Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh thực hành trên máy vi tính ở THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.57 KB, 20 trang )

UBND HUYỆN CÁT HẢI
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÁT BÀ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THỰC HÀNH
TRÊN MÁY VI TÍNH
Chuyên ngành: Tin học
CÁT HẢI – 11/2010
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN CAM KẾT
I. TÁC GIẢ.
Họ và tên: Nguyễn Mạnh Linh
Sinh: ngày 09 tháng 08 năm 1985
Đơn vị: Trường THCS thị trấn Cát Bà
Điện thoại: 0919100735
Email: hoặc
II. SẢN PHẨM.
Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh thực hành trên máy vi tính
III. CAM KẾT.
Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này là sản phẩm cá nhân của tôi. Nếu có
xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ sản phẩm sáng
kiến kinh nghiệm. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo
Sở giáo dục về tính trung thực của bản cam kết này.
Cát Bà, ngày 02 tháng 11 năm 2010
NGƯỜI CAM KẾT
Nguyễn Mạnh Linh
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tầm quan trọng của công nghệ thông tin:
Trong thời đại của chúng ta, sự bùng nổ CNTT đã tác động lớn đến công cuộc phát


triển kinh tế xã hội. Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của Tin
học và CNTT, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng CNTT, đào
tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế
tri thức của nước ta nói riêng và thế giới noi chung.
Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Nhà nước đã đưa ra mô hình tin học
vào trong nhà trường và ngay từ cấp THCS học sinh được tiếp xúc với môn tin học để làm
quen dần với lĩnh vực CNTT, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học những phần nâng cao
trong các cấp tiếp theo.
Tác dụng của CNTT trong dạy học bậc THCS:
Môn tin học ở bậc THCS đã bước đầu giúp các em học sinh làm quen với một số
kiến thức ban đầu về CNTT như: Một số bộ phận của máy tính, một số thuật ngữ thường
dùng, rèn luyện các kĩ năng, thao tác khi sử dụng máy tính,…
Hình thành cho học sinh một số năng lực cần thiết cho người lao động hiện đại như :
- Góp phần hình thành và phát triển tư duy thuật giải.
- Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin.
- Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, và lao động.
- Có thái động đúng đắn khi sử dụng máy tính, và các sản phẩm tin học.
- Bước đầu hiểu khả năng ứng dụng CNTT trong học tập.
- Có ý thức tìm hiểu CNTT trong các hoạt động xã hội.
Đặc biệt khi học sinh thực hành trên máy tính với các phần mềm ứng dụng :
- Phần mềm soạn thảo văn bản: Học sinh ứng dụng từ các môn học trong nghế nhà
trường để trình bày, soạn thảo văn bản sao cho phù hợp, đúng cách, đồng thời rèn các kĩ
năng khi thực hành, và thực hiện chính xác các thao tác với phần mềm.
- Các phần mềm học tập : Học sinh ứng dụng trong môn Địa lý, Toán học, rèn luyện
kĩ năng khi thực hành máy tính.
- Trong chương trình tin học ở bậc THCS được phân bố xen kẽ giữa các bài vừa học,
vừa chơi. Điều đó rèn luyện cho học sinh óc tư duy sáng tạo trong quá trình học tập, giúp
học sinh thư giãn đầu óc nhằm nâng cao chất lượng và kĩ năng khi thực hành các thao tác
trên máy tính.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.

