Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Xúc tiến đầu tư với thu hút FDI vào Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.54 KB, 99 trang )

MỤC LỤC
Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý 10
Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu 14
LỜI MỞ ĐẦU
Xu thế toàn cầu hoá kinh tế quốc tế và những tiến bộ của cuộc cách
mạng khoa học kỹ thuật đang diễn ra mạnh mẽ thúc đẩy sự liên kết các thị
trường hàng hoá, dịch vụ của các nước với nhau để hình thành nên một thị
trường quốc tế, đặc biệt từ những năm 90 của thế kỷ XX. Do đó đầu tư nước
ngoài đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi nước, nhất là các
nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Thực tế đã chứng minh những quốc gia nào thu hút được nhiều và sử
dụng có hiệu quả nguồn vốn quốc tế thì quốc gia đó có cơ hội tăng trưởng
kinh tế nhanh, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế so với các
nước công nghiệp.
Luật ĐTNN ban hành năm 1987 được bổ sung và hoàn thiện sau 4 lần
năm 1992,1996,1998 và 2000 cũng phần nào thể hiện những nỗ lực của Việt
Nam trong vấn đề này. Không ai có thể phủ nhận rằng FDI ngày càng đóng
vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung và
của các địa phương nói riêng.
Hà Nội là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI
trong nhiều năm qua. Quá trình thu hút FDI của Hà Nội trong thời gian qua đã
cho thấy những thành tựu đóng góp đáng kể trong công tác xúc tiến đầu tư .
FDI đã góp phần thay đổi bộ mặt của thủ đô trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế,
chính trị, văn hoá, xã hội.
Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài nghiên cứu khoa học là: “Xúc tiến
đầu tư với thu hút FDI vào Hà Nội”.
1
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN DỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG
XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI


I. FDI và vai trò của FDI
1. Khái niệm FDI và các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1 Khái niệm
FDI là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Foreign Direct Investment” và
được dịch sang tiếng Việt là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Có nhiều khái niệm
về FDI như sau:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá
nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất,
kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở
sản xuất kinh doanh này.
Tổ chức Thương mại Thế giớ i đưa ra định nghĩa như sau về FDI:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một
nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút
đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân
biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà
đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh.
Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ"
và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty"
Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) xảy ra khi công dân của một nước (nước đầu tư) nắm giữ quyền kiểm
soát các hoạt động kinh tế ở một nước khác (nước chủ nhà hay nước nhận đầu
tư). Trong khái niệm này, thật sự không có sự đầu tư gia tăng về kinh tế hay
một sự chuyển giao ròng giữa các quốc gia mà đơn thuần chỉ là một sự di
2
chuyển tư bản từ quốc gia này sang quốc gia khác. Các công ty nắm quyền
kiểm soát hoạt động ở nhiều quốc gia được xem như các công ty đa quốc gia,
các công ty xuyên quốc gia hay các công ty toàn cầu. Sự phát triền hoạt động
của các công ty này chính là động lực thúc đầy sự phát triển trong thương mại
quốc tế thông qua hình thức đầu tư trực tiếp vào các quốc gia khác trên thế
giới.

- Theo khái niệm của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF(1997): FDI là một hoạt
động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một
doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế
nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự
doanh nghiệp.
- Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD): Đầu tư trực
tiếp là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh
tế lâu dài với một doanh nghiệp, mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với
việc quản lý doanh nghiệp. Có các mục đầu tư như:
+ Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc
toàn quyền quản lý của chủ đầu tư.
+ Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có.
+ Tham gia vào một doanh nghiệp mới.
+ Cấp tín dụng dài hạn (>5 năm).
- Theo Tổ chức tương mại thế giới WTO: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở
một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó.
- Theo luật đầu tư năm 2005 của Việt Nam:
Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham
gia quản lý hoạt động đầu tư. Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước
ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến
hành hoạt động đầu tư theo quy định của luật này.
3
Từ các khái niệm trên, ta có thể hiểu FDI là sự di chuyển vốn quốc tế
dưới hình thức vốn sản xuất thông qua việc nhà đầu tư ở một nước đưa vốn
vào một nước khác để đầu tư, thiết lập cơ sở sản xuất, tận dụng ưu thế về vốn,
trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý,… nhằm mục đích thu lợi nhuận và
chi phối hoặc toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp.
Nếu xét trên khía cạnh về quyền sở hữu thì về bản chất, FDI được thực
hiện với quyền sở hữu về tài sản đầu tư của chủ đầu tư nước ngoài. Nếu xét

trên khía cạnh cán cân thanh toán, FDI thường được định nghĩa là phần tăng
thêm giá trị sổ sách của lượng đầu tư ròng ở một quốc gia được thực hiện bởi
nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời nhà đầu tư này cũng chính là chủ sở hữu
chính và nắm quyền kiểm soát quá trình đầu tư đó.
Tuy có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng chung quy lại có thể hiểu: đầu
tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay
công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh
doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản
xuất kinh doanh này.
1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tồn tại dưới các dạng sau:
a)Phân theo hình thức đầu tư :
* Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh: Đây là một văn bản được ký
kết giữa một chủ đầu tư nước ngoài và một chủ đầu tư trong nước (nước nhận
đầu tư) để tiến hành một hay nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước chủ
nhà trên cơ sở quy định về trách nhiệm và phân phối kết quả kinh doanh mà
không thành lập một công ty, xí nghiệp hay không ra đời một tư cách pháp
nhân mới nào.
Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài này có đặc điểm.
- Cả hai bên cùng hợp tác kinh doanh trên cơ sở văn bản hợp đồng đã ký
kết giữa các bên về sự phân định trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ.
4
- Không thành lập một pháp nhân mới, tức là không cho ra đời một công
ty mới.
- Thời hạn của hợp đồng hợp tác kinh doanh do hai bên thoả thuận, phù
hợp với tính chất hoạt động kinh doanh và sự cần thiết để hoàn thành mục tiêu
của hợp đồng.
Vấn đề vốn kinh doanh không nhất thuyết phải được đề cập trong văn
bản hợp đồng hợp tác kinh doanh.
* Hình thức công ty hay xí nghiệp liên doanh: Xí nghiệp hay công ty liên

