Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Công tác xã hội từ lý thuyết đến thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.94 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN cứ u VỂ PHỤ Nữ (CWSvnu)
Đề tài:
CÔNG TÁC XÃ HỘI
TỪ LÝ THUYẾT ĐEN THƯC TIEN
MÃ SỐ: CB.04.30
Đơn vị chủ trì: TRUNG TÁM NGHIÊN cứ u VÊ PHỤ NỮ
Chủ trì đề tài: CN. Nguyễn Linh Trang
Thư Ký đề tài: CA'. Nguyễn Thê Hiếu
CN. Đố Hoàng
: Tã ■ • Tlf.j
|~ D ĩ / 59J '
Tir.j Th u v iê n
Nãm 2005
MỤC LỤC
Phần mở đầu
1
I/ Lý do chọn đề tài
1
II/ Mục đích
3
III/ Mục tiêu
3
IV/ Phương pháp nghiên cứu
3
V/ Bố cục của để tài
4
Phần 2: Nội dung nghiên cứu
5
Chương I: Giới thiệu chung về Công tác xã hội
5


1/ Một số khái niệm
5
1.1/ Khái niệm An sinh xã hội
5
1.2/ Khái niệm Công tác xã hội
8
2/ Lịch sử hình thành và phát triển ngành Công tác xã hội
11
2.1/ Trên thế giới
11
2.2/ Tại Việt Nam
13
3/ Đối tượng, quan điểm và mục tiêu của Công tác xã hội
14
Chương II: Các mô hình Công tác xã hội
18
I/ Mô hình Công tác xã hội cá nhân
19
1/ Kiểu hình thần kinh và biểu hiện của tính cách người
20
2/ Thang nhu cầu của con người
32
3/ Các giai đoạn khủng hoảng tâm lý- xã hội đặc trưng theo
lứa tuổi
36
4/ Phân tâm học của Sigmund Freud
43
5/ Cách tiếp cận thân chủ trọng tâm của Cảl Rogers
47
6/ Vai trò xã hội 52

II/ Mô hình Công tác xã hội nhóm
58
1/ Tiến trình phát triển của nhóm 59
2/ Mô hình hệ thống về nhóm
61
3/ Sự tương tác trong nhóm
68
4/ Năng động nhóm
81
5/ Tiếp cận hành vi của B.F. Skinner
84
6/ Học tập xã hội và bắt chước
89
7/ Lý Thuyết làm việc với gia đình
108
Kết luận
115
Tài liệu tham khảo
117
PHẦN I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỂ TÀI
1/ Tính cấp thiết của đề tài
Công tác xã hội là một ngành khoa học thật sự mới ở Việt Nam. Đó là một
ngành khoa học về con người, đồng thời cũng là hoạt động mang tính chuyên
nghiệp- dịch vụ xã hội nhằm giúp các cá nhân và gia đình, nhóm người, cộng
đồng giải quyết những vấn đề khó khăn bằng nội lực của họ. Đối tượng hưởng
lợi của công tác xã hội là những người dễ bị tổn thương, bao gồm người nghèo,
người già, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người bệnh, người khuyết tật, Vì
vậy, nguyên tắc đầu tiên và cơ bản của công tác xã hội là khơi gợi tiềm lực của
mỗi cá nhân để họ tự nhìn nhận vấn đề của bản thân, có trách nhiệm cũng như

tự giải quyết vấn đề của mình- đây là cách tiếp cận khoa học hướng đến sự
phát triển bền vững.
Các tổ chức công tác xã hội đầu tiên trên thế giới xuất hiện vào những năm
đầu của thế kỷ 19 ở Mỹ với nỗ lực của những người tình nguyện nhằm đáp ứng
những nhu cầu tối thiểu của những người dân sống ở các khu vực thành thị
(nhu cầu về lương thực, vể chỗ ở, tìm sự an ủi, ). Các tổ chức này đều do các
cá nhân thuộc giới tăng lữ và nhà thờ thành lập. Trong những năm tiếp sau, các
phong trào tình nguyện lan rộng khắp cả châu Âu và châu Mỹ với nhiều đối
tượng tham gia hơn. Họ liên kết thành các tổ chức và mục đích nổi bật nhất
của các tổ chức này là làm từ thiện. Để nâng cao hiệu quả hoạt động, các nhà
từ thiện luôn tổ chức các buổi hội thảo hoặc tổ chức các khoá học ngắn hạn,
cũng như tham khảo kiến thức từ các ngành khoa học xã hội khác. Như một
nhu cầu tất yếu, đến nãm 1901, trường Công tác xã hội chính quy đầu tiên ra
đời tại New York (Mỹ), đánh dấu bước đầu khoa học hoá ngành công tác xã
Ở Việt Nam, các công việc xã hội- trợ giúp những người gặp khó khăn
trong cuộc sống có từ xa xưa trong truyền thống người Việt. Tuy nhiên, phải
1
đến những năm 1940 của thế kỷ XX, các công việc xã hội có tính trợ giúp mới
trở thành một nghề qua hình ảnh người cán sự xã hội phục vụ trong các tổ chức
Chữ Thập Đỏ hay quân đội của Pháp. Vào giữa thập kỷ 60 của thế kỷ XX, tại
Sài Gòn, trường Công tác xã hội đầu tiên ở Việt Nam đã được thành lập với
chương trình đào tạo được chia ra làm 3 cấp: Phó kiểm sự xã hội, Kiểm sự xã
hội và Giám sự xã hội mà hiện nay chúng ta thường gọi là nhân viên xã hội
hay cán sự xã hội. Ngoài ra còn rất nhiều khoá huấn luyện ngắn hạn từ 3, 6
đến 8 tháng tuỳ theo yêu cầu công việc.
Sau ngày giải phóng (1975) các hoạt động nghiên cứu, đào tạo và thực hành
Công tác xã hội tại miền Nam bị ngưng hẳn. Chỉ đến những năm cuối thập kỷ
80 của thế kỷ XX, khi công cuộc cải cách kinh tế diễn ra đồng thời với các vấn
đề xã hội nảy sinh và phát triển một cách nhanh chóng: hiện tượng trẻ em lang
thang, trẻ em mồ côi, trẻ em nghèo, người khuyết tật, người già không nơi

