Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Thực trạng hoạt động xuất khẩu thiếc của công ty cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB sang thị trường Châu Âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.29 KB, 54 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
CHƯƠNG 1: 3
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KHOÁNG SẢN VÀ THƯƠNG MẠI
VQB 3
1. Tổng quan về công ty cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB 3
1.1. Một số thông tin cơ bản 3
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh công ty Cổ phần tập đoàn Khoáng sản
và Thương mại VQB tại Hưng Yên 3
1.2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty 4
1.2.2. Nhiệm vụ của các phòng ban trong chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn khoáng sản
và thương mại VQB 4
2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 5
2.1. Đặc điểm sản phẩm 5
2.2. Đặc điểm lĩnh vực hoạt động 7
2.2.1. Đặc điểm chung của ngành khai thác và chế biến khoáng sản 7
2.2.2. Sự tác động của luật pháp đến đặc điểm lĩnh vự hoạt động khai thác khoáng sản 8
2.2.3. Đặc điểm riêng của lĩnh vực khai thác chế biến kim loại màu 9
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2008 đến quý I/2012 của chi nhánh công ty
cổ phẩn tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB tại Hưng Yên 12
4. Định hướng phát triển của chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại
VQB tại Hưng Yên giai đoạn 2012-2015 13
4.1. Nhìn nhận đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hướng phát triển của công ty 13
4.1.1. Các yếu tố rủi ro 13
4.2. Triển vọng phát triển của ngành khai thác khoáng sản trong những năm tới 17
4.2.1. Sự phát triển của nền kinh tế thế giới và trong nước 17
4.2.2. Sự phát triển bùng nổ của Trung Quốc và nhu cầu bạn hàng 17
4.2.3. Trữ lượng, xu hướng tăng giá và sự ủng hộ của nhà nước trong việc chế biến sâu 18
4.3. Định hướng phát triển cuẩ chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn khoáng sản và thươgn
mại VQB tại Hưng Yên 19
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THIẾC SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU CỦA CHI


NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KHOÁNG SẢN VÀ THƯƠNG MẠI VQB 21
1. Thị trường và đặc điểm thị trường Châu Âu 21
1.1. Đôi nét về thị trường Châu Âu 21
1.2. Đặc điểm thị trường Châu Âu 22
1.2.1. Đặc điểm về lãnh thổ , thị hiếu, kênh phân phối 22
1.2.2. Đặc điểm về luật pháp , chính sách , thuế quan 23
1.1.3. Đặc điểm kinh tế Châu Âu 28
1.3. Đặc điểm khách hàng của công ty cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB 30
1.4. Rào cản , mức độ cạnh tranh của thị trường Châu Âu 31
2. Kết quả của hoạt động xuất khẩu thiếc sang thị trường Châu Âu 33
3. Hoạt động xúc tiến hỗ trợ cho việc xuất khẩu sản phẩm thiếc sang thị trường Châu Âu 36
3.1 Hoạt động nghiên cứu thị trường 36
3.2 Hội trợ thương mại , triển lãm 37
3.3. Hoạt động quảng cáo 39
3.4. Hoạt động hỗ trợ và xúc tiến khác 39
4. Những thành quả , tồn tại của hoạt động xuất khẩu và nguyên nhân 39
4.1 Những thành quả đạt được 39
4.2. Những tồn tại trong công ty 40
4.3. Nguyên nhân của những tồn tại 40
CHƯƠNG 3 :ĐỂ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THIẾC SANG THỊ
TRƯỜNG CHÂU ÂU 42
1. Tăng cường liên kết giữa các công ty trong ngành nhằm đem lại hình ảnh đẹp vè các doanh
nghiệp 42
1.1. Cơ sở của giải pháp 42
1.2. Nội dung của giải pháp 43
2. Thúc đẩy hoạt động truyền thông , xúc tiến quảng bá thương hiệu sản phẩm qua mạng 44
2.1. Cơ sở của giải pháp 44
3. Kiện toàn bộ máy quản lý công ty bằng việc hoàn thiện các phòng ban 45
3.1. Cơ sở của giải pháp 45
3.2. Nội dung giải pháp 46

KẾT LUẬN 49
BẢNG BIỂU SỬ DỤNG 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
LỜI NÓI ĐẦU
Như chúng ta đã thấy trong quá trình CNH,HĐH đã và đang diễn ra như vũ
bão thì tài nguyên khoáng sản là 1 yếu tố không thể thiếu.Thế giới càng phát triển
bao nhiêu thì tầm quan trọng của tài nguyên khoáng sản càng quan trọng bấy
nhiêu,vì thiếu nó mọi quá trình sản xuất đều không thể được thực hiện .Tầm quan
trọng của khoáng sản với nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế nước ta nói riêng
đã rất rõ.Nhưng chúng ta cần phải thấy một điều là tài nguyên thì có hạn,và với việc
khai thác và sử dụng bừa bãi trong những năm qua tài nguyên khoáng sản đang dần
cạn kiệt.Vì những lý do trên mà cả thế giới đang hướng tới khai thác,chế biến sản
xuất tài nguyên khoáng sản một cách hợp lý nhất.Và nước ta cũng vậy, với việc
năm 2007 Việt Nam đã chính thức tham gia vào sân chơi quốc tế chúng ta đã là
thành viên chính thức của tổ chức thương mại WTO. Điều đó đã mang lại nhiều cơ
hội cũng như nhiều thách thức cho các công ty Việt Nam nói chung và các công ty
hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh khoáng sản nói riêng.
Để thấy rõ hơn điều đó,em xin đưa ra một vài ý kiến sau khi đã tìm hiểu về
Chi nhánh Công ty cổ phần Tập đoàn khoáng sản và thương mại VBQ tại Hưng
Yên-Công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thiếc ra nước
ngoài.Vì điều kiện còn hạn hẹp cả về kiến thức chuyên môn lẫn thời gian nên em
xin được giới hạn phạm vi tìm hiểu trong hoạt động kinh doanh và sản xuất thiếc
của Chi nhánh sang thị trường Châu Âu để có thể tìm ra những thiếu sót,những
điểm mạnh,điểm yếu trong hoạt động kinh doanh một cách cụ thể nhất,từ đó đưa ra
những biện pháp để cải thiện,thúc đẩy việc xuất khẩu thiếc sang thị trường Châu
Âu.
Qua một thời gian nghiên cứu học hỏi thực tế kết hợp với kiến thức đã được
học ở trường em đã hoàn thành đề cương chi tiết. Em xin trân thành cảm ơn sự
hướng dẫn nhiệt tình của cô Lương Thu Hà,cảm ơn các anh,chị trong Chi nhánh
Công ty cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB đã giúp đỡ em.

