Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

XÂY DỰNG NỘI DUNG BÀI GIẢNG TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM (LỚP 8) THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HOÁ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.06 KB, 25 trang )

Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
XÂY DỰNG NỘI DUNG BÀI GIẢNG TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÝ TỰ
NHIÊN VIỆT NAM (LỚP 8) THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HOÁ HOẠT ĐỘNG
HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
Phạm Văn Hường
GIÁO VIÊN TRƯỜNG THCS DIỄN HOÀNG
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Hiện nay cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong nước và trên thế giới đang
phát triển mạnh đòi hỏi mỗi nhà trường phải tạo ra những con người có trí thức
khoa học cao, có kỷ năng, kỷ xảo vững chắc, có ý thức nghề nghiệp để giải quyết
các vấn đề trong cuộc sống. Để đáp ứng được những vấn đề trên nghành giáo dục
đào tạo phải "Đổi mới phương pháp dạy học để bồi dưỡng cho học sinh năng lực
tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề "
- Quan niệm giảng dạy truyền thống (Ngoài nước và trong nước).
- Quan niệm giảng dạy mới (Ngoài nước và trong nước).
II. MỤC ĐỊCH ĐỀ TÀI:
1/. Mục địch nghiên cứu:
Xây dựng nội dung bào giảng một số phần, một số bài cụ thể từ đó tìm ra phương
pháp và cách thức sử dụng có hiệu quả nhất trong giảng dạy đối với học sinh.
2/. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tìm cách thức để xây dựng nội dung bài giảng theo hướng tích cực hoá hoạt
động của học sinh. Khẳng định tác dụng của phương pháp mới, một số nhận xét rút
ra trong vận dụng đề tài vào thực tiễn và một số ý kiến đề xuất.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu xây dựng nội dung bài địa lý phần tự nhiên Việt Nam trong sách
giáo khoa địa lý lớp 8.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIẾN.
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
I. THIẾT KẾ NỘI DUNG BÀI GIẢNG.
1. Khái niệm:
2. Tầm quan trong của thiết kê nội dung bài giảng:
2.1. Đối với giáo viên.
2.2. Đối với học sinh.
3. Các bước thiết kế nội dung bài giảng.
4. Các loại thiết kê nội dung bài giảng.
4.1. Thiết kế bằng sơ đồ các mối liên hệ, bảng biểu.
4.2. Thiết kế bằng các bài tập nhận thức.
4.3. Thiết kế bằng các hệ thống câu hỏi.
4.4. Thiết kế bằng cách cung cấp tư liệu về kênh chữ và kênh hình, học sinh
tự rút ra kết luận.
(Trong các loại thiết kế này có các ví dụ cụ thể đối với những bài hoặc những
phần cụ thể trong sách giáo khoa địa lý lớp 8).
II. THIẾT KẾ BÀI GIẢNG THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HOÁ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC
SINH.
1. Các mức độ tính tích cực hoá hoạt động hoạc tập của học sinh.
2. Quan hệ của xu hướng dạy học với các phương pháp dạy học cụ thể.
B. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỌC SINH LỚP 8 THCS.
II. TÌNH HÌNH HỌC TẬP MÔN ĐỊA LÝ CỦA HỌC SINH LỚP 8 THCS.
III. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG NỘI DUNG BÀI GIẢNG LỚP 8 CỦA GIÁO VIÊN DẠY
MÔN ĐỊA LÝ Ở MỘT SỐ TRƯỜNG THCS.
CHƯƠNG II:
2
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu

XÂY DỰNG MỘT SỐ NỘI DUNG BÀI GIẢNG TRONG SGK ĐỊA LÝ TỰ
NHIÊN VIỆT NAM - LỚP 8 THCS THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HOÁ HOẠT
ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
I. CHƯƠNG TRÌNH VÀ NỘI DUNG CỦA SGK ĐỊA LÝ LỚP 8 - ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM.
1. Đặc điểm cơ bản của SGK địa lý lớp 8.
2. Khả năng chương trìh để xây dựng nội dung bài giảng theo hướng tích
cực hoá hoạt động học tập của học sinh.
II. XÂY DỰNG NỘI DUNG BÀI GIẢNG Ở MỘT SỐ PHẦN, MỘT SỐ BÀI TRONG
SGK ĐỊA LÝ 8 THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HOÁ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH.
1. Cấu trúc chung.
Khi dạy bài địa lý theo phương pháp mới cần thiết phải đi theo 5 bước cơ bản:
a/. Xác định mục đích yêu cầu.
b/. Xác định kiến thức trọng tâm cơ bản.
c/. Xác định đồ dùng dạy học cần thiết.
d/. Xác định phương pháp dạy.
e/. Tổ chức dạy học.
2. Xây dựng nội dung bài giảng phần địa lý tự nhiên Việt Nam theo hướng
tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh.
Bài 4: Biển Việt Nam.
1- Yêu cầu.
2- Kiến thức cơ bản.
3- Đồ dùng dạy học.
4- Cấu tạo của bài.
I. VỊ TRÍ ĐẶC ĐIỂM CỦA BIỂN VIỆT NAM.
- Giáo viên xây dựng bảng điền kiến thức sau để yêu cầu học sinh hoàn
thành.
- Mục đích: Sau khi hoàn thành bảng, học sinh hiểu được vị trí, đặc điểm của biển Việt Nam.
Danh mục đặc điểm chung biểu hiện cụ thể
Vị trí - giáp giới
Đặc điểm

3
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
Yêu cầu: Giáo viên đưa ra bản đồ Việt Nam trong vùng Đông Nam Á, lược
đồ các dòng hải lưu, sách giáo khoa Học sinh làm việc với bản đồ và thảo luận
nhóm nhỏ (2 em) để tìm ra kiến thức hoàn thành bảng.
Sau khi thảo luận xong giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày kết quả của
mình. Cả nước nhận xét ý kiến của bạn. Giáo viên hoàn chỉnh và tổ chức cho học
sinh tiếp thu kết quả đúng. (Kết quả này được giáo viên trình bày tren máy chiếu
hoặc bảng phụ đã được chuẩn bị trước).
Lưu ý: Trong quá trình hoàn thành bảng giáo viên hướng học sinh đi sâu vào
giải thích bản chất của các đặc điểm.
II. VAI TRÒ Ý NGHĨA CỦA BIỂN:
- Giáo viên xây dựng bảng điền kiến thức để học sinh hoàn thành.
- Mục đích: Sau khi hoàn thành học sinh nắm được vai trò, ý nghĩa của biển nước ta.
- Yêu cầu: Sau khi đưa ra bảng điền kiến thức giáo viên cho học sinh nghiên
cứu lược đồ, tài liệu, sách giáo khoa.
- Học sinh: Làm việc với bản đồ, sách giáo khoa thảo luận theo nhóm nhỏ
(2 - 3 em) tìm ra kiến thức hoàn thành bảng.
Sau khi thảo luận xong, cho thảo luận nhóm nhỏ. Lần lượt cho đến còn 2 nhóm lớn.
Sau đó học sinh trình bày, giáo viên thống nhất hoặc chỉnh bảng điền kiến thức tổ chức cho
học sinh điền kiến thức đúng. Nội dung kiến thức hoàn chỉnh sẽ như sau:
4
Vai trò, ý nghĩa của biển
Việt Nam
Đối với tự nhiên Đối với kinh tế
Cung cấp
hơi nước
điều hoà
khí hậu
Tạo ra