nương tựa, người bị HIV, người hồi hương đã thúc đẩy việc phục hồi các kỹ
năng thực hành Công tác xã hội đối với các nhóm xã hội dễ bị tổn thương này.
Từ năm 1995 việc giảng dạy Công tác xã hội đã được đưa vào một số cơ sở
đào tạo và trường đại học như: Trung tâm Đào tạo Y khoa Thành phố, Trung
tâm Giáo dục Sức khoẻ Thành phố, Đại học Nông lâm Thủ Đức, Trường Cán
bộ Phụ nữ Trung ương 2, Đại học Mở bán công (Khoa’ Phụ nữ học), Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh (Khoa Xã hội học),
Tại miền Bắc, sau ngày thống nhất đất nước, công tác xã hội chuyên nghiệp
được biết đến thông qua một số tổ chức và nhân viên xã hội nước ngoài. Năm
1996 cùng với sự xuất hiện của Trung tâm nghiên cứu và đào tạo Công tác xã
hội ở Hà Nội, môn Công tác xã hội cũng được đưa vào giảng dạy ở một số
trường Đại học và Cao đẳng như khoa Xã hội học, khoa Tâm lý học- Trường
Đại học KHXH và NV Hà Nội, Đại học Công đoàn, Trường Cao đẳng lao
động xã hội, Trường Cán bộ thanh thiếu niên trung ương, Trường Cán bộ phụ
nữ trung ương, và từ nãm 2004 Bộ Đại học đã cho mã số để đào tạo ngành
Công tác xã hội.
Từ sự phát triển ở các lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo và thực hành ngành
Công tác xã hội cả ở miền Bắc và miền Nam trong vài năm gần đây cho thấy
2
nhu cầu rất lớn trong việc ứng dụng các lý thuyết vào thực hành công tác xã
hội cũng như đào tạo các nhân viên công tác xã hội. Tuy nhiên, qua tìm hiểu
bước đầu cho thấy các cơ sở đào tạo trong cả nước vẫn còn mang tính tự phát.
Có nơi đào tạo công tác xã hội như một bộ môn khoa học, có nơi công tác xã
hội lại được lồng ghép trong các môn liên quan hoặc công tác xã hội như một
chuyên đề, như nội dung của một khoá tập huấn ngắn hạn cho nên vẫn còn
những hiểu biết sai lệch hoặc chưa đầy đủ về công tác xã hội. Điều này xuất
phát từ việc thiếu cơ sở lý thuyết và thực hành về công tác xã hội cũng như
thiếu cả đội ngũ những người có trình độ chuyên môn về công tác xã hội.
Trước lý do trên Trung tâm nghiên cứu về phụ nữ, Đại học quốc gia Hà Nội
nghiên cứu đề tài “Công tác xã hội- Từ lý thuyết đến thực tiễn” nhằm góp phần

hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về Công tác xã hội cũng như các kỹ năng thao tác
công tác xã hội như một ngành khoa học, một nghề thực hành chuyên môn tại
Việt Nam.
2/ Mục đích
Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý thuyết và những ứng dụng trong thực hành
và giảng dạy môn Công tác xã hội ở Việt Nam.
3/ Mục tiêu
■ Trình bày hệ thống khái niệm công cụ trong Công tác xã hội
■ Giới thiệu các thuyết trong Công tác xã hội
■ Liệt kê các nguyên tắc và các kỹ năng hành động trong Công tác xã hội
■ Đưa ra một số kiến nghị thực tiễn về thực hành Công tác xã hội
4/ Phương pháp nghiên cứu
■ Nghiên cứu tài liệu: đây là phương pháp nghiên cứu chính trong đề tài.
Dựa trên việc tổng hợp và phân tích các tài liệu, chúng tôi xem xét lịch
sử, các khái niệm chủ chốt, các lý thuyết tiêu biểu được ứng dụng trong
Công tác xã hội.
3
5/ Bố cục của đề tài
Phần I: Giới thiệu chung vê đề tài
Phần II: Nội dung nghiên cứu
Gồm 2 phần chính
1. Giới thiệu chung về Công tác Xã hội
2. Các mô hình Công tác Xã hội
Phần III: Kết luận
4
PHẦN 2
NỘI DUNG NGHIÊN c ứ u
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỂ CÔNG TÁC XÃ HỘI
1/ MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1/ Khái niệm An sinh xã hội

Bất kỳ xã hội hay quốc gia nào cũng luôn có những người gặp khó khăn, bất
hạnh trong cuộc sống. Đó là những người bị ốm đau, bệnh tật, người thất
nghiệp, người gặp thiên tai địch hoạ, nghèo đói, khuyết tật, người không thể tự
nuôi sống mình như trẻ mồ côi, người già cô đơn Họ chính là những thành
phần yếu thế trong xã hội cần được xã hội cưu mang, trợ giúp. Trên thế giới
cũng như ở Việt Nam, trong bất kỳ hoàn cảnh lịch sử nào đều có các hệ thống
chính sách, pháp luật quy định các phương thức giúp đỡ những người yếu thế
trong xã hội tạo nên một hệ thống an sinh xã hội của một quốc gia.
Hệ thống “an sinh xã hội” được hình thành đầu tiên ở Mỹ trong những năm
1930 và đến năm 1952 (ngày 28/6) Hội nghị quốc tế về lao động đã thông qua
Công ước số 152-Công ước qui định các qui phạm tối thiểu về an sinh xã hội.
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cũng đã thừa nhận an sinh xã hội là một trong
những nguyện vọng sâu sắc nhất, phổ biến nhất của mọi dân tộc trên thế giới
và được ghi nhận trong Tuyên ngôn của Đại hội đồng liên hiệp quốc về quyền
con người.
Theo nghĩa chung nhất “An sinh xã hội” (tiếng Anh: Social Security) là sự
đảm bảo các quyền của con người được sống trong hoà bình được tự do làm ăn,
cư trú, di chuyển, phát biểu chính kiến trong khuôn khổ luật pháp; được bảo vệ
và bình đẳng trước pháp luật; được học tập, được có việc làm, có nhà ở; được
đảm bảo thu nhập để thoả mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu khi bị rủi ro,
tai nạn tuổi già Nghĩa hẹp hơn, “An sinh xã hội” được hiếu là sự bảo đảm
5
thu nhập và một số điều kiện sinh sống thiết yếu khác cho người lao động và
gia đình họ khi bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm hoặc mất khả năng lao
động hoặc mất việc làm; cho những người già cả, cô đơn, trẻ em mồ côi, người
tàn tật,-những người nghèo đói và những người bị thiên tai, địch hoạ (theo
Tạp chí Bảo hiểm xã hội, sô' 112004, Mạc Tiến Anh). Trong đề tài này “an sinh
xã hội” mà chúng tôi đang nói tới chủ yếu được phân tích theo nghĩa hẹp.
Nếu định nghĩa An sinh xã hội như là một hiện trạng của xã hội thì An sinh
xã hội là sự thực hiện, đáp ứng được các nhu cầu sức khoẻ, vật chất, xã hội và

