Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Đổi mới kiểm tra đánh giá môn vật lí THPT..................Kết hợp tự luận và trắc nghiệm trong KT - ĐG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.16 KB, 20 trang )

Đổi mới kiểm tra đánh giá môn vật lí THPT Kết hợp tự luận và trắc nghiệm trong KT - ĐG
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong những năm gần đây, việc đổi mới công tác giáo dục diễn ra rất sôi động
trên thế giới và ở nước ta. Sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước đòi hỏi
ngành giáo dục phải đổi mới đồng bộ cả mục đích, nội dung, phương pháp và phương
tiện dạy học.
Trong việc đổi mới một cách đồng bộ như đã nói ở trên thì việc cải tiến và đổi
mới hệ thống cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh đã, đang và luôn
là vấn đề mang tính cấp thiết.
Kiểm tra đánh giá là một hoạt động thường xuyên, có vai trò hết sức quan trọng
trong quá trình dạy học. Nó là một khâu không thể tách rời của quá trình dạy học. Kiểm
tra đánh giá tốt sẽ phản ánh được đầy đủ việc dạy của thầy và việc học của trò, đồng
thời giúp cho các nhà quản lý giáo dục hoạch định được chiến lược trong quá trình quản
lý và điều hành. Cụ thể là đối với thầy, kết quả của việc kiểm tra đánh giá sẽ giúp họ
biết trò của mình học như thế nào để từ đó hoàn thiện phương pháp dạy học của mình.
Đối với trò, việc kiểm tra sẽ giúp họ tự đánh giá, tạo động lực thúc đẩy họ chăm lo học
tập. Đối với các nhà quản lý giáo dục, kiểm tra đánh giá đúng sẽ giúp họ có cái nhìn
khách quan hơn để từ đó có sự điều chỉnh về nội dung chương trình cũng như về cách
thức tổ chức đào tạo. Nhưng làm thế nào để kiểm tra đánh giá được tốt? Đây là một
trong những vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và có thể nói rằng
đây là một vấn đề mang tính thời sự.
Các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập rất đa dạng, mỗi phương pháp
có những ưu và nhược điểm nhất định, không có một phương pháp nào là hoàn mĩ đối
với mọi mục tiêu giáo dục. Thực tiễn cho thấy, dạy học không nên chỉ áp dụng một hình
thức thi, kiểm tra cho một môn học, mà cần thiết phải tiến hành kết hợp các hình thức
thi kiểm tra một cách tối ưu mới có thể đạt được yêu cầu của việc đánh giá kết quả dạy
học. Các bài thi kiểm tra viết được chia làm hai loại: loại luận đề và loại trắc nghiệm khách quan.
Đối với loại luận đề, đây là loại mang tính truyền thống, được sử dụng một cách
phổ biến trong một thời gian dài từ trước tới nay. Ưu điểm của loại này là nó cho học
sinh cơ hội phân tích và tổng hợp dữ kiện theo lời lẽ riêng của mình, nó có thể dùng để
kiểm tra trình độ tư duy ở trình độ cao. Song loại bài luận đề cũng thường mắc phải


- 1 -
Đổi mới kiểm tra đánh giá môn vật lí THPT Kết hợp tự luận và trắc nghiệm trong KT - ĐG
những hạn chế là: Nó chỉ cho phép khảo sát một số ít kiến thức trong thời gian nhất
định. Việc chấm điểm loại này đòi hỏi nhiều thời gian chấm bài, kết quả thi không có
ngay, thiếu khách quan, khó ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực và do đó trong một số
trường hợp không xác định được thực chất trình độ của học sinh.
Trong khi, phương pháp trắc nghiệm khách quan có thể dùng kiểm tra đánh giá
kiến thức trên một vùng rộng, một cách nhanh chóng, khách quan, chính xác; nó cho
phép xử lý kết quả theo nhiều chiều với từng học sinh cũng như tổng thể cả lớp học
hoặc một trường học; giúp cho giáo viên kịp thời điều chỉnh hoàn thiện phương pháp
dạy để nâng cao hiệu quả dạy học. Nhưng việc biên soạn một hệ thống câu hỏi trắc
nghiệm khách quan cho một bộ môn là một công việc không đơn giản, đòi hỏi sự quan
tâm của nhiều người, đặc biệt là các nhà giáo, phải qua nhiều thử nghiệm và mất nhiều
thời gian.
- 2 -
Đổi mới kiểm tra đánh giá môn vật lí THPT Kết hợp tự luận và trắc nghiệm trong KT - ĐG
2.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài:
Kiểm tra - đánh giá là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng
thực hiện mục tiêu học tập của học sinh về tác động và nguyên nhân của tình hình đó,
nhằm tạo cơ sở cho những quyết định của giáo viên và nhà trường, cho bản thân học
sinh để học sinh học tập ngày một tiến bộ hơn. Phương tiện và hình thức quan trọng của
đánh giá là kiểm tra.
Đánh giá với hai chức năng cơ bản là xác nhận và điều khiển. Xác nhận đòi hỏi
độ tin cậy, điều khiển đòi hỏi tính hiệu lực. thực hiện tốt đồng thời cả hai chức năng sẽ
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Đánh giá chất lượng giáo dục gồm nhiều vấn
đề, trong đó hai vấn đề cơ bản nhất là đánh giá chất lượng dạy của thầy và đánh giá chất
lượng học của trò. Đánh giá thực chất sẽ tạo động lực nâng cao chất lượng dạy và học.
Trong qúa trình hình thành và hoàn thiện nhân cách của mình, mỗi học sinh
được trải qua quá trình giáo dục bao gồm các mặt giáo dục trí tuệ, đạo đức, thể chất,

