Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.63 MB, 116 trang )

ĐAI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
+ĩt* *1* +ĨA +1+
*Ỵ9 ry* *T% 9T%
NGUYỄN THỊ THU HÀ
ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOAT ĐÔNG CỦA
• •
UY BAN NHAN DAN XA TRONG ĐIEƯ
KIÊN HIÊN NAY Ở YIÊT NAM
• • •
Chuyên ngành: Lý luận Nhà nước và ph áp quyền
Mã số: 5.0501
LUẬN VĂN THẠC s ĩ KHOA HỌC LUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẨN KHOA HỌC
TIẾN Sĩ: PHẠM HỔNG THÁI
£ JA ! Ị ị c c q u ô c g i a h à n ó i
ỉ RUNG TAM ÍHGHSTÍN/Ì HƯ VIÊN
■■V- Lũ ! ểx
HÀ NỘI 2001
MỤC LỤC
^ rỊ» ^
PHẦN MỞ ĐẦU
Trang 1
CHƯƠNG I
UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ - THIẾT CHÊ QUYỂN Lực
NHÀ NƯỚC Ở ĐỊA PHƯƠNG
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chính quyền xã ở Việt Nam
1.2. Vị trí, vai trò của uỷ ban nhân dân xã trong cơ cấu quyền lực nhà
1.3. Tổ chức và các hình thức hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã Trang 27
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG Tổ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA


UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ
2.1. Những nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến hoạt động của
uỷ ban nhân dân xã Trang 45
2.2. Thực trạng tổ chức - nhân sự của uỷ ban nhân dân xã

Trang 57
2.3. Thực trạng hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã

Trang 72
CHƯƠNG III
NHŨNG KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN Đổi MỚI
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ
3.1. Sự cần thiết của việc đổi imớỉ tổ chức và hoạt động của uỷ ban nhân
dân xã Trang 89
3.2. Một sô kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của uỷ
ban nhân dân xã
Trang 91
KẾT LUẬN Trang 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO
qua các thời kỳ lịch sử. Trang 7
nước ở địa phương .Trang 18
l.Tính cấp thiết của đề tài
Có lẽ chưa có một cộng đồng dân cư nào lại chiếm số đông như làng xã.
Nền văn minh nông nghiệp lúa nước và tổ chức xã hội truyền thống từ lâu đã
lấy làng xã làm đơn vị quần cư chủ yếu. Cùng với quá trình dựng nước và giữ
nước, làng xã Việt Nam có vai trò rất quan trọng trên mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội. Đây là nơi cộng đồng dân cư sinh sống, liên kết chặt chẽ với nhau
trong quan hệ huyết thống, dòng tộc. Quan hệ này nối từ đời này sang đời
khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác và cộng đổng làng xã cứ lớn dần lên.
Với khoảng 80% dân sinh sống tại cộng đồng nông thôn, cả nước có tới

10447 đơn vị cấp xã, trong đó có 8918 xã chiếm 85% số đơn vị cấp cơ sở,
điều đó đã khẳng định được tầm quan trọng của chính quyền xã . Là cấp cuối
cùng trong hệ thống hành chính nhà nước, xã là nơi đưa những chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước vào cuộc sống. Chính quyền xã
được coi như cánh tay nối dài giữa nhà nước và nhân dân. Nhân dân xem nhà
nước có trong sạch, vững mạnh hay không ở ngay chính hoạt động của chính
quyền xã, trong đó đặc biệt là hoạt động của uỷ ban nhân dân xã. Hiện nay,
chúng ta đang thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Sau 3 năm thực hiện, cũng
có thể khẳng định rằng chúng ta có thực hiện được tốt mục tiêu dân chủ ở cơ
sở hay không một phần lớn phụ thuộc vào chính quyền xã, mà trong đó vai
trò của Ưỷ ban nhân dân xã là rất lớn.
Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, uỷ ban nhân dân xã ngày
càng được quan tâm và củng cố. Nhiều cán bộ xã đã được đào tạo, bồi dưỡng
nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt về quản lý hành chính nhà
nước. Cơ sở vật chất của chính quyền xã cũng ngày càng được nâng lên. Tuy
nhiên, bên cạnh những đóng góp đã đạt được trong thời gian vừa qua, Ưỷ ban
nhân dân xã vãn còn bộc lộ nhiều yếu kém nhu' hoạt động kém chất lượng,
PHẨN MỞ ĐẦU
kém hiệu quả, nghiệp dư, cán bộ xã sáng làm việc xã, chiều làm việc nhà.
Trong số 242 xã trên tổng số 285 xã của Thái Bình có diễn biến phức tạp
thì có đến 190 chủ tịch xã bị mất chức do sự yếu kém trong quản lý hoặc có
những hành vi vi phạm pháp luật như tham ô, ăn hối lộ Có thể nói những câu
chuyện đó là sự bộc lộ rõ nét nhất, đầy đủ nhất thực trạng về mô hình của
chính quyền cấp xã kéo dài hàng chục năm đã trở nên xơ cứng trong điều kiện
đất nước chuyển sang cơ chế thị trường và hội nhập thế giới.
Hơn nữa, khi xem xét vấn đề tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân
xã trên phương diện pháp luật thì nhìn chung vẫn còn nhiều vướng mắc đặt ra.
Những "chồng chéo", "lấn sân" nhau trong quản lý còn xảy ra ở cấp này cấp
khác. Chức năng, nhiệm vụ giữa Hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân hay
giữa bộ phận này với bộ phận khác trong Uỷ ban nhân dân còn chưa rõ ràng

