Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHNo & PTNT chi nhánh Tây Đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.66 KB, 45 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
SV: Nguyễn Thị Hạnh Nguyên Lớp: Đầu tư 50F
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
NHẬN XÉT 21
CHI TIẾT MỘT SỐ KHOẢN MỤC TÀI SẢN 24
SV: Nguyễn Thị Hạnh Nguyên Lớp: Đầu tư 50F
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Hạnh Nguyên Lớp: Đầu tư 50F
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định,cơ cấu kinh tế dịch chuyển
dần sang công nghiệp hóa,hiện đại hóa,mặt khác nền sau khi gia nhập WTO
thì nền kinh tế nước ta cũng có nhiều thuận lợi và thách thức phia trước.Sự
cạnh tranh giũa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài nên
làm cho các doanh nghiệp luôn tăng nhu cầu vốn đầu tư cho hoạt động sản
xuất. Nhu cầu vốn nhiều nên các doanh nghiệp phải tìm đến các ngân hàng
thương mại, ngân hàng cũng là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực
tiền tệ. Các dự án mà doanh nghiệp vay ngân hàng có vốn lớn,thời gian dài
luôn tiềm ẩn rủi ro cho các ngân hàng. Chính vì thế nên ngân hàng phải thẩm
định dự án trước mới quyết định cho vay hay không.Thực tế công tác thẩm
định tài chính dự án đầu tư của các ngân hàng thương mại chưa cao, không
phát huy được hiệu quả của dự án vay vốn, làm ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Là sinh viên chuyên ngành kinh tế đầu tư, được thực tập tại NHNo &
PTNT chi nhánh Tây Đô- một ngân hàng có tốc độ tăng trưởng khá ổn định,
em nhận thấy được vai trò quan trọng của công tác thẩm định dự án là như thế
nào, nên em quyết định đi sâu nghiên cứu về đề tài “Một số giải pháp hoàn
thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHNo & PTNT chi nhánh Tây Đô ”
và lựa chọn làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Giảng viên hướng dẫn Th.S Phan Thu Hiền


và toàn thể cán bộ tại NHNo & PTNT chi nhánh Tây Đô đã giúp đỡ em hoàn
thành chuyên đề này.
SV: Nguyễn Thị Hạnh Nguyên Lớp: Đầu tư 50F
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
( AGRIBANK ) CHI NHÁNH TÂY ĐÔ
1.1. Khái quát về Ngân hàng Agribank chi nhánh Tây Đô
1.1.1. Sự ra đời của Ngân hàng Agribank chi nhánh Tây Đô
Trước những nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế, nhu cầu sử dụng vốn
và các dịch vụ ngân hàng của doanh nghiệp và dân cư ngày càng tăng. Đồng thời
nhằm mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh, uy tín, và hiệu
quả hoạt động kinh doanh của mình, NHNo và PTNT không ngừng thành lập các
chi nhánh mới. Mỹ Đình là địa bàn có khá nhiều thuận lợi: Là trung tâm khu vực
phát triển phía tây của nội đô Thủ Đô; khu vực dân cư đông đúc và đang phát triển
di dân cơ học lớn, tốc độ đô thị hóa, thương mại hóa cao; kinh tế của khu vực phát
triển một cách nhanh chóng và ngày càng sâu rộng Ngày 30/8/2003, ban lãnh đạo
NHNo và PTNT Việt Nam đã ra quyết định thành lập thêm một chi nhánh mới: Chi
nhánh NHNo & PTNT Tây Đô.
Khi ra đời với tên gọi Chi nhánh NHNo và PTNT Tây Đô, là một chi nhánh
ngân hàng cấp II với tổng số cán bộ, nhân viên là 25 người, một Giám đốc, một phó
giám đốc, hai phòng nghiệp vị là phòng tín dụng và phòng kế toán và 02 phòng giao
dich trực thuộc.
Cùng với sự lớn mạnh của hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam, Chi nhánh
NHNo & PTNT Tây Đô đi vào hoạt động dần ổn định và kết quả kinh doanh ngày
một cao. Nhằm nâng cao tầm quan trọng và uy tín của ngân hàng trên khu vực, cùng
với sự phát triển nền kinh tế thủ đô nói riêng và cả nền kinh tế quốc dân nói chung,
đến ngày 01/4/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã công nhận chuyển ngân

hàng từ ngân hàng cấp II lên thành chi nhánh ngân hàng cấp I với tên gọi: NHNo và
PTNT chi nhánh Tây Đô – trực thuộc NHNo & PTNT Việt Nam.
Từ khi được nâng cấp là chi nhánh cấp I, Chi nhánh Tây Đô đã dần hoàn
thiện về cơ cấu bộ máy tổ chức theo Quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ban hành kèm theo quyết
SV: Nguyễn Thị Hạnh Nguyên Lớp: Đầu tư 50F
2
Chuyờn thc tp tt nghip
nh s 1377/Q/HQT-TCCB ngy 24/12/2007 ca Hi ng Qun tr NHNo &
PTNT Vit Nam.
1.1.2. C cu t chc ca Chi nhỏnh NHNo&PTNT Tõy ụ
S cỏn b, nhõn viờn chi nhỏnh t 25 cỏn b nay ó l 81 cỏn b. Ban lónh
o ca Chi nhỏnh NHNo&PTNT Tõy ụ gm cú mt Giỏm c; ba Phú giỏm c;
by phũng nghip v v nm phũng giao dch.
S T CHC
CHI NHNH NGN HNG NễNG NGHIP V PHT TRIN NễNG THễN
CHI NHNH TY ễ
(Ngun: Phũng Hnh chớnh nhõn s)
SV: Nguyn Th Hnh Nguyờn Lp: u t 50F
3
Phó
Giám đốc
1
Phó
Giám đốc
2
Phó
Giám đốc
3
Phòng

