Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Nội dung diện và hàng thừa kế theo pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.51 KB, 24 trang )

Lời mở đầu
Thừa kế di sản chính là sự chuyển dịch tài sản và quyền sở
hữu tài sản của cá nhân, người đã chết cho cá nhân, tổ chức có
quyền hưởng thừa kế. Người thừa kế trở thành chủ sở hữu của tài
sản được hưởng theo di chúc hoặc pháp luật. ở Việt Nam hiện nay
có rất nhiều những vụ án kiện về thừa kế đã gây ra những khó
khăn vướng mắc trong việc xét xử. Những quy định về pháp luật
thừa kế chưa đồng bộ và thống nhất nên đã có những vụ án phải
xét xử nhiều lần mà tính thuyết phục chưa cao, nhiều bản án mà
kết quả xét xử chưa hợp lý. Một trong những vấn đề chủ yếu của
chế định thừa kế theo pháp luật đó là việc xác định diện và hàng
thừa kế, việc nghiên cứu diện và hàng thừa kế theo pháp luật đã
làm rõ những vưỡng mắc về mối quan hệ giữa nhóm người có quan
hệ gần gũi với người để lại di sản thừa kế, mà tính chất gần gũi đó
được thể hiện trong các quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi
dưỡng giữa người thừa kế với người để lại di sản.
Nội dung diện và hàng thừa kế
theo pháp luật
I. Diện thừa kế theo pháp luật
Một trong những vấn đề chủ yếu của chế định thừa kế theo
pháp luật là việc xác định diện thừa kế, đó là phạm vi những
người được thừa kế theo pháp luật hưởng di sản của người chết để
lại. Diện và hàng thừa kế chỉ đặt ra trong trình tự thừa kế theo
pháp luật. Về diện thừa kế qua các chế độ xã hội có cùng một đặc
điểm chung là: Chủ yếu do quan hệ hôn nhân, gia đình chi phối.
Mặt khác nó cũng tùy thuộc vào quan hệ sản xuất của từng giai
đoạn phát triển xã hội và còn dựa trên những quy định pháp luật
của mỗi chế độ xã hội nhất định mà phạm vi những người thuộc
diện thừa kế theo pháp luật lại được quy định ở những diện rộng –
hẹp khác nhau.
1. ở thời kỳ phong kiến.


Chế định thừa kế của pháp luật thời kỳ phong kiến mang
nặng sự bất bình đẳng trọng nam khinh nữ. Diện thừa kế theo pháp
luật của chế độ cũ dựa trên quan hệ huyết thống nội tộc, quan hệ
huyết thống ngoại tộc chỉ được xét vào diện thừa kế khi không
còn người thừa kế thuộc quan hệ huyết thống nội tộc.
2. Thời kỳ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà.
* Thời kỳ này diện thừa kế theo pháp luật đã bắt đầu xác
định quan hệ huyết thống, hôn nhân gồm những người có quan hệ
gần gũi nhất của người để lại di sản. Sắc lệnh số 97- LS được ban
hành ngày 22/5/1950 đã quy định diện thừa kế theo pháp luật tại
Điều 10, 11 gồm:
- Con cháu, vợ hay chồng của người để lại di sản.
Như vậy diện thừa kế theo pháp luật dưới chế độ mới bước
đầu đã được xác định theo quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân
gồm những người có quan hệ gần gũi nhất của người để lại di sản.
ở thời phong kiến pháp luật có những ưu tiên bảo vệ quyền thừa
kế của người có quan hệ huyết thống nội tộc thì ở chế độ mới
người vợ hay người chồng của người đó được pháp luật quy định
họ thuộc diện thừa kế theo pháp luật qui định của nhau. Theo quy
định của sắc lệnh số 97 – LS thì quan hệ hôn nhân được khẳng
định là căn cứ xác định người vợ hoặc người chồng của người chết
thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người đó. Sắc lệnh này đã
đặt nền móng đầu tiên về cơ sở xác định diện thừa kế theo pháp
luật chế độ mới.
* Thông tư số 1742 đã mở rộng diện thừa kế theo pháp luật
để hướng dẫn toà án các cấp trong việc giải quyết những tranh
chấp về thừa kế. Theo đó những người thuộc diện thừa kế bao
gồm: vợ, chồng, các con đẻ, các con nuôi, các cháu, các chắt, cha,
mẹ của người để lại di sản và những người thừa kế khác. Tuy

