Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Hoạt động kinh doanh thép tại công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng. Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.01 KB, 49 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong gần một thập kỷ trở lại đây nền kinh tế nước ta thay đổi một cách
chóng mặt. Hàng loạt doanh nghiệp mọc lên và phát triển nhanh chóng. Các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoạt động ổn định và thu được kết quả
tương đối tốt, góp phần vào việc phát triển cơ sở hạ tầng; đưa nền kinh tế
nước ta ngày càng lớn mạnh trong khu vực và trên thị trường quốc tế.
Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng là một công ty có bề dày lịch sử
cùng với những giai đoạn thăng trầm của lịch sử mà công ty ngày càng lớn
mạnh và tạo được uy tín trên thị trường. Với khoảng thời gian hoạt động kinh
doanh khá dài nên các mặt hàng công ty kinh doanh ngày càng đa dạng. Thép
là một mặt hàng rất quang trọng trong nhiều năm trở lại đây trong xây dựng
dân dụng và công nghiệp. Là nhân tố chính trong quá trình công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước và là một mặt hàng trọng điểm mà công ty kinh doanh.
Trong vài năm trở lại đây do khủng hoảng kinh tế trên thế giới đã ảnh
hưởng phần nào đến hoạt động kinh doanh của nền kinh tế nước ta và ngành
thép cũng đã hứng chịu nhiều khó khăn. Công ty cổ phần Thiết bị Phụ tùng
cũng đã phải chịu phần nào bởi hoạt động kinh doanh thép của công ty cũng
chiếm một tỷ trọng tương đối trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng qua quá
trình tìm hiểu thực trạng về hoạt động kinh doanh thép và được sự góp ý của
giáo viên hướng dẫn nên em chọn đề tài “ Hoạt động kinh doanh thép tại
công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng. Thực trạng và giải pháp “ làm chuyên
đề thực tập.
Kết cấu của chuyên đề được chia làm ba chương:
Chương I: Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng
Chương II: Thực trạng kinh doanh thép tại Công ty Cổ phần Thiết bị
Phụ tùng
SV: Hoàng Đức Thuận – Khoa TM&KTQT Page 1
Chương III: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh
doanh thép tại Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng
Do kiến thức và quá trình thực tập có hạn nên bài viết còn nhiều thiếu


sót em rất mong được sự góp ý của quý vị quan tâm.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng
dẫn Thạc sĩ Nguyễn Thị Liên Hương cùng với các anh chị, cô chú cán bộ
công nhân viên Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng đã tạo điều kiện để em
hoàn thành chuyên đề thực tập của mình.
SV: Hoàng Đức Thuận – Khoa TM&KTQT Page 2
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
THIẾT BỊ PHỤ TÙNG
1.1. Khái quát về công ty cổ phần thiết bị phụ tùng
- Địa chỉ: Số 444 Hoàng Hoa Thám – Quận Tây Hồ - Hà Nội
- Điện thoại: (+84-4)3.2474245 – 3.8326447
- Fax: (+84-4)3.2474244
- E mail:
- Website: />- Tên doanh nghiệp phát hành: Công ty cổ phần thiết bị phụ tùng
- Tên giao dịch: MACHINERY AND SPARE PARTS JOINT STOCK
COMPANY
- Tên viết tắt: Machinco
- Vốn điều lệ: 50.000.000.000 đồng.
- Giấy đăng kí kinh doanh số 0103002783 do Sở Kế hoạch Đầu tư
thành phố Hà Nội cấp ngày 19/08/2003 thay đổi lần cuối ngày 23/04/2007.
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng tiền thân là Tổng Công ty Thiết bị
Phụ tùng trực thuộc Bộ Vật Tư
Từ khi ra đời năm 1956 đến nay Công ty đã phát triển thành công, lớn
mạnh qua các giai đoạn lịch sử của đất nước, từ thời kỳ chiến tranh bảo vệ tổ
quốc, xây dựng hoà bình đến giai đoạn kinh tế thị trường hiện nay. Đến nay
Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng đã trải qua nhiều giai đoạn và cũng đã đổi
tên nhiều lần nhằm phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và từng thời kỳ kinh
doanh của Công ty
Thời kỳ từ năm 1956 đến năm 1986 Công ty có tên là Công ty Sửa

chữa Bảo dưỡng Máy móc trực thuộc Bộ Vật Tư với chức năng: bảo dưỡng,
sửa chữa, lưu giữ những máy móc thiết bị ô tô do Nhà nước giao và hoạt động
SV: Hoàng Đức Thuận – Khoa TM&KTQT Page 3
dưới chế độ bao cấp của Nhà nước. Vì thế tiềm lực và khả năng kinh doanh
của Công ty còn có hạn.
Ngày 5 tháng 4 năm 1986 Công ty được đổi tên thành Công ty Thiết bị
Phụ tùng Machinco I gọi tắt là Công ty thiết bị Machinco I
Thời kỳ từ năm 1990 trở lại đây, khi nền kinh tế thị trường ở nước ta
ngày càng phát triển, Công ty thiết bị Machinco I đã chuyển đổi cơ chế quản
lý phù hợp với nền kinh tế mới, chịu sự quản lý của Bộ Thương Mại nay là
Bộ Công Thương theo quyết định số 225/TTg ngày 17/4/1995 của thủ tướng
Chính Phủ về việc thành lập lại Tổng Công ty Máy và Phụ tùng Bộ Thương
Mại (Bộ Công Thương hiện nay).
Ngày 30 tháng 7 năm 2003, công ty tổ chức Đại hội cổ đông thành lập
Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng Hà Nội.
Từ 1 tháng 9 năm 2003 doanh nghiệp chính thức chuyển sang hoạt
động theo mô hình công ty cổ phần. Ngày 8 tháng 9 năm 2006 Công ty tổ
chức đại hội cổ đông nhiệm kỳ II (2006 – 2009).
Ngày 11 tháng 7 năm 2006 Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng Hà Nội
đổi tên thành Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng. Trong đó phần cổ đông nhà
nước nắm giữ là 11.5%
Trong nhiều năm, hàng chục nhà máy, công trình, dự án trọng điểm của
Nhà nước, các Bộ, Ngành Trung ương và Địa phương đã được Công ty cung
cấp nguyên vật liệu, thiết bị phụ tùng, xe máy theo cơ chế kinh doanh và đấu
thầu hiệu quả, uy tín.
Với 4000 m2 sàn văn phòng cho thuê tại tòa nhà 6 tầng số 133 phố
Thái Hà với đầy đủ tiện nghi, giá cả hợp lý, dịch vụ cho thuê nhà của công ty
hơn 15 năm qua luôn là nơi tin tưởng gắn bó của khách hàng trong và ngoài
nước. Hiện nay công ty mới xây dựng xong tòa nhà trụ sở công ty và văn
phòng cho thuê tại 444 Hoàng Hoa Thám – Quận Tây Hồ - Hà Nội. Với 16