Kế
hoạch,
Kinh
doanh
Phòng
Kế
toán

Ngân
quỹ
Phòng
Hành
chính

Nhân
sự
Phòng
Kiểm
tra,
kiểm
soát nội
bộ
Phòng
Kinh
doanh
ngoại
hối
Phòng
Dịch vụ


Marketing
Phòng
Điện
toán
Phòng
Giao
dịch số
1
Phòng
Giao
dịch số
2
Phòng
Giao
dịch số
5
Phòng
Giao
dịch số
6
Phòng
Giao
dịch số
3
Phòng
Giao
dịch số
4
Giám
đốc

Chú dẫn:
Chỉ đạo trực tiếp
Quan hệ hỗ trợ
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
1.1.3.1. Chức năng và nhiệm vụ của NHNo&PTNT chi nhánh Tây Đô
NHNo& PTNT chi nhánh Tây Đô có trụ sở tại số 36 Nguyễn Cơ Thạch, Mỹ
Đình, Từ Liêm, Hà Nội. Để có thể tự khẳng định mình trong hoạt động kinh doanh,
ban lãnh đạo chi nhánh ngay từ đầu đã tự tìm hướng đi đúng cho mình với các chức
năng kinh doanh chính của chi nhánh:
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tầng lớp
dân cư trong và ngoài nước bằng tiền Việt và ngoại tệ.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu Ngân hàng ngắn
hạn, dài hạn trong nước và quốc tế.
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng tiền đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ
với các tổ chức cá nhân hoặc hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế.
- Kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng với ngân hàng nước
ngoài.
- Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ cầm đồ.
- Hoạt động kinh doanh các dịch vụ chuyển tiền, thanh toán giữa các khách
hàng bằng tiền mặt, két sắt, cất giữ và quản lý các chứng khoán, các giấy tờ có giá
và tài sản quý.
1.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong NHNo&PTNT chi nhánh
Tây Đô
NHNo&PTNT chi nhánh Tây Đô gồm 7 phòng ban: Phòng hành chính nhân
sự; phòng kế hoạch kinh doanh; phòng kinh doanh ngoại hối; phòng dịch vụ và
marketing; phòng kiểm tra và kiểm soát nội bộ; phòng kế toán và ngân quỹ; phòng
điện toán.
Phòng hành chính nhân sự có nhiệm vụ:
- Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và thường

xuyên đôn đốc việc thực hiện các chương trình đẫ được giám đốc chi nhánh phê
duyệt.
- Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh.
SV: Nguyễn Thị Hạnh Nguyên Lớp: Đầu tư 50F
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Tư vấn trong việc thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến pháp lý tài sản của
cán bộ Ngân hàng.
- Lưu trữ văn bản có liên quan đến Ngân hàng và văn bản định chế của Ngân
hàng No & PTNTVN.
- Là đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc trực tiếp, quản lý con
dấu của chi nhánh, thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định
đồng thời chăm lo đời sống vật chất tinh thần của cán bộ công nhân viên.
- Chịu trách nhiệm tuyển dụng nhân sự cho chi nhánh
Phòng kế hoạch kinh doanh có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu đề xuất xây dựng chiến lược khách hàng, đề xuất chính sách ưu
đãi đối với từng loại khách hàng, lựa chọn chiến lược huy động vốn tại địa phương.
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn, trung dài hạn theo định hướng kinh
doanh của Ngân hàng No &PTNTVN.
- Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo uỷ quyền, thẩm định
hoàn thiện hồ sơ trình duyệt Ngân hàng theo phân cấp.
- Tiếp nhận và thực hiện các chương trình dự án thuộc nguồn vốn trong và
ngoài nước.Trực tiếp làm nhiệm vụ uỷ thác của chính phủ, tổ chức và cá nhân.
- Xây dựng và thực hiện các mô hình thí điểm, theo dõi đánh giá tổng kế và
sơ kết .
- Thường xuyên phân loại dư luận phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và
có biện pháp đề xuất giúp lãnh đạo chi nhánh chỉ đạo kiểm tra hoạt động tín dụng.
- Tổng hợp báo cáo kiểm tra chuyên đề theo quy định và thực hiện các
nhiệm vụ khác được giao.
Phòng kinh doanh ngoại hối có nhiệm vụ:

- Kinh doanh tiền tệ (money market) liên ngân hàng
- Kinh doanh ngoại tệ (FX) bao gồm cả liên ngân hàng và doanh nghiệp
Phòng dịch vụ và Marketing có nhiệm vụ:
- Tạo hình ảnh, phát triển thương hiệu.
- Nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường
SV: Nguyễn Thị Hạnh Nguyên Lớp: Đầu tư 50F
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Thực hiện các chương trình marketing do Ban Giám đốc duyệt
- Tham mưu cho Giám đốc công ty về các chiến lược marketing, sản phẩm,
khách hàng
- Kiểm tra giám sát công việc của nhân viên thuộc bộ phận mình, quyết định
khen thưởng, kỷ luật nhân viên thuộc bộ phận
Phòng kiểm soát có nhiệm vụ:
- Kiểm tra công tác điều hành của chi nhánh, kiểm tra việc chấp hành quy
trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng No
&PTNTVN.
- Kiểm tra độ chính xác của báo cáo tài chính, bản cân đối kế toán , việc tuân
thủ nguyên tắc chế độ về chính sách của nhà nước .
- Giải quyết đơn thư khiếu lại, tố cáo liên quan đến hoạt động của Ngân
hàng, đồng thời báo cáo tổng giám đốc Ngân hàng No&PTNTVN, giám đốc chi
nhánh thực hiện chuyên đề báo cáo, tổ chức giao ban thường kỳ và các nhiệm vụ
khác.
Phòng kế toán ngân quỹ có nhiệm vụ:
- Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và hạch toán theo quy định
của Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng No&PTNTVN.
- Xây dựng kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính.
- Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của Ngân hàng
No&PTNTVN.
- Tổng hợp lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán kế toán theo quy định.