nhiên thông tư này chưa chỉ rõ “những người thừa kế khác” là ai.
* Thông tư số 594 đã được áp dụng ở nước ta trong giai đoạn
1968 – 1981 đã phản ánh được tính chất của quan hệ thừa kế là
quan hệ tài sản đặc biệt có mối liên hệ chặt chẽ với nghĩa vụ yêu
thương, chăm sóc nuôi dưỡng nhau giưã những người thân thuộc
trong gia đình. Mặt khác nó phù hợp với nguyện vọng của công
dân muốn tài sản của mình để lại sau khi chết sẽ cho những người
thân gần nhất với mình thừa hưởng. Trong giai đoạn này những
người như: cô, dì, chú, bác, cậu, cháu họ, anh chị em họ, cụ nội,
cụ ngoại, không thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người để lại
di sản.
Thông tư số 81 của TAND tối cao được ban hành hướng dẫn
các toà án giải quyết các tranh chấp về quyền thừa kế thì theo đó
diện thừa kế cũng được hướng dẫn xác định rõ nét hơn. Nội dung
thông tư số 81 quy định cơ sở pháp lý của việc thừa kế theo pháp
luật là quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi
dưỡng. Những cơ sở để xác định diện thừa kế theo pháp luật mà
thông tư số 81 quy định không có sự thay đổi lớn so với quy định
trước đó tại thông tư số 594. Thông tư số 81 đã bổ sung thêm
những người có quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản bao
gồm con riêng và cha kế, mẹ kế đã thể hiện nghĩa vụ chăm sóc,
nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì người con riêng đó được
coi như con chung và họ có quyền thừa kế của nhau khi một bên
chết trước.
- Theo thông tư số 81, con nuôi và bố mẹ nuôi có quyền
hưởng thừa kế lẫn nhau, con nuôi không được hưởng thừa kế theo
pháp luật đối với di sản của bố mẹ và anh chị em ruột, vậy người
đang là con nuôi của người khác không thuộc diện thừa kế theo
pháp luật của bố, mẹ đẻ và anh, chị, em ruột của họ. Người con
nuôi chỉ thuộc diện thừa kế theo pháp luật của bố, mẹ nuôi. Con

nuôi và con đẻ của một người nuôi còn thuộc diện thừa kế theo
pháp luật của nhau.
- Theo thông tư số 81 thì ngoài quan hệ hôn nhân diện những
những người thừa kế theo pháp luật còn bao gồm những người có
quan hệ huyết thống trực hệ và bàng hệ với người để lại di sản:
+ Những người có quan hệ huyết thống trực hệ bề trên gồm:
cha đẻ, mẹ đẻ, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại của người để
lại di sản.
+ Những người có quan hệ huyết thống trực hệ bề dưới gồm:
con đẻ (con ngoài giá thú và trong giá thú), cháu nội, cháu ngoại.
+ Những người có quan hệ huyết thống bàng hệ gồm có: anh
ruột, chị ruột, em ruột của người để lại di sản, có thể là anh chị
em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.
+ Ngoài ra diện thừa kế theo pháp luật của người để lại di
sản bao gồm những người có quan hệ nuôi dưỡng với người để lại
di sản bao gồm: cha mẹ nuôi, anh, chị em nuôi.
Thông tư số 81 là văn bản của TANDTC hướng dẫn đường
lối giải quyết tranh chấp về thừa kế phát sinh trong bối cảnh xã
hội chưa có luật về thừa kế. Diện thừa kế theo pháp luật được quy
định cũng như một số giải pháp giúp cho việc chia di sản thừa kế
là tài sản sinh hoạt, tiêu dùng mà thôi. Việc xác định các quy định
về thừa kế nói chung và diện những người thừa kế theo pháp luật
nói riêng chưa xem xét đến tính khách quan của quan hệ kinh tế.
* Pháp lệnh thừa kế ngày 30/8/1990 quy định về diện những
người thừa kế rộng hơn, bao gồm tất cả những người mà thông tư
số 81 hướng dẫn xác định mà còn bao gồm thêm những người
thuộc quan hệ huyết thống trực hệ và bàng hệ khác đó là cụ nội,
cụ ngoại, chú ruột, bác ruột, cô ruột, dì ruột, cậu ruột của người
để lại di sản và những người mà người để lại di sản gọi là chú
ruột, bác ruột, cô ruột, dì ruột, cậu ruột. Phạm vi những người