1
Ngoài lời mở đầu , kết luân, các phụ lục, nội dung chính của chuyên đề bao
gôm 3 chương:
Chương 1 :Giới thiệu chung về Chi nhánh Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng
sản và thương mại VQB.
Chương 2 :Thực trạng hoạt động xuất khẩu thiếc của công ty cổ phần tập
đoàn khoáng sản và thương mại VQB sang thị trường Châu Âu.
Chương 3 :Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thiếc của công ty
cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB sang thị trường Châu Âu.
2
CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN
TẬP ĐOÀN KHOÁNG SẢN VÀ THƯƠNG MẠI VQB
1. Tổng quan về công ty cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại
VQB
1.1. Một số thông tin cơ bản
Tên công ty: Công ty Cổ phần tập đoàn Khoáng sản và Thương mại VQB .
Trụ sở chính: số 26 Nguyễn Văn Ngọc, Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội.
Được thành lập ngày: 27/03/2007
Vốn điều lệ : 12.000.000.000 vnd
Tài khoản số : 19025470296015 mở tại ngân hàng Techcombank
Công ty có một chi nhánh: Chi nhánh công ty Cổ phần tập đoàn Khoáng sản
và Thương mại VQB tại Hưng Yên.
Địa chỉ chi nhánh: xã Bạch Sam, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
Điện thoại: 03213945915 – 0422195135
Fax: 03213945915
Công ty hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 130260054 do sở kế hoạch
đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp lần đầu ngày 27/03/2007
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh công ty Cổ phần
tập đoàn Khoáng sản và Thương mại VQB tại Hưng Yên

Được thành lập ngày 27/03/2007 chi nhánh công ty đã dần đi vào ổn định và
hoạt động ổn định từ năm 2009. Ngành nghề kinh doanh chính của chi nhánh Hưng
Yên: chuyên gia công sản xuất luyện kim, thiếc kim loại để xuất khẩu ra nước ngoài
được đem về từ 2 cơ sở sản xuất của công ty tại Khăm Muộn – Lào, và Đồng Văn –
Hà Giang
Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban chức năng
3
1.2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty
Sơ đồ1 : Cơ cấu tổ chức của chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn khoáng
sản và thương mại VQB
(Nguồn : Tổ chức công ty)
1.2.2. Nhiệm vụ của các phòng ban trong chi nhánh công ty cổ phần tập
đoàn khoáng sản và thương mại VQB
• Giám đốc Chi nhánh: Là người đứng đầu bộ máy quản lý, đại diện pháp
nhân của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước cơ quan Nhà nước về mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh của Chi nhánh, bao quát chung toàn bộ mọi hoạt động của Chi
nhánh như: công tác tổ chức cán bộ, công tác tài chính kế toán, công tác đối
ngoại… Đồng thời là người tham mưu,đưa ra những ý kiến đóng góp về mặt hoạch
định các mục tiêu chính sách cho Tổng giám đốc đối với chính chi nhánh.
• Phó giám đốc Chi nhánh: Phối hợp với phòng kế toán giúp việc trực tiếp cho
Giám đốc trong công tác quản lý, tài chính. Đó là người nắm vững các kiến thức về
chuyên ngành, tư vấn cho Giám đốc về kỹ thuật, phụ trách khâu kỹ thuật và tìm
kiếm thị trường sao cho đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
• Quản đốc phân xưởng: Là người quản lý công nhân, phụ trách bộ phận sản
xuất, giúp Giám đốc quản lý, điều phối toàn bộ công nhân trong đơn vị sao cho đạt
Giám đốc chi nhánh
Phó giám đốc chi nhánh
Quản
đốc phân
xưởng

Khối sản
xuất
Kế toán
Thủ kho
Phòng
Kỹ thuật
4
năng suất và hiệu quả cao trong sản xuất, đảm bảo giao hàng đúng hạn.
• Khối sản xuất: Bố trí công việc sản xuất luôn đạt hiệu quả và diễn ra liên tục
và phối hợp với các bộ phận, phòng ban khác liên quan để có thể chủ động trong
quá trình sản xuất, luôn cải tiến mẫu mã sản phầm và nâng cao chất lượng sản
phẩm.
• Phòng Kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện toàn bộ công tác
tài chính kế toán, phân tích đánh giá thông qua việc ghi chép nhằm đưa ra những
thông tin hữu ích cho ban giám đốc trong việc đưa ra quyết định. Đồng thời, xây
dựng kế hoạch và triển khai thị trường vốn, quản lý, sử dụng vốn có hiệu quả, lập
báo cáo về tình hình tài chính định kỳ theo quy định của Nhà nước. Tính toán và ghi
chép chính xác, kịp thời, đầy đủ và trung thực toàn bộ tài sản và nguồn vốn kinh
doanh của Chi nhánh.
• Phòng kỹ thuật: Thiết lập các bản vẽ kỹ thuật, tính toán các chỉ tiêu kỹ
thuật,quản lý toàn bộ thiết bị máy móc của công ty.Đưa ra các hướng dẫn để các
nhân viên thừa hành, các tổ đội sản xuất thực hiện. Theo dõi ,giám sát quy trình sản
xuất của chi nhánh.Đồng thời tư vấn cho khách hàng các thiết kế kỹ thuật liên quan
đến việc sản xuất sản phẩm và các phụ trợ đính kèm.
2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1. Đặc điểm sản phẩm
Chi nhánh tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB có nhiều hoạt động kinh
doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau như :
Khai thac , chế biến khoáng sản , xuất khẩu khoáng sản , tuyển khoáng ,
luyện kim, gia công nấu đúc kim loại và hợp kim

Thiết kế , chế tạo thiết bị công nghiệp và thiết bị phụ trợ
Dịch vụ tư vấn đầu tư trong nước và nước ngoài
Kinh doanh bất động sản , nhà ở , văn phòng khách sạn, nhà hàng , nhà trẻ ,
trường học.
Lữ hành nội địa , lữ hành quốc tế và các dịch vụ phục vụ du lịch khác
Xuất khẩu hàng hóa , vật liệu , vật tư máy móc , trong lĩnh vực công nghiệp
5
Vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách , cho thuê các phương tiện vận tải
Nhưng nhìn chung sản phẩm chính của công ty là khai thác chế biến , tinh chế
kim loại màu cụ thể là Thiếc hàm lượng cao . Do đặc thù của ngành khai khoáng
cũng như sự khác biệt của sản phẩm là sản phẩm khai khoáng cần qua quá trình tinh
chế tuân thủ nghiêm ngặt các quy định tiêu chuẩn , bên cạnh đó do yêu cầu thị
trường mà sản phẩm có độ nguyên chất khác nhau. Với những sản phẩm nhu quặng
tinh chế ở mức 99.75% và 99.95% hướng tới những đối tượng khách hàng khác
nhau tạo lên sự khác biệt giữa sản phẩm khai khoáng và những loại sản phẩm khác.
Sản phẩm phải đạt nhưng quy cách quy chuẩn cụ thể. dưới đây là yêu cầu kỹ thuật
với sản phẩm Thiếc thỏi hàm lượng 99,95% của công ty.
Yêu cầu kỹ thuật:
Thiếc thỏi có các thành phần tương ứng trong bảng:
Bảng 1 : yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm thiếc 99.95%
Mác Thiếc % Sn ≥
Hàm lượng tạp chất không lớn hơn (%)
Fe As Cu Pb Bi Sb S
Sn.01 99,95 0,005 0,007 0,005 0,005 0,02 0,005 0,003