SV: Hoàng Đức Thuận – Khoa TM&KTQT Page 4
tầng hiện đại, hàng chục ngàn m2 sàn cho thuê văn phòng, công trình mới
được đưa vào sử dụng trong năm vừa qua.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
1.1.2.1. Chức năng
Cung ứng các dây chuyền sản xuất đồng bộ cho các ngành, địa phương.
Cung ứng phương tiện vận tải của các hãng Kamaz, Maz, Mazda,
Bella, Hyundai… phương tiện bốc xếp, máy móc, thiết bị thi công làm đường,
tổ máy phát điện.
Cung ứng nguyên liệu phôi thép, vật liệu sắt thép đủ chủng loại, các vật
tư khác cho các nhà máy lớn và các công trình giao thông, xây dựng.
Thực hiện dịch vụ bảo dưỡng, bảo hành sữa chữa các loại xe, máy.
Thực hiện các dịch vụ cho thuê kho hàng, nhà xưởng.
1.1.2.2. Nhiệm vụ
Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ động và tuân thủ nghiêm
chỉnh quy định của pháp luật
Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường, đưa ra kiến nghị và
đề xuất với Bộ Công Thương và Nhà nước giải quyết những vướng mắc trong
kinh doanh
Tuân thủ những pháp luật của nhà nước về quản lý tài chính, quản lý
xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại, nghiêm chỉnh thực hiện những cam
kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương và các hợp đồng liên quan tới sản
xuất kinh doanh của công ty
Quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, đồng thời tự tạo nguồn vốn
cho sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng, đổi mới trang thiết bị, tự bù đắp chi
phí, tự cân đối gữa nhập khẩu- xuất khẩu, đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi
và làm tròn nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước
Nghiên cứu thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao sức cạnh
tranh và mở rộng thị trường
SV: Hoàng Đức Thuận – Khoa TM&KTQT Page 5

Quản lý, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên để theo kịp sự đổi mới
của đất nước
1.2. Tổ chức bộ máy hoạt động của công ty cổ phần thiết bị phị tùng
1.2.1. Hệ thống bộ máy hoạt động của công ty
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Đại hội đồng cổ đông
Thông qua các báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động
kinh doanh; quyết định các chiến lược, phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh và đầu tư; tiến hành thảo luận thông qua bổ sung, sửa đổi Điều lệ của
SV: Hoàng Đức Thuận – Khoa TM&KTQT Page 6
Công ty; bầu, bãi nhiệm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; và quyết định bộ
máy tổ chức của Công ty.
Hội đồng quản trị:
Nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi của
Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội
đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ giám sát hoạt động của Tổng giám đốc và
những cán bộ quản lý khác trong Công ty.
Ban kiểm soát:
Kiểm tra tính hợp lý hợp pháp trong hoạt động quản lý của Hội đồng
quản trị, hoạt động điều hành của Tổng giám đốc và các Báo cáo tài chính.
Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.
Ban giám đốc:
Ban Giám đốc tổ chức, điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh trong
Công ty, chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh, đại diện
cho toàn thể cán bộ công nhân viên và thay mặt Công ty quan hệ pháp lý với
các đơn vị, tổ chức bên ngoài.
Tổng giám đốc: điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng
quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
Các Phó Tổng giám đốc giúp việc Tổng giám đốc trong từng lĩnh vực

cụ thể và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các nội dung công việc
được phân công và những công việc được Tổng giám đốc ủy quyền.
Văn phòng:
Tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác Tổ chức cán bộ, lao động
tiền lương, hành chính quản trị, thi đua khen thưởng, kỷ luật, bảo vệ. Công tác
chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CBCNV, quản lý công tác văn thư
lưu trữ, quản lý tài sản, trang thiết bị làm việc, sinh hoạt thuộc Văn phòng
Công ty.
SV: Hoàng Đức Thuận – Khoa TM&KTQT Page 7
Thực hiện các quy định về văn thư, lưu trữ, bảo mật, các nguyên tắc
quản lý công văn, giấy tờ, đi, đến, các biện pháp quản lý tài sản thuộc lĩnh
vực chuyên môn.
Phối hợp với các phòng ban chức năng xây dựng quy chế làm việc,
giao dịch, tiếp khách, bảo vệ cơ quan, trang trí, khánh tiết… công tác an ninh
trật tự, nơi làm việc.
Phòng Tài chính-Kế toán:
Là bộ phận nghiệp vụ tham mưu giúp việc Hội đồng quản trị, Giám đốc
Công ty, tổ chức thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực quản lý Tài chính-Tín
dụng, Kế toán -Thống kê, thông tin kinh tế.
Xây dựng kế hoạch tài chính, kế hoạch huy động, luân chuyển các
nguồn vốn theo yêu cầu sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư, thanh toán
tiền bán hàng và thu hồi công nợ.
Lựa chọn hình thức tổ chức kế toán cho phù hợp với mô hình tổ chức
quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty.
Thực hiện công tác kiểm kê định kỳ, tổng hợp số liệu kiểm kê, đề xuất
biện pháp xử lý hao hụt, mất mát, hư hỏng và các khoản công nợ.
Lập báo cáo quyết toán và công khai tài chính theo quy định.
Thường xuyên báo cáo tình hình hoạt động tài chính của Công ty để
Giám đốc có biện pháp quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Tổ chức phổ biến chế độ Tài chính-Kế toán của Nhà nước, các quy