thẩm mĩ. Đánh giá chất lượng học tập của các môn học của học sinh thực chất là xem
xét mức độ hoàn thành mục tiêu giáo dục đã đặt ra cho quá trình giáo dục ở các môn
học, trong đó chủ yếu là xem xét những năng lực về mặt trí tuệ mà học sinh đã đạt được
sau một giai đoạn học tập.
Tham gia vào quá trình học tập, học sinh có mục đích chiếm lĩnh những tri thức
của môn học mà những tri thức này được mục tiêu của mỗi môn học đặt ra và yêu cầu
học sinh phải đạt được. Mục tiêu môn học đặt ra các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng,
thái độ thể hiện trong chương trình giáo dục phổ thông. Trong quá trình dạy học, giáo
viên phải đặt ra những kế hoạch để kiểm tra mức độ đạt được yêu cầu so với mục tiêu
đặt ra. Kiểm tra xem học sinh đạt được những yêu cầu về các mặt ở mức độ nào, so với
mục tiêu môn học đề ra hoàn thành được đến đâu.
- 3 -
Đổi mới kiểm tra đánh giá môn vật lí THPT Kết hợp tự luận và trắc nghiệm trong KT - ĐG
Hoạt động dạy và học luôn cần có những thông tin phản hồi để điều chỉnh kịp thời
nhằm tạo ra hiệu quả ở mức cao nhất thể hiện ở chất lượng học tập của học sinh. Dạy
học căn cứ kết quả đầu ra cần thông tin phản hồi đa dạng. Về phương diện này chất
lượng học tập được xem như chất lượng của một sản phẩm đang trong giai đoạn hình
thành và hoàn thiện. Sự điều chỉnh, bổ sung những kiến thức, kỹ năng, thái độ còn chưa
hoàn thiện giúp cho chất lượng học tập trở thành tri thức bền vững cho mỗi học sinh.
Việc kiểm tra chất lượng học tập sẽ giúp cho các nhà quản lý giáo dục, các giáo viên và
bản thân học sinh có những thông tin xác thực, tin cậy để có những tác động kịp thời
nhằm điều chỉnh và bổ sung để hoàn thiện sản phẩm trong quá trình dạy học.
Qui trình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập là quá trình tự sử dụng các hình
thức kiểm tra - đánh giá khác nhau trong suốt quá trình dạy học môn học nhằm rèn
luyện việc đạt các mục tiêu đã xác định trong đề cương môn học. Có 2 hình thức kiểm
tra - đánh giá: 1) Kiểm tra - đánh giá thường xuyên; 2) Kiểm tra - đánh giá định kỳ.
Kiểm tra - đánh giá thường xuyên là hoạt động của giáo viên sử dụng các kĩ thuật đánh
giá khác nhau trong các hình thức tổ chức thực hiện giờ dạy (lí thuyết, thảo luận, thực
hành, thí nghiệm, hoạt động theo nhóm, tự học, tự nghiên cứu, ) như một bộ phận của
phương pháp dạy học nhằm rèn luyện và kiểm tra việc rèn luyện các kiến thức, kĩ năng

đã được xác định trong mục tiêu của môn học. Kiểm tra - đánh giá định kì là hoạt động
của giáo viên vào những thời điểm đã được qui định trong đề cương môn học, gắn các
mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn với những phương pháp kiểm tra - đánh giá tương
ứng nhằm đánh giá, định hướng việc đạt mục tiêu môn học ở giai đoạn tương ứng của
học sinh. Kết quả kiểm tra - đánh giá định kì được xem là kết quả học tập môn học của
học sinh và là cơ sở để đánh giá chất khi kết thúc môn học.
Vị trí, vai trò của kiểm tra – đánh giá là không chỉ ở thời điểm cuối cùng của mỗi
giai đoạn giáo dục mà trong cả quá trình. Đánh giá ở mỗi thời điểm cuối mỗi giai đoạn
sẽ trở thành khởi điểm của một giai đoạn giáo dục tiếp theo với yêu cầu cao hơn, chất
lượng mới hơn trong cả một quá trình giáo dục.
- 4 -
Đổi mới kiểm tra đánh giá môn vật lí THPT Kết hợp tự luận và trắc nghiệm trong KT - ĐG
Đổi mới kiểm tra, đánh giá là hướng vào bám sát mục tiêu từng bài, từng chương
và mục tiêu giáo dục của môn học ở từng lớp, từng cấp. Các câu hỏi, bài tập sẽ đo được
mức độ thực hiện các mục tiêu đã được xác định. Đổi mới nội dung, phương pháp theo
hướng tích cực, chủ động, sáng tạo, tạo niềm tin, năng lực tự học cho học sinh thì đánh
giá phải đổi mới theo hướng phát triển trí thông minh, sáng tạo của học sinh, khuyến
khích vận dụng linh hoạt các kiến thức, kỹ năng đã học vào những tình huống thực tế,
làm bộc lộ những cảm xúc, thái độ của học sinh trước những vấn đề nóng hổi của đời
sống cá nhân, gia đình và cộng đồng. Chừng nào việc kiểm tra đánh giá chưa thoát khỏi
quỹ đạo học tập thụ động thì chưa thể phát triển dạy và học tích cực.
Hướng tới kiểm tra đánh giá công bằng, khách quan, kịp thời và không bỏ sót kết
quả học tập của học sinh, phải có tác dụng giáo dục và động viên học sinh, giúp học
sinh sửa chữa thiếu sót kịp thời. Bộ công cụ đánh giá sẽ được bổ sung các hình thức
đánh giá khác như đưa thêm dạng câu hỏi, bài tập trắc nghiệm; chú ý hơn tới đánh giá
cả quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh, quan tâm tới mức độ hoạt động tích cực, chủ
động của học sinh trong từng tiết học, cả tiết tiếp thu kiến thức mới và tiết thực hành,
thí nghiệm. Điều này đòi hỏi giáo viên phải bỏ nhiều công sức hơn cũng như công tâm
hơn trong việc kiểm tra đánh giá. Lãnh đạo nhà trường cần quan tâm và giám sát hoạt
động này.