doanh được thành lập giữa một bên là một thành viên của nước nhận đầy tư
và một bên là các chủ đầu tư ở nước khác tham gia. một xí nghiệp liên doanh
có thể gồm hai hoặc nhiều bên tham gia liên doanh. đặc điểm của hình thức
liên doanh này là:
- Cho ra đời một công ty hay một xí nghiệp mới, với tư cách pháp nhân
mới và được thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Thời gian hoạt động, cơ cấu tổ chức quản lý của công ty, xí nghiệp liên
doanh được quy định tùy thuộc vào luật pháp cụ thể của mỗi nước.
- Các bên tham gia liên doanh phải có trách nhiệm góp vốn liên doanh,
đồng thời phân chia lợi nhuận và rủi ra theo tỉ lệ góp vốn.
* Hình thức công ty hay xí nghiệp 100%vốn từ nước ngoài: Đây là hình
thức các công ty hay xí nghiệp hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của tổ chức cá
nhân nước ngoài và do bên nước ngoài tự thành lập, tự quản lý và hoàn toàn
chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Đặc điểm của các công ty này là:
- Được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và là một
pháp nhân mới ở nước nhận đầu tư.
- Hoạt động dưới sự chi phối của Luật pháp nước nhận đầ tư
* Các hình thức khác: Đầu tư vào các khu chế xuất, khu phát triển kinh
tế, thực hiện những hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (B.O.T).
Những dự án B.O.T thường được chính phủ các nước đang phát triển tạo mọi
điều kiện thuận lợi để thực hiện việc nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế.
5
b) Phân theo bản chất đầu tư:
* Đầu tư phương tiện hoạt động: là hình thức FDI trong đó công ty mẹ
đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu
tư. Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào.
* Mua lại và sáp nhập: là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh
nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp
này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại
một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất

thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào.
c) Phân theo tính chất dòng vốn
* Vốn chứng khoán: Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần do một
công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các
quyết định quản lý của công ty.
* Vốn tái đầu tư:Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu
được từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm.
* Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ: Giữa các chi nhánh hay công
ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay
mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau.
d)P hân theo động cơ của nhà đầu tư
* Vốn tìm kiếm tài nguyên: Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn
tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao
động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ
năng dồi dào. Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài sản
sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng). Nó
cũng còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận. Ngoài ra, hình
thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi
lọt vào tay đối thủ cạnh tranh.
6
* Vốn tìm kiếm hiệu quả: Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu
vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công
rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông
vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, v.v
* Vốn tìm kiếm thị trường: Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị
trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất. Ngoài ra,
hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa
nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp
để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu.
2. Vai trò của FDI tới nước nhận đầu tư

2.1 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
2.1.1 Đóng góp vào GDP
Bổ sung cho nguồn vốn trong nước
Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập.
Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa.
Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước
ngoài, trong đó có vốn FDI. Tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài, các
nước đang phát triển muốnthực hiện mục tiêu quan trọng hàng đầu là đẩy
mạnh ta kinh tế. Đây cũng là điểm nút để các nước đang phát triển khoát ra
khỏi các vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo. Thực tiễn và kinh nghiệm của
nhiều nước cho thấy, các quốc gia nào thựchiện chiến lược kinh tế mở của với
bên ngoài, biết tranh thủ và phát huy tác dụngcủa các nhân tố bên ngoài biến
nó thành những nhân tố bên trong thì quốc gia đótạo được tốc độ tăng
cao.Mức tăng trưởng ở các nước đang phát triển thường do nhân tố tăng đầu
tư,nhờ đó các nhân tố khác như tổng số lao động được sử dụng, năng suất lao
độngcũng tăng lên theo. Vì vậy có thể thông qua tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước
ngoài đối với kinh tế.Rõ ràng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp
phần tích cực thúcđẩy ta kinh tế ở các nước đang phát triển. Nó là tiền đề, là
7
chỗ dựa để khai thác những tiềm năng to lớn trong nước nhằm phát triển nền
kinh tế.
FDI đã và đang đóng một vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế
của các nước đang phát triển trên thế giới. Tại các quốc gia có chính sách
khuyến khích đầu tư nước ngoài hợp lý, FDI không chỉ làm tăng cung về vốn
đầu tư mà còn có vai trò thúc đẩy chuyển giao công nghệ đặc biệt là thúc đẩy
quá trình tích tụ vốn con người, một nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
trong dài hạn.
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế nội sinh (được nghiên cứu bởi Lucas
(1988&1993), Romer (1986) và Mankiw, Romer và Weil (1992)] đã nhấn
mạnh vai trò của vốn con người trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài tại

các nước đang phát triển. Theo quan điểm được đưa ra bởi lý thuyết tăng
trưởng nội sinh, đầu tư nước ngoài thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn
bởi tính tràn công nghệ. Các công ty đa quốc gia được đánh giá là một trong
những kênh chuyển giao công nghệ và làm tăng khả năng tích tụ vốn con
người tại các nước tiếp nhận nguồn vốn đầu tư thông qua các khóa đào tạo kỹ
năng cho đội ngũ lao động địa phương, các hoạt động nghiên cứu và phát
triển (R&D), các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ cho các doanh
nghiệp địa phương (các doanh nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào)…
(Blomstrom and Kokko 1998).
Mặt khác, lý thuyết chiết trung (the Eclectic Theory of FDI), được phát
triển bởi Dunning (1988) đã cung cấp một phương pháp phân tích khác về
mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Dựa trên phân tích về lợi thế
cạnh tranh, lý thuyết này chỉ ra rằng việc thu hút nguồn vốn FDI phụ thuộc rất
nhiều vào các nhân tố và đặc tính của nước sở tại. Một trong các nhân tố đó là
tăng trưởng kinh tế. Ví dụ, Chakrabarti (2001) tranh luận rằng tăng trưởng
cao tại các nước sở tại sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến tìm
hiểu thị trường và đầu tư.
8
Thực chất, đó là hình thức MNCs tận dụng lợi thế nhân công giá rẻ,
nguồn tài nguyên dồi dào, chi phí sản xuất thấp ở nước nhận vốn đầu tư (đa số
là nước đang phát triển và cần vốn) và chính sách ưu đãi của chính phủ nước
đó nhằm phục vụ cho thị trường toàn cầu của họ.
Công nghệ mang vào nước sở tại được thay đổi, thậm chí hạ thấp hơn so
với công nghệ gốc của nhà đầu tư, và chi phí vận chuyển, thông tin, liên lạc
giảm đã giúp MNCs đặt các khâu khác nhau trong dây chuyền sản xuất tại
những vùng khác nhau, lợi dụng các điều kiện thuận lợi ở các địa phương để
giảm thiểu giá thành và tăng doanh thu.
Chính phủ các nước tiếp nhận FDI đôi khi đưa ra ưu tiên “đặc biệt” cho
các công ty đầu tư vào nước họ, nhất là khi công ty này hứa hẹn tạo nhiều
việc làm cho người dân bản địa. Phổ biến nhất là miễn thuế (thường là 5-10

