Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng của Công ty may Đáp Cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604.89 KB, 60 trang )

Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Tuấn

MỤC LỤC Trang
DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ
HÌNH
BẢNG
Bảng 2.1: Doanh thu tiêu thụ nội địa của công ty 29
Bảng 2.2: Một số loại máy của công ty Error: Reference source not found
Bảng 2.3: Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong nước. Error: Reference source
not found
Bảng 2.4: Thị trường tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài Error: Reference
source not found
Bảng 2.5: Kết quả tiêu thụ sản phẩm với khối lượng một số mặt hàng
Error: Reference source not found
Bảng 2.6: Một số mặt hàng tiêu thụ của công ty Error: Reference source
not found
Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Error:
Reference source not found
Sinh viên: Nguyễn Thị Lý Lớp: QTKD TM_K11B
Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Tuấn

LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trên con đường đổi mới và phát triển, nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà
nước. Mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều phải thỏa mãn nhu
cầu của thị trường nhằm mục đích thu lợi nhuận: Kinh doanh trong cơ chế thị
trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải rất năng động và nhạy bén, điều này
quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trên thị trường. Chính
vì thế vấn đề đặt ra cấp bách đối với các doanh nghiệp là sản xuất ra nhiều


loại sản phẩm với chất lượng cao, mẫu mã đẹp và tìm thị trường tiêu thụ.
Vậy trước hết các doanh nghiệp phải nhận thức được tầm quan trọng của
khâu tiêu thụ sản phẩm. Có tiêu thụ được sản phẩm thì doanh nghiệp mới thu
hồi vốn để tổ chức thực hiện việc tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở
rộng, nhằm bù đắp những chi phí đã bỏ ra và tích lũy. Tiêu thụ sản phẩm là
yếu tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp, phát triển của doanh nghiệp.
Cũng như mọi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường để kinh doanh có
hiệu quả công ty cổ phần may Đáp Cầu đã có những giải pháp đẩy mạnh hoạt
động tiêu thụ sản phẩm tại công ty nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu
dùng. Sau một thời gian thực tập tại công ty cổ phần may Đáp Cầu. Bằng
phương pháp nghiên cứu tổng hợp em đã chọn đề tài “Giải pháp đẩy mạnh
hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phẩn may Đáp Cầu”.
Ngoài phần lời mở đầu và kết luận. Nội dung của chuyên đề được kết
cấu thành 3 chương.
Chương 1: Tổng quan về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần
may Đáp Cầu
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công
ty cổ phần may Đáp Cầu
Sinh viên: Nguyễn Thị Lý 1 Lớp: QTKD TM_K11

Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Tuấn

Do những hạn chế về điều kiện, trình độ và khả năng có hạn nên chuyên
đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp của thầy để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên: Nguyễn Thị Lý 2 Lớp: QTKD TM_K11


Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Tuấn

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Tiêu thụ sản phẩm, ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm
đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh
doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ
sản phẩm nói một cách nôm na là đưa sản phẩm của doanh nghiệp ra bán trên
thị trường nhằm thu lại vốn cùng phần lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian một
bên là sản xuất và phân phối còn một bên là tiêu dùng. Giữa hai khâu này có
sự khác nhau quyết định bản chất của hoạt động thương mại đầu vào và hoạt
động thương mại đầu ra của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm có thể là tiêu
thụ trực tiếp hoặc là tiêu thụ gián tiếp.
Những nguyên tắc cơ bản trong tiêu thụ sản phẩm là nhận thức và thoả
mãn đầy đủ nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm, bảo đảm tính liên tục
trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, tiết kiệm và nâng cao trách nhiệm của các
bên trong mua bán sản phẩm.
1.1.2. Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm đối với sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp
Quá trình tái sản xuất đồi với doanh nghiệp bao gồm hoạt động thương
mại đầu vào sản xuất và khâu lưu thông hàng hoá. Là cầu nối trung gian giữa
một bên là người sản xuất phân phối một bên là người tiêu dùng.
Sinh viên: Nguyễn Thị Lý 3 Lớp: QTKD TM_K11

Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Tuấn

Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng là bước nhảy quan trọng tiến hành
quá trình tiếp theo nó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có phướng sản xuất
kinh doanh cho chu kỳ sau. Đồng thời tiêu thụ sản phẩm là khâu quyết định
chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định nguồn mua hàng, khả
năng tài chính, dự trữ, bảo quản và mọi khả năng của doanh nghiệp và cũng
nhằm mục đích thúc đẩy mạnh hàng bán ra và thu lợi nhuận.
- Trong nền kinh tế tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, người
ta không thể hình dung nổi trong xã hội toàn bộ khâu tiêu thụ bị ách tắc kéo theo
đó toàn bộ khâu tiêu thụ bị đình trệ, xã hội bị đình đốn mất cân đối. Mặt khác
công tác tiêu thụ còn là cơ sở cho việc sản xuất tìm kiếm khai thác cho các nhu
cầu mới phát sinh mà chưa được đáp ứng. Trong các doanh nghiệp tiêu thụ sản
phẩm đóng vai trò với doanh nghiệp tuỳ thuộc và từng cơ chế kinh tế. Trong cơ
chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, tiêu thụ sản phẩm được coi là quan trọng
bởi vì doanh nghiệp sản xuất ra đến đâu thì phải cố gắng tiêu thụ hết đến đó.
Xuất phát từ vị trí và vai trò của công tác này đồng thời cả trên các quốc gia khác
việc tiêu thụ sản phẩm luôn luôn chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất và kinh
doanh là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì thế trước
hết muốn vậy, ta phải cần hiểu được về nội dung hoạt động của tiêu thụ sản
phẩm điều đó có nghĩa rằng phải hoàn thiện công tác tiêu thụ để tăng thu nhập
và giảm đi các chi phí bảo quản hàng tồn kho. Như vậy công tác hoạt động tiêu
thụ sản phẩm là vô cùng quan trọng đối với việc tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp. Như vậy sản xuất luôn phải gắn liền với nhu cầu thị trường nên
việc nghiên cứu nhu cầu thị trường là vấn đề hết sức cần thiết đối với các
doanh nghiệp. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi kinh doanh hàng hoá nào cũng
phải tiến hành việc nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường chính là
bước đầu tiên có vai trò cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp mới bắt đầu kinh
doanh, đang kinh doanh trong việc thực hiện mục tiêu đã đề ra. Mục đích của
Sinh viên: Nguyễn Thị Lý 4 Lớp: QTKD TM_K11


Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Tuấn

việc nghiên cứu thị trường là xác định khả năng tiêu thụ của từng loại mặt
hàng, nhóm hàng trên thị trường, từ đó có biện pháp điều chỉnh sản phẩm hợp
lý để cung cấp cho thị trường.
Đối với công tác tiêu thụ, nghiên cứu thị trường lại càng chiếm một
vai trò quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiết đến khối lượng giá bán, mạng
lưới và hiệu quả của công tác tiêu thụ nghiên cứu thị trường còn giúp cho
doanh nghiệp biết được xu hướng biến đổi của nhu cầu từ đó có được
những biến đổi sao cho phù hợp. Đây là công việc đòi hỏi nhiều công sức
và chi phí lớn. Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có các bộ
phận nghiên cứu thị trường.
- Đâu là thị trường có triển vọng đối với sản phẩm của doanh nghiệp.
Khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường đó ra sao.
Doanh nghiệp cần phải sử lý những biện pháp gì có liên quan và có thể sử
dụng những biện pháp nào để tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ.
- Để giải đáp vấn đề trên việc nghiên cứu thị trường cần phải đi sâu vào
phân tích quy mô cơ cấu, sự vận động của thị trường và các tham số không
thể kiểm soát được. Nghiên cứu quy mô thị trường có nghĩa là doanh nghiệp
phải xác định đựợc số lượng người tiêu thụ, người sử dụng, khối lượng bán,
doanh thu thực tế, tỷ lệ thị trường mà doanh nghiệp có thể cung ứng hay thoả
mãn Công việc này đặc biệt quan trọng khi xí nghiệp muốn tham gia vào thị
trường mới. Bên cạnh việc nghiên cứu quy mô, nghiên cứu cơ cấu thị trường
sẽ giúp doanh nghiệp biết được sản phẩm của mình được tiêu thụ ở khu vực
thị trường nào?, ai sử dụng?. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh
nghiệp luôn bị bao bọc bởi các yêu tố của môi trường kinh doanh. Môi trường
tác động liên tục và rất sâu sắc đến toàn bộ điều kiện kinh doanh của doanh
nghiệp và ứng xử của khách hàng. Nó bao gồm môi trường pháp luật, môi

trường văn hoá xã hội, môi trường kinh tế và môi trường công nghệ. Ngoài
Sinh viên: Nguyễn Thị Lý 5 Lớp: QTKD TM_K11

Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Tuấn

việc nghiên cứu khái quát thị trường doanh nghiệp phải đi nghiên cứu hành vi
mua sắm, thái độ của người tiêu dùng bởi khách hàng của doanh nghiệp có
những đặc điểm khác nhau và cách thức cũng khác nhau.
1.2. Nội dung hoạt động tiêu thụ sản phẩm
1.2.1. Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là công việc đầu tiên và cần thiết đối với mỗi
doanh nghiệp trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu thị
trường nhằm trả lời các câu hỏi: Sản xuất những sản phẩm gì? Sản xuất như
thế nào? Sản phẩm bán cho ai?
Mục đích nghiên cứu thị trường là nghiên cứu xác định khả năng tiêu thụ
những loại hàng hoá trên một đia bàn nhất định trong một khoảng thời gian
nhất định. Trên cơ sở đó nâng cao khả năng cung cấp để thoả mãn nhu cầu thị
trường. Nghiên cứu thị trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì đây là nhân tố
ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng, giá bán, mạng lưới và hiệu quả của công
tác tiêu thụ sản phẩm. Nghiên cứu thị trường còn giúp doanh nghiệp biết được
xu hướng, sự biến đổi của nhu cầu khách hàng, sự phản ứng của họ đối với
sản phẩm của doanh nghiệp, thấy được các biến động của thu nhập và giá cả
từ đó có các biện pháp điều chỉnh cho phù hợp. Khi nghiên cứu sản phẩm
doanh nghiệp phải giải đáp được các vấn đề sau:
- Đâu là thị trường có triển vọng đối với sản phẩm của doanh nghiệp?
- Khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đó trên thị trường đó là
ra sao?
- Doanh nghiệp cần phải xử lý những biện pháp gì có liên quan và có thể
sử dụng những biện pháp nào để tăng khối lượng sảm phẩm tiêu thụ?

