Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Các biện pháp xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết, thẩm quyền và điều kiện áp dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.55 KB, 11 trang )

Các biện pháp xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết, thẩm
quyền và điều kiện áp dụng.
Bài làm.
Hiện nay văn bản pháp luật khi được áp dụng trên thực tế gặp
không ít khó khăn khách quan và chủ quan dẫn tới những bất hợp
pháp và bất hợp lý đã nảy sinh. Do đó đi cùng việc ban hành các văn
bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội là một hệ thống các biện
pháp xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết.
1. Khái niệm văn bản khiếm khuyết:
Văn bản khiếm khuyết: là văn bản pháp luật có một hay nhiều
biểu hiện sau:
1.1. Các văn bản pháp luật không đáp ứng được yêu cầu chính
trị:
Đó là những văn bản pháp luật (chủ yếu là những văn bản quy phạm
pháp luật) có nội dung không phù hợp với đường lối, chính sách của
Đảng. Việc không thể chế hóa tốt các quan điểm chính trị cho thấy
văn bản đó đi ngược lại với mong muốn, nguyện vọng của nhân dân.
Những văn bản có biểu hiện này thường khi phát hiện ra nhanh
chóng được xử lý. Ví dụ: Quyết định cho phép các nhà đầu tư xây
dựng các dự án sân golf thực tế gây ảnh hưởng đến an ninh lương thực
khi một tài nguyên đất nông nghiệp rất lớn bị chuyển đổi làm sân golf,
thiếu hụt đất sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, môi trường cũng chịu
ảnh hưởng nghiêm trọng do nguồn nước dùng cho việc hệ thống nước
sân golf rất lớn, tốn kém; lượng hóa chất thải ra môi trường từ việc
chăm sóc cỏ ngoại rất độc hại và âm thầm làm ô nhiễm nguồn nước.
Do đó, UBND Thành phố Hà Nội đã đề nghị Chính phủ ngừng cấp
giấy phép cho 19 đề án xây dựng sân golf trên địa bàn Thành phố Hà
Nội…
1
1.2 Các văn bản không đáp ứng được yêu cầu pháp lý:
1.2.1 Sự vi phạm thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật:


*Vi phạm thẩm quyền về hình thức: là văn bản có tên gọi không
đúng theo quy định của pháp luật hiện hành. Đó là: việc chủ thể ban
hành văn bản pháp luật sử dụng hình thức văn bản pháp luật của thuộc
thẩm quyền ban hành của chủ thể khác (ví dụ: chủ tịch UBND ban
hành nghị quyết…); sử dụng không đúng vai trò của văn bản đối với
công việc được giải quyết (ví dụ: sử dụng công văn ra quy phạm pháp
luật…)…
Đây là vi phạm dễ dàng nhận thấy và thông thường rơi vào văn
bản áp dụng pháp luật. Nguyên nhân chính do không nắm rõ các quy
định của pháp luật về hình thức văn bản, do vậy, sau khi luật ban hành
văn bản quy phạm pháp luật ra đời thì sai lầm về hình thức của các
văn bản quy phạm pháp luật được khắc phục rất lớn.
*Vi phạm thẩm quyền về nội dung: là văn bản mà chủ thể ban
hành sử dụng để giải quyết công việc không thuộc thẩm quyền do
pháp luật quy định đối với chủ thể đó.
Trước hết, sự vi phạm thẩm quyền nội dung thể hiện ở việc chủ
thể ban hành văn bản pháp luật giải quyết công việc không thuộc
phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Ví dụ: Thủ trưởng
các đơn vị trực thuộc, như: Cục, vụ, viện, văn phòng… ban hành văn
bản quy phạm pháp luật.
Ngoài ra, văn bản pháp luật vi phạm về thẩm quyền nội dung
còn thể hiện trong việc chủ thể ban hành văn bản để giải quyết công
việc vượt thẩm quyền mà pháp luật quy định đối với chủ thể đó. Ví
dụ: Chủ tịch UBND huyện ra quyết định xử phạt hành chính với mức
phạt 45 triệu đồng trong khi pháp luật hiện hành chỉ cho phép phạt tới
mức tối đa là 30 triệu đồng.
2
1.2.2 Văn bản pháp luật có nội dung trái quy định của
pháp luật: là những văn bản có nội dung là những quy phạm hoặc
những mệnh lệnh không đúng với pháp luật hiện hành.

