Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.77 KB, 16 trang )

* LỜI MỞ ĐẦU
Trong pháp luật tố tụng hình sự tố tụng hình sự thẩm quyền của Tòa án (TA) các cấp
là một chế định quan trọng. Thẩm quyền càng được phân định rõ ràng, khoa học, sát với
thực tế bao nhiêu càng bảo đảm cho việc xét xử khách quan, chính xác, đúng người, đúng
tội bấy nhiêu. Chính vì thế, trong quá trình hoàn thiện pháp luật nước ta nói chung và hoàn
thiện pháp luật tố tụng hình sự nói riêng, các quy phạm pháp luật về thẩm quyền xét xử
của TA các cấp luôn được nghiên cứu hết sức kỹ lưỡng trước khi ban hành. Bộ luật Tố
tụng hình sự (BLTTHS) của nước ta đã ra đời khá sớm và đã qua nhiều lần sửa đổi, các
quy định trong đó về thẩm quyền xét xử của TA tương đối đầy đủ các quy phạm pháp luật
về thẩm quyền của TA các cấp.
Tuy nhiên, do sự phát triển của tình hình kinh tế - xã hội, trước yêu cầu đổi mới tổ
chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, một số quy định về thẩm quyền của TA các
cấp bộc lộ nhiều điểm bất cập không còn phù hợp gây khó khăn cho hoạt động xét xử của
Tòa án nhân dân (TAND). Đó là sự phân định thẩm quyền xét xử giữa TA cấp huyện và
TA cấp tỉnh không hợp lý, vẫn giao cho TA cấp tỉnh xét xử sơ thẩm quá nhiều việc nên
tình trạng tồn đọng án từ năm này sang năm khác còn nhiều. Ngoài ra, một số quy định
của BLTTHS không cụ thể, các văn bản hướng dẫn chậm được ban hành nên việc nhận
thức và áp dụng vào thực tiễn xét xử vấn đề giới hạn xét xử sơ thẩm.
Hiện nay, cùng với sự đổi mới toàn diện các mặt đời sống xã hội, các cơ quan tư pháp
cũng được đổi mới theo hướng tăng cường hiệu quả, chất lượng hoạt động. Đối với
TAND, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị cụ
thể về việc nghiên cứu đổi mới tổ chức và hoạt động theo hướng từng bước mở rộng thẩm
quyền xét xử sơ thẩm của TAND cấp huyện theo phương hướng củng cố, kiện toàn bộ
máy các cơ quan tư pháp, phân định lại thẩm quyền xét xử của TAND theo nguyên tắc
“Kiện toàn đến đâu, mở rộng thẩm quyền xét xử đến đó”. Chính vì thế, việc nghiên cứu về
thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và việc hoàn thiện quy định của pháp luật về
vấn đề này là một nhiệm vụ cần thiết và hết sức quan trọng.
BÀI LÀM
I.Khái quát chung về thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án.
1. Khái niệm thẩm quyền xét xử sơ thẩm.
Quá trình tiến hành giải quyết một vụ án hình sự trải qua nhiều giai đoạn khác


nhau, trong đó có thể nói giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là một trong những
giai đoạn đóng vai trò quan trọng. Trong giai đoạn này, TA tiến hành tòa án có thẩm
quyền tiến hành xem xét, giải quyết vụ án, ra bản án, quyết định tố tụng theo quy định
của pháp luật.
Như vậy, thẩm quyền của TA trong giai đoạn xét xử sơ thẩm có nội dung rộng,
không chỉ là quyền được xét xử những vụ án hình sự mà còn là một quyền rất quan trọng
là được ra các quyết định mang tính chất kết luận và định đoạt khi xét xử vụ án. Có thể
nói thẩm quyền xét xử và thẩm quyền ra các quyết định khi xét xử là hai nội dung quan
trọng nhất của thẩm quyền mà pháp luật tố tụng hình sự quy định cho TA.
Theo giáo trình Luật tố tụng hình sự của trường Đại học Luật Hà Nội: “Thẩm
quyền xét xử vụ án sơ thẩm là quyền mà pháp luật quy định cho phép tòa án được xét xử
sở thẩm vụ án hình sự căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội,
đối tượng phạm tội, nơi thực hiện tội phạm hoặc nơi khác theo quy định của pháp luật.”
2. Phân loại thẩm quyền xét xử sơ thẩm.
Trong pháp luật TTHS việc phân loại thẩm quyền xét xử về lý luận giúp cho việc
nghiên cứu về vấn đề này được thuận lợi, đồng thời giúp cho việc áp dụng thẩm quyền
trong thực tiễn xét xử được chính xác, đụng đắn. Các tiêu chí được áp dụng để phân
loại thẩm quyền xét xử sơ thẩm thường được áp dụng là:
- Đường lối chính sách của Đảng;
- Nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự;
- Tính chất mức độ nguy hiểm cho của hành vi phạm tội;
- Tính nghiêm trọng, phức tạp của tội phạm;
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của thẩm phán cũng như Điều tra viên, Kiểm sát
viên; Biên chế cơ sở vật chất;
- Tình hình tội phạm và yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm;
Từ các căn cứ trên có thể chia thẩm quyền xét xử sơ thẩm làm ba loại thẩm quyền
như sau:
- Dựa vào tính chất nghiêm trọng, phức tạp của tội phạm để quy định thẩm quyền
xét xử giữa TAND cấp huyện, TA quân sự khu vực với TAND cấp tỉnh, TA quân sự
cấp quân khu (thẩm quyền xét xử dựa theo cách phân loại này được gọi là thẩm quyền

