Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.27 KB, 15 trang )

I. Đặt vấn đề
Hôn nhân và gia đình là một ngành luật quan trọng trong hệ thống pháp
luật việt nam và ngày càng có một vai trò tích cực. cùng với sự phát triển của
nền kinh tế, sự du nhập của những giá trị văn hóa mang tính quốc tế nên các
mối quan hệ trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình ở Việt Nam cũng có những biến
chuyển để trở nên phù hợp. Điều này đòi hỏi pháp luật cần phải có nhưng điều
chỉnh hợp lý trên cơ sở đời sống thực tiễn.
Đề cập đến Luật hôn nhân và gia đình, phải kể đến nội dung “chia tài
sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân”, vì đây là một vấn đề mang
tính thời sự cao trong Điều kiện nền kinh tế nước ta có sự hội nhập mạnh mẽ
với quốc tế và các quy định pháp luật liên quan đến tài sản có ý nghĩa vô cùng
to lớn, thiết thực.
II. Giải quyết vấn đề.
1. Tài sản chung của vợ chồng.
Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình quy định về tài sản chung của vợ
chồng. Theo đó, việc xác định tài sản chung của vợ chồng phải dựa vào nguồn
gốc phát sinh tài sản. Cụ thể, tài sản cung của vợ chồng bao gồm những tài sản
sau:
- Tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất,
kinh doanh trong thời kỳ hôn nhân.
- Thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể
là: tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền trúng số mà vợ, chồng có được
hoặc tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ
1
luật dân sự 2005 như: Xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác
định được ai là chủ sở hữu (Điều 239); xác lập quyền sở hữu đối với vật bị
chon giấu, bị chìm đắm được tìm thấy (Điều 240); xác lập quyền sở hữu đối
với vật do người khác đánh rơi, bỏ quên (Điều 241); xác lập quyền sở hữu đối
với gia súc bị thất lạc (Điều 242); xác lập quyền sở hữu đối với gia gia cầm bị
thất lạc (Điều 243); xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước (Điều
244).


- Các tài sản mà vợ chồng mua sắm được bằng thu nhập nói trên.
- Tài sản mà vợ chồng được tặng cho chung hoặc thừa kế chung.
- Tài sản mà vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn hoặc những tài sản mà
vợ hoặc chồng được thừa kế riêng hay được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn
nhân nhưng vợ chồng đã thỏa thuận nhập vào khối tài sản chung hoặc theo
pháp luật quy định là tài sản chung.
Tài sản chung của vợ chồng là tài sản chung hợp nhất có thể phân chia.
Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của
mỗi chủ sở hữu của mỗi chủ sở hữu không được xác định đối với tài sản
chung. Do vậy, bình thường không thể xác định được phần tài sản nào là của
vợ, phần tài sản nào là của chồng trong khối tài sản chung hợp nhất, chỉ khi
nào có sự phân chia tài sản chung vợ chồng thì mới xác định được phần tài sản
của từng người trong khối tài sản chung đó. xuất phát từ tính chất của quan hệ
hôn nhân là cùng chung ý chí, cùng chung công sức trong việc tạo nên khối tài
sản nhằm xây dựng gia đình, bảo đảm cho gia đình thực hiện tốt các chức năng
xã hội của nó, pháp luật quy định tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng chỉ
2
căn cứ vào nguồn gốc, thời điểm phát sinh tài sản mà không căn cứ vào công
sức đóng góp của mỗi người vào việc tạo dựng và phát triển khối tài sản chung
đó. Có thể do điều kiện sức khỏe, đặc điểm công việc và nghề nghiệp nên sự
đóng góp công sức của vợ chồng vào việc xây dựng khối tài sản chung không
bằng nhau, nhưng quyền sở hữu của họ đối với tài sản chung vẫn ngang bằng
nhau. Tài sản chung của vợ chồng không nhất thiết phải do công sức của cả hai
vợ chồng trực tiếp tạo ra, có thể chỉ do vợ hoặc chồng làm ra trong thời kỳ hôn
nhân.
Tài sản thuộc sỏ hữu chung hợp nhất của vợ chồng do vợ, chồng làm ra
bằng công sức của mỗi người từ khi họ kết hôn cho đến khi hôn nhân chấm
dứt và những tài sản khác do vợ chồng thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định.
Đối với tài sản chung của vợ chồng thì vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ
ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt.

“Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công
sức của mỗi người; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt tài sản chung.” (Khoản 2, Điều 219 Bộ luật dân sự 2005).
“Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt tài sản chung.” (khoản 1, Điều 28, Luật hôn nhân và gia đình
2000).
quyền bình đẳng của vợ chồng đối với khối tài sản chung thể hiện trong
việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản
chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài
3
sản chung để đầu tư, kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận
(Điều 28, Luật hôn nhân và gia đình).
Đối với những giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản có giá trị không
lớn hoặc để phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của gia đình thì chỉ cần một
bên vợ hoặc chồng thực hiện hoặc đương nhiên coi là có sự đồng ý của bên
kia. Trong trường hợp vì một lý do nào đó mà chỉ có một bên vợ hoặc chồng
thực hiện giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng nhằm
để phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hang ngày của gia đình thì bên kia phải
chịu trách nhiệm liên đới (Điều 25 Luật hôn nhân và gia đình 2000). Quy định
này khẳng định quyền tự chủ của vợ, chồng trong việc thực hiện các giao dịch
dân sự nhằm đảm bảo nhu cầu thiết yếu hàng ngày của gia đình cũng chính là
nhằm bảo vệ lợi ích của gia đình, đồng thời cũng khẳng định trách nhiệm của
bên kia đối với các hành vi dân sự hợp pháp do vợ hoặc chồng mình thực hiện
vì lợi ích chính đáng của gia đình.
vợ, chồng có quyền ngang nhau trong việc quản lý, sử dụng tài sản
chung. Vợ, chồng sử dụng tài sản chung của vợ chồng đương nhiên được coi
có sự thỏa thuận của cả hai vợ chồng.
tài sản chung của vợ chồng được chi dung để bảo đảm nhu cầu của gia
đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng (Điều 28 Luật hôn nhân và
gia đình). Do vậy, trong việc duy trì và phát triển khối tài sản chung không cần

căn cứ vào công sức đóng góp của vợ, chồng. trong những trường hợp vì lí do
chính đáng và hoàn cảnh riêng của từng gia đình mà có thể vợ hoặc chồng
không lao động trực tiếp tạo ra tài sản mà chỉ lao động trong gia đình như
4
chăm sóc con, làm nội trợ…thì quyền sở hữu của họ đối với tài sản chung vẫn
ngang bằng với người kia. Điều đó có nghĩa là lao động của vợ chồng trong
gia đình được coi như lao động có thu nhập (Điểm a, Khoản 2, Điều 95 Luật
hôn nhân gia đình). trường hợp vợ chồng sống cách xa nhau vì lí do chính
đáng không ảnh hưởng đến các quyền và nghĩa vụ của họ đối với tài sản chung
hợp nhất.
2. Điều kiện để chia di sản chung của vợ chồng
Xuất phát từ tình hình thực tế các quan hệ hôn nhân và gia đình, đồng
thời cũng nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của vợ chồng về vấn đề tài sản, Luật
HN&GĐ quy định các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng. Đó là: chia
tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; chia tài sản chung của vợ
chồng khi vợ chồng ly hôn và chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ, chồng
chết trước hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết.
Điều kiện để người vợ, chồng được chia tài sản với tư cách là chia tài
sản chung vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình là hôn
nhân giữa họ được pháp luật công nhận. Hiện nay, pháp luật nước ta công
nhận hôn nhân hợp pháp và hôn nhân thực tế.
Hôn nhân hợp pháp là hôn nhân có Giấy chứng nhận đăng kí kết hôn,
việc kết hôn phải đáp ứng được các điều kiện kết hôn và các thủ tục kết hôn
theo đúng quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành. Hôn nhân
thực tế được ghi nhận tại khoản 3 của Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc
hội về thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000:
5
“3. Việc áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này được thực
hiện như sau:
a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03

tháng 01 năm 1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà
chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp
có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000;
b) Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01
năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy
định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ
ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 01 năm 2003; trong thời hạn
này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp dụng
các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.
Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì
pháp luật không công nhận họ là vợ chồng;
c) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại
điểm a và điểm b khoản 3 của Nghị quyết này, nam và nữ chung sống với nhau
như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận
là vợ chồng; nếu có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công
nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Tòa án áp dụng
khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải
quyết.”
6

×