 +1,03%
Giá trị TSCĐ bình
quân/ năm
4.945.264.120 5.072.564.000 +1,03% 5.986.865.200 +1,18%
Vốn lưu động bình
quân/ năm
3.156.252.060 4.684.264.035 +1,5% 5.150.260.000 +1,1%
Số lao động bình
quân/ năm

155 198 +1,28% 220 +1,11%
Tổng chi phí SX
trong năm
12.078.250.000 13.505.460.325 +1,12% 14.020.264.265 +1,04%
Nguồn:PhòngTàichínhkếtoán
Nguyễn Thị Quyên Lớp: KT01 khóa I
6
Báo cáo thực tập tổng quan
Qua kết quả kinh doanh của công ty trong 3năm ta thấy:
Ngay từ năm đầu tiên hoạt động của công ty đã có lãi và lãi tương đối
lớn ( Lợi nhuận sau thuế chiếm gần 8% doanh thu thuần), điều này là do sau
một năm thâm nhập thị trường Công ty Cổ phần Giải pháp tự động và thiết
bị công nghiệp Asinco đã nắm bắt được nhu cầu về các thiết bị công trình
cho các toà nhà ngày càng lớn đặc biệt là ở các thành phố lớn, do đó công ty
đã xây dựng một công ty chuyên kinh doanh về lĩnh vực này (Doanh thu do
kinh doanh mặt hàng thiết bị cho công trình mang lại chiếm ít nhất gần 70%
tổng doanh thu của công ty, có thời điểm lên tới 81% (năm 2007)), với một
chiến lược kinh doanh hợp lý và sản phẩm độc đáo, chất lượng cao đã mang
lại lợi nhuận cho công ty.
Những năm sau lợi nhuận tăng nhanh và ở mức cao (năm 2008 tăng so
với năm 2007 hơn 34%, năm 2009 tăng so với năm 2008 hơn 43%), mặt
hàng thiết bị điện công nghiệp vẫn là mặt hàng mang lại lợi nhuận chủ yếu
cho công ty ). Thị trường của công ty không ngừng được mở rộng không
những ở thành phố mà ở cả các vùng nông thôn. Bước vào năm 2008, trong
bối cảnh giá cả nhiều mặt hàng leo thang, giá một số mặt hàng của công ty
cũng tăng cộng với sự mở rộng mạng lưới tiêu thụ làm cho doanh thu của
công ty tăng đột biến (83.89% so với năm 2007), đồng thời chi phí lưu thông
hàng hóa tăng, đồng tiền bị mất giá nên làm cho nhiều khoản chi phí của
công ty cũng tăng theo, do đó mặc dù doanh thu tăng đột biến nhưng lợi
nhuận năm 2008 chỉ tăng lên 49.24% cao hơn không nhiều so với tốc độ tăng

của năm 2007 (43.55%).
Nguyễn Thị Quyên Lớp: KT01 Khóa I
7
Báo cáo thực tập tổng quan
PHẦN III
QUY TRÌNH CUNG ỨNG SẢN PHẨM
1.Thuyết minh quy trình cung ứng sản phẩm
Về kênh phân phối, công ty sử dụng cả hai loại kênh là: kênh trực tiếp
và kênh gián tiếp.
Sơ đồ 1: Kênh phân phối của công ty
Kênh (1), là kênh trực tiếp thường được sử dụng cho các khách hàng
có nhu cầu lớn như: các nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi, giải trí, các
khu chung cư cao cấp, biệt thự…. Kênh này được áp dụng chủ yếu cho
những khách hàng ở gần địa bàn hoạt động của công ty, do đó chi phí phân
phối tương đối nhỏ. Hàng năm, kênh này chiếm từ 10 – 20% sản lượng tiêu
thụ của công ty. Kênh (2) và (3) là các kênh chủ yếu của công ty, nó giúp
cho sản phẩm của công ty được phân phối rộng hơn, đồng thời những thành
viên trong kênh để bán được hàng họ sẽ phải cạnh tranh nhau do đó thúc đẩy
tiêu thụ tốt hơn, ngoài ra các nhà trung gian họ sẽ làm cầu nối giữa công ty
Nguyễn Thị Quyên Lớp: KT01 Khóa I
8
Công ty
Các cửa hàng của công
ty
Các đại lý, người bán lẻ
Người tiêu dùng
(1)
(2)(3)
Báo cáo thực tập tổng quan
và người tiêu dùng, giúp đưa những thông tin phản hồi từ phía khách hàng về