Đánh giá kết quả học sinh sau những tiết học lý thuyết về đặc trưng bộ môn, thì sẽ thực
hành trên máy vi tinh như thế nào? Đây cũng là một vấn đề đặt ra cần nghiên cứu sâu hơn.
Khi tiến hành phân tích những vấn đề kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh ở môn Tin
học, ta thấy rằng với dộ tuổi này học sinh sẽ tự mình nghiên cứu, tìm hiểu, và thể hiện cách
thức tự học hỏi ở bạn bè và từ thầy cô giáo.
Vậy việc đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh thực hành trên máy tính cần được thực hiện.
3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
Khi học sinh thực hành trên máy tính tôi yêu cầu học sinh nắm vững những vấn đề sau:
Nắm vững kiến thức cơ bản về những tiết học lý thuyết.
Thực hiện đúng nội quy khi sử dụng máy tính.
Đặt ra những câu hỏi khi học sinh thực hành trên máy tính.
Các kĩ năng, thao tác khi thực hành máy tính cần phải đúng và chính xác.
Học sinh phải thường xuyên thảo luận và làm việc theo nhóm để thực hiện các yêu cầu của
một bài thực hành.
Học sinh cần phải tích cực thực hành, và đặt ra các vấn đề thắc mắc để giáo viên giải đáp
các thắc mắc đó.
Giáo viên bao quát lớp và xử lý các tình huống khi học sinh thực hành hay mắc phải.
Các nhóm thực hành nhận xét và tự đánh giá kết quả đồng thời sẽ chỉ ra những chỗ sai cho
nhóm bạn.
Trong quá trình giảng dạy tôi thường xuyên đặt ra những câu hỏi khi học sinh thực
hành:
Khi các em thực hành các ngón tay đặt ở vị trí nào trên bàn phím?
Để bật và tắt máy tính em làm như thế nào là tốt nhất?
Khởi động một phần mềm ứng dụng các em làm như thế nào ?
Nêu các thao tác sử dụng chuột ?
Nêu tên các hàng phím trên bàn phím máy tính ?
Đây là những câu hỏi chiếm 95% các em sẽ trả lời được, đồng thời nó sẽ giúp các em nhắc
lại kiến thức cũ để các em có thể áp dụng khi sử dụng máy tính.
Xuất phát từ những vấn đề trên khi giảng dạy cho các em học sinh THCS tôi đã chọn
phương pháp “Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh thực hành trên máy vi tính” để có thể

viết về kinh nghiệm khi giảng dạy mộn Tin học.
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Đối tượng tôi nghiên cứu khi viết đề tài “Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh thực hành
trên máy vi tính” là học sinh khối 6.
5. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN.
Phạm vi nghiên cứu sẽ là học sinh trường THCS thị trấn Cát Bà - huyện Cát Hải - Hải
Phòng
Thời gian nghiên cứu từ năm học 2010 - 2011
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lý thuyết
Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của tin học là thành quả vĩ đại của con người. Công
nghệ máy tính đã đạt được nhiều thành tựu to lớn nếu như không muốn nói là những bước
đột phá thần kì. Máy tính được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động của con người. Trong
các lĩnh vực kinh tế máy tính được ứng dụng để quản lý tài chính, ngân hàng, quản lý nhân
sự… trong các lĩnh vực khác như y học, giáo dục, công nghiệp và nông nghiệp nó cũng
đóng góp một vai trò hết sức quan trọng và được ứng dụng trên phạm vi toàn thế giới.
Để giúp cho học sinh hiểu cách thức, cơ chế làm việc và tính năng ưu việt của máy
tính thông qua việc thực hành trên máy tính, qua đó cho thấy tin học cũng đóng một vai trò
hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ tính toán và hỗ trợ trong công tác quản lý, giảng dạy.
Đồng thời các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương Đảng, của Thủ tướng chính phủ
và các văn bản hướng dẫn của Bộ giáo dục - Đào tạo về phát triển ứng dụng CNTT trong
giáo dục và đào tạo.
Chỉ thị số 58/CT -TW ngày 17/10/2000 về việc triển khai công tác ứng dụng CNTT trong
các nhà trường phổ thông.
Nghị định 40/2000/QH10 và chỉ thị 14/2001/CT-TTg ngày 9/12/2000 về việc đổi mới
chương trình giáo dục phổ thông : Nội dung chương trình là tích cực áp dụng một cách sáng
tạo phương pháp tiên tiến hiện đại, ứng dụng CNTT vào dạy và học.
Thông tư 14/2002/TT-BGD&ĐT ngày 1/4/2002 về việc hướng dẫn quán triệt chủ trương
đổi mới giáo dục phổ thông.
Chỉ thị 29/CT của TW Đảng về việc đưa CNTT vào nhà trường