an ninh của các thành viên. Trong trạng thái này thì các hoạt động chức nãng
tâm sinh lý của mọi thành viên già trẻ, giàu nghèo đều được nâng cao và phát
triển tối đa.
Nếu định nghĩa An sinh xã hội là một hệ thống thì An sinh xã hội gồm có
một số hoạt động có tổ chức của các cơ quan chính phủ và các hội đoàn với
mục đích là để giải quyết, xoá giảm và phòng chống những vấn đề xã hội để
nâng cao sự an sinh của mọi cá nhân, nhóm và cộng đồng trong một xã hội. Hệ
thống này gồm có các chương trình dịch vụ xã hội như chương trình cứu trợ,
viện trẻ mồ côi, y tế cộng đồng, tư vấn, viện dưỡng lão, phục hồi chức năng cho
người có tật, giáo dục dạy nghề và xoá đói giảm nghèo Thêm vào đó hệ
thống an sinh xã hội cũng gồm có các chính sách và điều luật nhằm vào cứu trợ
và giải quyết các vấn đề xã hội. (theo Tài liệu tập huấn Hỗ trợ tâm lý xã hội
cho những người dễ bị tổn thương của CFSI, Molìsa)
Theo tài liệu Công tác xã hội của trường Cao đẳng lao động xã hội trích từ
Elizabeth Wickenden thì An sinh xã hội gồm luật lệ, chương trình, quyền lợi và
dịch vụ bảo đảm và củng cố các biện pháp đáp ứng các nhu cầu xã hội được
công nhận như an sinh cơ bản của quần chúng và cải tiến trật tự xã hội. Còn
trích theo J.M. Romayshyn thì An sinh xã hội gồm các biện pháp, quá trình
liên quan đến việc giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội, sự phát triển tài
nguyên, nhân lực và cải tiến chất lượng sống. Điều này bao gồm các dịch vụ xã
hội cho cá nhân, gia đình và cả những nỗ lực cũng cố và cải tiến các thiết chế
xã hội.
6
Qua các khái niệm trên, có thể thấy, an sinh xã hội có đối tượng áp dụng
rộng lớn, bao gồm toàn bộ thành viên xã hội. Nội dung khái niệm là sự bảo vệ
của xã hội nhằm trợ giúp cho các thành viên trong xã hội, vượt qua những khốn
khó, hiểm nghèo, mà bản thân họ không tự giải quyết được. Nhờ sự trợ giúp (cả
về vật chất và tinh thần) mà những khó khăn, bất hạnh của con người được
khắc phục hoặc giảm thiểu, từ đó góp phần làm cho xã hội tồn tại và phát triển
trong thế ổn định và bền vững.

Ở Việt Nam, thuật ngữ “An sinh xã hội” đã xuất hiện vào những năm 70
trong một số cuốn sách nghiên cứu về pháp luật của một số học giả Sài Gòn.
Sau năm 1975, thuật ngữ này được dùng nhiều với các cách gọi khác như phúc
lợi xã hội, bảo trợ xã hội, bảo đảm xã hội. Từ năm 1995, theo xu thế hội nhập
quốc tế, thuật ngữ An sinh xã hội đã được nhắc đến nhiều hơn. An sinh xã hội
(bảo trợ xã hội, an toàn xã hội, bảo đảm xã hội) là sự bảo vệ của xã hội đối với
công dân thông qua các biện pháp cộng đồng, nhằm giúp họ khắc phục những
khó khăn kinh tế và xã hội (do bị ngừng hoặc giảm thu nhập từ nguyên nhân
ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, người già cô đơn, trẻ mồ côi, )
đồng thời bảo đảm chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con. Sự ra
đời của hệ thống An sinh xã hội không chỉ được xem như để giải quyết các vấn
để xã hội bức xúc mà nó còn có vai trò hết sức thiết yếu trong phát triển xã hội.
Hiện nay, hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam được cấu thành từ ba bộ phận
chính là: Bảo hiểm xã hội, Cứu trợ xã hội và Ưu đãi xã hội. Xem xét ở phạm vi
rộng thì hệ thống an sinh xã hội còn bao gồm các: chương trình xoá đói giảm
nghèo, chương trình y tế, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,
giúp đỡ những người lầm lỡ và gồm cả các loại quỹ tiết kiệm và các loại bảo
hiểm khác Để vận hành hệ thống an sinh xã hội này cần có sự tham gia của
các ngành nghề khác nhau trong xã hội như y tế, văn hoá, giáo dục, lao động,
giao thông Mỗi ngành nghề thực hiện chính sách an sinh xã hội theo chức
nãng của mình, trong đó ngành Công tác xã hội và vai trò của nhân viên công
tác xã hội chuyên nghiệp là hết sức quan trọng, nó góp phần hiện thực hoá mục
đích của An sinh xã hội đến các cá nhân, 2 Ía đinh, nhóm xã hội có nhu cầu đặc
biệt và tham gia xây dựng một xã hội hài hoà và phát triến. Hay nói cách khác
7
Công tác xã hội sử dụng kiến thức và kỹ năng chuyên môn để biến các chính
sách an sinh xã hội thành các dịch vụ xã hội cụ thể nhằm giúp đỡ các đối
tượng- thành phần yếu thế của xã hội.
1.2/ Khái niệm Công tác xã hội
Công tác xã hội được nảy sinh từ thực tế công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa

ở Tây Âu thế kỷ 16 với những biến đổi lớn trong xã hội. Cho đến ngày nay
Công tác xã hội đã trở thành một mạng lưới trải dài từ cấp quốc gia đến cộng
đồng. Có nhiều cách hiểu khác nhau về công tác xã hội qua từng giai đoạn và
tuỳ thuộc vào từng tác giả. Chúng tôi xin giới thiệu một số định nghĩa công tác
xã hội được sử dụng nhiều trong công tác đào tạo và nghiên cứu.
“Công tác xã hội là hoạt động chuyên môn nhằm giúp cơn người
đáp ứng các nhu cầu nảy sinh trong cuộc sống, trong quá trình tương
tác giữa các cá nhân vù môi trường, giúp con người phát huy hết tiềm
năng của họ” (Liên hiệp Công tác xã hội thế giới).
“Công tác xã hội là hoạt động chuyên môn nhằm giúp cá nhân, gia
đình, cộng đổng phục hổi hay tăng cường chức nâng hội và tạo ra các
điều kiện xã hội phủ hợp để gi úp họ thực hiện được mực đích cú nhăn”
(Hiệp hội chuyên gia công tác xã hội của Mỹ).
“Công tác xã hội là một nghề chuyên môn, thông qua các dịch vụ
xã hội nhằm phục hồi, tăng mối quan hệ qua lại giữa cá nhản và môi
trường vì nền an sinh của cá nhản và toàn xã hội” (Công tác xã hội
Phillipine - Tập bài giảng công tác xã hội, Trường Cao đẳng lao động
xã hội, 2001).
Có thể thấy, các khái niệm trên dù cho diễn đạt theo các cách khác nhau,
nhưng khái quát chung công tác xã hội là hoạt động có tính chuyên môn nhằm
giúp các cá nhân, các nhóm hoặc các cộng đồna siái quyết vấn để khó khăn
bằng chính sức lực của họ. Những đặc trưns CO' bản của công tác xã hội là:
8
1/ Thừa nhận Công tác xã hội là một hoạt động chuyên môn, một nahề.
2/ Xác định các hoạt động của Công tác xã hội là cuns ứng các dịch vụ xã
hội nhằm giúp đỡ các cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết những vấn đề
khó khăn, phục hồi hay tăng cường chức năng xã hội
3/ Định hướng nhân viên xã hội chuyên nghiệp sử dụng các kỹ năng nhằm
phát huy tối đa tiềm năng của các thân chủ trong quá trình giải quyết vấn đề.
4/ Đưa ra mục đích cuối cùng của công tác xã hội là nền an sinh cá nhân và