Đánh giá hoạt động dạy học không chỉ đánh giá thành tích học tập của học sinh
mà còn bao gồm đánh giá quá trình dạy học nhằm cải tiến quá trình dạy học. Chú trọng
kiểm tra, đánh giá hành động, tình cảm của học sinh: nghĩ và làm. Năng lực vận dụng
vào thực tiễn của học sinh, thể hiện qua ứng xử, giao tiếp. Cần bồi dưỡng những
phương pháp, kỹ thuật lấy thông tin phản hồi của học sinh để đánh giá quá trình dạy
học.
Đánh giá kết quả học tập của học sinh, thành tích học tập của học sinh không chỉ
đánh giá kết quả cuối cùng mà chú ý cả quá trình học tập. Trong đó cần chú ý: Không
tập trung vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong
việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp. Căn cứ vào đặc điểm của từng môn học và hoạt
- 5 -
Đổi mới kiểm tra đánh giá môn vật lí THPT Kết hợp tự luận và trắc nghiệm trong KT - ĐG
động giáo dục ở mỗi cấp học, cần có quy trình đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét
của giáo viên cho từng môn học và hoạt động giáo dục.
Nội dung đánh giá có thể hơi “ cao” hơn so với trình độ học sinh ( đòi hỏi tư duy,
suy luận), nhưng không được quá khó, để kích thích sự tìm tòi, sáng tạo, hứng thú. Chú
trọng yêu cầu đòi hỏi học sinh phải hiểu nội dung, hiểu bản chất nội dung, không chỉ
thuộc một cách máy móc. Theo hướng phát triển các phương pháp tích cực để đào tạo
những con người năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội, thì việc kiểm tra đánh
giá không chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện kiến thức, lập lại các kỹ năng đã học mà phải
khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực
tế. Hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá cũng cần thể hiện sự phân hoá, đảm bảo 70% câu
hỏi, bài tập đo được mức độ đạt chuẩn - mặt bằng về nội dung học vấn dành cho mọi
học sinh THPT và 30% còn lại phản ánh mức độ nâng cao – dành cho học sinh có năng
lực trí tuệ và thực hành cao hơn.
Đổi mới kiểm tra đánh giá bao gồm cả đổi mới hình thức đánh giá, phương thức
đánh giá, phương tiện đánh giá, tiêu chí đánh giá, thiết kế đề kiểm tra để đánh giá học
sinh. Đổi mới hình thức đánh giá là sử dụng phối hợp các hình thức, phương pháp kiểm
tra đánh giá khác nhau, kết hợp giữa trức nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan.
Đổi mới phương thức đánh giá là tăng cường đánh giá trong giờ, ngoài giờ, chính thức

và không chính thức. Đánh giá qua quan sát, trao đổi - thảo luận, qua tự học, chuẩn bị,
tìm thêm tư liệu, sáng tạo, đồ dùng học tập. Tạo sự kết hợp linh hoạt giữa kiểm tra,
lượng giá, đánh giá định tính và định lượng. Chú trọng hướng dẫn học sinh phát triển
khả năng và thói quen tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau. Kết hợp giữa đánh giá của thầy
với đánh giá của trò. Có được như vậy thì mới tự điều chỉnh được cách dạy và cách học.
Đổi mới phương tiện đánh giá là tăng cường sử dụng công nghệ thông tin để giúp đánh
giá khách quan, chính xác và kịp thời. Với ự giúp đỡ này thì kiểm tra đánh giá sẽ không
còn là một công việc nặng nhọc đối với giáo viên, mà lại cho nhiều thông tin kịp thời
điều chỉnh hoạt động dạy, chỉ đạo hoạt động học. Đổi mới các tiêu chí đánh giá là phải
đánh giá được toàn diện các mặt của giáo dục của học sinh; đảm bảo sự tin cậy, chính
xác, công bằng, khách quan, phản ánh chất lượng thực; đảm bảo khả thi, phù hợp với
- 6 -
Đổi mới kiểm tra đánh giá môn vật lí THPT Kết hợp tự luận và trắc nghiệm trong KT - ĐG
điều kiện của học sinh, cơ sở giáo dục, mục tiêu từng môn học; đảm bảo yêu cầu phân
hoá; đảm bảo giá trị, hiệu quả cao. Đổi mới thiết kế đề kiểm tra để đánh giá học sinh là
vừa kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm khách quan. Thiết kế đề phải xác định được
mục đích, yêu cầu của đề; xác định mục tiêu dạy học; thiết lập ma trận hai chiều; thiết
kế đáp án, biểu điểm.
- 7 -
Đổi mới kiểm tra đánh giá môn vật lí THPT Kết hợp tự luận và trắc nghiệm trong KT - ĐG
2.2 Thực trạng của vấn đề:
Trong thời gian qua, có nhiều tác giả nghiên cứu về phương pháp trắc nghiệm
khách quan như: Nguyễn Thị Thu Hường (Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra đánh giá chất lượng kiến thức chương “Động
học chất điểm” lớp 10), Đàm Tố Giang (Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách
quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra đánh giá chất lượng kiến thức chương “Từ trường”
lớp 11), đã đạt được những kết quả nhất định.
Xuất phát từ nhận thức và suy nghĩ ở trên, qua thực tiễn giảng dạy môn Vật lí ở
trường THPT Đồng yên chúng tôi lựa chọn đề tài theo hướng: Xây dựng hệ thống câu
hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn với mong muốn góp phần nghiên cứu nâng

cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động kiểm tra đánh giá trong dạy học vật lí ở
trường phổ thông Đồng yên.
Trong khuôn khổ giới hạn của một SKKN, tôi chỉ dừng lại ở việc "Xây dựng hệ
thống câu hỏi kết hợp giữa trắc nghiệm khách quan và tự luận" nhằm đổi mới
phương pháp kiểm tra đánh giá trong môn vật lý khối THPT, nâng cao kĩ năng làm các
bài kiểm tra và đặc biệt là chuẩn bị hành trang cả kiến thức và kĩ năng cho các em tiến
tới các kì thi cấp tỉnh và cấp quốc gia.
- 8 -
Đổi mới kiểm tra đánh giá môn vật lí THPT Kết hợp tự luận và trắc nghiệm trong KT - ĐG
2.3 Các biện pháp giải quyết vấn đề:
2.3.1. Các kĩ năng phán đoán và các “bẫy” trong thi trắc nghiệm:
* Thủ thuật thứ 1.
Khi trong 4 phương án trả lời, có 2 phương án là phủ định của nhau, thì câu trả
lời đúng chắc chắn phải là một trong hai phương án này.
Ví dụ: Cho đồ thị biểu diễn một quá trình biến đổi trạng thái của chất khí (hình
dưới). Trong quá trình diễn biến từ trạng thái 1 đến trạng thái 2
A. áp suất chất khí giảm; B. thể tích chất khí tăng;
C. nhiệt độ chất khí thay đổi; D. nhiệt độ chất khí không đổi.
Chọn đáp án SAI.
Rõ ràng với trường hợp câu hỏi này, ta không cần quan tâm đến hai phương án A
và B, vì C và D không thể cùng đúng hoặc cùng sai được. Nếu vào thi mà gặp câu hỏi
như thế này thì coi như bạn may mắn, vì bạn đã được trợ giúp 50 - 50 rồi !
*Thủ thuật thứ 2.
Khi 4 đáp số nêu ra của đại lượng cần tìm có tới 3, 4 đơn vị khác nhau thì hãy
khoan tính toán đã, có thể người ta muốn kiểm tra kiến thức về thứ nguyên (đơn vị của
đại lượng vật lí).
Ví dụ: Một động cơ có thể kéo một chiếc tàu đi xa 100m trong khoảng thời gian
20 giây với lực phát động trung bình 5000N. Công suất của động cơ này là
A. 500 000 J; B. 500 000 kg.m/s;
C. 34 CV; D. 34 N.s.

Với bài toán này, sau một loạt tính toán, bạn sẽ thu được đáp số là 34 CV. Tuy
nhiên, chỉ cần nhanh trí một chút thì việc chọn đáp số 34 CV phải là hiển nhiên, không
cần làm toán.
*Thủ thuật thứ 3.
Đừng vội vàng “tô vòng tròn” khi con số bạn tính được trùng khớp với con số của
một phương án trả lời nào đấy. Mỗi đại lượng vật lí còn cần có đơn vị đo phù hợp nữa.
Ví dụ: Một hòn đá nặng 5kg đặt trên đỉnh một tòa nhà cao 20m. Lấy mốc thế năng
bằng không tại mặt đất và g = 10m/s
2
. Thế năng của hòn đá này là:
A. 100 J; B. 100 W;
- 9 -
Đổi mới kiểm tra đánh giá môn vật lí THPT Kết hợp tự luận và trắc nghiệm trong KT - ĐG
C. 1000 W; D. 1 kJ.
Giải bài toán này, bạn thu được con số 1000. Nhưng đáp án đúng lại là 1 cơ. Hãy cẩn
thận với những bài toán dạng này.
* Thủ thuật thứ 4.
Phải cân nhắc các con số thu được từ bài toán có phù hợp với những kiến thức đã
biết không. Chẳng hạn tìm bước sóng của ánh sáng khả kiến thì giá trị phải trong
khoảng 400nm đến 760 nm. Hay tính giá trị lực ma sát trượt thì hãy nhớ là lực ma sát
trượt luôn vào khoảng trên dưới chục phần trăm của áp lực. Trong ví dụ sau, hai con số
0,5 N và 6,48 N rõ ràng là không thể chấp nhận được.
Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 36 km/h thì tắt máy,
sau khi đi được đoạn đường 200m thì dừng hẳn. Lực ma sát trung bình tác dụng lên ô tô
trong quá trình này có độ lớn
A. 500 N; B. 0,5 N;
C. 6,48 N; D. 6480 N.
Bao giờ cũng vậy, trong 4 phương án trả lời, với một chút tinh ý và óc phán đoán
nhanh, trên cơ sở kiến thức đã học, bạn luôn luôn có thể loại trừ ngay 2 phương án
không hợp lí.