Nghị quyết số 246/2005/QĐ-Ttg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt "chiến lược phát triển
CNTT và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020"
2. Cơ sở thực tiễn
Giảng dạy là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong nhà trường, đặc biệt là trong các
trường Phổ thông vì số lượng học sinh tương đối nhiều, cùng với việc cải cách chương trình
đào tạo cho phù hợp với nhu cầu và xu hướng phát triển của thời đại bùng nổ Công nghệ
thông tin, mỗi người khi sống trong xã hội hiện đại không thể thiếu hiểu biết về Tin học, để
cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về tin học, về máy tính thì cũng cần có
những bài giảng mang tính chất gần gũi, dễ hiểu để từ đó các em nhận thức được vai trò và
tính năng của máy tính trong công việc học tập cũng như trong cuộc sống xung quanh mình.
Từ nhu cầu thực tế đó tôi chọn đề tài: “Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh thực hành trên
máy vi tính”
a. Thuận lợi :
+ Nhà trường :
- Tuy môn Tin học là một môn tự chọn nhưng nhà trường đã tạo điều kiện để các em
học sinh phổ thông có thể được học và tìm hiểu về CNTT và các kiến thức cơ bản về môn
Tin học đồng thời làm quen và sử dụng máy tính.
- Tạo điều kiện mua sắm, sửa chữa máy móc và đã có một phòng học bộ môn dành
riêng cho môn Tin học nhằm phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh nhà
trường.
- Được sự ủng hộ của các cấp uỷ - UBND - các ban ngành, phụ huynh toàn trường hỗ
trợ cơ sở vật chất cho nhà trường.
+ Giáo viên :
- Giáo viên được đào tạo những kiến thức cơ bản về tin học để đáp ứng yêu cầu cho
dạy và học môn tin học trong bậc THCS.
- Giáo viên thường xuyên được học các lớp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp
vụ về CNTT nhằm phục vụ việc dạy và học trong nhà trường.
+ Học sinh :
Vì đây là một môn học trực quan, sinh động, đòi hỏi phải có kiến thức và kĩ năng
trong quá trình sử dụng máy vi tính, đồng thời là một môn học khám phá những lĩnh vực

mới. Nên học sinh rất hứng thú học, và tham gia xây dựng bài, nhất là khi học sinh được
học những tiết thực hành trên máy vi tính.
b. Khó khăn :
+ Nhà trường :
Nhà trường đã có một phòng máy vi tính dành riêng cho các em học sinh nhưng vẫn
còn hạn chế về số lượng cũng như chất lượng, mỗi lần cho các em thực hành trên máy vi
tính có tới 2-3 em ngồi cùng một máy nên các em không có nhiều thời gian để thực hành
làm bài tập một cách đầy đủ. Hơn nữa nhiều máy vi tính có cấu hình máy quá thấp, chất
lượng không còn tốt nên thường xuyên hay bị lỗi và hỏng, ảnh hưởng rất nhiều đến chất
lượng học tập của các em học sinh.
+ Giáo viên:
- Môn Tin học mới chỉ là môn tự chọn trong chương trình phổ thông, nên chương
trình và sự phân phối chương trình bước đầu có sự thống nhất và đanh hoàn chỉnh. Hiện nay
môn Tin học đang dần đưa vào bậc THCS cho một số tỉnh và thành phố (trong đó có thành
phố Hải Phòng) và đã biên soạn quyển sách “Tin học dành cho THCS” quyển 1,2,3,4.
- Tuy giáo viên đã được đào tạo cơ bản về kiến thức tin học, nhưng giáo viên vẫn còn
hạn chế về kinh nghiệm giảng dạy. Trong quá trình cho học sinh thực hành máy vi tính, máy
móc thường hay gặp sự cố, trục trặc, giáo viên không xử lý kịp thời dẫn đến học sinh thiếu
máy, không thực hành được.
+ Học sinh:
- Rất nhiều học sinh có tư tưởng môn tin học là môn giúp các em giải trí, không để ý
đến việc học tập. Nhất là những tiết thực hành, một số nhỏ các em học sinh không có ý thức
làm bài mà các em sẽ tìm đến những trò chơi có trong máy tính.
- Đa số các em chỉ thường xuyên tiếp xúc với máy tính ở trường lớp nên các em còn
hạn chế về việc học tập.
3. Thực trạng:
Trước khi thực hiện chuyên đề “Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh thực hành trên
máy vi tính” tôi đã khảo sát và thử nghiệm các em học sinh khối 6 thông qua việc giảng dạy
lý thuyết, dạy thực hành, và kiểm tra bài cũ. Khi tổng hợp kết quả thu được:
MỨC ĐỘ THAO TÁC TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ

SỐ HỌC SINH TỶ LỆ
Thao tác nhanh, đúng 8/140 5,7%
Thao tác đúng 50/140 35,7%
Thao tác chậm 75/140 53,6%
Chưa biết thao tác 7/140 5,0%
4. Một số biện pháp giúp các em học sinh lớp 6 thực hành tốt các thao tác trên máy vi
tính.
a. Kế hoạch giảng dạy, xây dựng phương pháp và thiết kết bài dạy phù hợp.
Ngay từ những bài học đầu tiên trong chương trình Tin học bậc THCS, tôi đã phải
xác định rõ cho học sinh nhận biết các bộ phận của máy tính và hiểu được tác dụng của máy
tính trong nhà trường, cơ quan, xí nghiệp, và xã hội như thế nào? Để học sinh có thể nhận
biết được những vấn đề đó, thì tôi đã thường xuyên cho học sinh quan sát ngay trong giờ
giảng lý thuyết. Đồng thời cho các em liên hệ thực tế với bài học của mình.
Ví dụ: Bài 3: Em có thế làm được những gì nhờ máy tính?
- Ở đây tôi sẽ yêu cầu học sinh nêu những khả năng của máy tính có thế làm được.
Rồi tôi hướng dẫn các em từng khả năng của máy tính, và chỉ ra những khả nắng đó như thế
nào?
- Tôi lại sẽ hướng dẫn các em máy tính sẽ làm được những công việc gì?
Ví dụ: Máy tính tự động hoá các công việc văn phòng, rồi tôi sẽ lấy ví dụ cho các em
hiểu: như soạn thảo, trình bày văn bản. Đồng thời tôi yêu cầu các em liên hệ thực tế trong
nhà trường, và xã hội.
- Tôi luôn kết hợp lý thuyết đi đôi với thực hành sao co phù hợp bài dạy. Đặc biệt tôi
thường xuyên cho các em nắm chắc về lý thuyết rồi hướng dẫn cho các em thực hành thành
thạo trong giờ dạy. Vì theo tôi: nếu thực hành tốt thì học sinh sẽ hiểu sâu hơn về kiến thức
bài học và rèn luyện tốt các kĩ năng thao tác khi thực hành trên máy tính. Trong giờ thực
hành tôi thường đặt ra những câu hỏi lý thuyết để các em nhớ lại những kiến thức mình đã
học, và khắc sâu hơn về kĩ năng thực hành trên máy của các em.
Ví dụ: Trong bài học: Tổ chức thông tin trong máy tính. Tôi phải hướng dẫn, cho các
em quan sát những hình ảnh trực quan liên quan tới bài học, từ đó tôi áp dụng vào bài học
mới. Tôi yêu cầu học sinh lấy ví dụ liên hệ với bài học, và yêu cầu học sinh thực hành trên

máy. Các kĩ năng, thao tác khi học sinh thực hành sẽ được các nhóm thực hành khác, giáo
viên nhận xét và sửa sai.
- Tôi thường xuyên tận dụng những phương tiện dạy học có sẵn của môn tin học áp
dụng vào bài giảng lý thuyết để học sinh dễ quan sát và nhận biết, đồng thời giúp cho buổi
thực hành của học sinh có hiệu quả cao hơn.
- Qua đợt khảo sát đầu năm học với học sinh lớp 6 với các tiết thực hành trên máy
tính. Tôi đã sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại và đồng thời cho các em quan sát
những hình ảnh trực quan với máy tính, và thực hiện các thao tác trên máy tính. Tôi thấy
rằng học sinh nhận biết kiến thức bài học rất nhanh, và kĩ năng thao tác thực hành trên máy
rất tiến bộ.
MỨC ĐỘ THAO TÁC KẾT QUẢ
SỐ HỌC SINH TỶ LỆ
Thao tác đúng 85/140 60,7%
Thao tác chậm 50/140 35,7%
Chưa biết thao tác 5/140 3,6%
- Khi dạy học sinh thực hành trên máy tính, tôi thường giao bài tập cho học sinh một
cách cụ thể, rõ ràng và kết hợp cả những kiến thức của bài học trước, hướng dẫn theo từng
nhóm. Trước khi cho học sinh thực hành trên máy tính tôi yêu cầu học sinh quan sát và làm
bài tập rồi mới thực hành.
b. Hệ thống các bài tập thực hành, các bài tập phù hợp với nội dung của bài giảng,
liên hệ với một số môn học khác trong chương trình học của học sinh.
Các bài tập không quá dài, nâng dẫn từ mức đơn giản đến phức tạp, ngoài ra tôi đã
kết hợp những bài học trước để học sinh ôn lại và vận dụng một cách hệ thống.
c. Trong giờ thực hành giáo viên nên tạo sự tranh đua giữa các nhóm bằng cách phân
công các nhóm làm bài thực hành, sau đó các nhóm nhận xét, chấm điểm (dưới sự chỉ dẫn
của giáo viên) của nhau để tạo được sự hào hứng học tập và sáng tạo trong quá trình thực
hành.
d. Tận dụng những nguồn tài nguyên có sẵn của máy tính, hoặc truy cập mạng để tìm
kiếm thông tin phục vụ cho quá trình dạy và học.
e. Sưu tầm một số trò chơi có ích để rèn luyện về cách sử dụng chuột (Mouse Skill),

