Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả bài dạy chính tả so sánh phụ âm đầu cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.95 KB, 23 trang )

PHÒNG GD – ĐT GIÁ RAI
Trường TH Phong Tân
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
(ĐỀ TÀI : “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả bài dạy chính tả so sánh
phụ âm đầu cho học sinh lớp 4”)
Họ và tên : Trương Vũ Phương.
Năm sinh : 02/09/1979.
Trình độ chuyên môn : Đại học.
Đơn vị công tác : Trường TH Phong Tân.
Nhiệm vụ được phân công năm học 2011 - 2012: Dạy lớp.
*******
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
Nhân cách con người chỉ có thể được hình thành thông qua hoạt động và giao
tiếp. Để xã hội tồn tại và phát triển, để giao tiếp được thuận tiện, thì mỗi dân tộc,
mỗi quốc gia đều có ngôn ngữ riêng. Tiếng Việt là ngôn ngữ được thống nhất trên
toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.Trong cuộc sống hàng ngày, mọi người muốn giao tiếp
hay trao đổi thông tin thường thông qua hai hình thức là sử dụng ngôn ngữ nói hoặc
ngôn ngữ viết. Về ngôn ngữ viết thì yêu cầu trước tiên là phải viết đúng chính tả.
Vì chính tả có thống nhất thì việc giao tiếp bằng ngôn ngữ viết mới không bị cản
trở giữa các địa phương, các vùng trong cả nước, cũng như giữa các thế hệ đời
trước với các thế hệ đời sau.
Trong các vấn đề về ngôn ngữ, vấn đề chính tả được đặt ra trong nhà trường
là một cách hết sức cần thiết. Vì vậy, việc dạy chính tả phải được coi trọng ngay từ
buổi đầu đối với học sinh tiểu học. Trong nhà trường, việc rèn luyện cho học sinh
viết chính tả là một khâu rất cần thiết và vô cùng quan trọng . Dạy chính tả là dạy
kỹ năng sử dụng âm tiết, chữ viết, tiến tới hiểu và sử dụng ngôn ngữ một cách
1
chính xác. Việc viết đúng chính tả giúp học sinh trong quá trình giao tiếp đạt hiệu
quả cao trong đời sống.
Viết sai lỗi chính tả là hiện tượng thường gặp trong tất cả các học sinh ở
các cấp học. Vì vậy, muốn giảm bớt được điều này thì ngay ở bậc Tiểu học, người


giáo viên cần phải có sự uốn nắn, rèn luyện bước đầu tạo đà phát triển cho các em
ở các cấp học trên, nghĩa là rèn luyện cho các em kỹ năng Nghe – Nói – Đọc –
Viết ở cấp hạ tầng cơ sở. Hơn nữa, việc sai chính tả không chỉ xảy ra ở các âm
tiết, phụ âm cuối mà còn xảy ra ngay ở phụ âm đầu như: s/x; v/d ; tr/ch ;ng/ngh;
g/gh ; g/r;. . . Do vậy, nghiên cứu để đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất
lượng dạy kiểu bài chính tả ( so sánh phụ âm đầu ) là việc làm cần thiết trong việc
giảng dạy ở cấp Tiểu học hiện nay, góp phần thực hiện tốt mục tiêu dạy học Tiếng
Việt ở cấp học này.
II/ NỘI DUNG:
1/ Thực trạng:
Trong tình hình chung hiện nay trường tiểu học đang từng bước đổi mới
phương pháp dạy học, dạy học lấy học sinh làm trung tâm, đặc biệt chú trọng đến
học sinh yếu kém, học sinh cá biệt v.v. Tuy nhiên đối chiếu với mục tiêu môn học
thì việc dạy học chưa đạt kết quả như mong muốn như: nhiều học sinh còn viết sai
chính tả, sách giáo khoa vẫn còn một số hạn chế như sách giáo khoa không có nêu
các trọng điểm chính tả cần dạy ở các vùng phương ngữ cơ bản. Do đó khi dạy giáo
viên gặp khó khăn. Trước trực trạng ấy tìm biện pháp nâng cao chất lượng dạy học
đó là điều rất cần thiết để việc dạy học ở tiểu học có hiệu quả mục tiêu chương
trình đề ra. Vì mục tiêu tôi chọn là:”Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả bài
dạy chính tả so sánh phụ âm đầu cho học sinh lớp 4” làm đề tài.
2/ Nhiệm vụ và phương pháp thực hiện:
Để thực hiện được đề tài sáng kiến kinh nghiệm này ta cần xác định những
nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Nghiên cứu các vấn đề về ngôn ngữ học như hệ thống ngữ âm Tiếng Việt làm
cơ sở lý luận cho đề tài.
2
- Khảo sát các tài liệu dạy học như sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu
tham khảo khác để phân tích ngững thuận lợi và khó khăn của giáo viên và học
sinh. Khi dạy học chính tả ở trường Tiểu học nói chung ở lớp 4 nói riêng.
- Khảo sát thực trạng dạy học bao gồm hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động

học của học sinh, để tìm hiểu những ưu điểm, nhược điểm, những thành tựu và hạn
chế của hoạt động dạy học chính tả lớp 4 ở trường Tiểu học.
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học chính tả so sánh phụ âm
đầu cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học.
3/ Cơ sở lý luận:
a) Cơ sở tâm lý học:
- Mục đích dạy chính tả là hình thành cho học sinh năng lực viết thành thạo
thuần thục chữ viết Tiếng Việt theo các chuẩn chính tả, nghĩa là giúp học sinh hình
thành các kĩ xảo chính tả.
- Hình thành cho học sinh kĩ xảo chính tả nghĩa là giúp học sinh viết đúng chính
tả một cách tự động hoá, không cần phải trực tiếp nhớ tới các quy tắc chính tả,
không cần đến sự tham gia của ý chí. Để dạt được điều này, có thể tiến hành theo
hai cách: Có ý thức và không có ý thức. Cách không có ý thức (còn gọi là phương
pháp máy móc, cơ giới) chủ trương dạy chính tả không cần biết đến sự tồn tại của
các quy tắc chính tả, không cần hiểu mối quan hệ giữa ngữ âm và chữ viết, những
cơ sở từ vựng và ngữ pháp chính tả, mà chỉ đơn thuần là việc viết đúng từng
trường hợp, từng từ cụ thể. Cách dạy học này tốn nhiều thời giờ, công sức và
không thúc đẩy được sự phát triển của tư duy, chỉ củng cố trí nhớ máy móc ở một
mức độ nhất định. Cách có ý thức (còn gọi là phương pháp có ý thức, có tính tự
giác) chủ trương cần phải bắt đầu từ việc nhận thức các quy tắc, các mẹo luật
chính tả. Trên cơ sở đó, tiến hành và từng bước đạt tới các kĩ xảo chính tả. Việc
hình thành các kĩ xảo bằng con đường có ý thức sẽ tiết kiệm được thời gian, công
sức. Đó là con đường ngắn nhất và có hiệu quả cao nhất. Đối với học sinh tiểu
học cần vận dụng cả hai cách nói trên. Trong đó cách không có ý thức chủ yếu
được sử dụng ở các lớp đầu cấp, còn cách có ý thức cần được sử sụng thích hợp
3
chủ yếu ở các lớp cuối cấp.
Gần đây một số nhà nghiên cứu vấn đề dạy - học chính tả lại có xu hướng
khẳng định trong các cách học, cách “nhớ từng chữ một” (cách không có ý thức)
được coi là giải pháp hữu hiệu hơn cả, hợp lý hơn cả, nhất là đối với học sinh tiểu