năm), cải thiện hạ tầng cơ sở, giảm thuế quan, trợ cấp và các ưu đãi khác.
Những ưu đãi này thường thay đổi theo từng dự án nên khó định lượng được.
Ở một góc độ nào đó, Việt Nam không phải trường hợp ngoại lệ. Trong
20 năm thu hút đầu tư nước ngoài, chúng ta đã ban hành nhiều chính sách ưu
đãi nhằm kêu gọi FDI. Không thể phủ nhận các nỗ lực này đã góp phần gia
tăng nguồn vốn FDI, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước và làm
thay đổi diện mạo nhiều tỉnh, thành phố.
Cũng phải ghi nhận vai trò của khu vực có vốn nước ngoài đối với nền
kinh tế khi nó chiếm khoảng 3,5% tăng trưởng GDP xét theo thành phần kinh
tế, và đóng góp từ 20-30% tổng vốn đầu tư toàn xã hội tùy vào mức độ giải
ngân. FDI cũng tạo ra 4,1% tổng việc làm trong xã hội.
Tuy nhiên, như trên đã nói, vì bản thân các ưu đãi này là không công
khai, cho nên ở mặt sau của tấm huy chương, rất ít người biết cái giá phải trả
để mời gọi một dự án là đắt hay rẻ so với lợi ích thực mà địa phương đó được
hưởng từ dự án. Điều này đặc biệt đúng nếu nhìn vào cơ cấu thu hút đầu tư
nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản, du lịch ở các địa phương.
9
2.1.2 Tác động tới cán cân thanh toán quốc tế
Có nhiều quan điểm đánh giá khác nhau. Một số quan điểm cho rằng
ĐTNN làm xấu đi cán cân thanh toán quốc tế thông qua biểu thức: B= (X+I)-
(T+M+R+P), trong đó B là độ ảnh hưởng, X là giá trị xuất khẩu từ FDI, I là
ngoại tệ do nhà đầu tư chuyển vào, T là giá trị công nghệ nhập khẩu trong
cácdự án FDI, M là giá trị nhập khẩu nguyên vật liệu, R là giá trả cho giấy
phép sử dụng công nghệ, P là phàn lợi nhuận chuyển ra nước ngoài. Nếu các
nhà đầu tư nước ngoài phải nhập khẩu công nghệ, nguyên vật liệu và sản
phẩm lại hướng vào thị trường nội địa thì lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu cán cân
thanh toán quôốctế. Trong thực tế, đây chỉ là một giả thiết Đầu tư trực tiếp
nước ngoài cũng đóng góp cải thiện cán cân quốc tế cho nước tiếp nhận đầu
tư. Bởi vì hầu hết các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài là sản xuất ra cácsản
phẩm hướng vào xuất khẩu phần đóng góp của tư bản nước ngoài và việc

phátriển xuất khẩu là khá lớn trong nhiều nước đang phát triển.
2.2 Chuyển giao và phát triển công nghệ
Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý
Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy
động được phần nào bằng "chính sách thắt lưng buộc bụng". Tuy nhiên, công
nghệ và bí quyết quản lý thì không thể có được bằng chính sách đó. Thu hút
FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ
và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển
qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các
công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc rất
nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước.
Lợi ích quan trọng mà FDI mang lại đó là công nghệ khoa học hiện đại,
kỹsảo chuyên môn, trình độ quản lý tiên tiến. Khi đầu tư vào một nước nào
đó, chủđầu tư không chỉ vào nước đó vốn bằng tiền mà còn chuyển cả vốn
hiện vật nhưmáy móc thiết bị, nhuyên vật liệu (hay còn gọi là cộng cứng) trí
10
thức khoa hoạch bí quyết quản lý, năng lực tiếp cận thị thường (hay còn gọi
là phần mềm.) Do vậyđứng về lâu dài đây chính là lợi ích căn bản nhất đối
với nước nhận đầu tư. FDI cóthể thúc đẩy phát triển các nghề mới, đặc biệt là
những nghề đòi hỏi hàm lượngcông nghệ cao. Vì thế nó có tác dụng to lớn đối
với quá trình công nghiệp hóa, dịchchuyển cơ cấu kinh tế, ta nhanh của các
nước nhận đầu tư. FDI đem lại kinh nghiệmquản lý, kỹ năng kinh doanh và
trình độ kỹ thuật cho các đối tác trong nước nhận đầu tư, thông qua những
chương trình đào tạo và quá trình vừa học vừa làm. FDIcòn mang lại cho họ
những kiến thức sản xuất phức tạp trong khi tiếp nhận côngnghệ của các nước
nhận đầu tư. FDI còn thúc đẩy các nước nhận đầu tư phải cốgắng đào tạo
những kỹ sư, những nhà quản lý có trình độ chuyên môn để tham giavào các
công ty liên doanh với nước ngoài.Thực tiễn cho thấy, hầu hết các nước thu
hút FDI đã cải thiện đáng kể trìnhđộ kỹ thuật công nghệ của mình. Chẳng hạn
như đầu những năm 60 Hàn Quốc còn kém về lắp ráp xe hơi, nhưng nhờ