cho công ty, và đưa các thông tin quảng cáo về sản phẩm, công ty tới khách
hàng nhằm kích thích nhu cầu. Các kênh này được công ty tổ chức tương đối
chặt chẽ , có tính chuyên môn hóa cao nên các thành viên trong kênh phát
huy được năng lực của mình, khả năng tiêu thụ của kênh lên tới 80 – 90%
sản lượng tiêu thụ hàng năm của công ty. Việc tiêu thụ sản phẩm được thực
hiện thông qua các cửa hàng, các đại lý và những người bán lẻ. Chính sách
áp dụng cho các đại lý và cửa hàng như sau:
- Giá bán tại các đại lý, cửa hàng: bán theo mức giá do công ty qui
định.
- Hoa hồng được hưởng: 3% trên giá bán VAT.
- Phương thức thanh toán: Bán hàng đến đâu nộp tiền cho công ty đến
đó. Mỗi tháng hai bên phải kiểm kê, đối chiếu, xác định hàng tồn kho và tiền
hàng đã thanh toán tháng trước một lần.
Bên cạnh đó, tùy theo mục tiêu phát triển thị trương, mức tăng doanh
số, tỉ lệ hoàn thành vượt mức kế hoạch… mà công ty áp dụng những mức ưu
đãi đặc biệt hơn cho các đại lý, cửa hàng.
Việc vận chuyển hàng đến các kênh được thực hiện chủ yếu bằng
đường bộ và chủ yếu là bằng ô tô. Thế nhưng, do công ty chưa mua xe nên
chi phí thuê xe để vận chuyển hàng đến công trình là rất lớn. Điều này làm
ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của công ty.
Nguyễn Thị Quyên Lớp: KT01 Khóa I
9
Báo cáo thực tập tổng quan
PHẦN IV
TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ KẾT CẤU SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1. Tổ chức sản xuất
a. Loại hình kinh doanh
Công ty cổ phần Giải pháp tự dộng và thiết bị công nghiệp Asinco là
công ty chuyên cung cấp các sản phẩm về thiết bị điện công nghiệp, thiết bị

y tế, thiết bị điện tử
b. Chu kỳ kinh doanh
Chu kỳ kinh doanh của công ty cổ phần Giải pháp tự động và thiết bị
công nghiệp Asinco được xác định l 1à năm tài chính.
2. Kết cấu kinh doanh
a. Bộ phận kinh doanh chính
Bộ phận kinh doanh chính của công ty cổ phần Giải pháp tự dộng và
thiết bị công nghiệp Asinco là Phòng kinh doanh, dưới sự hỗ trợ của các bộ
phận khác trong công ty
b. Bộ phận vận chuyển
Bộ phận vận chuyển của công ty chủ yếu là các nhân viên trong công ty
phụ trách
Nguyễn Thị Quyên Lớp: KT01 Khóa I
10
Báo cáo thực tập tổng quan
PHẦN V
TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý cua doanh nghiệp
Sơ đồ 2: Sơ Đồ Tổ chức:
2. Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận
a. Ban giám đốc: Gồm 1 Giám đốc và 3 phó giám đốc
* Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc:
- Điều hành các hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm về kết quả sản
xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước toàn bộ nhân viên của
công ty và cấp trên của mình.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.
- Ban hành qui chế quản lý nội bộ công ty;
- Đề nghị cấp trên bổ nhiệm, miễn nhiệm khen thưởng, kỷ luật Phó
giám đốc công ty, kế toán trưởng.
- Kí kết các hợp đồng nhân danh công ty, tuyển dụng lao động, chịu

trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của công ty trong phạm vi
nhiệm vụ và quyền hạn của mình
- Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
đối với việc thực hiện nhiệm vụ điều hành của mình.
Nguyễn Thị Quyên Lớp: KT01 Khóa I
11
Ban Giám Đốc
BAN CƠ ĐIỆN,
THIẾT BỊ CN,
Y TẾ (3 BAN)
Phòng kinh doanh
Phòng tài
chính, kế
toán
Phòng
Hành
chính,
nhân sự
Báo cáo thực tập tổng quan
*Phó giám đốc:
Là những người trợ giúp Giám đốc thực hiện chức năng nhiệm vụ của
mình, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ mà Giám đốc giao phó. Mỗi phó
giám đốc chịu trách nhiệm về một hoặc một số lĩnh vực nhất định.
b. Phòng kinh doanh:
Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến các hoạt động kinh doanh của
công ty như: tìm hiểu thị trường, xác định loại hàng khách hàng cần với khối
lượng, số lượng bao nhiêu, mẫu mã, chủng loại như thế nào, cần nhập về bao
nhiêu hàng, tổ chức nhập hàng, bảo quản hàng hoá, phân phối hàng, bán
hàng như thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất cho công ty. Do đây là lĩnh
vực đòi hỏi rất nhiều các nghiệp vụ phức tạp đồng thời nó cũng là lĩnh vực

hoạt động chủ yếu và đem lại lợi nhuận lớn nhất cho công ty .
+/ Bộ phận Kinh doanh (SALES): Cán bộ trong bộ phận này sẽ chịu
trách nhiệm tìm kiếm khách hàng mới cho mảng vận tải, chào giá dịch vụ cung
cấp, chịu trách nhiệm trực tiếp với khách hàng, giao dịch đại lý, liên hệ hãng
tàu, hãng hàng không, đại lý chuyển phát nhanh ; theo dõi lô hàng, làm các
dịch vụ khách hàng, tư vấn khách hàng các nội dung công việc liên quan.
d. Phòng Tài chính - Kế toán:
Hạch toán kế toán với tư cách là một bộ phận cấu thành của hệ thống
các công cụ quản lý kinh tế, tài chính giúp các nhà sản xuất kinh doanh, các
tổ chức hành chính sự nghiệp thông qua công cụ kế toán nắm được hiệu quả
sản xuất, kinh doanh tình hình tài chính của đơn vị mình để sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực, các nguồn tài chính. Nó là những công cụ quan trọng để
chỉ đạo điều hành vĩ mô nền kinh tế. Do đó công ty đã đào tạo và thu nạp đội
ngũ cán bộ làm công tác kế toán có đủ kiến thức thực hiện tốt các chế độ kế
toán mà nhà nước đã ban hành. Công ty áp dụng hình thức kế toán tập trung,
tức là mọi công việc kế toán đều tập trung về phòng kế toán như: phân loại
chứng từ, kiểm tra chứng từ ban đầu, lập bảng kê, định khoản kế toán, ghi sổ
tổng hợp, sổ chi tiết hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm,
Nguyễn Thị Quyên Lớp: KT01 Khóa I
12
Báo cáo thực tập tổng quan
lập các báo biểu kế toán Hình thức này tiện lợi là giúp cho công tác quản
lý kinh tế tài chính một cách kịp thời.
Phòng kế toán của công ty bao gồm: một kế toán trưởng, hai kế toán
viên và một kế toán kho.
e. Phòng Hành chính, nhân sự
Do qui mô công ty chưa phải là lớn nên công ty chưa có phòng nhân sự
riêng mà được ghép vào phòng hành chính. Phòng này thực hiện hai chức
năng riêng biệt:
+ Chức năng "Hành chính":

- Chịu trách nhiệm các thủ tục hành chính của Công ty như công văn,
giấy tờ, sổ lao động, bảo hiểm y tế ;
- Bảo quản và sử dụng con dấu đúng quy định do Giám đốc phân công;
- Lập các chương trình đi công tác của giám đốc, phó giám đốc,
trưởng phòng ;
- Mua sắm quản lý các thiết bị hành chính, văn phòng phẩm, thanh
toán tiền điện nước, chi phí vặt; Bảo vệ tài sản, đảm bảo môi trường sạch đẹp
trong toàn bộ Công ty.
+ Chức năng "Nhân sự":
- Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức, nhân sự, tiền lương,
pháp chế;
- Nghiên cứu đề xuất tham mưu cho lãnh đạo về sắp xếp bộ máy quản
lý, tổ chức sản xuất; Cụ thể hóa các chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của từng
đơn vị trong bộ máy.
- Thực hiện nhiệm vụ tuyển dụng, sắp xếp, bố trí lao động phù hợp
với trình độ năng lực, sức khỏe và tổ chức sản xuất của công ty.
- Chủ trì xây dựng các chế độ trả lương, quy chế khen thưởng, các nội
quy, quy định đã được ban hành, xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền
lương, thực hiện thanh toán lương.
Nguyễn Thị Quyên Lớp: KT01 Khóa I
13
Báo cáo thực tập tổng quan
PHẦN VI
KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO, ĐẦU RA CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP TỰ ĐỘNG VÀ THIẾT BỊ CÔNG
NGHIỆP ASINCO
1. Khảo sát phân tích các yếu tố đầu vào
Do đặc điểm là công ty thương mại, sản xuất, lắp ráp nên các yếu tố
đầu vào của công ty cổ phần giải pháp tự động và thiết bị công nghiệp
Asinco là lực lượng lao động và nguồn vốn