* Thủ thuật thứ 5.
Luôn luôn cẩn thận với những từ phủ định trong câu hỏi, cả trong phần đề dẫn lẫn
trong các phương án trả lời. Không phải người ra đề thi nào cũng “nhân từ” mà in đậm,
in nghiêng, viết hoa các từ phủ định cho bạn đâu. Hãy đánh dấu các từ phủ định để nhắc
nhở bản thân không phạm sai lầm.
Ví dụ: Hệ số đàn hồi (hay độ cứng) của một vật đàn hồi không phụ thuộc vào
A. tiết diện ngang của vật đàn hồi; B. chiều dài ban đầu của vật đàn hồi;
C. bản chất của vật đàn hồi; D. khối lượng riêng của vật đàn hồi.
Hãy nhớ là mỗi kì thi có không ít sĩ tử chọn sai chỉ vì những chữ “không” như trên.
* Thủ thuật thứ 6.
Tương tự, bạn phải cảnh giác với những câu hỏi yêu cầu nhận định phát biểu là
đúng hay sai. Làm ơn đọc cho hết câu hỏi. Thực tế có bạn chẳng đọc hết câu đã vội trả
lời rồi.
- 10 -
Đổi mới kiểm tra đánh giá môn vật lí THPT Kết hợp tự luận và trắc nghiệm trong KT - ĐG
Ví dụ: Chọn câu phát biểu ĐÚNG.
A. Khi các phân tử ở rất gần nhau, lực tương tác giữa chúng là lực hút;
B. Không có nhiệt độ thấp hơn 0 K;
C. Trong quá trình đẳng áp, thể tích khí tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối;
D. Trong hệ tọa độ (p, V), đường đẳng nhiệt là một parabol.
Cho như câu này là đơn giản, các Thí sinh thường không hay để ý đến các câu phía
sau như câu sau đây khi làm bài !
Khi vận tốc của một vật biến thiên thì
A. động lượng của vật biến thiên; B. thế năng của vật biến thiên;
C. động năng của vật biến thiên; D. cơ năng của vật biến thiên.
Chọn đáp án SAI.
* Thủ thuật thứ 7.
Đặc điểm của bài kiểm tra trắc nghiệm là phạm vi bao quát kiến thức rộng, có khi
chỉ những “chú ý”, “lưu ý”, “nhận xét” nhỏ lại giúp ích cho bạn rất nhiều khi lựa chọn
phương án trả lời. Nắm chắc kiến thức và tự tin với kiến thức mà mình có, không để bị

nhiễu vì những dữ kiện cho không cần thiết.
Xét ví dụ sau: Ném một vật lên cao với vận tốc ban đầu 5 m/s. Biết lực cản của
không khí tỉ lệ với bình phương vận tốc của vật. Vận tốc của vật khi rơi xuống chạm đất
có giá trị
A. vẫn là 5 m/s; B. lớn hơn 5 m/s;
C. nhỏ hơn 5 m/s; D. không thể xác định được.
Trong bài toán này, chi tiết “tỉ lệ với bình phương vận tốc” đưa ra chỉ với một
mục đích là làm cho bạn bối rối. Mấu chốt vấn đề là ở chỗ có sự xuất hiện của lực cản
trong bài toán. Hãy bỏ đi chi tiết “tỉ lệ với bình phương vận tốc”, là dữ kiện không cần
thiết (dữ kiện gây nhiễu), bài toán hẳn là đơn giản đi rất nhiều.
Trên đây là một số thủ thuật làm bài kiểm tra trắc nghiệm vật lí. Tuy nhiên, có
một điều tôi muốn nhấn mạnh với các học trò rằng: Cho dù hình thức kiểm tra, đánh giá
có thay đổi như thế nào đi nữa thì học cho chắc và bình tĩnh, tự tin khi làm bài vẫn là
hai yếu tố then chốt quyết định cho sự thành công của học trò.
- 11 -
Đổi mới kiểm tra đánh giá môn vật lí THPT Kết hợp tự luận và trắc nghiệm trong KT - ĐG
2.3.2. Rèn luyện kĩ năng tính toán khi làm các bài thi trắc nghiệm:
Suất phát từ các yêu cầu thực tế của việc thi trắc nghiệm và việc làm bài của học
sinh, trong qua trình làm các bài toán một số em làm các bài toán một cách ngẫu nhiên,
hoặc làm chọn sai các đáp án mà khi kiểm tra lại thì không nhận ra sai lầm ở đâu.
Khi giáo viên chấm các bài tập tự luận không thể chữa các sai lầm của từng đối
tượng học sinh. Vì vây khi làm các bài kiểm tra thường xuyên và định kì tôi đã đưa ra
các hình thức kiểm tra như sau: “Kết hợp tự luận và trắc nghiệm” vào bài kiểm tra của
học sinh.
Một số đề kiểm tra tiêu biểu thự hiện trong quá trình làm SKKN như sau:
Họ và tên:…………………… ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT
Lớp:……………………. Môn: Vật Lý 12
I - TRẮC NGHIỆM: (2đ)
Câu 1: Mạch dao động lý tưởng gồm
A. một tụ điện và một cuộn cảm thuần. B. một tụ điện và một điện trở thuần.