định của công ty, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Tài chính-Kế toán.
Ban quản lý dự án:
Tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám đốc Công ty trong việc xây dựng,
quản lý, theo dõi và triển khai thực hiện các dự án của Công ty.
Tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty quản lý, điều hành toàn bộ các
dự án của Công ty.
SV: Hoàng Đức Thuận – Khoa TM&KTQT Page 8
Phối hợp với Phòng Kế toán - Tài chínhCông ty lập tiến độ nhu cầu
vốn các dự án, đề xuất cho Ban Giám đốc Công ty xét duyệt, thanh toán theo
tiến độ các dự án.
Lưu trữ hồ sơ, chứng từ, tài liệu liên quan đến các dự án của Công ty.
Theo dõi, đôn đốc, giám sát việc khảo sát, thiết kế, thi công công trình
thuộc dự án và thẩm định trước khi trình Ban Giám đốc Công ty duyệt theo
quy định.
Liên hệ các cơ quan chức năng lập các thủ tục chuẩn bị đầu tư: Thi
phương án thiết kế kiến trúc, thoả thuận phương án kiến trúc qui hoạch, thoả
thuận PCCC, môi sinh môi trường, trình duyệt thiết kế cơ sở, dự án đầu tư,
xin giấy phép xây dựng…
Các Phòng kinh doanh
Tìm hiểu, thu thập thông tin kinh tế, thị trường; tìm các nguồn hàng
phục vụ sản xuất kinh doanh trong Công ty
Đề xuất các chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn
Tổ chức quản lý việc quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu, tiêu thụ sản
phẩm
Phối hợp với phòng kế toán tài chính quản lý, ban quản lý dự án để
theo dõi các hợp đồng liên doanh, liên kết có sử dụng đất, hợp đồng thuê
khoán đất đai, nhà xưởng.
Các chi nhánh
Tổ chức các hoạt động tiếp thị, quảng cáo hoạt động, sản phẩm của
Công ty ở khu vực thị trường đặt chi nhánh.

Lập kế hoạch, giao dịch, quan hệ khách hàng.
Thực hiện các chức trách, nhiệm vụ khác phù hợp với sự phân công, uỷ
nhiệm, uỷ quyền của Ban Giám đốc Công ty.
1.3. Môi trường kinh doanh của công ty
1.3.1. Nhân sự
SV: Hoàng Đức Thuận – Khoa TM&KTQT Page 9
Công ty có đội ngũ cán bộ, công nhân viên đáp ứng nhu cầu khác nhau
của công việc. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu kinh nghiệm, có trình
độ tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân tốt nghiệp từ các trường đại học hàng đầu của việt
nam như Đại học Kinh tế quốc dân, Ngoại thương, Bách Khoa, Xây dựng,
Thương mại cùng với các công nhân kỹ thuật có tay nghề cao.
Bảng 1: Số lượng lao động tại công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng
Đơn vị tính: Người
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Trên đại học 3 2,44 4 3,05 6 4,62
Đại học 20 16,26 23 17,56 25 19,23

Cao đẳng, trung cấp 45 36,58 48 36,64 46 35,38
Lao động phổ thông 55 44,72 56 42,75 53 40,77
Tổng số lao động 123 100 131 100 130 100
Nguồn: Phòng tài chính kế toán.
Nhìn vào bảng 1 cho ta thấy lực lượng lao động tại công ty biến động
ít. Do trong những năm gần đây tình hình kinh tế khủng hoảng, kinh doanh
gặp khó khăn nên lượng nhân viên trong công ty tăng ít. Cụ thể:
Lượng nhân viên trong năm 2009 là 123 người. Trong đó trên đại học
chiếm 2,44%, đại học chiếm 16,26%, cao đẳng và trung cấp chiếm 36,58%,
còn lại lao động phổ thông chiếm 44,72%.
Năm 2010 lượng nhân viên trong công ty là 131 người tăng 8 người
tương ứng tăng 6,5%. Đó là do lượng lao động có trình độ trên đại học tăng 1
người, đại học tăng 3 người, cao đẳng trung cấp tăng 3 người, lao động phổ
thông tăng 1 người. Có được lượng nhân viên có trình độ như vậy là do quá
trình cắt giảm và công tác tuyển dụng thực hiện khá tốt.
SV: Hoàng Đức Thuận – Khoa TM&KTQT Page 10
Sang năm 2011 với những bước trở lại chậm chạp của nền kinh tế
lượng lao động trong công ty gần như không thay đổi nhưng trình độ lao động
cũng đã có những bước thay đổi. Số lao động có trình độ cao ngày càng nhiều
và số lao động có trình độ thấp đã còn lại ít hơn. Việc này là do công tác đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực trong công ty ngày càng được chú trọng.
1.3.2. Tài chính
Với tài sản sẵn có và chữ tín của mình, công ty đã thiết lập được quan
hệ với các ngân hàng quốc doanh hàng đầu Việt Nam và luôn đảm bảo hạn
mức thường xuyên tại các ngân hàng như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân
hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Bằng chính năng lực và khả năng thực tế của mình Công ty cổ phần
thiết bị phụ tùng luôn tin tưởng rằng sẽ mang đến cho khách hàng chất lượng
dịch vụ tốt nhất với phương châm sự hài lòng của khách hàng chính là thành

công của công ty
Hiện nay tình hình tài chính của công ty hết sức khả quan với một cơ
cấu vốn như sau:
Bảng 2: Vốn và cơ cấu vốn của công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng giai đoạn
2009 - 2011
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 Vốn chủ sở hữu 19819 17821 16433
2 Vốn vay 41618 61995 70426
3 Tổng vốn 61437 79816 86859
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Nhìn vào cơ cấu vốn của công ty cho thấy Công ty Cổ phần Thiết bị
Phụ tùng chủ yếu sử dụng nguồn vốn đi vay là chính để kinh doanh. Lượng
SV: Hoàng Đức Thuận – Khoa TM&KTQT Page 11
vốn đi vay ngày càng tăng qua các năm. Điều này cho thấy công ty có mối
quan hệ rất tốt với các ngân hàng. Nhưng điều này cho thấy công ty phải trả
một khoản tiền khá lớn cho các khoản vay này.
1.3.3. Mặt hàng kinh doanh
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm:
+ Vật tư nguyên liệu phục vụ sản xuất
+ Ô tô, xe máy, thiết bị, phụ tùng, phương tiện vận tải
+ Đồ điện, điện tử, thiết bị quang học và thiết bị y tế
+ Vật liệu xây dựng
+ Nông, lâm, thủy, hải sản chế biến
+ Hóa chất, rượu, bia, nước ngọt
- Đại lý xăng dầu
- Kinh doanh bất động sản và dịch vụ bưu điện
- Dạy nghề sửa chữa ô tô xe máy
- Đại lý dịch vụ Internet công cộng
- Buôn bán vật tư trang thiết bị ngành viễn thông, truyền thông, công