a. Lao động
Đối với bất kỳ một xí nghiệp hay một tổ chức kinh tế nào thì lực lượng
lao động luôn là yếu tố đóng vai trò quan trọng, then chốt trong việc thực
hiện quá trình sản xuất kinh doanh. Nhận thức rõ điều đó ngay từ khi thành
lập, công ty đã chú trọng vấn đề tổ chức sắp xếp lao động một cách hợp lý,
khoa học, không ngừng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cho đội ngũ lao động của công ty. Hiện nay toàn công ty có 40cán
bộ công nhân viên được phân bổ cụ thể như sau:
Bảng 3: Kết cấu lao động của công ty
Các bộ phận phòng ban chức
năng
Giới tính Trình độ chuyên môn
Nam Nữ Th.Sỹ ĐH Cao đẳng
Ban giám đốc 4 4
Phòng tài chính - kế toán 5 5
Phòng kỹ thuật 8 2 7 3
Phòng hành chính nhân sự 3 3
Tổng số nhân viên 12 8
Ban lãnh đạo công ty là những người giàu kinh nghiệm, có năng lực
Nguyễn Thị Quyên Lớp: KT01 Khóa I
14
Báo cáo thực tập tổng quan
quản lý và không ngừng học tập, trau dồi , năng động không ngừng tiếp thu
những phương pháp quản lý tiên tiến, hiện đại, biết sử dụng tốt các biện pháp
khuyến khích động viên nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với
chế độ thưởng phạt xác đáng, bố trí nhân lực hợp lý, khoa học đúng người
đúng việc.
Có thể khẳng định đội ngũ lao động của công ty trong những năm gần
đây đã có sự trưởng thành nhanh chóng về mọi mặt, năng động, sáng tạo
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh các mặt hàng, các lĩnh vực

mới có hiệu quả để không ngừng nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng của thị trường trong nước và vươn ra quốc tế.
b. Vốn
Nguyễn Thị Quyên Lớp: KT01 Khóa I
15
Báo cáo thực tập tổng quan
Bảng 4:Cơ cấu nguồn vốn của Công ty:
Năm 2007 2008 2009 2010 Đơn vị
1. Tổng tài sản 2,589,456,489 3,015,478,146
4,127,89
1,452
6,015,478,926 VNĐ
2. Tài sản lưu động
2,070,270,463
(79.95%)
2,416,121,710
(80.124%)
3,177,650,840
(76.98%)
4,707,713,8
07
(78.26%)
VNĐ
3. Tài sản cố định
519,186,026
(20.05%)
599,356,436
(19.876%)
997,041,698
(23.02%)

1,307,765,119
(22.74%)
VNĐ
4. Vòng quay vốn lưu động 3.26 3.49 3.54 3.85 lần
5. Hiệu suất sử dụng TSCĐ
1.39

3.49

12.36
15.80 lần
6. Hiệu suất sử dụng tổng TS 2.6

2.79
2.72 3.43 lần
7. Cơ cấu nguồn vốn
- Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn 76 75 72 67 %
- Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng
nguồn vốn
24 25 28 34 %
8. Khả năng thanh toán
8.1. Khả năng thanh toán hiện
hành
0.97 0.96 0.94 0.93 lần
8.2. Khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn
1.02 0.98 1.01 1.15 lần
8.3. Khả năng thanh toán
nhanh
0.05 0.09 0.12 0.23 lần

