Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Quá độ lên Chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.93 KB, 10 trang )

Mục lục Trang
A. Đặt vấn đề……………………………………………………1
B. Giải quyết vấn đề…………………………………………….1
I.Cơ sở lí luận ……………………………………………….......1
1. lí do việt nam chọn con đường này……………………………1
2 Phương hướng, mục tiêu……………………………………….2
3. Khả năng thực hiện……………………………………………2
4. Nhận thức về con đường quá độ………………………………5
II. Thực trạng của Việt Nam trong quá trình quá độ…………….5
1. Thành tựu…………………………………………………….5
2. Hạn chế……………………………………………………….6
III. Biện pháp…………………………………………………….7
C. Kết thúc vấn đề………………………………………………..8
1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Con đường tiến lên CNXH, đã đang và sẽ là sự lựa chọn duy nhất của
chúng ta. Tuy nhiên để tiến đến được CNXH chúng ta còn phải trải qua
nhiều chặng đường đầy gian lao và thử thách, đó là bước quá độ để Tổ quốc
Việt Nam có thể sánh vai với các cường quốc hùng mạnh trên thế giới, để
chúng ta tiến đến chế độ mới, chế độ Cộng sản chủ nghĩa. Nhưng từ giờ đến
đó chúng ta còn bao nhiêu công việc phải làm, bao nhiệm vụ phải hoàn tất.
Con đường mà chúng ta đang đi đầy chông gai, đòi hỏi chúng ta phải có
được phương hướng đúng đắn. Phải nêu được rõ nhiệm vụ cơ bản mà chúng
ta cần làm. Để có thể làm được điều đó, chúng ta cần có nhận thức đúng đắn
về CNXH và con đường quá độ để tiến lên CNXH. Đó chính là lý do khiến
em chọn đề tài: Quá độ lên Chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ Tư bản chủ
nghĩa
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.Lí do Việt Nam chọn con đường này:
Thứ nhất, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, phù hợp với quy luật


phát triển của xã hội và với nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân
lao động ở nước ta.
Thứ hai, nhân dân ta tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mĩ. Vì vậy khi kết thúc chiến tranh chúng ta không thể lại đưa nước ta phát
triển theo con đường của hai nước kia theo.
Thứ ba, trên thế giới có nhiều nước phát triển theo con đường tư bản chủ
nghĩa nhưng kết quả chỉ có một số ít nước có nền kinh tế phát triển còn lại
theo Kissinger: “ Châu Phi đói, Châu Á nghèo, Châu Mĩ La- Tinh nợ nần
chồng chất.
2
Thứ tư, nước ta có tiềm năng kinh tế, có khả năng thực hiện con
đường này, song đây là con đường khó khăn, phức tạp, gian khổ, không thể
một sớm một chiều.
2.Phương hướng, mục tiêu:
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm
1991 đã phác họa mô hình CNXH mà nhân dân ta xây dựng với sáu đặc
trưng. Đại hội lần thứ X bổ sung, phát triển, làm cho mô hình CNXH đang
được xây dựng ở nước ta toàn diện hơn, hoàn chỉnh hơn. Đó là: "Xã hội xã
hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh,
công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát
triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp
với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có
cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc trong
cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng
tiến bộ; có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; có quan hệ hữu nghị
và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới".
3. Khả năng thực hiện
Bước quá độ lên CNXH của Việt Nam chỉ có thể được xác định một