chuyển nhận công nghệ Mỹ, Nhật, và các nướckhác mà năm 1993 họ đã trở
thành những nước sản xuất ô tô lớn thứ 7 thế giới.Trong điều kiện hiện nay,
trên thế giới có nhiều công ty của nhiều quốc gia khácnhau có nhu cầu đầu tư
ra nước ngoài và thực hiện chuyển giao công ghệ cho nướcnào tiếp nhận đầu
tư. Thì đây là cơ hội cho các nước đang phát triển có thể tiếp thu được các
công nghệ thuận lợi nhất. Nhưng không phải các nước đang phát triểnđược
“đi xe miễn phí” mà họ phải trả một khoản “học phí” không nhỏ trong việc
tiếp nhận chuyển giao công nghệ này.
2.3 Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm
2.3.1 Nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý
Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt
được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê
mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa
phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa
11
phương. Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà
trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu
hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có
kỹ năng cho nước thu hút FDI. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả
các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng
nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
2.3.2 Tăng cường sức khoẻ và dinh dưỡng
Thông qua việc đầu tư vào các ngành y tế, dược phẩm, nông nghiệp, chế
biến thức ăn, công nghệ sinh học, chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ
và nguồn thực phẩm được tăng lên. Nhiều nhà đầu tư đã nghiên cứu để tìm ra
sản phẩm y dược mới, thực phẩm mới phù hợp với nước chủ nhà đồng thời
phổ biến các kiến thức về sức khoẻ và dinh dưỡng, đây là vấn đề rất quan
trọng đối với những nước đang phát triển. TTính đến cuối năm 1998, tổng
vốn FDI vào lĩnh vực chế biến thực phẩm và y dược khoảng 1 tỷ USD
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, ĐTNN còn mang theo những

ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ cộng đồng như việc phát triển sản xuất bia,
rượu, thuốc lá, thực phẩm có ga,…Để hạn chế được ảnh hưởng này cần có
một chính sách đầu tư hợp lý của nước chủ nhà.
2.3.3 Tạo một lượng lớn việc làm
* Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công: Vì một trong những
mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp,
nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa
phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng
góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong quá trình thuê
mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới
mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung
cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI.
Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương
12
cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài.
Về mặt xã hội, đầu tư trục tiếp nước ngoài đã tạo ra nhiều chỗ làm việc
mới,thu hút một khối lượng đáng kể người lao độngở nước nhận đầu tư vào
làm việc tạicác đơn vị của đầu tư nước ngoài. Điều đó góp phần đáng kể vào
việc làm giảm bớtnạn thất nghiệp vốn là một tình trạng nan giải của nhiều
quốc gia. Đặc biệt là đốivới các nước đang phát triển, nơi có lực lượng lao
động rất phong phú nhưng khôngcó điều kiện khai thác và sử dụng được. Thì
đầu tư trực tiếp nước ngoài đước coi làchìa khóa quan trọng để giải quyết vấn
đề trên đây. Vì đầu tư trực tiếp nước ngoàitạo ra được các điều kiện về vốn và
kỹ thuật, cho phép khai thác và sử dụng các tiềm năng về lao động.
2.4 Thúc đẩy xuất nhập khẩu
Xuát nhập khẩu là yếu tố quan trọng của tăng trưởng,, nhờ có xuất khẩu
mà lợi thế so sánh các yếu tố sản xuất của nước chủ nhà được khai thác triệt
để trong phân công lao động quốc tế. Trong khi đó nhiều hoạt động đầu tư
trực tiếp nước ngoàicó định hướng xuất khẩu. Nhờ quy mô và khả năng tiếp

cận với mạng lưới phân phối và mạng lưới marketing quốc tế nên các công ty
có vốn FDI dễ dàng thâm nhập vào thị trường xuất nhập khẩu hơn so với các
công ty của nước nhận đầu tư. Nếu có cách quản lý thích hợp, nhiều quốc gia
đang phát triển có thể tận dụng hoạt động FDI để tăng mức xuất khẩu của
nươớcmình và thu được một lượng ngoại tệ lớn.
Khuyến khích ĐTNN vào các ngành xuất khẩu luôn là mối quan tâm
hàng đầu của các nước đang phát triển. ĐỐi với các nhà đầu tư nước ngoài
thì việc tiến hành sản xuất ở nước ngoài nhằm mục đích xuất khẩu cũng
mang lại cho họ nhiều lợi nhuận hơn bởi không bị phụ thuộc vào thị trường
tiêu thụ trong nước và có thể thực hiện chuyên môn hoá ở các nước khác
nhau, dẫn đến hạ giá thành sản phẩm.
13
Đối với nhập khẩu, ĐTNN đã khiến cho tổng giá trị nhập khẩu của nước
chủ nhà tăng, đặc biệt là máy móc thiết bị, điều đó chứng tỏ rằng các nhà nhà
đầu tư chú trọng đến việc sử dụng công nghệ hiên đại hơn nước chủ nhà trong
các dự án đầu tư của họ. Đây là yếu tố quan trọng để tăng năng suất lao động,
tạo ra tính cạnh tranh của sản phẩm.
2.5 Liên kết các ngành công nghiệp
Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu
Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn
đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có
quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao
động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng
lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu.
Yêu cầu dịch chuyển nền kinh tế không chỉ đòi hỏi của bản thân sự
pháttriển nội tại nền kinh tế, mà còn là đòi hỏi của xu hứng quốc tế hóa đời
sốngkinh tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay.Đầu tư trực tiếp nước ngoài là
một trong bộ phận quan trọng của hoạt động kinh tếđối ngoại. Thông qua các
quốc gia sẽ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình phâncông lao động quốc
tế. Để hội nhập vào nền kinh tế giữa các nước trên thế giới, đòihỏi mỗi quốc