- Thực hiện các khoản nộp theo ngân sách quy định.
- Thực hiện nhiệm vụ thanh toán trong và ngoài nước.
- Quản lý sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ kinh doanh theo quy
định của Ngân hàng No&PTNTVN.
- Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra báo cáo, thực hiện các nhiệm vụ
khác do giám đốc chi nhánh giao.
SV: Nguyễn Thị Hạnh Nguyên Lớp: Đầu tư 50F
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phòng điện toán có nhiệm vụ:
- Tổ chức xây dựng, vận hành và quản lý hệ thống công nghệ thông tin bao
gồm phần cứng, phần mềm, dữ liệu và các thiết bị liên quan của toàn chi nhánh
- Ban hành các quy chế , quy định về việc trang bị, sử dụng tài nguyên
CNTT của ngân hàng và chịu trách nhiệm tổ chức giám sát các hoạt động sử dụng
tài nguyên này.
- Chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động lien quan tới quản trị cơ sở dữ
liệu, các hoạt động an ninh mạng.
- Phối hợp và hỗ trợ các phòng ban khác , các bộ phận khác trong việc sử
dụng hệ thống công nghệ và kĩ thuật.
1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn chi nhánh Tây Đô
1.2.1. Hoạt động huy động vốn.
Huy động vốn được coi là nghiệp vụ kinh doanh thương mại chủ yếu bên
nguồn vốn, đóng vai trò quan trọng đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh. Vì vậy,
họat động huy động vốn luôn được chi nhánh NHNo & PTNT Tây Đô quản trị hết
sức chặt chẽ bằng việc chấp hành các văn bản luật, dưới luật, các quy định cụ thể
của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp.
1.2.1.1. Tổ chức triển khai công tác huy động vốn
Xây dựng kế hoạch huy động vốn đầu năm
Căn cứ chính sách phát triển kinh tế địa bàn kết hợp với mục tiêu tăng

trưởng nguồn vốn của toàn hệ thống; căn cứ vào mục tiêu tăng trưởng hoạt động
của chi nhánh; căn cứ vào kết quả huy động vốn kỳ trước, thị phần huy động vốn
trên địa bàn, chu kỳ tăng trưởng huy động vốn các năm trước, dự đoán xu hướng
tăng trưởng nguồn vốn trong năm kế hoạch để xây dựng, phát triển nguồn vốn:
- Xây dựng chính sách lãi suất phù hợp với chính sách tín dụng, chính sách
khách hàng trong từng thời kỳ.
SV: Nguyễn Thị Hạnh Nguyên Lớp: Đầu tư 50F
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Các biện pháp và công cụ huy động vốn phù hợp (mở rộng mạng lưới,
chính sách nhân sự, chính sách công nghệ, cơ sở vật chất, các hình thức huy động
vốn, tiếp thị, Marketing quảng cáo…)
- Đối với khách hàng đặc biệt, các khách hàng có tiềm năng tiền gửi, bộ phận
tiếp thị lập kế hoạch chăm sóc khách hàng cũ, phát triển khách hàng mới…
Thực hiện công tác huy động vốn và điều hành vốn
- Lập phương án chỉnh sửa kế hoạch cho phù hợp với chỉ tiêu Hội sở chính
giao, sau đó triển khai thực hiện kế hoạch. Kế hoạch huy động vốn được cụ thể hoá
theo tiến độ tháng, quý trên cơ sở phân tích thống kê.
- Thực hiện giao chỉ tiêu huy động vốn theo tháng, quý cho các phòng
nghiệp vụ, phòng giao dịch căn cứ theo chỉ tiêu Hội sở chính giao cho chi nhánh
căn cứ vào kế hoạch các bộ phận đã lập và khả năng huy động vốn của từng bộ
phận.
- Lập bảng cân đối nguồn và sử dụng vốn hàng ngày gửi Ban giám đốc để
điều hành, riêng cân đối tháng gửi Ban kế hoạch tổng hợp Hội sở chính.
- Xây dựng khung lãi suất huy động phù hợp với mặt bằng trên địa bàn, thu
hút nguồn tiền gửi.
- Căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh, dự kiến thực hiện đến cuối
năm, Chi nhánh phân tích, đánh giá nguyên nhân khách quan, chủ quan và có văn
bản trình Hội sở chính về điều chỉnh chỉ tiêu huy động vốn trong quý III.Sau khi
nhận được thông báo của Hội sở chính chấp nhận hay không chấp nhận điều chỉnh

lại chỉ tiêu huy động vốn của chi nhánh, Chi nhánh triển khai thực hiện.
- Chi nhánh đánh giá công tác huy động vốn và điều hành nguồn vốn định kỳ
hàng tháng, hàng quý, hàng năm, so sánh tiến độ thực hiện với các năm trước, phân
tích mặt được, tồn tại, kinh nghiệm quý, đề xuất các biện pháp tăng cường huy động
vốn; kiến nghị các giải pháp thực hiện, chuẩn bị xây dựng kế hoạch huy động vốn
cho năm sau.