toàn xã hội.
Như vậy, những đặc trưng trên chỉ ra công tác xã hội đã có những đóng góp
đáng kể vào an sinh xã hội của các nước trong giải quyết các vấn đề xã hội.
Công tác xã hội là những hoạt động chuyên nghiệp nhằm mục đích giúp đỡ các
cá nhân, nhóm và cộng đồng trong hoàn cảnh khó khăn, để họ phục hồi chức
năng hoạt động trong xã hội và để tạo các điểu kiện thuận lợi cho họ đạt được
những mục đích cá nhân. Những hoạt động này cần đảm bảo thực hiện theo các
quan điểm, nguyên tắc và quy điều đạo đức của ngành. Vì thế ngành công tác
xã hội cũng được định nghĩa là thực hành nhũng kiến thức, quan điểm của xã
hội và kỹ năng chuyên môn để cung cấp các dịch vụ đảm bảo sự an ninh và đáp
ứng nhu cầu của các thành viên. Việc thực hành công tác xã hội bao gồm việc
sử dụng chuyên nghiệp các giá trị, nguyên tắc, các kỹ thuật công tác xã hội cho
một hay nhiều mục đích sau: giúp con người có được dịch vụ cần thiết; cung
cấp tham vấn và trị liệu tâm lý cho cá nhân, gia đình và nhóm, giúp các nhóm
hay cộng đồng đưa ra hoặc cải thiện các dịch vụ xã hội; thực hành trong điều
kiện pháp luật cho phép.
Trên thực tế, khi đưa ra khái niệm Công tác xã hội, một số người không
phân biệt được sự khác nhau giữa Công tác xã hội và Công tác từ thiện (Cứu trợ
xã hội), vì vậy họ có sự đồng nhất hai hoạt động này. về thực chất hoạt động từ
thiện có từ rất lâu trước khi nsành CTXH ra đời, xuất phát từ lòng nhàn đạo,
tinh thương người, giúp cho những ngưòi đang gập hoàn cánh khó khăn mà tự
họ không thể vượt qua được. CTXH cũng xuất phát từ thiện tám, thiện chí, lòng
thương người, bác ái, có thể nói CÔI12 tác từ thiện chính là tiền thân của công
9
tác xã hội. Tuy nhiên điểm khác biệt cơ bản nhất giữa hai hoạt hoạt động này
chính là hoạt động từ thiện là những hoạt động mà mọi người đều có thể tham
gia và tham gia một cách tự nguyện còn công tác xã hội là một khoa học, là
một nghề nghiệp chuyên môn được đào tạo từ trường lớp. Chúng tôi xin đưa ra
những điểm khác biệt giữa Công tác xã hội và Công tác từ thiện như sau:
Tiêu chí Công tác từ thiện

Công tác xã hội
Động cơ
giúp đỡ
- Làm phúc, để đức cho con, cứu rỗi
linh hồn.
- Xuất phát từ nhu cầu cá nhân, tạo
uy tín, nhằm khẳng định vị trí xã
hội.
- Che dấu hành vi mờ ám
- Đố tượng và lợi ích của đối tượng
được đật lên hàng đầu.
- Làm việc vì lợi ích và phát triển xã
hội.
Phương
pháp
- Vận động sự đóng góp vật chất của
người có điều kiện để phân phối
cho người cần giúp đỡ.
- Phân bổ theo chu kỳ, đợt.
- Mang tính chất ban phát, mang ơn.
- Mang tính khoa học dựa vào kiến
thức khoa học và thực tiễn về con
người để khơi gợi tiềm năng của họ,
giúp họ phát huy sức mạnh bản thân
để tự giải quyết vấn đề của mình.
Mối quan
hệ giữa
người
giúp đỡ
và người

đựơc giúp
đỡ
- Quan hệ lỏng lẻo, nhất thời hoặc
không có quan hệ nào.
- Mang tíhh chất ban bố, người trên
kẻ dưới, đôi khi không có tình cảm.
- Người giúp đỡ chủ động áp đặt
cho đối tượng, làm thay, quyết định
hộ cho họ, vì vậy đối tượns thụ
động ngồi chờ.

- Bình đẳng, nhân viên xã hội cùng
đối tượng bàn bạc xem xét nhu cầu
của đối tượng.
- Lắng nghe, tôn trọng quyết định
của đối tượng. Khuyến khích hỗ trợ
đối tượng.
- Đối tượng chù động tự quyết.
10
Kết quả
Vấn để cốt lõi không được giải Vấn đề cốt lõi
được giải quyết. Vì
quyết, những hỗ trợ về vật chất chỉ vậy,
đối tượng được giúp đỡ khắc
làm xoa dịu và có tính tạm thời. Vì phục
khó khăn
để tái hoà nhập với
vậy, đối tượng dễ thành người ỷ lại, cuộc sống.
không có khả năng vươn lên.
Như vậy CTXH là một dịch vụ giúp đỡ gắn liền với cá nhân hoặc nhóm

người cụ thể. Vì vậy phải giúp đỡ như thế nào để người được giúp đỡ không ỷ
lại, trông chờ vào người khác. Từ quan điểm trên đã hình thành triết lý nền tảng
của công tác xã hội là giúp cho các đối tượng ý thức được vấn đề của mình và
tự giải quyết vấn đề của mình.
2/ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIEN n g à n h c ô n g tá c x ã
HỘI
2.1/ Trên thê giới
Công tác xã hội là một “nghề” nảy sinh từ thế kỷ 16, xuất phát từ việc giúp
đỡ người nghèo và những người khốn cùng ở Anh và Mỹ. Có thể nói khởi
nguồn của ngành công tác xã hội là từ những hoạt động từ thiện. Cho đến cuối
thế kỷ 19, tại Anh, Hiệp hội các tổ chức từ thiện (COS) và Phong trào Trung
tâm cộng đồng cố gắng tìm hiểu căn nguyên của các vấn đề xã hội và tìm cách
giúp đỡ các đối tượng xã hội phục hồi nhân phẩm và vị trí của mình, xem họ là
nạn nhân của sự biến chuyển xã hội. Các vấn đề xã hội xuất phát ở nước Anh
vào thời cách mạng công nghiệp là nạn thất nghiệp, mãi dâm, bóc lột lao động
trẻ em Những tình nguyện viên đầu tiên bắt đầu với công tác thăm viếng, uý
lạo từng trường hợp, từ đó họ rút ra nhiều bài học hữu ích. Ví dụ, thất nghiệp
không chỉ có nghĩa là không có việc làm và túng thiếu mà còn kèm theo tâm lý
chán nản, mặc cảm vì không gánh vác nổi trách nhiệm gia đình và còn dẫn
tới rượu chè, trộm cướp nữa. Điều này có nghĩa cứu đói không đủ mà còn phải
hỗ trợ về mặt tâm lý, giúp tìm việc làm Từ đó các tình nguyện viên thấy rằng
các kiến thức tâm lý xã hội cũng rất cần thiết. Mỗi trường hợp cá biệt cần có
biện pháp giúp đỡ khác nhau do hoàn cảnh môi trường xã hội và nhu cầu khác
11
nhau. Vì vậy nhân viên xã hội cần lập những hồ sơ xã hội và ghi chép kỹ các
diễn biến tâm lý của đối tượng. Một cơ quan hoặc tổ chức thường không có đủ
chức năng giúp các trường hợp với nhiều vấn đề khác nhau như nghèo đói và
eộng thêm bệnh tật, tệ nạn xã hội, Vì vậy nhiều cơ quan, tổ chức xã hội phải
phối hợp trợ giúp lẫn nhau thông qua hoạt động gọi là chuyển tuyến trong một
mạng lưới hỗ trợ xã hội được pháp chế hoá.