thuộc diện thừa kế theo pháp luật được qui định trong pháp lệnh
thừa kế dựa trên quan điểm mang tính chất truyền thống về quan
hệ gia đình Việt Nam. Những người có quan hệ huyết thống với
người để lại di sản thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người
đó. Lợi ích của mỗi thành viên trong gia đình, dòng tộc luôn được
pháp luật của nhà nước ta coi trọng và đảm bảo thực hiện trong
mối quan hệ với lợi ích của toàn xã hội khi mà tài sản thuộc sở
hữu tư nhân ngày càng phong phú về chủng loại và tăng cao về giá trị.
3. Bộ luật dân sự.
Bộ luật dân sự của nước ta được ban hành và có hiệu lực từ
ngày 01/07/1996 diện những người thừa kế theo pháp luật lần đầu
tiên được quy định trong văn bản có hiệu lực cao nhất là Bộ luật
dân sự. Diện những người thừa kế theo pháp luật quy định trong
Bộ luật dân sự vẫn dựa trên các mối quan hệ hôn nhân, quan hệ
huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng. Theo quy định tại Điều 679
BLDS thì người thừa kế theo pháp luật gồm:
Hàng thứ nhất:
- Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con
nuôi của người đã chết.
Hàng thứ hai:
- Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, chị ruột, anh ruột, em
ruột của người đã chết.
Hàng thứ ba:
- Cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cô
ruột, dì ruột của người đã chết, cháu ruột của người chết mà người
chết là bác ruột, chú ruột, cô ruột,dì ruột.
Qua việc áp dụng pháp luật tại ngành Toà án nhân dân đã
giúp các nhà lập pháp nâng cao trình độ và kỹ thuật lập pháp để
điều chỉnh toàn diện quan hệ kinh tế trong xã hội. Phạm vi diện
những người được thừa kế trong pháp luật được BLDS quy định đã

đánh dấu sự phát triển của pháp luật thừa kế ở nước ta và được thể
hiện ở những phương diện sau:
- Thứ nhất: Quan hệ thừa kế theo pháp luật là loại quan hệ
pháp luật về tài sản. Quyền thừa kế của công dân được pháp luật
thừa kế điều chỉnh đã tạo điều kiện cho sự hình thành các quan hệ
tài sản của các chủ thể tham gia vào quan hệ để lại di sản và nhận
di sản.
- Thứ hai, diện những người thừa kế được mở rộng theo số
lượng hàng thừa kế theo pháp luật đã đảm bảo cho việc chia di sản
thừa kế của công dân được thực hiện một cách triệt để nhất. Di sản
thừa kế không thể không chia cho những người có quan hệ huyết
thống trực hệ và bàng hệ với người để lại di sản.
Người thuộc diện thừa kế theo pháp luật là người có một
hoặc đồng thời hai mối quan hệ với người để lại di sản trong phạm
vi 3 mối quan hệ đã đề cập ở trên và được thể hiện cụ thể như sau:
- Người thuộc diện thừa kế theo pháp luật có mối quan hệ
nuôi dưỡng với người để lại di sản.
- Người có mối quan hệ hôn nhân và quan hệ nuôi dưỡng với
người để lại di sản.
- Người có mối quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng
với người để lại di sản.
Ba mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng giữa
ngưòi để lại di sản và người thừa kế chỉ là những căn cứ xác định
diện những người thừa kế theo pháp luật. Phạm vi những người có
quan hệ huyết thống gần, huyết thống xa với người để lại di sản có
thuộc diện hay không thuộc diện thừa kế còn tuỳ thuộc vào những
quy định của pháp luật trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau.
* Diện thừa kế theo pháp luật dựa trên quan hệ hôn nhân.
Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã ly hôn.
Như vậy quan hệ hôn nhân hợp pháp là quan hệ giữa vợ và chồng