SV: Nguyễn Thị Hạnh Nguyên Lớp: Đầu tư 50F
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.2.1.2. Tình hình thực hiện kế hoạch huy động vốn
Nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng trưởng nhánh, tốc độ cao, nếu năm
2008 chỉ đạt 1261 tỷ thì đến năm 2011 đạt 2773 tỷ (tăng 220%), riêng giai đoạn
cuối năm 2009 đến năm 2010, đạt 180% (từ 1480 tỷ lên 2651 tỷ), hầu hết các loại
hình huy động vốn đều có mức tăng vượt bậc, đặc biệt là huy động từ dân cư và các
TCKT
Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Tây Đô
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng nguồn vốn
huy động 1480 2651 2773
I. Phân theo thời gian
1. Tiền gửi không kỳ hạn 302 396 412
2. Tiền gửi có kỳ hạn 1178 2255 2361
-Kỳ hạn dưới 12 tháng 454 496 530
- kỳ hạn trên 12 tháng 724 1759 1831
II. Phân theo loại tiền
1. Nguồn vốn nội tệ 1200 2458 2582
2. Nguồn vốn ngoại tệ 280 193 191
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2009 - 2011)
Qua bảng ta có thể thấy được chi nhánh đã đạt được mức tăng trưởng cao

trong việc huy động vốn, tổng nguồn vốn huy động liên tục tăng qua các năm từ
năm 2009 đến năm 2011và có sự chuyển biến theo hướng tích cực của cơ cấu nguồn
vốn, thể hiện ở việc tăng dần tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn trong tổng nguồn vốn huy
động từ 79.5% năm 2009 lên 85.1 năm 2011, điều đó chứng tỏ uy tín của chi nhánh
ngày càng được mở rộng và tăng cường, thu hút được đông đảo tiền gửi của khách
hàng điều này đã làm cho nguồn vốn của chi nhánh tăng một cách ổn định, đáp ứng
được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Đặc biệt là có sự tăng lên của tiền gửi có kỳ
hạn trên 12 tháng từ con số 48.9% năm 2009 lên đến 66.1% năm 2011. Đây là
nguồn tiền Ngân hàng huy động để cho vay trung và dài hạn nên phần nào đã đáp
ứng được nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của khách hàng.Bên cạnh đó tiền gửi
không kỳ hạn với số lượng ngày càng tăng chủ yếu là từ tài khoản tiền gửi thanh
SV: Nguyễn Thị Hạnh Nguyên Lớp: Đầu tư 50F
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
toán của các doanh nghiệp và dân cư thể hiện tích cực trong việc mỏ rộng phương
thức thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện phát triển khách hàng giao dịch
thường xuyên tạo ra thu nhập ổn định trong Ngân hàng. Từ việc phân nguồn vốn
theo loại tiền ta thấy chi nhánh huy động tiền gửi bằng nội tệ là chủ yếu chiếm
khoảng 81% (2009) -93% (2011) tổng nguồn vốn huy động. Sự biến động của tổng
nguồn vốn huy động của chi nhánh được thể hiện trong bảng sau:
Tình hình biến động nguồn vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Tây Đô
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng nguồn vốn huy
động 1480 2651 2773
Biến động nguồn vốn
huy động +1171 +122
Tỷ lệ biến động nguồn
vốn +79.1% +4.6%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2009 - 2011)
Qua bảng trên ta thấy hoạt động huy động vốn đã đạt được những kết quả thể

hiện cụ thể ở các năm như sau:
- Năm 2010 tổng nguồn vốn huy động đã đạt được 2651 tỷ tăng 79.1% so
với cùng kỳ năm 2009.Đây là 1 kết quả đáng khích lệ đối với một chi nhánh mới
thành lập.
- Năm 2011 tổng nguồn vốn huy động đã đạt được 2773 tỷ tăng 4.6% so với
cùng kỳ năm 2010.
1.2.2. Hoạt động phát triển sản phẩm dịch vụ
Hiện nay Chi nhánh đang cung cấp các dịch vụ như sau:
- Các dịch vụ thanh toán: Thanh toán xuất nhập khẩu qua SWIFT; Chuyển
tiền điện tử trong nước; Thanh toán biên mậu.
SV: Nguyễn Thị Hạnh Nguyên Lớp: Đầu tư 50F
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Đại lý chi trả kiều hối.
- Chiết khấu, tái chiết khấu.
- Kinh doanh ngoại tệ.
- Dịch vụ thu hộ chi hộ.
- Các dịch vụ bảo lãnh.
- Dịch vụ thu chi tiền mặt tại chỗ.
- Hợp tác đào tạo quảng cáo.
- Ngân hàng đầu mối tiếp nhận và quản lý dự án nước ngoài.
- Ngân hàng đầu mối thanh toán cho các đơn vị tổ chức có màng lưới giao
dịch trên toàn quốc.
- Giao dịch online với các khách hàng lớn trên thế giới.
- Thu xếp vốn đồng tài trợ.
- Internet - Banking.
Nhận rõ vai trò quan trọng của sản phẩm dịch vụ trong ngân hàng hiện đại và
tăng cường tính cạnh tranh lành mạnh, Chi nhánh Nam Hà Nội đã có nhiều cố gắng
thực hiện tốt các sản phẩm dịch vụ đã có như: Bảo lãnh; thanh toán quốc tế; Đại lý
Western Union; thanh toán điện tử; thẻ ATM; Ngân hàng đầu mối; ngân hàng phục

