1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM
KHOA TOÁN -THỐNG KÊ
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU THỊ TRƯỜNG 2
ĐỀ TÀI : Nghiên cứu bán lẻ các loại kem đánh răng P/S
2
TÓM LƯỢC ĐỀ TÀI
Nghiên cứu nhằm mục đích thống kê số điểm bán lẻ trên quận 10 ,xác định vị trí phần phối của
các nhãn hiệu kem đánh răng ở các điểm bán lẻ . Và xác định thị phần các loại kem đánh răng
P/S trong quận 10, cũng như giá bán lẻ và mức độ tiêu thụ của các loại kem đánh răng P/S
trong tuần ( ngày 24-30/10 ).
Dựa trên cơ sở lý thuyết và dữ liệu thống kê về các điểm bán lẻ kem đánh răng trên địa bàn
quận 10,một nghiên cứu khám phá được thực hiện với mẫu 10 điểm bán lẻ ,nhằm mục đích thu
thập và xậy dựng bảng câu hỏi chính thức . Cuối cùng một nghiên cứu định lượng với mẫu 48
trên tổng số 211 điểm bán lẻ tại quận 10 để thống kê và kiểm tra các mục tiêu của nghiên cứu .
Kết quả tổng hợp phân tích cho thấy nhãn hiệu kem P/S đã được bày bán trên tất cả các cửa
hàng ,sau đó tới colgate ( 91%), …và các nhãn hiệu Bambo,Darlie rất ít được bày bán. Các loại
nhãn hàng P/S trà xanh và P/S ngừa sâu răng được các điểm bán lẻ bày bán nhiều nhất ,còn
nhãn P/S dâu trẻ em thì rất ít được bày bán .
Trong tuần qua về mức độ tiêu thụ các sản phẩm P/S thì đứng đầu là P/S trà xanh ( 28.36%
tổng số tuyp được bán ra ) ,sau đó tới P/S ngừa sâu răng ,P/S tre em hương dâu rất khó tiêu thụ
( 0.75%).Và các sản phẩm P/S bán được trong tuần qua tại các loại hình bán lẻ khác nhau
( tiệm tạp hóa,cửa hàng tiện lợi,gian hàng trong chợ ) là sấp xỉ bằng nhau.Vị trí trưng bày hàng
hóa tại các cửa tiệm trên cũng ít ảnh hưởng tới số lượng sản phẩm bán ra tại các cửa hàng .
Và tại nghiên cứu này đa số các các nhà bán lẻ đều biết tới sản phẩm kem đánh răng qua sự
giới thiệu của người bán 77,1% ( cụ thể là sales hoặc đại lý phân phối giới thiệu ),tiếp theo là
xem quảng cáo truyền hình 41,7% , và rất ít biết đến sản phẩm mới qua báo chí 2,1% .Nghiên
cứu còn phát hiện ra đa số các điểm bán lẻ vẫn còn lấy hàng qua đại lý (50 %) và qua chợ lớn
( 20,8 %).
Từ các kết quả nghiên cứu trên giúp các nhà marketing cùa các công ty ,đặc biệt là Unilever có
thể nắm rõ tình hình phân phối tiêu thụ tại các loại kem đánh răng P/S của các điểm bán lẻ trên
quận 10.Qua đó có kế hoạch phát triển các hình thức quảng cáo và đội ngũ sales giúp nâng
mức tiêu thụ .