Sinh viên: Nguyễn Thị Lý 6 Lớp: QTKD TM_K11

Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Tuấn

- Những mặt hàng nào, thị trường nào có khả năng tiêu thụ với khối
lượng lớn phù hợp với năng lực và đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp?
- Yêu cầu chủ yếu của thị trường về mẫu mã, bao gói, phương thức thanh
toán, phương thức phục vụ
- Tổ chức mạng lưới tiêu thụ và phương thức phân phối sản phẩm.
Trên cơ sở điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường, doanh nghiệp tiến
hành lựa chọn sản phẩm thích ứng với nhu cầu thị trường. Đây là nội dung
quan trọng quyết định hiệu quả của hoạt động tiêu thụ vì trong nền kinh tế thị
trường các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải sản xuất kinh
doanh dựa trên cái mà thị trường cần chứ không phải dựa trên cái mà doanh
nghiệp sẵn có.
1.2.2. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
Kế hoạch hoá trong các doang nghiệp công nghiệp bao gồm một số nội
dung sau:
- Kế hoạch hoá bán hàng: Là việc xây dựng hợp lý số lượng, cơ cấu,
chủng loại các mặt hàng mà doanh nghiệp sẽ bán trong một kỳ nhất định. Kế
hoạch bán hàng có khả thi hay không đòi hỏi khi lập kế hoạch phải dựa vào
một số căn cứ cụ thể như: Doanh thu bán hàng ở các thời kỳ trước, các kết
quả nghiên cứu thị trường cụ thể doanh nghiệp sản xuất và chi phí kinh doanh
tiêu thụ của doanh nghiệp. Tốt nhất là phải có số liệu thống kê cụ thể và
doanh thu của từng loại, nhóm sản phẩm trên từng thị trường tiêu thụ trong
khoảng thời gian ngắn.
- Kế hoạch hoá marketing: Là quá trình phân tích lập kế hoạch thực hiện
và kiểm tra chương trình marketing với từng nhóm khách hàng cụ thể với
mục tiêu là tạo ra sự hoà hợp với kế hoạch hoá tiêu thụ với kế hoạch hoá các

giải pháp cần thiết khác.
Sinh viên: Nguyễn Thị Lý 7 Lớp: QTKD TM_K11

Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Tuấn

Để xây dựng kế hoạch hoá marrketing phải phân tích và đưa ra các dự
báo liên quan đến tình hình thị trường, điểm mạnh yếu của bản thân doanh
nghiệp, các mục tiêu của kế hoạch hoá tiêu thụ sản phẩm, ngân quỹ có thể
dành cho hoạt động marketing.
Phân tích thị trường và kế hoạch marketing hiện tại của doanh nghiệp:
Phân tích cơ may và rủi ro, xác định mục tiêu marketing, thiết lập các chính
sách marketing – mic, đề ra trương chình hành động và dự báo ngân sách.
- Kế hoạch hoá quảng cáo: Quảng cáo cần được kế hoạch hoá quảng
cáo cần phân biệt thời kỳ ngắn han, thời kỳ dài hạn. Mục tiêu quảng cáo là
thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Hình thức quảng cáo, nội
dung quảng cáo, phương tiện quảng cáo, địa điểm quảng cáo… phải lập kế
hoạch quảng cáo cụ thể.
- Kế hoạch hoá chi phí kinh doanh tiêu thụ sản phẩm: Là mọi chi phí
kinh doanh xuất hiện gắn với hoạt động tiêu thụ. Đó là các chi phí kinh doanh
về lao động và hao phí vật chất liên quan đến bộ phận tiêu thụ bao gồm các
hoạt động tính toán, báo cáo, thanh toán gắn với tiêu thụ cũng như các hoạt
động vận chuyển, bao gói, lưu kho, quản trị hoạt động tiêu thụ. Để xác định
chi phí kinh doanh tiêu thụ cho từng loại sản phẩm một cách chính xác sẽ phải
tìm cách tập hợp chi phí kinh doanh tiêu thụ và phân bổ chi phí kinh doanh
tiêu thụ một cách gián tiếp cho từng điểm chi phí. Sự phân loại và phân chia
chi phí kinh doanh tiêu thụ thực tế bao nhiêu sát thực tế bao nhiêu càng tạo
điều kiện cho việc tính toán và xây dựng kế hoạch chi phí kinh doanh cho
hoạt động tiêu thụ bấy nhiêu. Mặt khác việc tính toán chi phí kinh doanh tiêu
thụ làm cơ sở để so sánh và lựa chọn các phương tiện, chính sách tiêu thụ với

mục đích thúc đẩy tiêu thụ với chi phí kinh doanh nhỏ nhất.
Sinh viên: Nguyễn Thị Lý 8 Lớp: QTKD TM_K11

Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Tuấn

1.2.3. Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm
Trong kinh doanh người bán nào cũng có quyền lựa chọn hình thức
và phương thức bán phù hợp với điều kiện của mình. Thực tiễn trong
hoạt động kinh doanh có các hình thức bán như:
- Căn cứ vào địa điểm giao hàng cho khách hàng: T
heo căn cứ này có
các hình thức bán như bán tại kho của người cung ứng, bán qua quầy
hàng, cửa hàng, bán tại nơi tiêu dùng. Bán tại kho của người cung ứng
thích hợp với bán hàng khối lượng lớn, lượng tiêu dùng ổn định và người
mua sẵn có phương tiện vận chuyển. Bán qua cửa hàng, quầy hàng thích
hợp với nhu cầu, danh mục hàng hoá nhiều, chu kỳ tiêu dùng không ổn
định. Bán tại nơi tiêu dùng, bán tại nhà cho khách hàng là hình thức bán
tạo thuận lợi cho người mua và là phương thức chủ yếu nâng cao chất
lượng phục vụ khách hàng và cạnh tranh lẫn nhau.
- Bán theo khâu lưu chuyển hàng hoá có bán buôn và bán lẻ:
+ Bán buôn là bán với khối lượng lớn, theo hợp đồng và thanh toán
không dùng tiền mặt. Kết thúc quá trình mua bán hàng hoá vẫn nằm
trong khâu lưu thông chưa bước vào tiêu dùng. Do không phải lưu kho,
sắp xếp lại hàng hoá, bảo quản nên giá rẻ hơn và doanh số thường là lớn.
+ Bán lẻ là bán cho nhu cầu lẻ của người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu
kịp thời của khách hàng, thanh toán ngay. Vì sản phẩm hàng hoá phải trải
qua khâu lưu kho, bán buôn, chi phí cho bán hàng nên giá thường cao hơn
nhưng doanh nghiệp nhận được nhiều thông tin từ khách hàng, người tiêu
dùng.