vụ dự án… Bên cạnh đó còn phát triển một số sản phẩm dịch vụ mới như:
- Hỗ trợ nghiệp vụ quản lý tài chính tập trung của Trung tâm chuyển tiền
Bưu điện thuộc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam. Với dịch vụ này đã thu hút toàn
bộ nguồn vốn không kỳ hạn phục vụ nhu cầu chuyển tiền của ngành Bưu điện về hệ
thống NHNo với số dư thường xuyên 300-500 tỷ đồng và hàng chục ngàn cuộc
thanh toán chuyển tiền hàng tháng.
- Dịch vụ thu hộ học phí của một số trường đại học: Dịch vụ này hiện nay
đang miễn phí hoàn toàn, có tác dụng thu hút một phần tiền nhàn rỗi của các trường
đại học.
- Dịch vụ trả tiền lương qua thẻ ATM: đây là dịch vụ mang tính quảng bá
thương hiệu nhiều hơn.
1.2.3. Kết quả tài chính
SV: Nguyễn Thị Hạnh Nguyên Lớp: Đầu tư 50F
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Tây Đô năm 2009-2011
Đơn vị triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng thu
148.739 185.396 246.031
Trđó: - Thu tín dụng
142.799 176.367 230.567
- Thu dịch vụ
5.905 6.096 6.300
Tổng chi
120.940 153.877 211.470
Trđó: - Chi trả lãi
119.087 144.454 183.553
- Trả phí
989 1.727 6.814

- Chi phí khác
- 1.036
Quỹ thu nhập 27.799 31.519 34.561
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009- 2011)
Tổng thu năm 2011 của Chi nhánh đạt 246.031 triệu đồng, tăng so với cùng
kỳ năm trước là 60.635 triệu đồng, tốc độ tăng là 33%. Trong đó thu lãi cho vay là
230.567 triệu đồng, chiếm 94% tổng thu; thu dịch vụ là 6.300 triệu đồng, chiếm
2,6% tổng thu, bằng 12,2% thu nhập ròng.
Tổng chi năm 2011 là 211.470 triệu đồng, tăng 57.593 triệu đồng, tăng so
với năm trước là 37%. Trong đó chi trả lãi huy động vốn là 183.553 triệu đồng,
chiếm 87% tổng chi.
Chênh lệch thu chi thực tế là 34.561 triệu đồng, tăng 2.602 triệu đồng so với
năm trước, vượt 63% kế hoạch giao. Trong năm Chi nhánh đã trích đủ dự phòng rủi
ro theo kế hoạch của Trụ sở chính là 19.268 triệu đồng.
1.3. Thực trạng thẩm định dự án đầu tư tại Agribank chi nhánh Tây Đô
1.3.1. Quy trình thẩm định dự án
Thẩm định dự án đầu tư là một phần không thể thiếu trong quy trình cho vay
của Ngân hàng.Thẩm định chính là việc tổ chức xem xét một cách khách quan khoa
học và toàn diện các nội dung cơ bản của dự án nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng
tới tính khả thi của dự án và xác định khả năng trả nợ của bên vay để đưa ra quyết
định có cho vay vốn hay không. Đây là một công việc phức tạp, đòi hỏi kinh
nghiệm nghề nghiệp của cán bộ tín dụng bởi những số liệu đưa ra phân tích xem xét
SV: Nguyễn Thị Hạnh Nguyên Lớp: Đầu tư 50F
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chỉ là những số liệu dự đoán trong tương lai. Tuy nhiên nếu như chúng được xem
xét một cách khoa học thì sẽ đem lại độ tin cậy cao. Trên tinh thần đó Ngân hàng
No&PTNT chi nhánh Tây Đô đã tiến hành thẩm định dự án đầu tư theo văn bản
hướng dẫn thẩm định cho vay đối với khách hàng của NHNo&PTNT VN.
Các căn cứ để thẩm định dự án:

Hồ sơ pháp lý:Tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp mà cần có các giấy tờ
như quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập doanh nghiệp , giấy đăng ký
kinh doanh, quyết định bổ nhiệm tổng giám đốc, giám đốc, kế toán trưởng biên bản
giao vốn góp vốn cùng với các giấy tờ khác theo quy dịnh của pháp luật.
Hồ sơ kinh tế: Bao gồm kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ, bảng cân
đối kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh 2 năm gần nhất và kỳ gần nhất
Hồ sơ vay vốn: Giấy đề nghị vay vốn, dự án phương án sản xuất kinh doanh,
bản sao các hợp đồng mua bán thanh toán có liên quan đến dự án .
Trên cơ sở ba hồ sơ đó khách hàng đưa cho chi nhánh để xin vay vốn, chi
nhánh sẽ tiến hành thẩm định theo trình tự sau:
Quy trình bao gồm:
- Tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn đầu tư và hướng dẫn khách
hàng thực hiện lập hồ sơ xin vay vốn
- Tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng , kiểm tra hồ sơ về tính đầy đủ và
hợp lệ, kiểm tra thủ tục và các điều kiện vay vốn ban đầu.
- Đối chiếu với các quy định và chính sách tín dụng của NHNo&PTNT VN.
thực hiện chấm điểm và xếp hạng tín dụng cho khách hàng. Thu thập các thông tin
chung về khách hàng từ bên ngoài
- Thẩm định dự án đầu tư về mọi phương diện
- Tái thẩm định
1.3.2. Phương pháp thẩm định
SV: Nguyễn Thị Hạnh Nguyên Lớp: Đầu tư 50F
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Việc thẩm định dự án đầu tư một cách có khoa học để ra quyết định cấp vốn
chính xác sẽ tác động trực tiếp đến kết quả họat động kinh doanh và uy tín của chi
nhánh. Do vậy , chi nhánh áp dụng đa dạng nhiều phương pháp thẩm định dự án,
kết hợp với kinh nghiệm cá nhân của đội ngũ cán bộ thẩm định của ngân hàng để có
thể đánh giá các dự án khoa học và chính xác nhất. Nói chung, chi nhánh hiện nay
đang áp dụng những phương pháp thẩm định cụ thể như sau:

Phương pháp đánh giá, so sánh đối chiếu các chỉ tiêu
Phương pháp đánh giá, so sánh đối chiếu các chỉ tiêu là phương pháp thẩm
định cơ bản nhất thường xuyên được áp dụng cho quá trình thẩm định dự án đầu tư
xin vay vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Tây Đô. Nội dung của phương pháp này là
so sánh đối chiếu các chỉ tiêu hiệu quả của dự án với những dự án tương tự đã thực
hiện cấp vốn của NHNo&PTNT trong thời gian trước, so sánh với các chuẩn mực
luật pháp quy định, các tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật thích hợp theo thông lệ
quốc tế cũng như các kinh nghiệm thực tế, dựa trên đó để lựa chọn phương án tối
ưu. Phương pháp này có ưu điểm là nhanh gọn ,dễ thực hiện lại có độ chính xác
cao, nên nhìn chung phương pháp này luôn được áp dụng đầu tiên khi thực hiện
thẩm định dự án.
Phương pháp phân tích độ nhạy
Phương pháp phân tích độ nhạy thường dùng để xác định tính vững chắc về
hiệu quả tài chính của dự án, tức là xem độ nhạy cảm của dự án đối với sự biến
động của các yếu tố liên quan. Phương pháp này sẽ cho biết hiệu quả của dự án sẽ
chịu sự ảnh hưởng của yếu tố nào nhiều nhất, từ đó có thể đề ra phương pháp quản
lý trong quá trình thực hiện. Để thực hiện phương pháp này, đầu tiên cần xác định
được những yếu tố có thể gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tài chính dự án, sau đó
dự kiến một số tình huống bất trắc để đánh giá tác động của các biến động đó lên
hiệu quả dự án. Thông qua việc phân tích độ nhạy. ngân hàng sẽ biết được dự án
mình đang xét có mức độ rủi ro như thế nào, để qua đó có thể xác định mức lãi suất
cho khoản vốn cung cấp của mình, vì dự án có rủi ro cao cũng sẽ tương ứng với
mức lãi suất cao.
SV: Nguyễn Thị Hạnh Nguyên Lớp: Đầu tư 50F
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phương pháp triệt tiêu rủi ro
Để đảm bảo khoản vốn cấp của mình có thể được hoàn trả, NHNo&PTNT
chi nhánh Tây Đô cần chắc chắn dự án mình cấp vốn có hiệu quả ở một mức độ
chấp nhận. Do vậy , ngân hàng dự đóan một số rủi ro có thể xảy ra làm ảnh hưởng

đến hiệu quả dự án nói chung và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Ngân hàng nói
riêng. Phương pháp triệt tiêu rủi ro dự đoán được những rủi ro có thể để ngân hàng
dựa vào đó để ra quyết định cho vay và mức lãi suất thực hiện cũng như giải
ngân.Đây cũng là phương pháp thẩm định thường dùng tại NHNo&PTNT chi nhánh
Tây Đô. Ngân hàng đã thiết lập được cả một hệ thống những thang điểm đánh giá
rủi ro nhiều khía cạnh để xếp hạng tín nhiệm cho dự án và khách hàng phục vụ cho
hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Phương pháp thẩm định trình tự
Phương pháp này là phương pháp thẩm định dự án theo một trình tự cơ bản
,từ thẩm định tổng quát cho đến thẩm định chi tiết và đưa ra kết luận. Thẩm định
tổng quát mang đến những nội dung khái quát cần thẩm định của dự án, cho phép
nhìn dự án dưới một con mắt tổng thể, đánh giá tầm quan trọng cũng như ảnh
hưởng chung của dự án đến nền kinh tế. Tuy nhiên, chỉ có thẩm định chi tiết mới
đưa ra được những đánh giá chi tiết, tỉ mỉ về mọi nội dung của dự án, các phương
diện khác nhau của dự án. Sau đó, mỗi nội dung sẽ được đánh giá và nhận xét, đưa
ra những kết luận chi tiết hơn của cán bộ thẩm định đề đề xuất việc chấp nhận hay
hủy bỏ việc thực hiện dự án. Trong giai đoạn thẩm định chi tiết, cán bộ thẩm định
có thể sử dụng kết quả của giai đoạn trước, cũng có quyền hủy bỏ việc thẩm định
các nội dung cơ bản của dự án nếu những nội dung cơ bản trước nó không đạt yêu
cầu.
1.3.3. Nội dung thẩm định dự án đầu tư chung
Thẩm định khía cạnh pháp lý
- Của dự án: Thẩm định sự phù hợp của dự án với các quy hoạch phát triển
kinh tế xã hội cũng như tính hợp lý hợp lệ của dự án với các văn bản pháp quy của
nhà nước, các quy định , các chế độ
SV: Nguyễn Thị Hạnh Nguyên Lớp: Đầu tư 50F
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Của chủ đầu tư: Thẩm định tư cách pháp nhân và năng lực của chủ đầu tư
như các quyết định thành lập, giấy phép hoạt động , năng lực kinh doanh và năng