Phong trào COS từ Anh lan sang Mỹ. Tại Mỹ, công tác xã hội cũng được
bắt đầu từ các phong trào tình nguyện giúp những người có khó khăn, như ốm
đau, trẻ em không được chăm sóc đầy đủ, người tàn tật và dần dần được
“chính thức hoá”- thể hiện qua việc được trả lương từ năm 1905, khi các nhân
viên xã hội được nhận vào làm việc tại các bệnh viện. Những tiêu chuẩn về đào
tạo công tác xã hội dần dần được hình thành khoảng từ năm 1915 đến 1950.
Qua các hoạt động thực tế thời kỳ này cho thấy Công tác xã hội cần nhấn mạnh
sự thấu hiểu, giúp cho nhân viên xã hội hiểu các thân chủ trong gia đình và
trong môi trường xã hội. Những nhân viên xã hội cũng phải học cách thể hiện
sự chấp nhận của họ đối với thân chủ trong quá trình hoạt động thực tế của
công tác xã hội. Quá trình thực hành Công tác xã hội đã gợi ý cho những nhân
viên xã hội sự khác biệt của các thân chủ về văn hoá, trình độ phát triển xã hội
nơi họ sống và luôn nhắc nhở các nhân viên xã hội phải tiếp tục phục vụ cho
thân chủ dựa trên những chuẩn mực của địa phương và quốc gia.
Các nhân viên xã hội cũng nhận thấy rằng người được trợ giúp có xu hướng
ỷ lại và trông chờ sự viện trợ bên ngoài. Từ đó họ triển khai các phương pháp
giúp đỡ nhằm không làm nảy sinh sự ỷ lại và hình thành nguyên tắc cốt lõi của
công tác xã hội là sự “tự giúp” của thân chủ. Muốn thế phải có kiến thức khoa
học, ứng dụng các kỹ năng hỗ trợ sao cho không tạo ra sự lệ thuộc. Các nhân
viên xã hội đã tổ chức các cuộc hội thảo trao đổi kinh nghiệm và từ từ tiến tới
tổ chức các khoá tập huấn ngắn hạn, rồi dài hạn. Cuối cùng trường công tác xã
hội chính quy đầu tiên đã được thành lập tron2 thời gian này.
Từ 1950 đến nay công tác xã hội đã được chính thức công nhận là một nghề
chuyên môn độc lập. Vào năm 1955, Hiệp hội Quốc gia những người làm Công
tác xã hội (NASW) đã được thành lập từ việc sát nhập của bảy tổ chức xã hội
12
chuyên sâu. Liên đoàn Quốc tế những người làm công tác xã hội (IASW) đã
dược thành lập ngay sau đó vào năm 1956. Vào thời điểm này, những nhân
viên xã hội tăng cường các hoạt động của họ để thay đổi xã hội và chính sách
xã hội khi mà tổ chức của họ đã được thiết lập vững chắc hơn cả ở quốc gia lẫn

trên thế giới. Những cán bộ làm công tác xã hội này có ngôn ngữ và quan điểm
chung liên quan đến việc cải thiện phúc lợi cho mọi người trong cộng đồng của
họ và trên toàn thế giới.
2.2/ Tại Việt Nam
Trước năm 1945, Công tác xã hội cũng được bắt đầu từ mô hình từ thiện, hệ
thống giúp đỡ xã hội này bắt đầu từ gia đình, họ tộc, hệ thống làng xóm, rồi
đến các hoạt động cứu trợ của chùa và nhà thờ- đây cũng là mô hình thường
thấy ở các nước phương Tây vào thời điểm này khi mà các tổ chức tôn giáo còn
nắm nhiều quyền lực.
Thời kỳ thuộc Pháp (1945- 1954), công tác xã hội chuyên nghiệp bắt đầu
được biết tới qua hình ảnh của nhàn viên xã hội- gọi là cán sự xã hội phục vụ
trong các tổ chức Chữ thập đỏ hay quân đội Pháp. Năm 1947 khoá huấn luyện
cán sự xã hội Việt Nam đầu tiên được Hội chữ thập đỏ Pháp khởi xướng ở Sài
gòn tại Trung tâm Thevenet. Trung tâm huặn luyện này sau đổi thành Trường
Công tác xã hội Caritas, tại 38 đường Tú Xương. Các khoá chính quy của
trường đào tạo những nhân viên Công tác xã hội trình độ trung cấp, gọi là cán
sự xã hội và hoạt động cho tới ngày giải phóng miền Nam. Những cán sự xã
hội do trường Caritas đào tạo ra làm việc tại các cơ sở xã hội, các xí nghiệp của
Pháp hay phục vụ các chương trình xã hội của toà Lãnh sự Pháp. Lực lượng cán
sự xã hội được đào tạo tuy chưa nhiều nhưng dù sao nghề công tác xã hội đã
bắt đầu được xã hội thừa nhận. Ớ miền Bắc, trước ngày hoà bình lập lại (1954)
hội chữ thập đỏ Pháp cũng đã tiến hành một vài khoá đào tạo, huấn luyện cán
bộ xã hội tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.
Thời kỳ chiến tranh chốns Mv (1945- 1975), ở miền Nam giữa thập kỷ 60
trước sự gia tăng nhanh chóng của các vấn đề xã hội (ma tuý, mại dâm, trẻ lang
thang, ) Bộ xã hội của chính quyền Sài Gòn lúc đó yêu cầu tổ chức Liên hợp
13
quốc giúp đỡ. Theo tổ chức này cách tốt nhất để giải quyết các vấn đề xã hội là
đào tạo một đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp làm công tác xã hội. Vì vậy, một
đoàn chuyên gia quốc tế đã đươc cử đến Sài Gòn, cùng với một số chuyên gia