nghệ thông tin, truyền hình, điện lực
- Kinh doanh kim loại, kim loại màu phế liệu, sắt thép phế liệu, khoáng
sản
- Kinh doanh dịch vụ kỹ thuật về điện tử, điện lực, viễn thông, tin học
1.3.4. Thị trường
- Thị trường Nga bao gồm các mặt hàng chủ yếu là :
+ Phôi thép
+ Phương tiện vận tải, máy xúc máy ủi
- Thị trường Trung Quốc bao gồm các mặt hàng chủ yếu là:
+ Phôi thép
+ Phương tiện vận tải, máy xúc máy ủi,
SV: Hoàng Đức Thuận – Khoa TM&KTQT Page 12
- Thị trường Nam Phi, Thái Lan và Hồng Kông bao gồm các mặt hàng
chủ yếu là :
+ Thép cuộn cán nóng
+ Thép tấm và vật liệu cho xây dựng cầu
- Thị trường Mỹ, EU, ASEAN, Nhật bản, Hàn quốc, Ấn độ
- Thị trường trong nước: sản xuất kinh doanh các mặt hàng trong danh
mục hàng hóa chủ yếu ở các vùng kinh tế trọng điểm
1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2009-2011
Chỉ tiêu
Năm
2009
(trđ)
Năm
2010
(trđ)
Năm
2011

(trđ)
2010/2009 2011/2010
trđ % trđ %
Doanh thu
thuần 648378 671734 654439 23356 3,60 -17295 -2,57
Vốn 614443 631995 616213 17552 2,86 -15782 -2,50
Chi phí 24161 27515 28360 3354
13,8
8 845 3,07
Thuế 789 981 834 192 24,33 -147 -14,98
Lợi nhuận 8985 11243 9032 2258 25,13 -2211 -19,67
Nguồn: Phòng tài chính kế toán.
Nhận xét: Qua bảng 3 trên cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty
là khá ổn định. Kết quả kinh doanh cho thấy công ty kinh doanh luôn có lãi
mặc dù tình hình kinh doanh trong nước thời gian gần đây gặp rất nhiều khó
khăn và không ít những biến động.
+ Năm 2009 doanh thu đạt 648378 (trđ) trong đó cần tới 614443 (trđ)
tiền vốn và phải mất 24161 (trđ) cho các khoản chi phí chi cho hoạt động kinh
doanh cùng với nộp thuế cho nhà nước 789 (trđ) nên công ty đã thu được
8985 (trđ) lợi nhuận.
+ Năm 2010 so với năm 2009: Tình hình kinh doanh tại công ty cũng
đạt được kết quả khá cao, cụ thể:
SV: Hoàng Đức Thuận – Khoa TM&KTQT Page 13
- Doanh thu tăng 23356 (trđ) tương ứng tăng 3,6%. Lượng vốn đầu tư
vào các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng gia tăng đáng kể từ 614443 (trđ)
năm 2009 tăng lên 631995 (trđ) và tăng 2,86%. Điều này cho thấy tốc độ tăng
của doanh thu cao hơn tốc độ tăng của vốn là điều rất tốt đối với công ty.
- Chi phí của công ty trong năm cũng gia tăng đáng kể từ 24161 (trđ)
năm 2009 lên tới 27515 (trđ), tăng 3354 (trđ) tương ứng tăng 13,88%. Đó là
do biến động của thị trường tài chính trong nước, giá cả có nhiều biến đổi nên

công ty mất nhiều chi phí hơn.
- Thuế nộp vào ngân sách nhà nước cũng tăng thêm 192 (trđ).
- Lợi nhuận thu được trong năm tăng 2258 (trđ) đạt 11243 (trđ) tương
ứng tăng 25,13%. Đó là do sự gia tăng của các hoạt động kinh doanh về thép,
buôn bán xe máy, ô tô, sản xuất xuất khẩu thủy sản và nông sản. Một số hoạt
động khác thu được kết quả không tốt.
+ Năm 2011 so với năm 2010: Một năm khá ảm đạm của cả nền kinh
tế. Các hoạt động sản xuất kinh doanh chịu nhiều tổn thất nặng nề. Cùng với
sự khó khăn chung của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty gặp không ít khó khăn. Một số hoạt đông sản xuất kinh doanh cũng
không thu được kết quả khả quan, có hoạt động cũng phải chịu thua lỗ làm
cho kết quả kinh doanh chung của công ty có chút giảm sút, cụ thể:
- Doanh thu giảm 17295 (trđ) tương ứng 2,57%. Vốn cũng đã giảm
15782 (trđ) kéo theo việc nộp thuế cũng giảm đôi chút.
- Lợi nhuận công ty thu được mặc dù có giảm 2211(trđ) nhưng trong
năm cũng đã thu được 9032 (trđ) lợi nhuận là một kết quả thành công cho
quãng thời gian khó khăn này.
Với những chính sách thay đổi của nhà nước vào cuối năm 2011công ty
hy vọng sẽ thu được kết quả khả quan hơn trong năm 2012.
SV: Hoàng Đức Thuận – Khoa TM&KTQT Page 14
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THÉP TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ PHỤ TÙNG
2.1. Tình hình kinh doanh thép tại Việt Nam trong thời gian gần đây
Năm 2011 do khó khăn chung của nền kinh tế thế giới và chính sách
thắt chặt tiền tệ làm cho việc kinh doanh thép gặp nhiều khó khăn. Tình hình
tiêu thụ thép giảm và có xu hướng giảm vào mấy tháng cuối năm. Tháng 9 chỉ
bán được 385000 tấn, giảm 100000 tấn so với tháng trước đó Tháng 10 và 11
chỉ đạt trên 300000 tấn một chút. Có thể thấy, xu hướng giảm dần như vậy là
do tình hình xây dựng bị giảm sút và việc giải quyết khó khăn về tài chính của
doanh nghiệp thép cũng chưa có hiệu quả rõ rệt. Do sức tiêu thụ thép yếu nên