học (bởi vì học sinh độ tuổi tiểu học có khả năng ghi nhớ máy móc khá tốt, khả
năng học thuộc khá nhanh). Theo cách này, học sinh chỉ cần tập trung nhớ mặt
chữ của những từ dễ viết sai. Những từ dễ viết sai này chiếm tỷ lệ không nhiều, do
đó, học sinh có thể ghi nhớ được. Vì vậy việc dạy học chính tả ở trường tiểu học
không nên tập trung vào các “trọng điểm chính tả” mà gây sự dàn trải, tản mạn,
được như vậy thì chất lượng, hiệu quả dạy học chính tả sẽ được nâng cao.
b) Cơ sở ngôn ngữ học:
- Về cơ bản, chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm, nghĩa là mỗi âm vị được
ghi bằng một con chữ. Nói cách khác, giữa cách đọc và cách viết thống nhất với
nhau. Đọc như thế nào sẽ viết như thế ấy. Trong giờ chính tả, học sinh sẽ xác định
được cách viết đúng bằng việc tiếp nhận chính xác các âm thanh của lời nói. Cơ
chế của cách viết đúng là xác lập được mối liên hệ giữa âm thanh và chữ viết.
- Giữa đọc và viết, giữa tập đọc và viết chính tả có mối quan hệ mật thiết với
nhau nhưng lại có qui trình hoạt động trái ngựơc nhau. Nếu tập đọc là sự chuyển
hoá văn bản dưới dạng âm thanh thì chính tả lại là sự chuyển hoá văn bản dưới
dạng âm thanh thành văn bản viết. Tập đọc có cơ sở chuẩn mực là chính âm, còn
tập viết (viết chính tả) có cơ sở là chính tự (chính tự là sự biểu hiện của qui tắc
chính tả ở một đơn vị . Một từ xét về mặt chính tả được gọi là một chính tự.
Nói rằng chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm học, giữa cách đọc và cách
viết thống nhất với nhau là nói về nghuyên tắc chung, còn trong thực tế, về biểu
hiện của mỗi quan hệ giữa đọc (phát âm) và viết (viết chính tả) khá phong phú,
đang dạng. Cụ thể chính tả Tiếng Việt không dựa hoàn toàn vào cách phát âm thực
tế của một phương ngữ nhất định nào (Phương ngữ là cách phát âm khác biệt, lệch
so với chuẩn của từng vùng, từng khu vực, từng địa phương).
Cách phát âm thực tế các phương ngữ đều có những sai lệch so với chính âm,
4
cho nên không thể thực hiện phương châm “nghe như thế nào, viết như thế ấy”
được. (Ví dụ : không thể viết ra dề, da đình, chời đất……như cách phát âm miền
Nam Bộ).
- Chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm học nhưng trong thực tế, muốn viết

đúng chính tả, việc nắm nghĩa của từ rất quan trọng. Hiểu nghĩa của từ là một
trong những cơ sở giúp người học viết đúng chính tả. Ví dụ nếu giáo viên đọc một
từ có hình thức ngữ âm là “za” thì học sinh có thể lúng túng trong việc xác định
hình thức chữ viết của từ này. Nhưng nếu đọc gia đình hoặc da thịt hay ra vào
(đọc trọn vẹn từ, mỗi từ gắn với một nghĩa xác định) thì học sinh dễ dàng viết
đúng chính tả. Vì vậy, có thể hiểu rằng chính tả Tiếng Việt còn là loại chính tả
ngữ nghĩa. Đây là một đặc trưng quan trọng về phương diện ngôn ngữ của chính
tả Tiếng Việt mà khi dạy chính tả, giáo viên cần chú ý.
4/ Một số nguyên tắc dạy chính tả:
a) Nguyên tắc dạy chính tả theo khu vực:
- Dạy chính tả theo khu vực nghĩa là nội dung giảng dạy về chính tả phải sát
hợp với phương ngữ. Tức là phải xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi chính tả của
học sinh ở từng khu vực, từng miền để hình thành nội dung giảng dạy, phải xác
định được trọng điểm chính tả cần dạy cho học sinh ở từng khu vực, từng địa
phương.
Ví dụ phương ngữ Nam bộ: Có hiện tượng đồng nhất hoá hai phụ âm đầu /v/
và /z/ và đồng nhất hoá hai cặp phụ âm cuối /n/, /ng / và /t/ , /k/ khi phát âm.
Ví dụ : áo len – leng keng -> Phát âm tiếng “len “và tiếng “leng” hoàn toàn giống
nhau.
Xem xiếc – xiết chặt -> Phát âm tiếng “xiếc “và tiếng “xiết” hoàn toàn
giống nhau.
- Nguyên tắc này giáo viên trước khi dạy cần tiến hành điều tra cơ bản để nắm
lỗi chính tả phổ biến của học sinh, từ đó lựa chọn nội dung giảng dạy thích hợp.
Nguyên tắc này giáo viên cần tăng cường sự linh hoạt sáng tạo trong giảng dạy, cụ
thể trong việc xây dựng nội dung bài sao cho sát hợp với đối tượng học sinh lớp
5
mình dạy.
b) Nguyên tắc kết hợp chính tả có ý thức với chính tả không có ý thức:
Trong quá trình dạy chính tả cho học sinh, giáo viên không chỉ sử dụng một
phương pháp mà phải sử dụng phối hợp hai phương pháp có ý thức và không có ý