Thiếc được sản xuất theo dạng thỏi, khối lượng mỗi thỏi là 24 ± 1kg. Bề mặt
nhẵn, sạch, không bị ô xy hóa, không có ba via, không phân lớp và không rộp, rỗ.
Bên cạnh đó quy trình sản xuất , công nghệ sử dụng cũng tạo nên sự khác
biệt của sản phẩm. Sản phẩm phải thỏa mãn nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe , do
đó các loại máy móc thiết bị phục vụ trong khai thác , chế biến , tinh chế sản phẩm

là những thiết bị công nghệ cao được sản xuất và nhập khẩu từ nước ngoài.
Nguồn nguyên liệu của công ty được các công trường khai thác của công ty
nằm trong các tỉnh thành Bắc Bộ, sau khi khai thác quặng được sơ chế , tinh luyện ở
hàm lượng thấp , sau đó được đem về nhà máy của công ty gia công tinh chế ở hàm
lượng cao.
Sản phẩm của công ty là đầu vào cho các công ty trong lĩnh vực sản xuất ,
chế tạo công nghệ cao như vi mạch , vi điện tử . Do đó đòi hỏi về sản phẩm là rất
cao , không những phải thỏa mãn thị trường chung mà còn phải thỏa mãn nhu cầu
6
của từng khách hàng riêng lẻ. Thêm một đặc điểm nữa là sản phẩm Thiếc thỏi phải
đảm bảo mâu mã đẹp , do đó sản phẩm được sản xuất ra công ty thường đóng lô và
chuyển đi luôn bởi sản phẩm chịu sự tác động của môi trường, như ở Việt Nam môi
trường nóng ẩm điều kiện bảo quản rất khó khăn dẫn đến lượng hao hụt do bị ô xi
hóa nhiều, mặt khác làm cho bề mặt sản phẩm không được bóng , nhẵn.
2.2. Đặc điểm lĩnh vực hoạt động.
2.2.1. Đặc điểm chung của ngành khai thác và chế biến khoáng sản
Nghành khai thác chế biến khoáng sản chịu rất nhiều sự chi phối của điều kiện
tự nhiên cũng như sự phát triển của nền kinh tế thế giới , trong nước.
•Với hơn 5000 điểm mỏ thuộc 60 loại khoáng sản được phát hiện và khai thác,
tiềm năng khoáng sản Việt Nam được đánh giá là tương đối đa dạng. Nếu tách riêng
than và dầu khí, các công ty khoáng sản đang niêm yết hiện nay chủ yếu khai thác
các loại quặng kim loại (sắt, titan, mangan, vàng, kẽm, đồng, antimony) và các
khoáng sản phi kim -vật liệu xây dựng (VLXD) (đá, cát, sỏi, cao lanh, thạch anh).
•Do cung cấp các nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp sản xuất-
chế tạo và xây dựng, sự phát triển của ngành phụ thuộc rất lớn vào chu kỳ phát triển
của nền kinh tế thế giới. Nhu cầu và giá bán nhiều loại khoáng sản được quyết định
bởi thị trường thế giới.
•Triển vọng của ngành khoáng sản còn nhiều tiềm năng trong dài hạn, được hỗ
trợ bởi sức cầu từ sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và thế giới, đặc biệt là
nhân tố Trung Quốc; và sức cung là trữ lượng khoáng sản phong phú của Việt Nam.

Tuy nhiên, hiện nay hiệu quả đầu tư của ngành đang suy giảm tương đối so với các
lĩnh vực khác, do
đầu tư mới chú trọng đến việc mở rộng mà chưa đầu tư theo chiều sâu, chủ
yếu dừng ở việc xuất khẩu quặng và tinh quặng với giá trị thấp hơn nhiều giá kim
loại phải nhập khẩu về. Do vậy, trong thời gian tới, ngành cần phát triển theo hướng
tăng cường chế biến sâu, bên cạnh việc thăm dò, mở rộng mỏ mới.
•Trong năm 2011, áp lực gia tăng chi phí nguyên nhiên liệu đầu vào là một
thách thức lớn đối với hầu hết các doanh nghiệp khoáng sản. Riêng đối với các
7
doanh nghiệp khai thác VLXD có thể còn gặp khó khăn về đầu ra do chính sách cắt
giảm đầu tư công của chính phủ để kiềm chế lạm phát và sự đóng băng của thị
trường bất động sản khiến nhiều công tŕnh xây dựng phải hoăn khởi công hoặc giăn
tiến độ thi công.
•Ngoài ra, chính sách pháp luật của Việt Nam còn đang trong quá trình hoàn
thiện, có thể tác động đến hoạt động của ngành: Luật khoáng sản 2011 sẽ thay đổi
cơ chế cấp phép thăm dò khai thác mỏ theo cơ chế đấu giá; ngoài ra biểu thuế của
nhiều loại khoáng sản được điều chỉnh theo hướng tăng lên làm gia tăng chi phí cho
doanh nghiệp.
•Nhìn chung, các doanh nghiệp khoáng sản đang niêm yết hiện nay có quy mô
nhỏ, mức độ tài trợ bằng nợ ít hơn thị trường nhưng biên lợi nhuận gộp lại cao hơn.
Trong khi nhóm doanh nghiệp khai thác quặng kim loại có mức độ đầu
tư lớn hơn cho tài sản cố định, nhóm doanh nghiệp khai thác VLXD lại có
mức sinh lời cao hơn, chất lượng dòng tiền và chất lượng lợi nhuận tốt hơn.
2.2.2. Sự tác động của luật pháp đến đặc điểm lĩnh vự hoạt động khai thác
khoáng sản.
Từ 1/7/2010, thuế tài nguyên của phần lớn các loại quặng kim loại và khoáng
sản phi kim đã được điều chỉnh tăng lên. Mục đích của việc tăng thuế đối với các
loại quặng này một phần là để bảo vệ nguồn tài nguyên không tái tạo của quốc gia,
mặt khác Chính phủ muốn khuyến khích các doanh nghiệp khoáng sản đầu tư vào
các dự án chế biến sau khai thác để nâng cao hiệu quả sử dụng tránh lãng phí tài

