Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tính minh bạch của pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.71 KB, 10 trang )

Tiểu luận : Tính minh bạch của pháp luật
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Khái niệm pháp luật
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý
chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hện trong xã hội.
Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một kiểu Nhà nước và một kiểu pháp luật tương ứng. Lịch sử
xã hội loài người đã có các kiểu pháp luật chủ nô, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản và pháp
luật xã hội chủ nghĩa.
Pháp luật hoàn toàn không phải là sản phẩm thuần túy của lý tính hay bản tính tự nhiên phi giai
cấp của con người như học thuyết pháp luật tự nhiên quan niệm. Pháp luật, như Mác – Ăng –
ghen phân tích, chỉ phát sinh, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp, có Nhà nước; bản chất
của pháp luật thể hiện ở tính giai cấp của Nhà nước. Tuy nhiên, pháp luật cũng mang tính xã hội,
bởi vì ở mức độ nhất định, nó phải thể hiện và bảo đảm những yêu cầu chung của xã hội về văn
hóa, phúc lợi, môi trường sống… Về mặt này, pháp luật xã hội chủ nghĩa có sự thống nhất giữa
tính giai cấp và tính xã hội.
Pháp luật còn là một bộ phận quan trọng của cấu trúc thượng tầng xã hội. Nó do cơ sở hạ tầng
quyết định, nhưng có tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng. Nếu pháp luật phản ánh đúng đắn các
quy luật vận động và phát triển của xã hội, nhất là các quy luật kinh tế thì pháp luật sẽ có tác động
tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội. Ngược lại, pháp luật sẽ kìm hãm sự phát triển đó.
Theo Lênin, “một đạo luật là một biện pháp chính trị”. Trong lịch sử, bất cứ giai cấp cầm
quyền nào cũng dựa vào pháp luật để thể hiện và thực hiện chính trị của giai cấp mình. Pháp luật
trở thành hình thức thể hiện tập trung, trực tiếp chính trị của giai cấp cầm quyền, là một công cụ
sắc bén thể hiện quyền lực của Nhà nước thực hiện những yêu cầu, mục đích, nội dung chính trị
của nó. Do đó, Nhà nước nào, pháp luật ấy. Những thuộc tính cơ bản của pháp luật là tính quy
phạm, tính cưỡng chế, tính khách quan, tính Nhà nước, tính hệ thống và tương đối ổn định.
2. Vai trò của pháp luật
- Là phương tiện thể hiện đường lối chính sách của Nhà nước.
- Là công cụ quyền lực của quản lý nhà nước.
- Thể chế hóa và bảo vệ quyền làm chủ của giai cấp.
Nghiên cứu những đặc điểm và mối quan hệ giữa pháp luật và các nhân tố khác trong xã hội,
chúng ta có thể thấy pháp luật có vai trò quan trọng trên các bình diện (i) Pháp luật là cơ sở để


củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước (ii) Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý kinh
tế xã hội (iii) Pháp luật góp phần tạo dựng những quan hệ mới (iv) Pháp luật tạo ra môi trường ổn
định cho việc thiết lập các mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia.
3. Khái niệm tính minh bạch
Minh bạch là một khái niệm khá trừu tượng. Để đo lường tính minh bạch là một công việc hết sức
khó khăn. Nhiều người vẫn thường hiểu minh bạch đồng nghĩa với công khai. Thực ra, khái niệm
minh bạch là khái niệm rộng hơn, nó bao gồm cả cơ hội, tính bình đẳng trong tiếp cận thông tin,
tính tin cậy, nhất quán của thông tin, tính dự đoán trước được và sự cởi mở của cơ quan cung cấp
thông tin.
Tính minh bạch trong pháp luật là: pháp luật phải thống nhất, nhất quán; đảm bảo rõ ràng, chính
xác, dễ hiểu. Bên cạnh đó, là nguồn tin cậy được, lường trước được, phải có thể đoán trước được;
đồng thời pháp luật công khai, dễ dàng truy cập với mọi người dân
4. Những tiêu chí xác định tính minh bạch
Sẽ được phân tích trong phần II của đề tài.
5. Vai trò của Minh bạch hóa pháp luật
“Minh bạch hoá pháp luật” có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi quốc gia vì nó giúp cho các đối
tượng bị tác động bởi các luật pháp đó nắm vững, hiểu được pháp luật để áp dụng, tránh những
tranh chấp có thể xảy ra. “Minh bạch hoá pháp luật” là điều kiện quan trọng để tạo niềm tin và là
cơ sở để mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế. Nhờ đó mà nhà nước quản lý xã hội một cách tốt
hơn, môi trường đầu tư thông thoáng hơn, đẩy mạnh tăng trưởng đầu tư, tăng việc làm, thúc đẩy
lưu thông hàng hoá và dịch vụ và cơ cấu lại nền kinh tế đất nước.
Trong nhà nước pháp quyền, “Minh bạch pháp luật” còn là nguyên tắc cơ bản trong quá trình lập
pháp và hành pháp, theo nguyên tắc này thì “Pháp luật phải được công chúng biết trước, ổn
định theo thời gian, rõ ràng và không mập mờ và được áp dụng một cách thống nhất và
không tùy tiện bởi một hội đồng xét xử độc lập và quyết định đưa ra sẽ được xem xét lại bởi
cơ quan tư pháp”.
Ở chừng mực mỗi quốc gia thành viên cho phép, “Minh bạch hoá pháp luật” còn giúp cho công
dân và pháp nhân của các quóc gia thành viên khác góp ý kiến trong việc xây dựng luật và các văn
bản luật liên quan đến hoạt động đầu tư, thương mại và sở hữu trí tuệ.
Đối với xã hội, minh bạch sẽ giúp phân bổ nguồn lực xã hội một cách hiệu quả. Khi minh bạch,