thức một cách hợp lý nhằm đạt tới một hiệu quả dạy học cao.
Trong giờ dạy, giáo viên cần sử dụng, khai thác tối đa phương pháp có ý thức.
Giáo viên cần phải được trang bị những kiến thức về ngữ âm học, từ vựng – ngữ
nghĩa học có liên quan đến chính tả để nhằm giúp học sinh xây dựng các qui tắc
chính tả, các “mẹo” chính tả, giúp học sinh ghi nhớ cách viết một cách khái quát,
có hệ thống.
Ví dụ : + Những từ ngữ nghi ngờ viết ch hay tr : Thì ta viết là “ch” nếu chúng
chỉ những đồ dùng trong gia đình (hoặc chỉ những người thân trong gia đình) : chai,
chén, chảo , chiếu, chum, chậu, chăn…(hoặc: chú, cha, chồng, chị, cháu, chắt…)
+ Những từ nghi ngờ viết s hay x : Ta viết là “s” nếu chúng chỉ cây cối,
hoa quả và rau : sung, si, sứ, vú sữa, sa sâm, sắn, sầu riêng, cao su, su su, sú vẹt,…
Tóm lại, phát huy tính có ý thức trong dạy chính tả sẽ tiết kiệm được thời giờ và
mang lại kết quả nhanh chóng, chắc chắn, cụ thể, hơn nữa còn gây được hứng thú
cho học sinh. Nguyên tắc kết hợp chính tả có ý thức với chính tả không có ý thức
được coi là nguyên tắc cơ bản, chủ đạo trong việc dạy chính tả cho học sinh.
c) Nguyên tắc phối hợp giữa phương pháp tích cực với phương pháp tiêu
cực( xây dựng cái đúng loại bỏ cái sai):
- Phương pháp tích cực là cung cấp cho học sinh các qui tắc chính tả, hướng
dẫn học sinh thực hành luyện tập nhằm hình thành các kĩ xảo chính tả.
- Phương pháp tiêu cực là đưa ra những trường hợp viết sai chính tả, hướng dẫn
học sinh phát hiện sửa chữa, rồi từ đó hướng học sinh đi đến cái đúng.
- Về các loại lỗi chính tả của học sinh cơ bản có ba loại sau:
+ Lỗi chính tả do không nắm vững chính tự. Lỗi này thường gặp khi viết các
phụ âm đầu: d/gi, tr/ch, ng/ngh, s/x,…Để sửa lỗi này, học sinh cần nắm vững các
qui tắc chính tả, nhớ kĩ mặt chữ trong các từ có phụ âm đầu dễ lẫn lộn.
6
+ Lỗi chính tả do không nắm vững cấu trúc âm tiết Tiếng Việt. Ví dụ: quyét
sạch, qoanh co, khúc khuỷ…Để sửa lỗi này học sinh cần hiểu âm tiết Tiếng Việt
được cấu thành bởi mấy thành phần, là những thành phần nào, vị trí của từng thành
phần trong âm tiết…

+ Lỗi chính tả do viết theo lỗi phát âm địa phương hoặc do không nắm vững
chính âm. Loại lỗi này mỗi địa phương sai một khác. Có vùng viết d thành r, có
vùng viết l thành n…Để sửa loại lỗi này, học sinh cần nắm vững chính âm trong
Tiếng Việt, cần tập phát âm đúng chuẩn, tập viết nhiều lần những lỗi mà địa
phương mình thường mắc. Giáo viên có thể xây dựng các “ mẹo” để giúp học sinh
viết đúng.
- Để học sinh sửa các loại lỗi chính tả theo hướng loại bỏ cái sai, xây dựng cái
đúng, đi từ cái sai đến cái đúng, giáo viên có thể nêu ra những đoạn văn, đoạn thơ
trong đó có nhiều từ viết sai chính tả để học sinh mình tự phát hiện lỗi, tìm hiểu
nguyên nhân sai và chữa lại cho đúng.
- Phương pháp tiêu cực giúp học sinh phát hiện óc phân tích, xét đoán, đồng thời
kiểm tra, củng cố được kiến thức về chính tả của học sinh. Phương pháp tiêu cực
chỉ nên coi là thứ yếu, có tính chất bổ trợ cho phương pháp tích cực. Trong quá
trình giảng dạy chính tả giáo viên cân phối hợp một cách hợp lý, hài hoà và có hiệu
quả hai phương pháp này.
5/ Cơ sở thực tiển:
a) Chương trình và sách giáo khoa:
Chương trình phân môn chính tả lớp 4, ngoài các tuần ôn tập thì các bài học
chính tả được trình bày trong 31 tuần. Mỗi tuần có một tiết, học kỳ 1 có 16 tiết,
học kỳ 2 có 15 tiết. Bài chính tả được bố chí song song với tập đọc, luyện từ và
câu, kể chuyện, tập làm văn. Bài chính tả gồm các dạng bài chính tả : nghe - viết,
nhớ - viết.
* Chính tả đoạn bài:
- Về nội dung: Bài viết chính tả có thể được trích từ bài tập đọc trước đó
hoặc là một nội dung tóm tắt của bài tập đọc, có thể là nội dung biên soạn mới có
7
cùng chủ đề (độ dài khoảng 80 - 90 chữ).
- Về hình thức: Có hai hình thức. Chính tả đoạn bài được sử dụng là chính tả
nghe - viết và chính tả nhớ - viết. Sách chú trọng hình thức chính tả nghe - viết và
nhớ - viết. Hình thức chính tả nhớ - viết chỉ có ở HKI (3 bài), HKII (5 bài). Hình

thức chính tả so sánh được lồng ghép trong tất cả các bài chính tả âm vần.
*Chính tả âm vần:
- Học sinh luyện viết các chữ ghi tiếng có âm, vần, thanh dễ viết sai chính tả
do cả ba nguyên nhân: Do bản thân các âm, vần, thanh khó (khó phát âm, cấu tạo
phức tạp), do học sinh không nắm vững quy tắc ghi âm chữ quốc ngữ hoặc do ảnh
hưởng của cách phát âm địa phương.
+ Phụ âm: l/n, s/x, tr/ch, d/gi/r.
+ Vần: an/ang, ăn/ăng, ân/âng, en/eng, ươn/ương, iên/iêng, uôn/uông,
im/iêm, ât/âc, ăt/ăc, iêt/iêc, uôt/uôc, ươt/ươc, ut/uc, ưt/ưc, ên/ênh, in/inh, êt/êch,
iu/iêu, o/ô.
+ Thanh: thanh hỏi/ thanh ngã.
- Về nội dung: Bài chính tả âm vần là bài tập lựa chọn được đặt trong ngoặc
đơn. Ví dụ : (2), (3). Mỗi bài tập lựa chọn gồm hai đến ba bài tập dành cho những
vùng phương ngữ nhất định. Giáo viên căn cứ vào đặt điểm địa phương và thực tế
phát âm của học sinh để lựa chọn bài tập hoặc tự biên soạn bài tập mới thích hợp.
- Về hình thức: Hình thức bài tập chính tả âm vần rất phong phú và đa dạng.
Nội dung bài tập mang tính tình huống và thể hiện rõ quan điểm giao tiếp trong
dạy học. Hình thức bài tập chính tả âm vần mới xuất hiện ở lớp 3 vẫn tiếp tục
được sử dụng ở lớp 4 như:
+ Phân biệt cách viết các từ dễ lẫn trong câu, trong đoạn văn.
+ Tìm tiếng có nghĩa điền vào ô trống trong bảng cho phù hợp.
+ Tự rút ra quy tắc chính tả qua các bài tập thực hành.
+ Đặt câu để phân biệt các từ có hình thức chính tả dễ lẫn.
+ Giải đố để phân biệt từ ngữ có âm vần thanh dễ lẫn.
+ Nối tiếng từ ngữ đã cho để tạo thành từ ngữ hoặc câu đúng.
8
+ Tìm từ ngữ chứa âm vần dễ lẫn qua gợi ý nghĩa của từ, qua gợi ý từ
đồng âm, từ trái nghĩa,…
Ngoài cáchính thức bài tập chính tả âm vần vừa nêu, ở sách lớp 4 có thêm
một số hình thức chính tả mới như:

+ Tập phát hiện và sửa lỗi trong bài chính tả của em.
+ Ghi các lỗi và cách sửa từng lỗi vào sổ tay chính tả.
+ Xếp các từ ngữ cho sẵn thành hai cột (cột gồm các từ viết đúng và cột
gồm các từ viết sai chính tả).
+ Tìm các từ láy có tiếng chứa âm hoặc thanh cho sẵn.
+ Viết lại các câu cho đúng chính tả.
+ Tìm các tính từ có âm đầu hoặc vần cho trước.
+ Tìm tiếng thích hợp với mỗi ô trống để hoàn thiện câu chuyện hoặc đoạn
văn cho trước.
+ Tìm các trường hợp chỉ viết với một hình thức chính tả duy nhất (không
có đối lập).
Học sinh được tiếp cận với những kiến thức nêu trên sẽ được rèn những kĩ
năng như sau:
+ Rèn kĩ năng viết chính tả và kĩ năng nghe cho học sinh.
+ Kết hợp rèn luyện một số kĩ năng sửng dụng Tiếng Việt và phát triển tư
duy cho học sinh.
+ Mở rộng hiểu biết về cuộc sống, con người, góp phần hình thành nhân
cách con người mới.
* Các bài so sánh phụ âm đầu được sắp xếp như sau :
+ l/n : Học kỳ I : 5 tiết ; Học kỳ II : 3 tiết.
+ s/x : Học kỳ I : 4 tiết ; Học kỳ II : 4 tiết
+ tr/ch : Học kỳ I : 4 tiết ; Học kỳ II : 4 tiết
+ r/d/gi : Học kỳ I : 3 tiết ; Học kỳ II : 4 tiết.
Trong các phần trên học sinh Nam Bộ thường hay bị mắc lỗi s/x, tr/ch,
r/d/gi là đa số, phần lớn l/n học sinh rất ít mắc lỗi.
9
Trong khi đó ngoài các trường hợp dễ bị mắc lỗi trên học sinh vẫn còn bị
mắc một số lỗi khác tương đương như : v/d, ng/ngh, g/gh. Nhưng sách giáo khoa
Tiếng Việt 4 không đề cập đến.
Ví dụ : - v/d : da chạm (va chạm); dá áo ( vá áo); duốt de (vuốt ve); dò đầu

( vò đầu),…
- ng/ngh: nghề nghiệp (ngề ngiệp); nghỉ ngơi (ngỉ ngơi); ngành học
(nghành học),
- g/gh : gánh lúa (ghánh lúa); bàn ghế (bàn gế),
b) Sách giáo viên:
- Phần hướng dẫn dạy chính tả trong sách giáo viên được sắp xếp sau phần tập
đọc. Phần hướng dẫn : Từ trang 15 đến trang 18 bao gồm các mục sau :
A. Mục đích yêu cầu (chung cho cả phân môn).
B. Nội dung dạy - học: gồm ba phần.
C. Các biện pháp dạy - học.
D. Quy trình dạy học.
- Phần hướng dẫn cụ thể bao gồm các mục sau:
I. Mục đích yêu cầu.
II. Đồ dùng dạy học.
III. Các hoạt động dạy học.
Hầu hết các bài này chỉ để tên phân môn không có để tên bài cụ thể: Vì vậy
khi dạy giáo viên ghi tên bài thường lấy tên bài của bài cần viết chính tả.
Về nội dung: Theo tôi thấy là vừa đủ có hướng dẫn rõ ràng từng tiết cụ thể.
Phần bài tập lựa chọn tác giả củng đề cập đến việc: Giáo viên tuỳ chọn bài tập phù
hợp với cùng phương ngữ của mình. Điều đó giúp giáo viên chủ động trong việc
dạy học, giúp giáo viên có thể linh hoạt, sáng tạo lựa chọn hình thức tổ chức cho
phù hợp với đối tượng học sinh nhằm đạt hiệu quả thiết thực nhất.
c) Phương tiện:
Đối với phân môn này đồ dùng dạy học hầu như ít hơn tất cả các môn học khác.
Nhưng để thực hiện tiết dạy đạt kết quả cao giáo viên, học sinh cũng cần những
10
phương tiện sau:
- Giáo viên : Bảng phụ, phiếu giấy khổ to (GV tự làm), bút dạ, SGK, SGV,
các tài liệu tham khảo khác.
- Học sinh : SGK, Vở BT Tiếng Việt, vở ghi, bảng con, bút chì, sổ tay chính

tả,…
- Khâu soạn bài giáo viên sử dụng quá máy móc bài soạn hướng dẫn của sách
giáo viên mà không chế biến thành cụ thể cho phù hợp trình độ của lớp mình. Một
phần giáo viên không có đủ thời gian để nghiên cứu sáng tạo trong tiết dạy thiết
thực, vì rất nhiều công việc khác chi phối ảnh hưởng rất nhiều đến việc soạn bài
của giáo viên. Các hình thức chuẩn bị bài dạy đều phụ thuộc vào các tài liệu có
sẵn .
- Vịêc quy định giáo viên phải soạn các giáo án chi tiết vừa không phù hợp
với điều kiện lao động của giáo viên vừa tạo ra hình thức đối phó hoặc soạn bài
một cách hình thức.
Dạy học theo phương pháp như vậy đang cản trở việc đào tạo những người lao
động, năng động tự tin, linh hoạt sáng tạo, sẵn sàng thích ứng với những đổi mới
diễn ra hàng ngày. Vì vậy đòi hỏi phải có biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong
giờ dạy cũng như nhằm tích cực hoá các hoạt động học tập của học sinh.
Thực trạng như vừa phân tích cho thấy cần khai thác nội dung và lựa chọn
hình thức thích hợp để nâng cao chất lượng dạy học chính tả nói riêng Tiếng Việt
nói chung cho học sinh lớp 4 ở trường tiểu học Phong Tân chúng tôi đang công tác.
Chính vì vậy chúng tôi đề xuất một số biện pháp khi dạy chính tả cho học sinh lớp
4 như sau:
6/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BÀI DẠY CHÍNH
TẢ SO SÁNH PHỤ ÂM ĐẦU CHO HỌC SINH LỚP 4.
6.1/ Những biện pháp chính:
6.1.1/ Giáo viên phải chú trọng trong việc phát âm đúng:
Theo tôi muốn rèn cho học sinh viết đúng chính tả, điều trước tiên nhất, cần
nhất là giáo viên phải làm gương cho học sinh trong việc phát âm đúng. Cho nên
11
giáo viên cấn phải thường xuyên luyện phát âm đúng bằng cách khắc phục đúng lỗi
do ảnh hưởng của tiếng địa phương. Phải củng cố cho mình những kiến thức về
ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa học và phải biết vận dụng những kiến thức đó, việc
phân loại lỗi chính tả, vào việc giúp học sinh sữa các lỗi chính tả một cách có cơ