thì nói gì đến làm tốt, làm hay! Một bộ máy nhà nước chỉ hoạt động có hiệu
quả khi có một nền tảng pháp luật ổn định, hợp lý.
Trong khi đó, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã và
đang tạo ra những biến đổi sâu sắc trên mọi mặt của đời sống kinh tế - xã
hội. Các quan hệ kinh tế - xã hội cũng có biến đổi theo. Điều đó cũng đòi hỏi
mỗi cơ quan nhà nước cần phải tự nâng cao chất lượng hoạt động của mình,
nếu không sẽ khó có thể theo kịp xu thế phát triển chung của thời đại. Uỷ ban
nhân dân xã không nằm ngoài "guồng quay" đó. Xây dựng một nhà nước
pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân với một nền hành chính hiện đại,
trong sạch, vững mạnh là mục tiêu của chúng ta. Xã là cấp gần dân nhất, do
vậy, muốn biết người dân có thực sự được hưởng nền dân chủ hay không thì
trước hết phải xem ngay ở hoạt động của chính quyền xã. Nếu chúng ta không
đổi mới cấp chính quyền này thì chắc chắn những mục tiêu trên sẽ không thể
đạt được.Tất cả những điều đó buộc chúng ta phải có sự nhìn nhận lại vấn đề
tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã.
9
Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng Cộng sản Việt Nam đã
khẳng định một trong những nội dung quan trọng của qúa trình đổi mới là xây
dựng một nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng
bước hiện đại hoá, trong đó vấn đề" phân công, phân cấp, nâng cao tính chủ
động của chính quyền địa phương, kết hợp chặt chẽ quản lý ngành và quản lý
lãnh thổ, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; tổ chức hợp lý Hội
đồng nhân dân; kiện toàn các cơ quan chuyên môn của uỷ ban nhân dân và bộ
máy chính quyền cấp xã, phường, thị trấn" { 41,133} rất được coi trọng. Như
vậy, Đảng ta đã rất quan tâm đến vấn đề tổ chức và hoạt động của uỷ ban
nhân dân xã.
Nhận thức được tầm quan trọng của chính quyền xã, trong đó có Uỷ ban
nhân dân xã, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: " Đổi mới tổ chức và hoạt động của
Ưỷ ban nhân dân xã trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam" làm đề tài luận văn
thạc sĩ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương các cấp, trong
đó có chính quyền cấp xã đã được một số công trình nghiên cứu như:
Cuốn" Tổ chức chính quyền Nhà nước ở địa phươnạ - Lịch sử và hiện
tại" của PGS.TS Nguyễn Đăng Dung - NXB Đổng Nai 1997; " v ề tổ chức cơ
quan chính quyền địa phương tro ni’ Hiến pháp sửa đổi" của PGS.TS. Bùi
Xuân Đức - Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 1-1992; Báo cáo kỷ yếu hội
thảo khoa học: " Nội dung và phương thức hoạt động quản lý của bộ máy nhà
nước " đề tài KX.05 - 08 do GS.Đoàn Trọng Truyến chủ nhiệm đề tài - Hà nội
1993; Chuyên đê 10 năm cải cách thể chế hành chính - Viện nghiên cứu khoa
học pháp lý - Bộ Tư pháp ; Nguyễn Duy Gia - Cải cách nền hành chính quốc
gia ở nước ta - NXB Chính trị quốc gia 1995" ;
3
" Vài nét về hành chính Việt Nam từ Cách mạnạ tháno 8 đến nay" - TS.Đinh
Văn Mậu, TS.Phạm Hồng Thái 'Tạp chí Quản lý nhà nước năm 1996; Cuốn "
Cải cách hành chính địa phương - ¡ý luận và thực tiễn" do TS.Tô Tử Hạ,
TS.Nguyễn Hữu Tri, TS. Nguyễn Hữu Đức đồng chủ biên năm 1998.Đề tài
"Bộ máy chính quyên địa phương và những kiến nghị đổi mới" mã số KX - 05-
08 của tác giả Trần Hữu Thắng.
Ngoài ra còn có rất nhiều những bài báo đăng trên các báo và tạp chí
chuyên ngành.
Tuy nhiên, các công trình đều đề cập đến vấn đề trên diện rộng, mà chưa
có những công trình khảo sát chuyên sâu về thiết chế Ưỷ ban nhân dân xã.
Hơn nữa, từ khi Quy chế dân chủ ở cơ sở được thực hiện ở xã, vị trí của chính
quyển xã và của nhân dân đã có những bước thay đổi nhất định, tình hình thực
tiễn cũng đã có những biến chuyển mới: Vì vậy, việc nghiên cứu tổ chức và
hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã ở nước ta hiện nay như là sự kế thừa, phát
huy những kết quả nghiên cứu trước đó trong môi trường, điều kiện mới. Do
đó, trong khi nghiên cứu, chúng tôi sẽ chú trọng tham khảo, kế thừa có chọn
lọc kết quả của những công trình nghiên cứu, những bài viết của các tác giả

nói trên.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận vãn
Mục đích của luận văn nhằm nghiên cứu một cách có hệ thống và sâu sắc
tổ chức và hoạt động của uỷ ban nhân dân xã, thấy được những bất cập trong
pháp luật và thực tiễn hoạt động của nó, từ đó đưa ra được những phương
hướng cơ bản nhằm hoàn thiện từng bước tổ chức và hoạt động của uỷ ban
nhân dân xã nói riêng và của chính quyền địa phương nói chung.
Thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là:
- Phân tích khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về
Ư ỷ
ban nhân dân
xã, trong đó có việc nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của thiết
4
chế này qua các thời kỳ lịch sử ở Việt Nam, vị trí, vai trò, tổ chức và hoạt
động của Uỷ ban nhân dân xã theo pháp luật hiện hành.
- Phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã, từ
đó khẳng định sự cần thiết khách quan cần tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt
động của thiết chế này.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng, luận văn nêu ra một số kiến nghị bước
đầu nhằm từng bước hoàn thiện tổ chức và hoạt động của uỷ ban nhân dân
xã.
4. Giới hạn của luận văn
Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã là một nội dung rộng,
phong phú, vì vậy, trong phạm vi một luận văn cao học không thể giải quyết
được tất cả các khía cạnh của vấn đề. Do đó, luận văn hướng trọng tâm vào
đánh giá thực trạng tổ chức, chất lượng hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã mà
không đề cập đến uỷ ban nhân dân phường, thị trấn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của phép duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử cùng các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam.