lực tài chính. Đây là nội dung khá quan trọng và cần được thực hiện đầu tiên khi
thẩm định dự án vì tính chính xác của nội dung thẩm định này ảnh hưởng mạnh đến
việc dự án có thực hiện được hay không.
Thẩm định khía cạnh thị trường
Việc thẩm định khía cạnh thị trường của dự án cần xem xét tính đầy đủ và
tính chính xác của những chỉ tiêu phân tích cung cầu thị trường của sản phẩm, bao
gồm:
- Tính hợp lý trong việc xác định thị trường mục tiêu của sản phẩm
- Đánh giá sản phẩm dự án
- Đánh giá phương pháp phân tích, dự báo cung cầu thị trường về sản phẩm
dự án
- Khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường, các phương án tiếp thị, phương
thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối sản phẩm…
Thẩm định khía cạnh kỹ thuật dự án
Về khía cạnh kỹ thuật thì cán bộ thẩm định cần xem xét các nội dung:
- Công suất của dự án: công suất thiết kế, công suất dự kiến hàng năm, mức
hợp lý của công suất lựa chọn
- Công nghệ thiết bị lựa chọn: ưu điểm và hạn chế của công nghệ, nguồn gốc
cũng như sự phù hợp của công nghệ với sản phẩm, các phương án chuyển giao công
nghệ cũng như giá cả công nghệ. Thêm vào đó cần xem xét tính đồng bộ của công
suất của các thiết bị, mức tiêu hao nhiên liệu…
- Nguồn cung cấp đầu vào dự án: tính ổn định của nguồn cung cấp, giá cả và
sự biến động giá cả nguyên vật liệu, khả năng đáp ứng số lượng và chất lượng
nguyên vật liệu cũng như nguồn dự trữ cung cấp cho dự án
SV: Nguyễn Thị Hạnh Nguyên Lớp: Đầu tư 50F
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Địa điểm xây dựng và các giải pháp xây dựng
- Đánh giá ảnh hưởng và tác động môi trường
Thẩm định khía cạnh tài chính dự án

Các nội dung cần xem xét về khía cạnh tài chính dự án sẽ được cụ thể hóa
trong phần sau, nhưng nhìn chung thẩm đinh khía cạnh tài chính dự án bao gồm các
nội dung chính:
- Thẩm định nguồn vốn và tổng vốn đầu tư của dự án
- Thẩm định tỷ suất và dòng tiền dự án
- Thẩm định tính chính xác của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án
- Thẩm định các yếu tố rủi ro tài chính liên quan đến dự án
- Phân tích độ nhạy các yếu tố liên quan hiệu quả và khả năng trả nợ của dự
án
Thẩm định khía cạnh kinh tế xã hội dự án
Thẩm định khía cạnh kinh tế xã hội của dự án là việc đánh giá xem dự án
mang lại lợi ích như thế nào với nền kinh tế nói riêng và toàn xã hội nói chung. Cụ
thể những tác động có thể kể đến bao gồm: mức đóng góp cho ngân sách thông qua
thuế, sự phát triển của ngành, địa phương liên quan do tác động của dự án, mức giá
trị gia tăng phân phối đầu người, gia tăng lao động có việc làm…
1.3.4. Phân tích quy trình thẩm định một dự án cụ thể tại NHNo&PTNT chi
nhánh Tây Đô
Ví dụ về thẩm định tài dự án “Đầu tư xe cẩu trục bánh lốp 25 tấn” của
Công ty THHH Thương mại Phú Đô tại NHNo&PTNT chi nhánh Tây Đô
1. Giới thiệu khách hàng
- Tên DN: công ty TNHH Thương mại Trần Quang
SV: Nguyễn Thị Hạnh Nguyên Lớp: Đầu tư 50F
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Loại hình: công ty TNHH
- Cơ quan chủ quản: UBND thành phố Hà Nội
- Địa chỉ : xóm 1A , Xã Đông Ngạc, Huyện Từ Liêm, Hà Nội
- Số điện thoại : 04.37579056
- Đăng ký kinh doanh số 01020196125. Đăng ký lần đầu ngày 25.03.2005
- Người đại diện theo pháp luật: Ông Đinh Văn Giang - Chức vụ: Giám đốc

- Quy mô doanh nghiệp: Doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Vốn đăng ký: 1.900.000.000 đồng (Một tỷ chín trăm triệu đồng chẵn)
- Lao động bình quân: 25 người
- Ngành nghề kinh doanh:
- Lắp ráp, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành và trung đại tu ô tô
- Buôn bán trang thiết bị, phụ tùng ô tô
- Thuê và cho thuê xe ô tô
- Dịch vụ vận tải và giao nhận hàng hoá
- Đại lý mua, đại lý bán và ký gửi hàng hoá
Đã quan hệ với NHNo&PTNT chi nhánh Tây Đô từ năm 2008, vay trả sằng
phẳng, không có nợ quá hạn.
-TK tiền gửi VND: 1609201010772 tại NHNo&PTNT chi nhánh Tây Đô +
Tính đến ngày 19/12/2010, dư nợ tại NHNo&PTNT chi nhánh Tây Đô là:
2.217.600.000 đồng trong đó: 900.000.000 đồng nợ ngắn hạn, 1.317.600.000 đồng
nợ trung hạn
- Tình hình quan hệ với các TCTD khác: Không có quan hệ tín dụng với
TCTD khác.
2. Thẩm định về mặt pháp lý của doanh nghiệp
SV: Nguyễn Thị Hạnh Nguyên Lớp: Đầu tư 50F
18
Chuyờn thc tp tt nghip
ng ký kinh doanh s 0102019612 ng ký ln u ngy 25 thỏng 03 nm
2005, thay i ln 1 ngy 23/09/2008.
- Mó s thu 0101686378 do Chi Cc Thu H Ni cp ngy 12.04.2005
- iu l hot ng ca Cụng ty c thụng qua ngy 04.03.2005 v cú hiu
lc t ngy cp giy phộp kinh doanh.
- Biờn bn hp Hi ng thnh viờn v vic b nhim cỏn b ngy
04.03.2005
- Biờn bn gúp vn s ngy 04.03.2005
- Quyt nh b nhim Giỏm c s 07/Q - HTV ngy 04.03.2005