sở.
Khi viết bảng lớn, khi chấm bài cho học sinh giáo viên phải chú ý viết đúng
chữ, đúng chính tả và viết đẹp để học sinh noi theo. Ngoài ra, giáo viên vòn cần
biết lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp cho từng loại bài chính tả nói chung.
Trong các tiết chính tả, giáo viên cần chú ý thực hiện đầy đủ có chất lượng
trong hướng dẫn chính tả, luyện viết từ khó, giải nghĩa từ…Học sinh chỉ viết tốt bài
chính tả khi nào các em hiểu được nghĩa và nắm được cách viết các từ khó trong
bài.
6.1.2/ Sửa sai phát âm - rèn cho học sinh ý thức đọc đúng để viết đúng chính
tả:
Học sinh thường hay viết sai do phát âm sai (nói thế nào viết thế ấy) những
tiếng có phụ âm đầu s/x; gi/d, có phụ âm cuối n/ng, c/t…, những tiếng vần: at
thành ac ; ăng thành ăn ; au thành ao…
Ví dụ: đướng xá - đọc thành - đường sá
Gia đình - đọc thành - da đình
tiến bộ - đọc thành - tiếng bộ
cái bát - đọc thành - cái bác
buồng cau - đọc thành - buồng cao…
Để sửa cho học sinh trong các trường hợp này, trước hết GV tập cho học sinh
phát âm đúng các tiếng đó trong các bài tập đọc. Giáo viên phải phát âm thật chuẩn,
sau đó cho học sinh phát âm lại, tập cho các em phát âm đúng các trường dễ mắc
lỗi trên.
Yêu cầu học sinh về nhà tập chép đoạn cần viết vào sổ rèn luyện chữ viết từ 2
đến 4 lần, để học sinh vừa rèn chữ viết, vừa dễ nhớ mặt chữ ( giáo viên có kiểm tra)
để đến tiết học GV hướng dẫn cho học sinh thuật nhớ các từ và cách ghi các từ (dễ
12
lẫn lộn) trong bài nhanh hơn và làm cho học sinh khắc sâu những từ ngữ đó.
6.1.3/ Gây hứng thú học tập cho học sinh qua việc tổ chức các trò chơi học
tập trong tiết dạy học chính tả:
Để học sinh tiếp thu kiến thức một cách tích cực, chủ động giáo viên cần tạo

sự hướng thú học tập cho các em trong giờ học. Bởi vì làm việc gì có hứng thú thì
kết quả sẽ cao hơn. Nhà giáo dục học nổi tiếng Nga K.D.Usin-xki đã nói: “Việc
học tập không hứng thú và chỉ do sức mạnh cưỡng bức sẽ giết chết mọi ham muốn
tìm tri thức của học sinh”. Vì vậy gây hứng thú học tập cho học sinh là điều rất
quan trọng. Tôi thường tổ chức các trò chơi học tập trong tiết chính tả nhằm gây
hứng thú cho học sinh và thông qua đó giúp các em rèn kĩ năng viết đúng chính tả.
Các trò chơi tôi tổ chức có tên như : Tìm từ nhanh nhất ; tiếp sức ; ai nhanh…
Ví dụ: Tìm tính từ, có hai tiếng đều bắt đầu bằng l hoặc n ( thời gian 3 phút ) ở
bài : “Người tìm đường lên các vì sao”. BT(2). a) - Trang 126.
Yêu cầu : Các nhóm học sinh sẽ hoạt động trao đổi lẫn nhau tìm hết khả năng của
mình, các em đều viết vào giấy nháp riêng.
Hết 3 phút GV tổng kết qua vở nháp theo cặp học sinh của từng nhóm, công bố
kết quả, tuyên dương nhóm cao điểm nhất. Sau đó GV chỉ định một cặp của một
nhóm nào đó trong các nhóm của lớp lên bảng. Một em khá đọc em yếu nghe - nhớ
- viết hết số từ ngữ của nhóm mình tìm được. Cả lớp theo dõi nhận xét, sửa sai, bổ
sung. Sau đó GV kết luận chốt lại kết quả đúng.
Ví dụ 2 : Cùng nhau hiểu biết
Sử dụng bảng lớp những em trong tổ đều được tham gia chơi “Tiếp sức” trong
việc tìm từ mới .
Giáo viên hô câu lệnh, các em hãy tìm từ láy có tiếng chứa âm s hay âm x
( bài : Người viết truyện thật thà). Mỗi đội 4 học sinh cùng tham gia một lúc, đội
nào tìm được nhiều từ đúng trong một thời gian qui định là thắng. Trò chơi này
giúp các em tìm hiểu nhiều từ mới rất vui và bổ ích cho các em.
Bên cạnh đó, tôi còn tiến hành cho học sinh thói quen : nghe - nhớ hết câu, cụm
từ trước khi viết bài bằng cách cần nhắc lại câu văn, cụm từ giáo viên vừa đọc hay
13
bạn vừa đọc.
Ví dụ: Cho học sinh: Đọc – nghe – nhớ – nhắc lại (không viết) một đoạn văn sau
trong bài chính tả : “ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”
“Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài / tôi trợt nghe tiếng khóc tỉ tê./ Đi vài