Bôn cạnh đó, đề tài có sử dụng các phương pháp cụ thể như so sánh, đánh giá,
phân tích, tổng hợp, điều tra xã hội học, khảo sát thực tế
6. Ý nghĩa của iuận văn
Với thành công của luận văn, chúng tôi hy vọng rằng luận văn sẽ góp
phần làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức và hoạt động của uỷ ban
nhân dân xã. Trên cơ sở phân tích thực trạng và khẳng định sự cần thiết khách
quan cần phải đổi mới Uỷ ban nhân dân xã, luận văn nêu ra một số kiến nghị
góp phần từng bước hoàn thiện tổ chức và hoạt động của chính quyền xã nói
riêng và chính quyền địa phương nói chung.
5
Với những kết quả đạt được, luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu
tham khảo cho những người làm công tác quản lý, những người làm công tác
nghiên cứu và học tập trong hệ thống các cơ quan nhà nước và các trường đào
tạo.
7. Kết cấu của luận vãn
Luận văn gồm phần mở đầu, ba chương và kết luận.
6
CHƯƠNG I: UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ - THIẾT CHÊ QUYỂN
Lực NHÀ NƯỚC Ở ĐỊA PHƯƠNG
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chính quyển xã ở Vỉẽt
Nam qua các thời kỳ lịch sử
Sự đi lên của nông thôn Việt Nam luôn gắn liền với những bước phát
triển của chính quyền làng,xã. Có thể nói, hệ thống chính quyền này đã góp
một phần không nhỏ trong việc gìn giữ, phát huy những truyền thống tốt đẹp
của dân tộc. Ngay từ dưới thời kỳ phong kiến, chính quyền xã đã khẳng định
được vai trò của mình. Vì vậy, khi nghiên cứu, chúng ta không thể bỏ qua việc
tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của chính quyền xã trong suốt
chiều dài lịch sử của đất nước.
1.1.1. Trước năm 1945
*

Chính quyền xã thời kỳ phonq kiến
Lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc gắn rất chật
với lịch sử phát triển của chính quyền xã. Đinh, Lý, Trần, Lê với các triều đại
khác nhau luôn coi xã là cấp chính quyền vô cùng quan trọng, vì vậy đã dành
cho nó một chế độ tự trị - một chế độ đặc biệt được áp dụng ở nước ta. Với
chế độ này, làng, xã Việt nam được hưởng một nền tự trị rộng rãi. Quyền cai
trị trong xã thuộc về các đại biểu do nhân dân xã tự lựa chọn hoặc ngẫu nhiên
được công nhận theo tiêu chuẩn đã được quy định trong Hương ước của làng,
xã. Các xã cũng đều có những tài sản riêng như ruộng, đất và động sản. Nhà
vua và triều đình về nguyên tắc không được can thiệp vào công việc của làng,
xã.
Khi nhà Đinh trị vì đất nước, Đinh Tiên Hoàng đã chia nước ta thành 10
đạo. Từ năm 986 đến năm 1009, nhà Tiền Lê lúc đầu vẫn giữ nguyên các đạo
như nhà Đinh, nhưng sau đó đã đổi thành lộ, dưới lộ là phủ, châu, hương và
xã. Đến năm 1010, Lý Công uẩn lên ngôi vua, ban hành "Chiếu dời đô" về
7
Thăng Long và đã chia nước ra làm 24 lộ, dưới lộ là phủ, huyện, hương, giáp,
thôn. Đời nhà Trán từ năm 1226 đến năm 1400, nước ta được chia thành 12 lộ,
dưới lộ là phủ, châu, huyện và xã.
Năm 1428, sau khi cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh
thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua và chia nước thành 5 đạo: Đông, Tây, Nam,Bắc
và Hải Tây, dưới đạo là lộ, phủ, châu và xã.Ông còn chia xã ra làm ba loại: đại
xã, trung xã và tiểu xã. Năm 1466, vua Lê Thánh Tông cho thay xã quan bằng
xã trưởng do toàn thể dân đinh trong xã bầu ra, lần đầu tiên chế độ dân cử đã
được thực hiện. Xã trên 500 hộ có 5 xã trưởng, trên 300 hộ có 4 xã trưởng,
trên 100 hộ có 2 xã trưởng. Các xã trưởng không được xếp vào đẳng cấp quan
lại, công việc điều hành trong xã cũng không bị lệ thuộc vào cấp trên.
Thời kỳ nhà Mạc, hệ thống chính quyền nhà nước theo đơn vị hành chính
lãnh thổ ở nước ta không mấy thay đổi.
Sau khi đánh bại quân Thanh, người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã lên

ngôi Hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung. Hệ thống hành chính lãnh thổ nước
ta lúc này được chia thành trấn, phủ, huyện, tổng xã. Vua Quang Trung vừa
có hoài bão lớn muốn mở rộng để củng cố giang sơn, vừa có ý muốn ngăn
ngừa việc ẩn lậu thuế đinh nên đã cho chỉnh đốn lại hành chính xã. Xã được
xem là đơn vị hành chính căn bản, nhiều xã họp lại thành tổng.
Đến năm 1802, sau khi diệt nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua lấy
hiệu là Gia Long, ông chia nước ta thành bắc, trung, nam, dưới có doanh (
trấn), phủ huyện (hoặc châu), tổng, xã.Thời Minh Mạng trị vị, cả nước chia
thành 29 tỉnh, dưới tỉnh là huyện ( châu), tổng, xã. Chức danh lý trưởng thay
thế cho chức danh xã trưởng.
Xã trưởng chi ụ trách nhiệm quản lý xã, bên cạnh đó còn có Hội đồng kỳ
mục ( có nơi còn gọi là Hội đồng kỳ hào, Hội đồng xã, Hội đồng làng) nhằm
giải quyết các công việc của xã. Hội đồng kỳ mục là một tập thể không hạn
8
định về mặt số lượng bao gồm các thân hào có tiếng trong xã đã từng đỗ đạt
(tú tài, củ' nhân, tiến sĩ), đang làm quan hoặc đã từng làm quan. Có Hương ước
của làng trọng khoa thì Hội đồng kỳ mục chỉ dành cho những người đỗ đạt, có
Hương ước trọng phẩm hàm thì Hội đồng kỳ mục chỉ gồm những người đã
từng hoặc đang làm quan lại trong triều. Và dù có đủ điều kiện như trong
hương ước đi chăng nữa thì đương sự vẫn phải nộp vọng và khao dân mới có
thể đương nhiên ngồi trong Hội đồng.
Thứ bậc trong Hội đồng thường được sắp xếp theo tuổi tác hoặc theo
phẩm hàm quan chức. Có xã trọng thiên tước thì người giữ chức Tiên chỉ là
người cao niên trong xã, có xã trọng phẩm hàm thì người giữ chức Tiên chỉ là
người có chức sắc cao trong xã. Dưới Tiên chỉ là các thành viên Hội đồng kỳ
mục. Về nguyên tắc, các công việc trong xã do Hội đồng kỳ mục quyết định.
Trên thực tế, nhiều quyết định do ông Tiên chỉ đưa ra. Trước khi quyết định,
Tiên chỉ thường hỏi ý kiến của những kỳ mục đứng đầu đại diện cho những
dòng họ có nhiều thế lực.
Nơi hội họp của Hội đồng kỳ mục là đình làng ( nơi thò thần hoàng