Mục Lục
TÓM LƯỢC ĐỀ TÀI.......................................................................................................................................2
3
Mục Lục.......................................................................................................................................................2
1.1 Tình hình kem đánh răng P/S trên thị trường Việt Nam......................................................................4
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................................................4
1.3 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu.........................................................................................................4
CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT...................................................................................................................5
2.2 Tiệm tạp hóa : ......................................................................................................................................5
2.3 Gian hàng trong chợ :............................................................................................................................6
2.4 Cửa hàng tiện lợi :................................................................................................................................6
CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................................8
3.1 Chiến lược nghiên cứu:.........................................................................................................................8
3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu..............................................................................................................8
3.3 Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................................................8
3.4 Phương pháp chọn mẫu........................................................................................................................9
3.4.1 Quy mô mẫu = 48...........................................................................................................................9
3.4.2 Phương pháp chọn mẫu áp dụng :................................................................................................9
CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................................................10
4.1 Kiểm tra các mặt hàng bán được trên các kênh phân phối:...............................................................11
4.1.1 Phân bố các mặt hàng kem đánh răng:.......................................................................................11
4.1.2 Phân bố mặt hàng Kem đánh răng PS:........................................................................................12
4.2 Kiểm tra kênh phân phối:....................................................................................................................15
4.3 Dòng di chuyển sản phẩm và Giá trung bình sản phẩm trong tuần:..................................................15
4.3.1 Dòng di chuyển sản phẩm............................................................................................................15
4.3.2 Giá trung bình sản phẩm:.............................................................................................................16
4.4 Vị trí trưng bày các sản phẩm kem đánh răng :..................................................................................16
4.5 Quảng cáo...........................................................................................................................................18
4.6 Bán hàng .............................................................................................................................................18
4.7 Truyền thông.......................................................................................................................................19
CHƯƠNG 5 : ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN........................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................................20
PHỤ LỤC....................................................................................................................................................21
BẢN CÂU HỎI KHẢO SÁT KIỂM TRA BÁN LẺ..............................................................................................21
Bảng câu hỏi....................................................................................................................................... 22
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
4
1.1 Tình hình kem đánh răng P/S trên thị trường Việt Nam
Kem đánh răng P/S là một nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam từ năm 1975, được sản xuất
bởi Cty Elida P/S (Cty liên doanh với Unilever hiện nay), chính thức gia nhập vào hệ thống
chăm sóc sức khoẻ của Unilever từ năm 1997.
Chín năm trở lại đây P/S trở thành một mặt hàng tiêu biểu trên thị trường kem đánh
răng, được sản xuất theo hệ thị trường kem đánh răng, được sản xuất theo hệ thống chất
lượng về kĩ thuật của Unilever, được công nhận bởi FDI (tổ chức nha khoa toàn cầu. P/S
trở thành một nhãn hiệu chăm sóc sức khỏe răng miệng chủ yếu cho mỗi gia đình Việt
Nam.
Thị trường Việt Nam hiện có rất nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe răng miệng. Bao
gồm các sản phẩm kem đáng răng, bàn chải đánh răng, nước súc miệng… của các hãng nổi
tiếng trong và ngoài nước như P/S, Collgate, Lose up, Oral B... Nhưng 90% thị phần kem
đánh răng nằm trong tay công ty Unilever và Colgate Palmolive , trong đó thị phần PS
hiếm vị trí cao nhất 42- 43% , kế tiếp là nhãn hiệu Colgate có thị phần gần 16% và đang có
xu hướng gia tăng thị phần nhanh hơn Ps .
CÁC THƯƠNG HlỆU CHĂM SÓC RĂNG MiỆNG
Thương hiệu Công ty 2007 2008 2009 2010
P/S Unilever Vietnam 42.6 42.9 43.2 43.2
Colgate Colgate-Palmolive 14.8 15.2 15.7 16
Close-Up Unilever 13.5 13.1 13 12.9
Oral-B Oral-B (Vietnam) 6.2 6.3 6.2 6.3
Khác 22.9 22.5 21.9 21.6
Tổng(%) 100% 100% 100% 100%
Nguồn: GBN 2007-2010
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
• Xác định thị phần các loại kem đánh răng P/S được bán trong khu vực quận 10.
• Xác định vị trí ,loại hình phân phối,quảng cáo các sản phẩm kem đánh răng.
• Xác định giá bán lẻ và mức độ tiêu thụ của các kem đánh răng P/S trong tuần qua .
1.3 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cố thể giúp các nhà làm marketing bên Unilever thấy được tình hình sơ bộ
các loại kem đánh răng trên thị trường bán lẻ, và mức độ tiêu thụ các loại kem đánh răng P/S
5
trong tuần qua .Và từ đó có thể xem xét và xây dựng lên các chiến lược phù hợp để phát triển
sản phẩm kem đánh răng P/S .
CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Siêu thị :
Siêu thị" là từ được dịch ra từ các thuật ngữ nước ngoài - "supermarket" (tiếng Anh) hay
"supermarché" (tiếng Pháp), trong đó "super" nghĩa là "siêu" và "market" là "thị trường"
("chợ").
Theo Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại của Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ
Công Thương Việt Nam) ban hành ngày 24 tháng 9 năm 2004
.
Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tồng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu
chủng loại hàng hoá phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đáp ứng các tiêu chẩn về diện
tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức
phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng.