bước nữa / tôi gặp chị Nhà Trò/ gục đầu bên tảng đá cuội./”
Sau khi học sinh nhắc lại đúng, GV tuyên dương khuyến khích những em khá
giỏi đã nghe tốt, nhắc lại chính xác và nhắc nhở, động viên những em nghe –nhắc
lại chưa đạt cần chú ý tập trung hơn.
6.1.4/ Rèn cho học sinh tính cẩn thận trong khi viết:
Một số em trong khi viết bài còn lơ là quen thói cẩu thả nên còn sai lệch giữa
các chữ: giữa q/ p , giữa n / u , giữa ng / ngh , giữa o / ô , giữa iê / yê , giữa v /
d… và viết hoa tuỳ tiện hoặc không viết hoa những từ cần viết hoa. Vì vậy cần rèn
cho học sinh tính cẩn thận trong khi viết.
- Trước hết GV nhắc nhở học sinh ngồi đúng tư thế, cách cầm bút, cách để
vở đúng qui định, hướng dẫn các em viết đúng mẫu chữ qui định, không được viết
thừa nét, thiếu nét, trình bày đúng theo qui định của mỗi loại bài chính tả (Văn xuôi
- thể thơ) .
- Sau đó GV cho lớp quan sát bài viết đẹp, nêu gương học sinh viết và trình
bày bài viết sạch đẹp, có điểm cao cho cả lớp xem.
- GV thường xuyên nhận xét chữ viết của học sinh qua mỗi bài viết, tuyên
dương những học sinh tiến bộ trong việc rèn chữ viết. Hình thức này đã giúp cho
học sinh ý thức rèn chữ viết, cẩn thận hơn trong khi viết.
- Cho HS làm sổ riêng để luyện chữ viết, GV có theo dõi, nhắc nhở và chấm
bài theo định kỳ hàng tuần.
6.1.5/ Rèn cho học sinh ý thức tập trung khi viết:
Tập cho học sinh có một thói quen biết tập trung trong cách viết cần chú ý
những đìều sau: :
- Phối hợp các hành động: nghe – nhìn, phát âm chuẩn – nhớ và viết trong giờ
học chính tả, cũng như trong giờ học các phân môn khác.
14
- Khi GV đọc bài HS phải nhẩm chữ nhớ cả cụm từ sau đó mới viết, không nên
viết liền khi GV vừa mới đọc, phải viết các con chữ rõ ràng.
- Trong giờ viết chính tả tuyệt đối không nói chuyện, không nhẩm bài to, lắng
nghe thầy cô đọc bài rồi nhẩm lại tay viết, mắt nhìn vở, nhìn chữ.

- GV luôn theo dõi biểu dương kịp thời những học sinh có ý thức viết đúng,
viết đẹp trong lớp qua các tiết học, cổ vũ động viên lôi cuốn những học sinh còn
viết chưa đúng học tập theo bạn.
6.1.6/ Giúp học sinh nắm vững các mẹo luật chính tả:
Một số học sinh còn sai lỗi chính tả do không nắm vững qui tắc chính tả, do
phát âm địa phương và do quen với hình thức chữ viết. Vì vậy giáo viên cần giúp
học sinh nắm vững thuật nhớ và các mẹo chính tả trong từng trường hợp mắc lỗi
của học sinh. Sau đây xin trình bày một số mẹo chính tả mà học sinh thường mắc :
a) Phân biệt ch / tr:
a.1/ Thuật nhớ cách viết phân biệt ch / tr dựa vào nét nghĩa chung:
- Từ chỉ người thân trong gia đình, họ hàng đều viết với ch .
Ví dụ : cha, chú, chồng, chị, cháu, chắt, chút , chít…
- Từ chỉ đồ dùng, dụng cụ nhà nông phần lớn viết với ch .
Ví dụ : chai, chảo, chày, chạn, chăn, chiếu, chậu, chén, chĩnh, chuỗi hạt, dây
chuyền, chuôi dao,…
* Ngoại lệ : bàn trang, bức tranh, cái tráp, cái trống.
- Tên động vật sống gần người, chim muôn, cá phần lớn được viết với ch .
Ví dụ : chó, gà chọi, chàng hiu, châu chấu, con chí, chim chóc, chèo bẻo, chìa
vôi, chích choè, chiền chiện, con chồn, con chuột, cá chim, cá cháo, cá chẻm, cá
chuối, cá chép,…
* Ngoại lệ :cá tra, con trai, cá trích , trôi, trê, chim trĩ, con trâu, con trùn (con
giun).
- Tên cây và hoa quả phần lớn viết với ch.
Ví dụ : cây chò, cây chỉ, cây chàm, chòi mòi, chôm chôm, …
* Ngoại lệ : sơn trà, trà mi, cây trám, trầm hương, trinh nữ,…
15
- Tên các món ăn phần lớn viết với ch.
Ví dụ : chả, chao, cháo, bánh chay, bánh chưng, chè,…
* Ngoại lệ : bánh tráng, bánh trôi.
- Cử động thao tác của cơ thể, động tác lao động chân tay thường viết với ch.

Ví dụ : chà đạp, chải chuốt, chao đảo, cúi chào, chạy nhảy, chăm bón, chắp vá,
chấm bài, che đậy, chế biến, chuyên chỡ, chuyền bóng, chửi mắng,……
* Ngoại lệ : trề môi, tay trỏ, trùm khăn, trổ hình.
- Từ công cụ biểu thị ý phủ định, khước từ, nghi vấn thường viết với ch.
Ví dụ : chả lẽ, chắc hẳn, chẳng lẽ, chớ hề, chưa hề, chưa chừng,…
- Từ chỉ vị trí trong không gian, thời gian, trình tự, thướng viết với tr :
Ví dụ : trên, trong, trước hết, trước tiên, trước sau, trở lên trên, trở xuống,…
a. 2/ Căn cứ vào âm đệm để phân biệt ch / tr:
Phụ âm tr rất hiếm khi đứng trước âm đệm, tức rất ít khi đứng trước các vần
oa, oă, oe, uê, ngoại trừ chữ gốc hán như : truân, truất, truy, truyền, truyện…Vậy
trước một vần có âm đệm thì ta nên viết ch. Ví dụ : choạc, choai choai, choáng mắt,
choàng áo, chích choè,…
Ngoài ra còn một số cách khác để phân biệt như : dựa vào đặc điểm từ láy âm;
dựa vào nghĩa của từ để phân biệt; dựa vào từ đồng nghĩa.
b) Phân biệt s / x :
b.1/ Dựa vào nét nghĩa chung :
- Từ chỉ cây cối, hoa quả và rau viết với s :
Ví dụ : sa sâm, sài đất, sài hồ, cam sành, săng lẻ, sầu riêng, vú sữa, rau sam,…
* Ngoại lệ : xà cừ, xà nu, cây xoài, cây xoan, xương rồng, cỏ xước.
- Tên chim cá, muông thú, côn trùng viết với s :
Ví dụ : san hô, sao biển, hươu sao, sáo sậu, săn sắt, cá sấu, sâu bọ, chim sâu, con
sò, sóc, sói, …
* Ngoại lệ : xén tóc, mãng xà, bọ xít, xoắn trùng.
- Từ chỉ sự vật và hiện tượng tự nhiên viết với s :
Ví dụ : sa mạc, ánh sáng, sẫm tối, sấm chớp, sình lầy, sóng thần, sơn lâm, suối,…
16
- Những từ có nghĩa “sụp xuống”, “ giảm sút” viết với s :
Ví dụ : sa sẩy, sa sút, sạt lở, đổ sập, suy sụp, …
- Tên một số bệnh viết với s :
Ví dụ : sản giật, sẩn ngứa, sổ mũi, sốt rét, sởi, suyễn,…