8.4. Khả năng thanh toán nợ
dài hạn
20 30 45 52 lần
9. Tỷ suất sinh lời
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế
trên doanh thu
0.11 0.12 0.13 0.10 lần
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
trên doanh thu
0.08 0.09 0.09 0.075 lần
Nguồn: Phòng Tài chính – kế toán
Vòng quay vốn tăng chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công
Nguyễn Thị Quyên Lớp: KT01 Khóa I
16
Báo cáo thực tập tổng quan
ty ngày càng phát triển , linh hoạt , và có nhu cầu vốn lớn trong tương lai.
Quy mô của công ty cũng phát triển, bởi được thể hiện qua tổng giá trị
tài sản tăng qua các năm, tài sản của công ty chủ yếu là tài sản lưu động (Nó
luôn chiếm trên 76% tổng giá trị tài sản qua các năm). Chỉ tiêu hiệu suất sử
dụng TSCĐ ngày càng tăng cho thấy tài sản cố định của công ty ngày càng
được sử dụng có hiệu quả. Nguồn vốn của công ty phần lớn là Nợ phải trả.
Tỷ lệ nợ phải trả/Tổng nguồn vốn năm 2007 là 76%, năm 2008 là 75%, năm
2009 là 72%, năm 2010 là 67%. Như vậy những năm sau nguồn vốn chủ sở
hữu có tăng so với năm trước nhưng tăng không đáng kể và tỷ lệ này tại hai
thời điểm vẫn còn khá thấp. Như vậy chứng tỏ khả năng tự chủ về mặt tài
chính của Công ty còn yếu.
Chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành, nợ ngắn hạn, nhanh còn thấp và
doanh nghiệp vẫn chưa đủ khả năng thanh toán. Chỉ có chỉ tiêu khả năng
thanh toán nợ dài hạn là cao. Như vậy doanh nghiệp cần có biện pháp để
nâng cao khả năng thanh toán.

Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty thuộc vào loại cao nhưng
tăng rất thấp qua các năm, thậm chí tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu
của năm 2008 còn giảm nhẹ so với những năm trước (0.075 lần), chứng tỏ
hoạt động kinh doanh của công ty khá ổn định nhưng không có bước tăng
trưởng đột phá trong 3 năm vừa qua. Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng
thấp thậm chí còn giảm nhẹ vào năm 2008 có thể là do công ty thực hiện
việc tiết kiệm chi phí chưa tốt hoặc doanh thu tăng chưa đủ nhanh để đảm
bảo lợi nhuận tăng nhanh… Do đó công ty cần tìm ra nguyên nhân cụ thể
dẫn đến tình trạng này từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục nhằm giúp cho
hoạt động kinh doanh của công ty đạt được những bước nhảy vọt, có như thế
công ty mới có thể tiến xa hơn trên con đường kinh doanh của mình.
Nguyễn Thị Quyên Lớp: KT01 Khóa I
17
Báo cáo thực tập tổng quan
2. Khảo sát và phân tích các yếu tố đầu ra
a. Nhận diện thị trường
Đây là thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.
b. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo địa điểm
Bảng 5: Kế hoạch doanh thu theo khu vực thị trường (2007 – 2009)
Đơn vị: tỉ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2007 2008 2009
Doanh
thu
Tỉ
trọng
Doanh
thu
Tỉ trọng Doanh

thu
Tỉ trọng Doanh
thu
Tỉ trọng
Hà Nội 2.5 46.3% 3.0 43.08% 3.5 39.33% 5.6 38.62%
Quảng Ninh 1.6
29.63
%
2.0 28.99% 2.8 31.46%
5 34.48%
Hải Phòng 1.3 24.07 1.4 20.29% 1.6 17.98% 2.4 16.55%
Các tỉnh khác 0 0 0.5 7.25% 1.0 11.24% 1.5 10.34%
Tổng 5.4 100% 6.9 100% 8.9 100% 14.5 100%

Bảng 6:doanh thu thực tế đã đạt được theo khu vực thị
trường (2007 – 2010)
Đơn vị: tỉ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2010
Doanh
thu
Tỉ trọng Doanh
thu
Tỉ trọng Doanh
thu
Tỉ trọng Doanh
thu
Tỉ trọng
Hà Nội 3.225 47.84% 3.785 44.92% 4.582 40.78% 8.007 38.76%