nhiều cảnh
quan duyên
hải và hải
đảo
Là con
đường
giao
thông
quốc tế
Cung cấp
nguyên
liệu cho
công
nghiệp
Nuôi
trồng
thuỷ sản
Nghỉ mát
du lịch
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
- Trên cơ sở lược đồ sách giáo khoa, cac tài liệu tham khảo, tranh ảnh minh
hoạ cùng với hệ thống câu hỏi tìm tòi của giáo viên kết hợp linh hoạt các thao tác để
học sinh làm việc tìm ra kiến thức.
Bài 9: Khí hậu Việt Nam.
Sau khi xác định 4 bước cơ bản dựa vào nội dung bài dạy giáo viên đi vào cấu
tạo của bài:
1. Đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam.
Với đặc điểm và nội dung kiến thức của phần này giáo viên xây dựng hệ thống
bài tập dưới dạng Text. Yêu cầu học sinh hoàn thành trong thời gian ngắn bằng cách
đánh dấu V vào câu đúng nhất. Sau đó tổ chức cho học sinh trả lời nhanh câu hỏi.

Cuối cùng giáo viên hoàn chỉnh và cho học sinh ghi vào vở.
Ví dụ:
Bài tập 1: Với vị trí nội chí tuyến, Việt Nam có đặc điểm về nhiệt độ:
 Lớn
 Rất lớn
 Khá lớn
 Vừa phải
Bài tập 2: Do lãnh thổ nước ta kéo dài theo phương kinh tuyến nên:
 Nhiệt độ giảm dần từ Bắc vào Nam.
 Nhiệt độ giảm dần từ Nam ra Bắc.
5
Phải bảo vệ tài nguyên biển vì hiện
nay biển đang bị ô nhiễm nặng
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
 Nhiệt độ không thay đổi Bắc - Nam.
 Cả 3 đều sai.
Bài tập 3: Do tác động của gió mùa đông Bắc (NBC) nên:
 Nhiệt độ nước ta thấp hơn các nước cùng vĩ độ.
 Nhiệt độ nước ta cao hơn các nước cùng vĩ độ.
 Nhiệt độ nước ta bằng các nước cùng vĩ độ.
 Cả 3 đều sai
II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN DO KHÍ HẬU MANG LẠI:
Giáo viên xây dựng bảng điền kiến thức để học sinh hoàn thành mục đích sau khi
hoàn thành bảng, học sinh hiểu được những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại.
Trước khi triển khai cho học sinh làm việc nhóm (nhóm nhỏ 2 em) giáo viên
cần cho học sinh nhắc lại đặc điểm khí hậu. Sau đó cho các em thảo luận theo nhóm
lớn dần và trình bày nhận xét. Giáo viên hoàn chỉnh kiến thức và cho học sinh tiếp
thu kết quả đúng.
6
Thuận lợi Đặc điểm khí

hậu Việt Nam
Khó khăn
Lượng nhiệt cao
Độ ẩm và mưa
nhưng không đều
Gió mùa
Sự thay đổi theo
thời gian và không
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
CHƯƠNG III
THỰC NGHIỆM
I. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM:
II. NHIỆM VỤ THỰC NGHIỆM:
- Tiến hành công tác chuẩn bị thực nghiệm.
- Xây dựng nội dung bài giảng và áp dụng phương pháp mới để giảng dạy.
- Xử lý và phân tích kết quả thực nghiệm.
III. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM:
- Chọn lớp thực nghiệm, lớp đối chứng (có thể tiến hành trên 1 cặp; nếu có
điều kiện thực nghiệm trên 2 cặp hoặc hơn thì tính thuyết phục sẽ lớn hơn) sau đó
tiến hành thực nghiệm chéo một số tiết ở các cặp (Với số tiết càng nhiều càng tốt).
- Xây dựng các bài thực nghiệm cụ thể, chi tiết theo 5 bước thiết kế bài dạy
(Như đã xác định ở chương II).
IV. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM:
- Chọn lớp (Chọn lớp có trình độ tương đương).
- Tiến hành thực nghiệm theo phương pháp lớp thực nghiệm chéo.
V. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM:
- Sau mỗi thiết dạy giáo viên tiến hành kiểm tra 15 phút ở cả hai lớp với cùng
một nội dùng kiểm tra. Dùng phương pháp thống kê toán học để thống kê kết quả
thu được ở từng bài. Sau đó tổng hợp tần số (F1), tần suất (W%) của 2 tiết thực
nghiệm qua các số liệu đã xử lý. Đồ thị hoá các giá trị để thấy rõ kết quả ở lớp thực

nghiệm và đối chứng.
- Tiến hành nhận xét kết quả qua đồ thị, bảng phân phối tần số (F) và tần suất
(W%).
PHẦN KẾT LUẬN
1- Kết luận.
2- Đề xuất.
3- Tài liệu tham khảo.
7
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CHỈ ĐẠO CHUYÊN ĐỀ LÀM QUEN VỚI TOÁN
TRONG TRƯỜNG MẦM NON
Nguyễn Thị Huệ
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON DIỄN THỊNH
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Toán học đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống hàng ngày đối với
trẻ Mầm non. Ngay từ khi còn nhỏ, cháu đã được tiếp xúc với người lớn, với cô
giáo và các sự vật, hiện trượng tự nhiên xã hội xung quanh. Đặc biệt với các đồ
dùng, đồ chơi học liệu có mầu sắc hấp dẫ, các hình khối đa dạng có kích thước dài,
ngắn, to, nhỏ, cao, thấp khác nhau. Bằng trí tưởng tượng và những kiến thức đã
được học trẻ có thể tạo nên những mô hình như: Nhà tầng, trường học, nhà cho búp
bê, xây cầu cống, lắp ghép ô tô, tàu hoả, cột điện, máy điện thoại.v.v
Trẻ đã biết vận dụng những kiến thức cơ bản thông qua cô giáo dạy trên tiết
học, sẽ đem ra trải nghiệm trong thực tế làm mở rộng vốn hiểu biết, phát triển trí
thông minh, tư duy ngôn ngữ, phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ, củng cố các
kiến thức về các biểu tượng toán cơ bản ban đầu. Đó là tiền đề vững chắc cho trẻ
bước vào trường Tiểu học.
8
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
Trong quá trình chỉ đạo thực hiện chuyên đề này tôi đã rút ra được một số kinh