nguyên. Sự thay đổi theo chiều hướng gia tăng thuế tài nguyên này trước mắt sẽ là
bất lợi cho các doanh nghiệp trong ngành khai khoáng, làm gia tăng chi phí. Tuy
nhiên, xu hướng tăng giá của nhiều loại khoáng sản hiện nay có thể bù đắp cho sự
tăng chi phí này.
Luật khoáng sản sửa đổi :
Luật Khoáng sản sửa đổi được thông qua tháng 12/2010 và sẽ bắt đầu có hiệu
lực từ 1/7/2011 có nhiều điểm mới đáng lưu ý có thể ảnh hưởng đến hoạt động của
các doanh nghiệp khoáng sản.
8
•Để được cấp phép thăm dò cũng như cấp phép khai thác khoáng sản, các
doanh nghiệp và cá nhân sẽ phải thực hiện “đấu giá” chứ không còn theo hình thức
“xin- cho” như trước nữa, trừ những khu vực đặc biệt (khoáng sản có
tính chiến lược, nhạy cảm về quốc phòng…) do Nhà nước chỉ định không đấu
giá. Mặt khác, Luật cũng quy định rõ hơn trách nhiệm của tổ chức khai thác đối với
địa phương có khoáng sản trong việc đầu tư kết hợp khai thác với xây
dựng hạ tầng, xây dựng công trình phúc lợi, bảo vệ, phục hồi môi trường, ưu
tiên sử dụng lao động địa phương Những quy định này nhằm nâng cao trách nhiệm
của doanh nghiệp khoáng sản với Nhà nước và xã hội, sẽ làm gia tăng chi phí đầu tư
cho doanh nghiệp.
•Ngoài ra, để tham gia hoạt động khai khoáng, doanh nghiệp ngoài việc đáp
ứng yêu cầu kĩ thuật còn phải có vốn tự có bằng 50% vốn đầu tư đối với hoạt động
thăm dò và 30% vốn đầu tư đối với hoạt động khai thác.
•Trước đây, việc cấp phép đối với hoạt động thăm dò khai thác khoáng sản
khá dễ dàng, dẫn đến tình trạng nhiều đơn vị không đủ năng lực khai thác vẫn được
cấp phép rồi sau đó lại bán lại giấy phép cho công ty khác. Nhưng theo luật Khoáng
sản sửa đổi, việc chuyển nhượng quyền thăm dò khai thác phải sau khi đơn vị được
cấp phép đã thực
hiện ít nhất 50% khối lượng giá trị công việc theo giấy phép thăm dò. Như
vậy, Luật mới đã ràng buộc chặt chẽ hơn trách nhiệm của doanh nghiệp khai
khoáng, các doanh nghiệp sẽ bị hạn chế bớt sự linh hoạt trong việc thay đổi cơ cấu,

danh mục đầu tư.
2.2.3. Đặc điểm riêng của lĩnh vực khai thác chế biến kim loại màu
Đầu ra của ngành khoáng sản cụ thể trong lĩnh vực khai thác chế biến kim loại
màu là những nguyên vật liệu đầu vào thiết yếu cho các ngành công nghiệp sản
xuất, chế tạo. Do vậy, chu kì phát triển của ngành gắn liền với chu kì phát triển
chung của nền kinh tế.
Độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành khoáng sản không chỉ biến động cùng
chiều với chu kì tăng trưởng của nền kinh tế thế giới- thể hiện bằng chỉ tiêu tăng
9
trưởng tổng sản phẩm kinh tế thế giới GWP- mà còn biến động với mức độ lớn.
Trong những thời kì kinh tế thế giới tăng trưởng, ngành khoáng sản Việt Nam có sự
phát triển mạnh mẽ và ngược lại, ngành cũng suy giảm rất sâu trong những thời kì
kinh tế toàn cầu suy thoái. Tuy nhiên,mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng của
ngành khoáng sản so với chu kì phát triển của nền kinh tế Việt Nam lại không được
thể hiện rõ, nhất là trong giai đoạn trước 2007. Từ sau khi gia nhập WTO năm
2007, tăng trưởng kinh tế Việt Nam bắt nhịp với kinh tế thế giới và ngành khoáng
sản cũng bắt đầu biến động cùng chiều với kinh tế trong nước.Điều này phản ánh
một đặc điểm quan trọng của ngành khoáng sản nước ta là phụ thuộc rất nhiều vào
nền kinh tế thế giới. Nhu cầu và giá cả nhiều sản phẩm đầu ra của ngành do thị
trường thế giới quyết định.
2.2.4. Đặc điểm kinh doanh của chi nhánh công ty cổ phần tâp đoàn
khoáng sản VQB tại Hưng Yên
•Nguồn gốc từ một công ty xây dựng tư nhân, từ năm 2007, VQB chuyển đổi
sang mô hình công ty cổ phần, từ đó thu hút được nguồn vốn công ty đã mở rộng
quy mô trong lĩnh vực khai khoáng và mở rộng quy mô các lĩnh vực hoạt động.
•Tuy mở rộng quy mô– lĩnh vực sản xuất, nhưng hiệu quả hoạt động của VQB
chưa được thể hiện khi mà công ty vẫn chưa xác định đúng hướng đi cho mình ,
điều này được thể hiện ở doanh thu năm 2008 và năm 2009 là một sự sụt giảm
nghiêm trọng.
•VQB hiện có tỉ lệ nợ phải trả/tổng tài sản là 45%, tuy không lớn so với các

ngành khác nhưng hệ số nợ khiến cho việc huy động vốn của công ty gặp nhiều khó
khăn.
•Mặc dù các mỏ quặng của VQB đa dạng nhưng xét về quy mô lại không lớn
và thời hạn cấp phép không dài. Do đó, triển vọng khai thác về lâu dài đối với một
số mỏ sẽ bị giới hạn.
•Cổ phiếu VQB đa phần được nắm giữ bởi các cổ đông cá nhân. Đây là cổ
phiếu có thanh khoản tốt, và chủ yếu là do cá nhân trong công ty năm giữ . Tuy
nhiên, rủi ro về dòng tiền và rủi ro khả năng thanh toán cần được cân nhắc trước khi
10
đầu tư vào cổ phiếu.
Hoạt động kinh doanh chính của công ty là tinh chế Thiếc thỏi hàm lượng
cao với hai mức là 99,75% và 99,95% và xuất sang thị trường Châu Âu do đó hoạt
động kinh doanh của công ty chủ yếu là hoạt động xuất khẩu , và có nhưng đặc
điểm riêng của hoạt động.
Hoạt động xuất khẩu là một mặt của hoạt động thương mại quốc tế nêncũng có
những đặc trưng của hoạt động thương mại quốc tế và nó liên quan đếnhoạt động
thương mại quốc tế khác như bảo hiểm quốc tế, thanh toán quốc tế,vận tải quốc tế
Hoạt động xuất khẩu không giống như hoạt động buôn bántrong nước ở đặc điểm là
có sự tham gia buôn bán của đối tác nước ngoài, hànghoá phục vụ cho nhu cầu tiêu
dùng ở phạm vi nước ngoài.
Hoạt động xuất khẩu được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau:
xuấtkhẩu tại chỗ,xuất khẩu gia công, ủy thác xuất khẩu, xuất khẩu tự doanh,
xuấtkhẩu qua đại lý nước ngoài, hình thức tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu…
Mỗihình thức có những ưu điểm và khuyết điểm riêng biệt, tùy theo tình hình
củatừng đơn vị mà từng công ty có sự lựa cho phù hợp với hoạt động kinh doanhcủa
mình.
Về phía công ty cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB lựa chọn
hình thức xuất khẩu trực tiếp , tức là bên công ty trực tiếp liên hệ với khách hàng
của mình và ký kết hợp đồng.
Do hoạt động kinh doanh chủ yếu là xuất khẩu nên nó mang theo một số đặc