- Nhiều đồ vật viết với s :
Ví dụ : sa bàn, sà lan, cây sào, cái sịa, cái sọt, sơ đồ, …
- Tên các thức ăn và đồ dùng liên quan tới việc nấu ăn viết với x :
Ví dụ : thịt xá xíu, nước xá xị, phở xào, xi rô, xì dầu, xíu mại, xốt cá chua…
* Ngoại lệ : kẹo sô cô la, bánh su sê, kem sữa, bánh sừng bò, canh sườn.
- Một số vật thể và dụng cụ viết với x :
Ví dụ : vải xa tanh, xà beng, gỗ xà cừ, xà nhà, xà cột, xà mâu (vũ khí), xà phòng,
túi xách, xi măng, cối xay, cái xẻng, thùng xô, cái xửng,…
b. 2/ Căn cứ vào âm đệm để phân biệt s / x :
- s rất ít kết hợp với các vần oa, oă, oe, uê, …Trước những vần này thường viết
với x : xoa đầu, tóc xoăn, mùa xuân, xoè hoa, xuề xoà, vòng xuyến, xuý xoá…
* Ngoại lệ : soạn bài, rà soát, sột soạt, sờ soạng.
Ngoài ra còn một số cách khác để phân biệt như: dựa vào đặc điểm từ láy âm;
dựa vào nghĩa của từ để phân biệt.
c. Đối với g – gh:
- GV chú ý hướng dẫn HS vận dụng có ý thức một số qui tắc để làm căn cứ,
giúp cho học sinh biết phân loại, so sánh và viết đúng các trường hợp chính tả.
- GV gợi cho học sinh nhớ lại qui tắc chính tả và nêu ra :
+ “ngh” kết hợp được với các nguyên âm: i, e, ê, iê, ia.
+ “ng” kết hợp được với các nguyên âm:a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, uô, ươ, ua, ưa.
Cho học sinh chép lại vào sổ tay chính tả và ghi nhớ.
- Ngoài ra học sinh cũng hay nhầm lẫn khi viết các từ có phụ âm đầu “g” và “
gh”.Tuy “g” và “ gh” khác nhau nhưng lại đọc giống nhau nên khi viết các em
thường nhầm chúng với nhau.
Chẳng hạn : ghen -> gen
17
Muốn viết đúng phụ âm này cần phải ghi nhớ khả năng kết hợp chúng với các
vần có nguyên âm khác nhau. Cụ thể:
+ “g” kết hợp với các vần có nguyên âm : a, â, ă, o, ô, ơ, u, ư, uô, ươ không
kết hợp được với ua, ưa.

Cho học sinh tìm ví dụ như : gà, gắt gõng, gầy gò, gượng dậy…
* Lưu ý cho học sinh : Trong Tiếng Việt không có từ : gua, gùa, gựa, gưa,
gứa…
+ “gh” kết hợp được với các vần có nguyên âm: i, e, ê không kết hợp được ia.
Cho học sinh tìm ví dụ như : ghế, ghé thăm…
* Lưu ý cho học sinh : Trong Tiếng Việt không có từ ghia, ghịa, ghía, ghìa,
ghỉa…
GV yêu cầu và tổ chức các em đọc thêm nhiều sách báo, truyện kể ở nhà và ở
lớp… ( trong các giờ tự học, giờ sinh hoạt lớp để các em luỵên nhớ và quen với các
hình thức chữ viết.
- GV hướng dẫn cho học sinh thuật nhớ các trường hợp chính tả trên bắng cách
+ Cho học sinh luyện viết từ khó kĩ trước khi viết bài vào vở (Viết nháp).
+ Cho học sinh luyện thêm bài tập chính tả theo từng trường hợp.
6.1.7/ Giúp học sinh hiểu nghĩa của từ để viết đúng chính tả.
Như chúng ta đã biết, có hiểu biết được nghĩa của từ thì học sinh mới có thể
viết đúng chính tả được.
Ví dụ: có hiểu nghĩa của từ : “cỏ xước” (là loài cỏ có quả nhọn như gai, hay bám
vào quần áo) thì học sinh mới viết đúng từ “cỏ xước”. Chính vì thế nên những em
không nắm được nghĩa của từ, nghe hiểu từ còn hạn chế thì dẫn đến viết sai. Ttrước
lúc viết từ khó GV cho học sinh nêu nghĩa của từ bằng cách mô tả sơ lược, tìm từ
cùng nghĩa, gần nghĩa hoặc đặt câu với từ đó.
6.1.8/ Chú ý phát hiện và sửa lỗi chính tả kịp thời cho học sinh trong tất cả
các hoạt động học tập.
Trong dạy học tất cả các môn , các tiết học, khi học sinh viết bảng con trong
lớp, làm bài tập, chơi trò chơi, Khi GV chấm bài, xem vở học sinh cần luôn chú
18
ý thực hiện và sửa lỗi chính tả kịp thời cho học sinh, rèn cho các em ý thức viết
đúng chính tả.
Ví dụ : Khi chấm bài xong GV nêu ra những lỗi phổ biến trong bài, rồi cho HS tự
nêu cách chữa, sau đó ghi vào sổ tay để ghi nhớ.

6.1.9/ Chấm chữa lỗi bài chính tả.
Trong bước soát lại bài viết (sử dụng bài viết ở bảng đen) giáo viên đưa ra
mẫu đúng một số từ có vấn đề chính tả. Yêu cầu học sinh phân tích âm tiết đúng rồi
đối chiếu với chữ mình và tự chữa (nếu sai). Đối với những em mắc lỗi, giáo viên
có thể gọi và hỏi: Trong bài viết em đã mắc những lỗi nào? Những lỗi đó thường
gặp ở bộ phận nào của tiếng?…Dần dần năng lực kiểm tra và tự chữa của học sinh
được hình thành.
Tiếp theo, GV gọi một em mắc lỗi nhiều lên bảng đọc lại và viết lại cho đúng
một trong các từ đã sai, lớp nhận xét đúng, sai và chữa lại hoàn chỉnh.
Khi chấm bài chính tả GV dùng bút mực đỏ gạch chân những lỗi mắc phải và
học sinh về nhà tự chữa lại cho đúng vào vở (Giáo viên có kiểm tra).
Ngoài các biện pháp trên, GV cần phải chú ý một số điều quan trọng sau đây :
- Phải tổ chức luyện tập thường xuyên về chính tả.
- Phải phân loại các lỗi chính tả để tìm cách khắc phục thích hợp từng loại.
- Phải phối hợp sinh động giữa phương pháp dạy có ý thức với phương pháp
không có ý thức, phương pháp tích cực và phương pháp tiêu cực.
** Một số bài minh hoạ:
1. Một số ví dụ về bài khó và cách dạy
a) Bài: (Nghe –viết) “Người tìm đường lên các vì sao” Tuần 13 – TV4 tập 1-
trang 126.
*Nội dung : Bài tập (2).a) Tìm các tính từ :
- Có hai tiếng đều bắt đầu bằng l. M: lỏng lẻo
- Có hai tiếng đều bắt đầu bằng n. M: nóng nảy
*Những khó khăn:
- Học sinh phải thực hiện theo hai yêu cầu :
19
+ Một là: Từ tìm được thuộc loại tính từ.
+ Hai là: Cả hai tiếng đều bắt đầu bằng l hoặc n. Như vậy từ này có thể là từ
ghép hoặc từ láy.
Qua bài tập này tôi thấy học sinh sẽ rất lúng túng, dễ nhầm lẫn, khó tìm được từ