Quảng Ninh 1.912 28.36% 2.334 27.70% 3.216 28.62% 6.204 30.03%
Hải Phòng 1.604 23.79% 1.746 20.72% 2.052 18.26% 3.518 17.03%
Các tỉnh khác 0 0 0.561 6.66% 1.385 12.33% 2.929 14.18%
Tổng 6.741 100% 8.426 100% 11.235 100% 20.659 100%
Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, công ty đã hoàn thành vượt mức kế
hoạch đề ra và thị trường Hà Nội luôn là thị trường dẫn đầu, tiếp đến là
Quảng Ninh, rồi đến Hải Phòng và cuối cùng là các thị trường khác.
Nguyễn Thị Quyên Lớp: KT01 Khóa I
18
Báo cáo thực tập tổng quan
Doanh thu ở 4 khu vực thị trường đều tăng qua các năm. Tuy nhiên, tỉ
trọng về doanh thu ở Hà Nội và Hải phòng thì lại có xu hướng giảm qua các
năm, ở Quảng Ninh tỉ trọng này là khá ổn định, chỉ riêng ở các tỉnh khác là
tăng qua các năm. Có điều này là do ở Miền Bắc công ty phải chịu sự cạnh
tranh khốc liệt của các hàng khác và các công ty khác, là công ty chuyên
kinh doanh các hãng có uy tín trên thị trường được nhiều các chủ công trình
và người tin dùng trong khi đó qui mô của thị trường Hà Nội, Hải Phòng lại
nhỏ hơn Quảng Ninh. Thế nhưng, Hà Nội vẫn là thành phố có tỉ trọng doanh
thu lớn nhất, có điều này là vì công ty đã tập trung một nguồn lực khá lớn để
chinh phục thị trường Hà Nội,
Trong năm đầu tiên tỉ trọng doanh thu tiêu thụ ở các tỉnh khác là bằng 0
là do khi mới đi vào hoạt động, vốn còn ít nên công ty chỉ tập trung vào một
số thị trường có tiềm năng và phù hợp với khả năng của mình nhất, sang năm
sau khi đã có lãi công ty bắt đầu mở rộng mạng lưới của mình sang các tỉnh
khác nên doanh thu ở các tỉnh này tăng nhanh, ban đầu là các tỉnh lân cận Hà
Nội như: Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Bắc Ninh….Những thành phố này
do ở gần Hà Nội nên chi phí phân phối cũng đỡ tốn kém, đồng thời trong
những năm vừa qua tốc độ phát triển của các thành phố này rất nhanh nên
nhu cầu về sản phẩm cho các công trình cũng tăng.

Như vậy tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khu vực thị trường của công
ty là tương đối ổn định không có biến động lớn xảy ra. Tuy nhiên, tỉ trọng
doanh thu tiêu thụ ở các tỉnh khác so với ba thành phố lớn còn quá chênh
lệch. Điều này chứng tỏ mạng lưới tiêu thụ của công ty còn quá hẹp có thể là
do mới đi vào hoạt động chưa lâu nên vốn vẫn còn ít. Do đó trong thời gian
tới công ty nên có các biện pháp để đẩy nhanh tốc độ quay vòng của vốn
(nhằm tăng khả năng sử dụng vốn) đồng thời tìm cách huy động thêm vốn để
mở rộng thêm mạng lưới tiêu thụ của mình và củng cố khả năng tiêu thụ ở ba
thành phố lớn.
Nguyễn Thị Quyên Lớp: KT01 Khóa I
19
Báo cáo thực tập tổng quan
PHẦN VII
MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1. Môi trường vĩ mô
a. Môi trường kinh tế
- Tình hình chính trị trong nước ổn định có tác dụng tích cực tới việc
sản xuất – kinh doanh trong nước.
- Nhà nước cấp nhiều giấy phép kinh doanh cho các công ty nước ngoài
tham gia vào thị trường cáp và thiết bị công nghiệp ở Việt Nam dẫn đến thị
trường cáp và các thiết bị công nghiệp khác trong nước cạnh tranh quyết liệt.
- quy định của chính phủ về bảo vệ môi trường ảnh hưởng đến công ty.
- từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, kinh tế Việt Nam
phát triển mạnh, từ đó thu nhập bình quân trên đầu người tăng lên, kéo theo
nhu cầu về các sản phẩm nói chung và sản phẩm cáp nói riêng tăng lên.
- nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, tốc độ đô thị hóa tăng
nhanh dẫn đến các nhu cầu cáp điện, điện và các thiết bị công nghiệp khác
cũng tăng lên đáng kể.
b. Môi trường công nghệ
Hiện nay với thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện

đại, ngày càng nhiều máy móc, trang thiết bị, vật liệu mới được phát minh.
Vì vậy, để sản xuất ra các loại sản phẩm đáp ứng được nhu cầu khách hàng,
các thành tựu khoa học công nghệ trong việc sản xuất trên thế giới cũng ảnh
hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
c. Môi trường tự nhiên
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới giá mùa. Điều kiện tự nhiên như
Nguyễn Thị Quyên Lớp: KT01 Khóa I
20
Báo cáo thực tập tổng quan
vậy ảnh hưởng đến nhu cầu về sơn và chất lượng sơn phải đảm bảo chịu
được thời tiết, bền đẹp, chống rỉ sét, chống thấm, chống nấm mốc,… để phù
hợp.
Các vùng hải đảo ven biển cần phải sử dụng các loại sơn đặc biệt chịu
được hóa chất, muối mặn, môi trường ẩm ướt.
d. Môi trường văn hóa – xã hội
e. Môi trường pháp luật
Sự ổn định về chính trị, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước
cho mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài, hệ thống thuế ngày càng hoàn
thiện, điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường; như việc đã
ban hành luật Thương Mại, luật đầu tư nước ngoài đã sửa đổi bổ sung năm
1996, Luật thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Tất cả những
luật này có tác dụng khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
của nền kinh tế, khơi dậy mọi tiềm năng, năng lực để thúc đẩy nhanh quá
trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, do đó tạo điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển của Công ty.
2. Môi trường ngành
a. Đối thủ cạnh tranh
Các đối thủ cạnh tranh bao gồm các doanh nghiệp đang có mặt tương
lai. Đối thủ cạnh tranh là người chiếm giữ một phần thị trường, thậm chí thu
hút khách hàng của doanh nghiệp. Đối thủ cạnh tranh có quy mô lớn và sức

mạnh thị trường. Do vậy, doanh nghiệp cần phải nắm bắt và phân tích các
thông tin về đối thủ cạnh tranh trong ngành và các đối thủ tiềm ẩn có khả
năng tham gia vào ngành trong như: chính sách giá, chính sách sản phẩm,
chính sách quảng cáo, khuyếch trương. Khi nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
thông thường nghiên cứu hai đối tượng sau:
Nguyễn Thị Quyên Lớp: KT01 Khóa I
21
Báo cáo thực tập tổng quan
— Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Là những nhà sản xuất đang cung cấp
những sản phẩm dịch vụ tương tự như doanh nghiệp. Họ là những người
đang chiếm giữ một phần thị trường và luôn có ýđịnh mở rộng thị trường.
Đây là đối tượng mà doanh nghiệp cần phải quan tâm nhiều nhất.
— Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng: Là những doanh nghiệp có thể và có
khả năng tham gia sản xuất, cung cấp sản phẩm hàng hoá,dịch vụ giống như
doanh nghiệp.Những doanh nghiệp này thường xuyên xuất hiện với những
khả năng về công nghệ, vốn lớn nó thường có những sản phẩm thay thế ưu
việt hơn hẳn sản phẩm của doanh nghiệp đang sản xuất.
Cạnh tranh tiềm ẩn
Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có thể là các công ty đang và sẽ phát
triển giống công ty
b. Áp lực nhà cung ứng
Đặc điểm của công ty cổ phần giải pháp tự động và thiết bị công nghiệp
Asinco là doanh nghiệp kinh doanh thương mại, sản suất. Là nhà phân phối
các sản phẩm cáp, camera và các thiết bị y tế uy tín và đã được khẳng định vị
thế trên thị trường thế giới, công ty cổ phần giải pháp tự động và thiết bị
công nghiệp Asinco không gặp quá nhiều khó khăn trong việc thuyết phục
khách hàng về chất lượng và mẫu mã của các sản phẩm do công ty cung cấp.
Tuy nhiên trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty cổ phần giải pháp
tự động và thiết bị công nghiệp Asinco vẫn phải phụ thuộc nhiều vào nhà sản
xuất về sản phẩm, giá cả, các chính sách hỗ trợ,… của nhà sản xuất đối với