nghiệm trong việc chỉ đạo nâng chất lượng chuyên đề: Làm quen với toán.
II. NHẬN THỨC CŨ, TÌNH TRANG CŨ
Sau hai năm thực hiện chuyên đề làm quen với toán, nhà trường đã có nhiều
biện pháp tích cực chỉ đạo giáo viên thực hiện dạy toán cho trẻ đạt chất lượng cao.
* Về phương pháp:
- Giáo viên đã biết vận dụng linh hoạt, đổi mới các hình thứcgiảng dạy hợp lý,
hài hoà.
- Chất lượng trên trẻ về môn toán so với những năm trước tốt hơn.
- Giáo viên đã tạo được môi trường cho trẻ học toán tốt (như: trang trí lớp, xây
dựng góc toán, làm đồ dùng, đồ chơi, học liệu). Song còn có một số mặt hạn chế đó
là: Nhận thức của phụ huynh còn coi nhẹ việc học toán của trẻ ở trường Mầm non,
nhất là ở tuổi nhà trẻ, mẫu giáo bé.
Giáo viên chưa chú ý tạo cơ hội phát huy tính tích cực hoá hoạt động của trẻ,
chưa sử dụng hết nguồn nhiên liệu sẵn có của địa phương để làm đồ dùng dạy học.
Đang tập trung chú trọng dạy trẻ trên tiết học, chưa chú ý tổ chức kết hợp dạy
ngoài tiết học để cung cấp vốn hiểu biết, kiến thức về toán cho trẻ.
Để nâng chất lượng chuyên đề làm quen với toán đạt kết quả tốt hơn. Cần có
những biện pháp:
III. NHỮNG BIỆN PHÁP
1/. Chỉ đạo chất lượng mũi nhọn về chuyên đề làm quen với toán.
Để có được chất lượng đại trà tốt trước hết phải xây dựng chất lượng mũi
nhọn.
Đó là: Chọn giáo viên có trình độ năng lực và chọn lớp có đủ cơ sở vật chất,
đồ dùng học liệu để phục vụ cho việc dạy và học.
- Xây dựng lớp mẫu: Từ trang trí lớp, xây dựng, dựng góc toán cho trẻ tổ chức
các hoạt động trong ngày để làm nổi bất chuyên đề toán.
Ngoài việc bồi dưỡng về phương pháp nghệ thuật lên lớp cho giáo viên bằng lý
thuyết, thực hành trên tiết học. Việc củng cố kiến thức làm giàu vốn kinh nghiệm
cho trẻ ngoài tiết học là một yếu tố hết sức quan trọng.
9

Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
Từ hoạt động đón trẻ đến các hoạt động ngoài trời, vệ sinh ăn trưa, nêu gương
cuối ngày có giáo đều lồng ghép toán một cách sinh động.
Ví dụ: Giờ đón trẻ chơi tự chọn để hình thành các biểu tượng toán về thời gian,
cô trò chuyện hỏi trẻ: "Bố mẹ đưa con đi học lúc mấy giờ?" hoặc "Các con đi chơi
15 phút nữa để vào thể dục sáng". Khi điểm danh trẻ đến lớp có có thể điểm danh
từng tổ hoặc điểm danh số cháu nữ của lớp có bao nhiêu cháu, và số cháu nam cho
trẻ so sánh. Vào các buổi học đầu tuần cô hỏi trẻ về những ngày nghỉ cháu đã làm
được những việc tốt gì? hoặc cháu làm được mấy việc tốt. (Trẻ giơ 3 ngón tay thưa
cô: 3 việc). Đến giờ ăn trưa cô có thể hỏi trẻ: Hôm nay ta có mấy món ăn? (2 món);
Tay nào các con cầm thìa?, cầm bát bằng tay nào?. Đối với trẻ 5 tuổi cần nâng cao
sự hiểu biết cho trẻ, kiến thức về tuần, thứ hoặc những sự kiện về quá khứ, hiện tại,
tương lai. Hỏi trẻ hôm nay là thứ mấy? Các con được nhận phiếu bé ngoan vào thứ
nào? (thứ 4) - Thế hôm qua là thứ mấy? Ngày mai là ngày thứ mấy? Các con được
nhận phiếu bé ngoan vào thứ nào? (thứ 7 ạ).
Với hình thức này tôi thấy rất hiệu quả, vừa cung cấp được kiến thức về toán,
mà còn làm giàu vốn từ cho trẻ.
2/. Tổ chức làm đồ dùng, đồ chơi học liệu để dạy trẻ học toán.
Đối với trẻ Mần non cung cấp kiến thức cho trẻ không chỉ bằng lời nói, bằng
ngôn ngữ mà chủ yếu là bằng mô hình, vật thật, đồ dùng trực quan sinh động. Đồ
dùng, đồ chơi để phục vụ cho làm quen với toán ở trường đã đầy đủ, đẹp, song chưa
có sức hấp dẫn lôi cuốn trẻ. Bỡi vậy, tôi tổ chức phát động toàn trường làm đồ dùng
học liệu để dạy toán cho trẻ từ nguyên liệu, phế liệu sẵn có của địa phương như: các
ống phế liệu bằng nhựa, dầu gội đầu, các ống sữa, hoặc các loại hột, hạt (hạt Na,
Hồng xiêm, hoa thông, vỏ sò, vỏ ốc ). Đã tạo nên nhiều loại đồ chơi, đồ dùng đẹp,
hấp dẫn thu hút trẻ. Các đồ dùng, đồ chơi đều được làm có số lượng, kích thước to,
nhỏ, cao, thấp khác nhau. Ngoài ra lực lượng học sinh trường Tiểu học, THCS là
những tổ chức làm được nhiều đồ dùng, đồ chơi để tặng trường Mầm non mỗi năm
hàng trăm loại đồ chơi.
3/. Công tác tuyên truyền:

10
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
Thông qua các giờ dạy mẫu, thao giảng và các hội thi bé nhanh trí cấp trường,
cấp cum để tuyên truyền về chuyên đề làm quen với toán cho các bậc cha mẹ hiểu
rõ hơn tầm quan trọng của môn toán đối với trẻ Mầm non. Qua đó, phụ huynh đã
tạo được nguồn đồ chơi cho trường thêm phong phú.
III. KẾT QUẢ
Sau hai năm thực hiện chuyên đề: Làm quen với toán. Trường đã đạt những kết
quả: 100% giáo viên dạy đạt loại khá và giỏi về môn toán.
Trong đó: - 6 cô đạt giáo viên dạy giỏi môn toán cấp trường.
- 4 cô được đề nghị công nhận danh hiệu GV dạy giỏi cấp
huyện.
Trường đã làm được hàng trăm loại đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho môn toán.
Kết quả trên trẻ: - 50% trẻ học giỏi về môn toán.
- 40% đạt loại khá.
- 10% trung bình.
Qua cuộc thi bé nhanh trí cấp trường, cấp cụm có 50 cháu tham dự thi. Trog đó
giải nhất 5 cháu, giải nhì 15 cháu, còn lại là giải 3.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Để chỉ đạo thực hiện tốt chuyên đề làm quen với toán cho trẻ Mầm non trước
hiết Ban Giám hiệu phải nắm vững nội dung, phương pháp và những nội dung đổi
mới của chuyên đề.
- Tích luỹ kinh nghiệm qua quá trình chỉ đạo xây dựng.
- Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho từng giáo viên phù hợp.
- Làm tốt công tác tuyên truyền trong phụ huynh, nhân dân và phối kết hợp với
các đoàn thể để tạo môi trường cho trẻ học toán tốt.
Diễn Minh, ngày 25 tháng 5 năm 2002
Nguyễn Thị Huệ
11
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
12
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
NHẬN THỨC VỀ ĐỔI MỚI NỘI UNG PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC MÔN NGHỆ THUẬT PHẦN ÂM NHẠC LỚP 1
Võ Thị Thu Trang
TRƯỜNG TIỂU HỌC DIỄN THÀNH
I- ĐẶT VẤN ĐỀ.
Kể từ những năm đầu thập kỷ thứ 9 của thế kỷ XX, trong chủ trương đường lối của
Đảng về đổi mới hệ thống giáo dục Quốc dân, bộ môn âm nhạc đã được xem là bộ môn
bắt buộc không thể thiết trong chương trình bậc giáo dục tiểu học. Bởi vì ca hát là nhu
cầu của trẻ. Trẻ em được ca hát, được tự hoạt động và nhận thức thế giới xung quanh
bằng cảm xúc, thông qua những hình tượng âm thanh, thông qua những lời ca tiếng hát,
những giai điệu đẹp phù hợp với lứa tuổi để được giáo dục về nhân cách, nâng cao
đức, trí, thể, mỹ, nâng cao trí nhạc cho mình. Âm nhạc ngày càng được xem là bộ môn
quan trọng trong việc phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh bậc tiểu học.
Bước sang thế kỷ XXI, để hoà nhập với sự phát triển giáo dục của các nước trong
khu vực và trên thế giới, Bộ giáo dục nước ta đã có nhiều chủ trương lớn, trong đó việc
thay sách giáo khoa cho học sinh đã được thực hiện trên địa bàn cả nước bắt đầu từ năm
học 2002 - 2003. Và cùng với các bộ môn khác, môn âm nhạc cũng đã được đổi mới cả
về sách giáo khoa, nội dung và phương pháp dạy học. Sự đổi mới qua một thời gian thực
hiện đã có nhiều kết quả đáng khích lệ. Song, dù có nhiều tính ưu việt thì nội dung và
phương pháp dạy mới cũng không thể áp dụng một cách rập khuôn cho toàn quốc được,
mà phải biết vận dụng linh hoạt phù hợp với từng địa bàn. Trong bài nhận thức của tôi
về vấn đề đổi mới nội dung và phương pháp dạy học môn âm nhạc có một vài kinh
nghiệm nhỏ, mong các đồng nghiệp tham khảo, bổ sung và chúng ta hãy cùng nhau đưa
môn âm nhạc đạt hiệu quả ngày càng cao trong dạy và học.
II- THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH DẠY VÀ HỌC MÔN ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG TIỂU
HỌC TRONG NHỮNG NĂM QUA.
1- Ưu điểm:

13
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
- Do thực hiện đúng chủ trương của Bộ Giáo dục nên phần lớn các Tỉnh đã có
mô hình đào tạo giáo viên chuyên. Tuy lượng giáo viên chưa đến đủ với các lớp,
các trường song đã gặt hái được những thành quả nhất định trong việc dạy và học.
- Các đợt tập huấn chuyên đề được tổ chức tập huấn hàng năm ở Sở Giáo dục,
ở các Phòng Giáo dục đã tạo ra trong ý thức của học sinh, phụ huynh cũng như giáo
viên về tầm quan trọng của bộ môn.
- Nhìn chung thao tác của giáo viên nhất là giáo viên chuyên đã khá nhuần
nhuyễn ở các bước của môn học trong từng tiết dạy. Qua đó giáo viên đã ngấm
được cách giảng dạy và việc truyền thụ kiến thức ngày càng có hiệu quả.
- Học sinh say mê hứng thú học bộ môn và đã tiếp nhận được một lượng kiến
thức đáng kể. Những ưu điểm của việc dạy và học bộ môn âm nhạc trong những
năm qua đã tạo ra cái nếp khá đẹp về "Văn hoá âm nhạc" trong học sinh bậc Tiểu
học. Tuy vậy mặt khuyết điểm cũng không phải là ít.
2- Khuyết điểm:
- Về đội ngũ giáo viên: Giáo viên chuyên nhạc còn thiếu. Một số giáo viên
trình độ âm nhạc chưa cao, tai nghe âm nhạc chưa chuẩn, có những trường chưa có
giáo viên chuyên, cắt cử một giáo viên có giọng hát "đỡ hơn" để dạy môn âm nhạc.
Điều đó dẫn đến mức độ truyền thụ âm nhạc cho học sinh chưa thật hiệu quả, làm
cho tính toàn diện, hài hoà các hoạt động học tập của trẻ chưa đồng đều. Đặc biết do
tâm lý coi bộ môn âm nhạc là môn phụ nên việc thăm lớp, dự giờ, việc thanh tra
đánh giá tiết dạy bộ môn chưa diễn ra thường xuyên, gây tâm lý chủ quan cho các
giáo viên phụ trách. Hơn nữa do đặc thù bộ môn, mỗi trường chỉ có một (trường
nhiều nhất chỉ có 2 giáo viên) nên việc dự giờ đồng nghiệp đối với giáo viên âm
nhạc hầu như chưa có. Có những giáo viên đã dạy 6 - 7 năm nhưng chưa được dự
một giờ nào của đồng nghiệp về môn mà mình dạy. Việc rút kinh nghiệm, bổ cứu
cho nhau về nội dung, phương pháp giảng dạy. Về tác phong chưa được thực
hiện dẫn đến một số sai sót rất đáng kể trong việc giảng dạy, tạo ra cái lưỡi thứ hai
của một con dao sắc. Nhiều giáo viên môn nghệ thuật có phong cách giảng dạy