trong nước xúc tiến cồng việc thành lập Trường Công tác xã hội quốc gia. Tổ
chức này đã để xuất chương trình đào tạo nhân viên xã hội chuyên nghiệp; cố
vấn cho Bộ Xã hội ban hành các chính sách an sinh xã hội và chính sách sử
dụng nhân viên xã hội được đào tạo. Chương trình đào tạo thiết kế xong, chưa
kịp chiêu sinh thì giải phóng miền Nam.
Sau ngày giải phóng miền Nam (1975), thống nhất đất nước, công tác xã hội
mang tính chuyên nghiệp và việc đào tạo cán bộ trong lĩnh vực này tạm thời
gián đoạn một thời gian khá dài. Trước những năm 90 của thế kỷ XX, một số tệ
nạn xã hội (ma tuý, mại dâm) tái phát triển và có xu hướng ngày càng gia tăng,
những cán sự xã hội được đào tạo trước đó đã được tập hợp lại để giải quyết
vấn đề trên. Sự tái phát triển ngành công tác xã hội chuyên nghiệp và đào tạo
nhân viên làm công tác xã hội đã được xúc tiến từ đầu thập kỷ 90. Năm 1992,
Công tác xã hội được giảng dạy chính thức tại Khoa phụ nữ học, Đại học mở
bán công thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2001, thành lập khoa Công tác xã
hội tại trường Bảo trợ xã hội, bộ Lao động Thương binh- Xã hội. Tại miền Bắc,
năm 2004 Bộ Đại học đã cho mã số để đào tạo ngành Công tác xã hội. Hiện
nay đào tạo nhân viên công tác xã hội đang phát triển mạnh mẽ, rộng khắp từ
Nam chí Bắc, từ các trường đại học đến cao đẳng, từ đào tạo chính quy đến tập
huấn các lớp bồi dưỡng. Tuy nhiên, chương trình đào tạo còn rất khác nhau
giữa các cơ sở đào tạo, chưa có chuẩn kiên thức thống nhất, còn nhiều hạn chế
so với yêu cầu của công tác xã hội hiện đại, còn những khác biệt so với các
nước trong khu vực và trên thế RÌỚi cả về chương trình đào tạo và chính sách,
thể chế tổ chức.
3/ ĐÔÌ TƯỢNG, QUAN ĐIEM v à m ụ c t iê u c ủ a c ô n g t á c x ã h ộ i
Đối tượng phục vụ của côntỉ tác xã hội là những người yếu thế- họ là những
cá nhân hoặc nhóm người phải chịu nhữns thiệt thòi trong xã hội, như: không
tự nuôi sống được bản thân, không có .sức lao độns, không hoà nhập được với
các nhóm xã hội, khôn2 tiếp cận được các nsuốn lực, bị phân biệt đối xử, mắc
14
tệ nạn xã hội vì thế một trong những giá trị đặc trưng của công tác xã hội là

đem lại sự công bằng xã hội. Bất kỳ quốc gia nào cũng tồn tại những nhóm yếu
thế, tuy nhiên tuỳ thuộc vào thể chế chính trị, kinh tế của mỗi quốc gia- khu
vực mà mức độ trẩm trọng và vân đề của các nhóm yếu thế sẽ khác nhau. Vì
thế yêu cầu đầu tiên đối với các nhân viên xã hội là phải xác định được đúng
các đối tượng cần trợ giúp trong các hoàn cảnh xã hội và các nền văn hoá mà
họ đang phục vụ. Để làm đưọc điều này, các nhân viên xã hội cần phải luôn
dựa trên quan điểm của ngành dể định hướng hành động.
Trong đào tạo các nhân viên xã hội mới và các tinh nguyện viên ở cộng
đồng, bài tập lựa chọn thứ tự ưu tiên luôn là một trong những nội dung quan
trọng của chương trình đào tạo. Khi thực hiện bài tập này, người học ở cộng
đồng thường lựa chọn theo những quan điểm khác nhau:
1. Xét theo quan điểm xã hội
2. Xét theo quan điểm cá lĩliân
3. Xét theo quan điểm nghành công tác xã hội
Theo quan điểm của ngành Côni> tác xã hội thì các đối tượng cần trợ giúp
dựa vào các nhóm đối tượng dược chia thành các lĩnh vực như sau:
■ Cóng tác xã hội vói người kliưyết tật
■ Công tác xã hội với người cao tuổi
■ Công tác xã hội trong bệnh viện
■ Công tác xã hội trong các lĩnh vực tệ nạn xã hội và tội phạm
■ Công tác xã hội tron° CỘHÌỊ dồng nghẽo
■ Công tác xã hội trong tniờnv học
• Công tác xã hội với trẻ em vù "ia dinh
■ Công tác xã hội tron" nhà máy
Muốn giúp đỡ con người- hão dam cỏne bằng xã hội, nhân viên công tác xã
hội cần xuất phát từ quan điểm nhìn nhãn con nơười một cách đúng đắn. Dưới
15
đây là 6 quan điểm mang tính nguyên tắc chỉ nam của công tác xã hội cần được
quán triệt trong hành động giúp đỡ con người:
1/ Con người là mối quan tâm hàng đầu của xã hội

2/ Giữa cá nhân và xã hội có sự phụ thuộc tương hỗ
3/ Cá nhân và xã hội đểu phải có trách nhiệm đối với nhau
4/ Con người có những nhu cầu giống nhau nhưng mỗi con người là một
thực thể độc lập, có cá tính riêng, không ai giống ai.
5/ Mỗi con người cần được phát huy hết tiềm năm của mình và cần thực
hiện trách nhiệm của mình đối với xã hội thông qua sự tích cực tham gia
vào các hoạt động xã hội.
6/ Xã hội có trách nhiệm tạo điếu kiện để khắc phục những trở ngại đối với
sự phát huy tiềm năng của cá nhân. Những trở ngại ấy chính là sự mất
cân bằng trong quan hệ giữa cá nhân và xã hội.
Xuất phát từ quan điểm nền tảng kể trên, nhân viên xã hội được định hướng
hành động theo 7 nguyên tắc chủ đạo:
1. Chấp nhận thân chủ: khi nhân viên xã hội phê phán hoặc có thái độ tỏ ý
không chấp nhận những quan điểm, tư duy, nền văn hoá, hành động, của
thân chủ sẽ là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến hoạt động trợ
giúp sớm bị thất bại. Việc không chấp nhận thân chủ khiến cho họ cảm thấy
không tự tin, không tin tưởng và chối bỏ nhân viên xã hội cũng như những yêu
cầu do nhân viên xã hội đặt ra. Chỉ khi cảm nhận được sự tôn trọng của nhân
viên xã hội thì thân chủ mới có được sự tự trọng và tự tin để thực hiện chiến
lược thay đổi môi trường sống.
2. Thân chủ tham gia giải quyết vấn đê: thân chủ phải được tạo cơ hội để
tham gia giải quyết vấn đề, chỉ có như vậy thân chủ mới phát huy được hết khả
năng của bản thân cũng như tham gia tích cực vào kế hoạch trợ giúp.
3. Quyền tự quyết của thán chủ: nếu thân chủ không có quyền tự quyết và
phải chịu sự áp đặt của nhân viên xã hội thì có thể họ sẽ cảm thấy khó chịu và
làm ngược lại để khẳng định bản thân. Ngoài ra, với nguyên tắc chính thân chủ
16
là người biết rõ vấn đề của họ nhất nên chính họ mới là người đưa ra quyết định
cuối cùng, nhân viên xã hội chỉ đóng vai trò trợ giúp, gợi ý. Thêm nữa, việc
làm này giúp nâng cao thân chủ tính chịu trách nhiệm của thân chủ.