lượng tồn kho ở các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội Thép Việt Nam tính
đến hết tháng 11 lên đến 365000 tấn, trong khi mức tồn kho bình quân hàng
năm chỉ khoảng 250000 tấn.
Bên cạnh đó, sự cạnh tranh mạnh mẽ của các sản phẩm thép nhập ngoại
từ Trung Quốc, Malaysia cũng làm cho khả năng bán hàng của các doanh
nghiệp sản xuất thép trong nước gặp khó khăn.
Theo nhìn nhận của các chuyên gia kinh tế, tình hình suy giảm kinh tế
hiện nay khiến các doanh nghiệp thép rơi vào tình hình khó khăn, nhưng đây
cũng là cơ hội để ngành thép sàng lọc và tái cấu trúc.
Bước sang năm 2012, Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam thì
mức tiêu thụ thép từ trong tháng 2 chỉ đạt 360 nghìn tấn, tăng khoảng 130
nghìn tấn so với tháng 1, nhưng giảm gần 60% so với cùng kỳ năm ngoái.
Dự báo, tiêu thụ trong những tháng tới vẫn ở mức thấp bởi các dự án
bất động sản, dự án đầu tư xây dựng cơ bản vẫn gần như dậm chân tại chỗ.
Do vậy, lượng thép thành phẩm tồn kho đang ở mức cao, gần 400 nghìn tấn,
lượng phôi tồn kho trên 500 nghìn tấn. Và theo dự báo của Hiệp hội Thép
Việt Nam thì năm 2012 lượng tiêu thụ thép cả nước sẽ chỉ tăng trưởng ở mức
4%, khoảng 9,8 triệu tấn.
SV: Hoàng Đức Thuận – Khoa TM&KTQT Page 15
Trước tình hình trên, nhiều doanh nghiệp thép đang chấp nhận bán lỗ từ
15,4 - 15,5 triệu đồng/tấn, chưa tính thuế, trong khi giá thành sản xuất 1 tấn
thép từ 15,8 - 15,9 triệu đồng. Chưa kể, còn phải phải cạnh tranh gay gắt với
sản phẩm nhập khẩu giá rẻ của Trung Quốc.
Giá các loại thép bán ở các đại lý vẫn không hề giảm, vẫn giữ ở mức ổn
định, thậm chí còn tăng chút ít so với năm ngoái. Theo đó, thép niêm yết giá
bán tại các đại lý cấp 1 là thép VIS 15,7 triệu đồng/tấn; thép cây 15,64 triệu
đồng/tấn, thép Việt Đức 15,3 triệu đồng/tấn, thép Hòa Phát 15,8 triệu
đồng/tấn.
Mặc dù lượng thép tồn kho rất lớn, tuy nhiên các doanh nghiệp phải
nhập khẩu đến 80% sắt thép phế liệu, gần 30% phôi, 100% thép cuộn cán

nóng, gần 100% than cốc, than mỡ… nên việc phụ thuộc lớn vào giá nguyên
liệu của thị trường thế giới. Thêm vào đó, giá điện tăng, giá nguyên vật liệu
tăng cao, lãi suất ngân hàng chưa giảm.
Với tình hình kinh doanh thép như trên Công ty và các doanh nghiệp
thép đang gặp phải một thử thách rất lớn và cần có bản lĩnh để vượt qua.
2.2. Đặc điểm mặt hàng thép và hoạt động kinh doanh thép tại công ty
2.2.1. Đặc điểm mặt hàng thép
Mặt hàng thép mà Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng kinh doanh là
một trong những mặt hàng thiết yếu của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nước với nhu cầu ngày một gia tăng.
Là mặt hàng có thời gian sử dụng lâu, dễ bảo quản, hao hụt được nhà
cung cấp trừ từ trước, là mặt hàng chiếm diện tích lớn trong kho bãi, được sử
dụng rộng rãi trong hoạt động sản xuất thép; trong xây dựng dân dụng công
nghiệp; đóng tầu thuyền
Các mặt hàng thép Công ty kinh doanh đều đảm bảo tiêu chuẩn về chất
lượng của các nhà cung cấp nước ngoài với nhiều nhà cung ứng có uy tín trên
thế giới.
SV: Hoàng Đức Thuận – Khoa TM&KTQT Page 16
Là mặt hàng mà giá cả biến động liên tục, giá bán do các nhà nhập
khẩu; các nhà phân phối; các công ty thương mại; các nhà bán lẻ quyết định
và lên xuống bất thường.
2.2.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh thép tại Công ty Cổ phần Thiết bị
Phụ tùng
Bên cạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty thì hoạt
động kinh doanh các mặt hàng thép cũng chiếm 1/5 trong hoạt động kinh
doanh của Công ty. Bên cạnh các hoạt động khác thì hoạt động kinh doanh
thép ngày càng được chú trọng.
Công ty chuyên nhập khẩu các mặt hàng về thép từ các đối tác có uy tín
và thương hiệu trên thế giới và khu vực rồi cung cấp cho thị trường nội địa.
Công ty kinh doanh theo đúng luật pháp, đúng quy cách, chủng loại,