điểm của xuất khẩu hàng hóa như :
Thời gian lưu chuyển hàng hoá trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu bao
giờ cũng dài hơn so với thời gian lưu chuyển hàng hoá trong hoạt động kinh doanh
nội địa do khoảng cách địa lý cũng như các thủ tục phức tạp để xuất khẩu hàng hoá.
Do đó, để xác định kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu, người ta chỉ xác định
khi hàng hoá đã luân chuyển được một vòng hay khi đã thực hiện xong một thương
vụ ngoại thương.
Thời điểm giao, nhận hàng và thời điểm thanh toán: Thời điểm xuất khẩu
11
hàng hoá và thời điểm thanh toán tiền hàng không trùng nhau mà có khoảng cách
dài.
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2008 đến quý I/2012
của chi nhánh công ty cổ phẩn tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB tại
Hưng Yên.
Bảng 2 : Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2008 đến quý I/2012
ĐVT :Triệu đồng
STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 I/2012
1
Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
120.400 15.218 19.061 22.894 3.458
2
Doanh thu hoạt động
tài chính
600 3.258 5.324 5.486 598,5
3 Tổng lợi nhuận trước thuế 4.434 901 1.598 2.090 110
4
Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp
3.326 720 1.278 1.672 88

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty năm 2008, 2009, 2010,
2011)
Theo số liệu thu thập ta có thể nhận thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của
Chi nhánh công ty Cổ phần tập đoàn Khoáng sản và Thương mại VQB tại Hưng
Yên giai đoạn 2008 đến đầu năm 2012 đang có những bước chuyển biến tích cực .
Dù rằng trong năm 2008 công ty làm ăn rất phát đạt , đây là giai đoạn đầu của quá
trình hội nhập, nền kinh tế mở của , các rào cản thuế quan , quan hệ khách hàng, đối
tác rất tốt. Xong đến năm 2009 do sự cạnh tranh gay gắt của các công ty khác và sự
biến động của thị trường khiến cho doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty thụt
giảm nghiêm trọng. Nhưng nhìn chung từ năm 2009 đến nay dù chưa đạt được mức
tăng trưởng vượt bậc như năm 2008 xong tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
đã dần đi vào ổn định và phát triển đều Theo tin của tổng cục thống kê tình hình
kinh tế đất nước từ sau khủng hoảng kinh tế đến nay có nhiều khởi sắc xong nhìn
12
chung vẫn còn nhiều khó khăn thách thức. Đặc biệt tình hình kinh tế thế giới có
nhiều biến động , các nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với nhiều bất ổn ,rủi ro ,
trong năm 2012 vẫn chưa thể ổn định và phát triển. Xong nhờ vào hoạt động xúc
tiến và làm ăn với những đối tác lớn có tiềm lực kinh tế lớn và đa dạng hóa khách
hàng mà tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn
khoáng sản và thương mại VQB nói chung và chi nhánh công ty tại Hưng Yên nói
riêng vẫn có những bước phát triển đều, doanh thu hàng năm vẫn tăng ổn định. Dự
báo trong năm 2012 hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh công ty cổ phần
khoáng sản và thương mại VQB tại Hưng Yên sẽ được mở rộng về quy mô và
ngành nghề.
4. Định hướng phát triển của chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn khoáng
sản và thương mại VQB tại Hưng Yên giai đoạn 2012-2015.
4.1. Nhìn nhận đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hướng phát triển của
công ty.
4.1.1. Các yếu tố rủi ro.
4.1.1.1. Rào cản gia nhập ngành

Chi phí đầu tư thăm dò ban đầu khá lớn mà rủi ro lại cao (rủi ro về trữ lượng
mỏ, về điều kiện khai thác…) là những rào cản gia nhập ngành. Trước đây, việc
cấp phép khai thác mỏ được thực hiện theo cơ chế “xin-cho” nên khá dễ dàng, nhất
là các mỏ của địa phương được phân quyền cho UBND tỉnh cấp. Tuy nhiên từ
1/7/2011, theo Luật Khoáng sản mới, muốn được cấp phép thăm dò và khai thác
đều phải thực hiện đấu thầu, do vậy chi phí thăm dò sẽ tăng lên cũng làm tăng rào
cản gia nhập ngành.
Rào cản về thị trường cũng là một thách thức không nhỏ. Hiện tại trên thị
trường đã có những ông trong lĩnh vực khai khoáng như ; CÔNG TY CỔ PHẦN
KHOÁNG SẢN VÀ XÂY DỰNG BÌNH DƯƠNG , CÔNG TY CƠ KHÍ
KHOÁNG SẢN HÀ GIANG , CÔNG TY KHOÁNG SẢN TÂY BẮC , CÔNG TY
CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN NA RÌ HAMICO , CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN
KHOÁNG SẢN HAMICO đều là những công ty hoạt động trong lĩnh vực khai
13
khoáng lâu năm , họ có kinh nghiệm , vốn , thị trường , công nghệ. Do đó đặt ra rào
cản gia nhập thị trường là rất lớn.
4.1.1.2. Áp lực từ yếu tố nguồn nguyên liệu.
Đầu vào chủ yếu của ngành khai thác khoáng sản là quyền khai thác mỏ. Áp
lực đầu vào lớn đối với các doanh nghiệp chỉ được cấp phép bởi UBND tỉnh đây là
những mỏ quy mô nhỏ, thời hạn cấp phép không dài. Trong khi đó, những doanh
nghiệp có giấy phép của Bộ sẽ có ưu thế do đây là mỏ nằm trong quy hoạch của
trung ương, quy mô lớn, thời hạn cấp phép dài Ngoài ra, các loại nhiên liệu
như xăng, dầu, điện, than…và một số loại hóa chất, thuốc nổ…cũng là những đầu
vào
rất quan trọng. Đối với doanh nghiệp khai thác quặng: giá xăng dầu chiếm
khoảng 15%, giá điện chiếm 5-10% tổng chi phí sản xuất. Các loại nhiên liệu
thường được phân phối bởi một số ít nhà cung cấp mang tính độc quyền cao, nên
khả năng đàm phán về giá là khó. Trong thời gian tới, áp lực tăng giá đầu vào đối
với ngành là khá lớn. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp khoáng sản, do nhiên liệu
chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất nên rủi ro tăng chi phí đầu vào-