làng).Dưới thời kỳ phong kiến, quyền tự chủ cai trị trong làng hoàn toàn do
Hội đồng kỳ mục đảm nhiệm. Các quan lại cấp trên đều cắt việc, bổ thuế,
tuyển đinh theo các làng xã. Còn việc bổ, tuyển ai là do chính quyền xã. Để
thực thi các quyết định của mình, Hội đồng kỳ mục bầu ra xã (lý) trưởng. Xã
(lý) trưởng chính là mắt xích liên hệ giữa nhà nước phong kiến và nhân dân
trong xã thông qua Hội đồng kỳ mục. Xã trưởng là người đại diện cho nhân
dân trong toàn xã. Nhiệm vụ chủ yếu của xã trưởng là thực thi các quyết định
của Hội đồng kỳ mục, thay mặt xã liên lạc với các nhà chức trách cấp trên.
Nhiệm vụ đó bao gồm một số vấn đề sau:
-Tiến hành việc thu thuế của xã dân và giao nộp lại cho chính quyền
cấp trên.
9
- Thi hành luật pháp nhà nước phong kiến, quyết định của chính quyền
cấp trên đối với xã.
- Thay mặt cho dân với tư cách là bên nguyên hay bên bị trước pháp
luật.
- Cung cấp tài liệu theo yêu cầu của cấp trên.
- Có trách nhiệm báo cáo lên chính quyền cấp trên tình hình xã về mọi
mặt chính trị, kinh tế, văn hoá
Để thừa hành công vụ, xã trưởng có một số cộng sự giúp việc như phó lý,
trương tuần và các tuần đinh. Phó lý trưởng được nhân dân trong xã bầu ra có
nhiệm vụ giúp việc cho lý (xã) trưởng. Trương tuần thường không do dân bầu
mà do Hội đồng kỳ mục chỉ định. Trương tuần có nhiệm vụ phụ trách công
việc tuần phòng trong xã nên thường được lựa chọn trong số những tráng đinh
khoẻ mạnh nhất và có đôi chút tài sản. Trương tuần có tuần đinh phụ tá. Cũng
như lý trưởng, phó lý và trương tuần, tuần đinh không có lương, không có
bổng. Đê thù lao cho những người này, xã trưởng để ra mấy sào ruộng cho họ
gọi là ruộng bút.
Có thể thấy, tính tự quản cao Irong cộng đổng làng xã Việt Nam được thể
hiện hết sức rõ rệt. Hoạt động của lý trưởng, của Hội đồng kỳ mục trong xã

đã đóng một vai trò to lớn nhằm góp phần ổn định đời sống nhân dân, sự ổn
định này không chỉ được đảm bảo từ trên xuống mà nó được đảm bảo thực
hiện ngay trong cộng đồng dân cư.
* Chính quyền xã thời kỳ thực dân nửa phonẹ kiến:
Năm 1858, thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên xâm lược nước ta. Bắt
đầu từ đây, người dân Việt Nam phải chịu cuộc sống một cổ hai tròng. Sự đói
nghèo và đàn áp dã man đè nặng lên vai họ. Các phong trào chống giặc ngoại
xâm nổ ra liên tiếp . Nhũng người nông dân vốn quen với cái cầy cái cuốc
10
cũng mang trong mình nỗi đau của người dân mất nước và cùng đứng lên
chống Pháp.
Với danh nghĩa là nước đi khai phá văn minh, nước bảo hộ, Pháp thực
hiện quyền thống trị của mình lên toàn cõi Đông Dương thông qua hệ thống
chính quyền tay sai.Sau Hiệp ước Patơnốt ngày 6/6/1881, người Pháp đã chia
Việt Nam thành ba kỳ, ở mỗi kỳ có chế độ bảo hộ khác nhau. Với tính cách
chia để trị, mặt khác nhận thức rõ được tầm quan trọng của chính quyền làng
xã, chúng đã thực hiện việc cai trị ở các xã với quy định khác nhau ở mỗi kỳ:
- ơ Bắc kỳ, việc quản lý xã giao cho Hội đồng tộc biểu với số lượng từ
4 đến 20 người và nhiệm kỳ là 3 năm. Hội đồng này gồm những người có tài
sản trong xã, đứng đầu là Chánh, phó trưởng hội. Năm 1927, người Pháp đã
thực hiện việc cải tổ Hội đồng hương chính, bên cạnh Hội đồng tộc biểu còn
thiết lập Hội đồng kỳ mục có chức năng tư vấn do Tiên chỉ đứng đầu. Bên
cạnh đó có một nhóm thừa hành, đứng đầu là lý trưởng do cấp trên duyệt y và
bổ nhiệm. Lý trưởng điều khiển các trưởng thôn, trương tuần.
Năm 1942, Vua Bảo Đại ra chỉ dụ nhằm chấn chỉnh lại tổ chức quản lý
nông thôn, theo đó việc quản lý làng xã giao cho một cơ quan duy nhất là Hội
đồng kỳ mục.
- Tại Trung kỳ, người Pháp không trực tiếp can thiệp vào chính quyền xã
mà thông qua hành chính Nam triều để cai trị. Hội đồng kỳ mục được giao
việc quản trị xã. Hội đồng này đứng ra thành lập Uỷ ban thường trực hội đồng