Đó là không viện dẫn hoặc viện dẫn sai những văn bản làm cơ
sở pháp lý của văn bản đó; nội dung của văn bản pháp luật của cấp
dưới trái với nội dung văn bản quy phạm pháp luật cấp trên; văn bản
hành chính có các quy định mang tính quy phạm trái với các quy
phạm pháp luật hiện hành.
Ví dụ: Quyết định của UBND Thành phố Hà Nội cấm đăng kí
xe máy trong bốn tỉnh nội thành là quyết định có nội dung trái pháp
luật. Mục đích của việc ban hành quyết định này là nhằm hạn chế sự
gia tăng lưu lượng xe máy tham gia giao thông, giải pháp cho vấn đề
ách tắc giao thông trong giờ cao điểm. Tuy nhiên, đây là quyết định đi
ngược lại với quy định trong Hiến pháp hiện hành: công dân có quyền
sở hữu không giới hạn tài sản hợp pháp. Do đó, năm 2005 Quyết định
đã bị chấm dứt hiệu lực thi hành.
1.2.3 Văn bản pháp luật có nội dung không phù hợp với các
điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia.
Muốn thực hiện đúng các cam kết quốc tế, Việt Nam buộc phải
thường xuyên rà soát các văn bản pháp luật quy định về lĩnh vực
thương mại và các lĩnh vực khác có liên quan để bảo đảm tính tương
thích, đồng bộ trong quá trình triển khai thực hiện các cam kết quốc
tế.
1.2.4 Văn bản pháp luật có sự vi phạm các quy định về thể
thức và thủ tục ban hành.
Biểu hiện phổ biến nhất của loại khiếm khuyết này đó là văn
bản thiếu những đề mục cần thiết hoặc được trình bày các đề mục
không đúng quy định của pháp luật. Đây là dạng khiếm khuyết hay
gặp ở các văn bản áp dụng pháp luật, do văn bản quy phạm đã có Luật
3
ban hành văn bản pháp luật 2008 hướng dẫn nên có tính tuân thủ cao
hơn.
Văn bản pháp luật có thể có sự vi phạm về thủ tục trong việc

ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc không thực hiện những
thủ tục là cơ sở để xác định tính hợp pháp cho văn bản áp dụng pháp
luật, như: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính bỏ qua thủ tục bắt
buộc lập biên bản thì không có giá trị pháp lý; không thành lập hội
đồng tuyển chọn thẩm phán trước khi quyết định bổ nhiệm thẩm
phán…
1.3 Văn bản pháp luật không đáp ứng yêu cầu về khoa học.
Bao gồm, văn bản pháp luật có nội dung không phù hợp với
thực trạng và quy luật vận động của đời sống xã hội (như không phù
hợp với truyền thống, đạo đức, tôn giáo…) dẫn tới không khả thi trên
thực tế áp dụng; và văn bản không đảm bảo kĩ thuật pháp lý (như nội
dung không tập trung thống nhất, việc phân chia, sắp xếp nội dung
văn bản không đảm bảo tính lôgic, chặt chẽ; sử dụng ngôn ngữ không
chuẩn mực…).
2. Thẩm quyền xử lý các văn bản khiếm khuyết:
Hiện nay, thẩm quyền xử lý các văn bản pháp luật khiếm
khuyết được quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau như: Hiến
pháp năm 1992, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước, các Luật ban
hành văn bản quy phạm pháp luật, Nghị định của Chính phủ số
135/2003/NĐ – CP ngày 14/11/2003 về kiểm tra và xử lý văn bản quy
phạm pháp luật. Tuy nhiên, tất cả đều theo một nguyên tắc xác định
như sau:
4
2.1 Cấp trên có thẩm quyền xử lý đối với văn bản pháp luật do cấp
dưới ban hành.
Nguyên tắc này áp dụng cho hầu hết các cơ quan nhà nước,
riêng Quốc hội là cơ quan đứng đầu Nhà nước nên không có cơ quan
cấp trên.
Ví dụ: Quốc hội có quyền bãi bỏ văn bản pháp luật của Chủ tịch
nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,

Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến
pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
2.2 Cơ quan ban hành văn bản pháp luật có quyền tự xử lý các văn
bản pháp luật do mình ban hành khi bị khiếm khuyết.
Tuy nhiên, trường hợp Tòa án ban hành bản án và quyết định
khiếm khuyết sẽ không được áp dụng nguyên tắc này. Tòa án không
có quyền tự xử lý với những bản án và quyết định do mình ban hành
mà phải do tòa án cấp trên xử lý (trừ văn bản do tòa án nhân dân tối
cao ban hành).
2.3 Tòa án nhân dân có thẩm quyền xử lý đối với một số văn bản áp
dụng pháp luật do cơ quan hành chính nhà nước ban hành khi
có vi phạm pháp luật.
Tòa hành chính có quyền hủy bỏ văn bản áp dụng pháp luật của
cơ quan hành chính nhà nước trong một số loại việc do pháp luật quy
định.
3. Vấn đề xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết:
Xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết là hoạt động của cơ quan
nhà nước và cá nhân có thẩm quyền trong việc ra phán quyết đối với
những văn bản khiếm khuyết.
5

×