làm ăn mòn lợi nhuận của doanh nghiệp là rất lớn.
4.1.1.3. Áp lực từ nhu cầu khách hàng.
Do vai trò quan trọng của khoáng sản làm nguyên liệu cho nhiều ngành công
nghiệp sản xuất, chế tạo và xây dựng, nhu cầu khoáng sản phục vụ cho phát triển
kinh tế là rất lớn.
Có thể nói, do lượng cung hiện nay chưa đáp ứng đủ nhu cầu, nên áp lực tiêu
thụ sản phẩm khoáng sản là không nhiều. Các sản phẩm của ngành khoáng sản
được sản
xuất chủ yếu phục vụ cho nhu cầu trong nước, lượng xuất khẩu chỉ chiếm một
tỉ trọng nhỏ. Trong năm 2010, giá trị sản xuất ngành khai thác mỏ là 249,000 tỉ, gấp
tới 73 lần giá trị xuất khẩu (3,410 tỉ).
Trong nhóm khoáng sản kim loại, một số sản phẩm được xuất khẩu là quặng
sắt, Antimon, Titan, tinh quặng chì, kẽm. Do sản lượng cung cấp rất nhỏ so với thị
14
trường thế giới, các doanh nghiệp khoáng sản thường ít có khả năng đàm phán về
giá mà thường phụ thuộc vào mức giá thế giới. Ngay cả quặng kim loại tiêu thụ
trong nước cũng biến động cùng chiều với mức giá thế giới này.
Hiện giá của nhiều loại kim loại như sắt, vàng, đồng, kẽm, antimon, thiếc đang
có xu hướng tăng lên.
Trong nhóm VLXD, các sản phẩm xuất khẩu chính là cát công nghiệp, cát
thủy tinh, cát sân golf, đá ốp lát Còn các sản phẩm như đá, cát xây dựng thông
thường chủ yếu phục vụ thị trường trong nước. Trong thời gian qua, do nhu cầu xây
dựng nhà cửa và cơ sở hạ tầng khá lớn, nên giá các sản phẩm này cũng tăng mạnh.
4.1.1.4. Cạnh tranh nội bộ ngành.
Hiện nay cả nước có khoảng 2,000 điểm khai thác – chế biến khoáng sản có
đăng kí hợp pháp, bên cạnh hàng trăm nghìn cơ sở khai thác bất hợp pháp khác
cùng cạnh tranh với nhau. Cạnh tranh chủ yếu giữa các doanh nghiệp cùng khai
thác một loại khoáng sản là cạnh tranh về giá, cạnh tranh về hàm lượng khoáng sản
tinh chế, cạnh tranh trong việc xin cấp phép mỏ …
Trong số các công ty khoáng sản niêm yết, nhóm công ty sản xuất VLXD có

nhiều mặt hàng giống nhau như đá, cát, sỏi…nên mức độ cạnh tranh lớn hơn, đặc
biệt là những công ty có vị trí địa lí gần nhau. Trong khi đó, những công ty chuyên
về một mặt hàng có tính chất độc quyền như HGM sản xuất antimony, MMC khai
thác mangan, SQC khai thác titan…thì áp lực cạnh tranh nội bộ ngành lại nhỏ.
Riêng đối với công ty cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB mức
độ cạnh tranh lại gay gắt hơn bởi công ty chỉ cung cấp 1 loại khoáng sản là thiếc ,
do đó việc phải đối mặt với các ông lớn là không thể tránh khỏi.
4.1.1.5. Rủi ro từ chính sách pháp luật
Luật khoáng sản mới thay đổi những quy định về việc cấp phép theo hướng
thắt chặt và tốn kém hơn, theo đó việc cấp phép thăm dò và khai thác sẽ theo cơ chế
“đấu giá”, đi kèm với những quy định nâng cao yêu cầu về năng lực tài chính của
chủ đầu tư, yêu cầu về công nghệ khai thác và trách nhiệm với việc bảo vệ môi
trường.
15
Ngoài ra, các loại nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp khai khoáng phải nộp
(thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu, phí bảo vệ môi trường đều có xu hướng tăng lên.
Từ 1/7/2010, thuế xuất khẩu tài nguyên của hầu hết khoáng sản đã tăng trung bình
gần 50%; từ tháng 1/ 2011 phí bảo vệ môi trường với khai thác vàng đã tăng gấp 4
lần, thuế xuất khẩu vàng tăng từ 0 lên 10%, từ tháng 4/2011 thuế xuất khẩu với
quặng sắt tăng từ 30 lên 40%
Điều đáng nói là hệ thống pháp luật của Việt Nam còn đang trong quá trình
hoàn thiện, nên không tránh khỏi hiện tượng chính sách thay đổi liên tục khiến
doanh nghiệp không thích ứng kịp. Các doanh nghiệp sản xuất Titan như SQC,
BMC đã từng phải đóng cửa nhà máy ngừng xuất khẩu khi thuế suất xuất khẩu xỉ
titan lên 18% vào giữa năm 2010, rồi sau đó khi mức thuế giảm xuống 15% và cuối
cùng là 10% vào đầu năm 2011, họ mới có thể tiêu thụ số hàng tồn kho và mở cửa
nhà máy trở lại.
Hay công ty Canada Olympus Pacific Minerals đã tính đến việc rút vốn 100
triệu USD đầu tư khỏi Việt Nam sau khi thuế xuất khẩu vàng tăng từ 0 lên 10%.
Những rủi ro chính sách như trên có thể ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ hoạt động

sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khoáng sản.
4.1.1.6. Rủi ro từ sự biến động thất thường của nền kinh tế thế giới.
Như đã phân tích, sự phát triển của nền kinh tế thế giới, trong đó có cả Việt
Nam, tạo ra sức cầu quan trọng đối với ngành khoáng sản. Giá bán nhiều loại
khoáng sản hiện cũng phụ thuộc vào mặt bằng giá thế giới.
Điều đó cũng đồng nghĩa rằng nếu như nền kinh tế toàn cầu suy thoái, sức cầu
suy giảm sẽ dẫn đến giá bán nhiều loại khoáng sản giảm sút sẽ là những rủi ro rất
lớn mà các doanh nghiệp trong ngành phải đối mặt.
Trong đó, chúng ta phải lưu ý đến thị trường Trung Quốc– đối tác nhập khẩu
đến 65% các loại quặng khoáng sản của Việt Nam. Nếu như nền kinh tế Trung
Quốc có biến động, hoặc chính sách của chính phủ Trung Quốc đối với việc xuất
nhập khẩu các mặt hàng này thay đổi thì ảnh hưởng của nó đến đầu ra của ngành
khoáng sản Việt Nam sẽ là không nhỏ.
16
Riêng đối với phân nhóm khai thác VLXD, rủi ro suy thoái kinh tế có thể biểu
hiện rõ trong năm nay, do chính sách cắt giảm đầu tư công của Chính phủ nhằm
kiềm chế lạm phát và sự khó khăn chung của thị trường bất động sản. Theo đó, kế
hoạch xây dựng nhiều công trình lớn sẽ bị hoãn lại hoặc giãn tiến độ, khiến cho đầu
ra của nhóm có thể gặp khó khăn nhất định.
Năm 2008 , 2009 nền kinh tế toàn cầu bước vào giai đoạn khủng hoảng. Tuy
đến nay nhiều nền kinh tế các nước đã bắt đầu phục hồi xong một số nền kinh tế
đầu tàu vẫn đang đối mặt với khủng hoảng. Như nền kinh tế Mỹ hiện đang đối mặt
với tỷ lệ thất nghiệp cao , các công ty thu hẹp quy mô , lạm phát. Nền kinh tế Châu
Âu đang đối mặt với khủng hoảng nợ công , khiến cho sức mua , sức phát triển của
các doanh nghiệp là rất thấp, bên cạnh đó có một số thể chế tài chính đã phá sản ,
đang trong quá trình làm ăn thô lỗ và đang phục hồi cũng ảnh hưởng rất lớn đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty.
4.2. Triển vọng phát triển của ngành khai thác khoáng sản trong những
năm tới.
4.2.1. Sự phát triển của nền kinh tế thế giới và trong nước.

Đứng đầu trong chuỗi giá trị sản xuất, ngành khoáng sản cung cấp đầu vào cho
rất nhiều ngành công nghiệp sản xuất, chế tạo và xây dựng. Do đó, sự phát triển của
nền kinh tế thế giới nói chung và của nền kinh tế Việt Nam nói riêng sẽ tạo ra sức
cầu quan trọng, hấp thụ các sản phẩm của ngành. Dự báo của Economywatch đối
với tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới và của Việt Nam cho thấy nhu cầu nguyên
vật liệu cho sản xuất-xây dựng còn lớn, do vậy tiềm năng phát triển của ngành vẫn
còn nhiều. Bộ Công thương cũng đưa ra dự báo, trong giai đoạn từ 2011-2015,
ngành có thể đạt mức tăng trưởng bình quân khoảng 0.55%/năm.
Sự phát triển của thể chế kinh tế tài chính Châu Âu dù đã bước qua giai đoạn
khó khăn nhất xong vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro . Thị trường này chiếm 100% sản
lượng xuất khẩu của công ty do đó nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và mở
rộng của công ty.
4.2.2. Sự phát triển bùng nổ của Trung Quốc và nhu cầu bạn hàng
17
Sự tham gia của nền kinh tế Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng đối với
triển vọng của ngành khoáng sản Việt Nam, trong những năm gần đây Trung Quốc
đã trỗi dậy như môt công trường của thế giới.
Trung Quốc không chỉ là nhà cung cấp mà còn là nước tiêu thụ khoáng sản
nhiều nhất thế giới. Để có đủ nguồn nguyên vật liệu cung cấp cho “đại công
trường” sản xuất khổng lồ của mình, hằng năm Trung Quốc thu mua một lượng
khoáng sản rất lớn từ nhiều quốc gia trên thế giới, thậm chí còn có chính sách tiếp
cận với các quốc gia châu Phi thông qua chương trình “Đổi hạ tầng lấy khoáng
sản”.
Đối với Việt Nam, Trung Quốc cũng là bạn hàng lớn nhất chiếm tới 65% tổng
giá trị quặng khoáng sản xuất khẩu của Việt Nam năm 2010. Được đánh giá là nền
kinh tế có tiềm năng phát triển lớn nhất hiện nay, nhu cầu nhập khẩu khoáng sản
của Trung Quốc gia tăng mạnh mẽ sẽ thúc đẩy sức cầu đối với sản phẩm của ngành
khoáng sản nước ta.
Đặc biệt, Việt Nam lại có vị trí địa lý ngay gần Trung Quốc nên việc vận
chuyển khoáng sản xuất khẩu bằng đường bộ cũng như đường thủy dễ dàng và

thuận tiện cũng góp phần làm tăng sức ảnh hưởng của nhân tố Trung Quốc đối với
ngành.
4.2.3. Trữ lượng, xu hướng tăng giá và sự ủng hộ của nhà nước trong việc
chế biến sâu.
Trữ lượng khoáng sản phong phú:
Ngoài các yếu tố từ phía cầu, triển vọng của ngành khoáng sản nước ta còn thể
hiện từ phía cung, là tiềm năng phong phú của nhiều loại khoáng sản. Một số loại
khoáng sản có trữ lượng xếp hạng thế giới như bauxite (thứ 3 thế giới), đất hiếm
(thứ 3), graphit (thứ 2), apatit (thứ 6)…
Các doanh nghiệp khai khoáng đang niêm yết hiện nay tập trung vào một số
khoáng sản chính như sắt, titan, mangan, vàng, chì-kẽm, đồng, antimony, đá, sét…
Trữ lượng thăm dò của các loại khoáng sản này cũng tương đối phong phú, có thể
khai thác hàng chục năm.
18
Ngoài ra, trữ lượng dự báo của nhiều loại khoáng chất lớn gấp nhiều lần trữ
lượng thăm dò, nên việc tiếp tục thăm dò mở rộng còn nhiều tiềm năng.
Xu hướng tăng giá của nhiều loại khoáng sản:
Để phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế, đặc biệt là đối với các nền kinh tế
lớn mạnh như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu…, nhu cầu nguyên vật liệu
tăng nhanh thậm chí trong một số thời điểm còn vượt cả khả năng cung cấp của thị
trường. Mặc dù tiêu thụ nhiều nguyên liệu nhất thế giới, nhưng do lo sợ cạn kiệt
nguồn tài nguyên, gần đây chính phủ Trung Quốc lại có chính sách hạn chế xuất
khẩu nhiều loại khoáng sản như đất hiếm, antimony khiến cho nguồn cung nhiều
loại khoáng sản càng bị căng thẳng. Chỉ số giá kim loại thế giới MPI (metal price
index) có xu hướng tăng mạnh trong thập kỉ vừa qua. Do đó, triển vọng của ngành
khoáng sản nước ta trong thời gian tới sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ xu hướng tăng
giá này.
Triển vọng phát triển theo hướng tăng cường chế biến sâu:
Như đã chỉ ra, ngành khoáng sản nhìn chung còn ở giai đoạn xuất khẩu quặng
thô và tinh quặng với giá trị thấp, sau đó phải nhập khẩu kim loại đã qua tinh luyện