theo sự việc);
- Dựa vào nơi (địa điểm, không gian) tội phạm được thực hiện, nơi thực hiện và
kết thúc việc điều tra vụ án để quy định thẩm quyền xét xử cho các TA khác nhau
(thẩm quyền xét xử dựa theo cách phân loại này được gọi là thẩm quyền theo lãnh thổ);
- Dựa vào người thực hiện tội phạm và trong một số trường hợp cụ thể có thể dựa
vào việc tội phạm đó gây thiệt hại đến chủ thể nào hoặc thiệt hại cho lĩnh vực nào của
đời sống xã hội để quy định thẩm quyền xét xử sơ thẩm giữa TAND và TA quân sự,
giữa TA quân sự các cấp với nhau (thẩm quyền xét xử dựa theo cách phân loại này
được gọi là thẩm quyền theo đối tượng).
Việc phân định các loại thẩm quyền xét xử dựa theo các tiêu chí nêu trên là phù
hợp với trình độ tổ chức và chuyên môn của TA trong thời điểm BLTTHS được ban
hành và có hiệu lực.
3. Ý nghĩa của việc phân định thẩm quyết xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
Giai đoạn xét xử sơ thẩm là giai đoạn xét xử đầu tiên và có ý nghĩa quan trọng
trong cả quá trình xét xử vụ án. Bởi vì phạm vi xét xử sơ thẩm rộng, toàn bộ nội dung
vụ án sẽ được xem xét trong các giai đoạn này, khác với cấp phúc thẩm chỉ xem xét vụ
án theo nội dung kháng cáo kháng nghị. Do vậy, việc xác định đúng đắng thẩm quyền
xét xử sơ thẩm không chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý mà còn có ý nghĩa sâu sắc về mặt
chính trị, xã hội.
a. Việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đáp ứng yêu cầu đấu
tranh phòng chống tội phạm.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển đáng
kể, tuy nhiên, song song với đó là tình hình tội phạm lại có những diễn biến hết sức
phức tạp với những tội phạm hình sự nghiêm trọng ngày càng có chiều hướng gia tăng.
Nhằm kiềm chế và làm giảm tội phạm hình sự, cần phát huy sức mạnh tổng hợp của
toàn bộ hệ thốn chính trị, nhằm nâng cao hiệu quả của chương trình quốc gia phòng
chống tội phạm. Trong đó, chức năng xét xử của Tòa án đóng một vai trò quan trọng.
Việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật không chỉ có tác dụng răn đe
người phạm tội mà còn có tác dụng giao dục họ và phòng ngừa chung đối với cả cộng
đồng. Một vụ án hình sự được xét xử kịp thời và nghiêm minh không chỉ đáp ứng