C. một cuộn cảm thuần và một điện trở thuần. D. một nguồn điện và một tụ điện.
Câu 2: Nhận xét nào dưới đây là đúng? Sóng điện từ
A. là sóng dọc giống như sóng âm.
B. là sóng dọc nhưng có thể lan truyền trong chân không.
C. là sóng ngang, có thể lan truyền trong mọi môi trường kể cả chân không.
D. chỉ lan truyền trong chất khí và bị phản xạ từ các mặt phẳng kim loại.
Câu 3: Chọn câu đúng:
A.Tia tím bị lêch ít nhất, tia đỏ bị Iệch nhiều nhất
B.Với ánh sáng đỏ, chiết suất của lăng kính lớn nhất
C.Với ánh sáng tím, chiết suất của lăng kính nhỏ nhất
D.Chiết suất của lăng kính có giá trị khác nhau đối với các ánh sáng đơn sắc có màu khác nhau
Câu 4: Tìm phát biểu sai về tia X:
A.Phát ra khi chùm tia electron đập vào kim loại có nguyên tử lượng lớn
B.Là sóng điện từ có bước sóng lớn hơn tia hồng ngoại
C.Có khả năng ion hoá chất khí
D.Có tính đâm xuyên mạnh
II – Tự luận: (8đ)
(Thí sinh giải toán vào phần để trống sau đó chọn đáp án đúng)
Câu 5: (1đ)
Thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng bước sóng
m
µλ
4,0=
, ta thu
được các vân giao thoa trên màn E cách mặt phẳng hai khe một khoảng D = 1,2m, khoảng vân i = 0,8
mm. Khoảng cách giữa hai khe là :
- 12 -
Đổi mới kiểm tra đánh giá môn vật lí THPT Kết hợp tự luận và trắc nghiệm trong KT - ĐG
A. 0,3 mm B. 0,6 mm C. 1,2 mm D. một giá trị khác.
Câu 6: (1đ)

Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, biết a = 5mm, D = 2m.Khoảng cách giửa 6 vân sáng
liên tiếp là 1,5 mm. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc là :
A.0,65μm B. 0,71μm C. 0,75μm D. 0,69μm
Câu 7: (1đ)
Mạch dao động điện từ LC có
C 0,1 F= µ

L 1 mH=
, mạch này có thể thu được sóng điện từ có tần số:
A. 31830,9 H
Z
. B. 15915,5 H
Z
. C. 603,292 H
Z
. D. 15,915 H
Z
.
Câu 8: (1đ)
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe 2mm, hình ảnh giao thoa
được hứng trên màn ảnh cách hai khe 1m. Sử dụng ánh sáng đơn sắc có buớc sóng
λ
, khoảng vân đo
được là 0,2mm. Vị trí vân sáng bậc ba kể từ vân sáng trung tâm là:
A. 0,4 mm B. 0,5 mm C. 0,6 mm D. 0,7 mm
Câu9: (1đ)
Một mạch dao động gồm một cuộn dây có hệ số tự cảm
6
L 10 H


=
và một tụ điện mà điện dung thay đổi từ
10
6,25.10 F

đến
8
10 F

. Lấy π = 3,14. Tần số nhỏ nhất của mạch dao động này bằng:
A. 2 MHz. B. 1,6 MHz. C. 2,5 MHz. D. 41 MHz.
Câu 10: (1đ)
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai vân sáng cạnh nhau là
1,8mm. Tại các điểm M, N trên màn nằm cùng một phía so với vân sáng trung tâm O và cách O lần
lượt : 5,4mm ; 18,9mm .Trên đoạn MN có bao nhiêu vân sáng?
A. 6 B. 7 C. 8 D. 9
- 13 -
Đổi mới kiểm tra đánh giá môn vật lí THPT Kết hợp tự luận và trắc nghiệm trong KT - ĐG
Câu 11: (1đ)
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng
chứa hai khe đến màn quan sát là 2m và khoảng vân là 0,8 mm. Cho c = 3.10
8
m/s. Tần số ánh sáng đơn sắc dùng trong thí
nghiệm là
A. 5,5.10
14
Hz. B. 4,5. 10
14
Hz. C. 7,5.10
14

Hz. D. 6,5. 10
14
Hz.
Câu 12: (1đ)
Trong thí nghiệm về giao thoa với ánh sáng trắng có (
d
λ
=0,75
m
µ
;
t
λ
= 0,4
m
µ
). Khoảng cách từ hai khe đến màn 2m,
khoảng cách giữa hai khe sáng là 0,5mm. Bề rộng của quang phổ bậc 1 và bậc 3 lần lượt là:
A. 14mm và 42mm B. 14mm và 4,2mm C. 1,4mm và 4,2mm D. 1,4mm và 42mm
………………………………Hết…………………………….
(giám thị coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên: …………………………… KIỂM TRA 45 PHÚT
Lớp:……… Môn: Vật lý 11
I – Trắc nghiệm: (2đ)
Câu 1: (0.5đ)
Chọn câu sai
Suất điện động tự cảm trong một mạch điện có giá trị lớn khi
A Cường độ dòng điện trong mạch có giá trị lớn B .Cường độ dòng điện trong mạch biến thiên
nhanh
C Cường độ.dòng điện trong mạch tăng nhanh D .Cường độ dòng điện trong mạch giảm nhanh