khi kết hôn đã tuân thủ các điều kiện thủ tục pháp luật quy định.
Vợ và chồng thuộc diện thừa kế của nhau theo pháp luật, khi quan
hệ hôn nhân của họ tính đến thời điểm mở thừa kế của người vợ
hoặc người chồng được xác định là hôn nhân hợp pháp. Căn cứ
vào quan hệ hôn nhân hợp pháp, quyền thừa kế của vợ chồng trong
việc nhận di sản của nhau được bảo vệ bằng páp luật. Quan hệ hôn
nhân hợp pháp là quan hệ hôn nhân được xác lập thông qua việc
đăng ký kết hôn.
* Diện thừa kế theo pháp luật dựa trên quan hệ huyết thống.
Pháp luật luôn bảo vệ lợi ích chính đáng của những người
con xét về quan hệ huyết thống với cha, mẹ và nghĩa vụ của người
làm cha mẹ đối với con. Quyền thừa kế theo pháp luật của con
không phụ thuộc vào hình thức kết hôn của cha mẹ đẻ. Các con đẻ
của người để lại di sản không phân biệt trai hay gái trong giá thú
hay ngoài giá thú có năng lực hay không có năng lực theo qui định
của pháp luật, họ đều thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau
vì giữa họ với cha, mẹ đẻ có quan hệ huyết thống. Cha đẻ, mẹ đẻ
của con dù là con trong hay ngoài giá thú đều có quan hệ huyết
thống do vậy cha đẻ, mẹ đẻ với các con đẻ thuộc diện thừa kế của
nhau. Quan hệ huyết thống được xác định giữa cha và con thì lợi
ích của người con được đảm bảo trong việc thừa kế tài sản của bố
đẻ khi người bố chết.
*Diện thừa kế theo pháp luật được xác định theo quan hệ
nuôi dưỡng.
Khi chưa có Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 thì nghĩa
vụ nuôi dưỡng nhau giữa cha mẹ với con, ông bà với cháu chỉ
được coi là chuẩn mực đạo đức trong quan hệ gia đình. Nhưng khi
có Luật hôn nhân từ năm 1959 thì đã có quy định nghĩa vụ của
những người có quan hệ huyết thống trong việc chăm sóc giáo dục
con cái chưa thành niên theo những nguyên tắc pháp luật và con

đã thành niên mà không có khả năng lao động. Con thì phải có
nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Ngưòi vi phạm nghĩa vụ
nuôi dưỡng, người để lại di sản đã bị Toà án kết án bằng bản án có
giá trị pháp lý thì người đó bị tước quyền thừa kế theo pháp luật
(điều 646 BLDS).
Quan hệ nuôi dưỡng còn được thể hiện giữa mối quan hệ
anh, chị với em khi cha mẹ không còn. Ông bà với cháu khi bố mẹ
cháu mất và ngược lại. Giữa con riêng với cha kế, mẹ kế nếu họ có
mối quan hệ chăm sóc yêu thương nhau như cha con, mẹ con. Họ
được hưởng tài sản của nhau theo Điều 679, 680 BLDS. Quan hệ
con nuôi với cha mẹ nuôi họ có quyền như con đẻ và cha mẹ đẻ,
họ đều thuộc diện thừa kế của nhau. Con nuôi phải được Toà án
thừa nhận. Cô ruột, dì ruột, chú ruột, bác ruột, cậu ruột của cháu
và cháu gọi cô ruột, dì ruột, chú ruột, bác ruột, cậu ruột không
quy định họ có nghĩa vụ chăm sóc nhau nhưng họ vẫn thuộc diện
thừa kế (hàng thứ ba). Quy định này dựa trên quan hệ huyết thống.
Tóm lại, diện thừa kế theo pháp luật bao gồm những cá nhân
còn sống có quan hệ huyết thống, hôn nhân, nuôi dưỡng, với người
để lại di sản tính đến thời điểm mở thừa kế của người đó và những
cá nhân sinh ra mà còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã
thành thai trước khi người để lại di sản chết. Phạm vi những cá
nhân thuộc diện thừa kế theo quan hệ huyết thống được xác định
theo số lượng người được pháp luật chỉ định trong các hàng thừa
kế theo pháp luật của người để lại di sản.Diện thừa kế không bao
gồm người không được quyền hưởng di sản theo quy định của pháp luật.
II. Hàng thừa kế theo pháp luật.
Những quy định về hàng thừa kế theo pháp luật theo pháp
luật dựa trên bản chất thừa kế và được hiểu là nhóm người có quan
hệ cùng tính chất gần gũi với người để lại di sản thừa kế. Tính
chất gần gũi đó được thể hiện trong quan hệ hôn nhân, huyết thống

và nuôi dưỡng giữa người thừa kế và người để lại di sản, theo đó
người thừa kế được hưởng di sản theo trình tự hàng thừa kế.
1. Thời thực dân phong kiến.

×