kỳ mục. Ưỷ ban có 5 uỷ viên chấp hành được gọi là ngũ hương, ngoài ra còn
có một lý trưởng, 1 phó lý để cai quản việc trong xã.
- Tại Nam kỳ, người Pháp trực tiếp cai quản xã. Hội đồng kỳ mục gồm
1 1 thành viên thực hiện việc quản trị xã. Những người tham gia hội đồng này
phải là những điền chủ hoặc người giàu có trong xã.
1 1
Nhìn chung, ở thời kỳ Pháp thuộc, chính sách cai trị của Pháp đối với
chính quyền làng xã là đặt toàn bộ hệ thống chính quyền này trong hệ thống
chính quyền nhà nước thống nhất từ trung ương đến cơ sở. Người Pháp đã nắm
trong tay quyền quyết định về nhân sự và kiểm soát mọi hành động của làng
xã.Tính độc lập, tư trị của làng xã cổ truyền Việt Nam đã mất dần, nó không
còn là đơn vị khép kín đối với nhà nước.
1.1.2.Từ 1945 đến nay
*
Chính quyền xã ở miền Nam ( 1954 - 1975)
- Sau Hiệp định Giơnevơ 1954, người Mỹ nhảy vào miền Nam Việt Nam
tiếp tay cho Ngô Đình Diệm lập lên một chính quyền tay sai thân Mỹ. Chế độ
họ Ngô đã xây dựng nên một hệ thống chính quyền làng xã ở nông thôn miền
Nam mang tính phân quyền giả tạo nhằm mục đích mị dân.
Việc cai quản có tính chất hành chính được giao cho Hội đồng xã đảm
nhận mà các thành viên của nó đều do Tỉnh trưởng bổ nhiệm tuỳ theo dân cư
của xã và tính chất phức tạp ít hay nhiều của việc quản lý dân cư các vùng.
Đến năm 1963 thì Hội đổng xã do cử tri đoàn bầu. Từ năm 1966, ở mỗi
xã đều có Hộiđồng nhân dân và uỷ ban hành chính gồm chủ tịch, phó chủ
tịch và một số uỷ viên. Dưới xã là khóm, ấp mà thực chất là những nơi gom
dân nhằm chia rẽ, cách ly nhân dân với cách mạng.
Chính quyền Mỹ - nguỵ đã nhiều lần tiến hành cải cách hành chính địa
phương, trong đó có hành chính xã để thích nghi với quy mô của chiến tranh.
Đến thời kỳ của chính quyền tay sai Nguyễn Văn Thiệu, tất cả các thành
viên trong bộ máy chính quyền xã, ấp đều là quân nhân biệt phái nhằm quân

sự hoá chính quyền để đàn áp phong trào cách mạng.
Với cuộc tổng tiến công và nổi dậy vào mùa xuân năm 1975, nhân dân
miền Nam đã đánh đuổi được đế quốc Mỹ, lật đổ chế độ Nguỵ quyền Sài gòn,
giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất tổ quốc, kết thúc 30 năm dưới ách
12
kìm kẹp,nô lệ của đế quốc Mỹ và tay sai. Toàn dân tộc Việt Nam đã bước
sang một trang sử mới.
*
Chính quyền xã thời kỳ từ cách mạnq thán o T 'ám 1945 đến nay
- Từ 1945 - 1959:
Mùa thu năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, đứng
đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã tiến hành cuộc cách
mạng tháng 8 thành công, lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà - nhà nước
công nông đầu tiên ở Đông Nam Châu Á.
Ngay từ những ngày đầu, Nhà nước ta đã rất chú trọng đến việc xây dựng
và củng cố chính quyền nhà nước , trong đó đặc biệt là chính quyền cấp xã.
Ngày 22-11-1945, Chủ tịch nước đã ký Sắc lệnh số 63/SL về tổ chức Hội đồng
nhân dân và uỷ ban hành chính các cấp ở địa phương. Hiến pháp 1946 - bản
hiến pháp đầu tiên của nhà nước non trẻ và cũng là hiến pháp tiến bộ nhất
Đông Nam Á lúc bất giờ- cũng đã ghi rõ chức năng, nhiệm vụ của chính
quyền xã. Trên cơ sở của hiến pháp quy định, nhà nước ta có chủ trương hợp
các xã nhỏ lại và bỏ cấp tổng.Xã lúc đó gộp lại từ 3,4,5 xã cũ. Dưới xã là thôn.
Việc thực hiện hợp nhất các xã theo tiêu chuẩn chung:
- Xã đồng bằng dài từ 3 đến 10 km, trên 3000 dân;
- Xã trung du dài từ 10 đến 20 km, trên 2000 dân;
- Xã miền núi dài từ 30 đến 60 km, từ 1 - 2 ngườilkm2.
Là cấp cuối cùng trong hệ thống chính quyền , xã có Hội đồng nhân dân
và Uỷ ban hành chính. Hội đồng nhân dân do nhân dân địa phương bầu ra,
quyết định những vấn đề thuộc địa phương nhưng không được trái với chỉ thị
của cấp trên. Uỷ ban hành chính chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước Hội

đồng nhân dân cùng cấp. Điều này đã khẳng định được vai trò của cơ quan
dân cử ở xã. Khi mới giành chính quyền, Uỷ ban hành chính lâm thời gồm từ
13
3 đến 5 uỷ viên: gồm 1 chủ tịch, I phó chủ tịch và 1 thư ký , ngoài ra còn có 1
thủ quỹ, 1 uỷ viên và 2 uỷ viên dự khuyết. Nhiệm vụ của Uỷ ban hành chính
gồm:
-
Thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thực thi nghị quyết của Hội
đồn ạ nhân dân xã;
-Thi hành các bản án của toà án;
- Triệu tập các kỳ họp Hội đồng nhân dân xã;
- Kiểm soát các cơ quan chuyên môn xã;
- Giải quyết côn ẹ việc trong xã;
- Quyết toán thu chi ngân sách xã.
Năm 1947, cuộc kháng chiến bùng nổ, để củng cố và tăng cường sức
mạnh của chính quyền cách mạng, Chủ tịch nước đã ban hành sắc lệnh số
254/SL ngày 19-11-1948 về tổ chức lại chính quyền nhân dân địa phương
trong thời kỳ kháng chiến, theo đó uỷ ban hành chính được chuyển thành Uỷ
ban hành chính kháng chiến. Có thể nói, Ưỷ ban hành chính kháng chiến đã
giữ vai trò quan trọng trong việc đấu tranh giành và giữ chính quyền cách
mạng, nhanh chóng thủ tiêu những tàn dư của chế độ cũ. Trong thời gian này,
Hội đồng nhân dân tạm thời không hoạt động.
Đến năm 1950, cuộc kháng chiến của nhân dân ta đã giành được nhiều
thắng lợi quan trọng, nhiều vùng bị địch tạm chiếm đã được giải phóng, trở
thành vùng tự do. Chủ tịch nước ký tiếp sắc lệnh số 820/SL để điều chỉnh một
số quy định tạm thời của các sắc lệnh trước đó. Hội đồng nhân dân xã lại tiếp
tục hoạt động và bầu ra uỷ ban hành chính.
Nhu' vậy, ngay từ những ngày đầu, Đảng và Nhà nước ta đã rất chú trọng
đến việc xây dựng và củng cố bộ máy chính quyền xã. Đây được coi là nơi
trực tiếp nối liền Nhà nước với nhân dân. Tuy nhiên, ở thời kỳ này, khi chúng