luyện gõ bàn phím (Mario), phần mềm luyện tư duy, tính toán, và giải trí (Block, Solitare, )
f. Có kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao kiến thức bản thân, đáp ững được những yêu
cầu đổi mới, cập nhật thông tin một cách đầy đủ, chính xác.
Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao, bản thân phải tự nhận thức được cần phải có kế
hoạch bồi dưỡng CNTT cho bản thân bằng cách tự tìm tòi, tham khảo tài liệu có liên quan
và đồng nghiệp.
Bên cạnh những kiến thức về CNTT thì cũng cần phải tìm hiểu thêm về kiến thức
văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội để tự nâng cao nhận thức của bản thân.
PHẦN III: KẾT LUẬN
I. Kết quả:
Qua quá trình kiểm tra đánh giá học sinh thực hành trên máy tính, so với bảng
tổng hợp trước đó đã thu được kết quả như sau:
MỨC ĐỘ THAO TÁC TRƯỚC KHI THỰC
HIỆN CHUYÊN ĐỀ
SAU KHI THỰC HIỆN
CHUYÊN ĐỀ
TỶ LỆ
TĂNG/GIẢM
SỐ HỌC
SINH
TỶ LỆ SỐ HỌC
SINH
TỶ LỆ
Thao t¸c nhanh, ®óng 8/140 5,7% 20/140 14,3% T¨ng; 8,6%
Thao t¸c ®óng 50/140 35,7% 65/140 46,4% T¨ng: 10,7%
Thao t¸c chËm 75/140 53,6% 50/140 35,7% Gi¶m: 17,9%
Cha biÕt thao t¸c 7/140 5,0% 5/140 3,6% Gi¶m: 1,4%
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
- Bước đầu hướng dẫn học sinh hiểu được kiến thức lý thuyết trong phạm vi Tin học

- Tìm hiểu và phân tích từ lý thuyết đến thực hành máy tính
- Hướng dẫn học sinh các thao tác thực hành trên máy tính
- Đưa ra những yêu cầu cơ bản cho học sinh khi thực hành trên máy tính.
- Đánh giá và kiểm tra học sinh thực hành trên máy tính.
2.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này tôi tập trung vào các vấn đề sau:
- Gợi nhớ cho học sinh nhắc lại kiến thức khi thực hành trên máy tính
- Bước đầu xác định các kiến thức cơ bản khi sử dụng máy tính.
- Hướng dẫn, gợi mở cho học sinh quá trình thực hành trên máy tính.
- Tổ chức cho học sinh thảo luận khi thực hành các thao tác trên máy tính.
- Yêu cầu các nhóm thực hành tự kiểm tra và đánh giá quá trình thực hành của nhóm bạn.
- Đánh giá và hướng dẫn những hạn chế của học sinh khi thực hành.
3. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Chọn và nghiên cứu đề tài này, mục đích của tôi là bước đầu làm quen với kiểm tra
và đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức kĩ năng.
Thực hiện đề tài này, tôi có dịp tiếp cận, khám phá một số các phương pháp kiểm tra
đánh giá học sinh thựuc hành trên máy tính, tôi có dịp tìm hiểu và phân tích hướng khai thác
các kĩ năng và thao tác thực hành của học sinh.
Bước đầu giúp học sinh xác định cơ sở lý thuyết về Môn Tin học để từ đó tìm ra
những việc cần thực hiện khi thực hành trên máy tính. Nhờ đó giúp tôi hiểu sâu hơn, đúng
hơn về các phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh và những ứng dụng của Công nghệ
thông tin trong nhà trường.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để giải quyết được vấn đề này tôi sử dụng những phương pháp như sau:
- Vấn đáp học sinh lớp 6.
- Kiểm tra việc học tập của học sinh (bài cũ, bài mới)
- Sử dụng bảng đối chiếu và so sánh.
- Kiểm tra kiến thức sau giờ học.
- Gợi nhớ cho học sinh về các kiến thức đã học.
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu các thao tác, kĩ năng khi thực hành máy tính.