về nguyên tắc, tài sản và nguồn lực của xã hội sẽ có cơ hội tìm đến người sử dụng nó hiệu quả
nhất. Chắc chắn rằng, việc đấu giá đất công khai sẽ chọn ra được ông chủ sử dụng một cách hiệu
quả hơn nhiều so với cơ chế giao đất, phân đất “trong bóng tối”.
Đối với nhà đầu tư, sự minh bạch có ý nghĩa quan trọng đối với việc giảm thiểu chi phí, giảm rủi
ro cho DN và nhà đầu tư. Khi nhà đầu tư dễ dàng trong tiếp cận thông tin, nhanh chóng trong thực
hiện các thủ tục hành chính, tiên liệu được các thay đổi về chính sách thì rõ ràng có động lực để
quyết định đầu tư lớn và lâu dài.
Đối với bộ máy nhà nước, như ánh sáng mặt trời đối với vi trùng, minh bạch có vai trò rất quan
trọng trong giảm thiểu tham nhũng. Đòi hỏi về minh bạch còn tạo ra được sức ép để bộ máy nhà
nước vận hành tốt hơn. Như ý kiến của giáo sư Stiglitz (người đoạt giải Nobel về kinh tế), việc
quan chức muốn che giấu thông tin không chỉ là che giấu chuyện tham nhũng mà cả sự bất lực của
mình.
II. PHÂN TÍCH TÍNH MINH BẠCH CỦA PHÁP LUẬT
Để hướng tới xây dựng một nền pháp luật tiên tiến với hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ và
toàn diện. Nhằm đáp ứng cho việc quản lý kinh tế-xã hội của nhà nước một cách hiệu quả, cần
phải xây dựng một hệ thống pháp luật minh bạch.
Tính minh bạch trong pháp luật là: pháp luật phải thống nhất, nhất quán; đảm bảo rõ ràng, chính
xác, dễ hiểu. Bên cạnh đó, là nguồn tin cậy được, lường trước được, phải có thể đoán trước được;
đồng thời pháp luật công khai, dễ dàng truy cập với mọi người dân.
1. Pháp luật phải thống nhất, nhất quán.
Một hệ thống pháp luật được coi là hoàn thiện trước hết phải đảm bảo được tính thống nhất trong
chính hệ thống pháp luật đó.
- Pháp luật phải là một hệ thống lô gích chặt chẽ, không tự mâu thuẫn, chồng chéo lẫn nhau. Yêu
cầu này, được đặt ra với cả hệ thống pháp luật, đối với từng lĩnh vực luật, và ngay cả đối với từng
loại văn bản pháp luật hoặc quy định pháp luật.
Ví dụ: Trong luật doanh nghiệp của chúng ta hiện nay, tính không nhất quán biểu hiện rất rõ: mỗi
loại hình doanh nghiệp có một loại luật, có rất nhiều loại hợp đồng (dân sự, kinh tế, thương mại).
Khi giao dịch thương mại khó phân biệt.
- Các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật không được mâu thuẫn với đạo luật mà chúng đang
dựa vào, các quy định trong cùng một văn bản không được trái ngược nhau hoặc triệt tiêu nhau.