14
ta thực hiện việc cải cách ruộng đất và quy định việc để bạt cán bộ của ưỷ ban
hành chính kháng chiến gồm những thành viên cốt cán là bần cố nông, loại trừ
thành phần địa chủ phú nông, thì chúng ta đã không chú ý đúng mức đến tính
toàn diện về phẩm chất, năng lực và trí tuệ. Chính vì vậy đã gây ra một số
khuyết điểm trong quản lý ỏ' nông thôn, làm cho vai trò của chính quyền xã bị
lu mờ, giảm hiệu lực.
Nâni 1952 chúnẹ ta đã tiến hành phân lại xã:
- Xã đồnạ băn ẹ dài 5 km, 6000 dân là tối đa;
- Xã trunẹ du dài 7km, 5000 dân là tối đa;
- Xã miền núi dài 10 - 15km, dân cư thưa thớt.
Năm ¡953 phân lại xã kết hợp với giảm tô:
- Xã đồng bằng dài 3km, 2500 dân là tối đa;
- Xã trun ạ du dài 4km, 1000 đến 2000 dân;
-Xã miền núi từ 6-10 km, dân số khôn ẹ quy đinh.
Năm 1956, Chính phủ chủ trương sửa chữa sai lầm trong cải cách ruộng
đất, bộ máy chính quyền được kiện toàn lại trên các mặt, các ban được giảm
bót, chỉ để lại một số ban :
-Ban xã đội
- Ban kế hoạch sản xuất.
- Ban thônẹ kê
-
Ban văn hoá
- Ban ạiáo dục
- Ban xã hội
- Ban Cônạ tác thươnạ binh, phục viên, liệt sĩ.
15
Sau khi được tiến hành sửa sai, vai trò của chính quyền xã dần được tăng
cường.
-

Từ 1959 - 1975:
Từ năm 1954, sau Hiệp định Giơnevơ, đất nước ta tạm thời bị chia làm
hai miền Nam- Bắc. Đây là giai đoạn miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng chủ
nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục công cuộc giải phóng.
Năm 1959, Hiến pháp mới được ban hành đã kế thừa những giá trị của
Hiến pháp 1946 và bổ sung thêm những quy định mới cho phù hợp với tình
hình. Hiến pháp 1959 đã xác định " Hội đồng nhân dân bầu ra Ưỷ ban hành
chính và có quyền bãi miễn các thành viên của uỷ ban hành chính " " uỷ ban
hành chính vừa chịu trách nhiệm đối với Hội đồng nhân dân vừa chịu trách
nhiệm với Uỷ ban hành chính cấp trên". Ngày 27/10/1062, Luật tổ chức Hội
đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp đã được ban hành.
Với phong trào hợp tác hoá được tiến hành rộng khắp miền Bắc đã làm
nảy sinh mối quan hệ giữa cấp uỷ Đảng, chính quyền với Ban chủ nhiệm hợp
tác xã nông nghiệp. Một số nơi đã nhận thức không đúng đắn về mối quan hệ
trên nên đã xuất hiện tình trạng Hội đồng nhân dân hoạt động nặng về hình
thức, uỷ ban hành chính hoạt động trực tiếp theo nghị quyết của cấp uỷ, chịu
sự chi phối về kinh tế của Ban chủ nhiệm hợp tác xã. Một số hợp tác xã nông
nghiệp ở nông thôn đã thực hiện luôn một số chức năng quản lý nhà nước làm
cho vai trò của Uỷ ban hành chính trở nên mờ nhạt.
-
Từ ỉ 975 đến 1986:
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, miền Nam được hoàn toàn giải
phống. Cả nước thống nhất đi lên chú nghĩa xã hội với hai nhiệm vụ chiến
lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
. Tháng 7 năm 1976, nước ta đổi tên là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
- Công an xã
16
Nam. Năm 1977, cả nước tiến hành bầu Hội đồng nhân dân các cấp nhằm
thống nhất bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở. Hiến pháp 1980 được
ban hành , kế thừa những giá trị truyền thống của hai hiến pháp trước đó và bổ

sung các quy định mới cho phù hợp với tình hình mới. Chính quyền cơ sở
được Hiến pháp 1980 quy định gồm chính quyền xã, phường, thị trấn. Cả nước
lúc này có 8905 xã. uỷ ban hành chính được đổi thành Uỷ ban nhân dân và
Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân các cấp được ban hành.
Ngày 15/10/1981, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành quyết định số 112/ HĐBT
quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy hành
chính xã. Theo quyết định, mỗi xã có 7 ban và 2 trạm, gồm:
-
Ban kinh tế kế hoạch
- Ban văn hoá - xã hội
- Ban tài chính
- Công an xã
- Ban chỉ huy quân sự
-
Ban thanh tra nhân dân
-Ban tư pháp
- Trạm y tế
- Trạm bưu điện
Tuy nhiên, do những hậu quả của chiến tranh vẫn còn rất nặng nề, hơn
nữa với cơ chế quản lý tập trung, bao cấp, nước ta đã lâm vào tình trạng khủng
hoảng kinh tê - xã hội trầm trọng, do đó hoạt động của chính quyền xã cũng bị
ảnh hưởng không nhỏ.
- Từ 1986 đến nav:
/
17
Đại hội Đáng toàn quốc lần thứ VI ( 1986) với chủ trương đổi mới toàn
diện đã làm cho nền kinh tế nước ta dần được khôi phục, bộ mặt nông thôn
cũng vì thế mà dần thay đổi. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ
chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
đã đặt ra những yêu cầu và thách thức mới đối với chính quyền nhà nước nói

