Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

CHUYÊN ĐỀ: Tích cực hóa hoạt động của học sinh trên lớp bằng bài giảng điện tử môn vật lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.37 KB, 4 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH HÒA
TRƯỜNG THCS TRẦN QUANG KHẢI
CHUYÊN ĐỀ
TÍCH CỰC HÓA
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRÊN LỚP
NĂM HỌC 2010-2011
GV: Trần Minh Thọ
Tổ Toán lý
Chuyên đề: Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trên lớp
CHUYÊN ĐỀ
TÍCH CỰC HÓA
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRÊN LỚP
I. Đặt vấn đề:
Hiện nay, ngành giáo dục đang đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông
tin trong các hoạt động mà đặc biệt là hoạt động dạy và học.
Đối với môn vật lý có một số thí nghiệm phức tạp mà theo phương pháp
dạy truyền thống trên lớp học bình thường không thể làm được thí nghiệm, hoặc
tiến hành rất khó khăn, nguy hiểm…
Một bộ phận học sinh chưa có hứng thú, tích cực trong việc học trên lớp.
Giảng dạy bằng giáo án điện tử hay nói cách khác là việc sử dụng các thiết
bị công nghệ thông tin như máy tính, máy chiếu, bảng điện tử trong giảng dạy
mang lại hiệu quả rất lớn, kích thích được hứng thú học tập của học sinh, khắc
phục một số khó khăn đã nêu và để đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào trường
học.
Đối với học sinh của lớp mà bản thân tôi đang giảng dạy là môn vật lý ở
lớp 83 và 84 thì bên cạnh một số em rất tích cực hứng thú học thường xuyên giơ
tay phát biểu (mỗi lớp khoảng 5, 6 em) thì các em còn lại chưa có hứng thú học.
Không giơ tay phát biểu, chưa tập trung sâu vào bài học có thái độ mệt mỏi…
Vì vậy, Tôi đã nghĩ ra biện pháp giúp các em học sinh có hứng thú học tập
hơn đặc biệt là ở trên lớp đó là áp dụng công nghệ thông tin vào bài dạy bằng
cách soạn các bài giảng điện tử để dạy các em.


II.Mục tiêu :
Giúp học sinh tích cực và có hứng thú khi học vật lý. Được quan sát các
thí nghiệm phức tạp mà không thể tiến hành trên lớp.
Biết vận dụng các kiến thức cơ bản để làm các bài tập đặc biệt là các bài
trắc nghiệm học sinh sẽ tự làm (tương tác với máy tính).
Giảm bớt vất vả của giáo viên trong việc vẽ tranh, chuẩn bị bảng phụ,
chuẩn bị thí nghiệm phức tạp…
GV: Trần Minh Thọ Tổ: Toán-Lý Trường THCS Trần Quang Khải
Chuyên đề: Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trên lớp
II I . Nội dung :
− Sưu tầm các tư liệu là các đoạn phim, các hình ảnh về môn vật lý từ mạng
internet ở các trang web về giáo dục như violet.vn, thư viện vật lý, vật lý
tuổi trẻ…, các trang web chia sẻ video, flash như youtube, skyalbum…
− Dùng máy ảnh để chụp ảnh, quay video các thí nghiệm phức tạp của môn
vật lý, khó tiến hành trên lớp.
− Dùng các phần mềm chỉnh sửa ảnh, cắt ghép video để biên tập ảnh và
video cho phù hợp.
− Dùng các phần mềm hỗ trợ soạn bài giảng điện tử như power point (chủ
yếu để soạn bài giảng điện tử phần lý thuyết), violet (để soạn bài tập trắc
nghiệm tương tác…).
− Sử dụng máy vi tính và máy chiếu để dạy bài giảng điện tử.
IV.Kết luận:
− Các em rất hứng thú học các tiết học vật lý được dạy bằng bài giảng điện
tử đặc biệt là khi xem các hình ảnh, các đoạn video mô tả thí nghiệm, hiện
tượng vật lý, khi làm bài tập thì tự các em lên bảng dùng con chuột để
tương tác với máy tính nên tiết học rất sôi nổi.
− Giáo viên sẽ giảng bài bằng giáo án điện tử được soạn thảo bằng phần
mềm power point, violet… Cái được lớn nhất ở mỗi tiết giảng bằng giáo
án điện tử chính là một lượng lớn kiến thức, hình ảnh trực quan sinh động
được chuyển tải đến các em học sinh. Nó không những giúp cho tiết học

trở nên lôi cuốn hơn mà còn hạn chế việc GV bị cháy giáo án vì thời gian
được kiểm soát bằng máy.
− Nếu như trong mỗi tiết học thông thường, giáo viên phải dành khá nhiều
thời gian để treo tranh ảnh, thao tác các hoạt động thí nghiệm thì trong tiết
học có sử dụng giáo án điện tử, những chuyện đó chỉ cần một cú kích con
chuột. Sự giải phóng đôi tay cho cả giáo viên và học sinh cho phép các
em có thể tương tác nhiều hơn với thầy cô giáo, làm nâng cao hiệu quả
giờ học. Thậm chí, về phương diện sức khỏe, giảng dạy bằng phương
GV: Trần Minh Thọ Tổ: Toán-Lý Trường THCS Trần Quang Khải
Chuyên đề: Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trên lớp
pháp mới còn giúp thầy cô tránh được bệnh viêm họng do bụi phấn và
hiện tượng cận thị ở học sinh cũng giảm đáng kể.
Ninh Đông, ngày 13 tháng 10 năm 2010
Người viết
Trần Minh Thọ
GV: Trần Minh Thọ Tổ: Toán-Lý Trường THCS Trần Quang Khải

×