cách khoa học, có tính khả thi, thuyết phục trong một tương lai rất xa, khi có
đủ điều kiện về cơ sở thực tiễn và lý luận vững chắc. Cố Tổng bí thư
Nguyễn Văn Linh đã từng nói rằng, nếu điều gì chưa rõ ràng, chưa thể xác
định chính xác thì chưa nên đưa vào Cương lĩnh. Vì vậy, chúng ta không nên
vội vàng, giản đơn xác định vấn đề quá độ lên CNXH ở nước ta trong
Cương lĩnh lần này, trong khi cơ sở thực tiễn và lý luận chưa được khẳng
3
định một cách khoa học. Vấn đề này cần được xem xét, đánh giá lại một
cách thận trọng trên cơ sở tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận một cách
khoa học.
Thực tiễn, điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay và trong vài
chục năm tới chưa thể có cơ sở vật chất và kỹ thuật, nền tảng của CNXH mà
vẫn là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, phát triển theo xu thế kinh
tế tri thức, xu thế phát triển của thế giới trong nhiều năm tới. Đó cũng chính
là thực tiễn và tương lai của thế giới. Tương lai của thế giới trong nhiều năm
tới là xu thế phát triển kinh tế tri thức, không phân biệt chế độ chính trị - xã
hội. Chế độ chính trị - xã hội là việc chọn lựa của mỗi nước, mỗi dân tộc,
nhưng trong bối cảnh cạnh tranh, hội nhập quốc tế, các nước muốn phát triển
kinh tế có hiệu quả và chất lượng, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân
dân không thể đi theo con đường mòn cũ trong các thế kỷ qua mà phải phát
triển theo xu thế kinh tế tri thức, dựa vào các yếu tố sản xuất mới, khoa học,
tiến bộ về công nghệ mới, quản lý, điều hành nền kinh tế một cách khoa học
hơn, chứ không phải chỉ dựa vào vốn, lao động và khai thác cạn kiệt nguồn
tài nguyên của đất nước như trước đây.
Kinh tế VN trong nhiều năm tới cũng nằm trong bối cảnh đó. Chúng
ta đã xác định đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN,
mục tiêu XHCN là, dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Mục tiêu tổng quát trong Cương lĩnh lần này có nêu: Từ nay đến khoảng
giữa thế kỷ XXI phấn đấu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp
hiện đại, theo định hướng XHCN. Cương lĩnh cũng nêu lên một số phương

hướng cơ bản như: xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, nền dân chủ
XHCN trong khi chúng ta chưa có CNXH, mà chỉ mới có định hướng
XHCN, trình độ dân chủ nói chung của chúng ta hiện nay còn hạn chế. Kinh
4
tế - xã hội VN từ nay đến giữa thế kỷ XXI, khoảng 40 năm nữa có lẽ vẫn
phát triển trong xu thế chung của thế giới là kinh tế thị trường hiện đại, phát
triển kinh tế tri thức. Chúng ta kiên trì định hướng XHCN, nhưng vẫn chưa
có CNXH trong một tương lai 40-50 năm tới, dù cho đến lúc đó, nước ta có
thể trở thành một nước công nghiệp hiện đại theo định hướng XHCN như
nêu trong Cương lĩnh.
Từ nay đến khoảng 40-50 năm tới nền kinh tế VN về cơ bản vẫn là
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, vẫn chưa có CNXH, chưa có nền
tảng của CNXH mà chỉ có thể phát triển theo xu thế kinh tế tri thức, phù hợp
với trào lưu của thế giới hiện đại. Đây có lẽ là dự báo có tính thực tiễn, khả
thi, có tính thuyết phục hơn là chúng ta vội vàng khẳng định sự quá độ lên
CNXH ở nước ta một cách giản đơn, trong khi chưa có cơ sở thực tiễn, về
mặt lý luận cũng chưa có cơ sở khoa học để khẳng định có tính thuyết phục.
Nền kinh tế thị trường, dù có định hướng XHCN và kinh tế tri thức,
bản thân nó không thể sản sinh ra CNXH, không thể tạo ra cơ sở vật chất -
kỹ thuật, nền tảng của CNXH như chúng ta mong muốn. Kinh tế tri thức chỉ
có thể sản sinh một nền sản xuất hiệu quả, chất lượng cao trên cơ sở vận
dụng những yếu tố sản xuất mới, những thành tựu mới của khoa học - kỹ
thuật, tạo điều kiện vững chắc để nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân
dân các nước, chứ không tạo nền tảng riêng cho một chế độ chính trị - xã hội
nào. Do đó, có thể nói, chúng ta chưa có cơ sở thực tiễn và lý luận vững
chắc, thuyết phục để xác định bước quá độ lên CNXH trong Cương lĩnh lần
này và cả trong tương lai vài chục năm tới.
4.Nhận thức về việc bỏ qua TBCN đi lên CNXH ở Việt Nam:
Lãnh đạo công cuộc đổi mới, nhận thức của Đảng về con đường quá độ lên
5

×