- Tổ chức cho học sinh thảo luận, và thực hành theo nhóm.
- Khuyến khích học sinh đề xuất ý kiến.
- Sử dụng máy vi tính và máy chiếu trình chiếu cho học sinh quan sát các thao tác thực
hành khi sử dụng máy tính.
- Khuyến khích học sinh đưa ra các câu hỏi nhận xét và đề xuất ý kiến cho một số vấn
đề liên quan đến việc đánh giá quá trình thực hành của các nhóm trong lớp học
5. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo thì đề tài gồm các phần chính
sau:
Phần thứ nhất: Tìm hiểu bài toán, xác định bài toán
Phần thứ hai: Phân tích bài toán, đưa ra ý tưởng giải quyết bài toán
Phần thứ ba: Xây dựng thuật toán dựa trên ý tưởng của bài toán
PHẦN THỨ NHẤT
Tìm hiểu và xác định bài toán: Kiểm tra tính nguyên tố của một số
nguyên dương
1. Đặc điểm của bài toán
Giả sử cho N là một số nguyên dương, vấn đề đặt ra của bài toán là cần kiểm tra N có
phải là một số nguyên tố hay không?
Như vậy trong bài toán này cần xác định các thành phần cơ bản cuả bài toán là:
- Input (Các thông tin đã có): N là một số nguyên dương
- Output (Các thông tin cần tìm từ Input): “N là số nguyên tố” hoặc “N không là số nguyên
tố”
2. Quy trình giải bài toán thủ công và nhược điểm
- Quy trình giải bài toán thủ công:
Để thực hiện giải bài toán này học sinh cần có kiến thức về số nguyên tố như: N là
số nguyên tố khi nó chia hết cho 1 và chính nó, đồng thời các ước phải khác nhau. Khi kiểm
tra các điều kiện trên nếu N chia hết cho một số nào ngoài 1 và chính nó và các ước bằng
nhau thì có thể khẳng định N không phải là một số nguyên tố.
- Những khó khăn, nhược điểm của bài toán khi chưa sử dụng máy tính:
+ Đối với các số có giá trị lớn thì kết quả tính toán thường không đảm bảo độ chính xác.

+ Mất nhiều thời gian cho việc tính toán, kiểm tra
+ Không đáp ứng được nhanh chóng các yêu cầu thông tin khi cần kiểm tra nhiều số trong
một thời gian ngắn.
PHẦN THỨ HAI
Phân tích bài toán, đưa ra ý tưởng giải quyết bài toán kiểm
tra tính nguyên tố của một số nguyên dương
1. Phân tích bài toán
Để giúp học sinh phân tích tốt bài toán tôi yêu cầu các em nghiên cứu kĩ bài toán đồng thời
định hướng cho các em xác định được hai thành phần cơ bản của bài toán đó là:
- Input (Thông tin đã biết): N là một số nguyên dương
- Output (Thông tin cần tìm từ Input): “N là số nguyên tố” hoặc “N không là số nguyên tố”.
Gợi nhớ cho học sinh về số nguyên tố để học sinh hiểu đúng và có ý tưởng xây dựng thuật
toán cho bài toán.
Ta nhớ lại định nghĩa: “ Một số nguyên dương N là số nguyên tố nếu nó có đúng hai ước số
khác nhau là 1 và chính nó”
2. Ý tưởng
Gợi mở, hướng dẫn cho học sinh về các cách kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên
dương, tổ chức cho học sinh thảo luận đưa ra ý tưởng về thuật toán để giải quyết bài toán
đặt ra. Nhận xét, bổ sung cho học sinh để ý tưởng được hoàn thiện hơn, giúp học sinh hiểu
hơn về việc trình bày thuật toán một cách tường minh cho máy tính hiểu và thực hiện được
thuật toán.
Từ định nghĩa về số nguyên tố ta suy ra được:
- Nếu N = 1 thì N không là số nguyên tố
- Nếu 1< N< 4 thì N là số nguyên tố
- Nếu N ≥ 4 và không có ước số trong phạm vi từ 2 đến phần nguyên căn bậc hai của N thì
N là số nguyên tố
PHẦN THỨ BA
Xây dựng thuật toán kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên dương
dựa trên ý tưởng của bài toán
Tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm xây

