Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

ĐỔI mới SINH HOẠT CHUYÊN môn THEO NGHIÊN cứu bài học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (530.96 KB, 10 trang )

ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
Thực hiện nhiệm vụ năm học của Phòng GD&ĐT Yên Định và kế hoạch
thực hiện nhiệm vụ năm học 2014 – 2015 của Trường THCS Định Công.
Chiều thứ hai, ngày 20 tháng 3 năm 2015. Tổ Tự nhiên Trường THCS Yên
Ninh đã thực hiện tiết dạy theo phương pháp “Đổi mới sinh hoạt chuyên
môn theo nghiên cứu bài học”. Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài
học không đặt nặng việc quan tâm giờ dạy của giáo viên như trước đây mà
khuyến khích người dự giờ hướng đến đối tượng học sinh để làm sao giúp
đỡ các em có một bài học hoàn chỉnh, chất lượng, gây được hứng thú và
niềm say mê học tập,… Trong tiết học này, giáo viên tập trung phân tích các
vấn đề liên quan đến người học, phải xem thử học sinh học như thế nào, lớp
dạy đang gặp khó khăn gì? Nội dung và phương pháp giảng dạy có phù hợp
và gây hứng thú cho học sinh không? Kết quả cuối cùng có được cải thiện
hay không? Nếu cần điều chỉnh thì điều chỉnh gì và điều chỉnh như thế nào
cho phù hợp nhất?
Hiểu được sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới
sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học, từ đầu năm học BGH đã
chỉ đạo, quán triệt các tổ chuyên môn, giáo viên cần tìm hiểu kỹ, bám sát nội
dung chuyên đề “Đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài
học” để thực hiện các tiết dạy thao giảng tổ, thao giảng trường theo hình
thức nghiên cứu bài học.
Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là một quá trình với
nhiều khâu, nhiều bước chứ không còn đơn thuần chỉ là một buổi các thành
viên trong tổ đến để bàn bạc về một đơn vị kiến thức cụ thể trong một tiết dạy
nào đó trong chương trình.
(Một số hình ảnh)

Cô giáo: Lường Thị Mơ – Thực hiện tiết Toán hình tại lớp 8C


Sau tiết dạy là phần thảo luận của các thành viên tham dự tiết dạy, các thầy
cô có nhiều ý kiến thảo luận, đánh giá, rút kinh nghiệm cho việc thực hiện
công tác đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học, mang
lại nhiều kết quả khả quan.
( ảnh đang ngồi thảo luận)
Thứ nhất, nhìn từ góc độ người học, chúng tôi nhận thấy, học sinh rất hào
hứng, chủ động, tự nhiên được thể hiện mình, được thầy cô giáo quan tâm
hướng dẫn học, các em có thể chia sẻ, trao đổi với bạn và tự làm. Một giờ
học như thế giáo viên đã khơi dậy tiềm năng, giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh.

( ảnh học sinh giơ tay)
Thứ hai, nhìn từ góc độ người dự, giáo viên được tự do định hướng,
hướng dẫn học sinh biết biến quá trình học thành quá trình tự học, tự thực
hành. Như thế, mối quan hệ giữa thầy và trò được cải thiện theo chiều hướng
tích cực, thân thiện, cởi mở hơn trước.
Hơn nữa, điểm khác biệt ở người dự giờ là không chỉ ngồi một chỗ cố
định ở cuối lớp như trước mà có thể ngồi bất kỳ vị trí nào nếu thấy thuận lợi
cho việc quan sát các em học tập. Thầy cô có thể đứng hai bên hoặc phía
trước để quan sát, quay phim, chụp ảnh một cách tự nhiên thoải mái. Những
khuôn mẫu gò bó không cần thiết đã được phá bỏ. Như vậy người dự giờ
mới có cơ hội để quan sát kỹ các cung bậc cảm xúc, thái độ, hành vi trong
các tình huống cụ thể mà các em thể hiện trong mọi hoạt động.
Tóm lại, qua tiết dạy theo hình thức nghiên cứu bài học, học sinh cải thiện
được chất lượng học tập, các em rất hào hứng, phấn khởi, cảm thấy gần gũi
với thầy cô. Giáo viên phát triển năng lực chuyên môn, tạo quan hệ thân
thiện, tích cực giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh, giữa
giáo viên với giáo viên.

×