cũng như phương pháp truyền thụ hơi thái quá về nghệ sỹ, chữ viết không mẫu
mực, tác phong sư phạm không phù hợp. Bên cạnh đó các giáo viên không chuyên
14
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
lại mang quá nhiều tính mô phạm vào giờ dạy vốn được coi là nghệ thuật Tất cả
những điều đó đều ảnh hưởng đến sự ham muốn của học sinh và tất nhiên, hiệu qủa
môn học cũng đạt thấp.
- Về nội dung phương pháp: Nội dung chưa phù hợp với mức độ phát triển
nhận thức của học sinh lớp 1. Phương pháp chưa phát huy được tính sáng tạo, chủ
động linh hội của trẻ làm cho tiếp nhận âm nhạc của trẻ thấp so với thực tế xã hội.
Học sinh mới vào lớp 1, bàn tay còn quá bé nhỏ, trí óc còn non nớt, chưa quên được
những con búp bê, những chú ngựa gỗ những đồ chơi đầy màu sắc ở trường Mầm
non. Vậy mà lên lớp 1, ngoài việc học toán, học tiếng việt các em lại phải tiếp
nhận những kiến thức về nhạc lý như: Khuông nhạc, nốt nhạc, vị trí các nốt nhạc
thì thật là một sự quá tải. Việc học hát vốn rất quan trọng trong bộ môn thường
được giáo viên giải quyết một cách quá nhanh chóng để dành thời gian cho việc dạy
phần nhạc lý. Đó chính là một sự bất cập.
- Cơ sở vật chất, thiết bị trường lớp còn thiếu thốn. Phòng riêng cho âm nhạc
chưa có, các loại đàn cần thiết, như đàn oóc - gan, đàn ghi ta thạm chí những nhạc
cụ gõ đệm như mõ, song loan, xúc xắc cũng chưa được mua sắm đầy đủ, trong các
lớp hầu hết chưa có hệ thống điện thuận lợi cho việc sử dụng đàn. Vì vậy, đã khá
nhiều trường mua sắm được đàn oóc - gan nhưng việc sử dụng chưa được thực hiện.
Như vậy tình trạng dạy suông là phần đa trên các địa bàn nông thôn và miền núi.
- Tất cả những vấn đề nêu trên dẫn đến tầm nhận thức về môn học của học sinh
chưa đồng đều. Đặc b iệt học sinh vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa càng bị hạn chế.
III. NHẬN THỨC CỦA BẢN THÂN VỀ SỰ ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC.
1. Những đổi mới về nội dung chương trình và sách giáo khoa.
- Nội dung môn nghệ thuật phần âm nhạc lớp 1 từ năm học 2002 - 2003 có hai
phần: Tập hát và phát triển khả năng nghe nhạc.

Trong khi đó, chương trình hát nhạc trước đây được xây dựng dựa trên ba phần
môn: Tập hát, tập nghe nhạc, tập đọc, ghi chép nhạc (hoặc nhạc lý xướng âm).
Một thay đổi dễ nhận thấy nhất của chương trình là số lượng bài hát. Bỏ đi
phần tập đọc và ghi chép nhạc, chương trình mới đã tăng số lượng bài hát từ 8 bài -
15
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
12 bài trong đó có mọt số bài mới. ở phần phát triển khả năng nghe nhạc, chương
trình yêu cầu hcọ sinh nghe một số bài hát, tập phân biệt âm thanh cao thấp, dài
ngắn, tập nhận ra hướng đi của âm thanh, kể cho học sinh nghe một số câu chuyện
âm nhạc và thực hiện một số trò chơi âm nhạc.
Nhìn chung, nội dung chương trình mới phù hợp với trẻ lớp 1: nhẹ nhàng
nhưng cũng đầy tính âm nhạc. Những bài hát ngắn, giai điệu đẹp, ca từ giản dị, dễ
nhớ, dễ thuộc, nội dung lành mạnh. Một số bài hát cũ có giai điệu dàn trải, đều đều,
khó gây nhứng thú cho học sinh như bài "Ba con bướm", bài "inh là ơi" đã được
thay bằng những bài như "Tình bạn thân" (Việt Anh), "Mời bạn vui múa ca" (Phạm
Tuyên) Những bài hát rất gần với trẻ, người dạy dễ khai thác chất nhân văn trong
từng câu hát, bài hát. Có một bài hát ngỗ nghĩnh, đáng yêu dựa theo lời đồng giao
nên rất hấp dẫn với trẻ và cũng đậm đà bản sác văn hoá dân tộc như bài "Tập tầm
vông" của Lê Hữu Lộc.
Các trò chơi âm nhạc ở phần phát triển khả năng nghe nhạc tuy đơn giản
nhưng lại là một yếu tố bổ trợ quan trọng cho việc học các bài hát và cũng tạo sự
nhảy cảm cho học sinh. Những câu chuyện âm nhạc nói lên tác dụng của âm nhạc
với cuộc sống. Nội dung phân biệt âm thanh cao thấp, dài ngắn, tập nhận ra hướng
đi của âm thanh cũng không quá phức tạp, nặng nề mà phát huy tính chủ động của
học sinh.
Việc trình bày sách giáo khoa cũng có những nét mới. Tất cả các bài hát đều
được chép vào hai mặt liền nhau. Một mặt chỉ có phần lời còn mặt kia đầy đủ cả
phần nhạc lẫn phần lời. Mở bài hát ra, học sinhc có cảm giác thích thú, cảm nhận
được cái riêng của môn học ngay từ ban đầu. Mặc dù chưa biết về các hình nốt, các
ký hiệu âm nhạc nhưng khi nhìn vào khuông nhạc, khoá son, nhìn vào các hình nốt

đen, nốt trắng, móc đơn, dấu lặng v.v các em cảm giác như mình được bước vào
thế giới âm nhạc đầy màu sắc.
2. Đổi mới về phương pháp dạy học:
Việc đổi mới về nội dung chương trình tất yếu dẫ đến sẽ đổi mới phương pháp
dạy học. Phương pháp mới yêu cầu tập trung cao phần dạy hát. Phần phát triển khả
16
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
năng nghe nhạc chỉ yêu cầu nhẹ nhàng, thạm chí có những bài chỉ yêu cầu thực hiện
ở những địa bàn có điều kiện.
+ Về phương pháp tập hát:
Việc đổi mới phương pháp dạy học phần tập hát hiện nay cũng trên cơ sở kế
thừa các phương pháp cũ. Nhưng khi thực hiện yêu cầu các bước, chúng ta sẽ thấy
ngay tính ưu việt của nó.
- Bước 1: Giới thiệu bài hát.
Về phần này, chương trình cũ chỉ yêu cầu giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
Chương trình mới yêu cầu giáo viên phải tìm hiểu về nội dung bài, về tác giả, về
cấu trúc tác phẩm. Trong các đợt tập huấn ở Bộ, ở Sở Giáo dục, việc tìm lời giới
thiệu cho bài hát được đặc ra khá khắt khe. Người dạy không chỉ nói qua loa đại
khái mà phải dùng tranh ảnh minh hoạ để nói về nội dung bài hát, có thể dùng ảnh
tác giả để nói về tác giả. Học sinh phải nắm bắt nét chính của nội dung bài để thể
hiện tốt trong quá trình tập hát, học sinh vừa hát, viừa cảm nhận được cái hay, cái
đẹp của bài hát từ việc giới thiêu ban đầu.
Ví dụ: Khi giới thiệu bài "Bầu trời xanh" của nhạc sỹ Nguyễn Văn Quỳ, chúng
ta đưa ra một bức tranh về bầu trời bình yên, giữa những đám mây xanh chen lẫn
mây hồng là đàn chim bồ câu đang tung cánh. Dưới khung cảnh tươi đẹp đó, một
tốp học sinh đang tung tăng đến trường. Từ bức tranh này, chúng ta nói với học sinh
về giá trị cuộc sống hoà bình. Chắc hẳn rằng bức tranh cùng với những lời giới
thiếu của giáo viên sẽ giúp học sinh thể hiện bài hát với tình yêu hoà bình thiết tha,
say đắm và tất nhiên giá trị giáo dục, giá trị nhân văn sẽ từ đó mà nâng lên trong
từng giờ học.