gia phải thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước cho phù hợp với sự phâncông lao
dộng quốc tế. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế của nước phù hợp với trình
độchung trên thế giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước
ngoài. Ngược lại, chính hoạt động đầu tư lại góp phần thúc đẩy nhanh quá
trình dịch huyển cơ cấu kinh tế. Bởi vì: Một là, thông qua hoạt động đầu tư
trực tiếp nướcngoài đã làm xuất hiện nhiều lĩnh vực và ngành kinh tế mới ở
các nước nhận đầu tư.Hai là, đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp vào sự phát
triển nhanh chóng trình độ kỹthuật công nghệ ở nhiều nghành kinh tế, góp
phần thúc đẩy tăng năng suất lao độngở một số ngành này và tăng tỷ phần của
nó trong nền kinh tế. Ba là, một số ngànhđược kích thích phát triển bởi đầu tư
14
trực tiếp nước ngoài, nhưng cũng có nhiều ngành bị mai một đi, rồi đi đến chỗ
bị xóa bỏ.
2.6 Các tác động khác
Ngoài những tác động trên đây, đầư tư trực tiếp nước ngoài còn có một
số tác động sau:Đóng góp phần đáng kể vào nguồn thu ngân sách Nhà nước
thông qua việc nộp thuếcủa các đơn vị đầu tư và tiền thu tư việc cho thuê đất
Cùng với việc tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, đầu tư trực tiếpnước ngoài
còn mở rộng thị trường cả trong nước và ngoài nướcTuy nhiên sự đóng góp
của FDI đối với việc làm trong nước nhận đầu tư phụ thuộcrất nhiều vào
chính sach và khả năng kỹ thuật của nước đó.
Thúc đẩy tính cạnh tranh của sản xuất trong nước: Sự cso mặt của nhà
đầu tư nước ngoài đã khiến hoạt động sản xuất trong nước sôi nổi hơn, thị
trwongf có thêm đối thủ cạnh tranh, nếu như các công ty trong nưwcs không
được bảo hộ và chuẩn bị sẵn sàng vào cuộc chiến thì việc các công ty nước
ngoài chiếm độc quyền và sản xuất trong nước bị thôn tính là điều không thể
tránh khỏi.
ĐT NN và sự phát triển văn hoá- xã hội
Do được tiếp cận với công nghệ cũng như với những ngườu đến từ các
nước phát triển hơn nên đội ngũ lao động ở các nước đang phát triển đã có sự

thay đổi nhất định trong tư duy cũng nư trong tác phong làm việc. Ngoìa ra
những vấn đề xã hội khác như bình đẳng giới ơởcác nước này cũng được cải
thiện đáng kể
ĐTNN và chủ quyền an ninh quốc gia
ĐTNN và chủ quyền an ninh quốc gia
ĐTNN đặc biệt là FDI thông qua các TNCs của các nước công nghiệp
phát triển như Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản khiến cho nhiều nước chủ nhà lo ngại
trước sự can thiệp vào chủ quyền, lãnh thổ, đe doạ chiín trị và làm lũng đoạn
nền kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tế ít có nhà đầu tư nước ngoài nào vi phạm
15
những điều này bởi họ là những nhà kinh doanh và có tài sản ở nhiều nước
trên thế giới và họ hoạt động dưới sự kiểm soát của pháp luật nước chủ nhà.
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI
3.1 Tình hình chính trị
Ổn định chính trị là yếu tố quan trong hàng đầu đối với sự thu hút ĐTNN
bởi nó đảm bảo việc thực hiện các cam kết của chính phủ trong các vấn đề về
sở hữu vốn đầu tư, hoạch định các chính sách ưu tiên, định hướng phát triển
đầu tư của một nước, ổn định chính trị sẽ tạo ra sự ổn định về kinh tế xã hội
và giảm bớt độ rủi ro cho các nhà đầu tưnhất là các nhà đầu tư nước ngoài.
Tình hình chính sẽ ảnh hưởng tới chính sách và đường lối phát triển. Do
vậy nó có liên quan tới các cam kết quốc hũu hoá tài sản, vốn của người nước
ngoài do ai sở hữu. Các chính phủ có định hướng đầu tư của nước chủ nhà
(lĩnh vực khuyến khích, ưu tiên, thay đổi chiến lược xuất nhập khẩu,…) sẽ
ảnh hưởng tới thu hút FDI.
3.2 Môi trường luật pháp
Để điều chỉnh hành vi kinh doanh của các nhà đầu tư, các quốc gia đều
có một hệ thống luật quy định rõ các nhà đầu tư hay các doanh nghiệp đầu tư
kinh doanh sản xuất cái gì, cấm mặt hàng gì. Hệ thống các cơ chế chính sách
và những quy định của nhà nước liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh
như chính sách tài chính, chính sách thu nhập, chính sách tiền tệ, chính sách

xuất nhập khẩu, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần.
Chính sách kinh tế thể hiện quan điểm định hướng phát triển kinh tế của
nhà nước thông qua các chủ trương và chính sách. Nhà nước điều hành và
quản lý kinh tế, theo dõi sự hoạt động của các doanh nghiệp và nhà đầu tư
trên phương diện quản lý nhà nước về kinh tế.
Các chính sách thể hiện ưu đãi, khuyến khích đối với một số lĩnh vực
nào đó, đồng thời những chính sách sẽ là những chế tài để kiểm soát các lĩnh
vực đó.
16
Hệ thống pháp luật đựơc xây dựng nhằm quy định những điều mà các
thành viên trong xã hội được làm và không được làm. Nhà nước giữ một vai
trò quan trọng tạo lập một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi. Nhà nước
quy định khuôn khổ pháp lý, thiết lập các chính sách chủ yếu nhằm tạo điều
kiện cho mọi thành phần kinh tế cạnh tranh bình đẳng trong đầu tư.
3.3 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên là những ưu đãi vốn có của một quốc
gia, một vùng lãnh thổ. Nó có ưu thế lâu dài trong phát triển kinh tế xã hội và
là căn cứ để hoạch định các chính sách phát triển.
Thực tế đã cho thấy các nước phát triển trên thế giới đều dựa vào ưu thế
vế vị trí địa lý và nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có. Trong quá trình phát
triển kinh tế, đặc biệt là trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện nay các nước
phải tích cực khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có của mình và phát
huy lợi thế so sánh. Tuy nhiên cũng có những nước nghèo tài nguyên như
NHẬT BẢN nhưng lại có sức mạnh kinh tế vào bậc nhất thế giới. Vì thế mà
tài nguyên thiên nhiên tuy quan trọng nhưng không phải là yếu tố sống còn
trong phát triển kinh tế.
Ưu thế địa lý của một quốc gia còn thể hiện ở chỗ quốc gia đó có nằm
trong khu vực phát triển kinh tế sôi động không, có giao lộ của các tuyến giao
thông quốc tế không, tại đó có kiểm soát được vùng rộng lớn không. Một
quốc gia có vị trí như vậy có nghĩa là quốc gia đó được hưởng lợi từ các