mác thép theo nhà cung ứng
Kinh doanh các nguyên vật liệu để sản xuấ ra phôi thép, thép thành
phẩm theo yêu cầu của các nhà sản xuất trong nước
Là hoạt động cần một lượng vốn khá lớn nên việc quay vòng và huy
động vốn cho hoạt động này gặp nhiều khó khăn
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thép tại Công ty
Cổ phần Thiết bị Phụ tùng
2.3.1. Về kinh tế
Sau khi chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) nền
kinh tế nước ta từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Cũng có nghĩa sự
biến đọng tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế toàn cầu sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến sự ổn định kinh tế nước ta. Điển hình trong cuộc khủng hoảng
kinh tế toàn cầu giai đoạn 2008, 2009, nền kinh tế Việt Nam chịu nhiều tác
động nặng nề và đã trải qua thử thách lớn như thất nghiệp gia tăng, tỷ lệ lạm
phát tăng cao, khủng hoảng tín dụng, sự suy giảm của thị trường chứng
khoán, thị trường bất động sản đóng băng, vì vậy đã làm cho hoạt động sản
SV: Hoàng Đức Thuận – Khoa TM&KTQT Page 17
xuất và tiêu thụ thép gặp nhiều khó khăn. Đến cuối 2009, nền kinh tế thế giới
phần nào đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng và dần khôi phục. Việc này có ảnh
hưởng tích cực đến việc phát triển toàn ngành và các công ty sản xuất kinh
doanh thép nói riêng.
Việc chính phủ đề ra hàng loạt các chính sách điều chỉnh, hỗ trợ nền
kinh tế bằng các gói giải pháp kích cầu đầu tư, tiêu dùng, chính sách hỗ trợ
doanh nghiệp như hạ lãi suất cho vay và giãn nợ trong 2010 đã tác động đến
sự phục hồi của thị trường thép.
Tóm lại, trong điều kiện nền kinh tế vĩ mô tăng trưởng ổn định sẽ tác
động tích cực đến hoạt động kinh doanh thép của công ty và ngược lại.
2.3.2. Về pháp luật
Hoạt động kinh doanh thép của công ty chịu sự điều chỉnh của Luật
doanh nghiệp, luật thương mại, quy chế về kinh doanh thép. Hiện nay, hệ

thống văn bản pháp luật Việt Nam vẫn đang trong quá trình điều chỉnh, hoàn
thiện nên việc thay đổi, điều chỉnh sẽ ảnh hưởng nhất định đến kế hoạch kinh
doanh của công ty.
2.3.3. Về giá nguyên vật liệu
Theo thống kê của Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), nền kinh tế thế giới
hồi phục mạnh mẽ từ nửa cuối 2009 và đầu 2010 đã thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ
thép trong nước tăng cao. Cùng với sự khan hiếm nguồn nguyên liệu luyện
kim đã làm giá nguyên liệu, và sản phẩm thép thế giới tăng cao. Do sản xuất
thép trong nước vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu (phôi
thép, thép vụn) nên ảnh hưởng đến việc kinh doanh thép của công ty. Vì biến
động về giá và nguồn nguyên liệu là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng toàn
cục đến doanh thu, lợi nhuận của công ty.
2.3.4. Về tỷ giá hối đoái
Mặt hàng thép của công ty chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài, vì
vậy việc thanh toán các hợp đồng nhập khẩu phải bằng ngoại tệ. Do đó biến
SV: Hoàng Đức Thuận – Khoa TM&KTQT Page 18
động tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến giá nhập, từ đó ảnh hưởng đến kết quả hoạt
động kinh doanh của công ty.
Trong thời gian qua, biến động kinh tế đã tác động tới tỷ giá hối đoái,
giá vàng thế giới tăng làm cho giá ngoại tệ thay đổi liên tục, gây ảnh hưởng
đến giá nhập khẩu thép của công ty. Để hạn chế, bên cạnh chính sách nhập
khẩu nguyên liệu, dự trữ hàng tồn kho hợp lý, chủ động cân đối nguồn ngoại
tệ là một trong các yếu tố đúng đắn, linh hoạt của công ty. Ngoài ra, công ty
luôn duy trì quan hệ, uy tín với các tổ chức tín dụng lớn nên nguồn vốn vay
ngoại tệ có thể hạn chế được những ảnh hưởng của yếu tố này.
2.3.5. Về tài chính
Vốn là yếu tố cần thiết nhất của các công ty. Công ty nào có nguồn tài
chính mạnh sẽ dễ dàng ký được các hợp đồng và việc kinh doanh sẽ dễ dàng
hơn rất nhiều. Đặc điểm của các công ty kinh doanh trong ngành thép là vốn
lớn, để đảm bảo hoạt động kinh doanh thép công ty phải sử dụng tiền vay của

ngân hàng. Vì vậy việc thay đổi chính sách tiền tệ của nhà nước cũng ảnh
hưởng không nhỏ tới công ty trong việc vay vốn và huy động vốn nhằm duy
trì một cơ cấu tài chính an toàn.
2.3.6. Thị trường trong nước
Thị trường tiêu thụ thép trong nước biến đổi liên tục do tình hình biến
động của giá vàng, xăng dầu, thị trường bất động sản làm cho thị trường
thép cũng gặp nhiều khó khăn. Do đó làm cho các nhu cầu xây dựng cũng
biến đổi dẫn tới cung cầu không cân bằng, ảnh hưởng đến tình hình nhập
khẩu và tiêu thụ các mặt hàng về thép của công ty.
Trong thời gian gần đây thị trường thép trong nước biến đổi chóng
vánh đã làm cho việc nhập khẩu và kinh doanh thép của công ty có phần sa
sút. Mặc dù Công ty vẫn giữ được khách hàng nhưng số tình hình tiêu thụ gặp
nhiều khó khăn. Trong khoảng thời gian này một số công ty đã bị phá sản vì
không thu hồi được công nợ và trả lãi ngân hàng.
SV: Hoàng Đức Thuận – Khoa TM&KTQT Page 19
2.3.7. Nhân tố khác
Ảnh hưởng của các nhân tố khác như thời tiết, khoảng cách địa lý,
trường hợp bất khả kháng cũng ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu và kinh
doanh thép của công ty. Có thể làm gián đoạn việc ký kết hợp đồng, nhập
xuất hàng hóa không đúng thời gian.
2.4. Thực trạng hoạt động kinh doanh thép tại Công ty Cổ phần Thiết bị
Phụ tùng trong 3 năm 2009, 2010, 2011.
Thực hiện chủ trương đổi mới của Nhà nước Công ty Cổ phần Thiết bị
Phụ tùng hoạt động kinh doanh đa lĩnh vực. Bên cạnh các lĩnh vực khác hoạt
động nhập khẩu và kinh doanh nguyên vật liệu về thép chiếm tỷ trọng tương
đối trong hoạt động kinh doanh của công ty.
2.4.1. Tình hình nhập khẩu thép của công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng
2.4.1.1. Số lượng thép và nguyên liệu thép nhập khẩu từ 2009 đến 2011
Bảng 4: Số lượng thép và nguyên liệu thép nhập khẩu 3 năm qua
Đơn vị tính: tấn