Câu 2: (0.5đ)
Định luật Len-xơ được dùng để :
A .Xác định độ lớn của suất điện động cảm ứng trong một mạch điện kín .
B .Xác định chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một mạch điện kín .
C .Xác định cường độ của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một mạch điện kín .
D .Xác định sự biến thiên của từ thông qua một mạch điện kín , phẳng .
Câu 3: (0.5đ)
Từ trường đều có các đường sức từ :
A. Song song và cách đều nhau. B. Khép kín.
C. Luôn có dạng là đường tròn. D. Có dạng thẳng.
Câu 4: (0.5đ)
Lực Lơlenxơ là lực do từ trường tác dụng lên
A. ống dây. B. dòng điện.
C. hạt mang điện chuyển động. D. nam châm
II – Tự luận: (8đ)
- 14 -
Đổi mới kiểm tra đánh giá môn vật lí THPT Kết hợp tự luận và trắc nghiệm trong KT - ĐG
(Thí sinh làm vào phần để trống sau đó chọn đáp án đúng ở bên dưới)
Câu 5: Một cuộn tự cảm có độ tự cảm 0,1H , trong đó dòng điện biến thiên đều 200A/s thì suất điện
động tự cảm sẽ có giá trị :
A .10V B .20V B .0,1kV D .2kV
Câu 6: Cuộn tự cảm có L = 2mH khi có dòng điện cường độ 10A đi qua.Năng lượng từ trường tích luỹ
trong cuộn tự cảm có giá trị :
A.0,05J B .0,1J C .1J D .4J
Câu 7: Một khung dây có diện tích 5cm
2
gồm 50 vòng dây.Đặt khung dây trong từ trường đều có cảm
ứng từ B và quay khung theo mọi hướng.Từ thông qua khung có giá trị cực đại là 5.10
-3
Wb.Cảm ứng

từ B có giá trị nào ?
A .0,2 T B .0,02T C .2,5T D .Một giá trị khác
Câu 8: Một đoạn dây dẫn dài 5 (cm) đặt trong từ trường đều và vuông góc với vectơ cảm ứng từ. Dòng
điện chạy qua dây có cường độ 0,75 (A). Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó là 3.10
-2
(N). Tính độ lớn
Cảm ứng từ của từ trường:

A. 0,8 (T). B. 0.4T C. 0.2T D. 0.1T
Câu 9: Một vòng dây tròn đặt trong chân không có bán kính R = 10cm mang dòng điện I = 5OA Độ
lớn của vectơ cảm ứng từ tại tâm vòng dây là:
A . B = 6,28 . 10
-4
T B . B = 6,28 .10
-5
T C . B = 3,14 . 10
- 4
T D . B = 3,14 . 10
-5
T
- 15 -
Đổi mới kiểm tra đánh giá môn vật lí THPT Kết hợp tự luận và trắc nghiệm trong KT - ĐG
Câu 10: Một ống dây có dòng điện I = 20 A chạy qua tạo ra trong lòng ống dây một từ trường đều có
cảm ưng từ B = 2,4 .10
-3
T . Số vòng dây quấn trên mỗi mét chiêu dài của ống dây là :
A . n = 955,4 vòng B . n = 95,94 vòng C . n = 191,1 vòng D . n = 19 ,11 vòng
Câu 11: Một hạt có điện tích q = 3,2.10
-19
C bay vào vùng có từ trường đều với

Bv ⊥
, với v
=2.10
6
m/s, từ trường B = 0,2T. Lực lorenxơ tác dụng vào hạt điện có độ lớn :
A. 12,8.10
-13
N B. 1,28.10
-13
N C. 12,8.10
-12
N D. 1,28.10
-14
N
Câu 12: . Một đoạn dây dẫn dài l = 0,2m đặt trong từ trường đều sao cho dây dẫn hợp với vectơ cảm
ứng từ

B
một ước α = 30
0
. Biết dòng điện chạy qua dây là 10A, cảm ứng từ

B
= 2.10
-4
T. Lực từ tác
dụng lên đoạn dây dẫn là:
A. l0
-4
N. B. 2.10

-4
N C. 10
-3
N

D. 1.10
-3
N
……………………………………… Hết…………………………………
(Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên:…………………… BÀI KIỂM TRA
Lớp:………… Môn: Vật lý khối 10
Thời gian:
(Thí sinh làm trực tiếp vào phần để trống, sau đó chọn đáp án)
Câu 1: Một vật có khối lượng 500g được treo vào đầu một lò xo có độ cứng K không đổi làm lò xo
giãn ra một đoạn bằng 5cm. nếu người ta treo thêm một vật có khối lượng 100g thì lò xo giãn ra một
đoạn bằng bao nhiêu? lấy g = 10m/s
2
.
A. 0.01cm B. 0.06m C. 0.1m D. 0.06cm
Câu 2: Một vật có khối lượng 200g đang đứng yên thì người ta truyền cho vật một vận tốc bằng
36km/h rồi thả cho vật chuyển động thẳng chậm dần đều, vật chuyển động sau 5s thì dừng hẳn. tính
lực ma sát tác dụng vào vật?
- 16 -
Đổi mới kiểm tra đánh giá môn vật lí THPT Kết hợp tự luận và trắc nghiệm trong KT - ĐG
A. 0.4N B. 4N C. 400N D. 40N
Câu 3: Một người kéo một chiếc hộp gỗ có khối lượng 25kg trượt đều trên mặt sàn năm ngang bằng
một lực 50N. Tính hệ số ma sát giữa sàn và đáy hộp gỗ. lấy g = 10m/s
2
.