- Ban hành văn bản pháp luật phải tuân thủ đúng thẩm quyền, thủ tục xây dựng. Điều này rất quan
trọng, bởi nó tạo ra một trật tự thứ bậc chặt chẽ, thống nhất trong cả hệ thống pháp luật. Tính pháp
lý của văn bản pháp luật sẽ ngày càng được củng cố khi các quy định liên quan đến hình thức tuân
thủ nghiêm ngặt.
2. Pháp luật phải rõ ràng, chính xác và dễ hiểu.
Việc đảm bảo tính minh bạch về nội dung trong pháp luật yêu cầu trình độ lập pháp phải cao và
được hoàn thiện không ngừng. Yêu cầu về kỹ thuật văn bản là phải đảm bảo rõ ràng, ngôn ngữ sử
dụng chính xác, phổ thông. Cách diễn đạt phải đơn giản, dễ hiểu trong các văn bản luật, pháp
lệnh.
- Văn bản pháp luật là công cụ vô cùng quan trọng và đắc lực trong hoạt động quản lý nhà nước
và có tác động to lớn đến đời sống xã hội. Vì vậy nên văn bản pháp luật được xây dựng với những
yêu cầu chặt chẽ cả về nội dung và hình thức. Trong đó, yêu cầu về ngôn ngữ là yêu cầu cơ bản và
có ý nghĩa thực tiễn.
Văn bản pháp luật yêu cầu về ngôn ngữ như sau:
+ Ngôn ngữ VBPL là ngôn ngữ viết.
+ Ngôn ngữ VBPL là ngôn ngữ Tiếng Việt.
+ Ngôn ngữ VBPL là ngôn ngữ được nhà nước sử dụng chính thức.
- Đặc thù của VBPL là mang tính quyền lực nhà nước nên ngôn ngữ VBPL là ngôn ngữ chuẩn
quốc gia được nhà nước sử dụng chính thức. Hệ thống ngôn ngữ trong VBPL phải thỏa mãn
những yêu cầu nhất định do nhà nước đề ra. Sự đặc thù của ngôn ngữ được biểu hiện ở những
khía cạnh sau:
+ Ngôn ngữ trong VBPL phải đảm bảo tính nghiêm túc:
Khi soạn thảo văn bản người viết không được sử dụng khẩu ngữ, tiếng lóng, từ thô thiển, hạn chế
tối đa các yếu tố ngôn ngữ mang tính chất biểu cảm, lối viết sáo rỗng. Vì VBPL là phương tiện
thực hiện quyền lực nhà nước nên buộc phải có tính nghiêm túc thể hiện sự uy quyền, tạo tâm lí
tôn trọng pháp luật của đối tượng chịu sự tác động. Đồng thời tính nghiêm túc ít nhiều ảnh hưởng
đến giá trị của VBPL.
+ Ngôn ngữ trong VBPL đòi hỏi tính chính xác:
Sử dụng từ ngữ phải đúng chính tả (âm, vần, tiếng, từ,…).
Chính xác về nghĩa của từ, sử dụng từ ngữ một nghĩa (không sử dụng từ ngữ đa nghĩa, từ ngữ ẩn

dụ,…). Vì điều này có ảnh hưởng to lớn tới sự lắm bắt nội dung văn bản.
+ Ngôn ngữ trong VBPL đòi hỏi tính thống nhất: là sự thống nhất về nghĩa cho tất cả các từ,
ngữ được sử dụng để chỉ cùng một khái niệm trong các VBPL khác nhau.
+ Ngôn ngữ pháp luật cần có tính phổ thông: là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong phạm vi
toàn quốc, đễ hiểu đối với tất cả mọi người không phân biệt trình độ học vấn, các vùng miền, dân
tộc. Ngôn ngữ thể hiện tính đại chúng, gần gũi với nhân dân.
3. Pháp luật phải công khai và dễ dàng truy cập đối với mọi người dân.
Như chúng ta đã biết, pháp luật là hệ thống các quy tắc xử xự do nhà nước ban hành và đảm bảo
thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã
hội.
Việc xây dựng, ban hành và thực hiện pháp luật phải được tiến hành công khai, tạo điều kiện cho
mọi lực lượng trong xã hội bảo vệ và cân bằng lợi ích của mình. Sau khi ban hành, luật của quốc
gia phải được công bố trên công báo, văn bản hành chính của các cơ quan hành pháp phải được
công bố bởi các phương tiện thông tin dễ dàng truy cập đối với người dân. chỉ sau khi được công
ố trên các tờ công báo như vậy, luật pháp mới có giá trị thi hành.
Công khai, minh bạch pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp cho các đối tượng bị tác động
bởi các luật pháp đó lắm vững, hiểu được pháp luật để áp dụng, tránh những tranh chấp có thể xảy
ra. Nhờ đó mà nhà nước quản lý xã hội tốt hơn.
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, đa dạng hóa các phương tiện thông tin đại chúng, là cơ
sở thuận lợi để nhà nước công khai pháp luật đến với mọi người dân.
4. Pháp luật phải tin cậy được và dự đoán trước được.
An toàn pháp lý là một dịch vụ công cộng mà người dân chờ đợi ở nhà nước. Muốn vậy, pháp luật
phải đáng tin cậy, phải là những đại lượng tượng trưng cho công bằng và lẽ phải. Xây dựng, ban
hành và thực thi pháp luật không được gây ra những cú sốc, ngạc nhiên, bất ngờ cho đối tượng bị
áp dụng. Việc sửa đổi, bổ sung pháp luật phải được loan báo công khai trước một thời hạn hợp lý
để người dân có thời gian chuẩn bị.
Để đảm bảo cho tính thống nhất của hệ thống pháp luật, một yêu cầu quan trọng đó là phải bảo
đảm sự phù hợp trình độ lập pháp với trình độ phát triển của xã hội, làm cho sản phẩm của hoạt
động lập pháp tương thích, không quá cao cũng không lạc hậu so với mức độ phát triển của xã
hội.