chung và chính quyền xã nói riêng. Hiến pháp 1992 ra đời đã khẳng định vai
trò không thể thiếu được của chính quyền cấp xã. Luật tổ chức Hội đồng nhân
dân và Uỷ ban nhân dân sửa đổi ( 1994) và pháp lệnh về nhiệm vụ , quyền
hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân và Ưỷ ban nhân dân ở mỗi cấp ( 25/6/1996)
đã quy định một cách chi tiết về chính quyền xã. Theo đó, ủy ban nhân dân xã
được tổ chức theo hướng gọn lại, mỗi xã chỉ còn từ 5-7 thành viên uỷ ban
nhân dân.
Như vậy, trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, hệ
thống chính quyền làng xã đã luôn nắm giữ một vị trí vô cùng quan trọng
trong nền hành chính nước nhà. Chính quyền xã là cấp trực tiếp đưa chủ
trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước vào cuộc sống, là cầu nối
giữa Đảng- Nhà nước và nhân dân. Vì vậy, một nền hành chính có trong sạch,
vững mạnh hay không thì trước hết hãy xem hoạt động của chính quyền xã,
trong đó đặc biệt là hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã.
1.2. Vi trí, vai trò của Uv ban nhân dân xã trong cơ cáu quyển lưc
nhà nước ở đỉa phương hiên nay
Từ khi xuất hiện nhà nước cho đến nay, dù là hình thức nhà nước cát cứ
hay tập quyền, thì việc phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính để
thực hiện việc quản lý , điều hành luôn tồn tại. Điều này mang tính tất yếu
khách quan. Việc phân chia lãnh thổ quốc gia thành các đơn vị hành chính,
thành các cấp chính quyền thường không căn cứ theo ý muốn chủ quan của
một cá nhân hay một nhóm người nắm quyền lực mà căn cứ vào điều kiện tự
nhiên, xã hội, truyền thống, tập quán của cộng đồng dân cư sống trên từng
18
vùng lãnh thổ hay vấn đề bảo vệ, phòng thủ trước nguy cơ đe doạ xâm lược từ
bên ngoài Vì vậy, các đơn vị hành chính trong một quốc gia thường không
giống nhau về diện tích, vị trí địa lý, trình độ phát triển kinh tế - xã hội
Theo cơ cấu chung, nền hành chính quốc gia của mỗi nước thường được
phân theo thứ bậc: chính quyền trung ương và chính quyền địa phương. Điều
này xuất phát từ những lý do sau:

Thứ nhất, các cơ quan trung ương không thể tự mình trực tiếp quản
lý,điều hành hoặc xử lý tất cả mọi công việc, tình huống nảy sinh ở địa
phương, nhất là trong một đất nước có diện tích rộng, địa hình dân cư đa dạng,
phức tạp.Nếu không có sự phân cấp quản lý thì sẽ dẫn đến tình trạng ôm đồm
và khó có thể tránh khỏi căn bệnh quan liêu. Chính phủ sẽ dẫn đến bất lực,
buông lỏng và không kiểm soát được tình hình. Để tránh nguy cơ này thì nhất
thiết phái tổ chức một hệ thống hành chính từ trung ương đến địa phương.
Thứ hai,

các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương là cánh tay nối dài
của chính phủ để thực hiện hiệu lực quản lý. Các cơ quan này vừa có nhiệm vụ
thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình mà pháp luật của nhà nước đã
quy định, vừa căn cứ vào điều kiện của địa phương mình mà xây dựng những
chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương, giải quyết
các vấn đề nảy sinh cho phù hợp với mỗi địa phương.
Hơn nữa,thông qua các cấp chính quyền địa phương, cấp trung ương sẽ
gần dân hơn, sẽ nâng cao được năng lực nắm bắt thực tiễn để có căn cứ hoạch
định chính sách hoặc điều chỉnh, bổ sung, bãi bỏ những chính sách không còn
phù hợp trên phạm vi toàn quốc.Và cũng thông qua cấp chính quyền đại
phương mà các văn bản, quy định của cáp trên sẽ được hiện thực hoá. Nếu
không nó sẽ mãi mãi chỉ là trên giấy tờ mà thôi.
19
Thực tế ở các nước phát triển trên thế giới cho thấy, họ rất chú trọng đến
chính quyền địa phương, coi đây là một mắt xích vô cùng quan trọng giữa nhà
nước và nhân dân.
ở nước ta, như đã nghiên cứu ở phần trên, việc phân chia các đơn vị hành
chính đã xuất hiện ngay từ nhà nước phong kiến. Các triều đại phong kiến dù
ở thời nào đi chăng nữa cũng luôn quan tâm, chú ý đến vấn đề này. Những yếu
tố như vị trí địa lý, phong tục tập quán, truyền thống canh tác, sản xuất vẫn là
những cơ sở khách quan cho việc phân chia đơn vị hành chính. Hiện nay, theo

điều 118 Hiến pháp 1992 thì các đơn vị hành chính ở ở nước ta được phân
định như sau
Quốc gia
Tỉnh

Huyên
Thành phố trưc thuôc trung ương
Thành phố Thị xã Quận
thuôc tỉnh
I
Huyên

Thi xã
Kẫ, thị trấn Phường Xã, phường Phường Xã, thị trấn Xã, phường
Tính đến nay, Việt Nam có 61 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương
(gồm 57 tỉnh và 4 thành phố trực thuộc trung ương là Hà Nội, thành phố Hồ
Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẩng), 604 đơn vị cấp huyện, quận (trong đó 492
huyện và 33 quận), 15 thành phố thuộc tỉnh, 63 thị xã. Cấp cơ sở có 10.447
đơn vị, bao gồm: 8.918 xã ( chiếm 85%), số còn lại là phường, thị trấn.
Chính quyền địa phương ở nước ta bao gồm Hội đồng nhân dân và Uỷ
ban nhân dân ở địa phương, được tổ chức theo từng cấp đơn vị hành chính.
20
Theo điều 2 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân 1994,
ưỷ ban nhân dân là c ơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, là CO' quan
hành chính nhà nước ở địa phương.
Như vậy, Uỷ ban nhân dân xã - cấp cuối cùng trong hệ thống hành chính
nhà nước - là cơ quan chấp hành của Hội đổng nhân dân xã, cơ quan hành
chính nhà nước cấp xã. Đóng một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống
cộng đổng dân cư nông thôn, Ưỷ ban nhân dân xã được coi như một " đầu
máy" để đảm bảo thực hiện toàn bộ các hoạt động quản lý của một cỗ máy.