- Bước 2: Hát mẫu.
Ngoài việc hát đúng, phương pháp mới yêu cầu giáo viên hát mẫu với những
động tác vận động phù hợp nội dung bài để gây hứng thú cho học sinh. Khi hát mẫu
phải kết hợp đệm đàn (mở tiết tấu). Sau khi hát mẫu, giáo viên trao đổi với học sinh
về giai điệu và lời ca bài hát. Việc giáo viên và học sinh cùng nhau trao đổi bài tạo
thêm tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy cho học sinh, tạo trong lòng các
em cảm giác được tôn trọng, gây tâm lý háo hức học tập.
17
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
- Bước 3: Cho học sinh đọc lời ca và giải thích các từ khó (Chương trình cũng
không có yêu cầu này). Khi học sinh đọc lời ca chúng ta cho các em đọc truyền
khẩu theo tiết tấu. Tìm những từ khó để giải thích. Ví dụ "Inh lả ơi, sao noọng ơi" là
"Hát lên đi chị em ơi" hoặc "Núi rừng ngàn cây" có nghĩa là núi rừng rất nhiều
cây
- Bước 4: Dạy từng câu hát ngắn.
Vẫn theo lối cũ là dạy truyền khẩu theo lối móc xích. Nhưng phương pháp mới
yêu cầu giáo viên sửa sai ngay cho học sinh trong lúc tập từng câu. Ở bước này
chúng ta phải nghiên cứu kỹ để chia bài thành từng câu hát sao cho phù hợp với hơi
thở và trí nhớ của học sinh. Ví dụ bài "Bầu trời xanh" chúng ta không tập cả câu
"Em yêu bầu trời xanh xanh, yêu đám mây hồng hồng" mà phải chia thành hai phần,
tập từng phần một, sau đó mới nối trọn câu. Việc hát mẫu và dùng đàn đánh giai
điệu sẽ cho học sinh cảm nhận tốt, chính xác giai điêu bài hát. Việc củng cố sửa sai
ngay từ ban đầu trong từng câu hát giúp học sinh nắm vững từng giai điệu, tạo sự
thoải mái, nhẹ nhàng khi hát trọn bài. Ở bước này giáo viên luôn chú ý thị phạm
(làm mẫu). Làm mẫu trong khi tập từng câu, mẫu trong khi sửa sai. Việc chia câu
đoạn để tập cũng rất cần phải có sự linh hoạt. Đảm bảo tính hợp lý về yếu tố ngữ
pháp nhưng cũng có một số trường hợp phải chấp nhận sự vô lý về phần lời để tạo
ra cái lý trong giai điệu. Ví dụ như khi tập câu "Tập tầm vó, tay nào có đố tay nào
không" chúng ta phải tập nhiều lần: "Tập tầm vó tay" sau đó tập phần sau của câu
hát rồi mới nối trọn câu. Có như thế mới mong đảm bảo tính chính xác của tiết tấu

có đảo phách. Trong khi tập từng câu chúng ta chú ý cho học sinh luyện theo nhóm
để kịp thời sửa sai cho những em còn yếu. Khi tập, chú ý lấy giọng vừa với tầm cự
của học sinh lớp 1. Phát hiện ngay những em hát "ê, a", "le, nhè", bẹt tiếng để uốn
nắn. Thường thì mỗi câu hát chúng ta hát mẫu hai lần, sau đó cho học sinh hát hai
lần, nếu thấy khá chính xác về giai điệu thì chuyển sang câu khác, nếu học sinh hát
còn sai thì dừng lại để sử sai.
- Bước 5: Luyện tập củng cố, nâng cao chất lượng tiếng hát.
Sau khi học sinh đã nắm được sơ bộ phần lời ca và giai điệu, chúng ta cho hcọ
sinh củng cố bằng cách hát kết hợp vỗ tay. Chương trình mới được tiến hành trong
18
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
hai tiết học mà không bị cắt xén bỡi yêu cầu khác nên học sinh và giáo viên có ráat
nhiều thời gian để thực hiện phần này. Chúng ta hướng dẫn cho học sinh vừa hát,
vừa vỗ tay theo phách, nhịp hoặc tiết tấu. Giờ học sẽ rất sinh động nếu chúng ta chia
lớp ra thành hai nhóm, một nhóm vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp, một nhóm theo
phách (cùng tiến hành trong một lần hát). Với cách này, các em vừa thực hiện, vừa
lắng nghe nhau tạo ra không khí thi đua rất thú vị và bổ ích. Khi sử dụng nhạc cụ gõ
đệm, tránh tình trạng một tiết học sử dụng quá nhiều loại, gây ồn ào, nhàm chán.
- Bước 6: Luyện tập theo nhóm, tổ hoặc cá nhân.
Ở phần này chúng ta vừa cho luyện tập, vừa tạo không khí thi đua bằng cách
cho điểm miệng. Chú ý bao quát các đối tượng. Bên cạnh việc gọi các em khá, giỏi
đứng dậy hát, biểu diễn, chúng ta phải gọi những yếu để kịp thời sửa sai, uốn nắn.
- Hát kết hợp vận động phụ hoạ: Đây là bước mà học sinh và giáo viên rất hứng
thú, nếu chúng ta chuyên tâm và nhiệt tình. Không yêu cầu những động tác múa phức
tạp, cầu kỳ. Hãy cho tất cả học sinh đứng dậy nhìn theo tay của giáo viên làm mẫu
những động tác múa đơn giản. Ví dụ với bài: "Mời bạn vui múa ca" câu đầu đưa hai
tay lên miệng làm động tác "Chim ca líu lo". Sau đó đưa hai tay lên đầu làm biểu
tượng cánh hoa cho phần "Hoa như đón chào", tiếp theo đưa hai cánh tay vừa sang
phải, vừa sang trái đến chỗ "La la lá la, la la lá là" cho học sinh vừa nhún nhảy theo
nhịp, vừa gật đầu, hai tay chống hông. Câu cuối cùng chúng ta cho học sinh làm động