4. Cá biệt hoá: con người có nhu cầu giống nhau nhưng mỗi người đều có
sự độc đáo khác biệt mà không ai giống ai
5. Giữ bí mật: nguyên tắc này có trong nhiều ngành khoa học khác như luật,
bác sỹ, Thân chủ chỉ chia sẽ thật với chúng ta khi họ tin tưởng rằng thông tin
của họ sẽ được giữ bí mật.
6. Nhân viên xã hội phải ý thức về chính mình: nhân viên xã hội phải luôn
ý thức được về bản thân và công việc mình đang thực hiện nếu không sẽ vi
phạm nguyên tắc tôn trọng thân chủ.
7. Tính chất nghề nghiệp của mói quan hệ giữa nhân viên xã hội và thân
chủ: mối quan hệ này bắt đầu khi thân chủ đề đạt yêu cầu và chấm dứt khi dịch
vụ xã hội hoàn thành hoặc thân chủ được chuyển tuyến tới một cơ quan khác.
Trong mối quan hệ này, nhân viên xã hội và thân chủ bình đẳng với nhau, nhân
viên xã hội không được dùng kiến thức, kỹ năng và ảnh hưởng của mình theo ý
muốn. Nhân viên xã hội giỏi cũng là người biết làm cho thân chủ mau chóng
không cần tới mình nữa, nghĩa là tự giúp lấy mình.
Từ những nhóm đối tượng và các quan điểm hành động, những người thực
hành công tác xã hội đặt ra mục tiêu:
1/ Giúp mọi người nâng cao nãng lực của bản thân, tăng thêm khả năng ứng
phó và kỹ năng giải quyết vấn đề khó khăn. Điều này có nghĩa là cần có một
quan điểm tổng thế, nhìn nhận vấn để kỹ lưỡng về mọi mặt, tăng thêm năng lực
và sự hiểu biết, huy động các nguồn hỗ trợ và học hỏi phương pháp giải quyết
vấn đề một cách cụ thể.
2/ Giúp mọi người tìm đến và thu thập các nguồn hỗ trợ, qua quá trình
chuyển giao, liên kết điểu động các nguồn và làm công tác tuyên truyền vận
động.
3/ Vận động để các tổ chức và hệ thống xã hội thêm hỗ trợ với mỗi cá nhân.
Vì trong một xã hội có nhiều tổ chức và cấu trúc phức tạp, đôi khi việc đáp ứng
nhu cầu của cá nhân phải đi sau các nhu cầu tập thể. Vai trò của nhân viên
Công tác-xã hội là để thúc đẩy mọi hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu cho tất cả
các đối tượng thuộc nhóm xã hội yếu.

4/ Huy động các mối liên hệ giữa cá nhân và môi trường. Đây là một mục
tiêu nhằm gây ảnh hưởng tới các khía cạnh xã hội tâm lý trong cuộc sống con
người. Ngoài những thực thể, con người cũng cần cảm thấy được liên hệ và trực
thuộc. Mục tiêu của nhân viên Công tác xã hội là tạo các điều kiện để cá nhân
có thể tạo mối quan hệ và nâng cao cuộc sống.
5/ Tác dụng mối liên hệ giữa các tổ chức, cơ quan đoàn thể xã hội để gây
ảnh hưởng tới những chính sách .có liên quan đến vấn đề An sinh xã hội.
CHƯƠNG II: CÁC MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
Các mô hình Công tác xã hội hay còn gọi là mô hình can thiệp là những
phương pháp công tác riêng của ngành Công tác xã hội. Trong quá trình phát
triển ngành, các phương pháp Công tác xã hội đã hình thành 7 mô hình can
thiệp, bao gồm:
1. Công tác xã hội cá nhân
2. Công tác xã hội nhóm
3. Tổ chức hay phát triển cộng đồng
4. Biện hộ
5. Nghiên cứu khoa học
6. Soạn thảo chính sách
7. Quản trị xã hội
Tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội và của bộ máy an sinh xã hội
mà các phương pháp can thiệp vào xã hội khác nhau được thiết lập. ở Việt
18
Nam, ngành An sinh xã hội đang trong giai đoạn đầu phát triển nên các nhàn
viên xã hội sử dụng chủ yếu 3 phương pháp đầu là CTXH cá nhân, CTXH
nhóm và Phát triển cộng đồng (hiện nay Phát triển cộng đồng đã được tách ra
thành một chuyên ngành mới). Vì vậy trong đề tài này chúng tôi chỉ đề cập tới
2 mô hình can thiệp cơ bản và quan trọng là Công tác xã hội cá nhân và Công
tác xã hội nhóm.
I/ MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
Công tác xã hội cá nhân là phương pháp can thiệp để giúp một cá nhân thoát

khỏi những khó khăn trong đời sống vật chất và tinh thần; chữa trị, phục hồi sự
vận hành các chức năng xã hội của họ; giúp họ tự nhận thức và giải quyết các
vấn đề xã hội bằng khả năng của chính mình.
Để trợ giúp các cá nhân (thân chủ) thoát khỏi những khó khăn trong đời
sống, các nhân viên công tác xã hội khi tiếp cận với cá nhân (thân chủ) cần
phải tuân thủ theo một tiến trình Công tác xã hội cá nhân, gồm 7 bước:
1/ Tiếp cân thân chủ: thân chủ tự tìm đến sự giúp đỡ hoặc tổ chức cung
cấp dịch vụ phục vụ chủ động tìm đến thân chủ.
2/ Nhân diên vấn đé: Xác định vấn đề mà thân chủ trình bày, mức độ của
vấn đề, vấn đề khủng hoảng mà thân chủ đang gặp phải.
3/ Thu thâp dữ liêu: Thu thập từ các nguồn có liên quan, gồm bản thân
đối tượng, các thành viên trong gia đình, các thành viên có mối quan hệ với
thân chủ, các văn bản, tài liệu có liên quan, các kết quả trắc nghiệm xác định
mức độ, chức năng của thân chủ.
4/ Chẩn doán: Xác định tính chất của vấn đề, xác định những nhân tố
làm nảy sinh các vấn đề và xác lập các mối quan hệ để giúp đỡ có tính đến
năng lực của thân chủ.
5/ Lâp kê' hoach hành dông: Xác định các loại dịch vụ, các hình thức can
thiệp, hỗ trợ thân chủ có hiệu quả nhất. Thân chủ và nhân viên xã hội cùng
tham gia các hoạt động này.
19
6/ Hành đống: Sử dụng các loại dịch vụ và kỹ thuật vào việc trợ giúp
thân chủ nhằm thay đổi hoàn cảnh, môi trường và thái độ của thân chủ nhằm
vận động sự tham gia có ỷ thức của thân chủ trong việc xử lý các vấn đề xã hội
và sự thích nghi xã hội.
7/ Lương giá: Xác định kết quả của sự can thiệp của nhân viên công tác
xã hội; góp phần thường xuyên điều chỉnh các nội dung và kế hoạch hành
động, nên tiếp tục hay sửa đổi.
Một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện tiến trình CTXH cá nhân
đạt hiệu quả là người giúp đỡ phải hiểu được cá nhân (thân chủ) và phát huy