- Theo phương thức bán theo hợp đồng và đơn hàng, đấu giá và xuất
khẩu.
Sinh viên: Nguyễn Thị Lý 9 Lớp: QTKD TM_K11

Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Tuấn

Tuỳ thuộc vào vai trò quan trọng của sản phẩm hàng hoá và yêu cầu
của người bán mà có thể người mua ký hợp đồng và gửi đơn hàng cho
người bán.
Đối với hàng hoá, sản phẩm không quan trọng có thể thuận mua vừa
bán không cần ký hợp đồng.
Một số hàng hoá cần bán khối lượng lớn, khó tiêu chuẩn hoá, người
ta dùng phương pháp đấu giá để tìm người mua có giá cao nhất.
Xuất khẩu là phương thức bán hàng đặc biệt phải tuân thủ các quy
định về xuất nhập khẩu của chính phủ.
- Theo mối quan hệ mua đứt bán đoạn và sử dụng các phương thức tín
dụng trong thanh toán như bán trả chậm, bán trả góp, bán trả ngay…
- Hình thức bán hàng trực tiếp, bán từ xa như: qua điện thoại, qua mạng
internet, qua nhân viên tiếp thị
Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản phẩm hàng hoá, quy mô kinh doanh,
môi trường kinh doanh, tiềm năng đội ngũ bán hàng mà các doanh nghiệp
chủ động các hình thức bán khác nhau nhằm giữ vững và mở rộng thị
trường và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
1.2.4. Hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm
a) Tổ chức cửa hàng giới thiệu sản phẩm
Cửa hàng giới thiệu sản phẩm không chỉ đơn giản là để quảng cáo giới
thiệu sản phẩm, mà còn có tác dụng hướng dẫn nhu cầu, tạo uy tín và khả
năng xâm nhập thị trường của sản phẩm.
Sản xuất kinh doanh càng phát triển thì việc tổ chức các cửa hàng giới

thiệu sản phẩm càng trở nên quan trọng. Biện pháp hỗ trợ tiêu thụ và tổ chức
lại cơ sở vật chất (hệ thống cửa hàng) và đào tạo bồi dưỡng hệ thống nhân
Sinh viên: Nguyễn Thị Lý 10 Lớp: QTKD TM_K11

Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Tuấn

viên bán hàng. Song như thế không có nghĩa là mọi doanh nghiệp, mọi sản
phẩm đều cần phải có cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Điều này còn tuỳ thuộc
vào điều kiện của mỗi doanh nghiệp cũng như chủng loại sản phẩm mà doanh
nghiệp đang kinh doanh.
b) Tham gia hội chợ triển lãm
Hội chợ triển lãm là hình thức tổ chức để các doanh nghiệp giới thiệu,
quảng cáo và ký kết các hợp đồng mua bán sản phẩm. Thông qua hội chợ
triển lãm, các doanh nghiệp có thể nắm bắt được các nhu cầu thị trường, nhận
biết được các điểm yếu cũng như thế mạnh của sản phẩm, làm cơ sở cho việc
tìm kiếm mặt hàng mới, thị trường mới.
Hội chợ triển lãm thực sự cần thiết đối với việc tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp. Để việc tham gia hội chợ triển lãm đạt được kết quả cao, các
doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau:
Cần lựa chọn đúng sản phẩm để tham gia hội chợ triển lãm: Mạnh về kỹ
thuật, chất lượng tốt có khả năng cạnh tranh với những sản phẩm của các
doanh nghiệp khác.
Tuy nhiên khi tham gia hội chợ triển lãm mỗi doanh nghiệp cần phải chú
ý đến các câu hỏi sau: Lệ phí tham dự có làm cho tình hình tài chính của
doanh nghiệp có trở nên khó khăn không? Thể lệ tham gia có phù hợp với
điều kiện của doanh nghiệp không?
c) Quảng cáo
Mục đích của quảng cáo là để tăng cường khả năng tiêu thụ, thu hút sự
quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm, thúc đẩy nhanh chóng quá trình

bán sản phẩm, giới thiệu sản phẩm mới đưa ra thị trường, tác động một cách
có ý thức tới người tiêu dùng để họ mua những sản phẩm hoặc dịch vụ đã
được quảng cáo.
Sinh viên: Nguyễn Thị Lý 11 Lớp: QTKD TM_K11

Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Tuấn

Vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp đó là khi tiến hành quảng cáo cần định
hướng vào ai, cần tác động đến ai, nghĩa là cần xác định được các nhóm đối
tượng, mục tiêu đón nhận quảng cáo? Phương tiện hình thức quảng cáo nào,
thời điểm quảng cáo nào để thu hút được nhiều đối tượng, mục tiêu nhất.
Như vậy, quảng cáo phải có tính nghệ thuật, phải kích thích nhu cầu.
Điều quan trọng là quảng cáo phải thiết thực và phù hợp với mọi người.
Các doanh nghiệp phải tính toán chi phí quảng cáo, đồng thời phải dự
đoán được hiệu quả của quảng cáo đem lại. Sau khi đã quảng cáo, điều quan
trọng cuối cùng là phải đánh giá hiệu quả kinh tế của quảng cáo.
1.2.5. Hoạt động kênh tiêu thụ sản phẩm
- Kênh tiêu thụ trực tiếp:
Lập phương thức tiêu thụ sản phẩm mà doanh bán thẳng sản phẩm cho
người tiêu dùng không thông qua các khâu trung gian nào hết.
Tiêu thụ gián tiếp: Là phương thức tiêu thụ mà doanh nghiệp bán sản
phẩm cho người tiêu dùng thông qua các khâu trung gian người bán buôn, bán
lẻ, và các đại lý.
Tiêu thụ hỗn hợp: Là kết hợp lại hình thức tiêu thụ sản phẩm trên nhằm
khắc phục nhược điểm và tận dụng ưu điểm của hai hình thức trên có nghĩa là
có loại tổ chức bán khâu trung gian và có loại bán thẳng cho người tiêu dùng.
- Căn cứ vào kênh tiêu thụ sản phẩm:
Trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá người bán buôn, người bán lẻ và
môi giới hình thành cách khách quan cần kết hợp với nhau để đảm bảo thông

suốt từ sản xuất đến tiêu dùng. Để xây dựng mạng lưới tiêu thụ hợp lý sử
dụng các loại trung gian có hiệu quả nhằm nâng cao và cần căn cứ vào tiêu
thụ sản phẩm với các yếu tố sau:
Sinh viên: Nguyễn Thị Lý 12 Lớp: QTKD TM_K11

Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Tuấn

+ Tính chất vật lý và sản phẩm tiêu thụ của nó trên thị trường.
+ Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và các khâu trung gian trong
đó phải đặc biệt chú ý đến các vị trí, thế lực mục tiêu lợi nhuận của các doanh
nghiệp và các thế lực có liên quan.
Lựa chọn và quyết định tiêu thụ căn cứ vào mạng lưới và vai trò của các
khâu trung gian tuỳ theo tính chất và sản phẩm tiêu thụ cũng như các điều
kiện cụ thể của doanh nghiệp có thể sử dụng các mạng lưới sau:
+ Kênh ngắn trực tiếp: Doanh nghiệp bán sản phẩm trực tiếp cho người
tiêu dùng không qua khâu trung gian.
+ Kênh ngắn gián tiếp: Doanh nghiệp bán sản phẩm cho người bán lẻ
người bán lẻ trực tiếp bán cho người tiêu dùng mạng lưới kênh này thường
được dùng trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đòi hỏi phải có
cơ sở vật chất kỹ thuật.
- Kênh dài:
Doanh nghiệp bán sản phẩm cho người bán buôn để người bán buôn
lại bán cho người bán lẻ rồi sau đó người bán lẻ mới bán đến tận tay người
tiêu dùng.
Ba mạng lưới tiêu thụ trên tiêu biểu doanh nghiệp với tư cách là nhà sản
xuất kinh doanh sẽ lựa chọn mạng lưới tiêu thụ hợp lý phù hợp với quy mô
sản xuất của doanh nghiệp và phù hợp tính chất sản phẩm của doanh nghiệp
nhằm thúc đẩy việc công tác tiêu thụ của doanh nghiệp và đem lại hiệu quả
kinh tế cao nhất.

1.2.6. Tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Sau khi kết thúc một thời kỳ kinh doanh nhất định thì các doanh nghiệp
cần đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của mình đối với công tác tiêu thụ.
Sinh viên: Nguyễn Thị Lý 13 Lớp: QTKD TM_K11

Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Tuấn

- Việc đánh giá tiêu thụ có thể dựa trên các chỉ tiêu có thể lượng hoá
được như số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ, doanh thu tiêu thụ, lợi nhuận
thu được, chi phí tiêu thụ Cũng như các chỉ tiêu không được khách hàng
mến mộ đối với sản phẩm của doanh nghiệp.
- Đánh giá doanh thu phải trên cơ sở so sánh giữa thực tế với kế hoạch
giữa năm nay với năm trước, nếu tốc độ doanh thu cao thì có nghĩa là doanh
nghiệp đã có những tiến bộ nhất định trong hoạt động tiêu thụ. Tuy nhiên chỉ
tiêu lợi nhuận mới là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp.
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí
Doanh thu tiêu thụ = Giá bán x Số lượng tiêu thụ sản phẩm
- Xem xét công tác tiêu thụ có nghĩa là phải đánh giá hiệu quả kênh tiêu
thụ của chính sách giá cả của hoạt động bán hàng.
- Hiệu quả kinh doanh còn được phản ánh qua một chỉ tiêu quan trọng là
vòng quay vốn lưu động chỉ tiêu dùng phản ánh hiệu xuất sử dụng vốn.
Doanh thu bán - thuế
Vòng chu chuyển vốn =
Vốn lưu động định mức
Khi được thực hiện đánh giá kết quả tiêu thụ phải nêu nên những gì doanh
nghiệp đã tạo ra và đạt được những nhược điểm và nguyên nhân đó. Từ đó
doanh nghiệp sẽ tìm ra các biện pháp để hoàn thành công tác tiêu thụ phẩm.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp

1.3.1. Nhân tố bên trong doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường đều có môi
Sinh viên: Nguyễn Thị Lý 14 Lớp: QTKD TM_K11

Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Tuấn

trường kinh doanh nhất định. Môi trường kinh doanh có thể tạo ra những
cơ hội thuận lợi cho kinh doanh nhưng đồng thời nó cũng tác động xấu đến
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chính các nhân tố thuộc môi
trường bên trong doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tiêu thụ
của doanh nghiệp.
a) Giá cả hàng hóa
Giá cả hàng hóa là một trong những nhân tố chủ yếu tác động đến tiêu
thụ. Giá cả hàng hóa có thể kích thích hay hạn chế đến cung cầu và do đó ảnh
hưởng đến tiêu thụ. Trong quy luật cung cầu nhân tố giá cả đóng vai trò tác
động lớn tới cả cung và cầu, chỉ có giá cả mới giải quyết được mâu thuẫn
trong quan hệ cung cầu.
Xác định giá đúng sẽ đảm bảo khả năng tiêu thụ, mức giá cả của mỗi mặt
hàng cần có sự điều chỉnh trong suốt cả chu kỳ sống của sản phẩm. Tùy theo
những thay đổi của quan hệ cung cầu và sự vận động của thị trường, giá cả phải
giữ được sự cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy xác định giá đúng đắn là điều
kiện quan trọng để doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường đảm bảo thu được lợi
nhuận tối đa, nếu doanh nghiệp có chính sách giá tốt, có lợi thế về giá so với đối
thủ thì sẽ tạo điều kiện cho khả năng tiêu thụ và chiếm lĩnh thị trường.
b) Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp
Điều quan tâm hàng đầu đối với nhà sản xuất cũng như đối với người
tiêu dùng là chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm có thể đưa doanh
nghiệp đến đỉnh cao của danh lợi cũng có thể đưa doanh nghiệp đến bờ vực
của sự phá sản của doanh nghiệp, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của

doanh nghiệp.
Người ta cho rằng doanh nghiệp đạt cả danh và lợi khi sản phẩm có
chất lượng cao, nó làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tạo khả năng sinh lời
Sinh viên: Nguyễn Thị Lý 15 Lớp: QTKD TM_K11

Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Tuấn

cao. Tạo ấn tượng tốt, sự tin tưởng của khách hàng đối với doanh nghiệp
không ngừng tăng lên. Mặt khác nó có thể thu hút thêm khách hàng giành
thắng lợi trong cạnh tranh.
c) Hoạt động nghiên cứu thị trường của doanh nghiêp
Thị trường tiêu thụ là yếu tố đầu ra ảnh hưởng trực tiếp tới sự tăng
trưởng của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu thị trường giúp cho doanh
nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn về đầu tư sản phẩm, giá cả và nắm bắt
những thay đổi của môi trường. Thị trường đầu vào ảnh hưởng đến giá thành,
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Vậy công tác nghiên
cứu thị trường là quan trọng, cần thiết nếu công tác nghiên cứu thị trường của
doanh nghiệp tốt sẽ tăng khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường tăng uy tín cho
doanh nghiệp.
d) Công tác tổ chức hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Công tác tổ chức tiêu thụ bao gồm hàng loạt các khâu công việc khác
nhau như tổ chức mạng lưới tiêu thụ đến các hoạt động hỗ trợ. Cuối cùng là
khâu tổ chức thu hồi tiền hàng bán ra. Nếu như công tác này tiến hành không
ăn ý phối hợp nhịp nhàng sẽ làm gián đoạn hay làm giảm khối lượng hàng
hóa tiêu thụ của doanh nghiệp. Việc tổ chức mạng lưới bán hàng tốt sẽ giúp
doanh nghiệp thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm của mình.
Nhưng nếu tổ chức không hợp lý thì sẽ làm tăng chi phí giảm hiệu quả
tiêu thụ. Để thúc đẩy sản phẩm của doanh nghiệp tiêu thụ với khối lượng lớn
thì các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cũng góp phần không nhỏ như

những hoạt động này thu hút được nhiều khách hàng đến với doanh nghiệp
hơn. Sự phục vụ tận tình và chu đáo các dịch vụ trước và sau khi bán hàng là
nhằm tác động vào khách hàng để họ tăng khả năng hiểu biết về sản phẩm của
doanh nghiệp. Công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm tốt sẽ đem lại cho doanh
nghiệp số lượng tiêu thụ sản phẩm lớn và ngược lại.
Sinh viên: Nguyễn Thị Lý 16 Lớp: QTKD TM_K11

Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Tuấn

1.3.2. Các nhân tố bên ngoài
a) Môi trường chính trị - luật pháp
Đây là nhân tố vừa có tác động thúc đẩy vừa có tác động kìm hãm hoạt
động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, nó bao gồm cả hệ thống chính trị,
luật pháp trong nước và thế giới. Nhân tố này đóng vai trò làm nền tảng, cơ sở
để hình thành các nhân tố khác tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt
động của doanh nghiệp. Nó được thể hiện ở hệ tư tưởng chính trị mà các quốc
gia áp dụng, các quy định mà các chính sách của quốc gia và quốc tế. Doanh
nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù
hợp với chính sách của nhà nước và quốc tế. Khi tham gia vào một hoạt động
kinh doanh cụ thể doanh nghiệp phải phân tích nắm bắt những thông tin về
chính trị luật pháp của nhà nước và quốc tế áp dụng cho trường hợp đó.
Những thay đổi về quan điểm, đường lối chính trị của quốc gia và của thế giới
có thể mở ra hoặc làm sụp đổ thị trường làm cho hoạt động của doanh nghiệp
bị gián đoạn, đảo lộn. Sự sung đột về quan điểm đến sự phát triển của nền
kinh tế và dẫn đến những khó khăn cho doanh nghiệp.
b) Môi trường kinh tế - xã hội
Đây là nhân tố có vai trò quan trọng nhất và quyết định nhất tới hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp nó bao gồm nhiều nhân tố: Trạng thái phát
triển của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát, lãi suất ngân hàng Các nhân tố này dù

là ổn định hay biến động đều ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của doanh
nghiệp bởi nó thể hiện nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng, mặt
bằng chung về cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế, tạo điều kiện
thuận lợi hay khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động. Mặt khác sự biến
động của nền kinh tế thế giới và khu vực cũng ảnh hưởng sâu sắc đối với nền
kinh tế quốc gia nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng.
Sinh viên: Nguyễn Thị Lý 17 Lớp: QTKD TM_K11

Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Tuấn

c) Khách hàng
Khách hàng đó là những người mua sắm sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ
của doanh nghiệp và họ có ảnh hưởng rất lơn thậm chí là lớn nhất tới kết quả
hoạt động tiêu thụ hàng hóa tại doanh nghiệp. Người tiêu dùng mua gì? mua ở
đâu? mua như thế nào? luôn luôn là câu hỏi đặt ra trước các nhà doanh nghiệp
phải trả lời và chỉ có tìm cách trả lời câu hỏi này mới giúp cho các nhà doanh
nghiệp đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Và khi trả lời
được câu hỏi này, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đã xác định được khách
hàng mua gi? bán gi? bán ở đâu? và bán như thế nào?s để đáp ứng khách hàng
để từ đó nâng cao hiệu quả tiêu thụ của doanh nghiệp.
d) Các đối thủ cạnh tranh
Các đối thủ cạnh tranh có thể bao gồm nhiều cá nhân và tổ chức, trước
hết là các tổ chức cạnh tranh. Hoạt động cạnh tranh rất đa dạng từ việc giành
nhau thị trường khách hàng đến những phân tích, nghiên cứu về các đặc điểm
về các lợi thế cũng như các điểm yếu của từng đối thủ cạnh tranh trên thương
trường. Vì vậy, kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trường đòi hỏi các
doanh nghiệp phải quan tâm đến yếu tố cạnh tranh, nó ảnh hưởng rất lớn đến
khai thác cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.
Sinh viên: Nguyễn Thị Lý 18 Lớp: QTKD TM_K11


Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Tuấn

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐÁP CẦU
2.1. Khái quát về công ty cổ phần may Đáp Cầu
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Địa chỉ: Khu 6 đường Thị Cầu, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Tên giao dịch: DAPCAU GARMENT JOINT_STOCK COMPANY.
Email:
Website:
Công ty cổ phần may Đáp Cầu (DAGARCO) là doanh nghiêp nhà nước
trực thuộc tổng công ty dệt may Việt Nam (VINATEX), được thành lập ngày
2 - 2 - 1976. DAGARCO được quyền xuất khẩu trực tiếp, chuyên sản xuất các
sản phẩm may mặc có chất lượng cao theo đơn đặt hàng của khách hàng trong
nước và ngoài nước.
Ngay từ ngày đầu thành lập, công ty đã đạt sản lượng là 391.120 sản
phẩm tỷ lệ đạt 112,8% so với chỉ tiêu. Gía trị tổng sản lượng tăng 840.882
đồng. Đây là mốc đánh dấu thắng lợi đầu tiên vô cùng to lớn với công ty.
DAGARCO chuyên sản xuất các sản phẩm may mặc: Các loại áo khoác
lông vũ, áo vest, sơ mi nam nữ, quần âu, áo váy, quần áo dệt kim, nỉ, bộ đồng
phục trẻ em và người lớn, quần áo thể thao…
DAGARCO đang sử dụng gần 2500 thiết bị may của các nước tiên tiến
trên thế giới như Mỹ, Nhật, CHLB Đức…. Có nhiều thiết bị chuyên dụng
hiện đại như: Hệ thống máy trải vải tự động SY - 101 công nghệ GERBER và
cắt tự động công nghệ GERBER - Mỹ, máy thêu điên tử, máy bổ túi tự động,
Sinh viên: Nguyễn Thị Lý 19 Lớp: QTKD TM_K11


Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Tuấn

hệ thống bộ là form quần và áo Jacket VEIT 8740, bộ là Form áo VEIT 8370,
hệ thống thiết kế mẫu bằng máy vi tính, máy ép mex VEIT 5350.
DAGARCO có xí nghiệp thành viên, với tổng số hơn 3100 cán bộ công
nhân viên trong đó có 1 xí nghiệp liên doanh với tập đoàn SING LUN
(Singapo). Sản phẩm của DAGARCO đã có uy tín trên thi trường nội địa như:
Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, TP Hồ Chí Minh và có uy tín trên thị trường
thế giới như: Mỹ, Nhật, CHLB Đức, Pháp, Hàn Quốc…
Sau 45 năm xây dựng và trưởng thành công ty cổ phần may Đáp Cầu
không ngừng cải tiến hệ thống quản lý, cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học và
công nghệ tiên tiến, nhằm nâng cao năng xuất, chất lượng và hiệu quả trong
sản xuất kinh doanh. Công ty không ngừng đào tạo nguồn nhân lực để có đội
ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, nghiệp vụ giỏi, đội ngũ công nhân lành
nghề, đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty.
Sinh viên: Nguyễn Thị Lý 20 Lớp: QTKD TM_K11

Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Tuấn

2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý
Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống cơ cấu tổ chức quản lý
(Nguồn: Phòng nhân sự của công ty cổ phần may Đáp Cầu)
Sinh viên: Nguyễn Thị Lý 21 Lớp: QTKD TM_K11

Đại hội cổ đông
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Ban kiểm sát

Phó tổng giám đốc
KINH DOANH
Phó tổng giám đốc
NỘI CHÍNH
Phó tổng giám đốc
SX - KT
P.KH
thị
trường
P.TC
kế
toán
P.KD
nội địa
Văn
phòng
tổng hợp
P.bảo vệ
quân sự
P. KT-
KCS
Phân
xưởng
cơ điện
Trường
dạy
nghề
XN may 1
XN may 2
XN may 3

Tổ Q.Trị
Tổ KT 1
Tổ cắt 1
- Tổ 11
- Tổ 12
- Tổ 13
- Tổ 14
- Tổ 15
- Tổ 16
- Tổ 17
- Tổ 18
- Tổ 19
Tổ Q.Trị
Tổ KT 3
Tổ cắt 3
Tổ Q.Trị
Tổ KT 2
Tổ cắt 2
- Tổ 31
- Tổ 32
- Tổ 33
- Tổ 34
- Tổ 35
- Tổ 36
- Tổ 37
- Tổ 38
- Tổ 39
-Tổ 44
- Tổ 201
- Tổ 202

- Tổ 203
- Tổ 204
- Tổ 205
- Tổ 206
- Tổ 207
- Tổ 208
- Tổ 209
Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Tuấn