chế biến với giá cao nên hiệu quả kinh tế còn hạn chế. Trong năm 2010, giá trị nhập
khẩu kim loại gấp tới 56 lần giá trị xuất khẩu quặng. Do vậy, để nâng cao hiệu quả
và giá trị sản phẩm, ngành cần phát triển theo hướng tăng cường chế biến sâu, bên
cạnh việc thăm dò khai thác các mỏ mới.
4.3. Định hướng phát triển cuẩ chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn
khoáng sản và thươgn mại VQB tại Hưng Yên.
Từ những nhận định ở trên công ty đã vạch ra hướng phát triển cho những
năm tới. Với chiến lược, định hướng là luôn bám sát tình hình kinh tế trong nước và
thế giới , luôn nắm bắt nhu cầu của thị trường , công ty cổ phần tập đoàn khoáng
sản và thương mại VQB định hướng sẽ phát triển theo chiều sâu , tức là sản phẩm
được qua chế biến , tinh luyện với hàm lượng quặng cao đem lại giá trị thặng dư lớn
. Bên cạnh đó trong năm 2012 áp lực tăng chi phí nguyên liệu đầu vào là một thách
thức lớn với công ty nói riêng và các doanh nghiệp trong ngành khai khoáng nói
19
chung khiến cho khả năng cạnh tranh bị giảm sút . Ngoài ra chính sách pháp luật
của Việt Nam còn đang trong quá trình hoàn thiện có thể tác động đến hoạt động
kinh doanh của công ty. Nhận thấy những thách thức như vậy công ty đề ra định
hướng phát triển đa ngành tận dụng những điều kiện hiện có để đa dạng hóa đầu tư
và tập trung phát triển chuyên sâu về tinh luyện kim loại quý , phát triển dây chuyền
tinh luyện theo hướng áp dụng nhiều khoa học kỹ thuật nhằm giảm chi phí. Song
song với việc phát triển dây truyền công nghệ ,đổi mới hình thức khai thác chế
biến , công ty cung chú trọng đến nhu cầu của thị trường.
Do nhiều yếu tố tác động như sự phát triển vượt bậc của Trung Quốc cũng như
nhu cầu khoáng sản của quốc gia này , và nhận định thị trường Châu Âu không còn
là một thị trường hấp dẫn , tiềm ẩn nhiều rủi ro nên Công ty cổ phần tập đoàn
khoáng sản VQB cũng định hướng chuyển thị trường qua đó trong những năm tới
công ty vẫn chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Châu Âu nhưng sẽ tiến hành song
song việc tìm kiếm khách hàng đối tác Trung Quốc.
20
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THIẾC

SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU CỦA CHI NHÁNH CÔNG
TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KHOÁNG SẢN VÀ THƯƠNG MẠI
VQB
1. Thị trường và đặc điểm thị trường Châu Âu
1.1. Đôi nét về thị trường Châu Âu
Châu Âu (EU) với 27 nước thực sự là một thị trường rộng lớn, đa dạng, có
nhiều triển vọng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam nhưng đồng thời cũng là một thị
trường hết sức khắt khe. Chinh phục thị trường này đòi hỏi nhiều nỗ lực và sự đầu
tư, nhất là khi Việt Nam phải cạnh tranh với Trung Quốc, một cường quốc về các
mặt hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó dù thực hiện một quy chế thuế nhập khẩu nhưng
đặc điểm của từng thị trường riêng vẫn có khác biệt về văn hóa, phong cách tiêu
dùng.
Việc tạo ra một sản phẩm đáp ứng được thị hiếu của cả 27 nước là một thách
thức lớn mà doanh nghiệp Việt Nam cần vượt qua khi tiếp cận thị trường này.là một
thị trường phát triển ở trình độ cao nên đòi hỏi của người tiêu dùng đối với hàng
hóa nhập khẩu rất khắt khe. Tại đây, giá cả hàng hóa vàdịch vụ không phải là yếu tố
được quan tâm nhiều, mà yêu cầu trước hết là chất lượng, mẫu mã, những tiêu
chuẩn liên quan đến bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. Giờ
đây, trên thị trường tất cả các nước thành viên EU, mọi hàng hóa nhập khẩu thường
phải được kiểm tra ngay từ khâu sản xuất tại nước xuất xứ nhằm bảo đảm cho sp
làm ra đáp ứng được những tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu.
Thông thường, người tiêu dùng thích tim mua những sản phẩm có thương hiệu
nổi tiếng thế giới, phần đông người tiêu dùng thích tìm mua những sản phẩm làm từ
chất liệu tự nhiên, có kiểu dáng và mẫu mã thay đổi nahnh, có phương thức phục vụ
tốt và đặc biệt là có dịch vụ hậu mãi chu đáo. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu vào EU
cũng đang có sự chuyển dịch rõ nét theo hướng giảm dần các sản phẩm thô và gia
tăng các sản phẩm có hàm lượng chế biến cao.
21
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường châu Âu 10 năm gần đây
cho thấy sự phát triển của thị trường này.

Bảng 3 : Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Âu
từ năm 2002 đến 2010
Đơn vị : Triệu đô la Mỹ
Thị
trường
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
EU 3162.5 3852.6 4968.4 5517.0 7094.0 9096.4 10895.8 9402.3 11385.5
Nguồn : Tổng cục thống kê
Trong đó kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thiếc là:
Bảng 4 : Kim ngạch xuất khẩu thiếc sang Châu Âu
Đơn vị : Triệu đô la Mỹ
Thị
trường
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
EU 1,7 2,0 1,8 2,1 2,5 2,3 2,5 2,7 2,8
Nguồn : Tổng cục thống kê
1.2. Đặc điểm thị trường Châu Âu
1.2.1. Đặc điểm về lãnh thổ , thị hiếu, kênh phân phối.
EU là một thị trường rộng lớn với khoảng 500 triệu dân của 27 nước thành
viên, mỗi nước thành iên lại có đặc điểm tiêu dùng riêng. Do đó , có thể thấy rằng
thị trường EU có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về chủng loại hàng hóa, Có
những loại hàng hóa rất được ưa chượng ở thị trường Pháp , Italia hay Bỉ nhưng lại
không được người tiêu dùng Anh , Ailen , Đan Mạch hoặc Đức thích dùng. Tuy có
nhưng khác biệt nhất định về tập quán , thị hiếu tiêu dùng giữa các thị trường của
từng quốc gia trong khối EU , nhưng 15 nước thành viên cũ đều là những quốc gia
nằm trong khu vực Tây Bắc Âu nên có những điểm tương đồng về kinh tế và văn
hóa.
Ngày nay , những tập quán , tâm lý xã hội ,văn hóa đặc thù của dân tộc
22

×