( theo Wikipedia )
2.2 Tiệm tạp hóa :
hay tiệm tạp phẩm, cửa hàng tạp hóa là một cửa hàng loại nhỏ theo mô hình của cửa hàng
bách hóa, là nơi lưu trữ hàng hóa và bày bán nhiều loại hàng hóa khác nhau trong đó có bán
6
đầy đủ những thứ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày như các mặt hàng đồ ăn uống khô, đồ gia
dụng, kim chỉ, vải vóc, một số loại đồ xây dựng như đinh, ốc, sơn, ống nước, đồ thiết yếu cho
sinh hoạt như kem đánh răng, bóp đánh răng, giấy vệ sinh, băng vệ sinh, các đồ phục vụ cho
học tập như bảng, thước kẻ, bút, mực, các loại đồ ăn nhanh... đa số hàng hóa đều rẻ và điều
tiện lợi.
( theo Wikipedia )
2.3 Gian hàng trong chợ :
là một người bán số lượng lớn các loại thực phẩm (thường là thực phẩm đã qua chế biến hoặc
sơ chế) như gạo, nếp, thịt khô... các nguyên liệu (gia vị, chè (trà), đường, cà phê, đồ hộp...), đồ
uống (rượu, bia, nước ngọt....) đồ thiết yếu cho sinh hoạt như kem đánh răng, bóp đánh
răng, giấy vệ sinh, băng vệ sinh tại các chợ hoặc các sạp bán hàng hay gian hàng theo phương
thức bán lẻ và thanh toán trực tiếp. Ở Việt Nam, loại hình này rất thông dụng tại các sạp hàng ở
các chợ, các khu vực dân cư đông để phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của người dân. Đây là
một mắt xích trong hệ thống phân phối và bán lẻ.
( theo Wikipedia )
2.4 Cửa hàng tiện lợi :
nó là 1 dạng cửa hàng bán tương tự các mặt hàng như tiệm tạp hóa. Khách hàng tự phục vụ và
có 1 đến 2 quầy tính tiền .
7
( theo Ned Roberto )
8
CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Chiến lược nghiên cứu:
3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp :
Nguồn thông tin từ : các bài báo, internet.
Dữ liệu sơ cấp :
Thu thập dữ liệu định tính : thực hiện thông qua phỏng vấn sâu 10 chủ điểm bán lẻ tại
quận 10.
Thu thập dữ liệu định lượng : quan sát thống kê tất cả điểm bán lẻ có bán kem đánh
răng quận 10, phỏng vấn trực tiếp 48 chủ điểm bán lẻ . ( 31/10 – 6/11)
3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đáp viên phải đảm bảo :
Có bán sản phẩm kem đánh răng P/S .
Điểm bán lẻ đã được hình thành hơn 6 tháng.
9
3.4 Phương pháp chọn mẫu
3.4.1 Quy mô mẫu = 48
Quy mô mẫu phù hợp theo công thức :
Mục tiêu chính của nghiên cứu là trung bình : n
z: hệ số tin cậy tra từ bảng phân phối chuẩn. Độ tin cậy thường dùng trong nghiên cứu là
95%, tương ứng z = 1.96.
σ: độ lệch chuẩn của tổng thể từ những lần nghên cứu trướcc trong trƣờng hợp mục tiêu
chính là giá trị trung bình
ε : sai số cho phép
Ở đây do chưa có thông tin về độ lệch chuẩn từ các cuộc nghiên cứu trước . Do đó ta sử dụng
công thức tính gần đúng độ lệch chuẩn là
Với x
max
: số hộp kem đánh răng P/S bán được nhiều nhất trong 1 tuần tại mỗi điểm bán lẻ .
X
min
: số hộp kem đánh răng P/S bán được ít nhất trong 1 tuần tại mỗi điểm bán lẻ .
phương án độ tin cậy z độ lệch chuẩn sai số quy mô mẫu
1
95%
1.96 3.5 1 47.55
2
90%
1.65 3.5 1 33.35
3
85%
1.44 3.5 1 25.40
4
95%
1.96 3.5 1 47.06
5
90%
1.65 3.5 1 33.35
6
85%
1.44 3.5 1 25.40
3.4.2 Phương pháp chọn mẫu áp dụng :
Sử dụng chọn mẫu phân tầng theo phường kết hợp phương pháp ngẫu nhiên.
Trong tổng thể 211 điểm bán lẻ chọn 48 điểm bán lẻ .
Phường số tiệm tạp hóa siêu thị gian hàng trong Cửa hàng tiện