2.1.3. Nhiệm vụ của các phòng ban
- Tổng giám đốc: Là người đứng đầu công ty có nhiệm vụ điều hành
chung mọi hoạt động của công ty, là người có thẩm quyền cao nhất chịu trách
nhiệm trước pháp luật và nhà nước về mọi hoạt động kinh daonh của công ty.
- Phó tổng giám đốc: Là người thay mặt tổng giám đốc xử lý những công
việc trong công ty. Có quyền đề xuất lên tổng giám đốc những sáng kiến hợp
lý. Tham mưu cho tổng giám đốc về những kế hoạch được trình lên.
*) Các phòng ban
- Phòng kỹ thuật:
Nhiệm vụ: + Lập chương trình kế hoạch và nhiệm vụ của phòng ban
từng tháng, quý, năm, soạn thảo chương trình, quy trình, quy phạm kỹ thuật
từ khâu chuẩn bị sản xuất đến cắt may và hoàn thiện sản phẩm. Xây dựng tiêu
chuẩn kỹ thuật, thi nâng cấp nâng bậc cả lý thuyết và thực hành.
+ Tổng hợp nhu cầu sử dụng máy móc, thiết bị, công cụ của từng mã
hàng cung cấp cho phân xưởng cơ điện để bố trí điều động thiết bị cho sản
xuất, thiết kế xếp chuyền các mã hàng.
+ Xây dựng quản lý tổng hợp các đề tài tiến bộ, khoa học kỹ thuật, sáng
kiến cải tiến kỹ thuật áp dụng trong sản xuất.
- Phòng CKS:
Nhiệm vụ: + Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong từng

tháng, quý, năm về quản lý chất lượng chung trong toàn công ty.
+ Quản lý giám sát kiểm tra, chấn chỉnh về công tác quản lý chất lượng,
kiểm tra hàng hoá ở các xí nghiệp thành viên và các nhà máy nhận hàng gia
công của công ty.
+ Kiểm tra chất lượng nguyên liệu hàng FOB và bao bì hòm hộp cát tông
Sinh viên: Nguyễn Thị Lý 22 Lớp: QTKD TM_K11

Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Tuấn

khi nhập về công ty. Xác nhận vào hoá đơn nhập khi đảm bảo chất lượng và
có quyền từ chối, lập biên bản khi nguyên phụ liệu và bao bì cát tông không
đảm bảo chất lượng như mẫu chuẩn mà bên bán cung cấp.
- Phòng vật tư:
Nhiệm vụ: + Thực hiện nhiệm vụ quản lý, sử dụng lao động, cân đối
nguồn lao động hiện có trong công ty, lập kế hoạch tuyển sinh, tuyển dụng,
đào tạo lao động đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Thực hiện nhiệm vụ giải quyết các chế độ đối với người lao động như
tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT, BHRR và các loại bảo hiểm khác và
các khoản đãi ngộ của cán bộ công nhân viên được nhà nước quy định.
+ Thực hiện công tác chế độ nghỉ hưu, nghỉ thai sản, nghỉ không lương,
chấm dứt hợp đồng lao động. Thi đua khen thưởng, kỷ luật lao động đối với
cán bộ công nhân viên.
- Phòng kinh doanh nội địa:
+ Nghiên cứu thị trường, sáng tác mẫu mốt phù hợp thị trường và tiếp thị
khai thác thị trường, tham mưu cho tổng giám đốc về các biện pháp mở rộng
thị trường, mở rộng các đại lý bán hàng trong nước và nước ngoài.
+ Trưng bày quảng cáo giới thiệu sản phẩm, quảng cáo thương hiệu của
công ty làm cho khách hàng hiểu rõ về công ty thiết lập các hệ thống cửa
hàng đại lý tiêu thụ và giới thiệu sản phẩm trong tỉnh, ngoài tỉnh, tham gia tổ

chức hội chợ trong nước.
- Phòng tài chính kế toán:
Nhiệm vụ: + Quản lý tài chính, tiền tệ, thu chi của công ty cũng như từ
các xí nghiệp thành viên. Lập kế hoạch vay vốn dài hạn, trung hạn và ngắn
hạn cho đầu tư chiều sâu mở rộng sản xuất.
Sinh viên: Nguyễn Thị Lý 23 Lớp: QTKD TM_K11

Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Tuấn

+ Thanh toán quốc tế, thanh toán đầu tư xây dựng cơ bản và các hợp
đồng kinh tế thanh toán các chi phí về mua sắm vật tư trang thiết bị, thanh
toán tiền công, tiền lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên cho hệ thống tài
chính kế toán tổng hợp từ các xí nghiệp. Thanh toán tiền mặt, tiền vay, gửi
của các tổ chức tín dụng Việt Nam và theo dõi đôn đốc, thu hồi công nợ trong
công ty và ngoài công ty.
+ Phân tích các hoạt động kinh tế về tài chính của công ty cổ phần từng
năm và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm làm căn cứ tính cổ
tức cho cán bộ công nhân viên và trích nộp ngân sách nhà nước theo quy
định.
- Phòng bảo vệ quân sự:
Nhiệm vụ

: + Xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác quản lý bảo vệ
tài sản của công ty. Xử lý các vụ việc vi phạm nội quy, quy chế và tài sản
của công ty.
+ Xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch tuần tra canh gác bảo vệ tài
sản của công ty. Thực hiện công tác an ninh, trật tự trong công ty.
- Phân xưởng cơ điện:
Nhiệm vụ: + Tổ chức quản lý vận hành hệ thống nồi hơi trung tâm, phục

vụ hệ thống là của các xí nghiệp. Quản lý tốt hệ thống điện, điện nổ cung cấp
điện phục vụ kịp thời cho sản xuất.
+ Tổ chức kiểm tra máy móc, thiết bị công nghệ may, các thiết bị áp lực
như nồi hơi, thang vận khi mất an toàn có biện pháp xử lý và lên kế hoạch sửa
chữa kịp thời đáp ứng sản xuất.
- Xí nghiệp may:
Nhiệm vụ: + Xây dựng chương trình kế hoạch và nhiệm vụ của xí nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Lý 24 Lớp: QTKD TM_K11

×