phù hợp cả hai yêu cầu trên.
Nguyên nhân là do vốn từ của học sinh còn hạn chế.
* Để giúp học sinh làm tốt bài tập này giáo viên có thể hướng dẫn học sinh
như sau:
- Giúp học sinh phân tích nắm vững yêu cầu của bài tập.
- Giúp học sinh chữa một phần của bài tập làm mẫu.
- Tổ chức cho học sinh làm theo nhóm để trao đổi học tập lẫn nhau.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
b) Bài :”Những hạt thóc giống” ; Phân biệt l/n, en/eng: Tuần 5
*Nội dung : Bài tập (3). Giải những câu đố sau:
a) Tên con vật chứa tiếng bắt đầu bằng l / n.
Mẹ thì sống ở trên bờ
Con sinh ra lại sống nhờ dưới ao.
Có đuôi bơi lội lao xao
Mất đuôi tức khắc nhảy nhao lên bờ.
(Là con gì?)
* Khó khăn :
Học sinh sẽ lúng túng, khó tìm được con vật phù hợp với yêu cầu của câu đố.
Học sinh có thể hiểu được nội dung câu đố, đoán được là con cá nhái nhưng không
tìm được tiếng bắt đầu bằng l hoặc n. Do vốn hiểu biết về tự nhiên của các em còn
hạn chế.
* Cách dạy :
- Cho học sinh đọc yêu cầu và nội dung câu đố.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tìm hiểu từng dòng thơ của câu đố.
20
- Cho HS trao đổi trong nhóm tìm lời giải.
- Cho học sinh trình bày kết quả bằng hình thức thi đua: Ghi nhanh lời giải lên
bảng.
- Tổ chức cho HS nhận xét, rút ra lời giải đúng.

Nếu HS thảo luận, trao đổi trong nhóm mà không tìm được lời giải thì giáo viên
dùng câu hỏi gợi ý như sau:
+ Con gì sống trên bờ nhưng đẻ trứng dưới nước? (ếch nhái).
+ Trứng nở ra thành con gì? (nòng nọc). Đây là vấn đề học sinh cần phải phát
huy vốn hiểu biết của mình về cuộc sống tự nhiên để có câu trả lời đúng.
Sau cùng giáo viên giải thích thêm cho học sinh hiểu và giáo dục lòng yêu thiên
nhiên.
c) Bài : “ Chiếc áo búp bê”; Phân biệt s/x, ât/âc – Tuần 14.
* Nội dung : BT2 và BT3 trang 136 Tiếng Việt 4 – tập 1.
Bài (2). Điền vào ô trống:
a) Tiếng bắt đầu bằng s hay x? (Để hoàn chỉnh đoạn văn).
b) Tiếng chứa vần ât hay âc? (Để hoàn chỉnh đoạn văn).
Bài (3).Thi tìm các tính từ:
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x.
b) Chứa tiếng có vần âc hoặc ât.
* Những khó khăn:
- Học sinh dễ nhầm lẫn và rất khó làm vì bài tập gồm hai yêu cầu: Một là, thuộc
từ loại tính từ. Hai là, tiếng có chứa âm, vần cho trước.
*Cách dạy: Giáo viên có thể giúp học sinh hoàn thành hai bài tập qua các bước
sau :
- Giáo viên giúp học sinh phân tích tìm hiểu yêu cầu của BT.
- Giúp học sinh làm một phần của BT.
- Tổ chức cho học sinh làm theo nhóm để trao đổi học tập lẫn nhau.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
21
Đối với BT3, sau khi HS nhận xét xong giáo viên có thể bổ sung thêm một số
tính từ.
Ví dụ : a) siêng năng, sảng khoái, sáng suốt, sành sỏi,…
b) xấc xược, lấc cấc, vất vả, chất phác, ngất ngưỡng…

III/ PHẦN KẾT LUẬN:
1. Những vấn đề chính đã được giải quyết:
Trên đây là đề tài sáng kiến, tôi đã phân tích những cơ sở lí luận và cơ sở
thực tiển của đề tài đó là một số vấn đề ngôn ngữ học liên quan đến đề tài, các ưu
điểm về chương trình SGK, nội dung và phương pháp dạy học chính tả lớp 4. Thực
trạng dạy học chính tả lớp 4 trên cơ sở những vấn đề đã được trình bày, tôi nêu một
số kinh nghiệm dạy chính tả phù hợp với học sinh lớp 4 ở đơn vị trường TH Phong
Tân. Đó là các kinh nghiệm khai thác nội dung dạy học lựa chọn các hình thức dạy
học và khai thác các đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với
đối tượng học sinh cụ thể. Tôi đã phân tích những kinh nghiệm này qua ví dụ minh
hoạ. Những biện pháp này đã được chúng tôi sử dụng trong thực tiển và bước đầu
thu được kết quả tích cực.
2. Một số kiến nghị:
- Cần đưa ra những quy ước cụ thể tiện dùng và thống nhất cho từng trường
hợp viết hoa.
- Đề nghị các cấp quản lý tăng cường các tài liệu tham khảo về phân môn dạy
chính tả.
- Tổ chức các buổi tập huấn chuyên môn về chuyên đề dạy học chính tả theo
chương trình cải cách hiện hành.
- Nên để cho các thầy cô giáo được chủ động tự lựa chọn hoặc thay đổi nội
dung phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình dạy.
- Cho phép giáo viên được sử dụng giáo án cũ để có thời gian nghiên cứu
đầu tư vào tiết dạy (có bổ sung, chọn lọc cái mới cái hay) nhằm đáp ứng hiệu
quả cho giờ dạy.
22
* * *
Sau một thời gian nghiên cứu, tuy đã hoàn thiện, xong trong khoảng thời gian
nghiên cứu có hạn, việc làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm đối với tôi vẫn còn lung
túng, vì vậy việc làm còn rất nhiều hạn chế. Nội dung của đề tài SKKN khó tránh
khỏi những thiếu sót, chưa cập nhật kịp thời những thông tin mới. Tôi rất mong

được sự góp ý trân thành của quý thầy cô tập thể nhà trường. Xin cảm ơn!
Phong Tân, ngày 01/03/2012.
Người viết SKKN
Trương Vũ Phương
23

×