dòng thông tin, các trào lưu phát triển mới, thuận lợi cho việc chu chuyển
vốn, vận chuyển hàng hoá và hưởng địa tô nếu nằm ở vị trí chiến lựợc. Đối
với các nhà đầu tư thì các ưu đãi tự nhiên là những nơi có cơ hội làm ăn nhiều
hơn, mức sinh lời cao hơn.
3.4 Trình độ phát triển kinh tế
3.4.1Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng bao gồm mạng lưới giao thông, mạng lưới thông tin liên
17
lạc, hệ thống cung cấp năng lượng, cấp thoát nước, các công trình công cộng
phục vụ sản xuất kinh doanh như cảng biển, sân bay,…
Cơ sở hạ tầng tốt là một trong các yếu tố quan trọng giúp giảm chi phí
gián tiếp trong sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư. Thực tế phát triển tại
các quốc gia cho thấy các dòng vốn chỉ đổ vào nơi nào có hạ tầng phát triển,
đủ khả năng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư.
Mạng lưới giao thông đóng góp một phần quan trọng vào phát triển kinh
tế. Nó phục vụ cho việc cung ứng vật liệu, tiêu thụ sản phẩm, quan trọng nhất
là các đầu mối giao thông tiếp giáp với thế giới như cảng biển, cảng hàng
không. Các tuyến đường giao thông trọng yếu cũng cầu nối sự giao lưu phát
triển kinh tế giữa các địa phương của một quốc gia. Một mạng lưới giao
thông đa phương tiện và hiện đại sẽ giúp các nhà đầu tư giảm được hao phí
chuyên chở không cần thiết.
Hệ thống thông tin liên lạc là nhân tố quan trọng hàng đầu trong bối cảnh
bùng nổ thông tin như hiện nay, khi mà thông tin về tất cả các biến động trên
thị trường ở mọi nơi được truyền tải liên tục trên thế giới. Chậm trễ trong
thông tin liên lạc sẽ đánh mất cơ hội làm ăn. Môi trường đầu tư hấp dẫn dưới
con mắt của nhà đầu tư đó là môi trường có hệ thống thông tin liên lạc và
cước phí rẻ.
Ngoài ra hệ thống cung cấp năng lượng và nước sạch đảm bảo cho việc
sản xuất quy mô lớn và liên tục, các dịch vụ này không đáp ứng được nhu cầu
sản xuất liên tục thì sẽ gây rất nhiều trở ngại cho nhà đầu tư.

3.4.2 Yếu tố kinh tế
Yếu tố kinh tế phản ánh những đặc trưng của một hệ thống kinh tế, nó sẽ
chi phối tác động đến hoạt động của các nhà đầu tư. Trong môi trường kinh
tế, các yếu tố như tốc độ tăng trưởng, chính sách kinh tế, chu kỳ kinh doanh,
tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, hệ thống tài chính sẽ được nghiên cứu.
Tăng trưởng kinh tế được coi là việc mở rộng sản lượng tiềm năng của
18
một quốc gia trong một giai đoạn nhất định. Khi kinh tế tăng trưởng thì các
yếu tố điều kiện kinh tế sẽ rất thuận lợi cho các nhà đầu tư. Nó tạo ra nhiều cơ
hội trong kinh doanh và ngược lại nếu kinh tế kém phát triển với tỷ lệ lạm
phát cao, nó sẽ tác động tiêu cực tới nhà đầu tư.
Chu kỳ phát triển kinh tế là sự thăng trầm về khả năng tạo ra của cải cho
nền kinh tế trong những giai đoạn nhất định.
3.5 Đặc điểm phát triển văn hoá xã hội
Một trong những yếu tố xã hội quan trọng của môi trường đầu tư là
nguồn nhân lực và giá cả sức lao động. Đây là một trong những yếu tố rất cần
thiết để các nhà đầu tư lập kế hoạch kinh doanh. Một nhà đầu tư muốn mở
một nhà máy thì trên phương diện nguồn nhân lực nhà đầu tư sẽ chọn khu vực
có thể đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng của lao động, ngoài ra giá
cả sức lao động là một trong những chỉ tiêu đánh giá của các nhà đầu tư. Chất
lượng lao động là một lợi thế cạnh tranh đối với các nhà đầu tư vào lĩnh vực
có hàm lượng công nghệ cao hay có sử dụng nhiều công nghệ hiện đại. Ngoài
ra yếu tố văn hoá cũng ảnh hưởng tới yếu tố lao động như sự cần cù , tính kỷ
luật, ý thức trong lao động…
Vì vậy yếu tố lao động là một trong những điều kiện thuận lợi hay khó
khăn cho các nhà đầu tư khi tiến hành kinh doanh. Tuy nhiên để có lực lượng
lao động tốt thì lại phụ thuộc vào hệ thống giáo dục, đào tạo, chất lượng đào
tạo nghề…
3.6 Xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá
Trong xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra với tốc độ vô cùng nhanh chóng,