dựng thuật toán cho bài toán bằng cả hai phương pháp liệt kê và sơ đồ khối, yêu cầu học
sinh trình bày thuật toán của mình vừa xây dựng bằng hai cách trên, đồng thời yêu cầu học
sinh nhận xét, bổ sung cho câu trả lời của các nhóm.
Để bài học được khai thác tốt, tôi khuyến khích học sinh đề xuất ý kiến và đưa ra các câu
hỏi thắc mắc xây dựng đóng góp cho bài học. Sau đó dựa trên các ý kiến mà học sinh đã
trình bày tôi nhận xét và trả lời các thắc mắc đồng thời định hướng cho học sinh cách tối ưu
nhất các nhóm đã thống nhất lựa chọn để giải quyết bài toán.
Để cho học sinh thấy được vai trò của máy tính trong việc giải quyết bài toán dựa trên thuật
toán do các em đã xây dựng, tôi tiến hành soạn thảo chương trình kiểm tra tính nguyên tố
của một số nguyên dương trên ngôn ngữ lập trình pascal và trình chiếu cho học sinh quan
sát.
Tiến hành chạy chương trình và kiểm thử với nhiều bộ số khác nhau để học sinh quan sát, từ
đó yêu cầu các em nhận xét và đề xuất ý kiến cho các bài toán tương tự như: kiểm tra số
chẵn, số lẻ…
1. Xây dựng thuật toán bằng cách liệt kê
Bước 1: Nhập số nguyên dương N;
Bước 2: Nếu N= 1 thì thông báo N không là số nguyên tố rồi kết thúc;
Bước 3: Nếu N<4 thì thông báo N là số nguyên tố rồi kết thúc;
Bước 4: i 2;
Bước 5: Nếu i > [
N
] thì thông báo N là nguyên tố rồi kết thúc;
Bước 6: Nếu N chia hết cho i thì thông báo N không là số nguyên tố rồi kết thúc;
Bước 7: i i + 1 rồi quay lại Bước 5;
2. Xây dựng thuật toán bằng cách sơ đồ khối

i > []
PHẦN KẾT LUẬN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG
1. KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu, xây dựng thuật toán, chạy và kiểm thử chương trình kết

quả cho thấy:
Sau khi làm việc với bộ dữ liệu mẫu thử, hệ thống làm việc bình thường, bước đầu
đáp ứng được các yêu cầu cơ bản nhất của việc giải toán trên máy tính. Xử lý và đưa ra
được các thông tin cần tìm từ những thông tin đã có và với cách khai thác bài học như trên
tôi đã gây được hứng thú trong học sinh và đạt hiệu quả cao, nâng cao mức độ hiểu bài của
học sinh đồng thời học sinh tự đề xuất được việc áp dụng giải thuật đối với các bài toán
tương tự khác.
Qua thời gian nghiên cứu và làm việc khẩn trương đề tài: “Một hướng khai thác Bài
toán và thuật toán thông qua ví dụ kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên dương”
đã được hoàn thành, góp phần vào việc giảng dạy môn tin học trong nhà trường.
2. PHƯƠNG HƯỚNG
Đề tài mang tính chất thiết thực về nội dung vì vậy phương hướng tới là:
- Tiếp tục hoàn thiện sao cho đề tài phát huy tính cao nhất
- Phải liên kết được các chương trình giải toán khác của nhà trường
- Thực hiện phân tích và xây dựng các bài toán tương tự để có những đề xuất tốt hơn cho
bài toán.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ths Trần Đức Huyên, “Phương pháp giải toán trong tin học”, nhà xuất bản Giáo dục,
2004.
2. Đỗ Xuân Lôi, “ Cấu trúc dữ liệu và giải thuật Data Structures”, nhà xuất bản Thống kê,
2004.
3. Hồ Sĩ Đàm, “Sách giáo khoa Tin học 10”, Nhà xuất bản Giáo dục, 2006
4. Hồ Sĩ Đàm, “Sách giáo viên Tin học 10”, Nhà xuất bản Giáo dục, 2006
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM ĐỀ TÀI
























×