A. 0.2 B. 0.02 C. 2 D. 0.002
Câu 4: Hai quả cầu giống nhau có khối lượng 100kg, bán kính R = 2mm được đặt sát vào nhau. Tính
lực hấp dẫn giữa chúng.
A. 41,6.10
-2
N B. 0,41.10
-2
N C. 416,8N D. 4,16.10
-2
N
Câu 5: Một ôtô có khối lượng 500kg chuyển động đều vận tốc 36km/h qua một cây cầu có bán kính
cong là 25m như hình vẽ. Tính độ lớn của áp lực đặt vào mặt cầu khi xe chuyển động qua điểm M ở
giữa cầu. lấy g = 10m/s
2
.
A. 1000N B. 3000N C. 5000N D. 7000N
Câu 6: Một vật có khối lượng 500g chịu tác dụng của lực có độ lớn 0.20N. tính gia tốc của vật khi đó?
A. 4m/s
2
B. 40m/s
2
C. 0.4m/s
2
D. 0.04m/s
2
- 17 -
M
Đổi mới kiểm tra đánh giá môn vật lí THPT Kết hợp tự luận và trắc nghiệm trong KT - ĐG
2.4 Hiệu quả của SKKN:
Trong quá trình tiến hành SKKN tôi đã thu được một số hiệu quả như sau:

- Các lớp thực hiện đề tai bao gồm: 11B9, 12C1, 12C4 trước và sau khi thực hiện
SKKN có một số chuyển biến tích cực như sau:
Các danh mục cần so sánh
11B9 12C1 12C4
Trước Sau Trước Sau Trước Sau
Tỉ lệ chuyên cần 45% 75% 50% 73% 75% 85%
Kĩ năng làm bài thi trắc nghiệm 32% 59% 35% 55% 50% 75%
Kĩ năng phân tích đánh giá 15% 50% 30% 45% 40% 65%
Kĩ năng giải các bài toán vật lí 30% 60% 30% 55% 45% 75%
Khả năng học sinh tự đánh giá
năng lực bản thân.
20% 55% 30% 65% 40% 60%
Qua quá trình thực hiện SKKN tôi có thể tự đánh giá khá chính xác năng lực tư duy của
học sinh, sửa lỗi cho học sinh các sai sót cơ bản trong quá trình làm bài của học trò.
Tăng cường khả năng tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa giám khảo và thí sinh
tham gia các kì thi kiểm tra đánh giá năng lực bản thân.
- 18 -
Đổi mới kiểm tra đánh giá môn vật lí THPT Kết hợp tự luận và trắc nghiệm trong KT - ĐG
3. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
3.1 .MỘT SỐ KẾT LUẬN:
Vấn đề đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy
và học, đổi mới phương tiện, thiết bị dạy học, công tác quản lý không thể thiếu được
đổi mới kiểm tra đánh giá. Bởi vì, đổi mới kiểm tra đánh giá chính là động lực để đổi
mới phương pháp dạy học.
Từ những cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý của đề tài, qua phân tích thực trạng công tác
đổi mới kiểm tra đánh giá môn vật lí tại trường THPT Đồng yên – Bắc quang – Hà
giang. tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp đổi mới kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục. Như vậy, mục đích nghiên cứu đã hoàn thành. Tôi đã đưa ra một
số biện pháp vừa mang tính thực tiễn vừa mang tính khả thi là:
* Tăng cường vai trò làm chủ đề thi của học sinh.

* Xây dựng ma trận đề môn Vật lí THPT.
* Phát huy vai trò của Ban khảo thí.
* Phát huy vai trò tự kiểm tra đánh giá của học sinh .
* Vai trò, trách nhiệm của người thầy trong kiểm tra đánh gí học sinh.
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
+ Đối với trường THPT Đồng yên:
- Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, hoạt động đổi mới nội dung chương trình,
SGK, phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá nói
riêng.
- Có chuyên đề bồi dưỡng phương pháp ra đề, kiểm tra đánh giá cho giáo viên các bộ
môn vật lí.
Trên đây là một số sáng kiến nhỏ của tôi. Kính mong các đồng chí đồng nghiêp
góp ý cho tôi để sáng kiến có hiệu quả hơn trong thực tiễn giảng dạy!
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người viết
Nguyễn Trung kiên
- 19 -
Đổi mới kiểm tra đánh giá môn vật lí THPT Kết hợp tự luận và trắc nghiệm trong KT - ĐG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Điều lệ trường THPT số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007.
2. Luật Giáo dục 2005. NXB Lao động 2007.
3. Quy chế 40 đánh giá xếp loại học sinh THCS-THPT.
4. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên. NXB Giáo dục.
5. Hồ Ngọc Đại - Giải pháp giáo dục. NXB hà Nội 2007.
6. Thái Duy Tuyên – Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới. NXB Giáo dục
2008.
7. Nguyễn Thị Thu Hường (Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan
nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra đánh giá chất lượng kiến thức chương “Động học
chất điểm” lớp 10),
8. Đàm Tố Giang (Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa

chọn nhằm kiểm tra đánh giá chất lượng kiến thức chương “Từ trường” lớp 11)
- 20 -

×