các công ty có khả năng tận dụng lợi thế so sánh của mình để chọn lựa đặc
điểm sản xuất, công nghệ thích hợp nhất nahừm giảm bớt chi phí sản xuất và
tăng lợi nhuận.
Tiến trình toàn cầu hoá với xu hướng đối thoại giữa các nước đã đem lại
cjo các quốc gia có nguồn lao động dồi dào, nguồn nhân công rẻ đặc biệt ở
các nươớcđang phát triển có khả năng thu hút nhiều hơn nguồn vốn FDI. Các
19
quốc gia này cần phải đảm bảo giảm thiểu bớt các rào cản trong quá trình
thâm nhập thị trường của các nhà đầu tư .
Quá trình toàn cầu hoá đưa đến sự hình thành các liên kết khu vực như
Liên minh Châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia ĐÔng Nam Á (ASEAN),
Diễn đàn hợp tác Châu Á- Thái Bình Dương (APEC)… Sự tạo ra các khối thị
trường chung tạo ra sự thuận lợi cho cac Công ty xuyên quốc gia(TNCs)
chuyển địa điểm sản xuất và phân phối giưzx các thành viên của khối, nhờ đó
thúc đẩy dìng đầu tư. Tuy các khối thị trường chung này không đưa ra những
chính sách trực tiếp đối với đầu tư nươớcngoài đặc biệt là FDI, song thông
qua các chính sách tự do hoá thưwng mại đã xoá bỏ rào cản giưũa các nưwcs.
Việc liên kết khu vực tạo sự phát triển ổn định cho cac nước thành viên,
đồng thời buộc các nước cam kết những chính sách tự do hoá đầu tư, tạo môi
trường đầu tư thuận lợi nhằm thu hút ĐTNN.
II. Những lý luận chung về hoạt động xúc tiến đầu tư
1. Khái niệm xúc tiến đầu tư
Vốn đầu tư FDI là một nguồn vốn rất quan trọng đối với các quốc gia
trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển. Tuy nhiên để nguồn vốn này
đến với một quốc gia bất kỳ nào đó thì cần phải thông qua các biện pháp
đwocj coi là “cầu nối”. Trong bối cảnh các thành phố đều thực hiện tự do hoá
đầu tư, các công ty đa quốc gia(MNCs), các công ty xuyên quốc gia(TNCs)
chỉ bị hấp dẫn bởi nơi nào có điều kiện phù hợp nhất để tận dụng lợi thế so
sánh của họ. Bởi vậy sự cạnh tranh giữa cácquốc gia cũng như các thành phố
để thu hút nguồn vốn FDI ngày càng gay gắt, nhất là trong điều kiện các

nguồn vốn đầu tư .quốc tế giảm đi
Cũng vì lẽ đó, thay vì đưa ra các quy tắc, luật lệ đối với các nhà đầu tư,
các địa phương giờ đây lại tìm đến giải pháp xúc tiến để thu hút họ. Trọng
tâm của giải pháp này là khái niệm xúc tiến đầu tư và các kĩ thuật xúc tiến đầu
tư cũng như việc đưa ra các chiến lược phù hợp với các yêu cầu và điều kiện
đầu tư. Vai trò ngày càng quan trọng của vốn FDI đã khiến hoạt động xúc tiến
20
đầu tư trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết, không chỉ đối với các nước phát triển
mà đối với cả các nước đang phát triển.
Hoạt động xúc tiến đầu tư ngày càng trở nên phức tạp, nó không chỉ đơn
thuần là mở cửa thị trường nội địa cho các nhà đầu tư nước ngoài và tiến hành
vận động một cách hình thức. Có nhiều cách hiểu về xúc tiến đầu tư và không
có một cách định nghĩa nhất quán cho khái niệm xúc tiến đầu tư, song theo
nghĩa hẹp, xúc tiến đầu tư được hiểu là một tập hợp các biện pháp nhằm thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua một chiến lược marketing hỗn hợp
bao gồm chiến lược sản phẩm (Product strategy), chiến lược giá cả (Pricing
strategy) và chiến lược xúc tiến (Promotional strategy).
Nói một cách cụ thể hơn xúc tiến đầu tư là các biện pháp để giới thiệu,
quảng cáo cơ hội đầu tư với bên ngoài, các cơ quan xúc tiến đầu tư địa
phương thường tổ chức các đoàn tham quan, khảo sát ở các địa phương khác
và nước ngoài; tham gia, tổ chức các hội thảo khoa học, diễn đàn đầu tư, kinh
tế ở khu vực và quốc tế. Đồng thời, họ tích cực sử dụng các phương tiện
truyền thông, xây dựng mạng lưới các văn phòng đại diện ở các địa phương
khác và nước ngoài để cung cấp các thông tin nhanh chóng và giúp đỡ kịp
thời các nhà đầu tư nước ngoài tìm hiểu cơ hội đầu tư ở địa phương mình.
Mặ khác,còn có quan niệm xúc tiến đầu tư không chỉ là việc quảng bá
hình ảnh địa phương để thu hút đầu tư nước ngoài mà còn thu hút ngay thêm
các nguồn vốn trong nước như nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, vốn đầu tư
của Doanh nghiệp Nhà nước và của cả các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước
như các Doanh nghiệp tư nhân và nguồn vốn dân cư…

2. Vai trò của hoạt động xúc tiến đầu tư đối với thu hút FDI
Xúc tiến đầu tư có vai trò quan trọng đặc biệt nhất là khi các chủ đầu tư
đang trong giai đoạn tìmh hiểu, thăm dò, lựa chọn địa điểm đầu tư . Hoạt
động Xúc iến đầu tư đêm đến cho những nhà đầu tư thông tin đến ý định đầu
tư của họ vào một quốc gia nào đó, giúp họ có một tầm nhìn bao quát hơn,
đầy đủ và chính xác từ đó cân nhắc lựa chọn có đầu tư hay không, quy mô
đầu tư, hình thức đầu tư phù hợp nhất. Như vậy xúc tiến đầu tư giúp tạo điều
21
kiện để chủ đầu tư nhanh chóng đi đến được quyết định đầu tư cuối cùng.
Xúc tiến đầu tư chuyển những yếu tố thuận lợi của môi tr ư ờng đ ầu t ư
3. Nội dung của hoạt động xúc tiến đầu tư
3.1 Xây dựng chiến lược về XTĐT
Chiến lược xúc tiến có tính chất là bản kế hoạch về công tác xúc tiến đầu
tư xác định xu hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các biện pháp thực hiện xúc tiến
đầu tư trong từng giai đoạn. Chiến lược là cách thức tổ chức hoạt động một
loạt các hoạt động xúc tiến đầu tư vào một quốc gia. Chiến luợc xúc tiến đầu
tư gồm ba nhóm hoạt dộng chính là Tạo dựng hinh ảnh, cung cấp các dịch vụ
đầu tư và . Chiến lược xcú tiến đâầutư cần kêếthợp tất cả các hoạt động trên
sao cho phù hợp nhất. Trọng tâm của công tác xúc tiến đầu tư thay đổi theo
từng quốc gia, ở những giai đoạn khác nhau đêểthcíh ứng với điều kiện và
nhu câầuvốn ưu tiên khác nhau. Chiến lược xúc tiến đầu tư cần có mục tiêu rõ
ràng, phù hợp với mục tiêu thu hút FDI của cả nước và của địa phương. Do
vậy việc nghiên cứu và hoạch định một cách chi tiết cụ thể chiến lược là yếu
tố quyêếtđịnh đến thành công của hoạt động xcuútiến đaầutư.
Chiến lược xúc tiến đầu tư là bản đồ chỉ dẫn để các cơ quan xúc tiến
đạt được mục tiêu, vì vậy các hoạt động như chuẩn bị tài liệu, tổ chức hội
thảo đầu tư, tổ chức các chuyến tham quan thực địa cần được sắp xếp trong
một kế hoạch tổng thể để đạt được hiệu quả. Kế hoạch này cần bắt đầu
bằng việc tìm hiểu những điểm gì mà chúng ta có thể đem lại cho các nhà
đầu tư nước ngoài và chúng có lợi thế cạnh tranh gì so với các địa phương