Nội dung của pháp luật thể hiện ý chí của nhân dân, vì vậy các cơ quan nhà nước với vai trò là
đơn vị hành pháp, giám sát pháp luật phải đảm bảo tính nghiêm minh, dân chủ, bảo vệ quyền lợi
và công bằng cho người dân.
Việc phân tích và giám sát pháp luật là khâu rất quan trọng trong việc đảm bảo tính phù hợp của
pháp luật trong thực tế điều kiện phát triển của kinh tế - xã hội.
5. Ưu điểm khi minh bạch PL trong thực tiễn ở nước ta.
- Đối với xã hội, minh bạch sẽ giúp phân bổ nguồn lực xã hội một cách hiệu quả. Khi minh bạch,
về nguyên tắc, tài sản và guồn lực của xã hội sẽ có cơ hội tìm đến người sử dụng nó hiệu quả
nhất.
- Đối với nhà đầu tư, sự minh bạch có ý nghĩa quan trọng đối với việc giảm thiểu chi phí, giảm rủi
ro cho DN và nhà đầu tư. Khi nhà đầu tư dễ dàng trong tiếp cận thông tin, nhanh chóng trong thực
hiện các thủ tục hành chính, tiên liệu được các thay đổi về chính sách thì rõ ràng có động lực để
quyết định đầu tư lớn và lâu dài.
- Đối với bộ máy nhà nước, như ánh sáng mặt trời đối với vi trùng, minh bạch có vai trò rất quan
trọng trong giảm thiểu tham nhũng. Đòi hỏi về minh bạch còn tạo ra được sức ép để bộ máy nhà
nước vận hành tốt hơn.
- Công khai minh bạch giúp chống tham nhũng: Tổng Thanh tra Chính phủ cho rằng, công khai,
minh bạch là vấn đề cốt lõi nhất của chiến lược phòng chống tham nhũng, bởi càng công khai,
minh bạch, càng kiểm soát được tình hình, nhất là công khai hoạt động của bộ máy nhà nước...
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền thì một trong những định hướng quan trọng là phải cải cách thủ
tục hành chính vì thủ tục hành chính chính là mối quan hệ giữa người dân với Nhà nước và đặc
biệt là với các cơ quan quản lý nhà nước. Thủ tục phải đơn giản, thuận tiện cho dân nhưng ngược
lại, phải chặt và kín để đảm bảo quyền lực thuộc về Nhà nước chứ nếu không thì người thực thi sẽ
lợi dụng.
- Thủ tục phải minh bạch, rõ ràng đến mức nếu Nhà nước không thực hiện thì người dân sẽ có
phương tiện để đấu tranh. Chẳng hạn, trong đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, nếu thủ tục
minh bạch, rõ ràng thì rất tốt để người dân đấu tranh lại những biểu hiện tiêu cực từ phía Nhà
nước.
6. Nhược điểm khi tính minh bạch PL còn hạn chế hiện nay ở nước ta
- Người dân thực hiện pháp luật rất khó khăn.

- Nếu không minh bạch PL, khó chống được tham nhũng.
- Là lực cản làm cho nền kinh tế nước ta mãi mãi "kém phát triển" vì làm xói mòn lòng tin của
nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; tạo ra môi trường vô cùng thuận lợi cho
tham nhũng hoành hành; là dư địa cho sự cấu kết để đục khoét tài sản quốc gia…
III. LIÊN HỆ THỰC TẾ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG VẤN ĐỀ TÍNH
MINH BẠCH
1. Tính thời sự của việc minh bạch trong pháp luật việt Nam

×