Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Thực tiễn về việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.13 KB, 17 trang )

Mục lục
Trang
Lời mở đầu
I. Cơ sở lý luận về việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân………………………………………………………………………
1. Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân……...
2. Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân....
3. Phương diện chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân….....
4. Hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân..
5. Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu.....
II. Thực tiễn về việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân ………………………………………......................................................
1. Thực tế chia tài sản chung của vợ chồng thời kỳ hôn nhân………………..
2. Một số vướng mắc về quy định việc phân chia tài sản trong thời kỳ hôn
nhân và giải pháp hoàn thiện những quy định đó……………………………..
Kết luận………………………………………………………………………
Danh mục tài liệu tham khảo
1
1
2
4
6
7
7
8
11
15
Lời mở đầu
Xuất phát từ tình hình thực tế các quan hệ hôn nhân và gia đình, đồng thời
cũng nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của vợ chồng về vấn đề tài sản, luật hôn
nhân và gia đình quy định các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng. Đó


là: chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; chia tài sản chung
của vợ chồng khi vợ, chồng chết và chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ
chồng ly hôn. Chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân tồn tại là quy định
mới của Luật hôn nhân và gia đình 1986 và Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
so với Luật hôn nhân gia đình năm 1959. Thực tế đã có rất nhiều trường hợp vợ,
chồng không muốn ly hôn mà chỉ yêu cầu chia tài sản chung để ở riêng hoặc vì lí
do nào đó. Việc phân chia này đến nay vẫn diễn ra nhiều tranh chấp cần đến tòa
án đứng ra giải quyết.
Vấn đề tranh chấp về phân chia tài sản chung hợp nhất của vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân tuy không phải là một đề tài mới nhưng nó vẫn luôn
mang ý nghĩa thiết thực lớn trong đời sống xã hội hiện nay, là vấn đề cần được
xem xét và nghiên cứu cụ thể. Chính vì vậy em đã chọn đề tài: “Cơ sở lý luận
và thực tiễn của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn
nhân”.
Do đây là một đề tài lớn và em đã cố gắng trình bày vấn đề này một cách
ngắn gọn, cô đọng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn !
I. Cơ sở lý luận về việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong
thời kỳ hôn nhân.
Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 đã không đặt ra vấn đề chia tài sản
chung trong thời kỳ hôn nhân, mà tất cả tài sản của vợ chồng đều thuộc sở hữu
chung của hai người, không phân biệt tài sản chung và tài sản riêng. Bởi vì thời
kỳ này, lợi ích cá nhân phải luôn gắn liền với lợi ích tập thể, không tồn tại nhiều
hình thức sở hữu và đa dạng về thành phần kinh tế như hiện nay. Tuy nhiên, khi
Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 ra đời trên cơ sở kế thừa và phát huy các
quy định của Hiến pháp năm 1980 về quyền sở hữu riêng của công dân đã công
nhận quyền có tài sản riêng của vợ chồng cũng như quyền được yêu cầu chia tài
sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân khi có lý do chính đáng và được
Tòa án chấp thuận.

1. Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 (Điều 18) đã dự liệu về nguyên tắc
chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (nếu vợ chồng không
thỏa thuận được) thì chia như khi vợ chồng ly hôn (tức là áp dụng nguyên tắc
chia đôi tài sản chung của vợ chồng là trước tiên, sau đó mới áp dụng nguyên tắc
khác theo Điều 42 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986), thì luật hôn nhân và gia
đình năm 2000 đã không dự liệu về nguyên tắc chia (đôi) tài sản chung của vợ
chồng khi có yêu cầu. Có lẽ đây là khiếm khuyết của luật hôn nhân và gia đình
năm 2000. Vì vậy cần thiết phải quy định nguyên tắc chia đôi tài sản chung của
vợ chồng là trước tiên, sau đó mới xem xét tới các nguyên tắc khác để chia tài
sản chung công bằng, hợp lý. Việc bổ khuyết này rất cần thiết tạo cơ sở pháp lí
thống nhất trong thực tiễn áp dụng.
Theo em, xuất phát từ đặc điểm của tài sản thuộc sở hữu chung hợp của vợ
chồng, trong đó tỉ lệ tài sản của mỗi bên vợ, chồng trong khối tài sản chung là
ngang bằng nhau. Luật hôn nhân và gia đình không quy định nguyên tắc phân
chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân cho nên sẽ áp dụng
“Nguyên tắc chung của việc chia tài sản khi ly hôn được quy định tại Điều 95
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000” .Cụ thể như sau:
- Chia theo sự thỏa thuận của vợ chồng. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa
án giải quyết;
- Chia đôi tài sản chung nhưng xem xét đến tình trạng tài sản, hoàn cảnh và
công sức đóng góp của mỗi bên;
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề
nghiệp;
- Tài sản được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị;
- Thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản do vợ chồng thỏa thuận, nếu không
thỏa thuận được thì Tòa án giải quyết.
2. Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Theo quy định tại Điều 18 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 thì việc

chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân vẫn còn tồn tại là trường hợp đặc
biệt, chỉ khi có lý do chính đáng thì vợ chồng mới được chia tài sản chung và
phải do Tòa án xem xét chấp nhận. Tuy nhiên, trên thực tế, việc áp dụng quy
định này đã gặp rất nhiều khó khăn khi xác định thế nào là có lý do chính đáng
và quy định phải được Tòa án chấp nhận là sự can thiệp khá sâu vào tính tự
nguyện, thỏa thuận. Kế thừa và sửa đổi Luật hôn nhân và gia đình năm 1986,
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định cụ thể các trường hợp để Tòa
án có thể dễ dàng giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân. Cụ thể tại khoản 1 Điều 29 quy định:
“Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ, chồng đầu tư kinh doanh
riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ
chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập
thành văn bản; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu tòa án giải
quyết”.
Theo quy định trên thì chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân tồn
tại được tiến hành trong các trường hợp sau:
Đầu tư kinh doanh riêng: Khái niệm đầu tư kinh doanh riêng khá rộng.
Đó có thể là việc thành lập một doanh nghiệp tư nhân, việc tham gia thành lập
một công ty với tư cách là một thành viên sáng lập hoặc việc tham gia vào một
kế hoạch hợp tác kinh doanh. Thực ra, tài sản chung vẫn có thể được đầu tư kinh
doanh riêng đồng thời vẫn giữ nguyên quy chế tài sản chung: người đầu tư kinh
doanh riêng sẽ có độc quyền khai thác công dụng của tài sản, do áp dụng nguyên
tắc theo đó, vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc quản lý tài sản chung, đặc
biệt là nguyên tắc quản lý riêng đối với tài sản chung dùng cho hoạt động nghề
nghiệp. Tuy nhiên, việc chia tài sản chung để tài sản được đầu tư kinh doanh
riêng hưởng quy chế tài sản riêng tỏ ra có ích trong trường hợp người đầu tư
kinh doanh muốn định đoạt tài sản hoặc xác lập các giao dịch quan trọng có liên
quan đến tài sản (như cầm cố, thế chấp) theo những thủ tục đơn giản tạo điều
kiện thuận lợi trong giao dịch. Mặt khác quy định này còn nhằm bảo vệ lợi ích
của gia đình, đảm bảo cuộc sống ổn định của các thành viên trong gia đình tránh

khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động đầu tư kinh doanh gây ra.Quan
trọng hơn cả đó là xuất phát từ việc tôn trọng quyền tự do kinh doanh của mỗi cá
nhân.
Thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng: Theo Điều 285 – Bộ luật dân sự, nghĩa
vụ dân sự là việc mà theo quy định của pháp luật thì một hoặc nhiều chủ thể (gọi
là người có nghĩa vụ) phải làm một công việc hoặc không được làm một công
việc vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (gọi là người có quyền). Nếu vợ,
chồng phải thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng mà họ không có tài sản riêng hoặc tài
sản riêng không đủ để thực hiện nghĩa vụ thì vợ chồng có thể chia tài sản chung
để giúp người có nghĩa vụ thực hiên nghĩa vụ của mình.
Người có lý do chính đáng: Việc xác định có lý do chính đáng để chia tài
sản chung của vợ chồng khi hôn nhân tồn tại là xuất phát từ lợi ích gia đình, lợi
ích của vợ chồng hoặc người thứ ba. Một trong những lý do chính đáng có thể là:
vợ chồng không còn thực sự sống chung, dù không chấm dứt quan hệ hôn nhân
về mặt pháp lý hoặc trong trường hợp vợ (chồng) vắng mặt tại nơi cư trú hoặc bị
tuyên bố mất tích và người còn lại cần có một khối tài sản riêng để được chủ
động hơn trong các giao dịch của mình. Trái lại, khó có thể coi là có lý do chính
đáng, nếu vợ hoặc chồng muốn chia tài sản chung chỉ vì cảm thấy rằng các quy
tắc về quản lý tài sản chung quá gò bó, gây cản trở cho việc thực hiện các quyền
tự do cá nhân của mình... Nói chung, tính chất chính đáng hay không chính đáng
của lý do chia tài sản chung chỉ được đánh giá khi có tranh chấp và sự việc được
đưa ra trước Toà án. Trong khung cảnh của luật hiện hành, một khi vợ chồng
thống nhất ý chí về sự cần thiết của việc chia tài sản chung và cả về cách chia,
thì, trong quan hệ giữa vợ và chồng, vấn đề chính đáng hay không chính đáng
của lý do chia tài sản không được đặt ra, bởi, như ta sẽ thấy, sự thoả thuận giữa
vợ và chồng về việc chia tài sản chung không chịu sự giám sát của Toà án, trừ
trường hợp có đơn yêu cầu của một người thứ ba về việc ngăn chặn hoặc chế tài
những vụ chia tài sản chung nhằm trốn tránh việc thực hiện những nghĩa vụ tài
sản của bản thân vợ hoặc chồng.
3. Phương diện phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn

nhân
Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định chia tài sản chung của vợ
chồng khi hôn nhân tồn tại như chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng ly
hôn. Khác với luật hôn nhân và gia đình năm 1986, Luật hôn nhân và gia đình
năm 2000 không quy định cụ thể phương thức chia tài sản chung của vợ chồng

×