một công ty chuyên phân phối. Do bị phụ thuộc khá nhiều vào nhà cung ứng
như vậy nên công ty cổ phần giải pháp tự động và thiết bị công nghiệp
Asinco gặp rất nhiều khó khăn trong công tác hoạch định các chiến lược kinh
doanh cho riêng mình
c. Áp lực khách hàng
Khách hàng tiêu thụ sản phẩm của công ty rất đa dạng và có nhu cầu về
Nguyễn Thị Quyên Lớp: KT01 Khóa I
22
Báo cáo thực tập tổng quan
nhiều loại cáp và các thiết bị công nghiệp khác nhau. Có thể chia khách
hàng tiêu thụ sản phẩm của công ty thành các nhóm sau:
- Các đơn vị xây dựng trung ương và
địa phương: Nhóm khách hàng này có đặc điểm là tiêu dùng với khối lượng
lớn và được đánh giá có tiềm năng cao. Nếu thu hút được họ thì khả năng
tiêu thụ sản phẩm của công ty sẽ tăng nhanh. Song họ lại là những khách
hàng không những am hiểu về kỹ thuật mà còn nắm rất chắc về giá cả trên
thị trường. Vì vậy, công ty cần phải có những chính sách sao cho phù hợp
với nhóm khách hàng này để thu hút họ biến họ thành khách hàng thường
xuyên của công ty
- Các hộ gia đình: Trong những năm qua, đời sống kinh tế của nước ta
được nâng cao rất nhiều, nhu cầu về xây dựng, sửa chữa nhà của người dân
cũng tăng nhanh. Thực tế này đã tạo ra sự sôi động và nhu cầu lớn cho thị
trường vật liệu xây dựng nói chung và thị trường camera, điện nước nói
riêng. Đặc trưng của nhóm khách hàng này là họ thường tiêu dùng với khối
lượng nhỏ, luôn so sánh kỹ lưỡng về giá cả, chất lượng sản phẩm, thời hạn
bảo hành và các dịch vụ kèm theo trước khi quyết định mua hàng. Đây cũng
là một đặc điểm quan trọng mà công ty cần phải quan tâm.
- Khách hàng nước ngoài: Đó là các doanh nghiệp các công ty nước
ngoài hay đại diện của công ty nước ngoài đang làm ăn tại Việt Nam. Nhóm
khách hàng này thường xuyên yêu cầu khối lượng sản phẩm lớn và đòi hỏi

chính xác về thời gian giao hàng, chất lượng, kiểu dáng, màu sắc của sản
phẩm phải đảm bảo đúng với yêu cầu trong hợp đồng. Một đặc điểm rất quan
trọng của nhóm khách hàng này là khi đã chiếm được lòng tin của họ thì việc
ký kết hợp đồng tiếp theo rất nhanh gọn và thuận tiện. Do vậy đòi hỏi công
ty phải tạo được uy tín với nhóm khách hàng này để tạo được mối làm ăn lâu
dài đảm bảo hai bên cùng có lợi. Đây là một nguyên tắc rất quan trọng khi
làm ăn với người nước ngoài.
Nguyễn Thị Quyên Lớp: KT01 Khóa I
23
Báo cáo thực tập tổng quan
PHẦN VIII
THU HOẠCH CỦA BẢN THÂN QUA GIAI ĐOẠN THỰC TẬP TỔNG
QUAN
Trên đây là bản báo cáo tổng quan nêu lên những vấn đề chung nhất về
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Giải pháp tự
động và thiết bị công nghiệp Asinco em đã nắm bắt được phần nào quá tình
kinh doanh của công ty. Là một công ty có tuổi đời còn khá trẻ nhưng bằng
kiến thức và sự nỗ lực hết mình của đội ngũ lao động, công ty đã đạt được
những kết quả kinh doanh khá khả quan. Điều này cũng thể hiện đây là một
công ty rất có tiềm năng trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm điện và thiết
bị điện công nghiệp, y tế cho các phòng khám, cửa hàng, các bệnh viện, toà
nhà, chung cư mới xây dựng cần tích hợp hệ thống an ninh, giám sát và tiết
kiệm năng lượng
Tuy nhiên, do kinh nghiệm còn chưa cao nên trong hoạt động kinh
doanh của công ty cũng gặp phải nhiều khó khăn vướng mắc không thể tự
giải quyết, hoạt động quản lý kinh doanh còn nhiều bất cập. Điều này đòi hỏi
công ty phải từng bước đưa ra các giải pháp định hướng cho công ty trong
từng thời ký chiến lược để có thể đứng vững và khẳng định vị thế của mình
trên thị trường.
Nguyễn Thị Quyên Lớp: KT01 Khóa I

24

×