nguyện vọng của quần chúng nhân dân mà còn có tác dụng tuyên truyền, giáo dục đối
với xã hội, răn đê những đối tượng đang có ý định phạm tội.
Việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự một cách rõ ràng và hợp
lý sẽ hạn chế được các tranh chấp về thẩm quyền, vụ án sẽ được giải quyết kịp thời và
chính xác hơn, đáp ứng yêu cầu đấu tranh và phòng chống tội phạm.
b. Việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự sẽ đảm bảo tính tiết
kiệm và hiệu quả của các hoạt động tố tụng.
Khi tiến hành các hoạt động tố tụng, điều quan trọng nhất là phải đảm bảo được
hiệu quả của các hoạt động tố tụng, nhưng bên cạnh đó, còn phải đảm bảo tính kinh tế
và tiết kiệm của hoạt động tố tụng. Trên thực tế, việc phân định hợp lý thẩm quyền xét
xử sơ thẩm sẽ là tiền đề để giải quyết các vụ án hình sự một cách chính xác, hiệu quả và
tiết kiệm nhất.
c. Việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm là cơ sở để tổ chức bộ máy của các cơ
quan tư pháp.
Các cơ quan tư pháp của nước ta hiện nay được tổ chức theo địa giới hành chính từ
cấp huyện tới trung ương. Tuy nhiên theo định hướng của chiến lược cải cách tư pháp ở
nước ta thì các cơ quan tư pháp sẽ được tổ chức lại theo thẩm quyền xét xử. Do vậy
việc phân định thẩm quyền xét xử có ý nghĩa rất quan trọng để tổ chức bộ máy cơ quan
tư pháp. Đặc biệt, thẩm quyền xét xử sơ thẩm là thẩm quyền có ý nghĩa cơ sở để xác
định thẩm quyền xét xử của các cấp tiếp theo. Việc phân định thẩm quyền xét xử sơ
thẩm là cơ sở để tổ chức bộ máy Tòa án theo tinh thần cải cách tư pháp.
d. Việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm đảm bảo cho việc xét xử chính xác,
khách quan các vụ án hình sự.
Việc xét xử chính xác, khách quan một vụ án hình sự phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Trong đó việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm trên cơ sở tổ chức bộ máy, năng
lực của Điều tra viên, Kiểm sát viêc, Thẩm phán là bước đầu có ý nghĩa quan trọng
trong việc làm sáng tổ sự thật khách quan của vụ án. Ở Việt Nam hiện nay, việc xác
định thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử đều căn cứ vào thẩm quyền xét xử sơ thẩm của
Tòa án quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự. Do vậy, để việc điều ta, truy tố và xét xử
được nhanh chóng và chính xác, trước hết phải xác định thẩm quyền xét xử sơ thẩm

chính xác.
II. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TA theo quy định của pháp luật TTHS Việt
Nam.
1. Thẩm quyền xét xử theo sự việc.
Thẩm quyền xét xử theo sự việc là thẩm quyền xét xử của TA được phân định bởi
tính nghiêm trọng, phức tạp của tội phạm. Trong hệ thống TA nước ta, có hai cấp TA
có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đó là TA cấp huyện bao gồm TAND quận,
huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và TA quân sự khu vực và TA cấp tỉnh bao gồm
TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, TA Quân sự cấp quân khu là TA cấp thứ
hai và cũng là TA cấp cuối cùng có thẩm quyền xét xử sơ thẩm. Phân định thẩm quyền
xét xử theo sự việc chính là việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm giữa TA cấp
huyện và TA cấp tỉnh.
a. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TA nhân dân cấp huyện và TA Quân sự khu
vực:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 170 BLTTHS năm 2003, TA cấp huyện và TA
Quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm
trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm sau
đây:
a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
b) Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;
c) Các tội quy định tại các Điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223,
224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322, và 323 của Bộ luật hình sự.
Như vậy, thẩm quyền xét xử theo sự việc của Tòa án cấp huyện quy định tại
BLTTHS năm 2003 bao gồm các loại tội phạm có mức hình phạt có mức phạt cao nhất
theo quy định của BLHS 1999 đến 15 năm tù, trừ những tội phạm quy định tại tội phạm
a, b, c Điều 170 BLTTHS.
Mặc dù BLTTHS 2003 quy định như trên, nhưng không phải kể từ ngày BLTTHS
có hiệu lực (01/07/2004) thì tất cả các Tòa án đều thực hiện việc xét xử sơ thẩm theo
thẩm quyền quy định tại điều 170 nói trên. Việc thực hiện quy định về thẩm quyền này
phải tuân theo quy định tại mục 3Nghị quyết số 24/2003/ QH11 về việc thi hành

BLTTHS năm 2003: “Kể từ ngày BLTTHS có hiệu lực, những tòa án nhân dân huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Tòa án quân sự có đủ điều kiện thực hiện thì giao
thẩm quyền xét xử mới quy định tại khoản 1 Điều 170 BLTTHS. Những tòa án nhân
dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Tòa án quân sự khu vực chưa đủ điều
kiện thì thực hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội ít nghiêm
trọng, tội phạm nghiêm trọng, trừ những tội quy định điểm a, b và c khoản 1 Điều 170
Bộ luật hình sự năm 2003 nhưng chậm nhất đến ngày 01/7/2009, tất cả các Tòa án nhân
dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Tòa án quân sự khu vực thực hiện thống
nhất thẩm quyền mới quy định tại khoản 1 Điều 170 BLTTHS”
Quy định thẩm quyền xét xử sơ thẩm phù hợp cho các TA cấp huyện sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho việc quy định và thực hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TA cấp
tỉnh.
b. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TA cấp tỉnh, TA quân sự cấp Quân khu:

×