tác mời chào. Cái gây hứng thú cho học sinh chính là cái "Đều" và "vui". Những cánh
tay bé nhỏ cứ vẫy vẫy thật là đẹp mắt. Đừng phức tạp hoá vấn đề. Chúng ta hãy cứ hát
cho thật say sưa thì những động tác múa đẹp, dễ làm theo sẽ đến trong đầu chúng ta
trong giây lát mà chẳng phải suy nghĩ xa xôi, và chính những động tác "rất có hồn" đó
sẽ lôi cuốn học sinh rất nhiều và cũng chính như vậy lại khuyến khích các em tự sáng
tạo ra những điệu múa phù hợp. Việc kiểm tra đánh giá phải đảm bảo tính động viên,
khuyến khích và tính thi đua. Mặc dù quy định đánh giá cho môn nghệ thuật từ nay
không phải cho điểm mà là theo mức độ A, B, C nhưng chúng ta hãy cứ sử dụng con
điểm khi nói với học sinh vì hoc sinh rất thích thi đua nhau bằng con điểm cụ thể.
Đặc biệt trong khi tập hát và củng cố, chúng ta luôn nhắc nhở các em vừa hát,
vừa thể hiện sắc thái biểu cảm sao cho phù hợp với nội dung bài. Khi hát tập thể,
19
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
hướng dẫn các em hát hoà giọng, không là hét làm ảnh hưởng đến chất lượng tiếng
hát chung và ảnh hưởng đến thanh đới của các em.
+ Phương pháp giảng dạy phần phát triển khả năng nghe nhạc.
Phần này sẽ làm phong phú thêm về mức độ cảm thụ âm nhạc cho các em. Vì
vậy chúng ta không nên thực hiện sơ sài, qua loa. Khi cho các em nghe bài hát hoặc
nghe dàn nhạc, chúng ta tìm hiểu kỹ để khi cho nghe xong chúng ta có thể nói về
xuất xứ, nội dung tác phẩm, trao đổi về cái hay, cái đẹp của tác phẩm với các em.
Nên cho các em nghe hát dân ca, sau đó khuyến khích các em hát những bài dân ca
quen thuộc của thiếu nhi hoặc dặn dò các em về nhà tìm mỗi em một bài hát dân ca
Việt Nam. Làm như vậy chúng ta không những hoàn thành tốt nội dung bài dạy mà
còn góp phần phát huy bản sắc văn hoá dân tộc nữa đấy! Khi kể cho học sinh nghe
những câu chuyện âm nhạc, ngoài việc khai thác nội dung câu chuyện, chúng ta hãy
tìm trong cuộc sống, trong sách vở những câu chuyện, những chi tiết liên quan đến
tác dụng của âm nhạc với cuộc sống để mở rộng vốn hiểu biết cho các em trong
tâm trí các em tầm quan trọng của âm nhạc với cuộc sống con người. Phần tập nhận
ra hướng đi của âm thanh, tập phân biệt âm thanh cao thấp, dài ngắn cũng như phần
tổ chức trò chơi đã được hướng dẫn kỹ ở sách giáo viên. Khi các trò chơi đã thực

hiện thành thạo nên đưa vào trong các tiết học để thay đổi không khí.
3. Việc sử dụng thiết bị dạy học:
- Chương trình mới yêu cầu giáo viên chuyên phải sử dụng nhạc cụ là đàn oóc
- gan hoặc ghi ta trong các giờ dạy. Người ta có câu:
Hát không đàn như hoa không lọ
Đàn không hát như lọ không hoa
Vì vậy giáo viên chuyên càng cần phải trau dồi khả năng sử dụng nhạc cụ.
Ngoài ra tất cả các giáo viên phụ trách môn âm nhạc cũng như học sinh cần phải
trang bị các nhạc cụ gõ đệm đơn giản (mõ, trống nhỏ, song loan ). Lưu ý là khi sử
dụng nhạc cụ gõ đệm không được tham lam ôm đồm. Một tiết học chỉ sử dụng hai
loại nhạc cụ để vừa đỡ ồn ào, mất trật tự vừa có sự thay đổi theo từng tuần để tránh
nhàm chán cho học sinh.
20
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
12 bài hát cần có 12 bức tranh, ảnh minh hoạ. Chúng ta đã có rất nhiều tranh
ảnh ở thư viện, môi trường phù hợp với nội dung các bài hát. Ngoài ra chúng ta
cũng có thể giới thiệu chọ học sinh những tấm ảnh về chân dung các nhạc sỹ (nếu
có). Băng đài và các địa nhạc phục vụ cho bộ môn đã được Bộ Giáo dục cấp đầy đủ
đến các trường. Chúng ta chỉ việc sưu tầm các bài hát, bản nhạc để phục vụ cho một
số tiết học có yêu cầu "Nghe hát, nghe nhạc".
Việc sử dụng hợp lý, phong phú các thiết bị dạy học sẽ tạo cho giờ học thêm
sinh động, gây cho học sinh tâm lý yêu thích môn học.
4. Nhận xét chung về tính ưu việt của nội dung phương pháp dạy học mới
và việc vận dụng vào địa bàn Diễn Châu.
Như chúng ta đã phân tích về nội dung phương pháp dạy học mới cảu bộ môn
âm nhạc, nếu được áp dụng đúng, chúng ta tin rằng tất cả các giờ đều sẽ đạt hiệu
quả cao.
Ở phương pháp mới, tất cả học sinh đều được phát huy một cách tối đa tính
tích cực học tập. Với nội dung, phương pháp dạy này tôi nghĩ rằng chẵng có h ọc
sinh nào đứng ngoài cuộc. Học sinh học mà chơi, chơi mà học. Nhưng dù "chơi"

hay "học" thì những nội dung cảu chương trình thông qua phương pháp tốt sẽ tác
động tích cực đến các em làm cho các em thêm yêu trường, yêu lớp, yêu Thầy cô,
bạn bè, yêu cuộc sống xung quanh hơn.
Tuy vậy không phải là phương pháp mới có thể sử dụng rộng rãi trên các địa
bàn được mà phải tuỳ vào tình hình cụ thể thì việc kiểm tra đánh giá mới có tính
chính xác.
Trong những năm qua, Diễn châu được đánh giá là đơn vị quan tâm đến chất
lượng giáo dục toàn diện. Hàng năm, huyện thường xuyên tiếp nhận giáo viên các
môn nghệ thuật cho nên hiện nay phần lớn các trường trong huyện đã có giáo viên
chuyên âm nhạc. Nhiều đợt tập huấn, chuyên đề được tổ chức vì vậy, bộ môn âm
nhạc đã có những cái được nhất định. Năm học này, với những điểm mới của
chương trình lớp 1, giáo viên háo hức vào cuộc với khá nhiều thuận lợi. Được dự
giờ của nhau, được nhận xét đánh giá, các giáo viên đã rút ra được nhiều kinh
nghiệm. Qua kết quả kiểm tra, thanh tra thường xuyên trong năm học, nhiều giáo
21
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
viên đã đạt tiết dạy giỏi, khá Quá trình giảng dạy, giáo viên đi đúng các bước, thể
hiện sự tìm tòi học hỏi. Trong quá trình tập hát, giáo viên luôn khai thác những gì
gần với trẻ. Ví dụ, một giáo viên khi dạy bài hát "Đàn gà con" đã hỏi "Các con thấy
đàn gà con giống ai lớp mình nào?". Có em trả lời: "Thưa cô, đàn gà con giống ban
Nam" hoặc "đàn gà con giống ban Tâm" những câu trả lời rất đáng yêu ngộ
nghĩnh và cuối cùng giáo viên nói: "Cô thấy đàn gà con đáng yêu như tất cả học
sinh lớp mình đấy". Hoặc khi ôn bài hát "Sắp đến trường rồi" một giáo viên hỏi:
"Tết này những ai có quần áo đẹp nào". Giáo viên nhận ra những bạn không có
quần áo đẹp (vì không giơ tay). Dừng lại một vài giây phút để nghe các cháu tâm
sự, giáo viên đó được biết, có em không được may quần áo mới vì bố mẹ bỏ nhau,
có em thì nhà nghèo quá lớp học lúc đó đầy tình mẫu tử và sự ấm áp tăng lên.
Những cái đó càng làm cho giờ thêm hiệu quả vì tất cả đều không ngoài nội dung
bài hát. Việc sử dụng nhạc cụ gõ đệm cũng không nhiều quá trong một tiết học để
học sinh có thời gian tập luyện. Trong khi học sinh tập luyện giáo viên bao quát cả