Các mặt hàng thép
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011

Thép tấm cán nóng 530 692 727 162 35
Thép không gỉ 336,5 423,3 434,6 86,8 11,3
Thép cuộn 129,4 175 189,4 45,6 14,4
Thép phế 1466 2021 2162 555 141
Phôi thép 2425 2912 3065 487 153
Thép xây dựng 5818 6276 6302 458 26
Nguồn: Phòng kinh doanh 2
Từ bảng số liệu trên ta thấy tình hình nhập khẩu thép trong 3 năm qua
của công ty cổ phần thiết bị phụ tùng luôn tăng nhưng có sự chênh lệch khá
lớn trong năm 2 năm 2010 và 2011, cụ thể:
+ Trong năm 2009: Đầu năm tình hình nhập khẩu của các công ty gặp
nhiều khó khăn do tình hình biến động kinh tế thế giới làm cho các công ty
SV: Hoàng Đức Thuận – Khoa TM&KTQT Page 20
làm ăn kém hiệu quả. Nhưng do nhà nước đã có chính sách tác động đến nền
kinh tế trong nước và Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng đã nhập khẩu các
loại thép để kinh doanh: Thép tấm cán nóng, thép không gỉ, thép cuộn, thép
xây dựng, thép phế và phôi thép với số lượng như bảng trên.
+ Đến năm 2010: nhận thấy tình hình kinh doanh khả quan nên công ty
đã nhập các mặt hàng thép như sau:
- Thép tấm cán nóng: Công ty đã nhập khẩu 692 tấn. So với năm 2009
nhập tăng 162 tấn tương đương với tăng 30,56%.
- Thép không gỉ: Công ty nhập 423,3 tấn. So với năm 2009 nhập tăng

86,8 tấn tương đương nhập tăng 25,79%.
- Thép cuộn: Công ty nhập 175 tấn. So với năm 2009 nhập tăng 45,6
tấn tương đương nhập tăng 35,24%.
- Thép phế: Công ty nhập 2021 tấn. So với năm 2009 nhập tăng 555 tấn
tương đương tăng 37,85%. Đó là do nhu cầu sản xuất phôi thép trong nước
tăng cao.
- Phôi thép: Công ty nhập 2021 tấn phôi nhằm đáp ứng nhu cầu của các
công ty sản xuất thép thành phẩm. So với năm 2009 công ty đã nhập tăng 487
tấn tương đương tăng 20,08%.
- Thép xây dựng: tình hình xây dựng trong năm vài tháng khá sôi động
đẩy giá thép lên cao vì vậy công ty đã nhập 6276 tấn thép đáp ứng nhu cầu
của các công ty kinh doanh thép và nhu cầu xây dựng của chính công ty. So
với năm 2009 công ty nhập tăng 458 tấn thép tương đương tăng 7,87%.
Với tình hình nhập khẩu như vậy công ty đã đáp ứng khá tốt nhu cầu
sản xuất kinh doanh thép trong nước và nhu cầu xây dựng của chính công ty.
+ Bước sang năm 2011: Nền kinh tế trong nước do ảnh hưởng của
khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho việc xây dựng bị trì hoãn, nhiều dự án
không thực hiện được làm cho việc sản xuất kinh doanh thép trong nước gặp
khó khăn. Vì vậy hoạt động kinh thép của công ty cũng bị ảnh hưởng, cụ thể:
SV: Hoàng Đức Thuận – Khoa TM&KTQT Page 21
- Thép tấm cán nóng: Công ty chỉ nhập 727 tấn. So với năm 2010 nhập
tăng 35 tấn tương đương tăng 5,05%
- Thép không gỉ: Công ty nhập 434,6 tấn. So với năm 2010 nhập tăng
11,3 tấn tương đương tăng 2,67%.
- Thép cuộn: Công ty nhập 189,4 tấn. So với năm 2010 nhập tăng 14.4
tấn tương đương tăng 8,22%.
- Thép phế: Công ty nhập 2162 tấn. So với năm 2010 nhập tăng 141
tấn tương đương tăng 6,97%.
- Phôi thép: Công ty nhập 3065 tấn. So với năm 2010 nhập tăng 153 tấn
tương đương tăng 5,25%.

- Thép xây dựng: Công ty nhập 6302 tấn. So với năm 2010 nhập tăng
26 tấn tương đương tăng 0,41%.
Mặc dù năm 2011 gặp nhiều khó khăn nhưng lượng thép mà công ty
nhập về vẫn tăng đôi chút so với năm 2010.
2.4.1.2. Kim ngạch nhập khẩu thép trong 3 năm 2009, 2010, 2011
Bảng 5: Kim ngạch nhập khẩu thép trong 3 năm 2009, 2010, 2011
Các mặt hàng thép
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá trị
(USD)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(USD)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(USD)
Tỷ
trọng
(%)
Thép tấm cán nóng
220916,32 3,49 288441,69 3,97 303030,50 4,07
Thép không gỉ 374945,52 5,92 471662,52 6,50 484253,56 6,51
Thép cuộn 12607,39 0,20 17050,18 0,23 18453,17 0,25
Thép phế 383521,89 6,05 528716,06 7,29 565603,23 7,61
Phôi thép 1417768,98 22,37 1715517,44 23,64 1812211,90 24,37
Thép xây dựng 3926837,71 61,97 4235963,12 58,37 4253511,73 57,19