- Quyt nh b nhim K toỏn trng s 05/2005Q-HTV ngy
04.03.2005
Kt lun: Cụng ty cú iu kin l phỏp nhõn v cú nng lc phỏp lut dõn s
theo iu 84, 86 B lut dõn s.
3.Thm nh tỡnh hỡnh ti chớnh v kt qu sn xut kinh doanh.
3.1.C s phõn tớch, ỏnh giỏ.
Cỏc h s ti liu lm cn c cho vic thm nh tỡnh hỡnh ti chớnh ca DN:
- Bng cõn i k toỏn nm 2008, nm 2008 v thuyt minh bỏo cỏo ti
chớnh.
- Chi tit khon phi thu, phi tr, hng tn kho.
- Bỏo cỏo ti chớnh ngy 31/12/2010.
3.2. Tỡnh hỡnh ti chớnh v kt qu kinh doanh
Đơn vị: Đồng
Khoản
mục
Năm 2008 Năm 2009 31/8/2010
30/11/2010
A- Tài sản 3505366780 4783153946 8602037560 7,708,400,163
SV: Nguyn Th Hnh Nguyờn Lp: u t 50F
19
Chuyờn thc tp tt nghip
1- Tài sản
ngắn hạn
2889511780 3694654946 5222009115
4,463,017,641
- Tiền 3252600 67048226 26186581 109,302,370
- Các
khoản phải
thu
184307880 933038980 2745,26,080

408,058,330
- Hàng tồn
kho
2673800000 2,641,800,000 4785367039
3,798,329,706
- Tài sản
ngắn hạn
khác
28151300 52,767,740 135929415
147,327,235
2- Tài sản
dài hạn
615,855,000 1,088,499,000 3,380,028,445
3,245,382,522
- Các
khoản phải
thu DH


-

-
-
- Tài sản
cố định
615855000 1,088,499,000 3380028445
3,245,382,522
B- Nguồn
vốn
3505366780 4,783,153,946 8602037560

7,708,400,163
1- Nợ phải
trả
2,603,508,940 3,693,018,914 6,132,525,936
5,011,485,101
- Nợ ngắn
hạn
1651223519 3,493,018,914 4668525936
3,693,885,101
- Nợ dài
hạn
952285421 200,000,000 1464000000
1,317,600,000
2- Vốn chủ
sở hữu
901,857,840 1,090,135,032 2,469,511,624
2,696,915,062
- Vốn chủ
sở hữu
600000000 600,000,000 1900000000
1,900,000,000
- Li nhun
301857840 490,135,032 569,511,62 796,915,062
SV: Nguyn Th Hnh Nguyờn Lp: u t 50F
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chưa phân
phối
4
- Nguån

kinh phÝ,
quü kh¸c

-

-

-
-
Nhận xét
Doanh nghiệp hoạt động với lĩnh vực chính là: Lắp ráp , sửa chữa, bảo
dưỡng, bảo hành và trung đại tu ô tô; Buôn bán trang thiết bị, phụ tùng ô tô; Thuê
và cho thuê xe ô tô; Dịch vụ vận tải và giao nhận hàng hoá. Các số liệu trên báo
cáo tài chính cho cái nhìn tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, cụ thể như sau:
Về nguồn vốn:
- Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2009 là 1.090 trđ, chiếm 22,79% tổng nguồn
vốn, tăng 188 trđ so với năm 2008, tỷ lệ tăng 21%, là do nguồn lợi nhuận cha phân
phối tăng. Tại thời điểm 30/11/2010, vốn CSH là 2.697trđ, chiếm tỷ trọng 35% tổng
nguồn vốn. Sự tăng này là do DN tăng vốn điều lệ tháng 8/2010 và tăng lợi nhuận
chưa phân phối.
- Nợ phải trả năm 2009 là 3.693trđ chiếm 77,21% tổng nguồn vốn.Nếu phân
tích theo chiều ngang thì về giá trị nợ phải trả cuối năm 2009 so với 2008 tăng
1.090trđ (tỷ lệ tăng là 41,87%).Tại thời điểm 30/11/2010, nợ phải trả của DN là
5.011trđ, tăng 1.318trđ so với thời điểm 31/12/2009. Nợ phải trả tăng ở hầu hết các
khoản mục, đặc biệt là nợ dài hạn. Nợ dài hạn tại thời điểm này là 1.317,6 trđ là nợ
vay trung hạn tại chi nhánh Tây Đô để đầu tư vào xe tải, xe đầu kéo, rơ múc phục
vụ dịch vụ vận tải hàng hoá.
SV: Nguyễn Thị Hạnh Nguyên Lớp: Đầu tư 50F
21

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

SV: Nguyễn Thị Hạnh Nguyên Lớp: Đầu tư 50F
22

×