khác trong nước và trong khu vực… Sau đó là phải xác định ngành, lĩnh
vực cũng như các nhà đầu tư tiềm năng có nhiều khả năng đầu tư và các
lĩnh vực này.
Khi đã xác định được các ngành nghề, lĩnh vực được nhiều nhà đầu tư
quan tâm chúng ta cần xác định các khu vực trọng điểm của hoạt động xúc
tiến đầu tư này.
22
Vì các đặc tính thường xuyên thay đổi do sự phát triển của môi trường
bên trong và những yếu tố bên ngoài nên cơ quan xúc tiến đầu tư cần phải
thấy trước ảnh hưởng của những sự thay đổi nảy ví dụ những tiến bộ trong
giáo dục, cải thiện cơ sở hạ tầng sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút đẩu tư
trong tương lai nên sẽ cần đưa các lĩnh vực này vào mục tiêu hướng tới.
4.2 Xây dựng hình ảnh
Hoạt động tạo dựng hình ảnh bao gồm các biện pháp tạo dựng hình ảnh
hay uy tín được sử dụng cả trong thị trường trong nước lẫn thị trường nước
ngoài nhằm cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin về kế hoạch đầu tư của một
quốc gia, các chính sách và chế độ đãi ngộ ưu tiên cùng với thủ tục và yêu cầu
khi đầu tư, những tiến bộ thành tưụu của quốc gia đó trong phát triêể kinh tế
xã hội trong đó có thu hút FDI
Các hoạt động tạo dựng hình ảnh bao gồm việc sản xuất và phát hành
các băng đĩa, video, sách giới thiệu, tờ rơi, đăng thông tin trên mạng Internet,
…tổ chức các buổi giưói thiêu ngắn, hội thảo, các chuyến thăm quan, khảo
sát, quan hệ công chúng (PR) và quảng cáo. Hoạt động tạo dựng hình ảnh
phải đi kèm với việc tập trung vận động các nhà đầu tư tiềm năng và cung cấp
dịch vụ cho các nhà đầu tư. Những hoạt động quảng cáo và quan hệ công
chúng caanf có những dịch vụ chuyên nghiệp hỗ trợ.
4.3 Xây dựng quan hệ
Để hoạt động xúc tiến đầu tư thành công đòi hỏi sự hợp tác hiệu quả
giữa cơ quan xúc tiến đầu tư với các tổ chức khác trong nước cũng như nước
ngoài.Trong quá trình xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư, quan hệ với các

cơ quan Nhà nước và tư nhân có thể hỗ trợ trong việc xây dựng và truyển bá
hình ảnh, tạo ra đầu tư, và phục vụ nhà đầu tư cũng được xem là các mối quan
hệ đối tác tiềm năng. Không phải tất cả hoạt động đều có thể thu được lợi ích
từ các mối quan hệ này, do đó chúng ta cần xác định hoạt động nào thì nên
phối hợp với cơ quan nào là tốt nhất, từ đó ta có thể tối đa hóa hiệu quả sử
23
dụng các nguồn lực sẵn có và đảm bảo rằng các bên liên quan đang hoạt động
vì một mục đích chung.
4.4 Cung cấp dịch vụ và hỗ trợ cho các nhà đầu tư
Các dịch vụ cung cấp cho các nhà đầu tư đòi hỏi cần kịp thời đúng yêu
cầu cà trước khi cấp phép, trong và sau khi cấp phép. Hoạt động thiết thực và
năng động để phù hợp vơi mọi nhà đầu tư từ nhiều quốc gia, đặc điểm của
hoạt động đầu tư khách nhau. chiến dịch thu hút đầu tư thành công sẽ mang
lại kết quả thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư vào địa phương này, dẫn đến
họ sẽ muốn tham quan địa điểm đầu tư. Đây chính là thời điểm thực hiện các
hoạt động hỗ trợ nhà đầu tư. Có thể nói rằng đây là thời điểm quan trọng đối
với các cơ quan xúc tiến đầu tư vì nếu không muốn các nhà đầu tư sẽ không
mất thời gian, chi phí đến nơi tiếp nhận đầu tư làm gì. Nếu chăm sóc tốt thì
khả năng biến chuyến tham quan thực địa thành đầu tư thật là một điều dễ
dàng. Để đạt được vậy cơ quan xúc tiến đầu tư cần chuẩn bị cho chuyến thăm
thực địa một cách chu đáo bằng cách lên kế hoạch chuẩn bị và tổ chức
chương trình cho chuyến đi. Sau đó là các công việc sau chuyến thăm thực địa
và khi họ đã muốn đâu tư thì phải theo dõi và hỗ trợ họ khi cần.
5. Các công cụ chính của hoạt động XTĐT
5.1 Quan hệ cộng đồng
5.2 Quảng cáo
5.3 Tham gia triển lãm
5.4 Tổ chức tham gia vận động đầu tư
5.5 Tổ chức hội thảo về cơ hội đầu tư
5.6 sử dụng hệ thống internet- thư điện tử và thư trực tiếp

5.7 Mạng lưới văn phòng đại diện ở nước ngoài
6. Trình tự thực hiện các hoạt động XTĐT
6.1 Gửi thư trực tiếp
6.2 Gọi điện
24

×