Tổng 6336597,80 100 7257351,01 100 7437064,08 100
Nguồn: Phòng kinh doanh 2
SV: Hoàng Đức Thuận – Khoa TM&KTQT Page 22
Qua bảng trên cho ta thấy kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng thép
ngày càng gia tăng qua các năm. Giá trị các mặt hàng ngày càng tăng lên
được thể hiện trên bảng.
Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2010 đạt 7257351,01 USD tăng
920754,20 USD so với năm 2009 tương đương tăng 14,53%.
Năm 2011 tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 7437064,08 USD tăng
179713,07 USD so với năm 2010 tương đương tăng 2,47%.
Tổng kim ngạch nhập khẩu thép của Công ty tăng lên chủ yếu do hai
mặt hàng thép là phôi thép và thép xây dựng. Đây là 2 mặt hàng chính mà
công ty kinh doanh.
2.4.1.3. Chủng loại thép nhập khẩu của công ty từ năm 2009 đến 2011
Dựa vào bảng kim ngạch nhập khẩu thép trong 3 năm 2009, 2010, 2011
ở trên cho thấy cơ cấu các mặt hàng thép mà công ty đã nhập khẩu. Cụ thể
từng mặt hàng:
- Thép tấm cán nóng: Năm 2009 chiếm 3,49%, đến năm 2010 đã tăng
lên 3,97% và năm 2011 tăng nhẹ đến 4,07%
- Thép không gỉ: Năm 2009 chiếm 5,92%, đến năm 2010 tăng lên
6,50% và gần như không đổi trong năm 2011 là 6.51%
- Thép cuộn: là mặt hàng có tỷ trọng nhỏ góp phần vào việc kinh doanh
thép chung của công ty. Năm 2009 chiếm 0,20%, đến 2010 đạt 0,23% và
2011 là 0,25%.
- Thép phế: Do nhu cầu nguyên liệu để sản xuất phôi thép trong nước
gia tăng lên tỷ trọng của nguyên liệu này cũng ngày càng gia tăng. Năm 2009
là 6,05% đến năm 2010 tăng lên 7,29% và trong năm 2011 lên tới 7,61%.
- Phôi thép: Mặc dù trong nước các nhà máy sản xuất phôi đang phát
triển nhưng lượng phôi thép trong nước sản xuất vẫn chưa đáp ứng nhu cầu
của các nhà máy sản xuất thép thành phẩm. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu về

phôi thép trong nước lượng phôi thép công ty nhập về chiếm tỷ trọng khá cao.
SV: Hoàng Đức Thuận – Khoa TM&KTQT Page 23
Năm 2009 là 22,37% và tăng nhẹ trong 2 năm tiếp theo lần lượt tăng lên là
23,64%; 24,37%.
- Thép xây dựng: Cùng với phôi thép là mặt hàng kinh doanh chính của
công ty. Với nhiều loại thép thành phẩm dùng cho xây dựng đến từ nhiều
quốc gia với chất lượng đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau nên tỷ trọng mặt
hàng này là rất lớn. Năm 2009 đạt 61,97% đến 2010 giảm còn 58,37% và
2010 giảm tới 57,19%. Có sự giảm sút như vậy là do biến động giá cả và sự
gia tăng tỷ trọng của các mặt hàng thép khác.
Tóm lại, trong giai đoạn từ 2009 đến 2011 công ty nhập khẩu các mặt
hàng thép nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và phục vụ cho hoạt động kinh
doanh của Công ty là khá tốt.
2.4.1.4. Thị trường nhập khẩu thép của công ty trong 3 năm
Bảng 6: Cơ cấu thị trường nhập khẩu thép của công ty trong 3 năm
Các mặt
hàng thép
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá trị
(USD)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(USD)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(USD)

Tỷ
trọng
(%)
Trung Quốc 1131082,71 17,85 1359301,84 18,73 1426428,89 19,18
Hàn Quốc 625422,203 9,87 668402,028 9,21 824770,406 11,09
Nhật Bản 654570,553 10,33 690174,081 9,51 83295,1177 1,12
Nga 585501,637 9,24 744604,214 10,26 928145,597 12,48
Nam Phi 989142,917 15,61 1227218,06 16,91 1282893,55 17,25
Ấn Độ 1054409,87 16,64 1283099,66 17,68 1372138,32 18,45
Asean 838965,549 13,24 832418,161 11,47 932607,836 12,54
Hoa Kỳ 457502,361 7,22 452132,968 6,23 586784,356 7,89
Tổng 6336597,8 100 7257351,01 100 7437064,08 100
Nguồn: Phòng kinh doanh 2
Nhìn bảng kết quả trên ta thấy:
SV: Hoàng Đức Thuận – Khoa TM&KTQT Page 24
- Thị trường Trung Quốc là thị trường lớn nhất và tăng liên tục (từ
17,85 năm 2009 lên đến 19,18% năm 2011) trong tỷ trọng nhập của công ty
do thị trường này giá cả cạnh tranh hơn các thị trường khác.
- Thị trường Nhật Bản cung cấp thép xây dựng , thép cuộn nhưng do
ảnh hưởng của thiên tai làm cho tỷ trọng bị giảm trầm trọng trong năm 2011
và chỉ đạt 1,12%
- Thị trường Hàn Quốc, Nga, Hoa kỳ là ba thị trường nhập khẩu nhỏ,
chủ yếu nhập thép xây dựng, thép cuộn, thép tấm cán nóng và phôi thép.
Được hưởng lợi từ thiên tai của Nhật Bản mà tỷ trọng của 3 thị trường này
tăng nhanh chóng trong năm 2011.
- Thị trường Nam Phi chủ yếu cung cấp thép phế, phôi thép nên có tỷ
trọng khá cao. Năm 2009 đạt 15,61%, đến tăng đều đến năm 2011 đạt 17,25%
- Thị trường Ấn Độ với mặt hàng thép không gỉ, thép phế, phôi thép
chiếm tỷ trọng khá lớn trong năm 2009 và duy trì mức tăng đến 18,45% trong
năm 2011.

- Thị trường Asean là thị trường trung bình với mặt hàng thép cuộn
(Thái Lan, Malaysia ), thép phế mặc dù có giảm trong năm 2010 nhưng đã
tăng trở lại trong năm 2011.
Nhìn chung Công ty đã giữ được mối quan hệ tốt với các đối tác nước
ngoài để đảm bảo được nguồn hàng công ty kinh doanh.
2.4.1.5. Hình thức nhập khẩu của công ty
Hoạt động kinh doanh các mặt hàng về thép của Công ty Cổ phần Thiết
bị Phụ tùng là nhập khẩu các mặt hàng thép về rồi cung ứng thép cho thị
trường trong nước
Thời gian gần đây, công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng đang sử dụng hai
hình thức nhập khẩu các mặt hàng về thép chủ yếu là nhập khẩu trực tiếp và
nhập khẩu ủy thác. Với hai hình thức nhập khẩu thép này thì cũng rất nhiều
các Doanh nghiệp khác cũng đang sử dụng.
SV: Hoàng Đức Thuận – Khoa TM&KTQT Page 25

×