được tiềm năng vốn có của cá nhân (thân chủ). Điều này có nghĩa là các nhân
viên xã hội phải có đầy đủ các kiến thức về hành vi để giải quyết các đặc điểm
cơ bản của hành vi con người. Như vậy các khoa học hành vi, sự phát triển con
người, giao tiếp giữa con người là một bộ phận quan trọng trong lý thuyết của
CTXH cá nhân.
Cũng như các ngành khoa học khác, ngành CTXH cũng kế thừa và sử dụng
một số các lý thuyết thuộc các ngành khoa học xã hội như tâm lý học, xã hội
học, quản lý để làm nền tảng triết lý của ngành và quan tọng hơn là để ứng
dụng có hiệu quả trong thực tiễn. Những nội dung được trình bày dưới đây là
những lý thuyết cơ bản nhất được các nhân viên xã hội áp dụng trong hoạt
động trợ giúp cá nhân.
1/ KIỂU HÌNH THẦN KINH VÀ BIÊU HIỆN CỦA TÍNH CÁCH NGƯỜI
Chúng ta chắc sẽ dễ dàng nhận ra những nét khác biệt khá rõ rệt giữa các cá
nhân. Một số người thì linh hoạt, nhiệt tình; những người khác lại chậm chạp,
bình thản, điềm đạm. Có những người thì cởi mở, dễ dàng tiếp xúc với người
xung quanh, lạc quan, yêu đời còn những người khác thì lại kín đáo. Đày là
những khác biệt về tính cách của mỗi người. - những khác biệt bị quy định bởi
kiểu hình thần kinh (có cơ sở bẩm sinh, được hình thành trước khi chúng ta
sinh ra). Phần này trình bày trên nền tảng nghiên cứu thực nghiệm của hai tác
giả Ivan Petrovich Pavlov (1849- 1936) và Hans J. Eysenck (1916- 1997).
20
Ivan Petrovich Pavlov khi nghiên cứu về các kiểu hoạt động thần kinh cấp
cao đã phát hiện ra rằng động thái của hoạt động tâm lý phụ thuộc vào những
khác biệt trong hoạt động hệ thần kinh của mỗi cá thể. Cơ sở của những khác
biệt trong hoạt động của hệ thần kinh mỗi người là mối liên hệ giữa hai quá
trình thần kinh là quá trình hưng phấn và quá trình ức chế. I.p. Pavlov đã chỉ ra
3 thuộc tính của các quá trĩnh hưng phấn và ức chế là: cường độ (mạnh hay
yếu), tính cân bằng hay không cân bằng, tính linh hoạt hay không linh hoạt của
các quá trình hưng phấn và ức chế. Kết hợp 3 đặc điểm trên ta có 4 loại hình
thẩn kinh cơ bản của con người:

- Hệ thần kinh mạnh, cân bằng, linh hoạt: Đó là ngưòi hướng ngoại,
giao tiếp, ứng xử tốt. Cân bằng trong cuộc sống. Là người sôi nổi, luôn
vui tươi, yêu đời. Là người luôn hướng tới tương lai.
- Hệ thần kinh mạnh, cân bằng, không linh hoạt: Là người hướng nội.
Không thích giao tiếp, quan hệ rộng với những người mới, lạ. Là người
cân bằng trong cuộc sống. Người ưa thực tế, không mơ mộng viển vông.
Sống chắc chắn. Đáng tin cậy. Là người không thích những thay đổi, xáo
trộn trong tư duy và cuộc sống. Thiếu tính mạo hiểm.
- Hệ thần kinh mạnh, không cân bằng'. Là người hướng ngoại. Do hưng
phấn quá mạnh mà không cân bằng nên dễ bị nổi xung, cáu bẳn. Dễ bị
kích động, khi bị kích động không làm chủ được hành vi. Đó là người
khi hành động dễ bị chi phối bởi các cảm xúc nhất thời. Tính nóng khó
tự kìm chế.
- Hệ thần kinh yếu: Là người hướng nội. Tính yếu đuối, uỷ mị. Là người
của “quá khứ”, hay bị chim đắm vào những việc đã xảy ra, khó thích
nghi, đương đầu với hiện tại.
Một tác giả khác, Hans J. Eysenck trong nghiên cứu nguyên bản của mình
đã tìm thấy hai chiều kích của tính khí: tính thần kinh (ổn định- không ổn định)
và tính hướng nội- hướng ngoại.
- Tính thần kinh (sự ổn định- không ổn định của cảm xúc): Tính thần
kinh cao biểu hiện ở sự mềm dẻo, hay thay đổi về mặt xúc cảm, có
21
khuynh hướng giận dữ và dễ nổi nóng. Tính thần kinh thấp biểu hiện ở
sự điềm đạm, bình tĩnh, chậm thay đổi.
- Tính hướng ngoại- hướng nội: Theo Eysenck, kiểu thần kinh hướng
nội biểu hiện ra ở tính cân bằng giữa sự kìm hãm và sự kích thích trong
não. Người hướng nội điển hình là người điềm tĩnh, rụt rè, nội quan, họ
giữ kẽ và xa lánh mọi người, trừ những bạn bè thân, ở họ biểu hiện
khuynh hướng muốn hoạch định trước những hành động của mình.
Không thích sự kích động, làm các công việc thường ngày với một tính

nghiêm túc cao, thích mọi cái đều trật tự, ngăn nắp. Kiểm soát chặt chẽ
các tình cảm của mình, không dễ dàng buông thả tình cảm. Trong khi
đó, người hướng ngoại điển hình là người cởi mở, yêu thích những tối
vui liên hoan, có nhiều bạn và người quen, cần đến những người khác.
Họ hành động dưới những ảnh hường chốc lát, có tính chất xung động.
Họ là người vô tâm, lạc quan, thích cười. Thích vận động và hành động,
có khuynh hướng gây hấn. Tình cảm và xúc cảm không được kiểm soát
chặt chẽ.
Như vậy, xuất phát từ các hướng nghiên cứu khác nhau nhưng ở I. p. Pavlov
và H. J. Eysenck gặp nhau ở điểm chung: cách phân chia các kiểu khí chất
người của cả hai tác giả đều xác định bốn kiểu khí chất quy định bốn kiểu tính
cách người cơ bản. Bốn kiểu người đó là:
1 - Người hoạt bát, hăng hái
Đây là kiểu người sống động, ham hiểu biết, linh hoạt. Là người giao tiếp,
ứng xử tốt. Cân bằng trong cuộc sống. Là người sôi nổi, luôn vui tươi, yêu đời.
Là người luôn hướng tới tương lai.
Do có hệ thần kinh mạnh nên có tinh lực dồi dào để hoạt động với cường độ
nặng và thời gian kéo dài. Người thích làm việc, hay giúp đỡ người khác. Học
hỏi nhanh.
Do hệ thần kinh linh hoạt nên dễ thích nghi, học hỏi, làm quen với những
thay đổi, những mới lạ. Là người thích sáng tạo. Quan tám nhiều đến các khía
cạnh khác nhau của cuộc sống.
22

×