lớp để nhận định từng đối tượng kịp thời uốn nắn, sửa sai. Với những học sinh khá
giỏi, giáo viên khuyến khích biểu diễn, tự sáng tạo ra những điệu múa phù hợp với
nội dung. Nhiều học sinh đã khiến giáo viên phải ngạc nhiên vì có những điệu múa
đẹp, có ý nghĩa. Hầu hết các đối tượng đều được hoạt động khi tiến hành vỗ tay, gõ
đệm theo phách, nhịp, tiết tấu hoặc trong các trò chơi.
Riêng tôi, trước đây năm nào được nhà trường phân dạy lớp 1 là năm đó tôi
cảm thấy mệt mỏi vì lượng kiến thức quá nặng so với các em. Muốn tập hát nhiều
nhưng lại sợ chương tình đọc nhạc, ghi chép nhạc không thực hiện được. Vì vậy cứ
tập hát cho nhanh, đủ để các em nắm được giai điệu là chuyển sang phần khác. Cho
nên, lời ca cứ trượt qua môi trường các em mà chưa kịp đọng lại ở tâm hồn. Từ
năm hcọ này, với tôi mỗi giờ lên lớp là một giờ vui. Vừa thấy giáo viên đến lớp, học
sinh đã reo mừng, háo hức. Mỗi lần nghe cô cất lên tiếng hát hoặc nghe tiếng đàn,
học sinh lại lắc lư, đung đưa người theo nhịp. Các em say sưa hát, say sưa thể hiện,
sáng tạo và các giờ học thực sự có hiệu quả cao. Giờ đây, mỗi khi hát tập thể là các
em biết hoà giọng cùng nhau, không hát trội giọng, không la hét. Khi hát cá nhân,
các em thể hiện tình cảm một cách vui tươi, trong sáng
22
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
Đặc biệt, các trò chơi âm nhạc chỉ có ở giờ học âm nhạc nay được các em đưa
ra sân trường trong các giờ chơi như trò: "Tay nào có, tay nào không". Các em hát
vang lên bài "Tập tầm vông" rồi cười như nắc nẻ khi các bạn doán sai, rồi cười ầm
lên khi đội mình đoán đúng. Và một trong số lớp học đã có bạn được mệnh danh là
"Nai Ngọc" vì có giọng hát hay (các em đã ngấm câu chuyện Nai Ngọc). Một vài
giờ học, tôi đã cho học sinh nghe hát dân ca, sau đó dặn các em học sinh về nhà nhờ
cha, mẹ, ông bà tập những bài hát dân ca các miền. Cho đến nay, ngoài việc hát tốt,
hát hay các bài hát trong chương trình lớp 1, "vốn" dân ca của học sinh lớp 1 trường
tôi đã "kha khá" và đây chính là niềm vui lớn của tôi - một giáo viên âm nhạc.
Tuy vậy, việc sử dụng nhạc cụ chưa được đầy đủ do điều kiện cơ sở vật chất
còn nghèo nàn. Một số trường chưa có đàn, nhiều trường chưa có hệ thông điện
phục vụ phục vụ cho việc giảng dạy âm nhạc. Việc dự giờ thăm lớp, việc kiểm tra

đánh giá tiết dạy chưa được diễn ra thường xuyên nên nhiều giáo viên chưa nhận ra
được điểm yếu, điểm mạnh của mình. Nhận thức được tầm quan trong của bộ môn
này, Diễn Châu đang cố gắng khắc phục những mặt còn hạn chế để môn nghệ thuật
cũng như các môn khác đạt hiệu quả cao hơn, đáp ứng với yêu cầu đổi mới.
5. Những điểm còn hạn chế.
- Tên gọi bộ môn hơi dài, rắc rối ("Môn nghệ thuật phần âm nhạc").
- Những khó khăn khi thực hiện chương trình là: Trình độ chuẩn của giáo viên
chưa đáp ứng được, nhất là giáo viên không chính quy.
- Cơ sở vật chất còn nghèo nàn.
- Việc đánh giá, kiểm tra không phải bằng con điểm mà bằng cách xếp loại
A,B, C, là không phù hợp với tâm lý của trẻ.
* Ý kiến đề xuất: Nên có băng đài khi có bài hát mới (12 bài).
- Có băng ghi hình giờ dạy mẫu (băng ghi hình đã được thực hiện do Bộ Giáo
dục chuyển về có nhiều vấn đề chưa hợp lý. Giáo viên lạm dụng nhạc cụ trong suốt
quá trình dạy, phân bố thưòi gian chưa hợp lý trong tiết dạy, giáo viên chưa có điểm
dừng đúng với yêu cầu tiết học )
- Tập huấn giáo viên hàng kỳ, hàng năm để nâng cao trình độ nghiệp vụ.
23
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
Ngoài ra nên có chủ trương phân giáo viên phụ trách môn âm nhạc thành từng
nhóm nhỏ, bố trí thời gian dự giờ cho nhau, nhận xét đánh giá tiết dạy từng người
để bổ cứu, rút kinh nghiệm.
- Nên giữ nguyên cách cho điểm khi kiểm tra đánh giá học sinh.
IV. KẾT LUẬN
Đối với bản thân, tôi nhận thức rằng việc đổi mới nội dung, phương pháp lần
này của Bộ Giáo dục và Đào tạo là một chủ trương đúng đắn. Vì qua một học kỳ áp
dụng nội dung và phương pháp dạy học mới, tôi thấy kết quả học tập rất cao. Không
chỉ riêng môn âm nhạc mà các môn học khác học sinh đều tiếp thu bài tốt. Có thể
nói rằng chủ trương đổi mới của Bộ Giáo dục đã bước đầu thành công tốt đẹp. Tuy
chưa thực sự mỹ mãn vì còn nhiều ý kiến khác nhau. Nhưng tôi tin rằng, sự nghiệp

đổi mới giáo dục của nước nhà nhất định thành công.
Âm nhạc vốn dĩ là một môn học tác động đến toàn bộ thế giới tinh thần của
các em. Chúng ta dạy tốt bộ môn âm nhạc là chúng ta góp phần lớn trong việc hoàn
thiện nhân cách cho học sinh. Những lời ca trong sáng, lành mạnh vang lên từ
những cái miệng bé xíu, đáng yêu cho ta nhìn thấy tương lai rang ngời của đất nước.
Vì các em hôm nay chính là thế giới ngày mai. Các em biết thưởng thức cái hay, cái
đẹp thì chính các em sẽ là những người tạo cho cuộc sống xã hội ngày càng tươi đẹp
hơn.
Mong được nhiều ý kiến đóng góp của các bạn.
24

×