Nêu " đầu máy" này dừng hoạt động thì sẽ dẫn đến tình trạng " ùn tắc"" ứ
đọng" không tránh khỏi, xã hội sẽ rơi vào sự rối loạn. Nó còn được coi như là
cánh tay nối dài" giữa nhà nước và nhân dân. Nhân dân xem nhà nước có
thực sự là của dân, do dân và vì dân hay không ở ngay chính hoạt động của
chính quyển địa phương, trong đó có Ưỷ ban nhân dân xã .Chính vì vậy, có
thể nói,để xây dựng một cộng đồng làng xã văn minh thì trước hết bản thân
chính quyền sở tại phải gương mẫu đi đầu, trong sạch và vũng mạnh. Mà
muốn xem chất lư ợ ng hoạt động của Ưỷ ban nhân dân xã thì hãy nhìn vào tình
hình kinh tế - chính trị - xã hội của bản thân địa phương đó.
Với tính chất là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân
dân xã là một bộ phận của chính quyền xã, do Hội đồng nhân dân xã bầu ra,
có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân
xã và các quyết định, chỉ thị của cấp trên.
Còn với tính chất là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, xét trong
mối quan hệ với hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, uỷ ban nhân dân xã
là cấp cuối cùng, cấp trực tiếp chí đạo việc hiện thực hoá các chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Do đó, chủ trương, chính sách
có được thực hiện tốt hay không một phần là do chính quyền xã có năng lực
hay không.
21
Vai trò của ưỷ ban nhân dân xã được thể hiện cụ thể trên các lĩnh vực
quản lý nhà nước về kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương: trong đó có
vấn đề tạo điều kiện khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, phát huy
mọi tiềm năng kinh tế của địa phương, ổn định và nâng cao đời sống cho nhân
dân,giữ vững trật tự trị an, phát triển giáo dục v.v.
Đã có một thời gian dài, dưới thời kỳ của cơ chế quản lý tập trung, bao
cấp, chúng ta dường như đã lãng quên vai trò của uỷ ban nhân dân xã, mà lại
quá để cao vai trò của Ban chủ nhiệm hợp tác xã. uỷ ban nhân dân xã bị lu
mờ và chi phối về mặt kinh tế. Năng lực quản lý của cán bộ xã cũng vì thế mà
không được quan tâm đúng mức. Tác phong, lề lối làm việc trở nên chậm

chập, trì trệ, trông chờ vào cấp trên. Điều này còn để lại một dấu ấn không
nhỏ trong lề lối làm việc hiện nay ở Ưỷ ban nhân dân xã . Tuy nhiên, đứng
trước yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước với nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, mỗi cán bộ nhà nước nói chung và cán bộ xã nói
riêng cần phải nâng cao hơn nữa về năng lực, trình độ, chỉ có như vậy mới có
thể theo kịp được với thời đại mới. Với cơ chế bầu các thành viên của uỷ ban
nhân dân xã như hiện nay sẽ dẫn đến tình trạng cán bộ xã hoạt động theo
nhiệm kỳ, vì vậy sẽ có nhiều trường hợp cán bộ được cử đi học xong một khoá
bồi dưỡng về tài chính - kế toán hay luật pháp chẳng hạn thì sau khi trở về lại
không được tiếp tục làm việc vì không được bầu trong nhiệm kỳ mới. Điều
này rất khó cho việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã. Do đó, đây là vấn đề khúc
mắc mà Uỷ ban nhân dân xã đang phải đối mặt, đặc biệt với thực trạng đội
ngũ cán bộ xã vừa thừa, vừa thiếu như hiện nay. Nhận thức được vai trò và tầm
quan trọng của chính quyền xã, trong đó có uỷ ban nhân dân xã, Văn kiện đại
hội Đảns lần thứ IX đã ghi: "Kiện toàn các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban
nhân dân và bộ máy chính quyền xã, phường, thị trấn" {41,133 }
22
Nghiên cứu về vị trí, vai trò của Uỷ ban nhân dân xã , chúng ta có thể
tham khảo việc tổ chức chính quyền cấp cơ sở ở một số nước trên thế giới.
Thấy được tầm quan trọng của nó, một số nước trên thế giới đã tăng tính tự
quản cho cấp chính quyền này để có thể phát huy được hết năng lực sáng tạo.
Mỗi địa phương đểu có những thế mạnh riêng, có những phong tục tập quán
riêng, có những truyền thống riêng và điều kiện địa lý cũng riêng. Vì vậy,
nâng cao tính tự quản ở cơ sở sẽ làm cho tất cả những đặc trưng riêng đó được
khai phá. Cách tổ chức chính quyền xã ở một số nước là sự minh chứng cho
luận điểm mở rộng tính tự quản của chính quyền địa phương.
* ỉnđônêxia: Inđônêxia là nước đã tùng bị đế quốc HàLan cai trị từ thế
kỷ thứ XVI, sau đó bị Nhật chiếm đóng trong đại chiến thế giới lần thứ II, đã
giành độc lập năm 1945. Đất nước Inđônêxia đã trải qua 3 bản hiến pháp tạm
thời: hiến pháp tháng 8 - 1945, tháng 2 - 1950 và tháng 8 - 1950. Năm 1959,

tổng thống Xucacnô đã phục hồi Hiến pháp 1945 và đến đời tổng thống
Xuháctô thì duy trì hiến pháp này theo bản sắc lệnh mới.Theo hiến pháp, hệ
thống tổ chức bộ máy chính quyền cấp địa phương ở Inđônêxia gồm 4 cấp:
tỉnh; huyện; xã, phường; làng, khu phố.
Ó cấp xã, Inđônêxia có Xã trưởng do Huyện trưởng bổ nhiệm. Xã trưởng
có trách nhiệm điều hành mọi công việc trong xã. Inđônêxia có 3638 xã và 31
thành phố cấp tương đương. Xã là một tổ chức quan trọng của hệ thống chính
quyền,xã có từ 20 đến 40 làng. Làng, khu phố là cấp chính quyền dưới xã.
Trưởng làng là công chức, do Huyện trưởng bổ nhiệm. Làng còn được chia
nhỏ thành các tổ dân cư và các nhóm dân cư.
Như vậy, ở Inđônêxia, làng, khu phố là cấp chính quyền thấp nhất trong
hệ thống chính quyền địa phương. Nếu như chức danh trưởng làng ở Việt
Nam là do dân bầu thì ở Inđônêxia, trưởng làng là một công chức nhà nước và
do huyện trưởng bổ nhiệm. Điêù này sẽ khắc phục đựơc tình trạng trình độ
non kém, thiếu hiểu biết ỏ' một số trưởng thôn, trưởng làng. Các trưởng làng
23

×